Tải bản đầy đủ (.doc) (93 trang)

“Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang”

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.34 MB, 93 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng, số liệu và kết quả nghiên cứu trong báo cáo này
là trung thực và chưa hề được sử dụng để bảo vệ một học vị nào.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong báo cáo đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Ngày ....... tháng 11 năm 2018
Người cam đoan

Lý Văn Măng

i


LỜI CẢM ƠN
Trong thời gian thực hiện đề tài, em đã nhận được sự giúp đỡ nhiệt tình
và sự đóng góp quý báu của nhiều cá nhân và tập thể, đã tạo điều kiện cho em
hoàn thành bản chuyên đề báo cáo thực tập tốt nghiệp này.
Em xin chân thành cảm ơn sâu sắc Cô giáo Ths. Nguyễn Thị Dung là
người trực tiếp hướng dẫn và giúp đỡ em hoàn thành đề tài.
Chân thành cảm ơn Ban Chủ nhiệm Khoa Kinh Tế - Tài Chính, giáo
viên và cán bộ trong khoa đã giúp em hoàn thành quá trình học tập và thực
hiện đề tài.
Em trân trọng cảm ơn sự giúp đỡ nhiệt tình của UBND xã Thạch Sơn
đã tạo điều kiện cho em thu thập số liệu, những thông tin cần thiết để thực
hiện nghiên cứu đề tài này.
Cảm ơn gia đình, các anh, chị, bạn bè đồng nghiệp đã cổ vũ và động
viên, giúp đỡ em trong quá trình nghiên cứu học tập và thực hiện báo cáo thực
tập tốt nghiệp.
Xin chân thành cảm ơn!
Sơn Động, ngày 23 tháng 11 năm 2018
Tác giả



Lý Văn Măng

ii


MỤC LỤC

LỜI CAM ĐOAN.......................................................................................................................................... I
LỜI CẢM ƠN............................................................................................................................................. II
MỤC LỤC................................................................................................................................................. III
DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU............................................................................................V
DANH MỤC BẢNG BIỂU........................................................................................................................... VI
DANH MỤC HÌNH................................................................................................................................... VII
MỞ ĐẦU................................................................................................................................................... 1
1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

1
3

2.1. MỤC TIÊU CHUNG.............................................................................................................................. 3
2.2. MỤC TIÊU CỤ THỂ.............................................................................................................................. 3
3. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI

4

3.1. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI................................................................................................ 4
3.2. PHẠM VI NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI..................................................................................................... 4
4. KẾT CẤU BÁO CÁO:


4

CHƯƠNG 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI.......................................5
1.1. MỘT SỐ KHÁI NIỆM LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI

5

1.1.1. PHÁT TRIỂN..................................................................................................................................... 5
1.1.2. PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI.................................................................................................................. 5
1.1.3. CHĂN NUÔI GÀ............................................................................................................................... 6
1.1.4. CHĂN NUÔI GÀ TRUYỀN THỐNG...................................................................................................... 7
1.2. NỘI DUNG CỦA THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TRONG CÁC NÔNG HỘ

8

1.2.1. ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN............................................8
1.2.2. CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GÀ ĐỒI, HIỆU QUẢ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI....................................................8
1.3. VAI TRÒ CỦA PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI TRONG CÁC HỘ NÔNG DÂN
1.4. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN

8
9

1.4.1. CÁC YẾU TỐ TỰ NHIÊN.................................................................................................................... 9
1.4.2. CÁC YẾU TỐ KINH TẾ...................................................................................................................... 10
1.4.3. KHOA HỌC CÔNG NGHỆ................................................................................................................ 11
1.4.4. CÁC NHÂN TỐ XÃ HỘI.................................................................................................................... 11
1.5. CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CỦA ĐẢNG VÀ NHÀ NƯỚC
1.6. KINH NGHIỆM TRONG NƯỚC VÀ THẾ GIỚI


15
15

1.6.1. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ TRÊN THẾ GIỚI............................................................15
1.6.2. KINH NGHIỆM PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ Ở VIỆT NAM................................................................21
1.6.3. BÀI HỌC KINH NGHIỆM RÚT RA TỪ NGHIÊN CỨU TÌNH HÌNH PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ THẾ GIỚI
VÀ VIỆT NAM:......................................................................................................................................... 23
CHƯƠNG 2 ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU......................................24

iii


2.1. ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU

24

2.1.1 ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN CỦA XÃ THẠCH SƠN......................................................................................24
2.1.2 ĐẶC ĐIỂM KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA XÃ............................................................................................... 30
2.1.3. KHÁI QUÁT TÌNH HÌNH PHÁT TIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA ĐỊA PHƯƠNG..........................................35
2.1.4. ĐÁNH GIÁ VỀ ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU.............................................................................38
2.2. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

40

2.2.1. PHƯƠNG PHÁP CHỌN ĐIỂM NGHIÊN CỨU....................................................................................40
2.2.2 PHƯƠNG PHÁP THU THẬP TÀI LIỆU................................................................................................ 40
2.2.3. PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA THU THẬP THÔNG TIN...........................................................................41
2.2.4. PHƯƠNG PHÁP PHÂN TÍCH VÀ XỬ LÝ SỐ LIỆU................................................................................42
2.2.5. HỆ THỐNG CHỈ TIÊU NGHIÊN CỨU................................................................................................. 42

CHƯƠNG 3 KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN.................................................................................45
3.1. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI HỘ NÔNG DÂN XÃ THẠCH SƠN

45

3.1.1. THỰC TRẠNG TÌNH HÌNH CHĂN NUÔI VÀ TIÊU THỤ GÀ ĐỒI TẠI XÃ THẠCH SƠN.............................45
* NGUỒN LỰC CỦA HỘ NÔNG DÂN......................................................................................................... 49
- ĐẤT ĐAI CHUỒNG TRẠI: ĐIỀU KIỆN SẢN XUẤT CỦA CÁC NHÓM HỘ ĐIỀU TRA LÀ DIỆN TÍCH VƯỜN, ĐỒI
MÀ CÁC HỘ CÓ THỂ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI, CÁC TÀI SẢN, CÔNG CỤ PHỤC VỤ CHO CHĂN NUÔI GÀ NHƯ
CHUỒNG TRẠI, MÁY NGHIỀN, MÁNG ĂN UỐNG, LƯỚI QUÂY,…................................................................49
* SỬ DỤNG LAO ĐỘNG........................................................................................................................... 50
3.1.2. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI.......................................................70
3.1.3. CÁC NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA ĐỊA PHƯƠNG....................75
3.2. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN

77

3.2.1. NHỮNG ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ THẠCH SƠN CHO
NHỮNG NĂM TỚI................................................................................................................................... 77
3.2.2. CÁC GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI HỘ NÔNG DÂN XÃ THẠCH SƠN............................79
KẾT LUẬN............................................................................................................................................... 84
* KẾT LUẬN............................................................................................................................................. 84
* KIẾN NGHỊ............................................................................................................................................ 84
TÀI LIỆU THAM KHẢO.............................................................................................................................. 86

iv


DANH MỤC NHỮNG TỪ VIẾT TẮT VÀ KÝ HIỆU
CN- TTCN

CNBQ
CNH-HĐH
GTSX
KTKT
NTTS
TACN

Chăn nuôiChăn nuôi bình quân
Công nghiệp hóa hiện đại hóa
Gia tăng sản xuất
Kinh tế kỹ thuật
Nuôi trồng thủy sản
Thức ăn chăn nuôi

v


DANH MỤC BẢNG BIỂU
BẢNG 1.1. CÁC NƯỚC CÓ SỐ LƯỢNG GÀ LỚN NHẤT NĂM 2015
16
BẢNG 1.2. CÁC NƯỚC CÓ SẢN LƯỢNG GÀ LỚN NHẤT THẾ GIỚI (1000 TẤN)
17
BẢNG 1.3: CÁC QUỐC GIA NHẬP KHẨU GIA CẦM LỚN NHẤT THẾ GIỚI (TR.TẤN)
18
BẢNG 1.4: CÁC QUỐC GIA XUẤT KHẨU GIA CẦM LỚN NHẤT THẾ GIỚI (TR.TẤN)
19
BẢNG 2.1 HIỆN TRẠNG SỬ DỤNG ĐẤT TOÀN XÃ THẠCH SƠN NĂM 2016
26
BẢNG 2.2: HIỆN TRẠNG DÂN SỐ
31

BẢNG 2.3: HIỆN TRẠNG LAO ĐỘNG.
31
BẢNG 2.4 HIỆN TRẠNG NHÀ VĂN HÓA XÃ NĂM 2017
33
BẢNG 3.1. TÌNH HÌNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA XÃ THẠCH SƠN
47
BẢNG 3.2: PHÂN BỐ TUỔI CỦA CÁC CHỦ HỘ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI
48
BẢNG 3.3: TRÌNH ĐỘ VĂN HÓA CỦA CHỦ HỘ
49
BẢNG 3.4: ĐẶC THÙ CỦA CÁC NÔNG HỘ
50
BẢNG 3.5: SỐ NĂM KINH NGHIỆM CỦA CÁC CHỦ HỘ
51
BẢNG 3.6: QUY MÔ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ
52
BẢNG 3.7: GIỐNG GÀ NUÔI CỦA CÁC HỘ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI
52
BẢNG 3.8: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ THẠCH SƠN THEO QUY MÔ 60
BẢNG 3.9: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ - KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ THẠCH SƠN THEO ĐẶC THÙ 61
BẢNG 3.10: MỘT SỐ CHỈ TIÊU KINH TẾ KỸ THUẬT CHĂN NUÔI GÀ VƯỜN ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN XÃ THẠCH SƠN THEO
GIỐNG GÀ NUÔI.
62
BẢNG 3.11: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA CÁC NHÓM HỘ CHIA THEO QUY MÔ (HỘ/NĂM)
65
BẢNG 3.12: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA CÁC NHÓM HỘ CHIA THEO ĐẶC THÙ HỘ NUÔI (HỘ/NĂM)
67
BẢNG 3.13: CHI PHÍ SẢN XUẤT CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA CÁC NHÓM HỘ CHIA THEO GIỐNG GÀ NUÔI (HỘ/NĂM)
69
BẢNG 3.14: KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH TẾ CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN THEO QUY MÔ

72
BẢNG 3.15: KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN THEO ĐẶC THÙ CỦA HỘ NUÔI
(HỘ/NĂM)
73
BẢNG 3.16. KẾT QUẢ, HIỆU QUẢ KINH TẾ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI CỦA HỘ NÔNG DÂN THEO GIỐNG GÀ NUÔI
(HỘ/NĂM)
74

vi


DANH MỤC HÌNH

HÌNH 3.1: KÊNH TIÊU THỤ SẢN PHẨM GÀ ĐỒI THỊT TẠI XÃ THẠCH SƠN...................................................46
HÌNH 3.2: TỶ LỆ HỘ MUA CON GIỐNG TỪ NGUỒN CỐ ĐỊNH.....................................................................54
HÌNH 3.3: TỶ LỆ HỘ MUA THỨC ĂN CHĂN NUÔI CÔNG NGHIỆP TỪ NGUỒN CỐ ĐỊNH...............................55
HÌNH 3.4: TỶ LỆ HỘ SỬ DỤNG DỊCH VỤ THÚ Y TỪ NGUỒN CỐ ĐỊNH.........................................................58
HÌNH 3.5: TỶ LỆ HỘ SỬ DỤNG NGUỒN VỐN QUA CÁC KÊNH VAY VỐN......................................................59

vii


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Bước vào thế kỷ XXI, Việt Nam đang đứng trước những thay đổi lớn
lao có ý nghĩa bước ngoặt lớn trong việc phát triển kinh tế- xã hội. Trong đó
chăn nuôi là một nghề đóng vai trò quan trọng trong phát triển kinh tế xã hội
nói chung và nâng cao thu nhập đời sống của người dân nói riêng. Hoạt động
phát triển chăn nuôi góp phần nâng cao chất lượng, cải thiện cuộc sống của
người dân trên cả nước nói chung. Đặc biệt là người dân vùng cao, vùng sâu,

vùng xa nói riêng. Có thể nói, phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm trong đó
có chăn nuôi gà đồi luôn được Đảng và Nhà nước quan tâm chỉ đạo sát sao,
đây là ngành không những bảo đảm về an ninh thực phẩm mà còn đem lại thu
nhập ổn định cho người chăn nuôi. Đi cùng với sự phát triển của trồng trọt,
nghề chăn nuôi cũng đã khẳng định được vị thế của mình. Trong cơ cấu ngành
nông nghiệp Việt Nam, chăn nuôi gà nói chung và chăn nuôi gà đồi nói riêng
là một hoạt động có từ rất lâu đời. Đây là một trong những ngành sản xuất
trong sản xuất nông nghiệp đem lại lợi nhuận cao.
Trong thời kỳ khoa học phát triển gắn liền với quá trình CNH-HĐH
nông nghiệp, nông thôn. Chăn nuôi gà đồi lại càng được chú trọng hơn. Khoa
học công nghệ góp phần giảm thiểu sức lao động của người chăn nuôi, nâng
cao chất lượng thu nhập cho đời sống. Từ phương thức chăn nuôi phân bán
quảng canh chuyển sang phương thức chăn nuôi tập trung có quy mô như: sự
hình thành các trang trại ứng dụng tiến bộ khoa học kĩ thuật trong chăn nuôi
vào sản xuất vì vậy tốc độ phát triển đàn gà đã được đẩy nhanh, chăn nuôi
trang trại công nghiệp phát triển nhiều hơn ở các vùng trung du, miền núi. Ở
những vùng này, các vùng đất trống, trồng trọt kém hiệu quả đang được
khuyến khích chuyển đổi sang nuôi gà. Ngoài ra, người dân trong vùng có thể
tận dụng nuôi gà dưới tán cây ăn quả. chăn nuôi gà chính là một hướng xóa
đói giảm nghèo của người dân và đã có những thành công bước đầu. Trong
chiến lược phát triển nông nghiệp toàn diện, xây dựng nền nông nghiệp hàng
1


hoá bền vững, Bắc Giang khuyến khích phát triển nghề chăn nuôi gà về cả
quy mô, năng suất và chất lượng. Những năm qua nghề nuôi gà đã góp phần
xoá đói giảm nghèo, nâng cao mức sống cho hàng nghìn hộ dân trong tỉnh.
Phát triển nghề chăn nuôi gà sẽ đem lại thu nhập không nhỏ cho các hộ
chăn nuôi, góp phần nâng cao thu nhập, ổn định cuộc sống của đại bộ phận
người dân nông thôn Việt Nam. Bên cạnh đó, phát triển chăn nuôi gà nói

chung và chăn nuôi gà đồi nói riêng còn tận dụng sản phẩm phụ trong nông
nghiệp, làm giảm chi phí đầu vào trong chi phí thức ăn; giải quyết việc làm,
nâng cao thu nhập cho hộ nông dân. Do vậy chăn nuôi gà nói chung và chăn
nuôi gà đồi nói riêng, có ý nghĩa rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông
nghiệp, nông thôn.
Thạch Sơn là một xã có nhiều tiềm năng và lợi thế để phát triển chăn
nuôi. Đó là nguồn nguyên liệu tại chỗ để chế biến thức ăn gia cầm như: Thóc,
ngô, khoai sắn, rau xanh, ... tự cung cấp với giá thành sản xuất rẻ.
Thạch Sơn là một xã miền núi vùng cao thuộc huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang. Với đặc điểm đất đai đa dạng, xã có khả năng phát triển sản xuất
chăn nuôi gia cầm cũng như cây lương thực và các loại cây ăn quả, cây màu,
cây công nghiệp có giá trị. Thực hiện chương trình sản xuất nông nghiệp hàng
hóa, phát huy lợi thế vùng, hiện nay xã đang tập trung phát triển sản xuất chăn
nuôi gà đồi. Sự phát triển sản xuất chăn nuôi gà đồi tại xã không những đã
góp phần xóa đói giảm nghèo mà còn làm cho Thạch Sơn trở thành vùng chăn
nuôi gà đồi theo quy mô lớn, mang đặc điểm của sản xuất hàng hóa.
Bên cạnh những điều kiện thuận lợi cho sự phát triển nghề sản xuất chăn
nuôi gà đồi; qui mô sản xuất nhỏ lẻ, trình độ thâm canh chăn nuôi còn thấp.
Chăn nuôi chủ yếu dựa vào kinh nghiệm, chưa phát huy và tận dụng tiềm
năng sẵn có của địa phương, tốn nhiều công sức, giá trị hàng hoá chưa cao, cơ
sở vật chất phục vụ cho chăn nuôi còn yếu do thiếu vốn để đầu tư phát
triển…. Nghề nuôi gà nói chung và phát triển chăn nuôi gà đồi nói riêng của xã
chịu nhiều ảnh hưởng của các yếu tố khách quan như về dịch bệnh, môi trường
2


là những vấn đề mà ảnh hưởng tới tâm lý người chăn nuôi và hoạt động chăn
nuôi gà đồi trên địa bàn xã Thạch Sơn.
Đứng trước tình hình đó, câu hỏi đặt ra cần được nghiên cứu giải quyết
là; Tình hình phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ dân xã Thạch Sơn như thế nào?

Những nhân tố nào ảnh hưởng đến hiệu quả kinh tế trong chăn nuôi gà đồi của
hộ nông dân trong xã? Những thuận lợi, khó khăn và thách thức trong phát
triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong xã? Làm thế nào để nâng cao hiệu
quả và phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân trong xã Thạch Sơn?
Do đó, việc nghiên cứu phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân là
rất cần thiết. Xuất phát từ thực tiễn đó tôi chọn đề tài: “Thực trạng phát triển
chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang” làm đề tài tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu của đề tài
2.1. Mục tiêu chung
Trên cơ sở đánh giá thực trạng, tiềm năng và các yếu tố ảnh hưởng đến
chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân, đề xuất một số giải pháp phát triển chăn
nuôi gà đồi của hộ nông dân trên địa bàn xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động,
tỉnh Bắc Giang.
2.2. Mục tiêu cụ thể
- Hệ thống hóa cơ sở lý luận và cơ sở thực tiễn về phát triển chăn nuôi
gà đồi của hộ nông dân.
- Đánh giá thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã
Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang. Phân tích các yếu tố ảnh hưởng
tới phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân ở xã Thạch Sơn, huyện Sơn
Động, tỉnh Bắc Giang.
- Đề xuất một số giải pháp chủ yếu nhằm phát triển chăn nuôi gà đồi
của hộ nông dân trên địa bàn xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.

3


3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài
3.1. Đối tượng nghiên cứu của đề tài
Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân tại xã Thạch

Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
Đối tượng khảo sát cụ thể:
- Theo quy mô: Lớn, trung bình, nhỏ.
- Theo đặc thù của hộ nuôi: Hộ kiêm ngành nghề, hộ thuần nông.
- Theo giống gà nuôi: Gà lai, gà ta.
3.2. Phạm vi nghiên cứu của đề tài
- Phạm vi nội dung: Thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông
dân trên địa bàn xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi không gian: Đề tài thực hiện trên địa bàn xã Thạch Sơn,
huyện Sơn Động, tỉnh Bắc Giang.
- Phạm vi thời gian của số liệu: Nghiên cứu đề tài về phát triển ngành
chăn nuôi gà đồi qua 3 năm (2015-2017).
Thời gian nghiên cứu đề tài: từ ngày 01/10/2018 đến ngày 10/12/2018
4. Kết cấu báo cáo:
Ngoài phần mở đầu và kết luận báo cáo gồm 5 chương:
- Chương 1. Cơ Sở lý luận và thực tiễn của đề tài.
- Chương 2. Đặc điểm địa bàn nghiên cứu và phương pháp nghiên cứu.
- Chương 3. Kết quả nghiên cứu và thảo luận.

4


CHƯƠNG 1
CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA PHÁT TRIỂN
CHĂN NUÔI GÀ ĐỒI
1.1. Một số khái niệm liên quan đến đề tài
1.1.1. Phát triển
Hiện nay đang tồn tại nhiều khái niệm khác nhau về phát triển. Trong
phạm trù triết học, phát triển là một thuộc tính phân biệt của vật chất. Sự vật và
hiện tượng của hiện thực không trong trạng thái bất biến, mà phải trải qua một

loạt các trạng thái từ khi xuất hiện cho đến lúc tiêu vong. Phạm trù phát triển
thể hiện tính chất chungcủa tất cả những biến đổi ấy. Điều đó có nghĩa là bất kỳ
một sinh vật, hiện tượng, một hệ thống, cũng như cả thế giới nói chung không
đơn giản chỉ là biến đổi, mà luôn chuyển sang trạng thái mới, tức là những
trạng thái trước đây chưa từng có và không bao giờ lặp lại hoàn toàn chính xác
những trạng thái đã có, bởi vì trạng thái của bất kỳ sinh vật hay hệ thống nào
cũng đều được quy định không chỉ bởi các mối quan hệ bên trong, mà còn bởi
các mối liên hệ bên ngoài. Tuy có rất nhiều khái niệm và quan điểm khác nhau
về phát triển nhưng có thể hiểu theo nghĩa chung nhất về phát triển là việc làm
ra nhiều sản phẩm hơn cái vốn có của sự vật, hiện tượng, làm phong phú về
chủng loại cũng như thay đổi chất lượng tùy vào người sử dụng.
1.1.2. Phát triển chăn nuôi
Khi nói đến phát triển chăn nuôi người ta thường quan tâm đến các khía
cạnh: số lượng, chất lượng, hình thức tổ chức chăn nuôi và phương thức chăn nuôi.
1.1.2.1. Phát triển về mặt số lượng
Số lượng hay quy mô vật nuôi phụ thuộc vào mục tiêu chăn nuôi hay
nhu cầu tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi. Với mục tiêu chăn nuôi để giải
quyết vấn đề thực phẩm gia đình thì người chăn nuôi không nuôi số lượng lớn
và không quan tâm đến hạch toán chi phí. Với mục tiêu hàng hóa thì số lượng
vật nuôi đưa vào chăn nuôi lớn hơn nhiều so với chăn nuôi đề giải quyết thực
phẩm cho gia đình. Chăn nuôi là ngành có lợi thế kinh tế nhờ quy mô.
5


Quy mô chăn nuôi phụ thuộc vào nhiều yế tố, trong đó các yếu tố quan
trọng nhất là: mặt bằng sản xuất, vốn đầu tư, trình độ chuyên môn kỹ thuật
của người chăn nuôi. Các hộ chăn nuôi có những điều kiện tốt về mặt bàng
sản xuất, vốn đầu tư, khả năng tiêu thụ sản phẩm, có chuyên môn kỹ thuật cao
sẽ thuận lợi trong việc phát triển chăn nuôi với số lượng lớn và ngược lại.
1.1.2.2. Phát triển về mặt chất lượng

Chất lượng phát triển chăn nuôi có thể được đánh giá trên nhiều khía
cạnh khác nhau như: sự tăng trưởng ổn định trong một thời kỳ nhất định; khả
năng chiếm lĩnh thị trường và khả năng cạnh tranh trên thị trường; năng suất
lao động đạt được khi phát triển chăn nuôi; lợi ích thu được của người chăn
nuôi và của cộng đồng xã hội.
Chất lượng phát triển chăn nuôi cũng phụ thuộc vào nhiều yếu tố, trong
đó có các yếu tố quan trọng là: khả năng ứng dụng khoa học kỹ thuật và công
nghệ trong chăn nuôi của ngươi chăn nuôi là cao hay thấp; chất lượng sản
phẩm chăn nuôi cung cấp ra thị trường cao hay thấp; thu nhập và lợi ích trên
một đơn vị sản phẩm cao hay thấp; tổng thu nhập và lợi nhuận thu được của
người chăn nuôi cao hay thấp...
1.1.2.3. Các hình thức tổ chức chăn nuôi
Chăn nuôi có nhiều hình thức tổ chức sản xuất khác nhau phụ thuộc
mục tiêu chăn nuôi, các yếu tố về nguồn lực, thị trường tiêu thụ sản phẩm và
các yếu tố khác. Nghiên cứu về các hình thức tổ chức chăn nuôi ở Việt Nam
hiện nay, các nhà nghiên cứu chia thành hai nhóm chăn nuôi là chăn nuôi nhỏ
lẻ và chăn nuôi tập trung.
1.1.3. Chăn nuôi gà
Chăn nuôi gà là một nghề truyền thống của người dân có từ rất xa xưa.
Trước đây chăn nuôi gà trong mỗi gia đình ở nước ta chủ yếu là chăn thả đơn
thuần, quy mô nhỏ lẻ, chỉ đảm bảo một phần nào đó nhu cầu của gia đình,
hoàn toàn chưa có ý thức trở thành nhu cầu trao đổi hàng hóa.

6


1.1.4. Chăn nuôi gà truyền thống
Chăn nuôi gà truyền thống là hình thức chăn thả tự nhiên và hiện nay
nó vẫn còn tồn tại ở hầu hết các vùng nông thôn của các nước đang phát triển
và các nước chậm phát triển. Việt Nam là một nước nông nghiệp và 70% dân

số sống ở nông thôn, việc chăn nuôi gà theo phương thức này vẫn là chủ yếu.
Đặc điểm của phương thức chăn nuôi này là: đầu tư vốn ít, thời gian
nuôi kéo dài. Do chăn thả tự do, tận dụng cùng với môi trường không đảm
bảo vệ sinh nên vật nuôi tăng trưởng kém, dễ bị mắc bệnh, hiệu quả chăn nuôi
không cao. Do sự gia tăng về dân số, sự phát triển mạnh mẽ về khoa học, kỹ
thuật của toàn thế giới và trong mọi linhc vực, ngành chăn nuôi nói chung và
ngành chăn nuôi gia cầm nói riêng cũng không ngừng phát triển. Từ chăn
nuôi theo phương thức quảng canh, chăn thả tự nhiên chuyển sang chăn nuôi
theo phương thức chăn nuôi theo hướng hàng hóa quy mô lớn, nhằm đáp ứng
được nhu cầu đòi hỏi của toàn xã hội. Nhưng đột phá về mặt công nghệ tạo
con giống, thức ăn, thiết bị chuồng trại cũng như kỹ thuật chăm sóc nuôi
dưỡng đã tạo đà cho ngành chăn nuôi phát triển. Phương thức sản xuất cũ đã
không còn phù hợp nữa và dần dần được thay thế bằng phương thức chăn
nuôi mới cho năng xuất, chất lượng tốt và hiệu quả kinh tế cao.
Chăn nuôi gà đồi của nông dân xã Thạch Sơn, huyện Sơn Động, tỉnh
Bắc Giang có thể hiểu “là phương thức chăn nuôi dựa trên cơ sở thâm canh ,
tăng năng suất trên mọi đơn vị diện tích chuồng trại, sử dụng các giống gà lai
để tạo ra năng suất hiệu quả cao trong cùng một thời gian cùng với sự đầu tư
về trang thiết bị máy móc, chuồng trại chăn nuôi. Thức ăn được sử dụng trong
chăn nuôi gà đồi là thức ăn được chế biến theo phương thức bán công nghiệp
kết hợp với thức ăn có sẵn trong sản xuất nông nghiệp như: cám gạo, cám
ngô, cám sắn, cám mạch, rau xanh,... điều kiện môi trường chăn nuôi được
chủ động điều chỉnh phù hợp với từng giai đoạn phát triển của vật nuôi nhất là
trong giai đoạn đầu của gà con”.

7


1.2. Nội dung của thực trạng phát triển chăn nuôi gà đồi trong các nông
hộ

1.2.1. Đặc điểm kinh tế kỹ thuật chăn nuôi gà đồi của hộ nông dân
Đặc điểm kỹ thuật: Gà là một loại vật nuôi dễ thích nghi với môi
trường sống, dễ nuôi, có thể nuôi dưới nhiều hình thức khác nhau. Môi trường
thích hợp với nuôi gà nhất là chuồng nuôi thoáng mát, sạch sẽ, nền chuồng
không được ẩm ướt, luôn phải giữ khô ráo, thoáng khí. Ngược lại, nếu môi
trường nuôi không thích hợp, gà dễ bị mắc bệnh và xảy ra đại dịch gây ra tổn
thất rất lớn trên quy mô rộng khắp.
Các giống gà thông thường được nuôi tùy theo phương thức chăn nuôi,
có thể là gà ta như gà Ri, gà Hồ, hoặc một số giống gà siệu thịt sử dụng trong
nuôi công nghiệp.
Đặc điểm kinh tế: Chăn nuôi gà là ngành sản xuất truyền thống găn liền
với nông dân nước ta từ rất lâu đời và đã trở thành sản xuất không thể thiếu
trong hệ thống nông nghiệp. Đối với chăn nuôi gà không phải theo hình thức
chăn nuôi công nghiệp thì tài sản cố định không lớn, không cần xây dựng kiên
cố, giá trị thuốc phòng và trị bệnh không nhiều. Sản phẩm chăn nuôi gà có thể
tiêu thụ trên thị trường rộng lớn. Thời gian để nuôi một lứa gà thịt tùy theo
phương thức chăn nuôi, nhưng theo phương pgáp công gnhiệp thì không lớn
(từ 2-4 tháng). Chăn nuôi gà có thể tận dụng được sản phẩm của nông nghiệp
và giúpcho ngành chế biến phát triển. Chăn nuôi gà rất dễ thu hồi vốn sản
xuất do đó lãi xuất tạo ra cao, có tác dúngử dụng triệt để các nguồn vốn ngắn
hạn (nuôi một lứa gà tốn thời gian ngắn).
1.2.2. Chăn nuôi và tiêu thụ gà đồi, hiệu quả chăn nuôi gà đồi
1.3. Vai trò của phát triển chăn nuôi gà đồi trong các hộ nông dân
Chăn nuôi gà đồi có vai trò quan trọng trong phát triển ngành chăn nuôi
của Việt Nam.
Cung cấp thực phẩm và chữa bệnh: Từ lâu thịt gà là một loại thực
phẩm rất được ưa chuộng trên thế giới. Nếu so sánh với thịt lợn và thịt bò
8



lượng đạm thịt gà cao hơn rất nhiều lần, trong khi đó lượng mỡ ít hơn. Ngoài
ra, thịt gà được chế biến thành nhiều món ăn ngon khác nhau: cơm gà, gà
chiên, gà nướng, gà tần, gà hấp, gà luộc... Ở các cửa hàng thức ăn nhanh thế
giới KFC thịt gà luôn được đặt lên hàng đầu thực đơn.
Nhu cầu về thịt gà có lẽ chỉ đứng sau thịt lợn trên thế giới với mức tiêu
thụ khoảng trên 80 triệu tấn hàng năm.
Nguồn phân bón cho cây trồng và thức ăn cho cá: Ngoài sản phẩm chính
là gà thương phẩm, gà thuốc, chăn nuôi gà còn thu được một lượng phân bón
khá lớn dùng cho trồng trọt, nguồn phân thải có thể dùng cho đồng ruộng hoặc
vườn cây, ao cá,... đem lại hiệu quả tối đa cho sản xuất nông nghiệp.
Mang lại thu nhập cho nông dân: Chăn nuôi gà được đánh giá là ngành
có nhiều rủi ro nhưng đây cũng là nganh đem lại hiệu quả kinh tế cao. Nuôi
gà đồi tại xã Thạch Sơn đã mang lại hiệu quả kinh tế cao. Dù gặp nhiều khó
khăn và dịch bệnh nhưng năm 2015 có hộ chăn nuôi đã đạt tới lợi nhuận hơn
20 triệu đồng trên một lứa nuôi 500 con.
Ngoài ra phát triển chăn nuôi gà đồi giúp tận dụng tốt những sản phẩm
từ trồng trọt, tận dụng được các phế phụ phẩm trong sinh hoạt hàng ngày để
tạo ra các sản phẩm có giá trị dinh dưỡng cao phục vụ cho đời sống con
người. Phát triển chăn nuôi gà đồi giúp tạo ra những thay đổi về cơ cấu lao
động trong xã hội, trong nội bộ ngành nông nghiệp.
1.4. Các nhân tố ảnh hưởng đến phát triển chăn nuôi gà đồi của hộ nông
dân
1.4.1. Các yếu tố tự nhiên
Các yếu tố về điều kiện tự nhiên tuy cũng có ảnh hưởng đến phát triển
chăn nuôi gà đồi nhưng không ảnh hưởng mạnh giống như ngành trồng trọt
bởi vì:
Gà là loài có phổ thích nghi rộng, điều này được chứng minh bằng sự tồn
tại của các loại gà và ngành chăn nuôi gà trên khắp các dạng địa hình, các
dạng thời tiết ở tất cả các châu lục.
9



Nếu như ngành trồng trọt là ngành sản xuất ngoài trời trên địa bán rộng,
rất khó kiểm soát diễn biến tự nhiên thì chăn nuôi gà đồi thường được tổ chức
trong hệ thống chuồng trại gần nhà hoặc ngay tại gia đình. Như vậy con người
có thể đối phó với các diễn biến bất thuận của điều kiện tự nhiên dễ dàng hơn
ngành sản xuất trồng trọt. Tuy nhiên khi gặp điều kiện bất thuận thời tiết
mang tính hủy diệt như lụt lội, lũ quét, bão lớn, lốc xoáy... thì chăn nuôi gà
đồi cũng gặp phải những khó khăn lớn, kết quả và hiệu quả chăn nuôi gà bị
giảm sút.
1.4.2. Các yếu tố kinh tế
Các yếu tố về kinh tế có ảnh hưởng rất lớn đến sự phát triển đến mọi
ngành sản xuất kinh doanh. Chăn nuôi gà đồi cũng không phải là trường hợp
ngoại lệ về sự ảnh hưởng của yếu tố này.
Đặc biệt, vốn là nhân tố quan trọng nhất và mang tính quyết định đối
với sự phát triển của ngành hàng chăn nuôi gà đồi. Trong trường hợp chăn
nuôi nhỏ lẻ để giải quyết vấn đề thực phẩm gia đình, người chăn nuôi không
cần nhiều vốn nên họ cũng không quan tâm vấn đè vốn. Để phát triển chăn
nuôi hàng hóa, người chăn nuôi cần phải có vốn đầu tư xây dựng chuồng trại,
mua sắm trang thiết bị chăn nuôi, mua giống hoặc chăn nuôi gà bố mẹ để sản
xuất giống, mua thức ăn, phòng trừ dịch bệnh và nhiều khoản chi phí khác.
Lượng vốn đầu tư phụ thuộc vào quy mô mong muốn của người chăn nuôi, có
thể vài triệu đồng, có thể hàng trăm triệu hay hàng tỷ đồng. Tuy nhiên trong
điều kiện hiện nay khi mà thu nhập và tích lũy của người dân xã Thạch Sơn
còn khá khiêm tốn thì việc đầu tư phát triển chăn nuôi gà đồi theo phương
thức chăn nuôi quy mô lớn không phải chuyện dễ dàng.
Nguồn vốn ảnh hưởng việc phát triển chăn nuôi gà đồi như một yếu tố
quyết định. Không có vốn, hoặc ít vốn thì hoạt động chăn nuôi gà đồi chỉ
dừng lại ở hình thức tiết kiệm của người sản xuất. Nếu được đầu tư vốn, chăn
nuôi gà đồi sẽ mở rộng về quy mô và đi vào nâng cao chất lượng như nuôi

theo đàn lớn hoặc tổ chức thành các trang trại chăn nuôi.
10


1.4.3. Khoa học công nghệ
Khoa học công nghệ cũng là một yếu tố quan trọng không kém trong
việc phát triển chăn nuôi gà đồi.
Yếu tố này ảnh hưởng đến chăn nuôi gà đồi trên các phương diện:
Một là, các giống gà mới có năng suất cao dựa vào chăn nuôi đã làm
cho năng suất chăn nuôi được nâng cao. Nếu như trước đây, nông dân thường
sử dụng các giống gà truyền thống của địa phương thì đến nay cơ cấu giống
đã có nhiều thay đổi. Một số giống gà mới vừa cho năng suất cao vừa có chất
lượng thịt tốt đưa vào chăn nuôi trên diện rộng làm cho thu nhập từ chăn nuôi
gà đồi của người dân được cải thiện hơn.
Hai là, với sự phát triển mạnh mẽ của khoa học kỹ thuật và công nghệ,
chăn nuôi gà theo phương thức bán công nghiệp (gà đồi) ngày càng tỏ ra có
ưu thế, tính kinh tế nhờ quy mô ngày càng được khai thác tốt hơn làm cho giá
thành sản xuất giảm, từng bước tăng được lợi thế cạnh tranh của ngành chăn
nuôi gà đồi.
Ba là, trình độ chuyên môn kỹ thuật của người chăn nuôi ngày càng
được nâng cao đã góp phần thúc đẩy việc ứng dụng các tiến bộ khoa học kỹ
thuật và công nghệ mới trong chăn nuôi gà làm cho năng suất lao động ngày
càng cao hơn.
Bốn là, sự phát triển của khoa học và công nghệ góp phần hết sức quan
trọng trong việc kiểm soát, khống chế dịch bệnh trong chăn nuôi gà đồi. Khoa
học kỹ thuật và công nghệ giúp người chăn nuôi kiểm soát dịch bệnh một
cách chủ động và hiệu quả, bảo vệ được lợi ích cộng đồng.
1.4.4. Các nhân tố xã hội
1.4.4.1. Tập quán sản xuất
Tập quán sản xuất là cách thức nuôi gà đồi đã được hình thành từ rất

lâu trong một cộng đồng người, một vùng, một lãnh thổ. Những tập quán khác
nhau sẽ có ảnh hưởng khác nhau đến sự phát triển chăn nuôi gà đồi. Hoặc
những nơi chăn nuôi gà đồi theo hình thức thả vườn, nuôi để tận dụng thức ăn
11


thừa thì họat động chăn nuôi gà đồi không phát triển, sản phẩm chủ yếu là
phục vụ cho chính họ hoặc bán với số lượng không đáng kể. Nhưng ở những
nơi nuôi theo quy mô lớn và trang trại với sự đầu tư về khoa học công nghệ sẽ
cho phép phát triển nghành công nghiệp chăn nuôi gà đồi, mục đích đầu tiên
của người sản xuất là hiệu quả kinh tế và lợi nhuận.
1.4.4.2. Nguồn lao động
Chăn nuôi gà đồi là một công việc không vất vả lắm, có thể tận dụng
thức ăn và lao động thừa. Do vậy ở những nơi lao động nhàn rỗi nhiều hơn thì
hoạt động chăn nuôi gà đồi cũng phát triển hơn những vùng ít lao động nhàn
rỗi. Chính vì có sự ảnh hưởng của yếu tố này mà ta thấy hoạt động chăn nuôi
gà đồi chủ yếu tập trung ở những vùng quê ở nông thôn, chứ ở các vùng thành
phố thì rất ít.
1.4.4.3. Yếu tố thị trường
Thị trường của ngành hàng chăn nuôi gà đồi bao gồm thị trường các
yếu tố đầu vào và thị trường đầu ra. Các yếu tố đầu vào quan trọng của chăn
nuôi gà đồi là vốn, con giống, thức ăn chăn nuôi, thuốc thú y, nhiên liệu năng
lượng, vốn đầu tư, lao động, khoa học kỹ thuật và công nghệ. Đầu ra cung cấp
các sản phẩm cho các đối tượng tiêu dùng. Sự biến động của thị trường, đặc
biệt là biến động giá cả các yếu tố đầu vào và đầu ra ảnh hưởng trực tiếp đến
lợi nhuận thu được từ trong chăn nuôi gà đồi.
Đối với thị trường đầu vào: Hệ thống cung ứng vật tư cho chăn nuôi gà
đồi ở xã Thạch Sơn hiện nay còn qua nhiều cầu, cấp trung gian nên vật tư đến
tay người sản xuất phải chịu nhiều khâu chi phí, giá bán cao làm tăng chi phí
sản xuất. Nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi và thuốc thú y ở nước ta

hiện nay chủ yếu phụ thuộc vào nguồn nhập khẩu nên sự biến động giá
nguyên liệu chế biến thức ăn chăn nuôi thất thường, giá thuốc thú y trong
nước, giá cả lao động nông nhgiệp, nông thôn ngày càng có xu hướng tăng
cao nhưng việc đầu tư hiện đại hóa công nghệ chăn nuôi gà đồi còn rất chậm,

12


đa số người chăn nuôi còn sản xuất thủ công, tốn kém nhiều lao động, chi phí
sản xuất cao.
Đối với thị trường đầu ra: thị trường tiêu thụ các sản phẩm chăn nuôi gà
đồi ngày càng cạnh tranh quyết liệt do tác động của quá trình hội nhập kinh tế
quốc tế. Theo lộ trình gia nhập WTO, nước ta sẽ từng bước cắt giảm hàng rào
thuế và phi thuế đối với sản phẩm chăn nuôi gia cầm trong đó có gà đồi. Đây
là cơ hội thuận lợi cho sản phẩm chăn nuôi gà ở các quốc gia tiên tiến tràn
vào nươc ta chiếm lĩnh thị trường rất gay go, khốc liệt. Bên cạnh đó người
tiêu dùng yêu cầu ngày càng cao về khối lượng, chất lượng, vệ sinh thực
phẩm và ngày càng tiêu dùng nhiều hơmn các sản phẩm gà đã qua chế biến.
Những yêu cầu mới của thị trường đòi hỏi ngành chăn nuôi gà đồi phải có
những sự điều chỉnh căn bản cả về quy mô, cơ cấu, chủng loại sản phẩm,
phương thức chăn nuôi và phát triển công nghệ chế biến. Tuy nhiên trong điều
kiện hiện nay khi đa số nông dân xã Thạch Sơn còn khó khăn về vốn đầu tư
và chưa quen với phương thức chăn nuôi tiên tiến thì sự thay đổi để phù hợp
nhu cầu thị trường đang gặp rất nhiều khó khăn.
1.4.4.4. Yếu tố về chính sách
Thông qua hệ thống chính sách vĩ mô, Nhà nước có thể điều tiết được
sự phát triển các ngành kinh tế nói chung, ngành hàng chăn nuôi gà đồi nói
riêng. Nhà nước có thể sử dụng hai hệ thống chính sách sau đây để điều tiết
sự phát triển của ngành hàng chăn nuôi gà đồi:
+ Chính sách thuế và hàng rào phi thuế: Nhà nước có thể sử dụng hàng

rào thuế và phi thuế để bảo vệ sản xuất trong nước. Hiện nay nước ta đã gia
nhập một số tổ chức thương mại lớn như AFTA, WTO, hàng rào thuế phải
từng bước cắt giảm theo lộ trình hội nhập, chính sách thuế tuân thủ các luật lệ
quốc tế. Trong điều kiện chính sách thuế xuất nhập khẩu tiến tới bình đẳng
giữa các quốc gia, Nhà nước sẽ sẽ sử dụng các biện pháp phi thuế để đảm bảo
sản xuất trong nước mà phổ biến nhất hiện nay là sử dụng hàng rào kỹ thuật

13


(các tiêu chuẩn chất lượng và vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định của
từng quốc gia).
+ Chính sách hỗ trợ phát triển: Trong bối cảnh hội nhập kinh tế thế
giới, các hình thưc hỗ trợ giá cho mọi ngành sản xuất nói chung, ngành hàng
chăn nuôi gà đồi nói riêng không được luật pháp quốc tế chấp nhận. Để
khuyến khích phát triển chăn nuôi gà đồi, Nhà nước ban hành các chính sách
hỗ trợ không qua giá như: Hỗ trợ xây dựng cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất và
thương mại, hỗ trợ quy hoạch xây dựng phát triển sản xuất, hỗ trợ vốn tín
dụng, hỗ trợ kỹ thuật thông qua các chương trình đào tạo, tập huấn, chuyển
giao tiến bộ KHKT và công nghệ mơi svào sản xuất.
+ Ngoài ra Nhà nước còn sử dụng các chính sách khác để điều tiết sự
phát triển chăn nuôi gà đồi tùy thuộc vào mục tiêu chiến lược về phát trển
ngành hàng này trong từng thời kỳ từng địa bàn cụ thể.
1.4.4.5. Yếu tố dịch bệnh
Dịch bệnh đặc biệt là cúm gà do vi rút H5N1 gây ra là yếu tố rủi ro đối
với đàn gà trên phạm vi cả nước nói chung, gà đồi xã Thạch Sơn nói riêng. Sự
xuất hiện của dịch cúm ở một số khu vực đã gây ra nhiều thiệt hại cho cả
người sản xuất và người tiêu dùng ở xã Thạch Sơn. Đối với ngừơi sản xuất,
khi dịch cúm xuất hiện, các sản phẩm chăn nuôi gà đồi ở nơi không có dịch
bệnh cũng không tiêu thụ được hoặc phải bán với giá rất rẻ, người chăn nuôi

bị thua lỗ nặng nề. Trong điều kiện như vậy nhiều hộ chăn nuôi bị thua lỗ
nặng, có một số cơ sở chăn nuôi gà đồi đứng trước bờ vực phá sản.
Khi công bố hết dịch cúm nhu cầu tiêu dùng thịt gà đồi tăng lên thì lại
xuất hiện gà lậu Trung Quốc không rõ nguồn gốc, gây ra những khó khăn lớn
cho sự phát triển chăn nuôi gà trên cả nước nói chung và chăn nuôi gà đồi xã
Thạch Sơn nói riêng. Nguyên nhân là do không cạnh tranh được về giá cả,
ngoài ra nó còn là nguồn lây lan dịch bệnh rất nguy hiểm.

14


1.5. Chủ trương, chính sách của Đảng và nhà nước
Đảng và Nhà nước ta đã đề ra nhiều chính sách để phát triển kinh tế- xã
hội. Thủ Tướng chính phủ đã ra Quyết định số 50/2014/QĐ- TTg ngày
04/9/2014 về chính sách hỗ trợ nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ giai
đoạn 2015-2020. Quyết định này quy định một số chính sách hỗ trợ hộ chăn
nuôi về phối giống nhân tạo gia súc, con giống vật nuôi, xử lý chất thải chăn
nuôi nhằm nâng cao hiệu quả chăn nuôi nông hộ và bảo vệ môi trường.
Chủ tịch tỉnh Bắc Giang đã ra Quyết định 668/2015/QĐ-UBND ngày
20/11/2015 ban hành quy định chính sách hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn
2016-2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang. Quyết định này quy định chính sách
hỗ trợ chăn nuôi nông hộ giai đoạn 2016 - 2020 trên địa bàn tỉnh Bắc Giang
gồm: phối giống nhân tạo hàng năm đối với lợn, trâu, bò; hỗ trợ mua lợn, trâu,
bò đực giống gà, vịt bố mẹ hậu bị; hỗ trợ xử lý chất thải chăn nuôi; hỗ trợ
khuyến khích phát triển phối giống nhân tạo gia súc.
Chăn nuôi gà đồi đã được xác định là một ngành công nghiệp quan
trọng nhất đối với sự phát triển của ngành chăn nuôi ở Việt Nam. Bởi vậy,
Đảng và Nhà nước cần quan tâm và tiếp tục tạo điều kiện thuận lợi cho
nghành chăn nuôi này phát triển hơn nữa trong những năm tới và tương lai.
1.6. Kinh nghiệm trong nước và thế giới

1.6.1. Kinh nghiệm phát triển chăn nuôi gà trên thế giới
Theo số liệu thống kê của Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên
Hiệp Quốc (FAO) (2015). Các quốc gia có số lượng gà nuôi lớn của thế giới
như sau:

15


Bảng 1.1. Các nước có số lượng gà lớn nhất năm 2015
Đơn vị tính: 1000 con
STT
1
2
3
4
5
6
7
8
9
10

Tên nước
Trung Quốc
Inđônesia
Brazil
India
Iran
Mexico
Liên Bang Nga

Pakistan
Nhật Bản
Thổ Nhĩ Kỳ

Đơn vị
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con
1000 con

Số lượng
4.702.278
1.341.784
1.205.000
613.000
513.000
506.000
366.282
296.000
285.349
244.280
Nguồn: Fao, 2015

Số lượng gà được nuôi nhiều số một Trung Quốc 4.702,3 triệu con gà,

nhì Inđônesia 1.342 triệu con, ba Brazil 1.205 triệu con, bốn India 613 triệu
con và năm Iran 513 triệu con gà. Việt Nam về chăn nuôi gà có 200 triệu con
đứng thứ 13 trên thế giới.
Phát triển chăn nuôi gà trên thế giới: Theo điều tra của cục chăn nuôi
năm 2015 tổng sản lượng thịt gia súc và gia cầm sản xuất năm 2015 của thế
giới trên 281 triệu tấn trong đó thịt trâu chiếm 3,30 triệu tấn, thịt bò 61,8 triệu
tấn, thịt dê 4.9 triệu tấn, thịt cừu 8,1 triệu tấn, thịt lớn 106 triệu tấn, thịt gà
79,5 trriệu tấn, thịt vịt 3,8 triệu tấn và còn lại là các loại thịt khác nhau như
thỏ, ngựa, lạc đà, lừa…(nguồn FAO 2016).

16


Bảng 1.2. Các nước có sản lượng gà lớn nhất thế giới (1000 tấn)
Năm
Quốc gia

Trung Quốc
Brazil
EU-27
Mexico
India
Nga
Argentina
Nhật
Iran
Việt Nam
Toàn thế giới

201

0
15.286
9.998
8.408
7.852
2.389
1.65
650
910
1.124
1.174
316
59.612

2011
15.87
10.2
9.35
8.169
2.498
1.9
900
1.303
1.166
1.153
322
62.902

201
2

15.93
10.35
9.355
7.74
2.592
2
1.18
1.2
1.227
1.153
322
63.797

201

2014
3
16.211
16.558
11.5
12.5
10.305
10.895
8.111
8.2
2.73
2.825
2.3
2.6
1.35

1.485
1.28
1.38
1.241
1.235
1.153
1.153
322
322
67.753
70.748
(Nguồn USDA, 2015)

Từ năm 2010 đến 2014 sản lượng thịt gà vẫn không ngừng tăng, tốc độ
tăng trung bình khoảng 1%. Năm 2010 sản lượng thịt gà của toàn thế giới là
59.6012 nghìn tấn, thì năm 2014 đạt 70.748 nghìn tấn. Trong quá trình phát
triển đàn gà chăn nuôi. Mĩ luôn đứng đầu về sản lượng thịt, năm 2010 đạt
15.286 nghìn tấn đến năm 2014 đạt 16.558 nghìn tấn thịt gà. Sản lượng luôn
chiếm tỷ lệ 23%-26% tổng sản lượng thịt gà cả thế giới. Các nước tiếp theo là
Trung Quốc, Brazil, EU-27,… và Việt Nam đã được lựa chọn có sản phẩm
thịt gà cao thứ 11 trên thế giới, năm 2010 đạt 316 nghìn tấn gà, từ năm 2011
đến 2014 giữ mức ổn định 322 nghìn tấn thịt gà, chiếm 0,45% đến 0,55% sản
phẩm thịt gà thế giới.

17


Bảng 1.3: Các quốc gia nhập khẩu gia cầm lớn nhất thế giới (Tr.Tấn)
Năm
Nước

Nga
Nhật Bản
Châu Âu
Trung Quốc
Ả Rập
Mexico
Nam Phi
United AE
Hồng Kông
Việt Nam
Trên toàn thế giới

2010

2011

2012

1,016
582
489
174
429
326
154
158
244
36
5,457


1,225
748
609
219
484
374
189
167
222
6
6,144

1,189
716
605
343
423
430
260
182
243
29
6,282

2013

2014

1,222
1240

696
690
640
650
482
600
470
490
400
400
239
244
238
260
215
245
160
170
6,984
7,264
Nguồn USDA, 2015

Các quốc gia nhập khẩu thịt gà lớn nhất thế giới đứng đầu luôn là nước
Liên Bang Nga, mặc dù sản xuất trong nước vẫn liên tục tăng trong thời gian
qua, thứ hai là Nhật Bản, tiếp theo là các nước Châu Âu, Trung Quốc,… và
trong đó co Việt Nam. Trên toàn thế giới sản lượng thịt gà xuất khẩu đạt 5.457
nghìn tấn thì năm 2014 đạt 7.264, tốc độ tăng trưởng trong 5 năm khoảng
25%.

18



×