Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

CHUYÊN ĐỀ: CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG CÂU HỎI BÀI TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG CHƯƠNG CÁC NƯỚC Á – PHI MĨ LA TINH ( 1945 2000)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (177.13 KB, 26 trang )

Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

CHUYÊN ĐỀ: CÁCH XÁC ĐỊNH CÁC DẠNG
CÂU HỎI - BÀI TẬP NHẰM PHÁT HUY TÍNH TÍCH
CỰC, CHỦ ĐỘNG CỦA HỌC SINH TRONG
CHƯƠNG CÁC NƯỚC Á – PHI - MĨ LA TINH
( 1945 - 2000)
1. Tác giả: ……………………………..
2. Đối tượng: Ôn thi học sinh giỏi, ôn thi CĐ- ĐH
3. Dự kiến tiết bồi dưỡng: 4 tiết
4. Mục đích, yêu cầu của chuyên đề:
- Học sinh cần nắm và hiểu được những kiến thức cơ bản ở chương Á- PhiMĩlatinh
+ Sau chiến tranh thế giới thứ hai, phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở
Á- Phi- Mĩlatinh phát triển mạnh mẽ. Các quốc gia đã giành được nền độc lập
dân tộc.
+ Một số nét tiêu biểu trong phong trào giải phóng dân tộc ở Trung Quốc, Ấn
Độ, Lào, Campuchia.
+ Quá trình đi lên xây dựng đất nước sau chiến tranh: các nước Đông Nam
Á, Trung Quốc, Ấn Độ.
+ Sự ra đời, phát triển và ảnh hưởng của tổ chức ASEAN trong bối cảnh khu
vực và thế giới hiện nay.
- Học sinh trả lời được những câu hỏi trong chương các nước Á- Phi- Mĩlatinh.
- Biết vận dụng kiến thức đã học để liên hệ, trả lời những vấn đề thực tế đang
diễn ra hiện nay ở khu vực và thế giới, đặc biệt trong khu vực Đông Nam Á.
A. HỆ THỐNG KIẾN THỨC CƠ BẢN CHƯƠNG Á- PHI VÀ MĨLATINH
BÀI 3: CÁC NƯỚC ĐÔNG BẮC Á
I. Nét chung về khu vực Đông Bắc Á
- Là khu vực rộng lớn, đông dân cư nhất thế giới, tài nguyên phong phú.
- Trước CTTG II, bị thực dân nô dịch (trừ Nhật).
-Từ sau 1945 có nhiều chuyển biến quan trọng.


* Về chính trị:
- 10-1949, nước Cộng hòa Trung Hoa ra đời.
- Cuối thập niên 90: TrungQuốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao.
- Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 nhà nước riêng biệt với
2 thể chế chính trị khác nhau: Nam Triều Tiên là nước Đại Hàn Dân Quốc (8
-1948), Bắc Triều Tiên là nước Cộng hòa dân chủ Nhân dân Triều Tiên (9
-1948), quan hệ đối đầu, căng thẳng.
* Về kinh tế:
Nửa sau Thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh
chóng về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài
1


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

Loan trở thành 3 con rồng, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, Trung Quốc đạt mức
tăng trưởng cao nhất thế giới.
II.Trung Quốc:
1.Sự thành lập nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa( 1949)
- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến
(1946 – 1949) giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
+ Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành
chiến lược phòng ngự tích cực.
+ Từ tháng 6/1947 đến 1949 quân giải phóng phản công lần lược giải phóng lục
địa Trung Quốc. Nội chiến kết thúc
- 01-10-1949 nước Cộng hòa Nhân dân Trung Hoa được thành lập, đứng đầu là
chủ tịch Mao Trạch Đông.
* Ý nghĩa :
– Đối với Trung Quốc:

Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt
hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, quân
phiệt, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
– Đối với thế giới:
+ Làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.
+ Có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước
hết là các nước trong khu vực.
2. Công cuộc cải cách- mở cửa ( từ năm 1978)
a. Hoàn cảnh lịch sử:
* Thế giới:
- Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng, tiếp đó là hàng loạt các cuộc khủng
hoảng về kinh tế, tài chính….Cuộc khủng hoảng đặt ra cho con người nhiều vấn
đề bức thiết cần giải quyết như bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
- Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh mẽ, các mối quan hệ
giao lưu hợp tác phát triển theo xu thế quốc tế hóa.
=> Đặt ra yêu cầu nhanh chóng cải cách đất nước và Trung Quốc không ngoại lệ.
* Trong nước: từ 1959- 1978 Trung Quốc trải qua nhiều biến động
- Về kinh tế: Đường lối “ Ba ngọn cờ hồng” khiến Trung Quốc hỗn loạn, sản
xuất sút kém, đời sống nhân dân khó khăn.
- Chính trị: + Diễn ra cuộc tranh chấp về quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo
Trung Quốc mà đỉnh cao “ Đại cách mạng văn hóa vô sản” ( 1966- 1976).
+ Chính sách đối ngoại nhiều sai lầm như xung đột với một số nước
láng giềng, kí thông cáo Thượng Hải với Mĩ năm 1972 gây bất lợi cho cách mạng
Đông Dương.
=> Bối cảnh lịch sử trên đã đẩy Trung Quốc lâm vào khủng hoảng sâu sắc về
kinh tế- chính trị- xã hội. Do đó cần phải cải cách đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng.

2



Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

Tháng 12/ 1978, Đảng cộng sản Trung Quốc họp đề ra đường lối cải cách do
Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Đến đại hội lần thứ XII ( 1982) và đại hội Đảng lần
thứ XIII ( 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung
b. Nội dung cải cách:
- Phát triển kinh tế là trọng tâm;
- Tiến hành cải cách và mở cửa;
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN,
nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung
Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
* Thành tựu:
- Kinh tế: GDP tăng trung bình trên 8 % / năm, năm 2000 GDP đạt 1080 tỷ USD,
các ngành CN và dịch vụ chiếm ưu thế. Thu nhập bình quân đầu người tăng vọt.
- KHKT:
+ Năm 1964, thử thành công bom nguyên tử
+ Tháng 10/2003, phóng thành công tàu vũ trụ “thần châu 5”, đưa nhà du hành
Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ.
* Đối ngoại:
- Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, …
- Mở rộng quan hệ đối ngoại,
- Có nhiều đóng góp trong giải quyết những tranh chấp quốc tế.
- Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999)
* Ý nghĩa
- Những thành tựu đạt được trong công cuộc cải cách, mở cửa đã chứng minh sự
đúng đắn của đường lối cải cách Trung Quốc, làm tăng cường sức mạnh và vị thế
quốc tế của Trung Quốc.

- Là bài học quý cho những nước đang tiến hành công cuộc xây dựng và đổi mới
đất nước, trong đó có Việt Nam.
BÀI 4: CÁC NƯỚC ĐÔNG NAM Á VÀ ẤN ĐỘ
I. Các nước Đông Nam Á
1. Những nét chính về quá trình đấu tranh giành độc lập của các quốc gia
ĐNA sau chiến tranh thế giới lần thứ II:
- Trước CTTG II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu – Mỹ (trừ Xiêm)
- Trong CTTG II: là thuộc địa của Nhật. => Từ cuộc chiến tranh chống thực dân
Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam Á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật,
giải phóng đất nước.
- Lợi dụng phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước Đông Nam Á đã giành
được độc lập với những mức độ và thời gian khác nhau: Inđônêxia (8/1945), Việt
Nam (9/1945), Lào (10/1945)…
- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân Đông Nam Á đã
đấu tranh kiên cường, bền bỉ, buộc đế quốc công nhận độc lập Đông Nam Á
(Philipin – 1946, Miến Điện – 1948…)

3


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- Ba nước Đông Dương thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi 1954,
nhưng tới 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ba nước Đông
Dương mới giành độc lập hoàn toàn.
- Riêng Brunây, tháng 1/1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập. Đông Timo ra
đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia ( 8/1999), ngày 20/5/2002 đã
trở thành quốc gia độc lập.
a. Một số cuộc đấu tranh ở khu vực Đông Dương

a.1. Cuộc đấu tranh giành độc lập dân tộc ở Lào từ 1945 – 1975
* Giai đoạn 1945 – 1954: Kháng chiến chống Pháp
- Tháng 8/1945, Nhân dân Lào nổi dậy giành chính quyền.12/10/1945, Lào
tuyên bố độc lập.
- Tháng 3/1946, Pháp trở lại xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng
sản Đông Dương và sự giúp đỡ của quân tình nguyện Việt Nam, cuộc kháng
chiến chống Pháp của nhân dân Lào ngày càng phát triển.
- Sau chiến thắng Điện Biên Phủ, Pháp kí Hiệp định Giơnevơ (7/1954) công
nhận độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của Lào.
* Giai đoạn 1954 -1975: Kháng chiến chống Mĩ
- Sau hiệp định Giơnevơ Mĩ xâm lược Lào. Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhân
dân Lào cuộc đấu tranh chống Mĩ trên 3 mặt trận (quân sự, chính trị, ngoại giao),
giành được nhiều thắng lợi, lần lượt đánh bại các kế hoạch chiến tranh của Mĩ.
Đến đầu những năm 70 vùng giải phóng được mở rộng đến 4/5 lãnh thổ.
- Tháng 2/1973, Hiệp định Viêng Chăn được kí kết, lập lại hòa bình và thực
hiện hòa hợp dân tộc ở Lào.
-Ngày 2/12/1975, nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Lào chính thức được
thành lập. Từ đó Lào bước sang thời kì mới xây dựng đất nước và phát triển kinh
tế - xã hội.
a.2. Những nét chính về tình hình Campuchia từ (1945 – 1993)
* Giai đoạn 1945-1954: Kháng chiến chống Pháp
- Từ cuối năm 1945 đến năm 1954, nhân dân Campuchia tiến hành cuộc kháng
chiến chống Pháp. Ngày 9-11-1953, Pháp ký Hiệp ước trao trả độc lập cho
Campuchia.
- Tháng 7/1954 Hiệp định Giơnevơ được ký công nhận độc lập, chủ quyền của
Lào.
* Giai đoạn 1954-1970: Hòa bình, xây dựng đất nước
- Từ 1954 – 1970: Chính phủ Campuchia do Xihanuc lãnh đạo đi theo đường lối
hòa bình, trung lập, không tham gia các liên minh quân sự để xây dựng đất nước.
* Giai đoạn 1970-1975: Kháng chiến chống đế quốc Mĩ

- Tháng 3-1970, Mĩ dùng tay sai đảo chính lật đổ Xihanuc.
- Ngày 17-4-1975, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, kết thúc thắng lợi cuộc
kháng chiến chống Mĩ.
* Giai đoạn 1975- 1993: Đấu tranh chống tập đoàn Khơ-me đỏ
Tập đoàn Khơ-me đỏ do Pôn-Pốt cầm đầu đã phản bội cách mạng, thi hành
chính sách diệt chủng, giết hại hàng triệu người vô tội.
- Tháng 12/1978 mặt trận dân tộc cứu nước Campuchia thành lập, ngày 7-11979, thủ đô Phnôm Pênh được giải phóng, nước Cộng hoà Campuchia ra đời.
4


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- Từ 1979 đến năm 1991, diễn ra cuộc nội chiến kéo dài hơn một thập niên kết thúc
với sự thất bại của Khơme đỏ, 10-1991 Hiệp định hòa bình về Campuchia được
ký kết.
- Sau cuộc tổng tuyển cử 1993, Campuchia trở thành Vương quốc độc lập do
Xihanúc làm quốc vương, Campuchia bước sang thời kỳ phát triển mới.
2. Quá trình xây dựng và phát triển của các nước Đông Nam Á:
* Giai đoạn ( 1950-1960): Chiến lược kinh tế hướng nội
- Sau độc lập, nhóm 5 nước sáng lập ASEAN (Inđônêxia, Malaixia, Philippin,
Xingapo và Thái Lan) thực hiện đường lối công nghiệp hóa thay thế nhập khẩu
(chiến lược kinh tế hướng nội).
- Mục tiêu: nhanh chóng thoát khỏi nghèo nàn lạc hậu, xây dựng kinh tế tự chủ.
- Nội dung: Đẩy mạnh sản xuất hàng tiêu dùng nội địa, thay thế hàng nhập
khẩu. Lấy thị trường trong nước làm chỗ dựa để phát triển sản xuất.
- Thành tựu: Sản xuất đáp ứng được nhu cầu cơ bản của nhân dân, góp phần
giải quyết nạn thất nghiệp, đời sống nd được cải thiện.
- Hạn chế: Thiếu vốn, nguyên liệu và công nghệ, chi phí cao dẫn đến thua lỗ,
tham nhũng, quan liêu...

* Giai đoạn ( 1960-1970): Chiến lược kinh tế hướng ngoại
- Nội dung: Tiến hành “mở cửa” thu hút vốn đầu tư nước ngoài, đẩy mạnh xuất
khẩu, phát triển ngoại thương.
- Thành tựu: Tỉ trọng công nghiệp và mậu dịch đối ngoại tăng trưởng nhanh.
Singapo trở thành con rồng kinh tế của Châu Á. Năm 1980, tổng kim ngạch xuất
khẩu của 5 nước đạt tới 130 tỉ USD – chiến 14% ngoại thương của các nước đang
phát triển.
- Hạn chế: Phụ thuộc vào vốn và thị trường nước ngoài, cơ cấu đầu tư bất hợp
lí.
3. Sự ra đời và phát triển của tổ chức ASEAN
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi độc lập, các nước trong khu vực cần có sự hợp tác với nhau để phát
triển.
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là
liên minh Châu Âu - EU đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước ĐNA.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐôngNam Á (ASEAN) thành lập tại
Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan
và Philippin.
* Mục tiêu: Phát triển kinh tế và văn hóa, duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Quá trình hoạt động của ASEAN:
- Từ năm 1967 đến 1975 ASEAN còn là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa
có vị trí trên trường quốc tế.
- Từ sau Hiệp ước Bali (Inđônêxia) tháng 2-1976 ASEAN có sự khởi sắc.
+ Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ
giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện.
+ Kinh tế các nước tăng trưởng.

5



Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

+ Mở rộng thành viên từ 5 nước lên 10 nước: Năm 1984 Brunây gia nhập
ASEAN, Việt Nam ( 28/7/1995), Lào và Mianma (9/1997), Campuchia (1999)
=> Từ đây ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây
dựng một Đông Nam Á thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.
II.Ấn Độ:
1.Cuộc đấu tranh giành độc lập.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, cuộc
đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh
mẽ.
+Ngày 19/2/1946, hai vạn thuỷ binh ở Bom Bay khởi nghĩa chống thực dân
Anh đòi độc lập.
+ Bãi công của 20 vạn công nhân và sinh viên, học sinh và quần chúng ở
Bom Bay, cuộc tổng bãi công và khởi nghĩa kéo dài 3 ngày.
+ Hưởng ứng phong trào, công nhân ở Cancutta nổi dậy đấu tranh
+ Ở nông thôn nông dân đấu tranh, chỉ nộp 1/3 hoa lợi cho địa chủ( phong
trào Têphaga), nhiều nơi nông dân nổi dậy cướp tài sản của địa chủ.
- Do sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ: ngày
15/8/1947 đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của
người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, từ 1948-1950, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh
đạo nhân dân giành thắng lợi hoàn toàn.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
Ý nghĩa : Sự ra đời của nước cộng hòa Ấn Độ đánh dấu bước ngoặt quan trọng
của lịch sử Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
2. Công cuộc xây dựng đất nước:
- Trong thời kì xây dựng đất nước, mặc dù gặp nhiều khó khăn, nhưng Ấn Độ đã

đạt được những thành tựu quan trọng:
+ Nông nghiệp:
Từ giữa thập niên 70, Ấn Độ đã thực hiện cuộc “cách mạng xanh” trong nông
nghiệp, nhờ đó đã tự túc được lương thực. Từ 1995, xuất khẩu gạo đứng thứ 3 thế
giới.
+ Công nghiệp:
Trong thập niên 80, Ấn Độ đứng hàng thứ 10 thế giới về xuất khẩu công nghiệp,
đã chế tạo được nhiều máy móc hiện đại.
+ Khoa học – kĩ thuật:
Đang cố gắng vươin lên hàng các cường quốc về công nghệ phần mềm, công
nghệ hạt nhân, công nghệ vũ trụ.
+ Văn hoá – giáo dục:
Thực hiện cuộc “cách mạng chất xám” và trở thành một trong những cường
quốc sản xuất phần mềm lớn nhất thế giới.
+ Đối ngoại:
Thực hiện thống nhất chính sách đối ngoại hoà bình, trung lập tích cực, ủng hộ
phong trào cách mạng thế giới.

6


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

BÀI 5: CÁC NƯỚC CHÂU PHI VÀ MĨ LATINH
I. Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở
Châu Phi:
1.Khái quát:
Châu Phi có diện tích 30.3 triệu km2, với 54 quốc gia, dân số khoảng 800 triệu
người, có nhiều lâm thổ sản quí, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhưng dưới

ách thống trị của thực dân Phương Tây, các nước Châu Phi vẫn nghèo nàn, lạc
hậu.
2.Các giai đoạn phát triển:
Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh
mẽ được gọi là “lục địa mới trỗi dậy” do:
- Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia
thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi.
- Thắng lợi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt
Nam và Trung Quốc đã cổ vũ phong trào đấu tranh ở châu Phi
+ Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc
chính biến CM của binh lính và sĩ quan Ai Cập (3/7/1952) lật đổ nền thống trị
của thực dân Anh, thành lập nước cộng hòa Ai Cập (18/6/1953).
+ Giai đoạn 1954 – 1960: Thắng trong trận Điện Biên Phủ của Việt Nam, đã
cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi và Tây Phi đứng lên đấu tranh
giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) …
+ Giai đoạn 1960 – 1975:
- Năm 1960, có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi”, mở đầu giai
đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.
- Thắng lợi của CM Angiêri (1962), Etiôpia (1974), Môdămbích, Aêngola
(1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ.
+Giai đoạn từ 1975 đến nay:
Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Tháng 3/1991 Namibia tuyên bố độc lập.
- Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi mạnh thành
cao trào cách mạng rộng rãi trong đông đảo quần chúng, đến 1990 giành thắng lợi
quan trọng
- Tháng 4/1994, Manđêla được bầu làm tổng thống nước Nam Phi mới, dân chủ
và không còn phân biệt chủng tộc.
II. Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở
Mĩla tinh

- Trước chiến tranh, hình thức là những quốc gia độc lập, nhưng trong thực tế đều
lệ thuộc vào Mỹ.
- Sau CTTG II : Mỹ tìm cách biến khu vực Mỹ Latinh thành “sân sau” của mình
và xây dựng chế độ độc tài thân Mỹcuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân
Mỹ bùng nổ và phát triển. Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cu Ba do Fidel
Castro lãnh đạo.
- Tháng 3/1952, Mỹ đã gíup Batixta thiết lập chế độ độc tài quân sự ở Cu Ba
nhân dân Cu Ba đứng lên đấu tranh do Phiđen Cattơrô chỉ huy. Ngày 1/1/1959,
7


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

chế độ độc tài Batixta sụp đổ, nước Cộng hòa Cu Ba ra đời do Phiđen Cattơrô
đứng đầu.
- Trong các thập niên 60-70, phong trào đấu tranh chống Mỹ và chế độ độc tài
thân Mỹ phát triển và giành nhiều thắng lợi:
+ Cuộc đấu tranh của nhân dân Panama thu hồi kênh đào Panama ( 1964-1999)
+ Năm 1983 ở vùng Ca ri bê có 13 quốc gia giành độc lập.
+ Cùng với các hình thức đấu tranh : bãi công của công nhân, nổi dậy của nông
dân, đấu tranh nghị trường, cao trào đấu tranh vũ trang bùng nổ mạnh mẽ ở
Vênêxuêla, Goatêmala, Côlômbia, Pêru, NicaragoaMỹ Latinh đựơc mệnh danh
“Lục địa bùng cháy”.
- Kết quả : chính quyền độc tài nhiều nước bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân
chủ đựơc thiết lập.
B.HỆ THỐNG CÁC PHƯƠNG PHÁP CƠ BẢN, ĐẶC TRƯNG ĐỂ GIẢI
CÁC DẠNG BÀI TẬP TRONG CHUYÊN ĐỀ:
1.Giáo viên cần giúp học sinh xác định các dạng bài tập có 4 mức độ:
a. Nhận biết: dạng câu hỏi thông thường, phổ biến mang tính tái hiện kiến thức

cho học sinh với các cách hỏi: Trình bày, nêu, biết, liệt kê, kể tên, tái hiện, khôi
phục….
b. Thông hiểu: dạng bài nằm ở mức độ hiểu vấn đề, từ đó học sinh có kỹ năng lý
giải về một vấn đề, một sự kiện, một hiện tượng nào đó diến ra trong một giai
đoạn, một thời kỳ lịch sử. Các cách hỏi: Giải thích, phân biệt, tại sao, vì sao, hãy
lý giải, vì sao nói, khái quát, mở rộng…
c. Vận dụng cấp thấp: dạng bài phát huy khả năng suy luận, phân tích vấn đề, so
sánh đối chiếu với các cách hỏi: Xác định, khám phá, dự đoán, thiết lập, liên hệ,
chứng minh, vẽ sơ đồ, vẽ đồ thị, phân biệt, giải quyết, suy luận, phân tích, so
sánh….
d. Vận dụng cấp cao: dạng bài phát huy khả năng vận dụng kiến thức để liên hệ
thực tiễn với các cách hỏi: Bình luận, nhận xét, đánh giá, rút ra bài học lịch sử…
2. Yêu cầu học sinh khi đọc đề cần:
a. Phân tích câu hỏi trong đề thi
Phải đọc hết và hiểu chính xác từng chữ trong câu hỏi. Trong đề thi, một
câu hỏi chặt chẽ sẽ không có từ nào là “thừa”. Đọc kĩ câu hỏi để xác định thời
gian, không gian, nội dung và yêu cầu của câu hỏi (trình bày, so sánh, giải thích,
phân tích, đánh giá…)
b.Phân bố thời gian cho hợp lí:
Hãy căn cứ vào điểm số của từng câu mà tính thời gian, mỗi điểm khoảng
15 phút là phù hợp.
c.Lập dàn ý:
Hãy coi mỗi câu hỏi như một bài viết ngắn, lập dàn ý, xác định những ý
chính và trình tự của các ý. Sau đó hãy “mở bài”, đừng mất nhiều thời gian suy
nghĩ về “mở bài”. Khi đã xác định đúng nội dung sẽ biết mở bài thế nào, và nên
8


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------


mở bài trực tiếp, ngắn gọn. Sau khi viết hết nội dung, khắc sẽ biết kết luận. Đừng
nghĩ trước kết luận, và cũng chỉ nên kết luận thật ngắn gọn.
Về hình thức, không phải ai cũng viết được chữ đẹp, câu hay, nhưng hãy cố
gắng viết cho rõ ràng, đúng câu, đúng chính tả, đừng dùng từ sáo rỗng, dài dòng,
đừng viết tắt. Hãy luôn nhớ: Đúng, đủ, rõ ràng, thế là đã tốt; lời văn giản dị, thế
đã là hay.
C. HỆ THỐNG CÁC VÍ DỤ VÀ BÀI TẬP:
Câu 1: Nêu và nhận xét về sự biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến
tranh thế giới thứ hai?
Hướng dẫn trả lời:
- Là khu vực rộng lớn, đông dân cư nhất thế giới, tài nguyên phong phú.
- Trước CTTG II, bị thực dân nô dịch (trừ Nhật).
- Từ sau 1945 có nhiều chuyển biến quan trọng
a. Những biến đổi của các nước Đông Bắc Á sau chiến tranh thế giới II
* Biến đổi về chính trị:
- Tháng 10-1949, nước Cộng hòa dân chủ Nhân Dân Trung Hoa ra đời.
- Cuối thập niên 90: Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và Ma Cao.
- Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2 nhà nước riêng biệt với 2
thể chế chính trị khác nhau: Nam Triều Tiên là nước Đại Hàn Dân Quốc (8
-1948), Bắc Triều Tiên là nước Cộng hòa dân chủ Nhân Dân Triều Tiên (9
-1948), quan hệ đối đầu, căng thẳng.
* Biến đổi về kinh tế:
Nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự tăng trưởng nhanh chóng
về kinh tế, đời sống nhân dân được nâng cao: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan
trở thành 3 con rồng, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, Trung Quốc đạt mức tăng
trưởng cao nhất thế giới
b. Nhận xét:
- Chính trị: + Đông Bắc Á chịu sự chi phối mạnh mẽ của trật tự hai cực Ianta.
+ Quá trình phi thực dân hóa diến ra mạnh mẽ.

- Kinh tế: + Là khu vực có chuyển biến to lớn.
+ Là khu vực có nền kinh tế phát triển năng động.
Câu 2: Trình bày những nét chính về sự ra đời nước Cộng hòa Dân chủ Nhân
dân Trung Hoa. Tai sao nói cuộc nội chiến cách mạng 1946- 1949 ở Trung
Hoa là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ?
Hướng dẫn trả lời:
a. Sự ra đời nước Cộng hòa Dân chủ Nhân dân Trung Hoa:
- Sau chiến tranh chống Nhật kết thúc, ở Trung Quốc diễn ra cuộc nội chiến
(1946 – 1949) giữa Đảng Quốc Dân và Đảng Cộng sản.
+ Từ tháng 7/1946 đến tháng 6/1947: quân giải phóng Trung Quốc tiến hành
chiến lược phòng ngự tích cực.
+ Từ tháng 6/1947 đến 1949: quân giải phóng phản công lần lược giải phóng
lục địa Trung Quốc. Nội chiến kết thúc

9


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- 01-10-1949 nước Cộng hòa dân chủ Nhân Dân Trung Hoa được thành lập,
đứng đầu là chủ tịch Mao Trạch Đông.
* Ý nghĩa :
- Đối với Trung Quốc:
Đánh dấu cuộc cách mạng dân tộc dân chủ Trung Quốc đã hoàn thành; chấm dứt
hơn 100 năm nô dịch và thống trị của đế quốc, xoá bỏ chế độ phong kiến, quân
phiệt, đưa nước Trung Hoa vào kỉ nguyên độc lập tự do và tiến lên chủ nghĩa xã
hội.
- Đối với thế giới:
+ Làm cho hệ thống xã hội chủ nghĩa được mở rộng, nối liền từ Âu sang Á.

+ Có ảnh hưởng sâu sắc tới phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, trước
hết là các nước trong khu vực.
b. Cuộc nội chiến cách mạng 1946- 1949 ở Trung Hoa là cách mạng dân tộc
dân chủ vì:
- Lực lượng Quốc dân đảng được Mĩ ủng hộ và làm hậu thuẫn. Vì vậy đối tượng
của cách mạng Trung Quốc là đế quốc và tay sai.
- Cách mạng xóa bỏ những tàn tích phong kiến còn tồn tại ở Trung Quốc dưới
chính quyền Tưởng Giới Thạch. Vì vậy có thể gọi cuộc nội chiến cách mạng
1946-1949 ở Trung Quốc là cuộc cách mạng dân tộc dân chủ.
Câu 3: Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung và thành tựu của công cuộc cải
cách mở cửa ở Trung Quốc năm 1978. Theo anh( chị), đường lối cải cách đó
để lại bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá trình đi lên xây dựng
chủ nghĩa xã hội?
Hướng dẫn trả lời:
a. Hoàn cảnh lịch sử và nội dung đường lối cải cách của Trung Quốc:
*Hoàn cảnh lịch sử:
- Thế giới:
+ Năm 1973, cuộc khủng hoảng năng lượng, tiếp đó là hàng loạt các cuộc khủng
hoảng về kinh tế, tài chính….Cuộc khủng hoảng đặt ra cho con người nhiều vấn
đề bức thiết cần giải quyết như bùng nổ dân số, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt.
+ Cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đang phát triển mạnh mẽ, các mối quan hệ
giao lưu hợp tác phát triển theo xu thế quốc tế hóa.
=> Đặt ra yêu cầu nhanh chóng cải cách đất nước và Trung Quốc không ngoại lệ.
- Trong nước: Từ 1959- 1978 Trung Quốc trải qua nhiều biến động
+ Về kinh tế: Đường lối “Ba ngọn cờ hồng” khiến Trung Quốc hỗn loạn, sản xuất
sút kém, đời sống nhân dân khó khăn.
+ Chính trị: Diễn ra cuộc tranh chấp về quyền lực trong nội bộ ban lãnh đạo
Trung Quốc mà đỉnh cao “ Đại cách mạng văn hóa vô sản” ( 1966- 1976).
Chính sách đối ngoại nhiều sai lầm như xung đột với một số nước
láng giềng, kí thông cáo Thượng Hải với Mĩ năm 1972 gây bất lợi cho cách mạng

Đông Dương.

10


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

=> Bối cảnh lịch sử trên đã đẩy Trung Quốc lâm vào khủng hoảng sâu sắc về
kinh tế- chính trị- xã hội. Do đó cần phải cải cách đưa đất nước thoát khỏi khủng
hoảng.
Tháng 12/ 1978, Đảng cộng sản Trung Quốc họp đề ra đường lối cải cách do
Đặng Tiểu Bình khởi xướng. Đến đại hội lần thứ XII ( 1982) và đại hội Đảng lần
thứ XIII ( 1987) đường lối này được nâng lên thành đường lối chung.
* Nội dung cải cách:
- Phát triển kinh tế là trọng tâm;
- Tiến hành cải cách và mở cửa;
- Chuyển từ kinh tế kế hoạch hóa tập trung sang nền kinh tế thị trường XHCN,
nhằm hiện đại hóa và xây dựng CNXH mang đặc sắc Trung Quốc, biến Trung
Quốc thành nước giàu mạnh, dân chủ và văn minh.
b. Thành tựu:
- Kinh tế: GDP tăng trung bình trên 8 % / năm, năm 2000 GDP đạt 1080 tỷ USD,
các ngành CN và dịch vụ chiếm ưu thế. Thu nhập bình quân đầu người tăng vọt.
- KHKT:
+ Năm 1964, thử thành công bom nguyên tử
+ Tháng 10/2003, phóng thành công tàu vũ trụ “thần châu 5”, đưa nhà du hành
Dương Lợi Vĩ bay vào vũ trụ
* Đối ngoại:
- Bình thường hóa quan hệ với Liên Xô, Mông Cổ, …
- Mở rộng quan hệ đối ngoại,

- Có nhiều đóng góp trong giải quyết những tranh chấp quốc tế.
- Thu hồi chủ quyền đối với Hồng Công (1997), Ma Cao (1999)
c. Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam:
- Đổi mới đất nước bắt đầu từ kinh tế, lấy đổi mới kinh tế làm trọng tâm.
- Kiên định sự lãnh đạo của Đảng cộng sản và đường lối xây dựng CNXH.
- Thực hiện cải cách mở cửa nhưng phải trên nguyên tắc bảo vệ độc lập chủ
quyền của dân tộc.
- Xây dựng và phát triển đất nước phải gắn liền với ổn định tình hình chính trị, xã
hội, giữ gìn bản sắc văn hóa dân tộc, nâng cao đời sống nhân dân.
Câu 4: Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam
Á sau chiến tranh thế giới thứ hai. Vì sao trong cùng một điều kiện khách
quan giữa 8/1945, nhưng chỉ có 3 nước ở Đông Nam Á tuyên bố độc lập?
Hướng dẫn trả lời:
a.Khái quát quá trình đấu tranh giành độc lập của các nước Đông Nam Á sau
chiến tranh thế giới thứ 2:
- Trước CTTG II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu – Mỹ (trừ Xiêm)
- Trong CTTG II: là thuộc địa của Nhật. => Từ cuộc chiến tranh chống thực dân
Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam Á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt Nhật,
giải phóng đất nước.

11


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- Lợi dụng phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước Đông Nam Á đã giành
được độc lập với những mức độ và thời gian khác nhau: Inđônêxia (8/1945), Việt
Nam (9/1945), Lào (10/1945)…
- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân Đông Nam Á đã

đấu tranh kiên cường, bền bỉ, buộc đế quốc công nhận độc lập Đông Nam Á
(Philipin – 1946, Miến Điện – 1948…)
- Ba nước Đông Dương thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi 1954,
nhưng tới 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ba nước Đông
Dương mới giành độc lập hoàn toàn.
- Riêng Brunây, tháng 1/1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập. Đông Timo ra
đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia ( 8/1999), ngày 20/5/2002 đã
trở thành quốc gia độc lập.
b. Tháng 8 năm 1945 có ba nước tuyên bố giành độc lập vì:
- Giữa tháng 8/1945, một thời cơ, điều kiện vô cùng thuận lợi với các nước Đông
Nam Á trong cuộc đấu tranh giành độc lập, đó là Nhật Bản đầu hàng đồng minh,
các nước thực dân cũ chưa kịp quay trở lại. Trong điều kiện đó, nhân dân Đông
Nam Á đã đứng lên giành độc lập và chủ quyền quốc gia.
- Tuy nhiên trong năm 1945, khu vực Đông Nam Á chỉ có ba nước tuyên bố độc
lập: Inđônêxia ( 17/8/1945), Việt Nam ( 2/9/1945), Lào ( 12/10/1945). Vì:
+ Muốn giành độc lập phải có điều kiện khách quan và chủ quan thuận lợi kết
hợp nhuần nhuyễn với nhau.
+ Điều kiện khách quan là Nhật đầu hàng đồng minh, các nước thực dân cũ chưa
kịp quay trở lại. Đây là điều kiện thuận lợi chung cho các nước Đông Nam Á.
+ Điều kiện chủ quan là sự chuẩn bị ở mỗi nước: có một chính đảng hay tổ chức
chính trị lãnh đạo với một đường lối đúng đắn, sự hăng hái và tập dượt của quần
chúng, sự đoàn kết tâm huyết của toàn dân tộc. Khi điều kiện khách quan đến thì
đảng hay tổ chức chính trị đã nhanh chóng phát động nhân dân đứng lên đấu
tranh giành chính quyền. Và ở : Inđônêxia, Việt Nam, Lào đến tháng 8/1945 đã
hội tụ đầy đủ điều kiện đó.
Câu 5: Phân tích những biến đổi của khu vực Đông Nam Á sau chiến tranh
thế giới thứ 2. Liên hệ những biến đổi ấy với thỏa thuận Ianta về Đông Nam
Á.
Hướng dẫn trả lời:
a. Phân tích biến đổi của khu vực Đông Nam Á.

Đông Nam Á là khu vực rộng 4,5tr km2, gồm 11 quốc gia, dân số 528 triệu người
( 2000). Sau chiến tranh thế giới thư 2, các nước Đông Nam Á có nhiều biến đổi.
Biến đổi thứ nhất: Sau chiến tranh các nước Đông Nam Á đều giành được độc
lập
- Trước CTTG II: hầu hết là thuộc địa của các quốc gia Âu – Mỹ (trừ Xiêm)
- Trong CTTG II: là thuộc địa của Nhật. => Từ cuộc chiến tranh chống thực dân
Âu - Mĩ, nhân dân Đông Nam Á chuyển sang đấu tranh chống quân phiệt N
hật, giải phóng đất nước.

12


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- Lợi dụng phát xít Nhật đầu hàng Đồng minh, các nước Đông Nam Á đã giành
được độc lập với những mức độ và thời gian khác nhau: Inđônêxia (8/1945), Việt
Nam (9/1945), Lào (10/1945)…
- Sau đó, thực dân Âu – Mĩ tái chiếm Đông Nam Á, nhân dân Đông Nam Á đã
đấu tranh kiên cường, bền bỉ, buộc đế quốc công nhận độc lập Đông Nam Á
(Philipin – 1946, Miến Điện – 1948…)
- Ba nước Đông Dương thực hiện cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi 1954,
nhưng tới 1975, sau thắng lợi của cuộc kháng chiến chống Mỹ, ba nước Đông
Dương mới giành độc lập hoàn toàn.
- Riêng Brunây, tháng 1/1984 mới tuyên bố là quốc gia độc lập. Đông Timo ra
đời sau cuộc trưng cầu dân ý tách khỏi Inđônêxia ( 8/1999), ngày 20/5/2002 đã
trở thành quốc gia độc lập.
Biến đổi thứ 2: Sau khi giành độc lập các nước đều bước vào quá trình xây dựng
và phát triển đất nước.
Trình bày khái quát nhóm các nước sáng lập ASEAN.

Biến đổi thứ 3: Các quốc gia Đông Nam Á đã xây dựng được một tổ chức chung
nhằm liên minh kinh tế, chính trị ở khu vực, nhằm xây dựng một Đông Nam Á
vững mạnh, tự lực tự cường.
Trình bày sơ lược tổ chức ASEAN.
b. Liên hệ với quyết định của hội nghị Ianta:
Trong thỏa thuận Ianta quy định các nước Đông Nam Á vẫn thuộc phạm vi ảnh
hưởng truyền thống của Phương Tây, nhưng các nước Đông Nam Á đã đứng lên
đấu tranh lần lượt giành và giữ vững độc lập, điều đó làm chủ nghĩa thực dân mất
dần ảnh hưởng và tan rã. Hiện nay, Đông Nam Á với tổ chức ASEAN năng động
đang góp phần vào việc hình thành một quan hệ quốc tế mới.
Câu 6: Trình bày hoàn cảnh ra đời và mục tiêu, hoạt động của tổ chức
ASEAN. Theo em tổ chức ASEAN cần làm gì để giải quyết tình hình ở Biển
Đông hiện nay.
Hướng dẫn trả lời:
a. Tố chức ASEAN:
* Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi độc lập, các nước trong khu vực cần có sự hợp tác với nhau để phát
triển
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối với khu vực.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính khu vực, tiêu biểu là
liên minh Châu Âu - EU đã thúc đẩy sự liên kết giữa các nước ĐNA.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN) thành lập tại Băng Cốc
với sự tham gia của 5 nước là Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và
Philippin.
* Mục tiêu: Phát triển kinh tế, văn hóa thông qua nỗ lực hợp tác giữa các nước
thành viên nhằm duy trì hòa bình và ổn định khu vực.
* Quá trình hoạt động của ASEAN:
- Từ năm 1967 đến 1975 ASEAN còn là tổ chức non trẻ, hợp tác lỏng lẻo, chưa
có vị trí trên trường quốc tế.
13



Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- Từ năm 1976 đến nay: Tại hội nghị cấp cao ASEAN họp tại Bali ( In-đô-nêxia) tháng 2-1976 các nước đã kí hiệp ước “ Thân thiện và hợp tác” xác định
những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa các nước từ đó ASEAN đã có sự
khởi sắc.
+ Giải quyết vấn đề Campuchia bằng các giải pháp chính trị, nhờ đó quan hệ
giữa các nước ASEAN và ba nước Đông Dương được cải thiện.
+ Kinh tế các nước tăng trưởng.
+ Mở rộng thành viên từ 5 nước lên 10 nước: Năm 1984 Brunây gia nhập
ASEAN, Việt Nam ( 28/7/1995), Lào và Mianma (9/1997), Campuchia (1999)
=> Từ đây ASEAN đẩy mạnh hoạt động hợp tác kinh tế, văn hóa nhằm xây
dựng một ĐNA thành khu vực hòa bình, ổn định và phát triển.
b. Liên hệ:
- Tăng cường mối quan hệ đoàn kết, hữu nghị hợp tác giữa các quốc gia trong
khu vực. Tôn trọng độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia.
- Kiên quyết đấu tranh để gìn giữ, bảo vệ chủ quyền của Biển Đông đối với khu
vực bằng nhiều biện pháp khác nhau như sử dụng luật phát quốc tế, Luật biển và
đấu tranh bằng phương pháp hòa bình.
- Xây dựng thông cáo chung giữa các quốc gia nói chung và các nước trong tổ
chức ASEAN nói riêng….
Câu 7: Giải thích vì sao Hiệp hội các nước Đông Nam Á (ASEAN) ra đời năm
1967, nhưng việc mở rộng thành viên từ 5 nước ban đầu lên 10 nước lại diễn
ra lâu dài và đầy trở ngại.
Hướng dẫn trả lời:
Giải thích:
- Chịu tác động từ sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của các nước trong hội nghị
Ianta: theo quy định sau chiến tranh các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh

hưởng truyền thống của chủ nghĩa thực dân phương Tây…
- Do mức độ giành độc lập của các nước không đồng đều….
- Cuộc chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng lớn tới khu vực Đông Nam Á như cuộc
kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ của nhân dân Việt Nam, Lào,
Campuchia….
- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali với những nguyên tắc cơ bản trong quan hệ giữa
các nước. Đồng thời, từ đầu những năm 90, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vấn
đề Campuchia được giải quyết,mối quan hệ giữa các nước trong khu vực Đông
Nam Á được cải thiện. Vì vậy, tổ chức ASEAN có điều kiện phát triển tăng thêm
số lượng các nước thành viên từ 5 lên 10 nước.
Như vậy, mặc dù ASEAN được thành lập từ năm 1976 nhưng việc mở rộng thành
viên lại diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.
Câu 8: So sánh những điểm chung và riêng trong cuộc cách mạng giải phóng
dân tộc ở Lào và Campuchia từ 1945 đến 1991.
Hướng dẫn trả lời:
a. Giống nhau:
- Cả hai nước đều cùng nằm trên bán đảo Đông Dương.
14


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- Cả hai nước cùng chung kẻ thù: thực dân Pháp, Phát xít Nhật, Đế quốc Mĩ.
- Trong giai đoạn 1945 – 1954 cả hai nước đấu tranh đều dưới sự lãnh đạo
trực tiếp của Đảng cộng sản Đông Dương.
b. Khác nhau: Về giai đoạn phát triển
- Cách mạng Lào:
+ 1945- 1946: Nổi dậy giành chính quyền, và tuyên bố độc lập.
+ 1946- 1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp.

+ 1954 – 1975: Kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
+ 1975 – nay: xây dựng và phát triển đất nước.
- Cách mạng Campuchia:
+ 1945 – 1954: Kháng chiến chống thực dân Pháp.
+ 1954 – 1970: Thực hiện đường lối hòa bình, trung lập, tích cực, không tham
gia bất cứ liên minh quân sự hoặc chính trị nào.
+ 1970- 1975: Kháng chiến chống đế quốc Mĩ.
+ 1975 – 1979: Cuộc đấu tranh lật đổ tập đoàn Khơmeđỏ.
+ 1979 – 1993: Nội chiến và tái lập vương quốc.
Câu 9: So sánh chiến lược hướng nội và chiến lược hướng ngoại của nhóm
các nước sáng lập ASEAN. Từ sự phát triển kinh tế của một số nước trong
khu vực để lại những bài học gì cho công cuộc xây dựng đất nước ta hiện
nay?
Hướng dẫn trả lời:
a. So sánh chiến lược kinh tế hướng nội và chiến lược kinh tế hướng ngoại:
Giống nhau: - Mục tiêu: xây dựng và phát triển đất nước.
Khác nhau:
Nội dung
Chiến lược hướng nội
Thời gian
Những năm 50- 60 của TK XX
Mục tiêu
Xóa bỏ nghèo nàn lạc hậu xây
dựng nền kinh tế tự chủ.
Nội dung
Công nghiệp hóa thay thế nhập
khẩu: Đẩy mạnh phát triển các
ngành công nghiệp, sản xuất
hàng tiêu dung nội địa thay thế
hàng nhập khẩu, chú trọng thị

trường trong nước.
Thành tựu
Đáp ứng nhu cầu cơ bản của
nhân dân, giải quyết được nạn
thất nghiệp……

Hạn chế

Chiến lược hướng ngoại
Những năm 60 - 70của TK XX.
Khắc phục những hạn chế của
chiến lược hướng nội.
Công nghiệp hóa lấy xuất khẩu
làm chủ đạo: tiến hành mở cửa
nền kinh tế thu hút vốn đầu tư
và kỹ thuật của nước ngoài, tập
trung xuất khẩu và phát triển
ngoại thương.
Kinh tế- xã hội có nhiều biến
đổi. Tỷ trọng công nghiệp và
mậu dịch đối ngoại tăng nhanh,
tốc độ tăng trưởng kinh tế khá
cao như Singapo trở thành “ con
rồng”…..
- Thiếu vốn, nguyên liệu, công - Xảy ra khủng hoảng tài chính
nghệ…
( 1997-1998) đã khắc phục và
- Đời sống nhân dân lao động tiếp tục phát triển.
15



Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

còn khó khăn, tham nhũng, chưa - Phụ thuộc vốn và thị trường
giải quyết được tăng trưởng với bên ngoài, đầu tư bất hợp lí…
công bằng xã hội
b. Bài học cho Việt Nam: Cần nhạy bén với tình hình, đề ra chiến lược phát triển
kinh tế đúng đắn của nhà nước trong từng giai đoạn, tích cực hội nhập vào khu
vực và thế giới, đầu tư cho yếu tố con người…..
Câu 10: Nêu và nhận xét phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân
dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới thứ hai?
Hướng dân trả lời:
a. Phong trào giải phóng dân tộc:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc Đại, cuộc
đấu tranh chống thực dân Anh, đòi độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh
mẽ.
+Ngày 19/2/1946, hai vạn thuỷ binh ở Bom Bay khởi nghĩa chống thực dân
Anh đòi độc lập.
+ Ngày 22/2/1946, bãi công của 20 vạn công nhân và sinh viên, học sinh và
quần chúng ở Bom Bay, cuộc tổng bãi công và khởi nghĩa kéo dài 3 ngày.
+ Năm 1947, hưởng ứng phong trào, 40 vạn công nhân ở Cancutta nổi dậy
đấu tranh
+ Ở nông thôn nông dân đấu tranh, chỉ nộp 1/3 hoa lợi cho địa chủ( phong
trào Têphaga), nhiều nơi nông dân nổi dậy cướp tài sản của địa chủ.
- Do sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc phải nhượng bộ: ngày
15/8/1947 đã chia Ấn Độ thành hai quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của
người theo Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, từ 1948-1950, Đảng Quốc Đại tiếp tục lãnh
đạo nhân dân giành thắng lợi hoàn toàn.

- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập nước cộng hòa.
Ý nghĩa : Sự ra đời của nước cộng hòa Ấn Độ đánh dấu bước ngoặt quan trọng
của lịch sử Ấn Độ, cổ vũ mạnh mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
b. Nhận xét:
- Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa, đánh dấu thắng lợi to lớn
trong cuộc đấu tranh chống thực dân Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
- Quy mô, khí thế phong trào đấu tranh vượt ra khỏi chủ trương bất bạo động của
Đảng Quốc đại.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ 1946 – 1947 là nguyên nhân trực tiếp
buộc chính quyền thực dân Anh hứa trao trả quyền tự trị và rút khỏi Ấn Độ.
- Kết quả của cuộc đấu tranh phát triển từ thấp lên đến cao, từ việc đòi tự do phát
triển kinh tế, văn hóa đến mức đòi tự trị rồi độc lập hoàn toàn.
- Thắng lợi của nhân dân Ấn Độ ảnh hưởng to lớn đến phong trào giải phóng dân
tộc trên thế giới, vì đây là nước lớn ở châu Á. Chủ nghĩa thực dân Anh sụp đổ
chính từ Ấn Độ.

16


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

Câu 11: Khái quát phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân
Châu Phi sau chiến tranh thế giới thứ hai. Em biết gì về tình hình Châu Phi
hiện nay?
Hướng dẫn trả lời:
a. Khái quát phong trào giải phóng dân tộc Châu Phi:
Châu Phi có diện tích 30.3 triệu km2, với 54 quốc gia, dân số khoảng 800 triệu
người, có nhiều lâm thổ sản quí, tài nguyên thiên nhiên phong phú. Nhưng dưới
ách thống trị của thực dân Phương Tây, các nước Châu Phi vẫn nghèo nàn, lạc

hậu.
Sau chiến tranh thế giới thứ II, phong trào giải phóng dân tộc phát triển mạnh
mẽ được gọi là “lục địa mới trỗi dậy” do:
- Thất bại của chủ nghĩa phát xít, sự suy yếu của Anh và Pháp, hai quốc gia
thống trị nhiều vùng thuộc địa tại châu Phi.
- Thắng lợi phong trào giải phóng dân tộc ở châu Á, trước hết là của Việt
Nam và Trung Quốc đã cổ vũ phong trào đấu tranh ở châu Phi
+ Giai đoạn 1945 – 1954: Phong trào nổ ở Bắc Phi với thắng lợi trong cuộc
chính biến CM của binh lính và sĩ quan Ai Cập (3/7/1952) lật đổ nền thống trị
của thực dân Anh, thành lập nước cộng hòa Ai Cập (18/6/1953).
+ Giai đoạn 1954 – 1960: Thắng trong trận Điện Biên Phủ của Việt Nam, đã
cổ vũ các thuộc địa của Pháp ở các nước Bắc Phi và Tây Phi đứng lên đấu tranh
giành độc lập: Angiêri (1954 – 1962), Marốc, Xuđăng (1956) Ghana (1957) …
+ Giai đoạn 1960 – 1975:
- Năm 1960, có 17 nước giành độc lập, nên gọi là “Năm Châu Phi”, mở đầu giai
đoạn phát triển mới của phong trào giải phóng dân tộc.
- Thắng lợi của CM Angiêri (1962), Etiôpia (1974), Môdămbích, Aêngola
(1975) … Chủ nghĩa thực dân cũ cơ bản bị sụp đổ.
+ Giai đoạn từ 1975 đến nay:
Đây là giai đoạn hoàn thành phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Tháng 3/1991, Namibia tuyên bố độc lập.
- Phong trào đấu tranh chống chế độ phân biệt chủng tộc ở Nam Phi mạnh thành
cao trào cách mạng rộng rãi trong đông đảo quần chúng, đến 1990 giành thắng lợi
quan trọng
- Tháng 4/1994, Manđêla được bầu làm tổng thống nước Nam Phi mới, dân chủ
và không còn phân biệt chủng tộc.
b. Tình hình Châu Phi hiện nay:
Sau khi giành độc lập, các nước ở Châu Phi bắt tay vào xây dựng, phát triển kinh
tế- xã hội gặt hái được những thành tựu song không đủ thay đổi bộ mặt của
những nước này.

Là châu lục có diện tích đứng thứ 3 thế giới, đây là châu lục vốn được coi là “cái
nôi” sản sinh ra loài người, sớm hình thành nên nền văn minh nhân loại đầu tiên
với văn minh Ai Cập, văn minh Lưỡng Hà. Tuy nhiên, do khí hậu khắc nghiệt
cùng sự tàn phá của thực dân châu Âu đã làm cho sự phát triển kinh tế giữa các
vùng miền ở đây không đồng đều…….
Hiện nay, Châu Phi vẫn là châu lục nghèo nàn lạc hậu nhất thế giới: đói nghèo,
bệnh tật, mù chữ, nợ nần và phụ thuộc vào nước ngoài….Xung đột sắc tộc và tôn
17


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

giáo diễn ra thường xuyên. Tất cả những khó khăn đó đang là thách thức lớn đối
với Châu Phi nói riêng và thế giới nói chung.
Câu 12: Sự kiện nào đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào giải
phóng dân tộc ở Mĩ La Tinh sau chiến tranh thế giới? Trình bày nội dung và ý
nghĩa sự kiện đó.
Hướng dẫn trả lời:
a. Sự kiện đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào giải phóng dân tộc ở
Mĩlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là thắng lợi của cách mạng Cu Ba
( 1953 -1959)
b. Cách mạng Cu Ba:
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, với ưu thế về kinh tế và quân sự, Mĩ tìm cách
biến Mĩlatinh thành “ sân sau” của mình và xây dựng chế đọ độc tài thân Mĩ.
Cũng vì thế cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát
triển.Tiêu biểu là thắng lợi của cách mạng Cuba dưới sự lãnh đạo của Phiđen
Cátxtơrô.
- Tháng 3/1952, được sự giúp đỡ của Mĩ, Batixta đã thiết lập chế độ độc tài quân
sự ở Cuba. Chính quyền Batixta xóa bỏ hiến pháp tiến bộ, cấm các đảng phái

chính trị hoạt động, bắt giam và tàn sát nhiều người yêu nước. Trong bối cảnh đó,
nhân dân Cuba đã đứng lên đấu tranh chống chế độ độc tài.
- Ngày 26/7/1953, Phiđen Cátxtơrô chỉ huy cuộc tấn công trại lính Môncađa,
cuộc tấn công bị thất bại, ông bị bắt và bị kết án tù.Năm 1955, Phiđen bị trục xuất
sang Mêhicô. Tại đây, ông thành lập tổ chức Cách mạng “ Phong trào 26/7” tập
hợp các chiến sĩ yêu nước, tích cực chuẩn bị lực lượng, luyện tập quân sự để
bước vào cuộc chiến đấu mới.
- Cuối năm 1956, ông cùng 81 chiến sĩ về nước trên con tàu “ Granma”. Cuộc đổ
bộ diễn ra quyết liệt, cuộc chiến đấu diễn ra không cân sức, phần lớn các chiến sĩ
đã hy sinh, chỉ còn lại 12 chiến sĩ vẫn kiên cường phát động nhân dân đứng lên
đấu tranh chống chế độ độc tài.
- Được sự ủng hộ và giúp đỡ của nhân dân, các lực lượng cách mạng càng lớn
mạnh và phong trào đấu tranh lan rộng khắp cả nước. Cuối năm 1958, lực lượng
cách mạng liên tiếp mở các cuộc tấn công. Ngày 1/1/1959, chế độ Batixta sụp đổ,
nước Cộng hòa Cuba ra đời do Phiđen Cátxtơrô đứng đầu.
- Cách mạng thành công, Phiđen thống nhất các tổ chức cách mạng, thành lập
Đảng cộng sản Cuba ( 10/1965) và dẫn dắt cách mạng Cuba từng bước tiến lên.
* Ý nghĩa:
Cuba trở thành lá cờ đầu, đánh dấu bước phát triển mới trong phong trào giải
phóng dân tộc ở khu vực Mĩlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai. Dưới ảnh
hưởng cách mạng Cuba, từ những năm 60-70 của TK XX, phong trào đấu tranh
chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển và thu nhiều
thắng lợi.
Câu 13: Lí giải vì sao Cuba được coi là lá cờ đầu trong phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở Mĩ Latinh sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Hướng dẫn trả lời:
18


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh

-----------------------------------------------------------------------

- Sau chiến tranh, cuộc đấu tranh chống chế độ độc tài thân Mĩ bùng nổ và phát
triển. Ngày 1/1/1959, chế độc độc tài Batixta bị lật đổ, nước Cộng hòa Cuba ra
đời do Phiđen đứng đầu. Cách mạng Cuba thắng lợi, đây là ngọn cờ đầu của
phong trào giải phóng dân tộc ở Mĩlatinh. Nhân dân Cuba đã giúp đỡ, cổ vũ tinh
thần to lớn đối với sự nghiệp đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân các nước
Mĩlatinh.
- Phong trào đấu tranh trong những năm 60 – 80 của TK XX.
+ Dưới ảnh hưởng của Cách mạng Cuba, những năm 60 – 70 phong trào đấu
tranh chống Mĩ và chế độ độc tài thân Mĩ ở khu vực ngày càng phát triển và
thu nhiều thắng lợi.
+ Cùng với hình thức bãi công của công nhân, nổi dậy của nông dân, đấu
tranh nghị trường để thành lập các chính phủ tiến bộ, phong trào đấu tranh vũ
trang diễn ra mạnh mẽ đã biến Mĩlatinh thành “ lục địa bùng cháy”.
+ Nhân dân Parama sôi nổi đấu tranh, Mĩ phải trả lại chủ quyền độc lập kênh
đào cho Parama. Đến năm 1983, trong vùng Caribê đã có 13 quốc gia độc lập.
+ Phong trào đấu tranh vũ trang chống chế độ độc tài ở các nước Vênêxuêla,
Goatêmala, Côlômbia, Pêru, Nicaragoa, Chilê, En Xanvađo….đã diễn ra liên
tục. Kết quả là chính quyền độc tài bị lật đổ, các chính phủ dân tộc dân chủ
được thiết lập.
Câu 14: Theo anh( chị) cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu
Phi và Khu vực Mĩ La Tinh sau chiến tranh đã ảnh hưởng tới thế giới những
năm cuối của TK XX như thế nào?
Hướng dẫn trả lời:
Sau chiến tranh thế giới, cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi
và Khu vực Mĩlatinh đã ảnh hưởng lớn tới tình hình thế giới nửa sau thế kỉ XX:
- Phong trào giải phóng dân tộc ở Châu Á, Châu Phi và Khu vực Mĩlatinh thắng
lợi làm cho hệ thống thuộc địa của chủ nghĩa thực dân và chế độ phân biệt chủng
tộc ( Apacthai) bị sụp đổ hoàn toàn. Đây là một sự kiện quan trọng trong lịch sử

thế giới hiện đại.
- Thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở Á – Phi và Mĩlatinh đã giáng một
đòn chính trị - tư tưởng mạnh mẽ vào hệ thống tư bản chủ nghĩa và đưa đến sự ra
đời hơn 100 quốc gia độc lập. Làm thay đổi bản đồ chính trị thế giới từ những
nước thuộc đia, nô dịch không có tên trên bản đồ thế giới, các nước đã giành độc
lập và ghi tên mình vào bản đồ thế giới.
- Sau khi giành độc lập, các quốc gia bắt tay vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước đạt được nhiều thành tựu to lớn như Trung Quốc, Ấn Độ, Braxin…
Và ngày càng đóng vai trò quan trọng trong đời sống chính trị và kinh tế thế giới,
tích cực đấu tranh vì hòa bình, độc lập dân tộc và tiến bộ xã hội như gia nhập vào
tổ chức Liên hợp quốc.
Câu 15: Điểm khác nhau giữa phong trào đấu tranh của nhân dân châu Á,
châu Phi và khu vực Mĩlatinh.
Hướng dẫn trả lời:

19


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

Điểm
khác Châu Á
Châu Phi
Khu vực
nhau
Mĩ latinh
Thời gian giành Sau chiến tranh thế Sau chiến tranh Giành độc lập sớm
độc lập
giới thứ 2.

thế giới thứ 2.
từ đầu TK XIX,
nhưng bị Mĩ biến
thành sân sau và
xây dựng chế độ
độc tài thân Mĩ.
Mục tiêu đấu Đấu tranh chống chủ Đấu tranh chống Đấu tranh chống
tranh
nghĩa thực dân Âu- chủ nghĩa thực dân chế độ độc tài thân
Mĩ giành độc lập.
Châu Âu giành Mĩ, giành, bảo vệ
độc lập.
và củng cố nền
độc lập.
Đối tượng
Chủ nghĩa đế quốc Chủ nghĩa thực Chống Mĩ và chế
Âu – Mĩ.
dân châu Âu.
độ độc tài thân Mĩ.
Nội dung
Chủ nghĩa thực dân Chủ nghĩa thực Chủ nghĩa thực
kiểu cũ và kiểu mới. dân kiểu cũ.
dân kiểu mới.
Hình thức đấu Đấu tranh chính trị Chủ yếu đấu tranh Phong phú: bài
tranh
và vũ trang.
chính trị, hòa bình, công của công
thương
lượng, nhân, nổi dậy của
đàm phán buộc nông dân, đấu

thực dân trao trả tranh nghị trường,
độc lập.
đấu
tranh

trang...
D.ĐỀ THI THỬ:
I. Ma trận đề thi:
Tên chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Chủ đề 1:
Các nước
Đông Bắc Á

Khái
quát
được những
biến đổi của
các
nước
Đông Bắc Á
sau
chiến
tranh thế giới
thứ 2.


Số câu: 1
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%

Số câu: 2/3
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 20%

Chủ đề 2:
Ấn Độ

Trình bày
được phong
trào
đấu

Vận dụng Vận
dụng Cộng
cấp độ thấp cấp độ cao
Tác động của
những
biến
đổi đó đối với
thế giới nửa
sau TK XX.

Số câu: 1/3
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%


Nhận
xét
được phong
trào đấu tranh
20

Số câu: 1
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

tranh
giải
phóng dân
tộc ở Ấn Độ
sau
chiến
tranh.

của nhân dân
Ấn Độ.

Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 30%

Số câu: 2/3

Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 20%

Số câu: 1/3
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%

Chủ đề 3:
Các nước
Đông Nam
Á

Nêu được
hoàn cảnh
ra đời của tổ
chức
ASEAN.

Giải
thích
được
quá
trình kết nạp
thêm
các
nước thành
viên
của
ASEAN lại
diễn ra đầy

khó khăn và
trở ngại.

Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ : 20%

Số câu:1/2
Số điểm: 1.0
Tỉ lệ: 10%

Số câu:1/2
Số điểm:1.0
Tỉ lệ: 10%

Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ : 20%

Chủ đề 4:
Các nước
Á- Phi và
Mĩlatinh

Phân
tích
được những
nhân tố ảnh
hưởng tới
phong trào

giải phóng
dân tộc ở ÁPhi

Mĩlatinh.

Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 20%
Tổng số câu:
4
Tổng số điểm:
10
Tỉ lệ: 100%

Số câu: 1
Số điểm:2.0
Tỉ lệ: 20%
Số câu:1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 20%

Số câu:2/3+
1/3
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%

Số câu:2/3+1/3
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%


Số câu: 1
Số điểm: 3.0
Tỉ lệ: 30%

Số câu: 1
Số điểm: 2.0
Tỉ lệ: 20%
Số câu: 1/3 Tổng số câu:
+1/3
4
Số điểm: 2.0
Tổng
số
Tỉ lệ: 20%
điểm: 10
Tỉ lệ: 100%

II. Đề thi:
Câu 1 ( 3,0 điểm)
Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Bắc Á có những biến đổi nào?
Theo em những biến đổi đó tác động như thế nào đến tình hình thế giới nửa sau
TK XX?
Câu 2 ( 3,0 điểm):

21


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------


Trình bày và nhận xét về phong trào đấu tranh giành độc lập của nhân dân Ấn Độ
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 3 ( 2,0 điểm):
Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á ( ASEAN).
Giải thích vì sao ASEAN ra đời năm 1967, nhưng việc mở rộng thành viên từ 5
nước ban đầu lên 10 nước lại diễn ra lâu dài và đầy trở ngại?
Câu 4 ( 2,0 điểm):
Phân tích những nhân tố thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở Á –
Phi và Mĩlatinh sau chiến tranh?
III. Gợi ý đáp án:
Yêu cầu: Phải xác định đúng vấn đề, trình bày lôgic, khoa học mới đạt điểm tối
đa
Câu

1

Đáp án
Thang điểm
Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước Đông Bắc Á
có những biến đổi nào? Theo em những biến đổi đó tác
3,0
động như thế nào đến tình hình thế giới nửa sau TK XX.
Biến đổi về chính trị:
- 10-1949, nước Cộng hòa dân chủ Nhân Dân Trung Hoa
ra đời.
- Cuối thập niên 90: Trung Quốc thu hồi Hồng Kông và
Ma Cao.
1,0
- Sau năm 1945, bán đảo Triều Tiên bị chia cắt thành 2
nhà nước riêng biệt với 2 thể chế chính trị khác nhau: Nam

Triều Tiên là nước Đại Hàn Dân Quốc (8 -1948), Bắc
Triều Tiên là nước Cộng hòa dân chủ Nhân Dân Triều Tiên
(9 -1948), quan hệ đối đầu, căng thẳng.
Biến đổi về kinh tế:
Nửa sau thế kỉ XX, khu vực Đông Bắc Á đạt được sự
tăng trưởng nhanh chóng về kinh tế, đời sống nhân dân
1,0
được nâng cao: Hàn Quốc, Hồng Kông, Đài Loan trở
thành 3 con rồng, Nhật Bản đứng thứ 2 thế giới, Trung
Quốc đạt mức tăng trưởng cao nhất thế giới.
Tác động: - Thay đổi bản đồ chính trị thế giới, hệ thống xã
hội chủ nghĩa nối liền từ châu Âu sang châu Á.
- Sự phát triển kinh tế của các nước Đông Bắc Á
1,0
sau khi giành độc lập đã làm thất bại tham vọng của Mĩ
sau chiến tranh, đồng thời góp phần xây dựng một thế giới
hòa bình, ổn định và phát triển.
Trình bày và nhận xét về phong trào đấu tranh giành
độc lập của nhân dân Ấn Độ sau chiến tranh thế giới
3,0
thứ hai.

22


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

2


- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Quốc Đại, cuộc đấu tranh chống thực dân Anh, đòi
độc lập của nhân dân Ấn Độ phát triển mạnh mẽ.
+ Ngày 19/2/1946, hai vạn thuỷ binh ở Bom Bay khởi
nghĩa chống thực dân Anh đòi độc lập.
+ Ngày 22/2/1946, bãi công của 20 vạn công nhân và
sinh viên, học sinh và quần chúng ở Bom Bay, cuộc tổng
bãi công và khởi nghĩa kéo dài 3 ngày.
+ Hưởng ứng phong trào, 40 vạn công nhân ở
Cancutta nổi dậy đấu tranh
+ Ở nông thôn nông dân đấu tranh, chỉ nộp 1/3 hoa lợi
cho địa chủ( phong trào Têphaga), nhiều nơi nông dân nổi
dậy cướp tài sản của địa chủ.
- Do sức ép của phong trào đấu tranh, thực dân Anh buộc
phải nhượng bộ: ngày 15/8/1947 đã chia Ấn Độ thành hai
quốc gia tự trị trên cơ sở tôn giáo: Ấn Độ của người theo
Ấn Độ giáo, Pakixtan của người theo Hồi giáo.
- Không thỏa mãn với quy chế tự trị, từ 1948-1950, Đảng
Quốc Đại tiếp tục lãnh đạo nhân dân giành thắng lợi hoàn
toàn.
- Ngày 26/1/1950, Ấn Độ tuyên bố độc lập và thành lập
nước cộng hòa.
Ý nghĩa : Sự ra đời của nước cộng hòa Ấn Độ đánh dấu
bước ngoặt quan trọng của lịch sử Ấn Độ, cổ vũ mạnh
mẽ phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới.
Nhận xét:
- Ấn Độ tuyên bố độc lập, thành lập nước Cộng hòa, đánh
dấu thắng lợi to lớn trong cuộc đấu tranh chống thực dân
Anh dưới sự lãnh đạo của Đảng Quốc đại.
- Quy mô, khí thế phong trào đấu tranh vượt ra khỏi chủ

trương bất bạo động của Đảng Quốc đại.
- Cuộc đấu tranh của nhân dân Ấn Độ từ 1946 – 1947 là
nguyên nhân trực tiếp buộc chính quyền thực dân Anh hứa
trao trả quyền tự trị và rút khỏi Ấn Độ.
- Kết quả của cuộc đấu tranh phát triển từ thấp lên đến cao,
từ việc đòi tự do phát triển kinh tế, văn hóa đến mức đòi tự
trị rồi độc lập hoàn toàn.
- Thắng lợi của nhân dân Ấn Độ ảnh hưởng to lớn đến
phong trào giải phóng dân tộc trên thế giới, vì đây là nước
lớn ở châu Á. Chủ nghĩa thực dân Anh sụp đổ chính từ Ấn
Độ.

23

0,25

0,75

0,25

0,5

0,25

1,0


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------


3

Nêu hoàn cảnh ra đời của tổ chức Hiệp hội các quốc gia
Đông Nam Á ( ASEAN). Giải thích vì sao ASEAN ra đời
năm 1967, nhưng việc mở rộng thành viên từ 5 nước
ban đầu lên 10 nước lại diễn ra lâu dài và đầy trở ngại.
Hoàn cảnh ra đời:
- Sau khi độc lập, các nước trong khu vực cần có sự hợp
tác với nhau để phát triển
- Hạn chế ảnh hưởng của các cường quốc bên ngoài đối
với khu vực.
- Trên thế giới xuất hiện nhiều tổ chức hợp tác mang tính
khu vực, tiêu biểu là liên minh Châu Âu - EU đã thúc đẩy
sự liên kết giữa các nước ĐNA.
- Ngày 8/8/1967, Hiệp hội các quốc gia ĐNA (ASEAN)
thành lập tại Băng Cốc với sự tham gia của 5 nước là
Inđônêxia, Malaixia, Xingapo, Thái Lan và Philippin.
Giải thích:
- Do mức độ giành độc lập của các nước không đồng
đều….
- Chịu tác động từ sự phân chia phạm vi ảnh hưởng của
các nước trong hội nghị Ianta: theo quy định sau chiến
tranh các nước Đông Nam Á thuộc phạm vi ảnh hưởng
truyền thống của chủ nghĩa thực dân phương Tây…
- Cuộc chiến tranh lạnh đã ảnh hưởng lớn tới khu vực
Đông Nam Á như cuộc kháng chiến chống Pháp và chống
Mĩ của nhân dân Việt Nam, Lào, Campuchia….
- Tháng 2/1976, Hiệp ước Bali với những nguyên tắc cơ
bản trong quan hệ giữa các nước. Đồng thời, từ đầu những
năm 90, sau khi chiến tranh lạnh kết thúc vấn đề

Campuchia được giải quyết, tổ chức ASEAN có điều kiện
phát triển tăng thêm số lượng các nước thành viên từ 5 lên
10 nước.
Phân tích những nhân tố thúc đẩy phong trào đấu tranh
giải phóng dân tộc ở Á – Phi và Mĩlatinh sau chiến
tranh.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai chủ nghĩa phát xít bị tiêu
diệt, chủ nghĩa thực dân, đế quốc suy yếu,…
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, chủ nghĩa thực dân, đế
quốc tăng cường xâm lược, đàn áp, bóc lột nhân dân thuộc
địa,..

4

- Mĩ với tiềm lực kinh tế , tài chính, quân sự vượt trội thực
hiện chiến lược toàn cầu, lôi kéo các nước đồng minh đàn
áp phong trào giải phóng dân tộc.
24

2,0

1,0

1,0

2,0
0,25

0,25


0,5


Chuyên đề: Cách xác định câu hỏi và bài tập ở chương các nước Á- Phi và Mĩlatinh
-----------------------------------------------------------------------

- Sự lớn mạnh của Liên Xô và hệ thống xã hội chủ nghĩa
thế giới,…Sự ra đời của các tổ chức tiến bộ: Liên hợp
quốc, phong trào không liên kết.
- Sau chiến tranh thế giới thứ hai, các lực lượng cách mạng
ở các nước Á - Phi - Mĩ la tinh không ngừng lớn mạnh,
trưởng thành…

0,5

0,5

E. CÁC BÀI TẬP TỰ GIẢI:
Câu 1: Trình bày thay đổi mang tính chất bước ngoặt đầu tiên của Trung Quốc
sau chiến tranh thế giới thứ hai.
Câu 2: Hoàn cảnh, nội dung và những thành tựu trong 20 năm tiến hành công
cuộc cải cách mở cửa của Trung Quốc. Từ thành công đó rút ra bài học kinh
nghiệm cho Việt Nam trong quá trình đi lên xây dựng chủ nghĩa xã hội.
Câu 3: Các giai đoạn phát triển của cách mạng Lào từ 1945 đến 1975. Trong thời
kì này cách mạng Lào và cách mạng có điểm gì giống nhau? Vì sao?
Câu 4: Trình bày hoàn cảnh ra đời, mục đích và quá trình phát triển của tổ chức
ASEAN. Theo em, thế hệ trẻ Việt Nam cần phải làm gì để xây dựng một cộng
đồng ASEAN vững mạnh, hội nhập và phát triển?
Câu 5: sự kiện nào đánh dấu bức tiến mới của ASEAN? Nêu nội dung của sự
kiện đó.

Câu 6: Những thành tựu của Ấn Độ trong công cuộc xây dựng và phát triển đất
nước. Từ thành công đó, đã để lại bài học kinh nghiệm gì cho Việt Nam trong quá
trình xây dựng và phát triển đất nước hiện nay?
Câu 7: Vì sao châu Phi được coi là “ Lục địa mới trỗi dậy ” sau chiến tranh? Em
biết gì về châu Phi hiện nay?
Câu 8: Bước phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở châu Phi
từ sau năm 1945 đến 1960. Giải thích vì sao đến năm 1960, lịch sử lại ghi nhận
đây là “ năm châu Phi”?
Câu 9: Quá trình phát triển và thắng lợi của phong trào giải phóng dân tộc ở
Mĩlatinh.
Câu 10: Tại sao gọi khu vực Mĩlatinh sau chiến tranh thế giới thứ hai là “ Lục
địa bùng cháy ”?
F. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC:
Với phương pháp hướng dẫn học sinh nhận biết được 4 mức độ của đề thi, đã
giúp học sinh tự tin, bình tin hơn trong việc giải quyết các câu hỏi của đề thi. Biết
tư duy lôgic, phân tích, đánh giá đề thi. Từ đó, khơi dậy lòng yêu thích, ham mê
bộ môn lịch sử, làm cho kết quả thi luôn đạt kết quả tốt. Phương pháp dạy này đã
được chứng minh qua:
1. Kết quả thi đại học – Cao đẳng:
+ Năm học 2012- 2013:

25


×