Tải bản đầy đủ (.doc) (75 trang)

Thực hiện các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y trường đại học nông lâm thái nguyên

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.05 MB, 75 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THẢO YẾN
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo: Chính quy
Chuyên ngành: Thú y
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017

Thái Nguyên, 2017


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM

NGUYỄN THỊ THẢO YẾN
Tên chuyên đề:
“THỰC HIỆN CÁC BIỆN PHÁP CHẨN ĐOÁN
VÀ ĐIỀU TRỊ BỆNH CHO CHÓ TẠI BỆNH XÁ THÚ Y
TRƯỜNG ĐẠI HỌC NÔNG LÂM THÁI NGUYÊN”

KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC

Hệ đào tạo : Chính quy


Chuyên ngành: Thú y
Lớp: K45 - TY - N01
Khoa: Chăn nuôi Thú y
Khóa học: 2013 - 2017
Giảng viên hướng dẫn: TS. Phan Thị Hồng Phúc

Thái Nguyên, 2017


i
LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian học tập và rèn luyện tại trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên cũng như thời gian thực tập tại Bệnh xá thú y khoa Chăn nuôi thú y. Em đã
nhận được sự giúp đỡ quý báu của các thầy cô trong Ban Giám hiệu trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên, Ban Chủ nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y cùng toàn thể các
thầy, cô giáo trong khoa đã tận tình giảng dạy và dìu dắt em trong suốt thời gian
qua.
Nhân dịp này em xin gửi lời cảm ơn tới Ban Giám hiệu nhà trường cùng toàn
thể các thầy, cô giáo trong khoa Chăn nuôi Thú y đã tạo mọi điều kiện tốt nhất giúp
em hoàn thành quá trình học tập và nghiên cứu.
Đặc biệt, em xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo hướng dẫn TS. Phan
Thị Hồng Phúc và Ths. Nguyễn Văn Lương đã tận tình chỉ bảo hướng dẫn, giúp
đỡ em trong suốt quá trình thực hiện khóa luận này.
Nhân dịp này em cũng xin được bày tỏ lòng biết ơn tới gia đình và người
thân đã giúp đỡ và động viên em trong suốt thời gian học tập và rèn luyện tại trường.
Cuối cùng em xin kính chúc các thầy giáo, cô giáo trong khoa Chăn nuôi
Thú y luôn luôn mạnh khỏe, hạnh phúc và đạt được nhiều thành công trong giảng
dạy và trong nghiên cứu khoa học.
Em xin trân trọng cảm ơn!
Thái Nguyên, 29 tháng 12 năm 2017

Sinh viên

Nguyễn Thị Thảo Yến


2

LỜI NÓI ĐẦU
Thực tập tốt nghiệp là giai đoạn rất quan trọng đối với mỗi sinh viên trước
khi ra rường. Đây là khoảng thời gian giúp sinh viên hệ thống lại kiến thức đã học ở
trường lớp để áp dụng vào thực tiễn. Đồng thời, rèn luyện tác phong làm việc khoa
học, đúng đắn, tạo lập tư duy sáng tạo để trở thành những kỹ sư thật sự, có trình độ
và năng lực làm việc, góp phần vào xây dựng và phát triển nông thôn nói riêng và
đất nước nói chung.
Xuất phát từ những thực tế trên, được sự nhất trí của Nhà trường, Ban Chủ
nhiệm khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên và sự hướng
dẫn dìu dắt của cô giáo hướng dẫn Phan Thị Hồng Phúc cũng như sự tiếp nhận của
Bệnh xá thú y cộng đồng khoa Chăn nuôi Thú y, em đã thực hiện đề tài: “Thực
hiện các phương pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá thú y
trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên" .
Mặc dù đã cố gắng rất nhiều nhưng do bước đầu làm quen với công tác nghiên
cứu khoa học, kiến thức chuyên môn chưa sâu, kinh nghiệm thực tế chưa nhiều và
thời gian thực tập ngắn nên bản khoá luận của em không tránh khỏi những hạn chế,
thiếu sót. Em rất mong nhận được những ý kiến đóng góp quý báu từ thầy cô cùng
các bạn bè đồng nghiệp để bản khoá luận của em được hoàn thiện hơn.


3

DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT

P.O (Per Os):

Đường uống.

S.C (Subcutaneous injection):

Tiêm dưới da

I.M (Intranmuscular):

Tiêm bắp

I.V(Intravenous):

Tiêm tĩnh mạch

TT:

Thể trọng


4

DANH MỤC CÁC BẢNG
Trang
Bảng 3.1: Phác đồ điều trị bệnh ở chó tại bệnh xá thú y...........................................39
Bảng 4.1. Tình hình hoạt động của bệnh xá Thú y cộng đồng ................................46
Bảng 4.2. Số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá Thú y .........................47
Bảng 4.3. Nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y ...............................49
Bảng 4.4. Một số bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú Y ...................................51

Bảng 4.5. Kết quả điều bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở chó do Parvo vi
rút.......54
Bảng 4.6. Kết quả điều trị bệnh Sài sốt ở chó do Care vi rút gây ra ........................56
Bảng 4.7. Kết quả điều trị chó nhiễm ký sinh trùng .................................................57
Bảng 4.8. Kết quả điều trị chó mắc bệnh đường tiêu hóa .........................................58
Bảng 4.9 Kết quả điều trị chó mắc bệnh đường hô hấp ............................................59


55

DANH MỤC CÁC HÌNH
Hình 4.1. Biểu đồ tỷ lệ mắc của nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá
thú y ..........................................................................................................49
Hình 4.2. Biểu đồ tỷ lệ khỏi của nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá
thú y ..........................................................................................................50


66

MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN ............................................................................................................ i
LỜI NÓI ĐẦU .......................................................................................................... ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT .....................................................................
iii DANH MỤC CÁC BẢNG ......................................................................................
iv MỤC LỤC ................................................................................................................
vi

Phần

1:


MỞ

ĐẦU

......................................................................................................1
1.1. Đặt vấn đề .........................................................................................................1
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề .................................................................1
1.2.1 Mục đích ......................................................................................................1
1.2.2 Yêu cầu ........................................................................................................2
Phần 2: TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU...................................................................3
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập .............................................................................3
2.1.1. Điều kiện tự nhiên ......................................................................................3
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội ...........................................................................4
2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp .................................................................6
2.1.4. Mô tả về Bệnh xá Thú y cộng đồng ...........................................................8
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ..................................................................................8
2.1.6. Cơ cấu, tổ chức của bệnh xá.......................................................................9
2.1.7. Cơ sở vật chất .............................................................................................9
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước .....................................................9
2.2.1.Hiểu biết chung về loài chó .........................................................................9
2.2.2. Đặc điểm sinh lý của chó .........................................................................21
2.2.3. Các chỉ tiêu lâm sàng chính của chó ........................................................24
2.3. Một số bệnh thường gặp ở chó .......................................................................25
2.3.1. Bệnh về hệ tiết niệu, sinh dục ..................................................................30
2.3.2. Bệnh hệ hô hấp .........................................................................................31
2.3.3. Bệnh Ký sinh trùng...................................................................................33
2.3.4. Bệnh về hệ thần kinh, vận động ...............................................................34



77

Phần 1
Phần 3: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH .........38
3.1. Đối tượng ........................................................................................................38
3.2. Địa điểm và thời gian tiến hành ......................................................................38
3.3. Nội dung thực hiện .........................................................................................38
3.4. Các chỉ tiêu và phương pháp thực hiện ..........................................................38
3.4.1. Các chỉ tiêu theo dõi .................................................................................38
3.4.2. Phương pháp theo dõi (hoặc thu thập thông tin) ......................................38
3.4.3. Phương pháp chẩn đoán bệnh...................................................................40
3.4.4. Phương pháp xử lý số liệu ........................................................................41
Phần 4: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC............................................................................42
4.1. Công tác phục vụ sản xuất trong thời gian thực tập tại cơ sở.........................42
4.2. Tình hình hoạt động của bệnh xá Thú y cộng đồng, trường Đại học Nông
Lâm Thái Nguyên ..................................................................................................45
4.3. Thống kê số lượng chó đến tiêm phòng vắc xin tại bệnh xá thú y, trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên .................................................................................47
4.4. Nhóm các bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y .....................................48
4.5. Một số bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y ..........................................50
4.6. Kết quả điều trị một số bệnh thường gặp ở chó tại bệnh xá Thú y trường Đại
học Nông Lâm Thái Nguyên .................................................................................53
4.6.1. Kết quả điều trị bệnh viêm dạ dày ruột truyền nhiễm ở chó do Parvo vi
rút........................................................................................................................53
4.6.2. Kết quả điều trị bệnh Sài sốt ở chó do Care vi rút gây ra ........................54
4.6.3.Kết quả điều trị bệnh do ký sinh trùng ......................................................56
4.6.4. Kết quả điều trị bệnh đường tiêu hóa .......................................................58
4.6.5. Kết quả điều trị bệnh hô hấp ....................................................................58
Phần 5: KẾT LUẬN VÀ ĐỀ NGHỊ .......................................................................60
5.1. Kết luận ...........................................................................................................59

5.2. Đề nghị............................................................................................................61
TÀI LIỆU THAM KHẢO ......................................................................................62


88

Phần 1
MỞ ĐẦU
1.1. Đặt vấn đề
Chó là một trong những loài vật sống gần gũi và thân thiện với con người.
Ngày nay nuôi chó không vì mục đích giữ nhà mà có thể giải trí, phục vụ cho
nghiên cứu khoa học, học tập, phục vụ cho công tác an ninh quốc phòng… Hiện
nay, do nhu cầu và sở thích của con người, số lượng và giống chó ở Việt Nam ngày
càng đa dạng phong phú. Bên cạnh đó, việc nuôi dưỡng và chăm sóc sao cho những
chú chó cưng được khỏe mạnh cũng là mối quan tâm của chủ nuôi. Mặc dù, đã có
vắc xin phòng bệnh, thuốc điều trị nhưng bệnh trên chó vẫn xảy ra và ngày càng có
những diễn biến phức tạp.
Bệnh xá Thú y trường Đại học Nông Lâm được xây dựng từ năm 2013 nhằm
phục vụ cho công tác thực hành, thực tập của sinh viên trong khoa. Từ tháng 4 năm
2016, bệnh xá thú y chính thức đưa vào hoạt động khám chữa bệnh cho động vật
cảnh trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên và các tỉnh lân cận, mặc dù mới đi vào hoạt
động nhưng bệnh xá Thú, khoa Chăn nuôi Thú y đã được chủ các thú cưng biết đến
và đưa thú cưng vào chăm sóc, khám chữa bệnh tại đây ngày một đông.
Xuất phát từ tình hình thực tế trên, được sự đồng ý của BCN khoa, giáo viên
hướng dẫn và cơ sở thực tập em tiến hành thực hiện chuyên đề: “Thực hiện các
biện pháp chẩn đoán và điều trị bệnh cho chó tại bệnh xá Thú y trường Đại học
Nông Lâm Thái Nguyên”.
1.2. Mục đích và yêu cầu của chuyên đề
1.2.1 Mục tiêu
- Xác định được tình hình nhiễm các bệnh trên chó đến khám tại bệnh xá Thú

Y, trường Đại học Nông Lâm Thái Nguyên.
-Biết cách chẩn đoán, phòng và trị bệnh cho chó đến khám và chữa bệnh tại
bệnh xá.


29
Phần 2
1.2.2 Yêu cầu
- Làm quen với công tác khám chữa bệnh tại bệnh xá
- Biết cách chăm sóc, nuôi dưỡng, vệ sinh phòng bệnh cho chó khám chữa
bệnh tại bệnh xá.
- Xác định được tỷ lệ nhiễm các bệnh trên chó đến khám tại bệnh xá
- Biết cách phòng, chuẩn đoán và trị bệnh cho chó đến khám tại bệnh xá.


21
0

Phần 2
TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU
2.1. Điều kiện cơ sở nơi thực tập
2.1.1. Điều kiện tự nhiên
1.1.1.1. Vị trí địa lý
Bệnh xá Thú y khoa Chăn nuôi Thú y trường Đại học Nông Lâm Thái
Nguyên nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, tỉnh Thái
Nguyên. Cách trung tâm thành phố khoảng 6 km về phía Tây. Ranh giới của xã
được xác định như sau:
Vị trí của bệnh xá
- Phía Đông giáp khu Hoa viên cây cảnh thuộc Khoa Nông Học.
- Phía Tây giáp vườn ươm khoa Lâm Nghiệp

- Phía Nam giáp đường dân sinh vào khu Giáo dục quốc phòng và trại gia
cầm khoa Chăn nuôi Thú y
- Phía Bắc giáp khu cây trồng cạn khoa Nông học.
1.1.1.2. Điều kiện khí hậu
Bệnh xá Thú Y khoa Chăn nuôi thú y trường Đại học Nông lâm Thái Nguyên
nằm trên địa bàn xã Quyết Thắng, thành phố Thái Nguyên, vì vậy khí hậu của Bệnh
xá thú y cộng đồng mang tính chất khí hậu đặc trưng của tỉnh Thái Nguyên đó là
khí hậu nhiệt đới và á nhiệt đới với hai mùa rõ rệt.
0

Mùa mưa kéo dài từ tháng 5 - 10, nhiệt độ trung bình dao động từ 25 – 30 C,
ẩm độ trung bình từ 80 – 85 %, lượng mưa trung bình là 155mm/tháng tập trung
chủ yếu vào các tháng 5, 6, 7, 8. Với khí hậu như vậy trong chăn nuôi cần chú ý tới
công tác phòng chống dịch bệnh cho đàn vật nuôi.
Mùa khô kéo dài từ cuối tháng 10 đến tháng 4 năm sau. Trong các tháng này
0

khí hậu lạnh và khô, nhiệt độ dao động từ 13 – 26 C, độ ẩm từ 75 – 85 %. Về mùa
đông còn có gió mùa Đông Bắc gây rét và có sương muối ảnh hưởng xấu đến cây
trồng và vật nuôi.


45

1.1.1.3. Điều kiện đất đai
Xã Quyết Thắng có tổng diện tích là 1.292,78 ha, trong đó:
Diện tích đất trồng lúa và hoa màu: 565 ha.
Diện tích đất lâm nghiệp: 199 ha.
Diện tích đất chuyên dùng: 170 ha.
Diện tích đất của xã Quyết Thắng lớn. Trong đó chủ yếu là đất đồi bãi, độ

dốc lớn, thường xuyên bị xói mòn, rửa trôi nên độ màu mỡ kém, dẫn đến năng suất
cây trồng thấp, việc canh tác gặp nhiều khó khăn. Cùng với sự gia tăng dân số, xây
dựng cơ sở hạ tầng,…diện tích đất nông nghiệp và đất hoang hóa có xu hướng ngày
một giảm, gây khó khăn trong phát triển chăn nuôi. Chính vì thế, trong những năm
tới cần có sự kết hợp chặt chẽ giữa ngành trồng trọt và chăn nuôi để nâng cao hiệu
quả kinh tế sản xuất ngành nông nghiệp.
2.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.1.2.1. Tình hình xã hội
- Dân cư: Xã Quyết Thắng có tổng dân số là 10500 người với 2700 hộ.
Quyết Thắng là xã nằm trên địa bàn thành phố Thái Nguyên có rất nhiều dân tộc
cùng tham gia sinh sống. Đại đa số là dân tộc Kinh, Tày, Nùng, Sán Dìu,…
- Y tế: Trạm y tế mới của xã được khánh thành và hoạt động từ tháng 6/2009
với nhiều trang thiết bị hiện đại; là nơi thường xuyên khám chữa bệnh, chăm sóc
sức khỏe cho người dân, đặc biệt là người già, phụ nữ và trẻ em.
- Giáo dục: Địa bàn xã là nơi tập trung nhiều trường học lớn và trụ sở chính
của Đại học Thái Nguyên và các trường thành viên như: Trường Đại học Nông lâm
Thái Nguyên, trường đại học Khoa học, đại học Công nghệ thông tin, Đại học Kinh
tế và quản trị kinh doanh.... cùng một số trường Trung học phổ thông vùng cao Việt
Bắc và các trường trung học cơ sở, trường tiểu học khác. Đây là điều kiện thuận lợi
giúp cho trình độ dân trí của người dân được nâng lên rõ rệt, chất lượng dạy và học
ngày càng được nâng cao. Trong những năm vừa qua, xã đã hoàn thành chương trình
giáo dục phổ cập trung học cơ sở.


45

- An ninh chính trị: Xã có dân cư phân bố không đồng đều, gây ra không ít
khó khăn cho phát triển kinh tế cũng như quản lý xã hội. Khu vực các nhà máy,
trường học, trung tâm tập trung đông dân cư, nhiều cư dân từ nhiều nơi đến cư trú,
học tập và làm việc nên việc quản lý xã hội ở đây khá phức tạp.

2.1.2.2. Tình hình kinh tế
Quyết Thắng là một xã trực thuộc thành phố Thái Nguyên, có cơ cấu kinh tế
đa dạng với nhiều thành phần kinh tế hoạt động đồng thời. Các ngành kinh tế Công
nghiệp - Nông nghiệp - Dịch vụ luôn có mối quan hệ hữu cơ hỗ trợ, thúc đẩy nhau
cùng phát triển. Cơ cấu kinh tế nhiều thành phần đang có sự chuyển dịch từ nông
nghiệp sang các ngành công nghiệp và dịch vụ.
Về sản xuất nông nghiệp: Khoảng 80% số hộ dân sản xuất nông nghiệp với
sự kết hợp hài hòa giữa 2 ngành trồng trọt và chăn nuôi.
Về Lâm nghiệp: Xã tiến hành việc trồng cây gây rừng phủ xanh đất trống đồi
trọc. Hiện nay đã phủ xanh được phần lớn diện tích đất trống đồi trọc của xã. Đã có
một phần diện tích đến tuổi được khai thác.
Về dịch vụ: Đây là một ngành mới đang có sự phát triển mạnh, tạo thêm việc
làm và góp phần tăng thu nhập cho người dân.
Nhìn chung, kinh tế của xã đang trên đà phát triển. Tuy nhiên, quy mô sản
xuất còn nhỏ, chưa có sự quy hoạch chi tiết. Theo thống kê, đối với hộ sản xuất
nông nghiệp, thu nhập bình quân lương thực là 300 kg/người/năm; tổng thu nhập
bình quân trên 650.000 đồng/người/tháng. Chăn nuôi với quy mô nhỏ mang tính
chất tận dụng là chủ yếu. Xã đang chủ trương xây dựng mô hình chăn nuôi với quy
mô lớn, đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của người tiêu dùng.
Đời sống văn hóa, tinh thần của nhân dân trong những năm gần đây được
nâng lên rõ rệt. Hệ thống điện nước được nâng cấp, cung cấp tới tất cả các hộ dân.
Đường giao thông được bê tông hóa tới từng ngõ xóm. Nhận thức và trình độ dân trí
của người dân được nâng cao. Các tệ nạn xã hội được đẩy lùi. Chương trình kế
hoạch hóa gia đình được đẩy mạnh. Hầu hết các hộ gia đình đều có phương tiện
nghe nhìn như: ti vi, đài, báo,…Đây là điều kiện thuận lợi để người dân nắm bắt kịp
thời chủ trương đường lối chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các thông
tin khoa học kỹ thuật để phục vụ đời sống sinh hoạt hàng ngày.


61

3

2.1.3. Tình hình sản xuất nông nghiệp
2.1.3.1. Ngành trồng trọt
Trồng trọt đóng vai trò chủ đạo và là nguồn thu chủ yếu của nhân dân xã
Quyết Thắng. Vì vậy, ngành trồng trọt được người dân đặc biệt quan tâm và phát
triển. Với diện tích đất trồng lúa và hoa màu lớn, đây là điều kiện thuận lợi cho việc
phát triển nông nghiệp. Để nâng cao năng suất và thu nhập, người dân nơi đây đã
thực hiện thâm canh tăng vụ (2 vụ/năm), đồng thời đưa các giống lúa mới có phẩm
chất cao vào sản xuất. Ngoài ra, xã còn trồng ngô, khoai, đỗ, lạc…và một số cây
hoa màu khác được trồng xen canh tăng vụ khoai, đỗ, lạc…và một số cây hoa màu
khác được trồng xen canh tăng vụ nhằm cải thiện đời sống sinh hoạt hàng ngày.
Diện tích đất trồng cây ăn quả của xã khá lớn nhưng còn thiếu tập trung,
chưa được thâm canh nên năng suất thấp. Sản xuất còn mang tính tự cung tự cấp.
Trong những năm gần đây, xã còn phát triển nghề trồng cây cảnh. Đây là nghề đã
và đang tạo ra nguồn thu nhập lớn cho người dân.
Về phát triển lâm nghiệp: Việc giao đất, giao rừng tới tay các hộ gia đình đã
khuyến khích, nâng cao trách nhiệm của người dân trong việc trồng và bảo vệ rừng.
Chính vì vậy, đất trống đồi trọc đã được phủ xanh cơ bản; diện tích rừng mới trồng
được chăm sóc, quản lý tốt.
2.1.3.2. Ngành chăn nuôi
Trong những năm gần đây việc phát triển ngành chăn nuôi trên địa bàn xã
luôn được sự quan tâm chỉ đạo của các cấp các ngành, người dân tích cực tham gia
vào phát triển chăn nuôi, tận dụng các sản phẩm của ngành trồng trọt vào chăn nuôi
làm giảm chi phí chăn nuôi, tăng giá trị của sản phẩm, tăng thu nhập cho người dân.
- Chăn nuôi trâu bò: Hiện nay, trên địa bàn xã có tổng số trâu bò trên 2000
con. Trong đó, tổng đàn trâu chiếm chủ yếu. Đàn trâu bò được người chăn nuôi
chăm sóc khá tốt, công tác tiêm phòng đã được người dân chú trọng hơn. Chính vì
vậy, trong những năm gần đây không có dịch bệnh xảy ra trên địa bàn xã. Bên cạnh
đó, sự làm việc tận tụy, chu đáo của cán bộ thú y xã đã tư vấn cho người chăn nuôi

nên chuồng trại đã được xây dựng tương đối khoa học, công tác vệ sinh thú y cũng


61
4

đã được tăng cường giúp cho đàn trâu bò của xã ít mắc bệnh ngay cả trong vụ đông
xuân. Tuy nhiên, việc chăn nuôi trâu bò theo hướng công nghiệp của xã chưa được
người dân chú trọng.
- Chăn nuôi lợn : Tổng đàn lợn của xã có khoảng trên 3000 con. Trong chăn
nuôi lợn, công tác giống đã được quan tâm, chất lượng con giống tốt. Nhiều hộ gia
đình nuôi lợn giống Móng Cái, Yorkshire, Landrace nhằm chủ động con giống và
cung cấp lợn giống cho các hộ dân lân cận. Tuy nhiên, hiện nay trên địa bàn xã vẫn
còn một số hộ dân chăn nuôi lợn theo phương thức tận dụng các phế phụ phẩm của
ngành trồng trọt và TĂ thừa nên năng suất chăn nuôi không cao.
- Chăn nuôi gia cầm: Ngành chăn nuôi gia cầm của xã chiếm một vị trí quan
trọng trong việc phát triển ngành nông nghiệp. Trong đó, chăn nuôi gà chiếm chủ
yếu với 90 % tổng đàn gia cầm, tiếp đến là chăn nuôi vịt.
Một số hộ gia đình đã mạnh dạn đầu tư vốn xây dựng trang trại chăn nuôi
quy mô lớn, áp dụng các tiến bộ KHKT vào sản xuất, thực hiện tốt quy trình phòng
bệnh nên năng suất chăn nuôi tăng lên rõ rệt; tạo ra nhiều sản phẩm thịt, trứng và
con giống có chất lượng tốt; nâng cao hiệu quả kinh tế. Tuy nhiên vẫn còn một số
hộ gia đình áp dụng phương thức chăn thả tự do, không có ý thức phòng bệnh cho
gia cầm nên dịch bệnh xảy ra đã gây thiệt hại kinh tế và trở thành nơi phát tán mầm
bệnh nguy hiểm.
- Tình hình nuôi chó: Đối với tỉnh Thái Nguyên, theo số liệu thống kê, tổng
đàn chó của tỉnh trên 3000 nghìn con. Được sự chỉ đạo của Bộ Nông Nghiệp và
PTNT và sự hỗ trợ của các tổ chức quốc tế, tỉnh Thái Nguyên nỗ lực triển khai các
biện pháp phòng, chống bệnh dại và các bệnh truyền nhiễm trên địa bàn. Qua đó, đã
góp phần nâng cao tỷ lệ tiêm phòng vắc xin xây dựng các mô hình quản lý đàn chó

phòng chống bệnh dại; đẩy mạnh công tác tuyên truyền thông tin nâng cao nhận
thức của các cấp chính quyền địa phương, mọi tầng lớp nhân dân về tính chất nguy
hiểm của bệnh dại và các biện pháp chủ động phòng, chống để hạn chế mức thấp
nhất thiệt hại do bệnh dại gây ra. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được, công


81
5

tác phòng, chống bệnh dại trên địa bàn tỉnh còn gặp nhiều khó khăn như: dân cư tán
rải rác, phần lớn đàn chó nuôi đều phương pháp thả rông, không xích nhốt; nhận
thức của người dân về bệnh dại còn hạn chế, chưa nhận thức được tính chất nguy
hiểm của bệnh dại, không chấp hành tiêm phòng dại cho chó; khi bị chó cắn không
báo cáo chính quyền địa phương, cơ quan Thú y, y tế để kiểm tra giám sát, chủ quan
không đến các cơ quan y tế để điều trị dự phòng mà đi thử và điều trị bằng các loại
thuốc trong dân gian……khiến cho bệnh dại vẫn đang lưu hành và lây lan dịch bệnh
trên địa bàn tỉnh.
Ngoài việc phát triển chăn nuôi trâu, bò, lợn, gà, nhiều hộ gia đình còn đào
ao thả cá, trồng rừng kết hợp với nuôi ong lấy mật, nuôi hươu lấy nhung và một số
loài vật nuôi khác để tăng thu nhập, cải thiện đời sống.
- Công tác thú y: Trong những năm gần đây, lãnh đạo và cán bộ thú y xã rất
quan tâm tới công tác thú y. Hàng năm, xã tổ chức tiêm phòng cho đàn vật nuôi 2
lần trong một năm trên địa bàn toàn xã. Ngoài việc đẩy mạnh công tác phòng bệnh,
cán bộ thú y xã còn chú trọng tới công tác kiểm dịch, không để xảy ra các dịch bệnh
lớn trên địa bàn xã. Tuy nhiên, cần đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền lợi ích
của công tác vệ sinh thú y, giúp người dân hiểu và chấp hành tốt Pháp lệnh thú y,
hạn chế tối đa rủi ro dịch bệnh, tăng năng suất chăn nuôi và nâng cao hiệu quả kinh
tế.
2.1.4 . Mô tả về Bệnh xá Thú y cộng đồng
Bệnh xá Thú y cộng đồng trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú y, Trường Đại học

Nông Lâm Thái Nguyên được xây dựng từ nằm 2013. Từ năm 2014 đến năm 2015
bệnh xá chủ yếu phục vụ công tác thực hành, thực tập cho sinh viên trong khoa. Từ
năm 2016 đến nay, ngoài công tác phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, bệnh
xá thực hiện nhiệm vụ mới là tư vấn, khám chữa bệnh cho gia súc, gia cầm cho bà
con quanh vùng.
2.1.5. Chức năng, nhiệm vụ
- Phục vụ thực hành, thực tập cho sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu
sinh.
- Tư vấn, khám chữa bệnh và các dịch vụ về CNTY cho gia súc, gia cầm.


81
6

2.1.6. Cơ cấu, tổ chức của bệnh xá
Bệnh xá trực thuộc khoa Chăn nuôi Thú Y, do trực tiếp trưởng khoa quản lý
và điều hành. Cán bộ làm trực tiếp tại bệnh xá có 3 người: 2 bác sĩ thú y và một
nhân viên phục vụ. Ngoài ra còn có mặt thường xuyên của 3 sinh viên thực tập tốt
nghiệp và các nhóm sinh viên rèn nghề.
2.1.7. Cơ sở vật chất
2

Bệnh xá được xây dựng trên tổng diện tích 300 m . Gồm 9 phòng chức năng:
Phòng bệnh xá trưởng, phòng trực, phòng họp chung, kho vật tư, phòng khám tổng
quát, phòng tư vấn và điều trị, phòng chẩn đoán xét nghiệm, phòng mổ, phòng lưu
trú gia súc bệnh. Bệnh xá có đầy đủ những thiết bị để phục vụ các hoạt động về
chăm sóc chẩn đoán bệnh cho thú cưng như máy siêu âm, xét nghiệm máu, máy khí
dung, kính hiển vi, tủ lạnh, tủ ấm, máy sấy, đèn mổ và nhiều dụng cụ hỗ trợ khác.
Từ năm 2016, ngoài công tác chẩn đoán, phòng và điều trị, bệnh xá còn thực
hiện các dịch vụ làm đẹp cho thú cưng như tạo mí, cắt tai, tắm, tỉa lông, cắt móng,

vệ sinh tai, dịch vụ ký gửi thú cưng, dịch vụ khám sức khỏe định kỳ, triệt sản…..
2.2. Tổng quan nghiên cứu trong và ngoài nước
2.2.1. Hiểu biết chung về loài chó
2.2.1.1. Một số giống chó địa phương
Ở Việt Nam hiện nay có rất nhiều giống chó địa phương và chó nhập nội,
phổ biến nhất vẫn là chó Phú Quốc đại diện cho giống chó địa phương và chó Béc
Giê đại diện cho chó nhập nội
Nhóm chó ta hay chó nội địa được người dân thuần hóa và nuôi dưỡng cách
đây 3.000 – 6.000 năm trước công nguyên. Theo Nguyễn Văn Thanh và cs (2011)
[33], ở nước ta có tập quán nuôi chó thả rông vì thế sự phối giống một cách tự nhiên
giữa các giống chó kết quả là tạo ra nhiều thế hệ con lai với đặc điểm ngoại hình rất
đa dạng và nhiều tên gọi dựa vào màu sắc bộ lông và từng địa phương để gọi tên.
* Giống chó vàng
Giống chó Vàng này được nuôi ở nhiều nơi trên cả nước. Bộ lông của giống
chó Vàng thường có màu vàng , trước ngực có 1 vệt lông màu trắng. Tai nhỏ , thẳng


17
10

đứng. Tầm vóc trung bình, cao 50 – 55cm. Khi trưởng thành giống chó này cân nặng
từ
12 – 18kg/con. Chó cái thành thục sinh dục sớm hơn chó đực , ở chó cái thành thục
khi được 12 -14 tháng tuổi, ở chó đực thì từ 16 – 18 tháng tuổi. Giống chó Vàng
được nuôi chủ yếu ở nước ta với mục đích giữ nhà, săn thú và làm thực phẩm.
* Chó Lào
Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], giống chó Lào thường gặp ở vùng trung du ,
miền núi. Giống chó Lào có bộ lông xồm, màu hung, có 2 vệt trắng trên mí
mắt. Tầm vóc lớn hơn, cao 60 – 65cm. Khi trưởng thành nặng từ 18 25kg/con. Tuổi thành thục: con đực từ 16 – 18 tháng tuổi, con cái từ 13 – 15 tháng
tuổi. Khi trưởng thành chó cái mỗi lứa đẻ được từ 4 -6 con /1 lứa

* Chó H’Mông
Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], sống ở miền núi cao, có tầm vóc lớn hơn chó
Vàng. Cao 55 - 60 cm, nặng 18 - 20kg, được dùng để giữ nhà và săn thú. Chó cái đẻ
trung bình mỗi lứa 6 con.


Chó H Mông cộc đuôi có đặc điểm kích thước bề ngoài cũng tương đương
với dòng chó ta hay còn gọi là chó kiến, nhưng giống chó này có một số đặc điểm
nổi bật đó là: Cái tên của chúng phần nào cũng đã nói lên đặc điểm hình dáng của


chó H Mông cộc đuôi, đuôi chó không có, bị cộc đuôi hay có cũng chỉ là 1 hoặc 2
đốt đuôi mà thôi. Chó H’Mông cộc đuôi có tầm vóc trung bình, toàn thân cơ bắp và
đậm chắc, hơi dài, có khung xương rộng, đầu to và ánh mắt biểu cảm. Tổng thể một
con chó H’Mông cộc đuôi có thể hình hơi góc cạnh, thiếu các nét thanh tú và mềm
mại nhưng luôn bộc lộ các đặc điểm về thể lực rất tốt, cũng như khả năng chịu đựng
các điều kiện thời tiết khắc nghiệt. Sự khác biệt về hình thể giữa hai giới là không
lớn. Chó cái có thể hình không thua kém nhiều so với chó đực, ngoại trừ kích thước
hơi nhỏ hơn và các đường nét của đầu mềm mại hơn.
* Chó Bắc Hà
Theo Hoàng Nghĩa (2005) [22], chúng là loại chó lông xù, cổ gáy thường
bờm lông mọc rất tốt giống như bờm sư tử . Lông đuôi hình bông lau hay đuôi sóc .
Với 2 đặc điểm nổi bật này, chó Bắc Hà thực sự là một loại chó đẹp và nhiều nơi họ
còn cho rằng đây là loại chó mang tính phong thủy.


18
10

Nhìn chung, chúng có những đặc điểm chính về ngoại hình như sau:

Là giống chó có kích thước trung bình. Chiều dài thân hơi dài hơn chiều cao,
khung xương gọn gàng. Có bộ lông dài, lớp lông dày, đôi tai vểnh, đuôi xù (đuôi
bông, dạng đuôi sóc) xoăn cuộn trên lưng hoặc buông thõng xuống quá kheo chân.
Có bộ lông cổ và vai dài tạo thành bờm cổ cách biệt với lông trên thân. Có các màu
lông khác nhau như trắng, đen, vàng, vện, xám, khoang. Một số cá thể có màu hung
đỏ. Chó đực có chiều cao: 57 – 65 cm, chó cái có chiều cáo 52 – 60 cm, nặng 25 –
35kg.
* Chó Phú Quốc
Theo Lê Văn Thọ (1997) [37], chó Phú Quốc là một loại chó riêng của
đảo Phú Quốc, Việt Nam. Theo những cư dân lâu năm của Phú Quốc, chó Phú
Quốc thuần chủng có vòng xoáy trên lưng với bốn màu cơ bản: đốm, đen, vàng và
vện (sọc); tuy nhiên ngày nay màu lông đã có nhiều sự lai tạp. Chó Phú Quốc
trưởng thành cao 60 – 65 cm, nặng khoảng 20 – 25 kg với một cái đầu nhỏ, cổ dài,
mỏm dài và chóp nhọn, tai dài, mỏng và có những chấm trên lưỡi. Chó Phú Quốc
biết đào hang để đẻ và có biệt tài săn thú, bơi dưới nước giỏi như rái cá nhờ chân có
màng như chân vịt và bộ lông mượt sát (1–2 cm) rất ngắn nên khi ướt chó Phú Quốc
chỉ cần lắc mình vài lượt là nước sẽ bắn đi, do đó lông sẽ nhanh khô, chó cái đẻ
trung bình mỗi lứa 5 con.
2.2.1.2. Các giống chó nhập ngoại
Nhóm chó cảnh
Chó Chihuahua
Đây là giống chó lâu đời nhất ở châu Mỹ và là giống chó có thân hình nhỏ
nhất trong mọi loài chó trên thế giới. Có nguồn gốc từ Mexico nhưng dường như
chúng lại được thế giới biết đến nhờ công của những người Trung Quốc. Tên của
giống chó này được lấy từ tên của bang Chihuahua của Mexico, nơi mà các nhà
thám hiểm đã tìm ra chúng. Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1992) [15],
Chihuahua là giống chó nhỏ con có đầu tròn và mõm ngắn. Nó có đôi mắt to tròn,
màu sẫm gần như đen, đôi khi là màu đỏ ruby sẫm. Đôi tai đặc hiệu to đùng luôn
giữ vểnh. Cún con của Chihuahua ở phần thóp trên đỉnh đầu có một hõm mềm. Lỗ
thủng này khi cún lớn lên sẽ được xương sọ che phủ hết. Thân hình chắc chắn, dài

hơn so với chiều cao, đuôi uốn cong trên lưng hoặc vắt sang một bên.


12

Ở Việt Nam rất phổ biến loài lông ngắn, tuy vậy ở nước ngoài cả hai loại
lông ngắn, lông dài đều được coi trọng như nhau. Màu lông thường có các loại màu
vàng cát, nâu hạt dẻ, màu bạc, xanh thép, nâu nhạt. Tuy nhiên, các màu khác cũng
đều được chấp nhận, kể cả màu đen nâu và pha trộn lẫn các màu. Loài chó này khá
khỏe mạnh so với thân hình mảnh dẻ của chúng. Chúng có lưng bằng và 4 chân
thẳng, chiều cao khoảng 15 – 23 cm, nặng từ 1 – 3 kg.
Chó Bắc Kinh
Chó Bắc Kinh được coi là những con chó thiêng liêng, thần thánh mà được
kính trọng như theo một truyền thuyết về sư tử đá Trung Quốc với khả năng xua
đuổi tà ma cho gia chủ.
Theo Phạm Sỹ Lăng và Phan Địch Lân (1992) [15], chó Bắc Kinh là một
giống chó nhỏ, cân đối, khỏe mạnh. Nó có cơ thể săn chắc, vững vàng, chiều dài hơi
nhỉnh hơn chiều cao. Đầu thủ lớn so với phần còn lại của cơ thể, mặt gãy khá rõ rệt.
Phần trước của khuôn mặt nhẵn, bằng phẳng. Mõm rộng, dày phía dưới đuôi mắt
chia thành hai phần trên và dưới của khuôn mặt. Da mõm màu đen. Mũi đen rộng
và ngắn. Hàm dưới hơi trề với cặp xương hàm khỏe, rộng. Đôi mắt tròn, to, lồi cách
xa nhau với mí mắt đen. Đôi tai ở phía mặt trước của đầu thủ, hình trái tim, buông
thõng sát đầu thủ. Bộ lông của chúng rất rậm nên làm cho thân hình của chúng nhìn
vuông vắn như hình chữ nhật.. Chó Bắc Kinh có cổ ngắn và dày, chân ngắn và
khỏe khoắn. Đuôi cao, hơi cong và cuộn qua lưng. Từ 2 - 4 tháng tuổi, giống chó
này nặng khoảng 1 đến 6 kg và cao từ 13 –23 cm. Khi trưởng thành chúng nặng trên
3 hoặc 5 kg phụ thuộc cả vào lúc nhỏ nhưng chiều cao không tăng đáng kể (có con
cao thêm khoảng 1– 3 cm, nhưng có con chỉ cao thêm 0,3 - 0,8 cm). Chó Bắc Kinh
có tuổi thọ từ 10 đến 15 năm
Chó Bắc Kinh lai Nhật

Chó Bắc Kinh lai Nhật là con lai của chó Bắc Kinh và chó Nhật lông xù (vốn
là hậu duệ của chó Bắc Kinh). Đây là 2 giống chó có nhiều điểm tương đồng về
ngoại hình nên rất nhiều chủ nuôi đã cho phối giống và tạo ra những cá thể chó
Nhật lai Bắc Kinh. Màu lông là điểm khác biệt rõ nét nhất. Chó Bắc Kinh lai Nhật


13

thường chỉ duy nhất màu lông đơn sắc (đơn trắng, vàng kem hoặc nâu đỏ). Nhưng
khi được phối giống lai Nhật, chúng sẽ có thêm một số màu khác như: Đen-Trắng,
Trắng-Vàng, Trắng - Nâu. Tuy nhiên chó Bắc Kinh có màu Trắng và vàng kem hiện
nay khá nhiều nên cần phải dựa thêm một vài điều khác để phân biệt chúng.
Với con bố là chó Nhật thuần chủng, thì chó Bắc Kinh lai Nhật sinh ra sẽ có
thân hình nhỏ hơn và dài hơn. Bốn chân cũng nhỏ và dài hơn, khuôn mặt của chó
Bắc Kinh lai Nhật cũng ít gãy hơn (điều này khá rõ nét, nhìn vào là nhận thấy
ngay), miệng dài và tương đối tròn trĩnh hơn chó Bắc Kinh thuần chủng. Những sự
khác biệt này khó phân biệt khi chúng còn nhỏ, nhưng sẽ rõ hơn khi chúng lớn hơn
3 tháng tuổi.
Cho pug( Carlin )
Chó Pug, hay còn được gọi là pug mặt xệ, là giống chó cảnh nổi tiếng của
Trung Quốc. Giống chó pug được biết đến như những chú chó đặc biệt thích hợp
nuôi trong không gian nhỏ. Chúng cũng nổi tiếng như những “chú hề chuyên
nghiệp” trong thế giới chó vì sở hữu khuôn mặt bánh bao rất ngộ nghĩnh, vui vẻ và
luôn thích “gây chú ý”. Chó pug từ khi xuất hiện đã là giống chó nuôi trong nhà,
nên chúng rất thân thiện, hiền lành và đặc biệt sống rất gần gũi, tình cảm, nên
Pug rất thích hợp nuôi để bầu bạn cho “vui cửa vui nhà”. Thân hình chó Pug to
ngang và được gọi là body “vuông” – chiều cao từ chân đến vai gần bằng chiều dài
từ vai đến mông – và thường nặng không quá 10kg. Đầu của chúng rất lớn, tròn
hình bánh bao, tai lớn, tròn và cụp, đôi mắt rất to tròn và có màu nâu sẫm. Miệng
chó pug rộng, hàm to và khỏe, hàm dưới dài hơn hàm trên nên thường nhô ra bên

ngoài. Mặt chó pug là điểm đáng yêu nhất của chúng, da mặt chúng dày và chảy xệ,
xếp thành nhiều nếp. Mặt pug càng nhiều nếp càng đẹp, chúng là giống chó có
khuôn mặt xệ nhất trong tất cả các giống chó mặt xệ.
Theo Đỗ Hiệp (1994) [10], chó pug có khung xương rộng, vai rộng hơn
hông. Chân ngắn, người to (còn gọi là dáng heo lùn). Cổ to và dày. Nhiều chú chó
Pug mập còn có da chảy xệ ở cổ và chân. Đuôi pug ngắn và thường cuộn tròn trên
lưng. Chúng có bộ lông mỏng, xát da nên mất rất ít công chải chuốt. Trọng lượng
lúc 12 tháng tuổi đạt 9kg.


14

Giống chó Phốc hươu
Chó Phốc hay chó Fox, chó Phốc hươu (Miniature Pinscher) là một
giống chó cảnh, có nguồn gốc ở Đức, được lai tạo từ giống chó sục và German
Pinscher. Trong lịch sử, chó Phốc được sử dụng để săn chuột vì kích thước nhỏ gọn
và sự nhanh nhẹn của mình. Sự ưu điểm của chó Phốc được thể hiện trong các công
việc liên quan đến canh gác, các cuộc thi thố cần có sự nhanh nhẹn. Chó Phốc là
loại chó có kích thước nhỏ, gọn và cơ bắp, chúng có bộ lông bóng mượt và một cơ
thể cân đối với những đường nét thanh thoát, ngực nở, bụng thắt có dáng dấp chó
săn. Chúng cao từ 25 – 30 cm trong đó chó cái cao 25–28 cm, chó cân nặng 5 –
6 kg, chó cái nặng khoảng 4 – 5 kg. Giống chó gọi là Phốc hiện đang nuôi ở Việt
Nam rất nhỏ, chỉ khoảng trên dưới 2 kg là các dòng lai giữa chihuahua và chó Sục.
Điểm cao nhất của vai bằng hoặc cao hơn phần hông một chút. Hai chân
trước thẳng và có treo chiếc móng huyền đề. Bàn chân nhỏ và mềm mại. Mặt chúng
có hình quả xoài như mặt hươu, Chó Phốc có mõm rất khỏe và tỷ lệ với các phần
khác của cơ thể. Hàm răng sắc và khá khoẻ, nên cẩn thận với các đồ vật bé nhỏ vì
chó Phốc rất thích gặm chúng và có thể bị nghẹn, không nên cho chúng ăn quá
nhiều. Mắt có màu sẫm và hình ô van. Tai dựng mỏng còn gọi là tai giấy, tai của
chó Phốc có thể được cắt nhỏ tuỳ theo yêu cầu của chủ, nhưng đuôi thì thường được

bấm từ lúc chúng còn nhỏ. Bộ lông ngắn, mượt của chúng thường có màu đỏ, tuy
vậy đôi khi có thể gặp màu đen, nâu hoặc màu sôcola.
Chó Phốc sóc
Chó Phốc sóc (Pomeranian gọi tắt là Pom) là một giống chó cảnh cỡ nhỏ, có
ngoại hình xinh xắn, có nguồn gốc từ châu Âu, chúng nổi tiếng và được ưa chuộng
bởi ngoại hình bắt mắt của mình. Với tiếng sủa vang rền, dai dẳng không dứt khả
năng cảnh giác cao độ, những con chó này lại có thể trở thành những vật canh giữ
cửa tốt. Những ưu điểm khác của giống chó Pom như trông nhà, rất lanh lợi và có
thể biểu diễn được những kĩ xảo nhỏ trong điều kiện được luyện tập. Chó Pom là
giống chó cỡ nhỏ, kích thước chỉ cỡ bằng một món đồ chơi, chiều cao từ 7-12
inches (18–30 cm), trọng lượng từ 1–3 kg, chúng có cái đầu hình nêm và rất cân


15

xứng với cơ thể, một số con có gương mặt giống như loài cáo, một số con khác lại
giống như búp bê. Đôi mắt chúng hình quả hạnh nhân, to vừa phải và có màu sẫm,
trông rất sáng và thể hiện rõ sự linh lợi và thông minh. Tai chó Phốc sóc nhỏ nhắn,
nhọn dựng thẳng trên đầu, hàm răng hình kéo và cái mũi be bé sẽ cùng màu với bộ
lông. Chúng có cái đuôi xù, trông rất mềm mại và uốn cong lên lưng. Giống chó
này cũng có bộ lông kép dày với lớp ngoài dài, thẳng và hơi cứng còn lớp trong thì
ngắn, mềm và dày. Lớp lông ở vùng cổ và ngực chúng sẽ dài hơn. Nhìn chung trông
chúng nhỏ nhắn xinh xắn, ấm áp và mềm mại. Màu lông của chúng cũng khá đa
dạng: có thể là màu đỏ, cam, kem, trắng, xanh, nâu…………
Chó Toy Poodle
Giống Chó Poodle là giống chó vui vẻ, cực kỳ thông minh, nhạy cảm và rất
dễ huấn luyện. Toy Poodle là một dòng chó Poodle kích cỡ nhỏ nhắn và gọn nhẹ,
chúng có kích thước chiều cao chỉ tầm 25 cm và cân nặng từ 3 - 4 kg. Loài chó này
có phần cơ thể cân đối với chiều dài của chân, bàn chân hình oval nhỏ nhắn. Chúng
có đầu thủ tròn, hộp sọ rộng, mõm nhỏ và tương đối dài, đôi mắt hình bầu dục và có

khoảng cách giữa hai mắt khá xa nhau, màu mắt thường là màu đen hoặc nâu, đôi
tai dài và phẳng mọc thấp hai bên đầu cúp sát vào hai bên má, chiếc đuôi nhỏ dài
thường buông thõng. Giống chó Toy Poodle có một bộ lông ngắn và xoăn, lông dày
và mềm mượt, màu lông của chúng thường là màu đen, xanh xám, màu kem, màu
trắng, màu nâu, nâu đỏ và màu cafe sữa…..
Chó Becgie
Theo Phạm Sỹ Lăng và cs (2006) [16], giống chó Becgie Đức (GSD) là
giống chó có kích thước lớn thuộc nhóm chó chăn gia súc. Là một giống rất thông
minh và linh hoạt, nó được phát triển ở Đức với mục đích ban đầu là bảo vệ và chăn
dắt đàn gia súc. Nó cũng là giống chó rất năng động và là sự lựa chọn tuyệt vời cho
mục đích bảo vệ. Giống chó Becgie Đức có hai lớp lông dày bao phủ giống như hai
chiếc áo khoác. Lớp áo ngoài dày hơn lớp trong và hơi lượn sóng hoặc thẳng tùy
thuộc từng con. Bộ lông của GSD thường có màu nâu pha đen hoặc màu đỏ pha
đen, có độ dài vừa phải và rụng quanh năm. Ngoài ra, còn có một số biến dị màu


16

sắc khác mà chúng ta thường ít gặp đó là đen tuyền, màu trắng hay màu xanh.Cơ
thể của chó Becgie Đức khá cao – trung bình khoảng từ 55,88 cm – 66.04 cm –
tương ứng với chiều dài của nó, trọng lượng 28 – 37 kg. Điều đó mang lại cho chó
Becgie sức mạnh vượt trội hơn so với nhiều giống khác cũng như sự nhanh nhẹn,
linh hoạt. Chó đực có thể phối giống khi 24 tháng tuổi. Chó cái có thể sinh sản khi
18 – 20 tháng. Mỗi năm chó cái đẻ 2 lứa, mỗi lứa 4 – 8 con.
Nhóm chó làm việc
Chó Boxer
Boxer có nguồn gốc từ Đức. Tổ tiên của chúng là hai giống chó thuộc nhóm
chó Ngao của Đức là Bullenbeiszer và Barenbeiszer sau đó chúng được lai tạo giữa
nhiều giống khác nhau. Các giống chó có đặc tính của chó săn với tầm vóc khỏe
khoắn và sự mạnh mẽ của cơ bắp. Tiêu biểu là sự lai tạo với giống Bulldog của

Anh. Trước năm 1904 việc lai tạo diễn ra mất kiểm soát đến khi chuẩn mực của
giống chó này được đặt ra thì đặc điểm nhận dạng mới được thống nhất. Bộ lông
bóng mượt có màu vàng, trắng, nâu đốm vằn vện. Boxer màu trắng không được
công nhận ở một số nơi và dễ mắc bệnh điếc. Mắt có màu sẫm, tối nhưng trông rất
linh hoạt. Mũi có màu đen và hếch để lộ rõ lỗ mũi. Hàm vuông, hàm dưới hơi chìa
ra so với hàm trên, do xương hàm dưới dài hơn xương hàm trên, hai mép cong lên
phía trên. Khi chó ngậm mồm, răng và lưỡi không được hở ra. Đôi tai cực thính, tai
của giống chó này được cắt nhỏ vảo lúc bé. Đuôi thường được bấm cụt từ lúc
khoảng 6 tuần tuổi. Chó đực cao từ 56 – 63 cm, chó cái cao 53 – 61 cm. Cân nặng
của chúng từ 27 – 32 kg, riêng chó cái 24 – 29 kg. Thân hình gọn gàng, mạnh mẽ,
hệ cơ bắp nổi rắn chắc, rất đẹp. Hai chân trước cần phải thẳng và song song với
nhau. Chó sống lâu, khoảng 11 đến 15 năm.
Chó Rottweiler
Rottweiler hay còn gọi là rốt hoặc rotti là một giống chó có nguồn gốc
từ Đức được dùng như loại chó chăn gia súc nhưng thường được huấn luyện để trở
thành chó nghiệp vụ. Chúng còn là những con chó chiến đấu tốt và có khả năng
chịu đựng được các vết thương.


×