Tải bản đầy đủ (.pdf) (3 trang)

Đề dẫn hội thảo khoa học quốc gia đào tạo, bồi dưỡng báo chí truyền thông ở việt nam hiện nay

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (138.68 KB, 3 trang )

KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

Đề dẫn Hội thảo khoa học Quốc gia
Đào tạo, bồi dưỡng báo chí - truyền thông
ở Việt Nam hiện nay

l PGS, TS TRƯƠNG NGỌC NAM
Giám đốc, Chủ tịch Hội đồng khoa học
Học viện Báo chí và Tuyên truyền

- Kính thưa các quý vị đại biểu!
- Kính thưa các nhà khoa học!
Trước hết, thay mặt Học viện Báo chí và Tuyên
truyền, Hội Nhà báo Việt Nam - cơ quan đồng tổ
chức Hội thảo, tôi xin nhiệt liệt chào mừng toàn
thể quý vị đại biểu, các nhà khoa học tham dự
Hội thảo “Đào tạo, bồi dưỡng báo chí - truyền
thông ở Việt Nam hiện nay”.
- Kính thưa các quý vị đại biểu!
- Kính thưa các nhà khoa học!
Trong những năm qua, báo chí Việt Nam đã
có những bước phát triển đột phá, cả về số lượng,
chất lượng cũng như phương thức sản xuất, góp
phần quan trọng vào công cuộc xây dựng và phát
triển đất nước. Cùng với sự phát triển đó, công
tác đào tạo, bồi dưỡng báo chí của chúng ta cũng
đã có những thay đổi và phát triển vượt bậc.
Trong phạm vi cả nước, có hàng chục cơ sở đào
tạo hoặc tham gia đào tạo các chuyên ngành báo
chí từ các bậc trung cấp, cao đẳng, đại học và sau
đại học. Các loại hình, chương trình đào tạo, nội


Sè th¸ng 6-2016

dung và phương pháp đào tạo cũng hết sức đa
dạng, chất lượng đáp ứng yêu cầu xã hội cũng rất
khác nhau.
Trong suốt 55 năm xây dựng và phát triển,
không ngừng phấn đấu vươn lên về mọi mặt,
Học viện Báo chí và Tuyên truyền đã trở thành
một trung tâm có uy tín về đào tạo cán bộ lý luận
chính trị và báo chí - truyền thông, trở thành đối
tác tin cậy của nhiều cơ sở đào tạo và nghiên cứu
khoa học trong nước và quốc tế, thu hút sự quan
tâm rất lớn của những người có nhu cầu học tập
và nâng cao trình độ. Chương trình đào tạo các
ngành báo chí - truyền thông của Học viện Báo
chí và Tuyên truyền luôn gắn với những nhu cầu
bức thiết của thực tiễn báo chí và cập nhật với
đời sống xã hội. Các chuyên ngành đào tạo báo
chí - truyền thông của Học viện như báo chí, phát
thanh - truyền hình, báo mạng điện tử, báo chí
đa phương tiện, quan hệ công chúng và quảng
cáo, thông tin đối ngoại,… đều thu hút số lượng
lớn thí sinh dự thi so với các ngành khác, chuẩn

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

3


KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM


đầu vào thuộc tốp đầu của các kỳ tuyển sinh quốc
gia. Sinh viên, học viên được đào tạo theo cả hai
hướng: đào tạo sâu theo chuyên ngành và tích
hợp đa phương tiện để đáp ứng nhu cầu thực tiễn
đa dạng và thay đổi công nghệ với tốc độ nhanh
chóng hiện nay. Đội ngũ cán bộ báo chí - truyền
thông do Học viện đào tạo, bồi dưỡng có bản lĩnh
chính trị vững vàng, phẩm chất đạo đức và năng
lực chuyên môn tốt. Nhiều người trong số đó đã
trở thành các nhà báo có uy tín, các nhà lãnh đạo,
quản lý báo chí giữ những trọng trách và có
nhiều cống hiến cho sự nghiệp xây dựng và bảo
vệ Tổ quốc.
Trong những năm qua, hoạt động hợp tác quốc
tế trong đào tạo báo chí - truyền thông của Học
viện đã có những bước phát triển vượt bậc. Nhiều
cán bộ của Học viện được cử đi đào tạo sau đại
học tại các cơ sở đào tạo có uy tín của Australia,
Anh, Pháp, Mỹ, Trung Quốc. Nhiều nhà báo,
giảng viên báo chí truyền thông có danh tiếng
của quốc tế đã đến Học viện giảng dạy và trao
đổi nghiên cứu, học thuật. Đặc biệt, Học viện đã
trở thành cơ sở đào tạo báo chí - truyền thông đầu
tiên có chương trình đào tạo liên kết quốc tế, ghi
một dấu ấn quan trọng trong lịch sử phát triển
của nhà trường và nhiệm vụ đào tạo của quốc gia.
Đáp ứng sự phát triển cả về số lượng và chất
lượng đào tạo hiện nay, hệ thống cơ sở vật chất
và trang bị kỹ thuật của nhà trường cũng được

trang bị đạt chuẩn quốc gia và quốc tế. Các
phòng học được trang bị máy tính và máy chiếu
đa năng, thư viện được hiện đại hóa và bước đầu
số hóa, các studio phát thanh, truyền hình, phòng
nghiệp vụ báo in, báo ảnh liên tục được nâng cấp
và đổi mới để đáp ứng yêu cầu của thực tiễn.
Khẳng định những thành quả và đóng góp to
lớn của công tác đào tạo trong cả nước nói chung
và Học viện Báo chí và Tuyên truyền nói riêng,
chúng ta vẫn phải thẳng thắn nhìn nhận một thực
tế là công tác đào tạo báo chí - truyền thông hiện
nay vẫn chưa thực sự đáp ứng được nhu cầu của
xã hội. Toàn cầu hóa và hội nhập quốc tế, sự phát
triển mạnh mẽ và bùng nổ của công nghệ thông
4

tin đã làm thay đổi thói quen đọc - nghe - nhìn
của công chúng báo chí hiện đại đã đặt ra những
yêu cầu mới và rất cao đối với sinh viên báo chí
và những nhà báo đang tác nghiệp trong thực
tiễn.
Nhiều nhà báo cho rằng sinh viên ra trường
còn thiếu tự tin, kiến thức phông nền và kỹ năng
tác nghiệp còn chưa vững, chương trình đào tạo
trong nhà trường còn nặng về lý thuyết và thiếu
kỹ năng thực hành, chương trình thực tập chưa
thật sự hiệu quả và chưa được đầu tư đúng mức
về thời gian và kinh phí, mô hình nhà trường, lớp
học chưa thực sự là một tòa soạn thu nhỏ, đội ngũ
giảng viên có nhiều người chưa được cọ xát với

thực tiễn và tác nghiệp thường xuyên.
Đánh giá những thành tựu của báo chí cách
mạng Việt Nam, có thể thấy chất lượng và hiệu
quả tác động của báo chí luôn gắn liền với vấn
đề nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Trong
những năm qua, hoạt động báo chí truyền thông
của chúng ta luôn bám sát và thông tin cập nhật,
thời sự, nhiều chiều các lĩnh vực của đời sống xã
hội, đảm bảo quyền thông tin và được thông tin
của mọi công dân, hoàn thành vai trò định hướng
dư luận xã hội, phản biện để góp phần xây dựng,
hoàn thiện pháp luật và các chính sách phát triển
kinh tế - xã hội. Tuy nhiên, bên cạnh những ưu
điểm và đóng góp to lớn đó, vẫn còn những biểu
hiện yếu kém về sự nhạy bén chính trị, xa rời tôn
chỉ mục đích, xu hướng thương mại hóa, thông
tin thiếu trung thực, chưa phù hợp với truyền
thống văn hóa và bản sắc dân tộc. Một trong
những nguyên nhân dẫn đến những tồn tại và hạn
chế đó có liên hệ trực tiếp đến công tác đào tạo,
bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn và năng lực
lãnh đạo quản lý báo chí truyền thông.
Có thể nhận thấy, trong hàng loạt những sai
phạm gần đây của báo chí, có nhiều vụ việc xuất
phát từ sự yếu kém về năng lực chuyên môn nghề
nghiệp, khả năng phát hiện và làm chủ vấn đề
hạn chế, năng lực tư duy, kỹ năng tác nghiệp,
công nghệ làm báo chậm đổi mới. Mặt khác, đội
ngũ cán bộ báo chí của chúng ta có rất nhiều


Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

Sè th¸ng 6-2016


KỶ NIỆM NGÀY BÁO CHÍ CÁCH MẠNG VIỆT NAM

người được đào tạo từ các lĩnh vực chuyên môn
khác chuyển sang làm báo và say mê nghề báo.
Cho nên việc tổ chức các lớp bồi dưỡng ngắn hạn
để hoàn thiện kiến thức, nâng cao năng lực
chuyên môn nghề nghiệp, năng lực quản lý
chuyên môn là rất cần thiết và cần được tiến hành
thường xuyên, bài bản, chuyên nghiệp hơn.
Kính thưa toàn thể quý vị đại biểu tham dự
Hội thảo!
Đáp ứng nhu cầu nâng cao chất lượng đào tạo,
bồi dưỡng cán bộ báo chí - truyền thông phục vụ
công cuộc đổi mới, xây dựng và phát triển đất
nước, hôm nay, Học viện Báo chí và Tuyên
truyền phối hợp với Hội Nhà báo Việt Nam tổ
chức Hội thảo khoa học Quốc gia “Đào tạo, bồi
dưỡng báo chí - truyền thông ở Việt Nam hiện
nay” với sự tham gia của các nhà khoa học, các
chuyên gia, các nhà báo từ các trường đại học,
viện nghiên cứu, các cơ quan báo chí - truyền
thông. Ban tổ chức đã nhận được gần 60 tham
luận của các nhà khoa học trình bày những
nghiên cứu về nhu cầu thực tiễn báo chí trong xu
thế biến đổi của toàn cầu hóa và sự phát triển vô

cùng nhanh chóng của công nghệ kỹ thuật số; về
kinh nghiệm và mô hình đào tạo, bồi dưỡng báo
chí - truyền thông ở Việt Nam và quốc tế; xác
định nhu cầu tuyển dụng, bồi dưỡng nhân lực từ
các cơ quan báo chí - truyền thông; thảo luận vấn
đề về đổi mới nội dung chương trình, phương
thức tổ chức đào tạo; nâng cao năng lực đội ngũ
giảng viên, tăng cường cơ sở vật chất - kỹ thuật...
để từ đó đề xuất giải pháp và kiến nghị nâng cao
chất lượng đào tạo, bồi dưỡng báo chí - truyền
thông hiện nay.
Trong hai phiên hội thảo hôm nay, chúng ta
cần tập trung làm sáng tỏ những vấn đề cơ bản
sau đây:
Thứ nhất: Mục tiêu của hoạt động đào tạo và
bồi dưỡng báo chí - truyền thông; cơ sở khoa học
và thực tiễn để đánh giá chất lượng đào tạo, bồi
dưỡng báo chí - truyền thông; các yếu tố tác động
đến chất lượng đào tạo và bồi dưỡng báo chí truyền thông.
Sè th¸ng 6-2016

Thứ hai: Vấn đề xây dựng hệ tiêu chí đánh giá
chất lượng đào tạo và bồi dưỡng báo chí - truyền
thông; định hướng đào tạo, bồi dưỡng báo chí truyền thông đáp ứng nhu cầu của xã hội.
Thứ ba: Kinh nghiệm và các mô hình đào tạo,
bồi dưỡng báo chí - truyền thông; nhu cầu tuyển
dụng nhân lực của các cơ quan báo chí - truyền
thông; nhu cầu bồi dưỡng nâng cao trình độ
nghiệp vụ trong các cơ quan báo chí - truyền
thông hiện nay.

Thứ tư: Vấn đề đổi mới nội dung chương trình,
phương thức tổ chức - quản lý đào tạo, phương
pháp giảng dạy của đội ngũ giảng viên, cơ sở vật
chất; xây dựng chuẩn đầu ra trong đào tạo, bồi
dưỡng cán bộ báo chí - truyền thông.
Thứ năm: Những giải pháp và kiến nghị nhằm
nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng báo chí
- truyền thông ở Việt Nam trong giai đoạn hiện
nay.
- Kính thưa các nhà khoa học!
- Kính thưa các quý vị đại biểu!
Chúng tôi hy vọng rằng cuộc Hội thảo của
chúng ta sẽ thực sự trở thành diễn đàn để các nhà
khoa học chia sẻ kinh nghiệm, trao đổi các kết
quả nghiên cứu của mình. Với ý thức trách nhiệm
trước sự nghiệp phát triển nền báo chí cách
mạng, với tinh thần khoa học, sự hợp tác cùng
phát triển, chúng tôi rất mong quý vị đại biểu,
các nhà khoa học sẽ có những ý kiến quý báu,
đóng góp vào sự thành công của Hội thảo.
Kính chúc các nhà khoa học, quý vị đại biểu
cùng toàn thể các đồng chí mạnh khỏe, hạnh
phúc và thành công trong sự nghiệp!
Chúc Hội thảo thành công tốt đẹp!
Xin trân trọng cảm ơn!.

Lý luËn chÝnh trÞ & TruyÒn th«ng

5




×