Tải bản đầy đủ (.doc) (33 trang)

CHUYÊN ĐỀ: ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM ( 1945 – 1975)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (380.16 KB, 33 trang )

SỞ GD&ĐT ……………….
TRƯỜNG THPT ………………….
**** oOo****

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPT QUỐC GIA
MÔN LỊCH SỬ

TÊN CHUYÊN ĐỀ

ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO
TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
( 1945 – 1975)
Đối tượng bồi dưỡng: Học sinh lớp 12
Số tiết: 08 tiết.

Người viết: ………………………..
Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn
Trường THPT ……………….

0


…………………….
ĐẤU TRANH NGOẠI GIAO
TRONG CÁCH MẠNG VIỆT NAM
(1945-1975)
ĐẶT VẤN ĐỀ
Ngoại giao là một trong ba mặt trận đấu tranh ( quân sự, chính trị, ngoại giao) được
thực hiện trong suốt cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc của nhân dân ta. Đặc biệt là
trong cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mĩ xâm lược (từ 1945-1975) đã được thể
hiện rõ trong đường lối kháng chiến toàn diện của Đảng ta. Đấu tranh quân sự và đấu


tranh chính trị là nhân tố chủ yếu, quyết định thắng lợi trên chiến trường, làm cơ sở cho
thắng lợi ngoại giao. Chúng ta chỉ có thể giành được trên bàn hội nghị những cái mà
chúng ta đã giành được trên chiến trường.
Tuy nhiên, đấu tranh ngoại giao không chỉ đơn thuần phản ánh cuộc đấu tranh trên
chiến trường mà trong tình hình quốc tế hiện nay, với tính chất cuộc chiến tranh giữa ta
và địch, đấu tranh ngoại giao giữ vai trò quan trọng, tích cực và chủ động. Đấu tranh
ngoại giao của ta nhằm tố cáo tội ác của bọn xâm lược, vạch trần luận điệu hòa bình,
lừa bịp của chúng, nêu tính chất chính nghĩa, lập trường đúng đắn của ta, tranh thủ rộng
rãi sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.
Đấu tranh ngoại giao trong Cách mạng Việt Nam là một trong những nội dung quan
trọng hay được đề cập tới trong các kì thi Đại học- cao đẳng (ở các năm học trước) và
kì thi THPT Quốc gia hiện nay.
Tuy nhiên kiến thức cơ bản về cuộc đấu tranh ngoại giao không được viết theo hệ
thống mà chỉ trình bày một số phần ở một số bài khác nhau với nội dung và tiết học
riêng biệt của chương trình Lịch sử lớp 12 THPT (sách giáo khoa cơ bản và nâng cao
trong giai đoạn Cách mạng từ 1945-1975) nên gây khó khăn đến việc lĩnh hội kiến thức
của học sinh.Khi học tập học sinh không thấy được những vấn đề chung, mối quan hệ
với nhau, những điểm giống và khác nhau về cuộc đấu tranh ngoại giao. Chính vì vậy
tôi chọn chuyên đề này. Qua chuyên đề này giúp cho học sinh hiểu một cách sâu sắc,
sâu rộng toàn bộ hệ thống kiến thức về cuộc đấu tranh ngoại giao của Cách mạng Việt
Nam trong thời kì 1945 – 1975. Hiểu được các dạng câu hỏi, bài tập, các dạng đề. Từ đó
giúp các em củng cố, khái quát, tổng hợp, tư duy được toàn bộ mảng kiến thức liên quan
tới cuộc đấu tranh ngoại giao giai đoạn 1945 – 1975, giúp học sinh đạt hiệu quả cao
trong các kì thi THPT Quốc gia

1


A. MỤC TIÊU CHUYÊN ĐỀ.
1. Kiến thức.

Sau khi học xong chuyên đề, học sinh.
- Hiểu được chủ trương, sách lược đúng đắn của Đảng ta đối với quân Trung Hoa Dân
quốc.
- Hiểu được hoàn cảnh việc kí kết Hiệp định Sơ bộ( 6-3-1946), Hiệp định Giơnevơ
(1954), Hiệp định Pari ( 1973)
- Những nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơnevơ, Hiệp định Pari
- Phân tích được những thuận lợi, hạn chế và ý nghĩa của những Hiệp định đó
- Phân tích được sự giống nhau và khác nhau giữa các Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định
Giơnevơ, Hiệp định Pari ( về hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa hiệp định)
2. Về thái độ tư tưởng.
- Giúp học sinh nhìn nhận, đánh giá đúng những thắng lợi cũng như hạn chế của nội
dung các hiệp định mà ta đã kí kết trong hoàn cảnh quốc tế lúc đó.
- Biết trân trọng những thắng lợi mà ta đạt được trong cuộc đấu tranh ngoại giao
- Hiểu được chủ trương, sách lược đúng đắn của Đảng ta trong sự nghiệp đấu tranh
cách mạng để giành và giữ nền độc lập dân tộc.
3. Kĩ năng.
- Rèn luyện kĩ năng phân tích, so sánh, thống kê, liệt kê, đánh giá các sự kiện lịch sử,
rèn luyện kĩ năng tư duy, lô gic khi làm bài Lịch sử cho học sinh.
- Kĩ năng khai thác kênh hình có liên quan tới chuyên đề.
4. Định hướng các năng lực hình thành.
- Thông qua chuyên đề - tiến tới hình thành các năng lực.
- Khai thác kênh hình có liên quan tới chuyên đề.
- Xác định và giải quyết mối liên hệ, ảnh hưởng, tác động giữa các sự kiện lịch sử với
nhau. Mối quan hệ giữa thắng lợi trên mặt trận quân sự với cuộc đấu tranh ngoại giao.
Biết liên hệ thực tiễn với cuộc đấu tranh ngoại giao của Đảng và Nhà nước hiện nay
- So sánh, phân tích được các sự kiện lịch sử, sự giống nhau và khác nhau giữa các hiệp
định ( về hoàn cảnh, nội dung, ý nghĩa).
* Phương pháp cơ bản.
- Sử dụng phương pháp thuyết trình, trực q uan,gợi mở, đàm thoại, phân tích, so sánh..
* Chuẩn bị một số thiết bị

+ Một số tư liệu Lịch sử có liên quan
+ Tranh ảnh minh họa
B. CẤU TRÚC CỦA CHUYÊN ĐỀ.
Cấu trúc chuyên đề chia làm 2 phần:
I. Phần kiến thức cơ bản
1. Cuộc đấu tranh ngoại giao trong thời kì 1945-1954
2


a. Cuộc đấu tranh ngoại giao trong những năm 1945-1946
- Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc
Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa Dân quốc ra khỏi nước ta
b. Cuộc đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp giai đoạn 1946-1954
- Hội nghị Giơnevơ về Đông Dương.
- Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương
2. Cuộc đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thời kì
1954-1975
- Đấu tranh đòi Mĩ xuống thang chiến tranh và thương lượng ở Hội nghị Pari
- Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
II. Phần hệ thống các dạng câu hỏi, bài tập đặc trưng.
+ Dạng câu hỏi trắc nghiệm
+ Dạng câu hỏi tự luận
- Phạm vi kiến thức sử dụng trong chuyên đề là kiến thức trọng tâm trong sách giáo
khoa Lịch sử cơ bản và nâng cao lớp 12 THPT. Các tài liệu ôn thi và các dạng đề thi
THPT Quốc gia năm học 2014-2015, các đề thi Đại học - Cao đẳng qua các năm do
Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức.Một số kiến thức mở rộng có trong tài liệu tin cậy của
các Nhà xuất bản Giáo dục, Quân đội…
C. NỘI DUNG CHUYÊN ĐỀ.
I.VỀ KIẾN THỨC


1.Đấu tranh ngoại giao trong thời kì 1945- 1954
a. Đấu tranh ngoại giao trong những năm 1945-1946.
* Hoàn cảnh lịch sử:
Sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà vừa ra đời
đã phải đối phó với muôn vàn khó khăn thử thách: nạn đói, nạn rốt, nạn ngoại xâm. Đặc
biệt là nạn ngoại xâm. Quân đội các nước đồng minh dưới danh nghĩa giải giáp quân
Nhật đã lũ lượt kéo vào nước ta, vừa đông vừa mạnh:
Từ vĩ tuyến 16 trở ra Bắc, gần 20 vạn quân Trung Hoa Dân quốc kéo vào dống quân
ở Hà nội và hầu hết các tỉnh.Theo sau chúng là tay sai thuộc các tổ chức phản động như
(Việt Quốc, Việt Cách) về nước hòng cướp chính quyền của ta. Từ vĩ tuyến 16 trở vào
Nam, quân Anh tạo điều kiện cho thực dân Pháp quay trở lại xâm lược.. Ngoài ra, trên
cả nước còn 6 vạn quân Nhật chờ giải giáp..
Trong hoàn cảnh đó, Đảng, Chính phủ và Hồ Chí Minh vạch rõ: tránh trường hợp
một mình đối phó với nhiều kẻ thù cùng một lúc, từ đó có chủ trương, sách lược phù
hợp nhằm phân hoá cao độ kẻ thù.
* Chủ trương, sách lược của Đảng, Chính phủ và Hồ Chủ Tịch:
Chia làm 2 giai đoạn:
 Trước ngày 6-3-1946:
Đấu tranh với quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc.
+ Đối với quân Trung Hoa Dân quốc:
- Thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Hoa Dân quốc.
3


- Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách (tay sai của Trung Hoa Dân quốc) 70
ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế bộ trưởng trong Chính phủ liên hiệp
chính thức. Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước.
- Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế như : cung
cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép dùng
tiền Trung Quốc trên thị trường.

- Đồng thời ta cũng kiên quyết bác bỏ yêu cầu quá đáng của chúng như đòi ta phải thay
đổi Quốc kì, Quốc ca, đòi những người cộng sản ra khỏi Chính phủ...
+ Đối với tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc (Việt Quốc, Việt Cách).
- Chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần âm mưu và hành
động chia rẽ, phá hoại của chúng.
- Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật.
- Ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng
+ Ý nghĩa.
- Những biện pháp, sách lược nhân nhượng trên đây đã hạn chế những hoạt động chống
phá của Trung Hoa Dân quốc và tay sai. Làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền
cách mạng của chúng.
 Từ ngày 6- 3- 1946 đến trước ngày 19-12-1946:
Hòa hoãn với Pháp nhằm đẩy quân Trung Hoa ra khỏi đất nước ta
+ Hoàn cảnh lịch sử
- Sau khi chiếm đóng các đô thi ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, thực dân Pháp đề ra kế
hoạch tiến quân ra Bắc nhằm thôn tính cả nước ta.
- Để tránh đụng độ với lực lượng kháng chiến của ta, thực dân Pháp điều đình với chính
phủ Trung Hoa Dân quốc, kí Hiệp ước Hoa – Pháp (28-2-1946), theo đó Trung Hoa
Dân quốc được Pháp trả lại các tô giới và nhượng địa của Pháp trên đất Trung Quốc
và được vận chuyển hàng hóa qua cảng Hải Phòng và Hoa Nam không phải đóng
thuế. Để đổi lại Pháp được đưa quân ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm
nhiệm vụ giải quân Nhật Bản.
- Hiệp ước Hoa – Pháp đã đặt nhân dân ta trước sự lựa chọn một trong hai con đường: Hoặc
cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp không cho chúng đổ bộ lên miền Bắc; Hoặc hòa
hoãn nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó một lúc với nhiều kẻ thù.
Ngày 3-3-1946, Ban Thường vụ Trung ương Đảng họp, do Hồ Chí Minh chủ trì, đã
chọn giải pháp “hoà để tiến”
- Chiều 6-3-1946, tại Hà Nội, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa kí với G Xanhtơni - đại diện Chính phủ Pháp bản Hiệp định Sơ bộ
+ Nội dung cơ bản của Hiệp định.

- Chính phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do,
có chính phủ riêng, nghị viện riêng, quân đội riêng, tài chính riêng và là thành viên
của Liên bang Đông Dương, nằm trong khối Liên hiệp Pháp.
- Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa thỏa thuận cho 15000 quân Pháp ra miền Bắc
thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số quân này sẽ
đóng ở những địa điểm qui định và rút dần trong thời hạn 5 năm.
- Hai bên ngừng mọi cuộc xung đột ở miền Nam và giữ nguyên quân đội của mình tại
4


vị trí cũ, tạo không khí thuận lợi đi đến cuộc đàm phán chính thức bàn các vấn đề
ngoại giao của Việt Nam, chế độ tương lai của Đông Dương, quyền lợi kinh tế và văn
hóa của người Pháp ở Việt Nam.
+ Ý nghĩa.
- Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946, tạm thời hòa hoãn với Pháp, ta tránh được cuộc chiến đấu
bất lợi vì phải chống lại nhiều kẻ thù cùng một lúc, đẩy được 20 vạn quận Trung Hoa
Dân quốc cùng bọn tay sai ra khỏi nước ta, tranh thủ thêm thời gian hòa bình để củng cố
chính quyền cách mạng, chuẩn bị lực lượng mọi mặt cho cuộc kháng chiến lâu dài
chống thực dân Pháp.
- Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam
và Pháp đã được tổ chức tại Phôngtennơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946. Cuộc đàm phán
thất bại vì Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập thống nhất của nước ta. Trong
lúc đó, tại Đông Dương, quân Pháp tăng cường hoạt động khiêu khích. Quan hệ Việt Pháp ngày càng căng thẳng, có nguy cơ nổ ra chiến tranh.
- Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã kí với đại diện Chính phủ Pháp bản
Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp một số quyền lợi kinh tế - văn hóa
ở Việt Nam.
+ Nội dung cơ bản của bản Tạm ước: (kiến thức mở rộng)
- Chính phủ Việt Nam và chính phủ Pháp quyết định chính sách hợp tác như Hiệp định
Sơ bộ 6-3-1946 đã nêu.
- Cuộc đàm phán sẽ tiến hành chậm nhất vào tháng 1-1947.

- Chính phủ Việt Nam bảo đảm quyền lợi chính trị như tự do dân chủ, quyền lợi kinh tế
và văn hoá của Pháp ở Việt Nam
- Chính phủ Pháp chấp nhận đình chỉ xung đột ở Nam Bộ, Nam Trung Bộ, bảo đảm
quyền tự do dân chủ cho nhân dân.
- Chấm dứt tuyên truyền không thân thiện.
- Trưng cầu ý dân ở Nam Bộ do hai bên qui định thời gian và cách thức.
Bản tạm ước đã tạo điều kiện cho ta có thêm thời gian xây dưng, củng cố lực lượng
chuẩn bị bước vào cuộc kháng chiến toàn quốc chống Pháp lâu dài.
Như vậy, với chính sách vừa cứng rắn, vừa mềm dẻo của Đảng ta, lúc thì hoà
hoãn với Trung Hoa Dân quốc để rảnh tay đối phó với Pháp, lúc thì tạm thời hoà hoãn
với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc về nước tạo cho ta có thêm thời gian chuẩn bị
lực lượng cho cuộc kháng chiến mà ta biết chắc không thể tránh khỏi
b. Đấu tranh ngoại giao trong kháng chiến chống Pháp thời kì 1946-1954.
* Hội nghị Giơnevơ
- Bước vào đông xuân 1953-1954, đồng thời với cuộc tấn công quân sự, ta đẩy mạnh
cuộc đấu tranh ngoại giao, mở ra khả năng giải quyết bằng con đường hòa bình cuộc
chiến tranh ở Đông Dương.
Ngày 26-11-1953, Chủ tịch Hồ Chí Minh tuyên bố: “ Nếu thực dân Pháp tiếp tục
cuộc chiến tranh xâm lược thì nhân dân Việt Nam tiếp tục cuộc chiến tranh ái quốc
đến thắng lợi cuối cùng. Nhưng nếu Chính phủ Pháp đã rút được bài học trong cuộc
chiến tranh mấy năm nay, muốn đi đến đình chiến ở Việt Nam bằng cách thương
5


lượng và giải quyết các vấn đề về Việt Nam theo đường lối hòa bình thì nhân dân và
Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa sẵn sàng tiếp ý muốn đó”
- Tháng 1-1954, Hội nghị Ngoại trưởng bốn nước Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại
Beclin đã thỏa thuận về việc triệu tập một Hội nghị quốc tế ở Giơnevơ để giải quyết
vấn đề Triều Tiên và lập lại hòa bình ở Đông Dương.
- Ngày 8-5-1954, một ngày sau khi chiến dịch Điện Biên Phủ kết thúc, Hội nghị

Giơnevơ bắt đầu thảo luận về vấn đề lập lại hòa bình ở Đông Dương. Phái đoàn
Chính phủ ta do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng đoàn chính thức được
mời họp. Đến ngày 21-7-1954, các văn bản của Hội nghị được kí kết
* Hiệp định Giơnevơ
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương bao gồm các văn bản: Hiệp định đình chỉ
chiến sự ở Việt Nam,Lào, Campuchia, Bản tuyên bố cuối cùng của Hội nghị và các
phụ bản khác
+ Nội dung Hiệp định Giơnevơ qui định.
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập,
chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia, cam kết
không can thiệp vào công việc nội bộ của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân,chuyển giao khu vực..
+ Ở Việt Nam, quân đội nhân dân Việt Nam và quân đội viễn chinh Pháp tập kết hai
miền Bắc- Nam, lấy vĩ tuyến 17(dọc theo sông Bến Hải- Quảng Trị) làm giới tuyến
quân sự tạm thời..
+ Ở Lào, lực lượng kháng chiến tập kết ở hai tỉnh Sầm Nưa và Phongxalì
+ Ở Campuchia, lực lượng kháng chiến phục viên tại chỗ, không có vùng tập kết
- Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào Đông
Dương; Các nước Đông Dương không được tham gia bất kì khối liên minh quân sự
nào và không để nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc
phục vụ mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước, sẽ được tổ
chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và giám sát của một Uỷ ban quốc tế ( trong
đó Ấn Độ làm Chủ tịch cùng hai nước thành viên là Ba Lan và Canađa)
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí hiệp định và những người
kế tục họ.
+Ý nghĩa
- Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc tế ghi nhận các
quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ba nước Đông Dương và được các cường quốc

cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng.
- Nó đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam,
Song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng
vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông
Dương, rút hết quân đội về nước; đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở
rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược Đông Dương.
6


2. Đấu tranh ngoại giao trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước thời kì 1954-1975
a. Đấu tranh đòi Mĩ xuống thang chiến tranh và thương lượng ở Hội nghị Pari.
Đầu năm 1967, sau thắng lợi trong hai mùa khô 1965-1966 và năm 1966-1967, ta
chủ trương mở thêm mặt trận tiến công ngoại giao, nhằm tố cáo tội ác của đế quốc Mĩ,
vạch trần luận điệu hòa bình bịp bợm của chúng, nêu cao tính chất chính nghĩa, lập
trường đúng đắn của ta, tranh thủ rộng rãi sự đồng tình ủng hộ của dư luận quốc tế.
Mục tiêu đấu tranh của ta trước hết là đòi Mĩ chấm dứt không điều kiện chiến tranh
phá hoại ở miền Bắc, coi đó là điều kiện tiên quyết để đi đến thương lượng ở bàn hội
nghị.
Ngày 31-3-1968, sau đòn tấn công bất ngờ của quân dân ta trong cuộc Tổng tiến
công và nổi dậy Xuân Mậu Thân, Giônxơn tuyên bố ngừng ném bom bắn phá miền Bắc
từ vĩ tuyến 20 trở ra và bắt đầu đàm phán với Việt Nam.
Ngày 13-5-1968, cuộc đàm phán chính thức Hai bên, giữa đại diện Chính phủ Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa và đại diện Chính phủ Hoa Kì họp phiên đầu tiên ở Pari.
Ngày 1-11-1968, Tổng thống Giônxơn ngừng ném bom bắn phá trên toàn miền Bắc.
Từ đây ta và Mĩ chủ yếu xoay quanh vấn đề hình thức, thành phần hội nghị và đã đi đến
thống nhất về hình thức Hội nghị Bốn bên giữa Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, Mặt trận
Dân tộc giải phóng miền Nam Việt Nam (sau đó là Chính phủ Cách mạng lâm thời
Cộng hòa miền Nam Việt Nam), Hoa Kì và Việt Nam Cộng hòa ( chính quyền Sài Gòn
Hội nghị Bốn bên về Việt Nam chính thức phiên họp đầu tiên ngày 25-1-1969 tại Pari.

Từ phiên họp đầu tiên đến khi đạt được giải pháp hiệp định, Hội nghị Bốn bên ở Pari
trải qua nhiều phiên họp chung công khai và nhiều cuộc tiếp xúc riêng. Lập trường Bốn
bên, mà thực chất là Hai bên Việt Nam và Hoa Kì rất khác nhau, khiến cho cuộc đấu
tranh diễn ra gay gắt trên bàn thương lượng.
b. Hiệp định Pari năm 1973 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam.
Trong các phiên họp chung công khai cũng như các cuộc tiếp xúc riêng, phía Việt
Nam tập trung mũi nhọn đấu tranh vào hai vấn đề mấu chốt nhất: Đòi quân Mĩ và quân
động minh rút hết khỏi miền Nam và đòi họ tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của
nhân dân Việt Nam và quyền tự quyết của nhân dân miền Nam Việt Nam.
Phía Mĩ có quan điểm ngược lại, nhất là vấn đề rút quân, đòi quân đội miền Bắc cũng
phải rút khỏi miền Nam, và từ chối kí dự thảo Hiệp định do phía Việt Nam đưa ra (101972) để rồi mở cuộc tập kích bằng máy bay B52 vào Hà Nội, Hải Phòng trong 12 ngày
đêm cuối năm 1972 với ý đồ buộc phía Việt Nam kí dự thảo Hiệp định do Mĩ đưa ra.
Nhưng Mĩ đã thất bại. Quân dân ta đã đập tan cuộc tập kích chiến lược đường không
bằng máy bay B52 của Mĩ, làm nên trận “Điện Biên Phủ trên không”, sau đó buộc Mĩ
phải kí dự thảo Hiệp định do Việt Nam đưa ra trước đó.
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí tắt ngày 231-1973 giữa đại diện hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kì, và chính
thức ngày 27-1-1973 giữa bốn Ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội
nghị Pari. Hiệp định Pari bắt đầu có hiệu lực từ ngày kí chính thức.
+ Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản sau
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
7


- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện vào lúc 24 giờ ngày 27-11973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Băc Việt Nam.
- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh trong thời hạn 60 ngày kể từ
khi kí hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân
sự hoặc cam thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển
cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.

- Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai
vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hòa bình
trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn)
- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và
Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.
Ngày 2-3-1973, Hội nghị quốc tế về Việt Nam được triệu tập tại Pari, gồm đại biểu
các nước Liên Xô, Trung Quốc, Anh, Pháp, bốn bên tham gia kí Hiệp định và bốn nước
trong Uỷ ban Giám sát và Kiểm soát quốc tế (Ba Lan, Canada, Hunggari, Inđônêxia).
Với sự có mặt của Tổng thư kí Liên hợp quốc. Tất cả các nước tham gia Hội nghị đã kí
vào bản Định ước công nhận về mặt pháp lí quốc tế Hiệp định Pari về Việt Nam và bảo
đảm hiệp định được thi hành nghiêm chỉnh
+ Ý nghĩa
Hiệp định Pari về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu
tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất
khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và
rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để quân
dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
* Bảng mô tả các mức yêu cầu cần đạt cho mỗi loại câu hỏi, bài tập trong chuyên
đề.
Nội dung
1. Đấu tranh
ngoại
giao
1945-1954
a. Đấu tranh
ngoại
giao

1945-1946
+Đối với quân
THDQ và bọn

Nhận biết
Mô tả yêu cầu
cần đạt
- Những biện
pháp của Đảng,
chính
quyền
đối với THDQ
và bọn phản
cách mạng
Trình bày nội
dung Hiệp định

Thông hiểu
Mô tả yêu cầu
cần đạt
- Giải thích
được
chủ
trương,
sách
lược của Đảng
qua 2 thời kì
trước 6-3-1946
và sau tkì 6-31946, tác dụng
8


Vận dụng
Vận dụng cao
Mô tả yêu cầu Mô tả yêu cầu
cần đạt
cần đạt
Nhận xét đánh
giá được chủ
trương “mềm
dẻo” về sách
lược,
“cứng
Phân tích rắn” về nguyên
được
những tắc của Đảng,
điểm hạn chế Chính
phủ


phản CM ở Sơ bộ 6-3-1946 của các biện của nội dung
miền Bắc
pháp đó
Hiệp định Sơ
+ Hòa hoãn với
bộ 6-3-1946
Pháp nhằm đẩy
quân THDQ về
nước
b. Đấu tranh
ngoại giao

1946-1954
- Hiệp định
Giơnevơ 1954
chấm dứt chiến
tranh, lập lại
hoà bình ở
Đông Dương
2. Đấu tranh
ngoại
giao
1954-1975
-Hiệp định Pari
1973 về chấm
dứt chiến tranh
lập lại hoà bình
ở Việt Nam

- Trình bày
được diễn biến
của Hội nghị
Giơne
-Nêu nội dung
cơ bản củaHiệp
định Giơnevơ

- Biết được
điều kiện để ta
mở mặt trận
tấn công ngoại
giao

-Trình bày diễn
biến cuộc đấu
tranh ngoại
giao ở Hội
nghị Pari.
- Nội dung
Hiệp định pari

- Giải thích
được bối cảnh
quốc tế Hội
nghị Giơnevơ
được triệu tập

- Phân tích
được những
điểm hạn chế
của nội dung
Hiệp định
Giơnevơ
- Phân tích
được ý nghĩa
to lớn của Hiệp
định

- Chứng minh
được những
- Lí giải được hành động lật
nguyên nhân lọng của Mĩ
Mĩ phải kí kết trong quá trình

Hiệp định Pari diễn ra Hội
nghị Pari.
- Phân tích
được ý nghĩa
quốc tế của
Hiệp định Pari
- So sánh được
sự giống nhau
và khác nhau
giữa HN Pari
và HN
Giơnevơ (hoàn
cảnh, nội dung,
ý nghĩa)

9

trong việc thực
hiện giải quyết
các mối quan
hệ trên

-Nhận xét,
đánh giá được
ý nghĩa Hiệp
định Giơnevơ
-Mối quan hệ
giữa
chiến
thắng ĐBPhủ

với Hiệp định
Giơnevơ.
Đánh giá được
bước phát triển
trong cuộc đấu
tranh ngoại
giao của Đảng
ta trong đấu
tranh với quân
THDQ và
trong kháng
chiến chống
Pháp, Mĩ.
- Rút ra được
bài học về cuộc
đấu tranh ngoại
giao trong
kháng chiến
chống Pháp,
Mĩ được vận
dụng trong vấn
đề bảo vệ chủ
quyền nước ta
hiện nay.


II. HỆ THỐNG CÁC DẠNG CÂU HỎI, BÀI TẬP

1. Dạng câu hỏi trắc nghiệm.
Trong những năm gần đây tuy Bộ GD&ĐT không đưa phần thi trắc nghiệm

vào các đề thi nhưng tôi vẫn muốn xây dựng một số dạng câu hỏi TN vào chuyên đề
nhằm giúp học sinh có phản ứng nhanh, linh hoạt và nhớ được các sự kiện lịch sử
một cách nhanh và chính xác.
- Đối với dạng câu hỏi TN: Đòi hỏi hộc sinh phải có kiến thức sâu rộng, chính xác, khả
năng hiểu biết, tư duy phải nhanh, nắm kiến thức phải chắc chắn
* Dạng bài tập, câu hỏi trắc nghiệm theo một sự kiện hoặc một vấn đề
+ Chọn đáp án đúng
Ví dụ
Hãy khoanh tròn một chữ cái in hoa ở câu trả lời đúng.
Câu 1. Trước ngày 6-3-1946, Đảng, Chính phủ và Chủ tịch Hồ Chí Minh thực hiện
sách lược gì?
A. Hòa với Trung Hoa Dân quốc để đánh Pháp.
B. Hòa với Pháp để đuổi Trung Hoa Dân quốc.
C. Hòa với Pháp và Trung Hoa Dân quốc để chuẩn bị lực lượng.
D. Câu A và B là đúng.
Đáp án: A
Câu 2. Tạm ước 14-9-1946, ta nhân nhượng cho Pháp quyền lợi nào?
A. Một số quyền lợi về kinh tế và văn hóa.
B. Chấp nhận cho Pháp đưa 15000 quân ra Bắc.
C. Một số quyền lợi về chính trị, quân sự.
D. Cả câu A,B,C đúng.
Đáp án: A
+ Câu hỏi điền khuyết
Hãy điền vào chỗ trống câu hỏi sau đây cho đúng:
“Hiệp định Pari về Việt Nam là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất
khuât của……….,.”
A. Quân dân miền Bắc đánh bại Chiến tranh phá hoại lần thứ hai của Mĩ
B. Quân dân miền Nam đánh bại chiến lược Việt Nam hóa chiến tranh của
Mĩ.
C. Quân dân ta trên cả hai miền đất nước

D. Quân dân miền Nam trong cuộc tiến công chiến lược năm 1972.
Đáp án: C
* Dạng câu hỏi, bài tập cho cả chuyên đề.
Cho thời gian em hãy điền những nội dung còn thiếu trong quá trình đấu tranh
ngoại giao của Cách mạng Việt Nam ( 1945-1975) theo mẫu dưới đây:
Thời gian

Nội dung

28-2-1946
3-3-1-46
10


6-3-1946
14-9-1946
Tháng 1-1954
8-5-1954
21-7-1-54
13-5-1968
25-1-1969
23-1-1-73
27-1-1973
2-3-1973
Đáp án.
Thời gian

Nội dung

28-2-1946

3-3-1946

Hiệp ước Hoa – Pháp được kí kết
BTVTƯ Đảng họp do Hồ Chủ Tịch chủ trì, đã chọn giải pháp “ hòa
để tiến”
Chiều 6-3-1946 Hiệp định Sơ bộ được kí kết giữa Chính phủ Việt Nam và Chính
phủ Pháp
14-9-1946
Hồ Chủ Tịch kí với đại diện Chính phủ Pháp bản Tạm ước
Tháng 1 - 1954 Hội nghị Ngoại trưởng 4 nước, Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp họp tại
Béclin thảo thuận về việc triệu tập Hội nghị quốc tế ở Giơnevơ.
8-5-1954
Phái đoàn của ta do Phó Thủ tướng Phạm Văn Đồng làm Trưởng
đoàn, chính thức được mời họp Hội nghị Giơnevơ.
21-7-1954
Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương được kí kết.
13-5-1968
Cuộc đàm phán chính thức hai bên giữa Chính phủ Việt Nam Dân
chủ Cộng hòa và Chính phủ Hoa Kì phiên đầu tiên ở Pari
25-1-1969
Hội nghị Bốn bên về Việt Nam chính thức họp phiên đầu tiên
21-1-1973
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam
được kí tắt
27-3-1973
Hiệp định Pari được kí chính thức
2-3-1973
Hội nghị quốc tế về Việt Nam họp tại Pari, các nước tham dự kí bản
Định ước công nhận về mặt pháp lí quốc tế Hiệp định Pari về VN..
2.Dạng câu hỏi tự luận.

a) Dạng câu hỏi nêu một sự kiện, một vấn đề
Đây là một trong nhữngdạng câu hỏi ở mức độ nhận biết, nêu rõ một sự kiện, một
vấn đề cụ thể. Khi làm bài, học sinh phải nhận biết được nội dung trọng tâm của sự kiện
theo yêu cầu của đề bài
VD1:
11


Câu hỏi:
Em hãy nêu nội dung và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954)?
* Gợi ý trả lời
+ Nội dung Hiệp định Giơnevơ
- Các nuớc tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản là độc lập,
chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt Nam, Lào, Campuchia;
cam kết không can thiệp vào công việc của ba nước.
- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hoà bình trên toàn Đông Dương.
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân, chuyển giao khu vực…
- Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước ngoài vào các nước
Đông Dương. Các nước Đông Dương không được tham gia bất cứ một liên minh
quân sự nào và không để cho nước khác dùng lãnh thổ của mình vào việc gây chiến
tranh hoặc phục vụ cho mục đích xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong cả nước vào tháng
7-1956, dưới sự kiểm soát và giám sát của một Uỷ ban quốc tế (trong đó Ấn Độ làm
Chủ tịch, cùng hai nước thành viên là Ba Lan và Canađa).
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định Giơnevơ thuộc về những người ký Hiệp định và
những nguời kế tục họ.
+ Ý nghĩa của Hiệp định
- Hiệp định Giơnevơ năm 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lý quốc tế ghi nhận
các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân các nước Đông Dương và được các cường
quốc cùng các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng. Hiệp định đánh dấu thắng

lợi của cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân dân Việt Nam, song chưa chọn vẹn vì
mới giải phóng được miền Bắc. Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm
giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
- Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh xâm lược Đông Dương,
rút hết quân đội về nước; đế quốc Mĩ thất bại trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế
hoá chiến tranh xâm lược Đông Dương.
VD2
Câu hỏi.
Nêu nội dung cơ bản và ý nghĩa lịch sử của Hiệp định Pari 1973 về chấm dứt
chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
* Gợi ý trả lời:
Hiệp định về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam được kí tắt ngày 231-1973 giữa đại diện hai chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng hòa và Hoa Kì, và chính
thức ngày 27-1-1973 giữa bốn Ngoại trưởng, đại diện cho các chính phủ tham dự Hội
nghị Pari. Hiệp định Pari bắt đầu có hiệu lực từ ngày kí chính thức.
+ Nội dung Hiệp định gồm những điều khoản sau
- Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn
lãnh thổ của Việt Nam.
- Hai bên ngừng bắn ở miền Nam Việt Nam được thực hiện vào lúc 24 giờ ngày 27-11973 và Hoa Kì cam kết chấm dứt mọi hoạt động quân sự chống miền Băc Việt Nam.
12


- Hoa Kì rút hết quân đội của mình và quân đồng minh trong thời hạn 60 ngày kể từ
khi kí hiệp định, hủy bỏ các căn cứ quân sự Mĩ, cam kết không tiếp tục dính líu quân
sự hoặc cam thiệp vào công việc nội bộ của miền Nam Việt Nam.
- Nhân dân miền Nam Việt Nam tự quyết định tương lai chính trị thông qua tổng tuyển
cử tự do, không có sự can thiệp của nước ngoài.
- Hai bên tiến hành trao trả tù binh và dân thường bị bắt.
- Các bên công nhận thực tế miền Nam Việt Nam có hai chính quyền, hai quân đội, hai
vùng kiểm soát và ba lực lượng chính trị (lực lượng cách mạng, lực lượng hòa bình
trung lập và lực lượng chính quyền Sài Gòn)

- Hoa Kì cam kết góp phần vào việc hàn gắn vết thương chiến tranh ở Việt Nam và
Đông Dương, tiến tới thiết lập quan hệ mới, bình đẳng và cùng có lợi giữa hai nước.
+ Ý nghĩa
Hiệp định Pari về Việt Nam là thắng lợi của sự kết hợp giữa đấu tranh quân sự, đấu
tranh chính trị và đấu tranh ngoại giao, là kết quả của cuộc đấu tranh kiên cường, bất
khuất của quân dân ta ở hai miền đất nước, mở ra bước ngoặt mới cho cuộc kháng
chiến chống Mĩ, cứu nước của dân tộc ta.
Với Hiệp định Pari, Mĩ phải công nhân các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân ta và
rút hết quân về nước. Đó là thắng lợi lịch sử quan trọng, tạo thời cơ thuận lợi để quân
dân ta tiến lên giải phóng hoàn toàn miền Nam.
b) Dạng câu hỏi nêu và giải thích một sự kiện, một vấn đề Lịch sử
Đây là một trong những dạng câu hỏi ở mức độ thông hiểu.
Đối với dạng đề này, khi học sinh làm bài trước hết phải liệt kê đầy đủ những sự kiện
theo yêu cầu của câu hỏi, lý giải được vai trò, tác dụng, hoặc ý nghĩa của sự kiện đó .
VD1:
Câu hỏi:
Chủ trương, sách lược của Đảng trong cuộc đấu tranh chống quân Trung
Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng, từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến
trước ngày 6-3-1946? Tác dụng của trương, sách lược đó đối với Cách mạnh Việt
Nam trong những năm 1945-1946?
* Gợi ý trả lời.
* Chủ trương, sách lược của Đảng trong cuộc đấu tranh chống quân Trung Hoa.
- Thực hiện sách lược hoà hoãn với quân trung Hoa Dân quốc.
+ Nhường cho chúng một số quyền lợi về chính trị, kinh tế.
- Nhường cho các Đảng Viết quốc, Việt cách, tay sai của Trung Hoa Dân quốc 70 ghế
trong Quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế Bộ trưởng trong Chính phủ Liên hiệp.( Ngoại
giao, kinh tế, canh nông, xã hội)
- Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế như cung
cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải, cho phép dùng
tiền Trung Quốc trên thị trường.

- Đồng thời bác bỏ yêu cầu quá đáng của chúng…,như đòi những người cộng sản ra
khỏi Chính phủ, thay đổi quốc kì, quốc ca…
+ Đối với tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc (Việt quốc, Việt cách).
- Chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần âm mưu và hành
13


động chia rẽ, phá hoại của chúng…
* Tác dụng (ý nghĩa)
- Với chủ trương, sách lược trên của Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ Tịch là vô cùng khôn
khéo, mềm dẻo vế sách lược, cứng rắn về nguyên tắc…
- Đây là một chủ trương sách lược cần thiết, nhờ đó đã hạn chế các hoạt động chống
phá của Trung Hoa Dân quốc, tay sai, làm thất bại âm mưu phá hoại lật đổ chính quyền
Cách mạng của chúng.
“Những biện pháp cực kì sáng suốt đó đã được ghi vào lịch sử Cách mạng nước
ta như một mẫu mực tuyệt vời của sách lược Lê ninnít về lợi dụng mâu thuẫn trong hàng
ngũ kẻ địch, về sự nhân nhượng có nguyên tắc”.
( Lê Duẩn; Dưới lá cờ vẻ vang của Đảng- Nhà XB Sự Thật)
VD2:
Câu hỏi:
Chủ tịch Hồ Chí Minh giải quyết mối quan hệ Việt - Pháp bằng con đường
hòa bình từ ngày 6-3-1946 đến trước ngày 19-12-1946?
* Gợi ý trả lời
+ Nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra đời mong muốn được công nhận quyền tự do
độc lập. Pháp âm mưu chia cắt Việt Nam một lần nữa.
+ Để thực hiện ý đồ trên, thực dân Pháp đã điều đình với chính phủ Trung Hoa Dân
quốc và kí Hiệp ước Hoa- Pháp(28-2-1946)..đặt Việt Nam trước sự lựa chọn một trong
hai con đường: hoặc cầm súng chiến đấu chống thực dân Pháp,không cho chúng đổ bộ
lên miền Bắc; hoặc hòa hoãn, nhân nhượng Pháp để tránh tình trạng phải đối phó cùng
một lúc với nhiều kẻ thù…

+ Ngày 6-3-1946, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
hòa ký với Pháp bản Hiệp định Sơ bộ . Theo đó, Chính phủ Pháp công nhận nước Việt
Nam Dân chủ Cộng hòa là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng, quân đội riêng, tài
chính riêng, nằm trong khối Liên hiệp Pháp. Chính phủ Việt Nam thỏa thuận cho 15 000
quân Pháp ra Bắc thay quân Trung Hoa Dân quốc làm nhiệm vụ giải giáp quân Nhật, số
quân này sẽ đóng tại những điểm quy định và rút dần trong 5 năm. Hai bên thực hiện
ngừng bắn, tạo không khí thuận lợi cho việc mở cuộc đàm phán chính thức ở Pari.
+ Do ta đấu tranh kiên quyết, cuộc đàm phán chính thức giữa hai Chính phủ Việt Nam
và Pháp được tổ chức tại Phôngtenơblô (Pháp) từ ngày 6-7-1946. Cuộc đàm phán thất
bại vì phía Pháp ngoan cố không chịu công nhận độc lập và thống nhất của nước ta…
+ Trước tình hình đó, Chủ tịch Hồ Chí Minh đang ở thăm nước Pháp, đàm phán và ký
với đại diện Chính phủ Pháp Tạm ước ngày 14-9-1946, tiếp tục nhân nhượng Pháp một
số quyền lợi về kinh tế- văn hóa ở Việt Nam nhằm kéo dài thời gian hòa hoãn.
+ Sau khi ký kết các Hiệp ước và Tạm ước nhân nhượng cho Pháp một số quyền lợi,
thậm chí chấp nhận tham gia khối Liên hiệp Pháp, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng Chính
phủ tiếp tục lãnh đạo nhân dân kiên trì đấu tranh, tích cực chuẩn bị lực lượng, đề phòng
tình thế bất trắc do Pháp gây ra.
+ Kiên trì giải quyết quan hệ Việt- Pháp bằng biện pháp đàm phán, thương lượng của
Chủ tịch Hồ Chí Minh thể hiện thiện chí hòa bình của Chính phủ và nhân dân Việt Nam;
đẩy nhanh quân Tưởng về nước và phá tan âm mưu Pháp cấu kết với Tưởng chống lại
14


nhân dân ta; kéo dài thời gian hòa bình để cùng cố xây dựng chuẩn bị cho cuộc kháng
chiến mà ta biết trươc là không thể nào tránh khỏi.
c. Dạng câu hỏi so sánh các sự kiện lịch sử
Đây là một trong những dạng câu hỏi ở mức độ vận dụng . Đối với dạng câu hỏi
này, đòi hỏi học sinh phải nắm được chắc các sự kiện lịch sử có trong chuyên đề, tự rút
ta được những đặc điểm giống nhau và khác nhau của các sự kiện lịch sử. Dạng câu hỏi
này có nhiều hình thức so sánh, học sinh có thể trình bày lần lượt các sự kiện cần so

sánh theo yêu cầu của câu hỏi, hoặc có thể lập bảng so sánh, nêu tiêu chí, nội dung cần
so sánh.
VD1.
Câu hỏi:
Điểm khác nhau cơ bản giữa Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946 với Hiệp định Giơnevơ
21-7-1954?
* Gợi ý trả lời
- Điểm khác nhau cơ bản giữa hai Hiệp định.
+ Hiệp định Sơ bộ (6-3-1946)
Chính phủ Pháp công nhận nước ta là một quốc gia tự do, có chính phủ riêng,
nghị viện riêng, quân đội riêng và là thành viên Liên bang Đông Dương nằm trong khối
liên hiệp Pháp.
+ Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954).
Pháp và các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng độc lập chủ quyền và toàn
vẹn lãnh thổ của ba nước Đông Dương.
+ Thời điểm kí kết Hiệp định Sơ bộ
Trong lúc ta kí kết Hiệp định Sơ bộ: Do ta còn non yếu hơn địch nên ta chấp nhận
điều khoản đó, đây là sách lược mềm dẻo để phân hóa kẻ thù.
+ Thời điểm kí kết Hiệp định Giơnevơ.
Ta đã giành được thắng lợi quyết định ở Điện Biên Phủ., quyết định sự thất bại
của thực dân Pháp ở Đông Dương.
+ So với Hiệp định Sơ bộ, Hiệp định Giơnevơ là một bước tiến vượt bậc trong đấu
tranh ngoại giao của ta.
VD2:
Câu hỏi:
So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai Hiệp định Giơnevơ
(21-7-1954) và Hiệp định Pari (27-1-1973), theo bảng sau:
Nội dung so sánh
Hiệp định Giơnevơ (1954)
Hiệp định Pari (1973)

1.Giống nhau
Hoàn cảnh kí kết
Nội dung cơ bản
Ý nghĩa lịch sử
2. Khác nhau
Hoàn cảnh kí kết
Nội dung cơ bản
15


Ýnghĩalịch sử
* Gợi ý trả lời
a. Những điểm giống nhau giữa hai hiệp định.
+ Hoàn cảnh kí kết:
- Đều có thắng lợi về chính trị và quân sự trên chiến trường, có trận thắng quyết định là
Điện Biên Phủ (1954), và “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972
+ Nội dung cơ bản.
- Đều được các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản ở Việt Nam
- Đều đi đến chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình
- Đều đi đến việc các nước đế quốc xâm lược rút khỏi chiến tranh
+ Ý nghĩa lịch sử.
- Đều là văn bản pháp lí làm cơ sở để tiếp tục đấu tranh
- Đếu phản ánh, ghi nhận sự thắng lợi giành được trên chiến trường…
b. Những điểm khác nhau giữa hai hiệp định
Nội dung
sánh

so

Hiệp định Giơnevơ 1954


Hiệp định Pari 1973

Giơnevơ là Hội nghị quốc tế Pari là Hội nghị hai bên (Việt
Hoàn cảnh kí kết có sự chi phối của các nước Nam và Hoa kì) được quyết định
lớn
bởi hai bên
- Giơnevơ là Hiệp định về - Pari là Hiệp đinh về Việt Nam
Đông Dương
- Pháp rút quân từng bước sau - Mĩ rút quân cùng lúc sau 2
Nội dung cơ bản
2 năm
tháng.
- Quân đội hai bên tập kết ở - Quân đội hai bên ở nguyên tại
hai vùng hoàn chỉnh ở hai chỗ
miền
- Hiệp định Giơnevơ phản ánh - Hiệp định Pari phản ánh đầy đủ
không đầy đủ thắng lợi của ta thắng lợi của ta trên chiến
trên chiến trường.
trường.
Ý nghĩa
- Sau Hiệp định Giơnevơ, so - Sau Hiệp định Pari so sánh lực
sánh lực lượng không có lợi lượng có lợi cho ta.
cho ta.
d. Dạng câu hỏi tư duy lôgic:
Đây là một trong những dạng câu hỏi ở mức vận dụng cao và cũng là một dạng
câu hỏi mở. Đối với dạng câu hỏi này đòi hỏi học sinh phải biết tư duy, vận dụng kiến
thức, hiểu biết lịch sử, biết đánh giá, phân tích được các mối liên quan giữa các sự kiện
lịch sử.
VD1.

Câu hỏi:
Hãy nhận xét: chủ trương “mềm dẻo” về sách lược “cứng rắn” về nguyên tắc
của Đảng và Chính phủ đối với Trung Hoa Dân quốc và tay sai của chúng từ sau
Cách mạng tháng Tám đến ngày 6-3-1946?
16


* Gợi ý trả lời:
+ “Mềm dẻo về sách lược”.
- Nhường cho các Đảng Việt Quốc, Việt Cách, tay sai của Trung Hoa Dân quốc, 70
ghế trong Quốc hội không qua bầu cử và 4 ghế bộ trưởng…
- Nhân nhượng cho Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về kinh tế như cung cấp một
phần lương thực, thực phẩm, phương tiện giao thông vận tải cho phép dùng tiền
Trung Quốc trên thi trường…
+ “Cứng rắn về nguyên tắc”.
- Ta kiên quyết bác bỏ yêu cầu quá đáng của chúng như đòi ta thay đổi Quốc kì, Quốc
ca, đòi Chủ tịch Hồ Chí Minh phải từ chức, đòi những người Cộng sản phải ra khỏi
Chính phủ….
- Đối với tay sai của chúng: Kiên quyết vạch trần âm mưu và hành động chia rẽ, phá
hoại của chúng…
- Chính quyền cho ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng.
+ Đánh giá:
Trong bối cảnh sau Cách mạng tháng Tám, đất nước ta gặp muôn vàn khó khăn, thử
thách, Chính quyền vừa giành được còn non trẻ. Đảng, Chính phủ đã có những quyết
định phù hợp, đúng đắn vừa bảo vệ được chính quyền, vừa phân hoá cao độ kẻ thù để
rồi từng bước tiến lên đánh bại chúng.
- Hồ Chủ Tịch nói: “Cái gì sang nhất ta giành cho chúng, còn cái gì quyền nhất phải
thuộc về ta”. Vì vậy Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ Tịch đã có những chủ trương, biện pháp
“mềm dẻo” về sách lược; “cứng rắn” về nguyên tắc
- Sự nhân nhượng này là sự nhân nhượng có nguyên tắc:

+ Độc lập chủ quyền của dân tộc phải được giữ vững
+ Đảng phải lãnh đạo chính quyền
+ Hồ Chí Minh là người đứng đầu Đảng và Chính phủ.
→ Những chủ trương, sách lược nhân nhượng trên đây đã hạn chế các hoạt động chống phá
của Trung Hoa Dân quốc và tay sai, làm thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của
chúng.
VD2.
Câu hỏi:
Em đánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa chiến thắng Điện Biên Phủ
với việc kí kết Hiệp định Giơnevơ 1954?
* Gợi ý trả lời:
Đây là sự phối hợp chặt chẽ giữa hai mặt trận đấu tranh quân sự và đấu tranh ngoại
giao. Trong cuộc kháng chiến toàn diện của nhân dân ta vì vậy nó có mối quan hệ chặt
chẽ và hỗ trợ cho nhau.
- Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan ý chí xâm lược của thực dân
Pháp, buộc chúng phải kí kết Hiệp định Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà
bình ở Đông Dương.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ tạo ra quả đấm thép trên chiến trường làm xoay chuyển
cục diện trên bàn đàm phán, đưa phái đoàn của Chính phủ Việt Nam Dân chủ Cộng
17


hoà đến hội nghị với tư thế của người chiến thắng, buộc Pháp phải kí Hiệp định
Giơnevơ lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Thực tế lịch sử nước ta đã chứng minh rằng: Có đập tan ý chí xâm lược của kẻ thù thì
chúng mới chịu thương lượng để chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình.
- Thắng lợi ở bàn Hội nghị Giơnevơ chỉ có thể đạt được khi chúng ta có chiến thắng
quyết định trên chiến trường (Mặt trận quân sự)
- Việc kí Hiệp định Giơnevơ có tác dụng trở lại đối với chiến thắng Điện Biên Phủ. Đó
là buộc thực dân Pháp phải công nhận về mặt pháp lí sự thất bại của chúng ở Đông

Dương, thất bại hoàn toàn ở Điện Biên Phủ.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơnevơ đã chấm dứt cuộc chiến
tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở Đông Dương, đưa cách mạng
Việt Nam bước sang một thời kì mới.
e. Dạng câu hỏi tổng hợp
Đây là một trong những dạng câu hỏi vận dụng cao, vì vậy nó có tính khái quát cao,
nội dung kiến thức xuyên suốt cả chuyên đề. Dạng đề này đòi hỏi học sinh có sự tư
duy, tổng hợp, chắt lọc những nội dung cơ bản , quan trọng nhất của một vấn đề,
tránh dài dòng, sa đà.
VD:
Câu hỏi:
Quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam được ghi nhận như thế nào trong Hiệp
định Sơ bộ (6-3-1946),Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), và Hiệp định Pari (27-11973)? Khái quát quá trình đấu tranh của nhân dân ta để từng bước giành các quyền
dân tộc cơ bản sau mỗi hiệp định trên?
* Gợi ý trả lời.
- Độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ là quyền dân tộc cơ bản của mỗi
quốc gia, dân tộc…
- Trước khó khăn của Việt Nam sau Cách mạng tháng Tám năm 1945, nhất là âm mưu
thôn tính của thực dân Pháp. Để đẩy nhanh quân Trung Hoa Dân quốc về nước…, Hồ
Chủ Tịch kí với đại diện chính phủ Pháp Hịêp định sơ bộ (6-3-1946). Theo đó Chính
phủ Pháp công nhận nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà là một quốc gia tự do, có chính
phủ, nghị viện, quân đội, tài chính riêng. nằm trong khối liên hiệp Pháp.
→ Như vậy hiệp định này chỉ công nhận tính thống nhất là một quốc gia, nhưng chưa
công nhận nền độc lập, Việt Nam còn bị ràng buộc vào nước Pháp.
- Hiệp định trên không được Pháp tôn trọng, Họ lập ra chính phủ Nam Kì tự trị, âm mưu
tách Nam Kì khỏi Việt Nam ( phá vỡ sự thống nhất nước Việt Nam mà họ đã công
nhận)
- Nhân dân Việt Nam phải tiến hành cuộc kháng chiến toàn dân, toàn diện, trường kì và
tự lực cánh sinh. Chúng ta đã giành thắng lợi lớn trong các chiến dịch: Việt Bắc thu
-đông 1947, chiến dịch Biên giới thu- đông 1950, kết thúc bằng cuộc tiến công chiến

lược Đông- Xuân năm 1953-1954 mà đỉnh cao là chiến dịch Điện Biên Phủ đưa đến
việc kí kết Hiệp định Giơnevơ về Đông Dương.

18


- Với Hiệp định Giơnevơ (21-7-1954), thực dân Pháp buộc phải công nhận các quyền
dân tộc cơ bản của ba nước Đông Dương( Việt Nam, Lào, Campuchia) là độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ.
→ Sau Hiệp định Giơnevơ, nước Việt Nam không được thống nhất bằng một cuộc tổng
tuyển cử mà bị chia cắt thành hai miền. Miền Bắc hoàn toàn giải phóng và bước vào
thời kì quá độ tiến lên CNXH, nhưng ở miền Nam, Mĩ thay thế Pháp, âm mưu chia cắt
lâu dài đất nước ta.
- Nhân dân Việt Nam phải tiếp tục tiến hành cuộc chiến tranh cách mạng, từ phong trào
“Đồng khởi” tiến lên làm thất bại các chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, “Chiến tranh
cục bộ” , “Việt Nam hoá chiến tranh” ở miền Nam và chiến tranh phá hoại ở miền Bắc.
Đặc biệt nhất là chiến thắng tại trận “Điện Biên Phủ trên không” năm 1972. Buộc Mĩ
phải kí Hiệp định Pari , chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt Nam.
- Hiệp định Pari (27-1-1973) ghi rõ Hoa Kì và các nước cam kết tôn trọng độc lập, chủ
quyền, thống nhất, toàn vẹn lãnh thổ của Việt Nam, Hoa kì rút hết quân viễn chinh ra
khỏi miền Nam Việt Nam.
→ Đây là thắng lợi có ý nghĩa chiến lược của quân và dân ta, ta đã “Đánh cho Mĩ cút”
“Đánh cho Ngụy nhào” giải phóng miền Nam.
- Mặc dù cam kết tôn trọng các quyền dân tộc cơ bản của Việt Nam và rút quân về nước,
nhưng Mĩ chưa từ bỏ chính sách thực dân mới ở miền Nam, cùng chính quền Sài Gòn
phá hoại Hiệp định Pari…
→ Nhân dân Việt Nam phải đấu tranh chống chiến dịch phá hoại Hiệp định Pari, tạo thế
và lực mở cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Xuân 1975…, giải phóng hoàn toàn miền
Nam hoàn thành sự nghiệp thống nhất đất nước.
Kết luận:

Qua 30 năm đấu tranh chống các thế lực xâm lược, với đường lối lãnh đạo đúng
đắn, sáng suốt của Đảng, Chính phủ, Hồ Chủ Tịch. Chúng ta đã giành thắng lợi từng
bước, tiến tới giành thắng lợi hoàn toàn trên các mặt trận chính trị, quân sự, ngoại giao,
nhân dân ta đã giành được độc lập, chủ quyền, thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ. Quyền
dân tộc cơ bản của Việt Nam được thực hiện trọn vẹn
3. Biên soạn một đề minh họa cho chuyên đề và một số bài tập học sinh tự giải.
* Thiết lập ma trận.
Chủ đề

Nhận biết

Thông hiểu

Vận dụng

19

vận dụng cao


Học sinh hiểu được
chủ trương, sách lược
của Đảng trong việc
đấu tranh chống quân
THDQ và bọn tay sai
của chúng (Việt
quốc, Việt cách). Tác
dụng của những chủ
trương ,sách lược của
trên đối với Cách

mạng Việt Nam

1. Đấu tranh
ngoại
giao
thời kì 19451954

Nêu được
nội dung cơ
bản và ý
nghĩa lịch
sử của Hiệp
định
Giơnevơ
1954

Số câu: 03
Số câu: 01
Số câu: 01
Số điểm: 7,0
Số điểm:3,0 Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 70%
2.Đấu tranh
ngoại
giao
thời kì 19541975

Số câu: 01
Số điểm: 3,0
Tỉ lệ: 30%

Tổng số câu:4
Tổng điểm:10

Số câu: 01
Số câu: 01
Số điểm:3,0 Số điểm: 3,0
20

Nhận xét, đánh
giả được mối
quan hệ giữa
chiến thắng Điện
Biên Phủ với
Hiệp định
Giơnevơ
Số câu: 01
Số điểm: 1,0
So sánh được
những
điểm
giống nhau và
khác nhau giữa
hai Hiệp định
Giơnevơ
(21/7/1954) và
Hiệp định Pari
(27/1/1973)
Số câu: 01
Số điểm: 3,0
Số câu: 01

Số điểm: 3,0

Số câu: 01
Số điểm: 1,0


Tỉ lệ :100%

Tỉ lệ: 30%

Tỉ lệ: 30%

Tỉ lệ: 30%

Tỉ lệ: 10%

* Biên soạn đề kiểm tra.
Câu 1. (3,0 điểm)
Chủ trương, sách lược của Đảng trong cuộc đấu tranh chống quân Trung Hoa Dân
quốc và bọn phản cách mạng từ sau Cách mạng tháng Tám năm 1945 đến trước 6-31946? Tác dụng của chủ trương, sách lược đó với cách mạng Việt Nam trong những
năm 1945-1946?
Câu 2. (3,0 điểm)
Nêu nội dung, ý nghĩa Hiệp định Giơnevơ 1954?
Câu 3. (1,0 điểm)
Em dánh giá như thế nào về mối quan hệ giữa chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ
với Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Đông Dương?
Câu 4. (3,0 điểm)
So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai Hiệp định Giơnevơ (21-71954) và Hiệp định Pari (27-1-1973)
* Đáp án
Câu


Nội dung

Điểm

Câu.1

Chủ trương, sách lược của Đảng trong cuộc đấu tranh chống
quân Trung Hoa Dân quốc và bọn phản cách mạng từ sau Cách
mạng tháng Tám năm 1945 đến trước 6/3/1946? Tác dụng của chủ
trương, sách lược đó với Cách mạng Việt Nam?
a. Chủ trương, sách lược đấu tranh với quân Trung Hoa Dân
quốc và bọn phản cách mạng ở miền Bắc.
+ Đối với quân Trung Hoa Dân quốc
Chủ trương, sách lược của Đảng, Hồ Chủ Tịch…
- Tránh trường hợp một mình đối phó với nhiều lực lượng kẻ thù
cùng một lúc nên thực hiện sách lược hòa hoãn với Trung Hoa Dân
quốc.
- Nhường cho các đảng Việt Quốc, Việt Cách (tay sai của Trung Hoa
Dân quốc) 70 ghế trong Quốc hội không qua bầu cử, 4 ghế bộ trưởng
trong Chính phủ liên hiệp chính thức. Nguyễn Hải Thần (lãnh tụ
Việt Cách) giữ chức Phó Chủ tịch nước.
- Nhân nhượng cho quân Trung Hoa Dân quốc một số quyền lợi về
kinh tế như : cung cấp một phần lương thực, thực phẩm, phương tiện
giao thông vận tải, cho phép dùng tiền Trung Quốc trên thị trường
- Đồng thời ta cũng kiên quyết bác bỏ yêu cầu quá đáng của chúng
như đòi ta phải thay đổi Quốc kì, Quốc ca, đòi những người cộng sản
ra khỏi chính phủ…
+ Đối với tổ chức phản cách mạng, tay sai của Trung Hoa Dân quốc
(Việt Quốc, Việt Cách).

21

3,0

0,50

0,50

0,50
0,50


Câu 2

- Chính quyền cách mạng dựa vào quần chúng, kiên quyết vạch trần
âm mưu và hành động chia rẽ, phá hoại của chúng.
0,50
- Những kẻ phá hoại có đủ bằng chứng thì bị trừng trị theo pháp luật.
- Ban hành một số sắc lệnh nhằm trấn áp bọn phản cách mạng
b.Tác dụng
- Những biện pháp, sách lược nhân nhượng trên đây đã hạn chế 0,50
những hoạt động chống phá của Trung Hoa Dân quốc và tay sai. Làm
thất bại âm mưu lật đổ chính quyền cách mạng của chúng.
Nêu nội dung, ý nghĩa của Hiệp định Giơnevơ 1954?
3,0
+ Nội dung Hiệp định Giơnevơ qui định.
- Các nước tham dự Hội nghị cam kết tôn trọng các quyền dân tộc 0,5
cơ bản là độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của ba nước Việt
Nam, Lào, Campuchia, cam kết không can thiệp vào công việc nội
bộ của ba nước.

- Các bên tham chiến thực hiện ngừng bắn, lập lại hòa bình trên toàn
Đông Dương.
0,25
- Các bên tham chiến thực hiện cuộc tập kết, chuyển quân,chuyển
giao khu vực..
0,5
- Hiệp định cấm việc đưa quân đội, nhân viên quân sự, vũ khí nước
ngoài vào Đông Dương; Các nước Đông Dương không được tham
gia bất kì khối lien minh quân sự nào và không để nước khác dùng 0,25
lãnh thổ của mình vào việc gây chiến tranh hoặc phục vụ mục đích
xâm lược.
- Việt Nam tiến tới thống nhất bằng cuộc tổng tuyển cử tự do trong
cả nước, sẽ được tổ chức vào tháng 7-1956 dưới sự kiểm soát và 0,5
giám sát của một Uỷ ban quốc tế ( trong đó Ấn Độ làm Chủ tịch
cùng hai nước thành viên là Ba Lan và Canađa)
- Trách nhiệm thi hành Hiệp định thuộc về những người kí hiệp định
và những người kế tục họ.
0,25
+Ý nghĩa
- Hiệp định Giơnevơ 1954 về Đông Dương là văn bản pháp lí quốc
tế ghi nhận các quyền dân tộc cơ bản của nhân dân 3 nước Đông
Dương và được các cường quốc cùng các nước tham dự Hội nghị
cam kết tôn trọng.
- Nó đánh dấu thắng lợi cuộc kháng chiến chống Pháp của nhân 0,5
dân Việt Nam, song chưa trọn vẹn vì mới giải phóng được miền bắc.
Cuộc đấu tranh cách mạng vẫn phải tiếp tục nhằm giải phóng miền
Nam, thống nhất đất nước.
- Với Hiệp định Giơnevơ, Pháp buộc phải chấm dứt chiến tranh
xâm lược Đông Dương, rút hết quân đội về nước; đế quốc Mĩ thất bại
trong âm mưu kéo dài, mở rộng, quốc tế hóa chiến tranh xâm lược 0,25

Đông Dương.
22


Câu 3.

Câu 4.

Nhận xét của em về mối quan hệ giữa chiến thắng lịch sử Điện
Biên Phủ với hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt chiến tranh, lập
lại hòa bình ở Đông Dương
- Đây là sự phối hợp chặt chẽ giữa hai mặt trận đấu tranh quân sự và
đấu tranh ngoại giao. Trong cuộc kháng chiến toàn diện của nhân dân
ta vì vậy nó có mối quan hệ chặt chẽ và hỗ trợ cho nhau.
- Thắng lợi vĩ đại của chiến dịch Điện Biên Phủ đã đập tan ý chí
xâm lược của thực dân Pháp, buộc chúng phải kí kết Hiệp định
Giơnevơ về chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình ở Đông Dương.
- Thắng lợi ở bàn hội nghị Giơnevơ chỉ có thể đạt được khi chúng ta
có chiến thắng quyết định trên chiến trường (Mặt trận quân sự)
- Việc kí Hiệp định Giơnevơ có tác dụng trở lại đối với chiến thắng
Điện Biên Phủ. Đó là buộc thực dân Pháp phải công nhận về mặt
pháp lí sự thất bại của chúng ở Đông Dương, thất bại hoàn toàn ở
Điện Biên Phủ.
- Chiến thắng Điện Biên Phủ cùng với Hiệp định Giơnevơ đã chấm
dứt cuộc chiến tranh xâm lược của thực dân Pháp và can thiệp Mĩ ở
Đông Dương, đưa cách mạng Việt Nam bước sang một thời kì mới.
So sánh những điểm giống nhau và khác nhau giữa hai Hiệp định
Giơnevơ (21-7-1954) và Hiệp định Pari (27-1-1973)
* Những điểm giống nhau:
+ Hoàn cảnh kí kết:

- Đều có thắng lợi về chính trị và quân sư trên chiến trường, có trận
thắng quyết định là Điện Biên Phủ (1954), và “Điện Biên Phủ trên
không” năm 1972
+ Nội dung cơ bản.
- Đều được các nước đế quốc công nhận các quyền dân tộc cơ bản ở
Việt Nam
- Đều đi đến chấm dứt chiến tranh lập lại hoà bình
- Đều đi đến việc các nước đế quốc xâm lược rút khỏi chiến tranh
+Ý nghĩa lịch sử.
- Đều là văn bản pháp lí làm cơ sở để tiếp tục đấu tranh
- Đếu phản ánh, ghi nhận sự thắng lợi giành được trên chiến
trường…
* Những điểm khác nhau:
- Giơnevơ là Hội nghị quốc tế có sự chi phối của các nước lớn
- Pari là Hội nghị hai bên (Việt Nam và Hoa kì) được quyết định bởi
hai bên
Hiệp định Giơnevơ:
- Pháp rút quân từng bước sau 2 năm. Quân đội hai bên tập kết ở hai
vùng hoàn chỉnh ở hai miền.
Hiệp định Pari:
- Mĩ rút quân cùng lúc sau 2 tháng. Quân đội hai bên ở nguyên tại
23

1,0
0,25
0,25

0,25

0,25

3,0
0,5

0,5

0,5
0,5

0,5


chỗ
* Ý nghĩa lịch sử:
- Hiệp định Giơnevơ phản ánh không đầy đủ thắng lợi của ta trên
chiến trường. Sau Hiệp định Giơnevơ, so sánh lực lượng không có 0,5
lợi cho ta.
- Hiệp định Pari phản ánh đầy đủ thắng lợi của ta trên chiến trường.
Sau Hiệp định Pari so sánh lực lượng có lợi cho ta.
* Câu hỏi tự giải
+ Câu hỏi ở mức nhận biết:
Câu 1.
Những biện pháp của Đảng, Chính phủ để đối phó với Trung Hoa Dân quốc?
Câu 2.
Nêu nội dung cơ bản của Hiệp định Sơ bộ 6-3-1946?
Câu 3.
Hội nghị Giơnevơ diến ra như thế nào?
Câu 4.
Nêu hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của Hiệp định Giơnevơ 1954 về chấm dứt
chiến tranh, lập lại hoà bình ở Đông Dương?
Câu 5.

Trình bày hoàn cảnh lịch sử, nội dung cơ bản của Hội nghị Pari 1973 về chấm dứt
chiến tranh lập lại hòa bình ở Việt Nam?
+ Câu hỏi thông hiểu.
Câu 1.
Chủ trương, sách lược của Đảng đối với quân Trung Hoa Dân quốc, bọn phản cách
mạng ở miền Bắc và thực dân Pháp ở miền Nam như thế nào?
Câu 2.
Hội nghị Giơnevơ triệu tập trong bối cảnh quốc tế như thế nào?
Câu 3.
Tại sao Mĩ phải kí kết Hiệp định Pari về chấm dứt chiến tranh, lập lại hoà bình ở Việt
Nam?
+ Câu hỏi vận dụng.
Câu 1.
Phân tích những hạn chế của Hiệp định Giơnevơ? Theo em tại sao Hiệp định Giơ nevơ
lại có những hạn chế đó?
Câu 2.
Chứng minh những hành động lật lọng của Mĩ trong Hội nghị Pari?
+ Câu hỏi vận dụng cao.
Câu 1.
Bằng những sự kiện chọn lọc, hãy đánh giá bước phát triển của cuộc đấu tranh ngoại
giao trong cuộc kháng chiến chống Pháp và đế quốc Mĩ dưới sự lãnh đạo của Đảng ta?
Câu 2.
24


×