Tải bản đầy đủ (.pdf) (254 trang)

Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.41 MB, 254 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

HỌC VIỆN CHÍNH TRỊ QUỐC GIA
HỒ CHÍ MINH

HỌC VIỆN BÁO CHÍ VÀ TUYÊN TRUYỀN

NGUYỄN THỊ THƢƠNG HUYỀN

QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ
ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY

LUẬN ÁN TIẾN SĨ BÁO CHÍ HỌC

Hà Nội – 2018


MỤC LỤC

MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
A. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đã công bố liên quan đến đề tài ........ 10
B. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đã công bố liên quan đến đề tài ....... 12
Chƣơng 1: NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN CHUNG VỀ QUY TRÌNH SẢN
XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI .............................................. 35
1.1. Một số khái niệm cơ bản của vấn đề nghiên cứu.................................. 35
1.2. Đặc điểm và vai trò của báo chí đối ngoại............................................ 41
1.3 Vài nét về các cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay ............ 54
1.4. Quy trình và đặc trƣng của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối
ngoại ở Việt Nam hiện nay .......................................................................... 61
Chƣơng 2: QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI
NGOẠI Ở CÁC CƠ QUAN BÁO CHÍ THUỘC DIỆN KHẢO SÁT ...... 84


- THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN ..................................................... 84
2.1 Thực trạng quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại của một số cơ
quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay............................................... 84
2.2. Đánh giá chung về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở
Việt Nam hiện nay ..................................................................................... 100
Chƣơng 3: PHƢƠNG HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP XÂY DỰNG, HOÀN
THIỆN QUY TRÌNH SẢN XUẤT SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI
Ở VIỆT NAM HIỆN NAY ......................................................................... 139
3.1. Phƣơng hƣớng xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo
chí đối ngoại ............................................................................................... 139
3.2. Giải pháp chủ yếu nhằm xây dựng và hoàn thiện quy trình sản xuất sản
phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay ........................................... 161
KẾT LUẬN .................................................................................................. 180
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ................................................... 182


DANH MỤC BẢNG
Bảng 2.1: Chức danh của bộ phận sản xuất của VTV4 ....................................... 91
Bảng 2.2. Phân công nhiệm vụ các phòng chức năng tại VTV4 ....................... 102
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 2.1. Chuyên ngành tốt nghiệp của phóng viên, biên tập viên cơ quan báo
chí đối ngoại ....................................................................................................... 126
Biểu đồ 2.2. Trình độ lý luận chính trị của phóng viên, biên tập viên cơ quan báo
chí đối ngoại ....................................................................................................... 127
Biểu đồ 2.3. Tỷ lệ nội dung cần đƣợc tăng cƣờng trên báo chí đối ngoại ......... 133
Biểu đồ 2.4. Tỷ lệ hình thức cần đƣợc thay đổi trên báo chí đối ngoại ............. 134
DANH MỤC HÌNH
Hình 1. Cơ chế tâm lý của hoạt động sáng tạo của nhà báo, ............................... 16
xét theo quan điểm hoạt động .............................................................................. 16
Hình 1.1. Quy trình sản xuất sản phẩm của báo in .............................................. 62

Hình 1.2. Quy trình sản xuất của chƣơng trình phát thanh .................................. 64
Hình 1.3. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình ....................................... 65
Hình 1.4. Quy trình sản xuất chƣơng trình truyền hình chi tiết ........................... 66
Hình 1.5. Quy trình sản xuất sản phẩm của báo mạng điện tử ............................ 68
Hình 1.6. Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ................................... 70
Hình 2.1. Các bƣớc trong quy trình sản xuất sản phẩm tại Ban BTTĐN –
TTXVN ................................................................................................................ 85
Hình 2.2. Quy trình sản xuất sản phẩm phát thanh tại Hệ VOV5........................ 88
Hình 2.3. Quy trình sản xuất sản phẩm truyền hình ở VTV4 .............................. 92
Hình 2.4. Biểu mẫu kịch bản đề cƣơng dành cho Chuyên mục trên kênh VTV494
Hình 2.5. Quy trình sản xuất đặc san Hoa Sen (Đài PT-TH Quảng Ninh) .......... 98
Hình 2.6. Giao diện của báo điện tử VietnamPlus ............................................. 122
Hình 3.1: Thống kê và dự báo số lƣợng ngƣời dùng Facebook tại Việt Nam ... 177


DANH MỤC CÁC TỪ VIẾT TẮT
BBT

: Ban biên tập

BTTĐN

: Biên tập tin đối ngoại

BTV

: Biên tập viên

CMS


: Content management system (hệ thống quản lý nội dung)

CHDCND

: Cộng hòa dân chủ nhân dân

CNH-HĐH

: Công nghiệp hóa – Hiện đại hóa

CTV

: Công tác viên

`

ĐTNVN

: Đài Tiếng nói Việt Nam

ĐTHVN

: Đài Truyền hình Việt Nam

PTTH

: Phát thanh truyền hình

PVS


: Phỏng vấn sâu

SPBC

: Sản phẩm báo chí

TBT

: Tổng biên tập

TCSX

: Tổ chức sản xuất

THĐN

: Truyền hình đối ngoại

TKTS

: Thƣ ký tòa soạn

TTĐC

: Truyền thông đại chúng

TTQT

: Truyền thông quốc tế


TTTT

: Thông tin truyền thông

TTXVN

: Thông tấn xã Việt Nam

PV

: Phóng viên

QHQT

: Quan hệ quốc tế

VNEWS

: Truyền hình thông tấn

VNS

: VietnamNews


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Cùng với xu thế hội nhập quốc tế ngày càng đƣợc mở rộng trong tất cả

các lĩnh vực của đời sống xã hội, nhu cầu cung cấp thông tin từ Việt Nam ra thế
giới và đƣa thông tin trên thế giới đến với Việt Nam ngày càng trở nên cấp thiết.
TTĐN là hoạt động thông tin hƣớng vào nhiều đối tƣợng ở nƣớc ngoài cũng nhƣ
trong nƣớc nhằm tạo sự hiểu biết về Việt Nam, xây dựng và quảng bá hình ảnh
đất nƣớc, tranh thủ sự ủng hộ của dƣ luận, đặc biệt là công chúng nƣớc ngoài đối
với sự nghiệp đẩy mạnh CNH, HĐH, hội nhập quốc tế, xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc Việt Nam XHCN, đồng thời xây dựng góc nhìn của dƣ luận trong nƣớc về
tình hình thế giới.
Trong thực tiễn lãnh đạo sự nghiệp cách mạng của đất nƣớc, Đảng và Nhà
nƣớc luôn coi trọng công tác thông tin đối ngoại. Ngày 2/8/2017, Ban Tuyên giáo
Trung ƣơng đã ban hành báo cáo sơ kết 5 năm thực hiện Kết luận số 16 của Bộ
Chính trị (Khóa XI) về “Chiến lược phát triển thông tin đối ngoại giai đoạn 20112020” và Chỉ thị 26-CT/TW của Ban Bí thƣ (khóa X) về công tác thông tin đối
ngoại. Báo cáo nhấn mạnh cần tiếp tục đổi mới, nâng cao hiệu quả công tác thông
tin đối ngoại:
Có kế hoạch sử dụng hiệu quả các chương trình, sản phẩm thông
tin đối ngoại có chất lượng tốt thông qua việc phối hợp, trao đổi giữa các
cơ quan, đơn vị, nhất là của các cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực với
các báo, đài địa phương nhằm tiết kiệm chi phí sản xuất, đồng thời bảo
đảm tính thống nhất trong công tác tuyên truyền đối ngoại. Tận dụng hơn
nữa vai trò của báo chí nước ngoài, chuyên gia, học giả, cá nhân có uy tín
quốc tế trong thông tin đối ngoại. [4, 19]
Các cơ quan truyền thông đại chúng đã tích cực thông tin về các hoạt động
ngoại giao của Đảng và Nhà nƣớc, về quảng bá hình ảnh Việt Nam, về công tác
đối với ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài. Đặc biệt hoạt động của các cơ quan báo chí
đối ngoại đƣợc đánh giá là đã chủ động và đổi mới hơn thông qua các hình thức
nhƣ mở các cơ quan đại diện báo chí, các cơ quan thƣờng trú, các phân xã tại


2


nƣớc ngoài, cử các phóng viên tới hiện trƣờng sự việc nhằm đƣa đến công chúng
những thông tin cập nhật, chính xác và thiết thực.
Tuy nhiên, so với yêu cầu thực tiễn ngày càng sôi động, phong phú, phức
tạp và nhu cầu tiếp nhận thông tin của công chúng, đặc biệt là nhóm công chúng
mục tiêu của thông tin đối ngoại (nhân dân, chính phủ các quốc gia trên thế giới,
ngƣời Việt Nam ở nƣớc ngoài, ngƣời nƣớc ngoài ở Việt Nam), là những ngƣời có
những đặc điểm khác biệt nhƣ địa bàn sinh sống , trình độ học vấn cao, sự lựa
chọn các kênh thông tin đa dạng, phong phú thì chất lƣợng sản phẩm báo chí đối
ngoại còn có những hạn chế về cả về nội dung và hình thức... Thực tế cho thấy,
để có đƣợc một sản phẩm báo chí nói chung và sản phẩm báo chí đối ngoại nói
riêng có chất lƣợng tốt, đáp ứng đƣợc đầy đủ nhu cầu đối với công chúng thì quy
trình sản xuất sản phẩm giữ vai trò rất quan trọng. Trong quy trình sản xuất sản
phẩm báo chí đối ngoại hiện nay, ngoài những ƣu điểm đã có đƣợc thì vẫn còn
có nhiều những hạn chế, bất cập ảnh hƣởng đến chất lƣợng của sản phẩm cũng
nhƣ hiệu quả tiếp nhận thông tin của công chúng. Chính vì vậy, các sản phẩm
báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay muốn thu hút đƣợc đông đảo công chúng
thì cần có sự đổi mới mạnh mẽ ngay từ quy trình sản xuất sản phẩm, nhằm phát
huy những thế mạnh, đồng thời khắc phục những khâu hạn chế, bất cập để có
đƣợc sản phẩm báo chí đối ngoại chất lƣợng hơn, ngày càng tiếp cận gần và rộng
hơn với công chúng của mình.
Từ những vấn đề trên, từ hai bình diện lý luận và thực tiễn, việc nghiên
cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay đều
đặt ra những yêu cầu cần phải đƣợc nghiên cứu, giải quyết, chỉ ra cơ sở, nội
dung, lối đi và cơ chế vận hành, mở đƣờng giải quyết vấn đề cấp thiết này. Mặt
khác, giải quyết đƣợc vấn đề sẽ đổi mới và nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo
chí đối ngoại. Từ những lý do trên, chúng tôi đã chọn nghiên cứu đề tài “Quy
trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay” làm luận án
Tiến sĩ ngành Báo chí học.
2. Mục đích nghiên cứu
Trên cơ sở hệ thống hóa và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về quy trình

sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại, mô tả thực trạng quy trình sản xuất sản


3

phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, từ đó đề xuất những phƣơng
hƣớng và giải pháp nhằm hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối
ngoại ở Việt Nam trong thời gian tới.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt đƣợc những mục đích nghiên cứu nêu trên, luận án cần tập trung
giải quyết một số nhiệm vụ nghiên cứu sau:
Thứ nhất, hệ thống hóa, phân tích và làm rõ thêm những vấn đề lý luận về
báo chí đối ngoại và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại.
Thứ hai, đánh giá thực trạng về quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối
ngoại ở Việt Nam thông qua kết quả khảo sát một số tòa soạn báo chí đối ngoại; nêu
rõ nguyên nhân của thực trạng quy trình sản xuất các sản phẩm báo chí đối ngoại ở
Việt Nam hiện nay.
Thứ ba, đề xuất những phƣơng hƣớng và giải pháp chủ yếu nhằm hoàn
thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay và thời
gian tới.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
- Đối tượng nghiên cứu:
Luận án nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở
Việt Nam hiện nay.
- Phạm vi nghiên cứu:
Luận án chủ yếu nghiên cứu về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối
ngoại, trong đó tập trung vào các bƣớc của quy trình sản xuất và các yếu tố tác
động tới chúng; đồng thời giới hạn phạm vi nghiên cứu ở 4 kênh báo chí đối
ngoại chủ lực của Việt Nam hiện nay, gồm: báo Vietnam News, kênh phát thanh
đối ngoại quốc gia VOV5, kênh truyền hình đối ngoại VTV4 và báo điện tử

VietnamPlus. Ngoài ra tác giả cũng khảo sát quy trình sản xuất các sản phẩm
báo chí đối ngoại thuộc Đài PTTH Quảng Ninh nhằm so sánh, tìm kiếm sự khác
biệt về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại của trung ƣơng với sản
phẩm báo chí đối ngoại của địa phƣơng.
5. Giả thuyết nghiên cứu của luận án
Khi tiến hành nghiên cứu chúng tôi đặt ra các giả thuyết sau:


4

- Bằng quan sát và nghiên cứu, phân tích tài liệu, chúng tôi cho rằng báo
chí đối ngoại có vai trò quan trọng trong công tác TTĐN ở Việt Nam hiện nay.
Báo chí nói chung là lực lƣợng nòng cốt, gánh vác trách nhiệm to lớn nhất trong
hoạt động thông tin đối ngoại của nƣớc nhà. Bên cạnh đó, một số cơ quan báo chí
đối ngoại đƣợc lựa chọn là cơ quan báo chí chủ lực trong công tác TTĐN nhƣ
Thông tấn xã Việt Nam, Đài truyền hình Việt Nam, Đài tiếng nói Việt Nam… chủ
lực trong báo chí ở đây đƣợc hiểu không chỉ ở phạm vi, đối tƣợng thông tin rộng
cả trong và ngoài nƣớc mà còn bao hàm cả khía cạnh trực tiếp là cơ quan báo chí
có chức năng tham gia chỉ đạo, định hƣớng và chi phối thông tin, là các kênh
thông tin chính thống, chủ yếu trên các loại hình báo chí, thể hiện quan điểm,
tiếng nói chỉ đạo của Đảng, Nhà nƣớc đối với các lĩnh vực của đời sống xã hội.
- Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam có những đặc
trƣng riêng và có ảnh hƣởng rất lớn đến chất lƣợng, hiệu quả của sản phẩm báo
chí đối ngoại. Những đặc trƣng này xuất phát từ yêu cầu của báo chí đối ngoại,
đặc điểm của công chúng mục tiêu nhƣ ngôn ngữ, địa bàn, trình độ, thái độ chính
trị… Bên cạnh đó, yếu tố nguồn nhân lực có ảnh hƣởng trực tiếp đến hiệu quả
của quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại. Chính vì vậy, nguồn nhân lực
ở các cơ quan báo chí đối ngoại (ngƣời lãnh đạo, quản lý tòa soạn; phóng viên;
biên tập viên) cũng có những đặc điểm khác biệt so với nguồn nhân lực ở các cơ
quan báo chí thông thƣờng.

- Quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay vẫn
còn tồn tại những hạn chế khiến những sản phẩm còn có những hạn chế về nội
dung và hình thức và việc tiếp cận đối tƣợng công chúng mục tiêu vẫn còn
những khó khăn. Quy trình này cần có những thay đổi phù hợp. Các nguồn cung
cấp thông tin cho các cơ quan báo chí đối ngoại ngày càng nhiều và nhanh chóng
hơn nhƣ hệ thống phân xã, cơ quan thƣờng trú, đội ngũ công tác viên ở nƣớc
ngoài. Ngoài ra, việc sản xuất sản phẩm trực tiếp bằng tiếng nƣớc ngoài, chú
trọng thay đổi các khâu biên phiên dịch mang lại hiệu quả cao cho sản phẩm,
khiến cho công chúng mục tiêu của các cơ quan báo chí đối ngoại dễ dàng tiếp
nhận sản phẩm hơn.


5

6. Cơ sở lý thuyết, cơ sở thực tiễn và phƣơng pháp nghiên cứu
6.1. Cơ sở lý thuyết
Luận án tiếp cận mục tiêu và các nội dung nghiên cứu dựa trên những lý
thuyết chính sau đây:
- Lý thuyết truyền thông và truyền thông đại chúng
Những khái niệm, lý thuyết, mô hình, thực hành căn bản về truyền thông đƣợc
phân tích và giới thiệu trong công trình nghiên cứu “Truyền thông – Lý thuyết và kỹ năng
cơ bản” của PGS,TS. Nguyễn Văn Dững (chủ biên) và ThS. Đỗ Thị Thu Hằng xuất bản
năm 2006 [18]. Cụ thể nhƣ sau:
+ Các lý thuyết: thâm nhập xã hội, phân tích (xét đoán) xã hội liên quan đến việc
xác định đối tƣợng công chúng mà báo chí đối ngoại hƣớng đến, từ đó các khâu lựa chọn
nội dung thông điệp, tìm địa điểm, thời gian nhằm thể hiện tác phẩm về nội dung và hình
thức đƣợc phù hợp và hiệu quả hơn.
+ Lý thuyết hành động lý tính và lý thuyết thuyết phục nhằm hƣớng đến khả năng
thuyết phục trong hoạt động truyền thông, từ đó đối tƣợng thay đổi nhận thức, thái độ và
hành vi. Lý thuyết này có thể áp dụng một cách hiệu quả khi xây dựng các chƣơng trình

với nội dung nhƣ nhân quyền, phản bác các luận điệu xuyên tạc… Áp dụng lý thuyết
này, các chủ thể sản xuất sản phẩm của các cơ quan báo chí đối ngoại có thể chuyển tải
nội dung chƣơng trình đúng với mục tiêu mà nhóm làm chƣơng trình hƣớng đến và
thuyết phục đối tƣợng về lý trí và cảm xúc.
- Bên cạnh những lý thuyết này, chúng tôi cũng căn cứ vào một số lý thuyết
truyền thông khác trên thế giới để làm cơ sở cho nghiên cứu của mình:
+ Lý thuyết Viên đạn ma thuật (tạm dịch từ nguyên gốc tiếng Anh:
Hypodermic needles” hay “magic bullet”) cho thấy phần lớn công chúng sẽ thụ
động và bị ảnh hƣởng trực tiếp bởi các phƣơng tiện truyền thông. Họ mặc nhiên
chấp nhận những thông điệp mà họ nhận đƣợc từ các phƣơng tiện truyền thông
mà không cần phải xem xét lại. Nhƣ vậy, áp dụng lý thuyết này hiệu quả khi xây
dựngnội dung thông tin đối ngoại trên các sản phẩm báo chí đối ngoại khiến cho
thông điệp đƣợc “bắn thẳng” vào công chúng và thâm nhập vào tâm trí của họ
giống nhƣ một viên đạn ma thuật, tạo ra các phản ứng giống nhau ở mọi ngƣời.


6

+ Lý thuyết “thiết lập chương trình nghị sự” (tạm dịch từ nguyên gốc tiếng
Anh: Agenda setting theory) cho thấy tính hiệu quả và khả năng tác động của truyền
thông nói chung và báo chí nói riêng trong việc định hình ra “bức tranh” về một sự thật,
sự kiện trong đầu công chúng. Các cơ quan báo chí báo chí đối ngoại với tôn chỉ,
mục đích của mình cũng nhƣ đối tƣợng công chúng để “lựa chọn” vấn đề và nội
dung thông tin đối ngoại để sản xuất và cung cấp cho công chúng mục tiêu của
mình những thông tin “đúng sự thật”. Lý thuyết này tạo cơ sở cho việc thiết kế thông
điệp mà những ngƣời sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại muốn chuyển tải, cũng nhƣ
việc lựa chọn kênh chuyển tải, thời gian, tần suất chuyển tải thông điệp ấy để tăng hiệu
quả tác động đến đối tƣợng tiếp nhận.
+ Lý thuyết đóng khung (tạm dịch từ nguyên gốc tiếng Anh: Framing
theory) đƣa ra nguyên nhân lý giải vì sao mỗi đối tƣợng công chúng lại có những

cách diễn giải khác nhau về cùng một thông tin tiếp nhận đƣợc trên các sản
phẩm báo chí. Đó là vì khán giả cũng có “khung” nhận thức riêng của riêng họ,
do kinh nghiệm, kiến thức cá nhân trƣớc đó của họ. Khán giả sử dụng khung của
họ để giải thích các thông điệp truyền thông. Việc đóng khung đối với các nhà
báo cũng chính là quá trình “quyết định xem cái gì đƣợc chọn, cái gì bị loại bỏ,
và cái gì đƣợc nhấn mạnh”. Điều này liên quan đến tôn chỉ, mục đích của từng
tòa soạn báo, từ đó những ngƣời sản xuất sản phẩm xác định đƣợc nội dung và
hình thức truyền tải thông điệp đến công chúng cho phù hợp.
6.2. Cơ sở thực tiễn
Luận án dựa trên cơ sở thực tiễn vận hành quy trình sản xuất sản phẩm
báo chí đối ngoại ở một số cơ quan báo chí đối ngoại chủ lực ở Việt Nam hiện
nay với những ƣu điểm và hạn chế thể hiện qua các số liệu thống kê, kết quả
điều tra khảo sát, phỏng vấn chuyên sâu do chính tác giả thực hiện và thu thập từ
những kết quả nghiên cứu có liên quan.
6.3. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi sử dụng kết hợp một số phƣơng
pháp sau đây:


7

- Phƣơng pháp khảo sát thực tiễn: Phƣơng pháp này dùng để xác định ý
tƣởng nghiên cứu, phác thảo bức tranh về quy trình sản xuất sản phẩm báo chí
đối ngoại ở Việt Nam hiện nay.
- Phƣơng pháp nghiên cứu tài liệu: Phƣơng pháp này đƣợc tiến hành đối
với các công trình khoa học lý luận về báo chí, thông tin đối ngoại và quy trình
sản xuất sản phẩm báo chí của các tác giả trong và ngoài nƣớc đã công bố.
Phƣơng pháp này đƣợc sử dụng với mục đích khái quát, bổ sung hệ thống lý
thuyết về báo chí, báo chí đối ngoại, thông tin đối ngoại, quy trình sản xuất sản
phẩm báo chí. Đây là những lý thuyết cơ sở đánh giá các kết quả khảo sát thực tế

và đƣa ra những giải pháp khoa học cho vấn đề nghiên cứu.
- Phƣơng pháp phân tích, tổng hợp: phƣơng pháp này dung để phân tích,
đánh giá và tổng hơp những kết quả nghiên cứu nhằm chỉ ra những ƣu điểm, hạn
chế, nguyên nhân cùng những thách thức trong quy trình sản xuất sản phẩm báo
chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay.
- Phƣơng pháp phỏng vấn sâu (PVS) và thảo luận nhóm: tổng số 20 ngƣời
đang công tác ở các cơ quan quản lý nhà nƣớc, lãnh đạo quản lý ở các cơ quan
báo chí đối ngoại (TBT, Thƣ ký tòa soạn...), có kinh nghiệm công tác báo chí ở
nƣớc ngoài... Phƣơng pháp này nhằm lấy ý kiến về quan điểm báo chí đối ngoại,
quy trình sản xuất, những yêu cầu về phóng viên, biên tập viên, về nội dung và
hình thức của sản phẩm sao cho phù hợp với công chúng mục tiêu của sản phẩm
báo chí đối ngoại.
- Phƣơng pháp phỏng vấn anket: cỡ mẫu phỏng vấn 350 ngƣời. Đây là
những ngƣời trực tiếp tham gia vào quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối
ngoại ở Việt Nam hiện nay. Cụ thể: TTXVN (VietnamPlus, Vietnam News): 120
phiếu; VOV5: 100 phiếu; VTV4: 80 phiếu; các cơ quan báo chí khác (những
ngƣời làm tin quốc tế...): 50 phiếu bao gồm báo Tuổi trẻ TPHCM, Thanh Niên,
Sài Gòn Giải Phóng, Đầu tƣ, tạp chí Heritage. Phƣơng pháp này nhằm lấy ý kiến
về việc thực hiện các bƣớc trong quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí đối ngoại
và quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại. Từ đó rút ra những đặc trƣng
khác biệt trong quy trình sản xuất của sản phẩm/tác phẩm báo chí đối ngoại so
với các sản phẩm/tác phẩm báo chí thông thƣờng nhƣ thế nào.


8

Ngoài ra, chúng tôi còn tham khảo thêm một số phƣơng pháp khác nhƣ
phƣơng pháp phân tích SWOT… để phân tích quy trình sản xuất sản phẩm báo
chí đối ngoại hiện nay và những định hƣớng phát triển cho tƣơng lai.
7. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của đề tài

Trên cơ sở nghiên cứu khung lý thuyết, khảo sát thực trạng quy trình sản
xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay, luận án tìm kiếm phƣơng
hƣớng và giải pháp nhằm tiếp tục hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí
đối ngoại ở Việt Nam.
- Ý nghĩa lý luận
Luận án nghiên cứu, hệ thống hoá chủ trƣơng, đƣờng lối, quan điểm của
Đảng và chính sách, pháp luật của Nhà nƣớc liên quan đến hoạt động báo chí đối
ngoại; đồng thời xác lập hệ thống khái niệm về báo chí đối ngoại và các khái
niệm có liên quan đến đề tài nghiên cứu; làm rõ những vấn đề lý luận về quy
trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại đã tác động nhƣ thế nào đến hiệu quả
của các sản phẩm tới công chúng; những yêu cầu về nội dung và hình thức của các
sản phẩm báo chí đối ngoại.
- Ý nghĩa thực tiễn
Trên cơ sở khung lý thuyết đƣợc thiết lâp, luận án khảo sát quy trình sản
xuất sản phẩm ở một số cơ quan báo chí đối ngoại ở Việt Nam trên các loại hình
báo chí (báo in, phát thanh, truyền hình, báo mạng điện tử) và có sự so sánh với
quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ở một cơ quan báo chí địa phƣơng
(Đài PTTH Quảng Ninh). Luận án là tài liệu tham khảo cho các nhà quản lý báo
chí, thông tin đối ngoại và đội ngũ phóng viên, biên tập viên ở các cơ quan báo chí
đối ngoại; cung cấp cơ sở ban đầu về lý luận và thực tiễn khi cơ quan báo chí
muốn xây dựng, hoàn thiện quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại nhằm
nâng cao chất lƣợng sản phẩm báo chí đối ngoại trong thời gian tới.
Kết quả nghiên cứu của đề tài làm phong phú thêm tài liệu tham khảo
phục vụ đào tạo, bồi dƣỡng đội ngũ cán bộ làm báo chí đối ngoại; giảng dạy, học
tập và nghiên cứu ở Học viện Báo chí và Tuyên tuyền và các cơ sở đào tạo khác
về những môn học của chuyên ngành Quan hệ quốc tế và thông tin đối ngoại,
Báo chí đối ngoại và vấn đề liên quan về “Tổ chức sản xuất các sản phẩm báo


9


chí đối ngoại”, “Truyền thông quốc tế”, “Truyền thông đại chúng trong hoạt
động thông tin đối ngoại”.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, tổng quan tình hình nghiên cứu, kết luận, phụ lục và
danh mục tài liệu tham khảo, luận án gồm 3 chƣơng, 8 tiết.


10

TỔNG QUAN NGHIÊN CỨU VỀ QUY TRÌNH SẢN XUẤT
SẢN PHẨM BÁO CHÍ ĐỐI NGOẠI Ở VIỆT NAM HIỆN NAY
A. Các công trình nghiên cứu nƣớc ngoài đã công bố liên quan đến đề tài
Nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại là một hƣớng
nghiên cứu mới trên cả bình diện trong nƣớc và nƣớc ngoài. Qua quá trình thu
thập và tìm hiểu các tài liệu tham khảo cho nghiên cứu luận án, tác giả nhận thấy
có 2 loại chủ yếu sau:
- Các giáo trình, sách, bài báo đã đƣợc dịch và phổ biến tại Việt Nam
- Các tài liệu nƣớc ngoài tham khảo trên internet có nguồn gốc rõ ràng
Những công trình khoa học này ở những quy mô khác nhau đã tiếp cận,
nghiên cứu những vấn đề ở những góc nhìn khác nhau. Báo chí, truyền thông và
những sản phẩm báo chí đã thực sự trở thành vấn đề đƣợc nhiều học giả trên thế
giới quan tâm, nghiên cứu.
Cuốn sách Truyền thông đại chúng – những kiến thức cơ bản là cuốn sách
đƣợc chọn dịch và biên soạn lại từ cuốn ABC báo chí của tác giả ngƣời Đức Claudia Mast (2004). Mặc dù đây là tài liệu đã đƣợc xuất bản từ năm 2004
nhƣng vẫn mang ý nghĩa thực tiễn cao. Nội dung cuốn sách đề cập những vấn đề
hết sức cơ bản đối với những ngƣời làm công tác truyền thông đại chúng. Đó là
những khái niệm về thông tin, các phƣơng tiện thông tin, hoạt động thông tin,
đối tƣợng thông tin, trách nhiệm, nghĩa vụ và đạo đức của nhà báo; nghề nghiệp
báo chí và đạo đức của nhà báo; nghề nghiệp báo chí và hoạt động truyền thông

trong cơ chế thị trƣờng... [12].
Công chúng tiếp nhận sản phẩm báo chí là một trong những nhân tố quan
trọng tác động đến việc lựa chọn nội dung và hình thức của sản phẩm. Những
cuốn sách trên đây đã phân tích những tác động của công chúng đến việc hình
thành nội dung và hình thức của các sản phẩm báo chí và truyền thông. Thực tế
nghiên cứu cho thấy công chúng báo chí đối ngoại có những đặc điểm rất khác
so với công chúng báo chí nói chung.
Ngoài ra, cuốn sách Cơ sở hoạt động sáng tạo của nhà báo của tác giả
G.V.Lazutina (2001) khẳng định rằng hoạt động nghề nghiệp bắt đầu trên cơ sở


11

kinh nghiệm thu đƣợc qua hoạt động nghiệp dƣ, nghề báo chí cũng phải đi con
đƣờng nhƣ thế. Tác giả đã tổng kết những kinh nghiệm nghề nghiệp thành lý
thuyết, thông qua hình thức đối thoại lý thú giữa tác giả với đồng nghiệp và các
sinh viên. Qua đó phản ánh những quan điểm của quá trình công tác báo chí và
những công cụ của nó, tạo nên phƣơng pháp hoạt động sáng tạo của nhà báo.
Cuốn sách còn đề cập đến mối quan hệ giữa nội dung và hình thức; giữa khách
thể và chủ thể; quan hệ giữa nhà báo với công chúng; và sự tác động lẫn nhau
của những mối quan hệ đó; trách nhiệm và đạo đức của nhà báo. Đó là những
yếu tố quan trọng trong hoạt động sáng tạo của nhà báo [69].

Paul Jones and David Holmes (2011) xuất bản cuốn Key concepts in
Media and Communications (Các khái niệm chính về truyền thông và giao
tiếp) tại nhà xuất bản Sage Publishing House, Mỹ. Cuốn sách đã khái quát các
khái niệm chính về truyền thông và các nghiên cứu truyền thông, đƣa ra một
bản đồ rõ ràng, hữu ích về các lý thuyết, phƣơng pháp và tranh luận quan
trọng. Các bài viết đã nghiên cứu một các nghiêm túc các khái niệm then chốt
và có sự tham chiếu, mô tả bằng các ví dụ, bảng và sơ đồ thích hợp về truyền

thông và giao tiếp. [116]
Cuốn sách Hướng dẫn cách viết báo của nhóm tác giả Jean – Luc Martin
– Lagardette (2010) đã tập trung giới thiệu mục tiêu, phƣơng pháp và quy trình
viết một bài báo trong các thể loại báo chí, các kỹ thuật để bài báo hấp dẫn, lôi
cuốn sự chú ý của độc giả… [67]
Cuốn sách Nghề làm báo của tác giả ngƣời Pháp Philippe Gaillard (2007)
đã trình bày một số nội dung rất cơ bản của nghề làm báo và các bƣớc cụ thể
trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí. Đó là: cơ cấu tổ chức và hoạt động
tác nghiệp của một doanh nghiệp báo chí (tòa soạn); chức năng, nhiệm vụ của
hãng thông tấn; phƣơng thức thu thập, xử lý, truyền tải thông tin; cách làm
phóng sự và viết tin; biên tập báo chí; trình bày maket và kỹ thuật in ấn...[86].
Sách Media Power in Politics (Sức mạnh của truyền thông trong chính
trị) của Doris A. Graber (2000), phản ánh những thay đổi mới nhất của đời sống
chính trị ở châu Mỹ trong bối cảnh truyền thông châu Mỹ và sự tƣơng tác giữa


12

các nhà chính trị và các nhà báo. Cuốn sách gồm các lĩnh vực: ảnh hƣởng của
các “nhà báo công dân” không chuyên; dự đoán về sự phát triển truyền thông
quốc tế trong tƣơng lai gần; sự thiếu tôn trọng của công chúng đối với giới
truyền thông và hậu quả của điều này lên ảnh hƣởng của truyền thông quốc tế,
tác động của truyền thông kiểu cũ và mới vào sự tham gia chính trƣờng; và,
những nỗ lực của các nhà báo vận động hành lang nhằm làm chệch hƣớng các
luật và quy định về truyền thông [113].

Richard Weast và Lynn H.Turner (2012) trong cuốn Introducing
communication theory – analysis and application (Giới thiệu lý thuyết truyền
thông – phân tích và ứng dụng) của NXB McGraw Hill, Mỹ đã tập trung vào
các liên kết giữa lý thuyết truyền thông và kinh nghiệm thực tiễn hàng ngày,

phát hiện những điểm khác biệt giữa lý thuyết và thực tiễn nghề nghiệp. Đây
là các kết quả nghiên cứu rất quan trọng với những ngƣời nghiên cứu và thực
hiện công tác chuyên môn. [119]
Steensen, Steen và Laura Ahva (2015) đã xuất bản cuốn Theories of
Journalism in a Digital Age: An Exploration and Introduction (Các lý thuyết
về Báo chí trong thời đại số: một cuộc thăm dò và giới thiệu) trong đó nhấn
mạnh việc thời đại số hóa đang thay đổi thực hành báo chí, văn hóa và thể
chế. Những nghiên cứu tập trrung trả lời câu hỏi liệu số hóa có mang lại
những thay đổi căn bản hay những biến thể nhỏ đối với báo chí. [118]
Tựu chung lại, các hƣớng nghiên cứu về lĩnh vực này trên thế giới không
đề cập cụ thể đến quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại mà chủ yếu đề
cập đến quy trình sản xuất sản phẩm báo chí, các yếu tố ảnh hƣởng đến quy trình
này. Đây là nguồn tài liệu tham khảo tốt để tác giả tiếp cận, phân tích và tham
khảo sử dụng cho luận án.
B. Các công trình nghiên cứu trong nƣớc đã công bố liên quan đến đề tài
Việc nghiên cứu quy trình sản xuất sản phẩm báo chí đối ngoại ởViệt
Nam hiện nay là một hƣớng nghiên cứu mới. Tuy nhiên, các vấn đề về báo chí
và truyền thông quốc tế, báo chí đối ngoại, thông tin đối ngoại là những nội dung


13

đã đƣợc quan tâm và phát triển. Mỗi công trình có một cách thực hiện khác nhau
để phù hợp với mục đích của mình.
B.1. Nhóm các đề tài về báo chí và truyền thông
Truyền thông là hiện tƣợng xã hội phổ biến, ra đời, phát triển cùng với sự
phát triển của xã hội loài ngƣời, tác động và liên quan đến mọi cá nhân cũng nhƣ
các nhóm và cộng đồng xã hội nói chung. Trong quá trình công nghiệp hóa, hiện
đại hóa và hội nhập quốc tế ở nƣớc ta hiện nay, truyền thông ngày càng có vai
trò quan trọng trong việc giáo dục, động viên, nâng cao tinh thần tự giác, ý thức

trách nhiệm xã hội, nâng cao kiến thức, nhận thức, thái độ về mọi mặt hoạt động
của nhân dân. Tác giả Nguyễn Văn Dững và Đỗ Thị Thu Hằng (2012) biên soạn
cuốn sách “Truyền thông - lý thuyết và kỹ năng cơ bản” nhằm cung cấp những
kiến thức lý thuyết và kỹ năng truyền thông cơ bản nói chung, truyền thông - vận
động xã hội và truyền thông đại chúng... nói riêng, cũng nhƣ cung cấp một số nội
dung, khái niệm, kỹ năng, tình huống, cơ chế, chức năng... của một số loại hoạt
động truyền thông; chu trình, việc lập kế hoạch truyền thông, giám sát, đánh giá,
phƣơng pháp sử dụng trong giám sát, đánh giá và các hoạt động để duy trì hoạt
động truyền thông. Cuốn sách là sự tổng kết đúc rút từ nhiều tài liệu và kinh
nghiệm của các nƣớc. Do vậy, tài liệu này tạo lập kiến thức nền tảng và nâng cao
kỹ năng về giao tiếp - truyền thông - vận động xã hội trong hoạt động truyền
thông và báo chí; tăng cƣờng khả năng hội nhập bình đẳng trong phạm vi khu
vực và quốc tế, khả năng hòa nhập với các nhóm công chúng - xã hội [18].
Tác giả Nguyễn Văn Dững (2012) với giáo trình Cơ sở lý luận báo chí
góp phần cung cấp cơ sở lý luận – thực tiễn báo chí – truyền thông hiện đại,
nhằm hình thành thế giới quan, phƣơng pháp luận và ý thức tự giác về hoạt động
nghề nghiệp báo chí. Nội dung cuốn sách chủ yếu cung cấp những kiến thức cơ
bản và hệ thống về hệ thống khái niệm cơ bản của lý luận báo chí, nhƣ về khái
niệm và đặc điểm báo chí, bản chất hoạt động báo chí, đối tƣợng, công chúng và
cơ chế tác động của báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt
động báo chí, về các chức năng và nguyên tắc cơ bản của hoạt động báo chí, về
chủ thể hoạt động báo chí, vấn đề tự do báo chí... [19, 61].


14

Một cuốn sách khác do Tác giả Nguyễn Văn Dững (2017) chủ biên là Báo
chí truyền thông – những điểm nhìn từ thực tiễn (tập 3). Cuốn sách tập hợp các
bài viết nghiên cứu lý luận chung và kinh nghiệm, thực tiễn về báo chí truyền
thông của những nhà nghiên cứu và nhà báo đang hoạt động báo chí ở Việt Nam

và trên thế giới [20].
Trong cuốn sách này, tác giả Nguyễn Thị Trƣờng Giang có bài viết Phát
triển báo mạng điện tử cho thiết bị di động – xu hướng tất yếu đã khái quát nhu
cầu và thói quen sử dụng thiết bi di động của công chúng hiện nay. Thiết bị di
động hiện nay không chỉ là thiết bị liên lạc mà đang trở thành một phƣơng tiện
truyền thông phổ biến với nhiều tính năng ƣu việt, đã và đang hình thành một xu
hƣớng truyền thông, trở thành một lĩnh vực ngiên cứu quan trọng của truyền
thông trên toàn cầu [20, 78].
Cũng trong cuốn sách này, tác giả Đỗ Thị Thu Hằng đã nhấn mạnh tại sao
cần phải xây dựng thƣơng hiệu báo chí trong bài viết Xây dựng thương hiệu sản
phẩm báo chí: Khái niệm, vai trò và các bước thực hiện. Theo tác giả, thƣơng
hiệu báo chí bao gồm thƣơng hiệu của cơ quan báo chí và thƣơng hiệu của các
sản phẩm báo chí. Thực tế cho thấy, cơ quan báo chí nào làm tốt công tác xây
dựng và phát triển thƣơng hiệu sản phẩm báo chí, cơ quan đó có năng lực cạnh
tranh tốt hơn. Chính vì vậy, vai trò của thƣơng hiệu báo chí thể hiện ở những
điểm chính sau: là điều kiện cơ bản cho chiến lƣợc phát triển công chúng báo chí
trong môi trƣờng cạnh tranh; là điều kiện cơ bản về pháp lý và quản lý cho sự
tồn tại và phát triển của sản phẩm báo chí trong cạnh tranh toàn cầu; góp phần
quan trọng trong việc thúc đẩy các hoạt động đầu tƣ và hợp tác ở các cơ quan
báo chí trong phạm vi quốc gia và toàn cầu; là tài sản vô hình và rất có giá trị của cơ
quan báo chí.Trong chiến lƣợc phát triển của một cơ quan báo chí, một sản phẩm báo
chí, việc xây dựng thƣơng hiệu luôn là điều kiện bắt buộc và tất yếu. Có thể nói, các
nghiên cứu trên đây chính là những cơ sở để báo chí thế giới nói chung và các cơ
quan báo chí đối ngoại Việt Nam nói riêng có sự thay đổi về phƣơng thức tiếp cận
nhằm mở rộng phạm vi và đối tƣợng công chúng của mình [20, 95].
Xu thế toàn cầu hóa đang diễn ra trên thế giới đã và đang tác động to lớn
vào sự phát triển của ngành truyền thông nói chung và báo chí nói riêng. Một


15


mặt, quá trình toàn cầu hóa thông tin báo chí đã mang lại nguồn tin tức phong
phú, đa dạng thỏa mãn nhu cầu thông tin trong xã hội. Mặt khác, nó cũng đặt ra
những vấn đề phức tạp liên quan đến nội dung thông tin để hình thành dƣ luận xã
hội tích cực phục vụ công cuộc xây dựng và phát triển của mỗi quốc gia. Trong
sự xâm nhập của báo chí toàn cầu qua mạng Internet, vệ tinh và cáp, việc hiểu về
các vấn đề lý luận, các khái niệm, phạm trù cũng nhƣ sự vận hành của hệ thống
báo chí thế giới là rất quan trọng.
Tác giả Đinh Thị Thúy Hằng (2008) với kinh nghiệm nghiên cứu chuyên sâu
về các lý luận phát triển và thực hành của báo chí thế giới đã xuất bản cuốn sách Báo
chí thế giới - xu hướng phát triển. Nội dung cuốn sách nhằm giới thiệu những lý luận,
khái niệm, phạm trù và hoạt động báo chí thế giới đang đƣợc phổ biến tại các trƣờng
đại học trên thế giới và trong giới nghiên cứu báo chí để từ đó đƣa ra xu hƣớng báo
chí ở Việt Nam. Theo tác giả, xu hƣớng phát triển mạnh mẽ của báo chí thế giới hiện
nay là kết hợp nhiều loại hình báo chí, đó chính là sự hội tụ truyền thông và các cơ
quan báo chí của Việt Nam sẽ theo hƣớng đa phƣơng tiện. [56]
Hiện nay công chúng báo chí hay xu hƣớng tiếp nhận sản phẩm báo chí là
vấn đề rất đƣợc quan tâm ở Việt Nam và trên thế giới. Các nhà nghiên cứu cho
thấy, cần hiểu và nghiên cứu về tâm lý của công chúng mới có thể tiếp cận đƣợc
họ một cách có hiệu quả. Cuốn sách chuyên khảo Tâm lý học ứng dụng trong
nghề báo của tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2013) đề cập tới những vấn đề chung về
tâm lý học báo chí, các hƣớng ứng dụng tâm lý học trong nghề báo. Đây là vấn
đề mà tất cả các nhà báo, các nhà quản lý báo chí, các nhà nghiên cứu lĩnh vực
báo chí truyền thông mọi thời đại luôn quan tâm. Bởi vì khi hiểu đƣợc tâm lý của
công chúng, tâm lý của những ngƣời làm nghề thì mới có thể tiếp cận đƣợc vấn
đề và sáng tạo những tác phẩm báo chí phù hợp với các đối tƣợng công chúng
khác nhau và công chúng đặc thù có hiệu quả cao [51].
Tác giả Đỗ Thị Thu Hằng (2013) là nhà khoa học có kinh nghiệm nghiên
cứu về công chúng báo chí, cuốn giáo trình Tâm lý học báo chí đề cập tới những
nội dung căn bản nhất của bộ môn khoa học ứng dụng này. Theo tác giả những

nhà báo, nhà quản lý báo chí cần có kiến thức và khả năng ứng dụng tâm lý học
trong nghề nghiệp và cuộc sống bao gồm: bản chất của tƣợng tâm lý ngƣời, các xu


16

hƣớng của tâm lý học hiện đại; kiến thức và kỹ năng nhận biết các mặt cơ bản
trong đời sống tâm lý con ngƣời; kiến thức về các giai đoạn hình thành và phát
triển tâm sinh lý trong vòng đời của mỗi con ngƣời; kiến thức về tâm lý sáng tạo
và tâm lý học nhân cách; hiểu về hệ thống các quy luật của quá trình nhận thức nói
chung và các vấn đề về tâm lý tiếp nhận các tác phẩm. sản phẩm báo chí của công
chúng; kiến thức và kỹ năng nghiên cứu công chúng báo chí [52, 17].
HOẠT ĐỘNG
SÁNG TẠO

ĐỘNG CƠ
SÁNG TẠO

HÀNH ĐỘNG
SÁNG TẠO

MỤC ĐÍCH
SÁNG TẠO

HÀNH VI
SÁNG TẠO

PHƢƠNG PHÁP
SÁNG TẠO


THAO TÁC
SÁNG TẠO

PHƢƠNG TIỆN
SÁNG TẠO

Hình 1. Cơ chế tâm lý của hoạt động sáng tạo của nhà báo,
xét theo quan điểm hoạt động
Năm 2005, Đài Tiếng nói Việt Nam tiếp tục thực hiện đề tài nghiên cứu
khoa học “Một số giải pháp nâng cao hiệu quả công tác điều tra thính giả của
Đài Tiếng nói Việt Nam”. Đề tài này đã tổng kết công tác điều tra thính giả của
Đài từ năm 1989 đến năm 2005 đồng thời tiến hành điều tra 1468 thính giả nhằm
xác định nhóm thính giả của chƣơng trình Hệ Thời sự Chính trị tổng hợp và
nhiều nội dung dung tƣơng tự đề tài trên để từ đó đƣa ra những thông tin giúp
Đài cải tiến và nâng cao chất lƣợng chƣơng trình [21].
Có thể khẳng định, việc nghiên cứu về công chúng báo chí là hết sức quan
trọng và đƣợc nhiều nhà nghiên cứu dành sự quan tâm nhƣng đối với các cơ
quan báo chí thì còn ở mức độ và chƣa thực sự thấu đáo. Điều này chính là một
hạn chế trong quy trình sản xuất sản phẩm báo chí cần đƣợc khắc phục. Chúng ta
cần hiểu đƣợc mong muốn, nhu cầu của công chúng cũng nhƣ thói quen, thái độ


17

tiếp nhận sản phẩm của họ nhƣ thế nào thì mới có thể xây dựng, thay đổi, hoàn
thiện sản phẩm để phù hợp.
Trong những năm gần đây, trƣớc yêu cầu hội nhập ngày càng sâu, rộng
cùng với sự phát triển không ngừng của khoa học – công nghệ...việc phát triển
ngày càng nhiều các loại hình báo chí mới nhƣ báo điện tử, mạng xã hội, các
chƣơng trình truyền hình thực tế... đang đặt ra nhiều cơ hội và thách thức trong

hoạt động báo chí. Sách Báo chí truyền thông – những vấn đề đương đại của tác
giả Nguyễn Trí Nhiệm (2015) chủ biên đã đề cập đến các vấn đề mang tính thời
đại nhƣ: báo chí trong kỷ nguyên di động; sức mạnh của báo mạng điện tử trong
phản biện xã hội; báo chí đối ngoại Việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ
và phát triển đất nƣớc; kỹ năng phản biện chính sách của nhà báo; tƣơng lai của
phát thanh trong xã hội truyền thông Việt Nam hiện đại... Trong cuốn sách này,
tác giả Đặng Thị Thu Hƣơng có bài viết Báo chí đối ngoại Việt Nam trong sự
nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước. Bài viết đã trình bày vai trò của
báo chí đối ngoại việt Nam trong sự nghiệp xây dựng, bảo vệ và phát triển đất
nƣớc, không chỉ đánh giá những thành tựu, đóng góp của báo chí đối ngoại Việt
Nam đối với sự nghiệp thống nhất, hội nhập và phát triển đất nƣớc 40 năm qua,
mà còn phân tích thời cơ, thách thức và những khó khăn của báo chí đối ngoại
Việt Nam hiện nay, từ đó, đề xuất những giải pháp, khuyến nghị giúp báo chí đối
ngoại Việt Nam thực hiện tốt hơn vai trò, trách nhiệm của mình đối với sự
nghiệp phát triển chung của quốc gia dân tộc [78, 54].
Trong công cuộc đổi mới của đất nƣớc, báo chí là lực lƣợng đi đầu tuyên
truyền, cổ vũ chủ trƣơng, đƣờng lối đổi mới của Đảng và chính báo chí cũng
đƣợc hƣởng những thành quả của đổi mới tƣ duy lãnh đạo của Đảng đối với
công tác báo chí. Đồng thời, báo chí cũng đã tự đổi mới hoạt động, để theo kịp
với sự phát triển của đất nƣớc, đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của sự nghiệp
cách mạng và đã đạt đƣợc những thành tựu có ý nghĩa quan trọng. Mặt khác,
trƣớc tình hình quốc tế ngày càng có những diễn biến khó lƣờng, trƣớc những
yêu cầu mới của nhiệm vụ chính trị đƣợc Đảng, Nhà nƣớc và nhân dân giao phó,
báo chí cũng đang bộc lộ những bất cập, yếu kém, bên cạnh cơ hội mới, báo chí
cũng đối mặt nhiều thử thách phải vƣợt qua.


18

Hội thảo quốc gia Báo chí 30 năm đổi mới – những vấn đề lý luận và thực

tiễn nhìn nhận, thảo luận và đánh giá những bài học kinh nghiệm hoạt động báo
chí qua 30 năm đổi mới. Đó là những vấn đề về đƣờng lối, chủ trƣơng của Đảng,
chính sách và pháp luật của Nhà nƣớc về báo chí 30 năm qua. Vai trò và đóng
góp của báo chí đối với sự phát triển của đất nƣớc; Sự phát triển của lý luận báo
chí và những vấn đề đặt ra hiện nay (nhất là những thách thức từ sự ảnh hƣởng
và cạnh tranh thông tin của báo điện tử, truyền thông xã hội đối với báo chí
truyền thống); Những vấn đề về nghiệp vụ báo chí. Hội thảo cũng đã thảo luận
những vấn đề về công tác quản lý, chỉ đạo báo chí; Tính chuyên nghiệp trong
khai thác và xử lý thông tin; Những sai phạm, bất cập thƣờng gặp; Trách nhiệm
và chất lƣợng cung cấp thông tin của các cơ quan chức năng đối với báo chí;
Những kinh nghiệm, bài học nghiệp vụ trong tác nghiệp; Xử lý mối quan hệ báo
chí và mạng xã hội; Những vấn đề đặt ra trong công tác đào tạo, bồi dƣỡng báo
chí hiện nay; những xu hƣớng phát triển báo chí hiện đại và sự thích ứng của báo
chí Việt Nam...
Tại Hội thảo này, nghiên cứu sinh cũng có tham luận về nội dung Vai trò
của báo chí đối ngoại ở Việt Nam hiện nay. Ở Việt Nam, báo chí chính là công
cụ hữu hiệu nhất trong công tác thông tin đối ngoại đặc biệt là trong bối cảnh
bùng nổ thông tin, toàn cầu hóa đa dạng nhƣ hiện nay. Báo chí đối ngoại hƣớng
tới những đối tƣợng công chúng nhất định và mang tính mục đích rõ ràng, đƣợc
xuất bản bằng nhiều thứ tiếng khác nhau phù hợp với những đối tƣợng đó. Báo
chí đối ngoại đều xác định rõ đƣợc vai trò của mình đó là thông tin về thành tựu
kinh tế - xã hội của Việt Nam; giới thiệu hình ảnh, đất nƣớc, con ngƣời, lịch sử
và nền văn hóa lâu đời đậm đà bản sắc dân tộc; tuyên truyền các sự kiện quốc tế,
các quan hệ đối ngoại với Việt Nam; đấu tranh chống luận điểm sai trái thù địch
về các vấn đề dân chủ, nhân quyền, tự do, tôn giáo, tín ngƣỡng, giúp đồng bào ta
ở nƣớc ngoài và bạn bè quốc tế hiểu đúng tình hình đất nƣớc [66].
Những năm qua, báo chí và truyền thông ở Việt Nam phát triển nhanh
chóng và mạnh mẽ. Một số tác giả, nhà nghiên cứu đã đi sâu làm rõ các vấn đề
cụ thể nhƣ lý luận về báo chí, bản chất hoạt động báo chí, vấn đề quản lý báo chí
và công chúng báo chí... Có thể thấy, các nhà nghiên cứu cơ bản đã đề cập đến



19

các vấn đề báo chí, truyền thông nói chung, đây là những tƣ liệu quý báu, góp
phần làm rõ thực trạng sản xuất sản phẩm báo chí của các tổ chức, đơn vị, địa
phƣơng và chỉ ra phƣơng hƣớng, nhiệm vụ công tác này trong thời gian tới. Tuy
nhiên những nghiên cứu về báo chí đối ngoại vẫn còn ở mức độ. Chúng tôi tham
khảo để nhằm phần nào khắc phục khiếm khuyết trên.
B.2. Nhóm các đề tài về quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí, quy trình
sản xuất sản phẩm báo chí
Có thể thấy, quản lý báo chí và mô hình tòa soạn ảnh hƣởng trực tiếp chất
lƣợng của sản phẩm báo chí đối ngoại cũng nhƣ việc tiếp cận công chúng. Một
số cuốn sách này đã xây dựng khung lý thuyết cơ bản về vấn đề này.
Cuốn sách “Quản lý và phát triển thông tin báo chí ở Việt Nam” của nhà
báo Đỗ Quý Doãn (2015), nguyên Thứ trƣởng Bộ Văn hoá - Thông tin và
nguyên Thứ trƣởng Bộ Thông tin và Truyền thông, tập hợp một số bài viết, bài
phát biểu trong quá trình công tác của tác giả. Các bài viết tập trung làm rõ thực
trạng tình hình, những vấn đề đặt ra trong công tác quản lý, chỉ đạo và phát triển
báo chí; đồng thời cũng đƣa ra những giải pháp cơ bản tạo điều kiện để thông tin
báo chí Việt Nam phát triển nhƣng vẫn bảo đảm quản lý tốt. Cuốn sách là những
kinh nghiệm đƣợc đúc rút từ thực tiễn hoạt động không chỉ trên cƣơng vị quản lý
mà còn là một nhà báo với gần 40 năm hoạt động trong lĩnh vực báo chí. Mỗi bài
viết trong cuốn sách là những dấu ấn đáng ghi nhớ của một ngƣời làm công tác
báo chí. Trong đó, nhiều bài viết có thể đƣợc xem nhƣ là sự đánh dấu tiến trình
phát triển của hoạt động báo chí nƣớc nhà nói chung và công tác quản lý báo chí
Việt Nam nói riêng [14].
Trong cuốn Tổ chức và hoạt động của tòa soạn do tác giả Đinh Văn
Hƣờng (2004) biên soạn cung cấp cho ngƣời học những kiến thức cơ bản về tòa
soạn báo, cơ cấu tổ chức, bộ máy tòa soạn, đặc điểm lao động báo chí ở tòa soạn,

công tác phóng viên – biên tập viên – phát hành, quy trình thực hiện các sản phẩm
báo chí. Nội dung quy trình thực hiện các sản phẩm báo chí nằm ở phần VII, tuy
nhiên tác giả không tập trung mô tả quy trình sáng tạo tác phẩm báo chí của phóng
viên/nhà báo mà tập trung làm rõ việc phát hành một ấn phẩm báo chí dƣới góc
nhìn của tòa soạn. [61]


20

Quy trình tổ chức sản xuất sản phẩm báo chí, quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí hay quy trình sản xuất chƣơng trình là đặc thù của mỗi cơ quan, báo chí
và mỗi loại hình báo chí. Bởi vậy, các nghiên cứu về các quy trình sản xuất cũng
có số lƣợng rất hạn chế.
Cuốn sách “Sáng tạo tác phẩm báo chí” là cuốn sách nghiên cứu về lý
luận báo chí của tác giả Nguyễn Đức Dũng (2002). Tác phẩm này đã đề cập một
cách tƣơng đối toàn diện các thể loại chủ yếu trong hệ thống thể loại báo chí ở
nƣớc ta. Những kiến thức liên quan đến lý thuyết và quy trình sáng tạo tác phẩm
báo chí đƣợc tác giả trình bày ở phần thứ nhất. Ở phần thứ 2 là những nội dung
liên quan đến từng thể loại báo chí nhƣ tin, bài thông tấn, tƣờng thuật, điều tra,
phỏng vấn, bình luận, tọa đàm... [17].
Cuốn sách Phát thanh trực tiếp của tác giả Vũ Văn Hiền và Đức Dũng
(2007) đã đánh giá một cách toàn diện về tình hình phát thanh trực tiếp ở Việt
Nam, từ đó rút ra những kết luận khoa học để định hƣớng thực tiễn sản xuất các
chƣơng trình phát thanh trực tiếp. Phƣơng thức phát thanh trực tiếp làbƣớc đột phá
của phát thanh hiện đại. Đó là sự khai thác sức mạnh của phƣơng tiện kỹ thuật,
giúp cho những ngƣời làm phát thanh phát huy năng lực sáng tạo, đem đến cho
thính giả những thông tin nhanh nhất, hấp dẫn nhất, sinh động nhất. Từ những ƣu
điểm đó thì phát thanh trực tiếp đã phát triển rất nhanh về số lƣợng các chƣơng
trình, tuy nhiên vấn đề đặt ra đối với những ngƣời sản xuất chƣơng trình, đó là
làm thế nào đáp ứng đƣợc những yêu cầu của các chƣơng trình phát thanh truyền

thống và vừa đem lại những sự mới mẻ, khác biệt của các chƣơng trình phát thanh
trực tiếp. Chƣơng 6 của cuốn sách đã mô tả quy trình thực hiện chƣơng trình phát
thanh trực tiếp và những lƣu ý bao gồm: hình thành ý tƣởng, khảo sát hiện trƣờng,
xây dựng kịch bản chƣơng trình, lập đồng hồ chƣơng trình, sử dụng tiếng động và
âm nhạc, chuẩn bị các phƣơng tiện kỹ thuật và xử lý sự cố cùng những phƣơng án
dự phòng cho các chƣơng trình phát thanh trực tiếp [57, 138].
Cuốn sách Viết báo như thế nào? của tác giả Đức Dũng (2000) cung cấp
những kiến thức cơ bản để bƣớc đầu có thể sáng tạo ra những tác phẩm báo chí. Nội
dung cuốn sách đƣợc chia làm hai phần: phần một giải quyết những vấn đề chung
nhƣ: Báo chí là gì? Nghề báo và nhà báo? Những tiêu chí để nhận diện tác phẩm báo


21

chí... phần 2 đề cập đến những khía cạnh cụ thể của công việc viết báo, trên cơ sở
xem xét những vấn đề có liên quan đến cách viết các dạng Bài phản ánh, cách viết
Tin, Ký chân dung, bài Ngƣời tốt việc tốt và cách viết Phóng sự... Cuốn sách này đã
cơ bản giải quyết những vấn đề có liên quan đến tác phẩm trên Báo in, tuy nhiên đối
với các loại hình báo chí khác nhƣ báo phát thanh, báo truyền hình, báo điện tử thì
chƣa đƣợc đề cập đến [15].
Báo mạng điện tử là một loại hình báo chí ra đời muộn hơn báo in, phát
thanh và truyền hình; có nhiều ƣu thế ở khả năng tƣơng tác, tƣơng tác qua lại
giữa tờ báo và công chúng, giữa công chúng với nhau, tạo điều kiện thuận lợi
thiết lập các diễn đàn báo chí. Cuốn giáo trình Báo mạng điện tử - những vấn đề
cơ bản của tác giả Nguyễn Thị Trƣờng Giang (2011) đã mô tả rõ quá trình ra đời
và phát triển của báo điện tử nói chung, báo mạng điện tử ở Việt Nam nói riêng;
những đặc trƣng cơ bản, mô hình tòa soạn và quy trình sản xuất, cách viết và
trình bày nội dung báo mạng điện tử. Chƣơng III trình bày về mô hình tòa soạn
và 4 bƣớc trong quy trình sản xuất thông tin của báo mạng điện tử. Trong đó,
bƣớc “sáng tạo tác phẩm” do đội ngũ phóng viên, cộng tác viên, thông tin viên

thực hiện. Đây là khâu quan trọng nhất trong quy trình sản xuất thông tin báo
mạng điện tử. Để có thể viết ra một tác phẩm báo chí, ngƣời viết phải thực hiện
nhiều công đoạn và luôn đòi hỏi về chuyên môn và nỗ lực theo sát đề tài. Ƣu thế
của báo mạng điện tử là trong một tác phẩm có thể kết hợp các yếu tố chữ viết,
âm thanh, hình ảnh, mầu sắc, đồ họa, hình khối... nhằm tăng sự chính xác, hiệu
quả và hấp dẫn. Tuy nhiên, điều này cũng đặt ra những thử thách, yêu cầu đối
với đội ngũ sáng tạo tác phẩm báo mạng điện tử là phải luôn nâng cao trình độ
nghiệp vụ, kỹ thuật để có thể trở thành nhà báo đa năng thực sự [46, 182].
Tiếp tục chủ đề báo mạng điện tử, cuốn sách Sáng tạo tác phẩm báo mạng
điện tử do tác giả Nguyễn Thị Trƣờng Giang (2014) chủ biên là cuốn sách đầu
tiên đề cập đến đặc trƣng và phƣơng pháp sáng tạo các thể loại báo chí trong
chuyên ngành báo mạng điện tử một cách có hệ thống, bài bản và quy mô. Nội
dung cuốn sách gồm 9 chƣơng, đi từ những nguyên tắc cơ bản khi viết cho báo
mạng điện tử, đề cập đến các thể loại cơ bản nhất là thể loại tin, tƣờng thuật,
phỏng vấn... đến các thể loại phức tạp, có chiều sâu nhƣ phóng sự, điều tra hay


×