Tải bản đầy đủ (.doc) (224 trang)

Hoàn thiện hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn mường thanh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.29 MB, 224 trang )

LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan đây là công trình nghiên cứu của riêng tôi. Các thông tin
trong luận án là trung thực. Những kết quả trong luận án chưa từng được công bố
trong bất cứ một công trình nào khác.

Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ

ĐẶNG LAN ANH

i


LỜI CẢM ƠN
Tác giả luận án xin trân trọng cảm ơn tập thể lãnh đạo và các thầy giáo, cô giáo
Khoa Kế toán, Học viện tài chính.
Tác giả đặc biệt xin gửi lời cảm ơn chân thành và sâu sắc nhất tới cán bộ hướng
dẫn khoa học PGS.TS Trần Văn Hợi đã nhiệt tình hướng dẫn và động viên tác giả hoàn
thành luận án.
Tác giả xin trân trọng cảm ơn lãnh đạo các khách sạn thuộc tập đoàn Mường
Thanh đã nhiệt tình trả lời phỏng vấn cũng như trả lời các phiếu điều tra và cung cấp
các thông tin bổ ích giúp tác giả hoàn thành luận án.
Tác giả xin cảm ơn bạn bè, đồng nghiệp, những người thân trong gia đình đã tạo
mọi điều kiện, chia sẻ khó khăn và luôn động viên tác giả trong quá trình học tập và
thực hiện luận án này.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, ngày tháng năm 2019
TÁC GIẢ

ĐẶNG LAN ANH


ii


MỤC LỤC
LỜI CAM ĐOAN......................................................................................................... i
LỜI CẢM ƠN.............................................................................................................. ii
DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT....................................................................... vii
DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU............................................................ viii
MỞ ĐẦU...................................................................................................................... 1
1. Sự cần thiết của nghiên cứu.................................................................................... 1
2. Tổng quan nghiên cứu............................................................................................. 2
3. Mục tiêu nghiên cứu.............................................................................................. 16
4. Câu hỏi nghiên cứu................................................................................................ 16
5. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu........................................................................ 16
6. Phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu................................................ 17
7. Khung nghiên cứu của luận án............................................................................. 21
8. Đóng góp của đề tài............................................................................................... 23
9. Kết cấu của đề tài.................................................................................................. 23
CHƢƠNG 1: LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC DOANH NGHIỆP KINH DOANH DỊCH VỤ .. 24

1.1. Những khái niệm cơ bản về HTTT kế toán quản trị chi phí...........................24
1.1.1. Hệ thống thông tin quản lý................................................................................ 26
1.1.2. Hệ thống thông tin kế toán................................................................................. 26
1.1.3. Hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí........................................................ 28
1.2. Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của nhà quản trị doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ.................................................................................................... 31
1.2.1. Nhu cầu thông tin chi phí trong giai đoạn lập kế hoạch..................................... 31
1.2.2. Nhu cầu thông tin chi phí trong tổ chức thực hiện hoạt động kinh doanh..........32
1.2.3. Nhu cầu thông tin chi phí phục vụ đánh giá hoạt động kinh doanh...................32

1.2.4. Nhu cầu thông tin chi phí trong ra quyết định kinh doanh.................................33
1.3. Nội dung của hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí trong các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ........................................................................................ 34
1.3.1. Thông tin kế toán quản trị chi phí...................................................................... 34
1.3.2. Quá trình thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán quản trị
chi phí.......................................................................................................................... 53
iii


1.3.3. Công cụ kỹ thuật sử dụng trong hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí......59
1.3.4. Kiểm soát nội bộ đối với hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí................63
1.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí......67
1.4.1. Trình độ ứng dụng công nghệ thông tin............................................................. 67
1.4.2. Hiểu biết của nhà quản trị về công nghệ thông tin và kế toán............................69
1.4.3. Đặc điểm cơ cấu tổ chức bộ máy và phân cấp quản lý...................................... 70
1.4.4. Trình độ của nhân viên kế toán.......................................................................... 71
1.5. Kinh nghiệm quốc tế về tổ chức hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí 71
1.5.1. Kinh nghiệm trong việc vận dụng các phương pháp kế toán quản trị hiện đại
trong HTTT kế toán quản trị chi phí............................................................................ 71
1.5.2. Kinh nghiệm trong việc ứng dụng ERP trong HTTT kế toán quản trị chi phí. . .73
1.5.3. Kinh nghiệm trong việc kiểm soát nội bộ đối với HTTT kế toán quản trị chi phí
74
KẾT LUẬN CHƢƠNG 1......................................................................................... 77
CHƢƠNG 2: THỰC TRẠNG HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN QUẢN TRỊ
CHI PHÍ TẠI CÁC KHÁCH SẠN THUỘC TẬP ĐOÀN MƢỜNG THANH.....78

2.1. Tổng quan về các khách sạn thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh................78
2.1.1. Lịch sử hình thành và phát triển của các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh
78
2.1.2. Đặc điểm tổ chức quản lý và bộ máy kế toán tại các khách sạn thuộc tập đoàn

Mường Thanh............................................................................................................. 82
2.1.3. Đặc điểm hoạt động kinh doanh khách sạn Mường Thanh ảnh hưởng đến hệ
thống thông tin kế toán quản trị chi phí...................................................................... 87
2.2. Thực trạng nhu cầu và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin kế toán quản trị
chi phí của các nhà quản trị tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh...92
2.2.1. Thiết kế nghiên cứu.......................................................................................... 92
2.2.2. Kết quả nghiên cứu......................................................................................... 923
2.3. Thực trạng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn
thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh................................................................................. 97
2.3.1. Thực trạng thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn
Mường thanh............................................................................................................... 97
iv


2.3.2. Thực trạng quá trình thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế
toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh.......................103
2.3.3. Thực trạng áp dụng các công cụ kỹ thuật sử dụng trong hệ thống thông tin kế
toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh.......................115
2.3.4. Thực trạng kiểm soát nội bộ đối với HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách
sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh............................................................................. 117
2.4. Các nhân tố ảnh hƣởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn
thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh.............................................................................. 121
2.4.1. Mô hình nghiên cứu:........................................................................................ 121
2.4.2. Kết quả nghiên cứu.......................................................................................... 126

2.5. Đánh giá thực trạng hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí tại các
khách sạn thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh.................................................... 131
2.5.1. Những mặt đạt được....................................................................................... 131
2.5.2. Những mặt hạn chế......................................................................................... 133
2.5.3. Những nguyên nhân của hạn chế.................................................................... 138

KẾT LUẬN CHƢƠNG 2....................................................................................... 142
CHƢƠNG 3: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN HỆ THỐNG THÔNG TIN KẾ TOÁN
QUẢN TRỊ CHI PHÍ TẠI CÁC KHÁCH SẠN THUỘC TẬP ĐOÀN MƢỜNG
THANH.................................................................................................................... 143

3.1. Phƣơng hƣớng hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách

sạn thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh................................................................143
3.1.1. Định hướng và mục tiêu phát triển của các khách sạn Mường Thanh tính đến
năm 2025................................................................................................................... 143

3.1.2. Quan điểm và yêu cầu hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí tại các
khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh.......................................................... 144
3.2. Một số giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí tại các
khách sạn thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh.................................................... 146
3.2.1. Về nhận diện thông tin kế toán quản trị chi phí.............................................. 146
3.2.2. Về hoàn thiện quá trình hoạt động HTTT kế toán quản trị chi phí..................153
3.2.3. Về hoàn thiện công cụ kỹ thuật phục vụ quá trình thu thập dữ liệu, xử lý dữ liệu
và cung cấp thông tin chi phí.................................................................................... 185
v


3.2.4. Về hoàn thiện kiểm soát nội bộ đối với HTTT kế toán quản trị chi phí..........188
3.2.5. Khuyến nghị đề xuất đối với các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị
chi phí........................................................................................................................ 192
3.3. Điều kiện thực hiện các giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán quản trị chi phí
trong các khách sạn thuộc tập đoàn Mƣờng Thanh............................................ 194
3.3.1. Về phía các khách sạn Mường Thanh............................................................. 194
3.3.2. Về phía các cơ quan quản lý Nhà nước........................................................... 195
KẾT LUẬN CHƢƠNG 3....................................................................................... 196

KẾT LUẬN.............................................................................................................. 197
DANH MỤC CÁC CÔNG TRÌNH NGHIÊN CỨU CỦA TÁC GIẢ...................199
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................ 201
PHỤ LỤC........................................................................................... Error! Bookmark not defined.

vi


DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT
ABC

Xác định chi phí theo hoạt động (Activities – Based - Costing)

AICPA
Hiệp hội kế toán viên công chứng Mỹ (American Institutes of Certified
Public Accountants)
CFA

Phân tích nhân tố khẳng định (Confirmatory Factor Analysis)

COSO
Ủy ban thuộc Hội đồng quốc gia Hoa kỳ về chống gian lận khi lập báo
cáo tài chính (Committee of Sponsoring Organizations of Treadway Commission)
CPNVLTT

Chi phí nguyên vật liệu trực tiếp

CPNCTT

Chi phí nhân công trực tiếp


CPSXC

Chi phí sản xuất chung

CVP

Chi phí – Khối lượng – Lợi nhuận (Cost – Volume – Profit)

DBMS

Hệ thống quản trị dữ liệu (Database management system)

ERP

Hệ thống hoạch định nguồn lực (Enterprises Resources Planning)

ECS

Hệ thống thương mại điện tử (E-Commercial System)

EFA

Phân tích nhân tố khám phá (Exploratory Factor Analysis)

EOQ

Mô hình lượng đặt hàng kinh tế (Economics Order Quantity Model)

GL/FRS


Hệ thống báo cáo tài chính/sổ tổng hợp

HTTT

Hệ thống thông tin

IFAC

Liên đoàn kế toán quốc tế (The International Federation of Accountants)

IFIP
Liên đoàn quốc tế về xử lý thông tin (International Federation for
Information Processing)
MA

Mô hình phân tích cận biên (Marginal Analysis)

MRS

Hệ thống báo cáo quản trị (Management Report System)

OLTP

Xử lý nghiệp vụ Online (Online Transaction Processing)

POQ

Mô hình lượng đặt hàng sản xuất (Production Order Quantity Model)


QDM

Mô hình mua hàng khấu trừ theo lượng mua (Quantity Discount Model)

REA

Nguồn lực, Sự kiện, Đại lý (Resource, Events and Agents)

SXKD

Sản xuất kinh doanh

SEM

Mô hình cấu trúc tuyến tính (Structural Equation Modeling)

TPS

Hệ thống xử lý nghiệp vụ (Transaction Processing System)

TCO

Tổng chi phí sở hữu (Total cost of ownership)
vii


DANH MỤC SƠ ĐỒ, HÌNH, BẢNG BIỂU
SƠ ĐỒ
Sơ đồ 1.1: Sơ đồ dòng thông tin bên trong và bên ngoài doanh nghiệp.......................25
Sơ đồ 1.2: Các bộ phận của HTTT quản lý.................................................................. 26

Sơ đồ 1.3: Các bộ phận và quy trình của HTTT kế toán.............................................. 28
Sơ đồ 1.4: Các bộ phận của HTTT kế toán quản trị chi phí......................................... 30
Sơ đồ 1.5: Quá trình xây dựng HTTT kế toán quản trị chi phí.................................... 30
Sơ đồ 1.6: Mối quan hệ dữ liệu – thông tin................................................................. 35
Sơ đồ 1.7: Quy trình xác định chi phí mục tiêu........................................................... 39
Sơ đồ 1.8: Dòng thông tin chi phí sản phẩm theo công việc hoặc đơn đặt hàng..........42
Sơ đồ 1.9: Sơ đồ nguyên tắc hoạt động của phương pháp ABC..................................44
Sơ đồ 1.10: Phân tích CVP và các quyết định quản lý................................................. 51
Sơ đồ 1.11: Các phần hành thông thường của ERP..................................................... 60
Sơ đồ 2.1: Sơ đồ tổ chức Văn phòng điều hành........................................................... 83
Sơ đồ 2.2: Sơ đồ tổ chức khách sạn thành viên........................................................... 84
Sơ đồ 2.3: Bộ máy kế toán tại các khách sạn Mường Thanh.......................................86
Sơ đồ 2.4: Nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn Mường Thanh
93
Sơ đồ 2.5: Hệ thống ERP tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh...............116
Sơ đồ 2.6: Mô hình nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi
phí tại các khách sạn Mường Thanh.......................................................................... 123
Sơ đồ 3.1: Sơ đồ tài khoản nội bộ theo USALI trong điều kiện ứng dụng công nghệ
thông tin..................................................................................................................... 183
Sơ đồ 3.2: Quá trình vận dụng ABC tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh
183
Sơ đồ 3.3: Quy trình luân chuyển thông tin chi phí kế hoạch....................................183
Sơ đồ 3.4: Quy trình luân chuyển thông tin chi phí thực hiện.................................... 183
Sơ đồ 3.5: Quy trình luân chuyển thông tin chi phí phục vụ đánh giá hoạt động.......184
Sơ đồ 3.6: Quy trình luân chuyển thông tin chi phí phục vụ ra quyết định kinh doanh
185
Sơ đồ 3.7: Mô hình ERP đề xuất cho các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh .. 187

viii



BẢNG, BIỂU
Biểu đồ MĐ.1: Thông tin các đối tượng được khảo sát về nghiệp vụ - Bộ phận kế toán
..................................................................................................................................... 19
Biểu đồ MĐ.2: Thông tin các đối tượng được khảo sát - Nhà quản trị........................20
Bảng MĐ.1: Nội dung chính Phiếu điều tra nghiệp vụ................................................ 18
Bảng MĐ.2: Nội dung chính phiếu điều tra – Nhà quản trị......................................... 19
Bảng 1.1: Nhu cầu thông tin chi phí trong giai đoạn lập kế hoạch kinh doanh............31
Bảng 1.2: Khái quát quá trình thu thập dữ liệu, xử lý – phân tích dữ liệu và cung cấp
thông tin kế toán quản trị chi phí................................................................................. 58
Bảng 2.1: Hệ thống khách sạn Mường Thanh đến 30/10/2017.................................... 80
Bảng 2.2: Một số chỉ tiêu phản ánh qui mô và hiệu quả kinh doanh của các khách sạn
thuộc tập đoàn Mường Thanh giai đoạn 2014-2017.................................................... 82
Bảng 2.2: Quá trình phục vụ bộ phận kinh doanh lưu trú tại các khách sạn Mường
Thanh và các khoản chi phí phát sinh.......................................................................... 89
Bảng 2.3: Quá trình phục vụ bộ phận kinh doanh ăn uống tại các khách sạn Mường
Thanh và các chi phí phát sinh.................................................................................... 90
Bảng 2.4: Phân loại chi phí tại khách sạn Mường Thanh Luxury Sông Lam...............97
Bảng 2.4: Thẻ định mức chi phí nguyên vật liệu trực tiếp......................................... 105
Bảng 2.5: Thẻ định mức chi phí hàng Amenty........................................................... 106
Bảng 2.6: Sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp................................107
Bảng 2.7: Sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp........................................ 108
Bảng 2.8: Sổ chi tiết tài khoản chi phí nguyên vật liệu trực tiếp..............................1089
Bảng 2.9: Sổ chi tiết tài khoản chi phí nhân công trực tiếp........................................ 109
Bảng 2.10: Báo cáo nhanh chi phí đồ uống tại Khách sạn Grand Mường Thanh Thanh
Hóa - Tháng 11 năm 2017......................................................................................... 110
Bảng 2.11: Sổ cái tài khoản chi phí sản xuất chung................................................... 110
Bảng 2.12: Bảng tính giá thành dịch vụ phòng nghỉ.................................................. 111
Bảng 2.13: Bảng tính giá thành dịch vụ ăn uống....................................................... 112
Bảng 2.15: Hệ số mô hình hồi quy SEM và Kiểm định giả thuyết............................130

Bảng 3.1: Phân loại chi phí theo mối quan hệ chi phí với khối lượng hoạt động tại các
khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh................................................................... 147
Bảng 3.2: Nội dung và nguồn dữ liệu để thu thập thông tin kế toán quản trị chi phí . 154

Bảng 3.3: Thẻ định mức chi phí hàng Amenty........................................................... 157
ix


Bảng 3.4: Tiêu chuẩn định mức vệ sinh buồng.......................................................... 158
Bảng 3.5: Bảng tổng hợp chi phí định mức............................................................... 160
Bảng 3.6: Bảng tổng hợp chi phí định mức............................................................... 161
Bảng 3.7: Dự toán linh hoạt....................................................................................... 163
Bảng 3.8: Dự toán linh hoạt....................................................................................... 163
Bảng 3.9: Bảng tổng hợp chi phí sản xuất mục tiêu................................................ 1634
Bảng 3.10 : Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận buồng và theo sản phẩm dịch vụ .. 172
Bảng 3.11 : Báo cáo kết quả kinh doanh bộ phận ăn uống và theo sản phẩm dịch vụ 173

Bảng 3.12: Bảng tính giá phòng tại điểm hòa vốn..................................................... 177
Bảng 3.13: Bảng phân tích phương án tự sản xuất hay mua ngoài............................179
Bảng 3.14: Bảng phân tích thông tin thích hợp.......................................................... 180
Bảng 3.15 : Kế hoạch cung cấp thông tin.................................................................. 181

HÌNH
Hình 1.1: Các chiều của CobiT.................................................................................... 65
Hình 2.1: Sơ đồ chuẩn hóa CFA mô hình nghiên cứu................................................ 128
Hình 2.2: Mô hình cấu trúc tuyến tính SEM............................................................ 1289

x



MỞ ĐẦU
1. Sự cần thiết của nghiên cứu
Hội nhập kinh tế quốc tế đã và đang đặt ra cho các doanh nghiệp Việt Nam cơ
hội song cũng xuất hiện nhiều khó khăn và thách thức. Nhằm nâng cao sức cạnh tranh
trên thị trường quốc tế, các doanh nghiệp không ngừng cải tiến cơ sở vật chất kỹ thuật
và phương thức quản lý nhằm thích ứng trong điều kiện mới. Đặc biệt, đối với các
doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ, nơi mà chi phí có tính phức tạp tương đối cao, nhà
quản trị nếu không có đầy đủ các thông tin về chi phí thì không kiểm soát quá trình tổ
chức hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả. Theo đó, nhu cầu về thông tin kế toán
quản trị của nhà quản trị là rất lớn, đặc biệt là HTTT kế toán quản trị chi phí luôn giữ
vai trò quan trọng, bởi nó bao gồm việc cung cấp và phân tích thông tin chi phí để ra
quyết định đầu tư, cung cấp thông tin để hỗ trợ cho việc thực hiện cung cấp dịch vụ
với chi phí tối thiểu nhưng vẫn đảm bảo chất lượng. Thông tin kế toán quản trị đóng
vai trò quan trọng trong việc thực hiện các chức năng của nhà quản trị. Đặc biệt là
thông tin chi phí, bởi lẽ dựa vào thông tin chi phí, nhà quản trị có thể tính toán được
chi phí phát sinh, kiểm soát và đánh giá hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của
từng đơn vị, từng bộ phận, từng cá nhân trong doanh nghiệp.
Các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh là một trong các chuỗi khách sạn
tư nhân lớn nhất tại Việt Nam với số lượng 53 khách sạn đạt tiêu chuẩn 3 sao, 4 sao, 5
sao quốc tế có mặt ở hầu hết trên khắp đất nước và 01 khách sạn tại Lào. Tổng số
phòng lưu trú của tập đoàn là gần 10.000 phòng, chiếm 10% tổng số phòng lưu trú tại
thị trường Việt Nam. Với số lượng lớn phòng nghỉ và dịch vụ đa dạng, chuỗi khách sạn
Mường Thanh luôn đáp ứng tốt nhu cầu đa dạng của du khách trong và ngoài nước,
đóng góp phần lớn vào ngân sách nhà nước. Công suất sử dụng hàng năm tại các
khách sạn luôn đạt 70% đến 90%, đây là mức công suất tương đối cao mà chỉ có trên
40% các khách sạn trên cả nước đạt được mức công suất này. Tập đoàn Khách sạn
Mường Thanh luôn hoàn thành chỉ tiêu kinh doanh với mức tăng trưởng doanh thu
hàng năm trong giai đoạn 2014-2017 là 22%. Chỉ riêng năm 2017, Mường Thanh đã
đón gần 13 triệu lượt khách quốc tế, 73 triệu lượt khách nội địa, đạt tổng thu về du lịch
510 nghìn tỷ đồng, góp phần tạo ra mức tăng trưởng doanh thu năm 2017 là 28% [26]

[27]. Chiến lược phát triển của Tập đoàn Khách sạn Mường Thanh trong thời gian tới
là trở thành chuỗi khách sạn tư nhân lớn nhất Đông Nam Á. Tuy nhiên, trong bối cảnh
nền du lịch nước nhà nói chung và khách sạn Mường Thanh nói riêng vẫn đang phải
đối mặt với nhiều khó khăn như tình trạng tỷ lệ khách du lịch quay trở lại Việt Nam
giảm dần, giá thực phẩm tăng cao, cơ sở vật chất tại một số khách sạn sau thời gian dài
hoạt động đã xuống cấp cần được nâng cấp, sửa chữa,… Để đạt được mục tiêu chiến
1


lược đó, các khách sạn Mường Thanh cần thiết phải đổi mới hoạt động kinh doanh,
quản lý tốt chi phí, hạ giá thành dịch vụ, nâng cao hiệu quả kinh doanh.
Theo khảo sát sơ bộ, nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản
lý tại các khách sạn Mường Thanh tương đối cao và có xu hướng ngày một gia tăng.
Trong khi đó, hệ thống kế toán chi phí trong các khách sạn này mới chỉ tập trung vào
việc thiết lập thông tin kế toán tài chính phục vụ cho việc lập báo cáo tài chính, chưa
chú trọng đến việc cung cấp thông tin phục vụ cho quản trị chi phí. Hơn nữa, tổ chức
HTTT kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị này đang gặp nhiều khó khăn, khả năng
phối hợp giữa các bộ phận, hệ thống trong doanh nghiệp để tổ chức thu thập đầy đủ dữ
liệu đầu vào, xử lý và cung cấp thông tin chi phí còn nhiều hạn chế. Điều này phần lớn
do đặc thù quy trình hoạt động kinh doanh khách sạn là loại hình kinh doanh đa dịch
vụ, việc phân loại chi phí kinh doanh phức tạp. Tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí
nhằm đáp ứng tốt nhất cho yêu cầu quản trị luôn là công việc phức tạp, đòi hỏi sự nỗ
lực từ nhiều phía như: từ nhu cầu thông tin kế toán quản trị chi phí của các nhà quản
lý, việc phối hợp giữa các bộ phận trong đơn vị đến việc tổ chức bộ máy kế toán và
các phần hành công việc kế toán quản trị chi phí để đáp ứng nhu cầu thông tin về chi
phí cho quản trị doanh nghiệp.
Như vậy, việc nghiên cứu cơ sở lý luận về HTTT kế toán quản trị chi phí, trên
cơ sở đó nghiên cứu thực trạng HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc
tập đoàn Mường Thanh, từ đó, đề xuất được các giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán
quản trị chi phí tại các đơn vị này là việc làm rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay.

Xuất phát từ những lý do nêu trên, tôi lựa chọn nghiên cứu đề tài: “Hoàn thiện
HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh” là
luận án tiến sĩ của mình.
2. Tổng quan nghiên cứu
2.1. Tổng quan nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán
Hiệp hội kế toán Mỹ (AICPA) (1966) đã đưa ra quan điểm khẳng định kế toán
thực chất là một hệ thống thông tin (HTTT), là việc vận dụng những lý thuyết chung
về thông tin trong các các hoạt động kinh tế tài chính, trình bày các thông tin đó theo
tiêu thức định lượng, phục vụ nhu cầu người sử dụng. Theo đó, HTTT kế toán là một
bộ phận của HTTT quản lý trong doanh nghiệp. Trải qua hơn nửa thế kỷ, HTTT kế
toán được nhiều nhà khoa học trên thế giới đề cập bởi tính cấp thiết và vai trò quan
trọng trong sự phát triển của mỗi tổ chức [33]. Boockholdt (1999) đưa ra khái niệm
HTTT kế toán là hệ thống điều hành các hoạt động gồm: thu thập, xử lý, sắp xếp và
lập báo cáo tài chính về các sự kiện phát sinh với mục đích cung cấp các thông tin liên
2


quan cần thiết cho việc lưu trữ, định hướng tập trung và ra quyết định [46]. Theo đó,
HTTT kế toán là bộ máy quan trọng quyết định hiệu quả ra quyết định và kiểm soát
của nhà quản trị. Girdzijauskas và cộng sự (2008) nhận định hiệu quả kinh doanh của
doanh nghiệp được phản ánh rõ nhất qua thông tin do hệ thống kế toán cung cấp [71].
Với cùng quan điểm, Kalcinskaite (2009), cho rằng HTTT kế toán thực hiện chức năng
cung cấp thông tin, phục vụ nhu cầu người sử dụng của nhà quản lý [95].
Poston & Grabski (2000) đã đánh giá một cách toàn diện và phân tích những
nghiên cứu về HTTT kế toán qua 17 năm (1982-1998). Nghiên cứu này đã xác định xu
hướng trong các lý thuyết cơ bản và phương pháp sử dụng trong nghiên cứu về HTTT
kế toán. Ở thời điểm đó, các tác giả kết luận rằng nghiên cứu HTTT kế toán đã bước
sang giai đoạn cân bằng của sự phát triển, trong khi khoa học máy tính ngày càng phát
triển và thống trị khoa học nghiên cứu về HTTT kế toán thì các lý thuyết mới đề xuất
lại có hướng dựa trên các khoa học khác như tâm lý học, quản trị học [127]. Về

phương pháp nghiên cứu trong giai đoạn này chủ yếu vẫn là khảo sát các yếu tố liên
quan đến HTTT kế toán, nhưng cơ sở thiết kế nghiên cứu ngày càng mở rộng. Poston
& Grabski (2000) dự báo các nghiên cứu về HTTT kế toán trong tương lai sẽ chú
trọng đến tiêu chuẩn, định mức trong công việc, phối hợp với lý thuyết tổ chức và
khoa học máy tính [127]. McCarthy (1987), Poston và Grabski (2000); Sutton (1992,
1996, 2004); Sutton và Arnold (2002) đều cho rằng nghiên cứu HTTT kế toán tồn tại
và phát triển ở giao điểm của HTTT kế toán và HTTT tên miền. Sutton (1996) khẳng
định sự ra đời và ban hành các vấn đề luật định về HTTT kế toán xuất phát từ việc áp
dụng công nghệ thông tin và truyền thông trong môi trường kế toán [110] [143] [144]
[145]. Theo Dehning và cộng sự (2006), sau giai đoạn những năm 1990, các nghiên
cứu về HTTT kế toán hướng đến giải quyết các vấn đề như HTTT kế toán với việc ra
quyết định, hỗ trợ người dùng, dự báo và phân tích kinh doanh[62].
Ferguson và cộng sự (2011) đã đánh giá 18 tạp chí với tổng số 85 ấn bản mỗi
năm, chiếm tới 935 vấn đề trong khoảng thời gian 11 năm từ năm 1999 đến năm 2010.
Tổng cộng, trong thời gian này có 04 tạp chí về HTTT kế toán, 04 tạp chí về HTTT
quản lý, 9 tạp chí kế toán và 1 tạp chí về khoa học máy tính được xem xét. Kết quả cho
thấy qua thời gian đã có một chuyển động rõ ràng từ việc sử dụng lý thuyết khoa học
máy tính đến lý thuyết vi mô, kinh tế vĩ mô và thống kê để thúc đẩy nghiên cứu về
HTTT kế toán. Về phương pháp nghiên cứu, 36% các nghiên cứu là thực nghiệm, 32%
các phương pháp là khảo sát và lưu trữ, 24% thiết kế và xây dựng mô hình nghiên cứu,
và còn lại là các nghiên cứu tình huống (Case studies) - có xu hướng giảm dần. Về nội
dung nghiên cứu, hầu hết các nghiên cứu của HTTT kế toán tập trung vào các vấn đề
tổ chức và quản lý hệ thống thông tin (26%), kiểm soát nội bộ và kiểm toán (21%),
3


phán quyết và ra quyết định (19%), thị trường vốn (11%) phần trăm), và hệ thống
chuyên gia, trí tuệ nhân tạo và hỗ trợ quyết định (11%) [58].
Theo Zsuzsanna (2012), HTTT trong doanh nghiệp đã được nghiên cứu như là một
công cụ quản trị hiện đại từ những năm đầu của thế kỷ 20, đồng thời hệ thống kế toán tại các

doanh nghiệp bắt đầu thay đổi từ chức năng ghi chép sổ sách truyền thống sang chức năng
quản trị và ra quyết định kinh doanh. Trong đó, thông tin kế toán đóng vai trò quan trọng
không chỉ trong việc cung cấp các thông tin định lượng về tổng tài sản, tình hình tài chính và
lợi nhuận kinh doanh, mà còn là công cụ quản trị hiệu quả đối với doanh nghiệp

[157]. Florin (2005) khẳng định: Thông tin kế toán là sản phẩm của sự gặp gỡ giữa cung
và cầu về thông tin trên thị trường. Cầu về thông tin kế toán được biểu hiện bởi nhu cầu và
mong muốn của người sử dụng vào hệ thống kế toán. Cung về thông tin kế toán chính là
toàn bộ thông tin kế toán có được từ hệ thống kế toán, cũng nhý các phương thức truyền
tải thông tin tới người sử dụng. Tác giả chỉ ra 2 nhóm đối tượng sử dụng thông tin do hệ
thống kế toán cung cấp đó là đối tượng bên trong doanh nghiệp bao gồm ban giám đốc,
hội đồng quản trị, người lao động; và đối tượng bên ngoài doanh nghiệp bao gồm: nhà đầu
tư, ngân hàng, nhà cung cấp, khách hàng, các cõ quan quản lý nhà nước,... Cãn cứ vào đối
tượng sử dụng thông tin kế toán thì HTTT kế toán lại được chia thành HTTT kế toán tài
chính và HTTT kế toán quản trị. Theo đó, HTTT kế toán tài chính cung cấp thông tin cho
đối tượng sử dụng thông tin bên ngoài doanh nghiệp, HTTT kế toán quản trị phục vụ
thông tin cho các đối tượng bên trong doanh nghiệp [63].

Hall (2011) đã nêu ba bộ phận cấu thành HTTT kế toán, đó là hệ thống xử lý
nghiệp vụ (TPS), hệ thống báo cáo tài chính/sổ tổng hợp (GL/FRS); và hệ thống báo
cáo quản trị (MRS). Các công cụ kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế toán bao gồm: công
cụ thu thập dữ liệu, công cụ xử lý dữ liệu và công cụ lập báo cáo tài chính. James Hall
đã cụ thể hóa hệ thống công cụ kỹ thuật hỗ trợ ứng dụng trong HTTT kế toán như hệ
thống quản trị dữ liệu, hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP), hệ thống thương mại
điện tử (ECS) [87]. Nguyễn Thế Hưng (2008) xác định HTTT kế toán bao gồm: Hệ
thống thu thập thông tin đầu vào, hệ thống xử lý thông tin và hệ thống cung cấp thông
tin; tiếp cận trên cơ sở các thao tác kỹ thuật của hệ thống thông tin [9]. Nguyễn Hữu
Đồng (2009) xác định các yếu tố cấu thành HTTT kế toán trong các đơn vị sự nghiệp
có thu bao gồm: Bộ máy kế toán, phương tiện kỹ thuật, hệ thống chứng từ, tài khoản,
sổ sách và báo cáo kế toán; các quá trình kế toán cơ bản; và hệ thống kiểm soát [3].

Nguyễn Thị Thanh Nga (2017) đã đưa ra quy trình thực hiện HTTT kế toán trên cơ sở
các bộ phận: con người, công nghệ thông tin, dữ liệu, quy trình, kiểm soát [14]. Tác
giả phát triển HTTT kế toán dưới góc độ các yếu tố đó trong mối quan hệ với các bên
liên quan như cơ quan quản lý nhà nước, khách hàng, và nhà cung cấp. Đặng Thị Thúy
4


Hà (2017) nghiên cứu HTTT kế toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ logistic
ở Việt Nam, luận án đã tiếp cận nghiên cứu HTTT kế toán theo các yếu tố cấu thành
nên hệ thống với 05 yếu tố cấu thành nên HTTTKT, bao gồm: yếu tố con người, hệ
thống chứng từ - tài khoản - sổ và báo cáo kế toán, các chu trình kế toán, cơ sở hạ tầng
công nghệ thông tin và kiểm soát nội bộ [5].
HTTT kế toán được nghiên cứu không chỉ về mặt lý luận mà còn được nghiên
cứu thực tiễn tại các đơn vị, lĩnh vực kinh doanh cụ thể tại nhiều quốc gia trên thế giới.
Hanifi & Taleei (2015) đã mô tả quá trình ra quyết định của nhà quản trị và xem xét
mức độ ảnh hưởng của HTTT kế toán tới việc ra quyết định tại tập đoàn Pars Garma,
dựa trên cơ sở các tiêu chí chất lượng, sự chính xác, tính kinh tế, tính hiệu lực và thời
gian. Tác giả sử dụng phương pháp định lượng đối với các số liệu điều tra qua bảng
hỏi, và kết luận HTTT kế toán có tác động tích cực tới quá trình ra quyết định của nhà
quản trị trên nhiều khía cạnh, nhưng HTTT kế toán không có ảnh hưởng đến tốc độ và
thời gian ra quyết định của nhà quản trị tại các đơn vị khảo sát [67]. Samuel (2011) đã
khẳng định vai trò quan trọng của HTTT kế toán đối với hiệu quả hoạt động của các
doanh nghiệp sản xuất ô tô tại Kenya, khái quát mối quan hệ và mức độ ảnh hưởng của
HTTT kế toán tới chất lượng thông tin cung cấp cho nhà quản trị trong việc ra quyết
định [120]. Nguyễn Hữu Đồng (2009) nghiên cứu thực trạng HTTT kế toán tại các
trường đại học công lập Việt Nam và đánh giá hệ thống này chưa tương xứng với nhu
cầu thông tin của nhà quản lý các trường trong điều kiện hiện nay. Luận án đã đề xuất
một số giải pháp nhằm hoàn thiện HTTT kế toán, nhằm cung cấp những thông tin hữu
ích để các trường có thể thực hiện tốt quyền và trách nhiệm tự chủ tài chính như xây
dựng bộ máy kế toán quản trị, áp dụng phần mềm kế toán thống nhất với phần mềm

thu học phí, báo cáo đánh giá trung tâm trách nhiệm trong trường, hoàn thiện hệ thống
kiểm soát trong điều kiện áp dụng phần mềm kế toán kết nối mạng nội bộ [3]. Hoàng
Văn Ninh (2011) đã phân tích thực trạng tổ chức HTTT kế toán phục vụ công tác quản
lý của các tập đoàn kinh tế nói chung và các Tập đoàn Bưu chính Viễn thông Việt
Nam, Tập đoàn điện lực Việt Nam, Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam nói riêng
[17]. Nguyễn Thị Thanh Nga (2017) đã nghiên cứu thực trạng HTTT kế toán quỹ bảo
hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam, kết quả nghiên cứu đã chỉ ra một số bất cập
trong HTTT kế toán quỹ bảo hiểm y tế tại Bảo hiểm xã hội Việt Nam khi chưa có sự
kết nối thông tin với các cơ sở khám chữa bệnh, đối tượng hưởng BHYT và chưa phù
hợp khi chính sách "bảo hiểm y tế toàn dân" được thực hiện trong phạm vi cả nước dẫn
đến việc quản lý quỹ bảo hiểm y tế còn hạn chế. Trên cơ sở những kết quả nghiên cứu,
luận án đề xuất các giải pháp hoàn thiện HTTT kế toán nhằm quản lý hiệu quả quỹ bảo
hiểm y tế tại đơn vị chủ quản quỹ [14]. Nguyễn Thị Thu Thủy (2017) nghiên
cứu HTTT kế toán tại các công ty xây lắp có niêm yết trên thị trường chứng khoán 5


Việt Nam và Đặng Thị Thúy Hà (2017) nghiên cứu HTTT kế toán tại các doanh nghiệp
kinh doanh dịch vụ logistic ở Việt Nam, các nghiên cứu này đề xuất các nhóm khuyến
nghị nhằm hoàn thiện HTTT kế toán trên cơ sở các yếu tố cấu thành hệ thống, bao
gồm: Hoàn thiện yếu tố con người, hoàn thiện hệ thống chứng từ- tài khoản và sổ kế
toán, hoàn thiện các chu trình kế toán, đẩy mạnh áp dụng phần mềm kế toán và cơ sở
hạ tầng công nghệ thông tin, và hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ [23] [5].
Nhìn chung, từ những năm 2011 đến nay, các nghiên cứu về HTTT kế toán tập
trung vào bản chất và nội dung của HTTT kế toán, vai trò của HTTT kế toán với việc
thực hiện chức năng ra quyết định kinh doanh, nghiên cứu các quá trình của HTTT kế
toán, nghiên cứu sự vận dụng HTTT kế toán vào các ngành và lĩnh vực kinh doanh cụ
thể, nghiên cứu về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán. Tuy nhiên, các nghiên
cứu này chưa làm rõ quy trình luân chuyển luồng thông tin kế toán cũng như sự phối
hợp tổ chức giữa các bộ phận trong hệ thống thông tin để đạt được sản phẩm thông tin
kế toán chất lượng. Hầu hết các nghiên cứu mới chỉ tập trung vào hệ thống thông tin

kế toán tài chính phục vụ cho mục đích công bố thông tin cho các đối tượng bên ngoài
doanh nghiệp, chưa nghiên cứu HTTT kế toán trên cơ sở thông tin phục vụ chức năng
quản trị nội bộ doanh nghiệp từ khâu lập kế hoạch kinh doanh, tổ chức kiểm soát hoạt
động kinh doanh, đánh giá hoạt động kinh doanh. Về phương pháp nghiên cứu, các
nghiên cứu gần đây chủ yếu vẫn sử dụng phương pháp thực nghiệm, khảo sát và lưu
trữ, các nghiên cứu thiết kế và xây dựng mô hình nghiên cứu tăng lên và là xu hướng
phát triển, tuy nhiên các nghiên cứu tình huống (Case studies) có xu hướng giảm dần.
2.2. Tổng quan nghiên cứu về hệ thống thông tin kế toán quản trị chi phí
HTTT kế toán quản trị chi phí là vấn đề nghiên cứu tương đối mới trên thế giới
và Việt Nam. Nhìn chung, về mặt lý luận, các nghiên cứu đều chỉ ra vai trò và vị trí
của HTTT kế toán quản trị chi phí trong HTTT quản lý của doanh nghiệp, đồng thời
chỉ ra các bộ phận trong tổ chức HTTT kế toán quản trị chi phí, mối quan hệ và quá
trình hoạt động của hệ thống. Công nghệ thông tin càng phát triển, nhu cầu thông tin
của nhà quản trị ngày càng tăng, sự phát triển của hệ thống các công cụ kỹ thuật và
phương pháp thu thập, xử lý dữ liệu và cung cấp thông tin kế toán phục vụ nhà quản trị
ngày càng phát triển. Johnson & Kaplan (1987) chỉ ra rằng HTTT có mối quan hệ hết
sức chặt chẽ với kế toán quản trị, và HTTT kế toán quản trị ra đời cũng xuất phát từ
mối quan hệ đó [90]. Theo Chenhall & cộng sự (1998), ở thời điểm nghiên cứu có
nhiều các phương pháp kế toán quản trị hiện đại được nghiên cứu ra đời, tuy nhiên,
chưa thể được vận dụng hoặc vận dụng chưa hiệu quả chính là do hạn chế về công
nghệ thông tin [52]. Hall (2014) cho rằng HTTT kế toán là một bộ phận trong HTTT
quản lý, và HTTT kế toán quản trị chính là một bộ phận nằm trong HTTT kế toán [88].
6


Rushinek (1985) phân chia HTTT kế toán thành 2 nhóm: HTTT kế toán chính tắc và
HTTT kế toán không chính tắc [32]. HTTT kế toán không chính tắc sau này được khái
quát thành HTTT kế toán quản trị. Trần Thị Nhung (2016) khẳng định sự ra đời của
HTTT kế toán quản trị gắn liền với mục tiêu hỗ trợ thông tin nhằm tạo ra giá trị cho
doanh nghiệp, bởi HTTT kế toán quản trị không chỉ xem xét thông tin của tài sản và

nguồn vốn trong doanh nghiệp ở hiện tại mà còn phản ánh giá trị tiềm ẩn trong tương
lai của các nguồn lực này và giá trị kinh tế sẽ được tạo ra của doanh nghiệp. Hay nói
cách khác, HTTT kế toán quản trị hỗ trợ nhà quản trị trong việc thực hiện chức năng
dự đoán tương lai [16]. Hồ Mỹ Hạnh (2013) đưa ra khái niệm HTTT kế toán quản trị
chi phí là việc thu thập các dữ liệu về chi phí và xử lý các dữ liệu này theo một trình tự
để có thể cung cấp thông tin về chi phí nhằm xây dựng kế hoạch chi phí, kiểm soát chi
phí, từ đó đánh giá các hoạt động và ra quyết định quản lý [6]. Lê Thị Hồng (2016) xác
định HTTT kế toán quản trị chi phí là một một phận của HTTT kế toán quản trị trong
doanh nghiệp nhằm mục đích thu thập, xử lý - phân tích và cung cấp các thông tin hữu
ích về chi phí cho nhà quản trị trong quá trình thực hiện chức năng quản lý đó là chức
năng lập kế hoạch, tổ chức điều hành hoạt động, kiểm soát các hoạt động trong đơn vị
và ra quyết định kinh doanh [7]. Rom (2008) đã hệ thống hóa sự phát triển của HTTT
nói chung trong các doanh nghiệp thế giới và sự ra đời của HTTT kế toán quản trị,
khẳng định mối quan hệ giữa công nghệ thông tin và kế toán quản trị [36].
Về thực tiễn vận dụng HTTT kế toán quản trị chi phí tại các lĩnh vực kinh
doanh cụ thể. Pomberg (2014) đã thực hiện khảo sát cụ thể tại 53 bệnh viện tại Hà Nội
và các tỉnh lân cận để nghiên cứu về sự thay đổi của các phương pháp kế toán quản trị
tại các đơn vị này trong thời gian qua khi có nhiều sự biến động về môi trường kinh
doanh, chính sách pháp luật và các bệnh viện này cần làm gì để nâng cao hiệu quả
công tác kế toán đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong tương lai [112]. Daoud (2013)
đã chỉ ra sự ảnh hưởng của HTTT kế toán, nhấn mạnh thông tin kế toán quản trị đối
với hiệu quả hoạt động của các doanh nghiệp ở Turkistan trong điều kiện ứng dụng hệ
thống hoạch định nguồn lực doanh nghiệp (ERP), tác giả khẳng định có sự hỗ trợ của
công nghệ thông tin hiện đại, HTTT kế toán quản trị hoạt động hữu hiệu hơn, mang lại
hiệu quả hoạt động cao cho doanh nghiệp [76]. Để tổ chức thành công HTTT kế toán
quản trị, các doanh nghiệp phải xác định rõ ràng mục tiêu chất lượng của thông tin do
hệ thống này cung cấp nhằm đảm bảo nhu cầu thông tin của nhà quản trị, giúp nhà
quản trị phân tích vấn đề hiệu quả. Coners (2015) đã chỉ ra những thông tin kế toán
quản trị cần thiết cho việc ra quyết định của các doanh nghiệp sản xuất, xác định nhu
cầu thông tin kế toán quản trị của các nhà quản trị qua việc khảo sát các nhà quản lý tại

các doanh nghiệp sản xuất ở Abia State, từ đó, đánh giá chất lượng và mức độ đáp ứng
nhu cầu thông tin kế toán quản trị tại các đơn vị này [59]. Một số nghiên cứu cụ thể về
7


HTTT kế toán quản trị chi phí tại các ngành kinh doanh khác như Hồ Mỹ Hạnh (2013)
nghiên tại các doanh nghiệp may mặc, Nguyễn Phi Hùng (2017) nghiên cứu tại các
doanh nghiệp chế biến chè, Lê Thị Hồng (2016) nghiên cứu tại các doanh nghiệp khai
thác và chế biến đá ốp lát, Nguyễn Hoàng Dũng (2017) với nghiên cứu HTTT kế toán
quản trị chi phí tại các doanh nghiệp sản xuất xi măng Bắc miền trung. [6][7]. Đàm
Bích Hà (2018) với nghiên cứu về HTTT kế toán quản trị trong việc hỗ trợ ra quyết
định tại các đơn vị tổ chức ở Việt Nam. Nhìn chung, các nghiên cứu đề đạt mục tiêu hệ
thống hóa các lý luận cơ bản về HTTT kế toán quản trị chi phí, thực trạng HTTT kế
toán quản trị chi phí tại các đơn vị nghiên cứu và từ đó đề xuất các giải pháp hoàn
thiện hệ thống tại các đơn vị này. Các nghiên cứu đã chỉ ra HTTT kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp Việt Nam chưa được quan tâm tổ chức, điều hành và thực hiện đồng
bộ, việc vận dụng kế toán quản trị chưa thực sự sâu sắc nên chất lượng thông tin kế
toán nhìn chung chưa đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị.
Đối với khu vực kinh doanh dịch vụ, các nghiên cứu về HTTT kế toán quản trị
chi phí mới chỉ tiếp cận ở góc độ thông tin kế toán quản trị, cụ thể là tổ chức kế toán
quản trị và kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị. Các nghiên cứu kế toán quản trị chi
phí có nhiều điểm mới và phù hợp với đặc thù kinh doanh của mỗi ngành. Ashfaq và
cộng sự (2014) nghiên cứu sự áp dụng kế toán quản trị chi phí tại 90 doanh nghiệp
kinh doanh các lĩnh vực dịch vụ như bảo hiểm, tư vấn tài chính, tư vấn kế toán, dịch
vụ viễn thông, dịch vụ công nghệ, ngân hàng. Kết quả cho thấy các đơn vị này chủ yếu
vận dụng các phương pháp kế toán quản trị truyền thống như lập dự toán chi phí, định
giá bán sản phẩm, ra quyết định đầu tư kinh doanh. Các phương pháp kế toán quản trị
phục vụ đánh giá hoạt động của các bộ phận, của nhân viên, hay việc cung cấp thông
tin chi phí phục vụ cải tiến sản phẩm dịch vụ chưa được áp dụng rộng rãi [38]. Tuy
nhiên, đối với ngành dịch vụ tại Bangladesh qua nghiên cứu của Yeshmin & Fowzia

(2010) ngoài các phương pháp truyền thống, các doanh nghiệp tại đây đã vận dụng
tương đối tốt kế toán trách nhiệm, kế toán chi phí bộ phận, chi phí mục tiêu, kế toán
quản trị chất lượng [156]. Các nghiên cứu này đã đánh giá được mức độ và hiệu quả tổ
chức kế toán quản trị và kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị. Tuy nhiên, nghiên cứu
chưa đánh giá được vị trí, vai trò của thông tin kế toán quản trị chi phí trong tổ chức
của HTTT kế toán nói chung và HTTT kế toán quản trị chi phí nói riêng, nghiên cứu
mới tập trung vào phương pháp kỹ thuật xử lý mà chưa xây dựng quy trình thực hiện
của HTTT kế toán quản trị chi phí tại các đơn vị này.
Nhìn chung, các nghiên cứu về HTTT kế toán quản trị chi phí trên thế giới và
Việt Nam chưa có nhiều, và mới nghiên cứu thực tiễn tại các doanh nghiệp sản xuất,
chưa có nghiên cứu tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Những nghiên cứu được
8


công nhận mới giải quyết được các vấn đề cơ bản như vai trò và sự cần thiết của
HTTT kế toán quản trị chi phí trong các doanh nghiệp, một số nhà khoa học hiện đại
đã liên hệ việc tổ chức HTTT kế toán quản trị trong các chức năng của quản trị như lập
kế hoạch kinh doanh, kiểm soát chi phí, và ra quyết định; các bộ phận cấu thành nên
HTTT kế toán quản trị chi phí và các quá trình hoạt động của hệ thống. Đồng thời
HTTT kế toán quản trị chi phí đã được nghiên cứu thực tiễn tại một số ngành sản xuất
kinh doanh cụ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa xây dựng được các tiêu chuẩn
đánh giá tính hữu hiệu của HTTT kế toán quản trị chi phí, chưa đánh giá được mức độ
đáp ứng nhu cầu thông tin của nhà quản trị, các giải pháp hoàn thiện mới chỉ tập trung
hoàn thiện các yếu tố cấu thành nên hệ thống, mà chưa xem xét đến việc tổ chức liên
kết các bộ phận để có được sản phẩm thông tin kế toán quản trị chất lượng. Đồng thời,
các nghiên cứu về HTTT kế toán quản trị chi phí đã đề xuất việc xây dựng và hoàn
thiện kiểm soát nội bộ đối với hệ thống về mặt lý luận, nhưng chưa đánh giá được rủi
ro thông tin tại các đơn vị thực tiễn, do đó, chưa có đầy đủ cơ sở cho việc xây dựng
kiểm soát nội bộ đối với hệ thống. Về mặt phương pháp nghiên cứu, các nghiên cứu về
HTTT kế toán quản trị chi phí chủ yếu vận dụng nghiên cứu định tính và nghiên cứu

tình huống, nghiên cứu định lượng mới được tiếp cận ở mức độ mô hình hồi quy tuyến
tính nhằm nghiên cứu mức độ ảnh hưởng của các nhân tố tác động tới HTTT kế toán
quản trị chi phí.
2.3. Tổng quan nghiên cứu HTTT kế toán quản trị tại các doanh nghiệp kinh
doanh khách sạn
Ngành du lịch nói chung và ngành khách sạn nói riêng là một trong những ngành
bị ảnh hưởng nhiều bởi cuộc cách mạng công nghệ thông tin. Mặc dù chưa có nghiên
cứu trực tiếp về HTTT kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp kinh doanh khách
sạn, nhưng vấn đề nghiên cứu về HTTT, HTTT kế toán và kế toán quản trị chi phí tại
các khách sạn được nhiều nhà kinh tế học quan tâm. Các nghiên cứu chủ yếu tập trung
vào vai trò, các các nhân tố ảnh hưởng đến việc vận dụng HTTT kế toán tại một số đơn
vị, các phương pháp kế toán quản trị chi phí nhằm cung cấp thông tin có giá trị cho
nhà quản lý.
Ramli, Ainon (2014) với nghiên cứu về HTTT kế toán tại các khách sạn 3 sao
đến 5 sao tại Malaysia nhằm mục tiêu đánh giá mức độ ảnh hưởng của công nghệ
thông tin tới việc tổ chức HTTT kế toán. Nghiên cứu này khám phá việc áp dụng HTT
kế toán và các yếu tố ảnh hưởng đến việc sử dụng và hài lòng với HTTT kế toán.
Nghiên cứu này sử dụng Mô hình chấp nhận công nghệ (TAM) được coi là một trong
những mô hình nghiên cứu có ảnh hưởng nhất trong việc giải thích sự vận dụng công
nghệ thông tin hoặc hành vi chấp nhận trong các ngữ cảnh khác nhau. Nghiên cứu sử
9


dụng phương pháp khảo sát kết hợp với phỏng vấn. Các dữ liệu từ cuộc khảo sát được
thu thập thông qua bảng câu hỏi gửi đến các nhà quản lý và kế toán trong các khách
sạn 3, 4 và 5 sao tại Malaysia. Dữ liệu được phân tích bằng cách sử dụng PLS-Graph
Beta Phiên bản 3.0. Kết quả cho thấy việc sử dụng HTTT kế toán, giá trị sử dụng cảm
nhận được (Perceived usefulness), tính dễ sử dụng cảm nhận được (Perceived ease of
use) ảnh hưởng đáng kể sự hài lòng với HTTT kế toán. Những phát hiện từ nghiên cứu
này cũng cung cấp nhận thức về tầm quan trọng của công nghệ thông tin, hệ thống

thông tin nói chung và HTTT kế toán nói riêng để tạo ra lợi thế cạnh tranh và nâng cao
hiệu quả của doanh nghiệp.
Tarigan (2015) với nghiên cứu về sự vận dụng HTTT kế toán tại các khách sạn
và nhà hàng tại Indonesia. Xuất phát từ nhu cầu thực tiễn, sự cạnh tranh giữa các
khách sạn và nhà hàng tăng từ năm này qua năm khác, được phản ánh trong tăng
trưởng kinh tế của Surabaya, Indonesia từ năm 2009 – 2011. Để nâng cao năng lực
cạnh tranh, nhu cầu thông tin phục vụ ra quyết định và đánh giá hoạt động kinh doanh
ngày càng cao. Do đó, tác giả xây dựng và kiểm định giả thuyết cạnh tranh có tác động
tới việc vận dụng HTTT kế toán tại các khách sạn và nhà hàng. Bên cạnh cường độ
cạnh tranh, một biến tương quan với việc sử dụng HTTT kế toán trong khách sạn và
nhà hàng là quy mô của đơn vị [93]. Theo Mintzberg (1992), khách sạn và nhà hàng
lớn hơn, họ càng cần sự phối hợp trong các hình thức trao đổi thông tin giữa các đơn
vị. Điều này có thể đạt được bằng cách tối ưu hóa sự vận dụng HTTT kế toán [115].
Một biến khác tương quan với HTT kế toán là trình độ của tổ chức. Sinkula (1994) nói
rằng khả năng tổ chức học tập của khách sạn và nhà hàng càng cao, khả năng của
khách sạn và nhà hàng có được những kiến thức quan trọng trong hệ thống thông tin
của ban quản lý càng tốt. Các kiến thức có thể được sử dụng cho việc học tập, phổ biến
thông tin và đánh giá hiệu suất thị trường, thông qua việc sử dụng HTTT kế toán. Dựa
trên đề xuất đó, việc xây dựng vấn đề của nghiên cứu này là liệu có hay không sự tác
động cùng chiều của sự cạnh tranh trong ngành, quy mô doanh nghiệp, tổ chức học tập
với sự vận dụng HTTT kế toán trong các khách sạn và nhà hàng ở Surabaya. Thông
qua nghiên cứu này, các khách sạn và nhà hàng sẽ biết được biến nào bị ảnh hưởng
nhiều hơn bởi việc sử dụng HTTT kế toán, là biến bên ngoài (cường độ cạnh tranh)
hay biến nội bộ (kích thước biểu mẫu và tổ chức học tập) [136].
Majed, Alsharayri (2011) nghiên cứu tác động thương mại điện tử để cải thiện
HTTT kế toán ở các khách sạn Jordan nhằm xác định hiệu quả của thương mại điện tử
đối với việc phát triển HTTT kế toán ở Jordan [107]. Omar (2012) đã nghiên cứu thực
tiễn tại các khách sạn ở Jodhpur và khẳng định rõ hơn vai trò của thông tin kế toán
trong việc lập kế hoạch, kiểm soát và ra quyết định [117]. Nghiên cứu này có mục đích
10



kiểm định mối quan hệ giữa HTTT kế toán và Kiểm soát trong các khách sạn 4 sao và
5 sao ở Jodhpur, xác định có tồn tại mối quan hệ giữa HTTT kế toán và việc lập kế
hoạch tại các khách sạn 4 sao và 5 sao ở Jodhpur hay không; tìm ra những khó khăn
phải đối mặt với khách sạn Jodhpur có liên quan đến việc áp dụng HTTT kế toán; và
kiểm định mối quan hệ giữa HTTT và ra quyết định tại các khách sạn này.
Pavlatos và cộng sự (2015) đã nghiên cứu và chỉ ra mức độ và hiệu quả áp dụng
các phương pháp kế toán quản trị truyền thống cũng như hiện đại đối với 85 khách sạn
cao cấp hàng đầu tại Ai Cập [122]. Kết quả cho thấy, các khách sạn này chủ yếu vẫn áp
dụng các phương pháp kế toán quản trị truyền thống như xác định giá phí sản phẩm,
dịch vụ, lập dự toán, đánh giá hoạt động bộ phận, ... và vận dụng tương đối hiệu quả,
tuy nhiên, các phương pháp hiện đại chưa được vận dụng và đang được nghiên cứu áp
dụng trong tương lai như ABC, Kaizen. Chibili (2016) đã hệ thống hóa những lý luận
cơ bản về kế toán quản trị đối với ngành kinh doanh khách sạn, đây đã và đang là cuốn
cẩm nang quý báu cho các nhà nghiên cứu và nhà quản trị khách sạn. Tác giả cung cấp
hệ thống lý thuyết về đặc trưng của ngành kinh doanh khách sạn, các đặc điểm và
phương pháp cơ bản của kế toán quản trị chi phí trong ngành này [113]. Pajrok (2014)
tác giả tiếp cận vận dụng kế toán trách nhiệm đối với ngành khách sạn, tác giả khẳng
định cấu trúc cơ bản của kế toán trách nhiệm dựa trên vấn đề cốt lõi là thông tin, và kế
toán trách nhiệm nên là nội dung quyết định, là khung nền cơ bản của kế toán quản trị
trong khách sạn [37]. Halil và cộng sự (2017) đã khẳng định vai trò của HTTT kế toán
trong quá trình quản trị khách sạn, nghiên cứu thực tiễn tại Thổ Nhĩ Kỳ, đánh giá nhu
cầu thông tin kế toán cho hoạt động quản trị của các nhà quản lý các khách sạn tại đất
nước này và cho thấy thông tin kế toán quản trị là sống còn và quyết định sự thành bại
của quản trị kinh doanh khách sạn, đặc biệt là thông tin về chi phí [73]. Văn Thị Thái
Thu (2008) đã lần đầu tiên nghiên cứu về hoàn thiện tổ chức kế toán quản trị chi phí,
doanh thu, kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn ở Việt
Nam. Tác giả đã nghiên cứu, đánh giá thực trạng kế toán quản trị doanh thu, chi phí,
kết quả kinh doanh của các doanh nghiệp kinh doanh khách sạn Việt Nam thuở mới bắt

đầu tiếp cận, còn nhiều hạn chế bất cập [21].
Một số nghiên cứu tập trung vào các công cụ kỹ thuật sử dụng trong HTTT kế
toán tại các doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ khách sạn, nêu cao vai trò của các ứng
dụng kĩ thuật hỗ trợ hệ thống, đặc biệt là các ứng dụng hiện đại. Beldona và cộng sự đã
nghiên cứu về việc vận dụng hệ thống hoạch định nguồn lực (ERP) tại khách sạn
[138]. Tác giả khái quát việc vận dụng ERP có nghĩa là tự động hóa các quy trình lặp
lại và cung cấp cho người quản lý một cách toàn diện hơn các thông tin phục vụ hoạt
động quản trị. Đối với ngành khách sạn, các hệ thống ERP có trạng thái phân mảng
11


các hệ thống thông tin trong khách sạn, hoạt động từ một cơ sở dữ liệu toàn diện duy
nhất cho toàn bộ tổ chức, với sự kết nối giữa các chức năng khác nhau. Nghiên cứu
này cũng chỉ ra tính ưu việt của ERP so với các ứng dụng trước đó. Azevedo (2013)
nhấn mạnh các yếu tố quan trọng để sử dụng thành công hệ thống ERP trong ngành
khách sạn thông qua một mô hình tham chiếu, đánh giá mức độ phù hợp của các ERP
đối với nhu cầu kinh doanh [125].
Như vậy, đối với lĩnh vực kinh doanh khách sạn, mới chỉ có các nghiên cứu sâu
về kế toán quản trị, HTTT kế toán, các công cụ kỹ thuật hỗ trợ HTTT kế toán mà chưa
có nghiên cứu nào về HTTT kế toán quản trị chi phí. Đồng thời, với các nghiên cứu
nêu trên, các tác giả chưa làm rõ được phương pháp kế toán quản trị chi phí tại các bộ
phận kinh doanh đặc thù của khách sạn. Các nghiên cứu về HTTT kế toán tại khách
sạn, chỉ tập trung các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán, vai trò của công nghệ
thông tin trong hệ thống và sự tác động tới chất lượng thông tin kế toán, mà chưa khái
quát được các quá trình của hệ thống, các công cụ kĩ thuật sử dụng trong hệ thống.
2.4. Tổng quan nghiên cứu về các nhân tố ảnh hƣởng đến HTTT kế toán và
HTTT kế toán quản trị chi phí
Nhiều nhà khoa học đã đề xuất các mô hình nghiên cứu và thực hiện khảo sát
tại các đơn vị thực tiễn. Theo nghiên cứu tại 214 doanh nghiệp vừa và nhỏ tại
Malaysia, về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí tại 83 doanh

nghiệp nhà nước ở Ấn Độ. Nghiên cứu này đề xuất mô hình các nhân tố về kiểm soát
nội bộ ảnh hưởng tới chất lượng của HTTT kế toán quản trị chi phí bao gồm 2 nhóm
nhân tố: Nhóm nhân tố về kiểm soát chung (Kiểm soát tổ chức, kiểm soát trách nhiệm
tài sản, kiểm soát tài liệu, kiểm soát bảo mật thông tin) và nhóm nhân tố ứng dụng
(Kiểm soát thu thập dữ liệu, kiểm soát xử lý dữ liệu và kiểm soát cung cấp thông tin).
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng tính hữu hiệu của kiểm soát nội bộ có ảnh hưởng cùng
chiều tới chất lượng của HTTT kế toán quản trị chi phí trong 83 doanh nghiệp nhà
nước ở Ấn Độ [82]. Trong nghiên cứu thực hiện khảo sát đối với 33 đơn vị tại
Bandung, Indonesia; tác giả đề xuất các nhân tố bao gồm đặc điểm tổ chức quản lý, hệ
thống kiểm soát nội bộ, công nghệ thông tin và trình độ của nhân viên kế toán; các
nhân tố này có tác động cùng chiều tới HTTT kế toán quản trị chi phí [57]. Trong
nghiên cứu tại 37 doanh nghiệp sản xuất thuộc ngành công nghiệp mỹ phẩm, vệ sinh
và chất tẩy sửa tại Ấn Độ; nhóm tác giả xây dựng mô hình nghiên cứu gồm 04 nhân tố
tác động đến hiệu quả của HTTTKT, bao gồm: Kiến thức của nhà quản trị, sự tham
khảo chuyên gia bên trong, sự tham khảo chuyên gia bên ngoài, và quy mô doanh
nghiệp. Kết quả khảo sát cho thấy các nhân tố này cũng có tác động cùng chiều tới
HTTT kế toán [133]. Noor Azizi (2007) xây dựng mô hình nghiên cứu bao gồm các
12


nhân tố tác động đến hiệu quả của HTTT kế toán bao gồm: Tính phức tạp của Công
nghệ thông tin, Hiểu biết của nhà quản trị, Sự tham gia của nhà quản trị vào tổ chức
HTTT kế toán, Sự tham khảo ý kiến các chuyên gia. Kết quả nghiên cứu cho thấy các
nhân tố trên đều có tác động cùng chiều tới hiệu quả của HTTT kế toán [119]. Rapina
(2014) sử dụng mô hình gồm 3 nhân tố tác động đến việc tổ chức HTTT kế toán, từ đó
xác định sự tác động của HTTT kế toán tới chất lượng của thông tin kế toán, các nhóm
nhân tố đó bao gồm: Sự cam kết của nhà quản trị, Văn hóa doanh nghiệp và Cơ cấu tổ
chức quản lý của doanh nghiệp. Nghiên cứu đã chứng minh giả thuyết: Chất lượng của
thông tin kế toán chịu sự tác động tích cực của hiệu quả HTTT kế toán, Sự cam kết của
nhà quản trị, Văn hóa doanh nghiệp và Cơ cấu tổ chức quản lý của doanh nghiệp

[128].
Thong (1995) tiến hành nghiên cứu về hạn chế nguồn lực và thực hiện hệ thống
thông tin trong các doanh nghiệp nhỏ ở Singapore. Mục tiêu của nghiên cứu này là để
phát triển một mô hình thực hiện hệ thống thông tin cập nhật tại các doanh nghiệp nhỏ
tại Singapore. Nghiên cứu được tiến hành qua hai giai đoạn: nghiên cứu sơ bộ và
nghiên cứu chính thức bằng bảng câu hỏi khảo sát với 114 dơn vị được khảo sát. Sau
đó, tác giả sử dụng kỹ thuật thống kê là mô hình phương trình cấu trúc (SEM) để kiểm
định tầm quan trọng của các nhân tố chính. Kết quả cho thấy các doanh nghiệp nhỏ với
một hệ thống thông tin thành công thì xu hướng là có các chuyên gia bên ngoài hữu
hiệu cao, đầu tư vào hệ thống thông tin thỏa đáng, kiến thức về hệ thống thông tin của
người dùng cao, sự tham gia của người dùng cao và sự hỗ trợ của Giám đốc điều hành
cao. Chuyên gia bên ngoài là nhân tố chủ yếu của việc thực hiện hệ thống thông tin
thành công trong các doanh nghiệp nhỏ. Những phát hiện từ nghiên cứu này có thể
được áp dụng tại các doanh nghiệp nhỏ ở các nước đang phát triển mà cũng quan tâm
đến việc áp dụng hệ thống thông tin [147].
Kuraesin (2016) trong nghiên cứu về ảnh hưởng của cơ cấu tổ chức trong một
đơn vị đến chất lượng của HTTT kế toán nói chung và HTTT kế toán quản trị chi phí.
HTTT kế toán là một hệ thống tích hợp thông tin kế toán từ các thành phần khác nhau
của hệ thống thông tin được kết nối và làm việc cùng nhau trong sự hài hòa để xử lý
dữ liệu tài chính cần thiết cho người dùng. Một trong những yếu tố ảnh hưởng đến hệ
thống thông tin là cơ cấu tổ chức. Điều này là do hệ thống thông tin nên được xây
dựng dựa trên sự hiểu biết về tổ chức nơi hệ thống sẽ được sử dụng để hưởng lợi. Dựa
trên kết quả thử nghiệm giả thuyết cho thấy cấu trúc tổ chức của mối quan hệ biến đổi
với chất lượng của HTTT kế toán. Những kết quả kiểm tra này chứng minh rằng cơ
cấu tổ chức quản lý có ảnh hưởng đến chất lượng của các HTTT kế toán [31].

13


Ở Việt Nam, một nghiên cứu đã xác định và kiểm soát các nhân tố ảnh hưởng

đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ERP tại các doanh nghiệp Việt
Nam, tác giả sử dụng mô hình hệ thống hoạt động để phân tích các nhân tố ảnh hưởng
đến chất lượng thông tin kế toán trong môi trường ứng dụng ERP ở doanh nghiệp Việt
Nam. Theo đó, thông tin chỉ được coi là chất lượng khi nó phù hợp với nhu cầu sử
dụng, và chất lượng thông tin phụ thuộc vào chất lượng của HTTT. Và các nhân tố
được xác định bao gồm: con người, thủ tục quy trình xử lý của hệ thống, các thành
phần công nghệ kỹ thuật, công nghệ và cơ sở hạ tầng phục vụ HTTT [12]. Một số
nghiên cứu khác đã đánh giá nhu cầu thông tin kế toán quản trị và các nhân tố ảnh
hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí tại các doanh nghiệp chế biến đá ốp lát Việt
Nam [7]; hay nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến tổ chức HTTT kế toán quản trị tại
các doanh nghiệp sản xuất xi măng tại Việt Nam.
Nhìn chung các nghiên cứu đều đề xuất mô hình các nhân tố ảnh hưởng đến
HTTT kế toán quản trị chi phí, HTTT kế toán và chất lượng thông tin kế toán quản trị
tại các đơn vị, khảo sát thông qua phỏng vấn và bảng câu hỏi, và thực hiện nghiên cứu
định lượng. Các nhân tố được các tác giả đề xuất bao gồm: Nhóm nhân tố bên trong:
Trình độ công nghệ thông tin, đặc điểm tổ chức quản lý, đặc điểm ngành nghề kinh
doanh, quan điểm của nhà quản trị doanh nghiệp, ...; và nhóm các nhân tố bên ngoài
như môi trường kinh doanh, môi trường pháp lý, môi trường văn hóa,... Tuy nhiên,
nghiên cứu các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí tại các doanh
nghiệp kinh doanh dịch vụ nói chung và kinh doanh khách sạn nói riêng chưa được
thực hiện.
2.5. Xác định khoảng trống nghiên cứu
Trên cơ sở đánh giá các nghiên cứu về HTTT kế toán, HTTT kế toán quản trị
chi phí, các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí, các nghiên cứu về
HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn của các nhà khoa học trên thế giới
cũng như Việt Nam, tác giả nhận thấy, HTTT kế toán quản trị chi phí chủ yếu được
tiếp cận dưới góc độ quản trị chi phí. Cho dù tiếp cận dưới góc độ nào, thì các nghiên
cứu chủ yếu tập trung giải quyết các vấn đề: Các bộ phận cấu thành của hệ thống, nội
dung của hệ thống, các nhân tố ảnh hưởng đến hệ thống. Một số nghiên cứu đã thực
hiện với mục đích đánh giá chất lượng thông tin kế toán quản trị chi phí, đánh giá được

kiểm soát nội bộ đối với HTTT kế toán quản trị chi phí cả về lý luận và thực tiễn. Mặc
dù các công trình đã tiếp cận được các khía cạnh chủ yếu như trên, tuy nhiên còn một
số khoảng trống tồn tại chưa được giải quyết:
- Về lý luận: Chưa có nghiên cứu nào trong phạm vi tổng quan nghiên cứu thực
hiện một cách có hệ thống đầy đủ, toàn diện về HTTT kế toán quản trị chi phí tại các
14


doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ. Đây là khoảng trống nghiên cứu về lý luận mà tác
giả làm rõ. Phát triển hệ thống lý luận về HTTT kế toán, HTTT kế toán quản trị chi phí
là kết quả của các nghiên cứu trước đây; tác giả đánh giá nhu cầu thông tin kế toán
quản trị chi phí gắn với chức năng quản trị, xây dựng các quá trình thực hiện của hệ
thống từ khâu thu thập dữ liệu đến cung cấp thông tin kế toán quản trị chi phí; hệ
thống hóa các thông tin kế toán quản trị chi phí trên cơ sở nhu cầu thông tin của nhà
quản trị, xây dựng bộ tiêu chuẩn đánh giá tính hữu hiệu của HTTT kế toán quản trị chi
phí và chất lượng thông tin do hệ thống này cung cấp.
- Về nghiên cứu ứng dụng HTTT kế toán quản trị chi phí trong ngành kinh doanh
cụ thể: Chưa có nghiên cứu nào trong phạm vi tổng quan hình hình nghiên cứu thực
hiện đầy đủ, toàn diện về HTTT kế toán quản trị chi phí tại các khách sạn thuộc tập
đoàn Mường Thanh. Đây là khoảng trống về không gian mà luận án của tác giả sẽ tập
trung làm rõ. Trong phạm vi luận án, tác giả nghiên cứu những nội dung của HTTT kế
toán quản trị chi phí tại các đơn vị này một cách chi tiết, hệ thống hóa thành các chỉ
tiêu đánh giá tính hữu hiệu của HTTT kế toán quản trị chi phí trên cơ sở các nội dung
của hệ thống đã xây dựng về mặt lý luận.
- Về nội dung của HTTT kế toán quản trị chi phí theo chức năng của nhà quản
trị: Mặc dù các nghiên cứu về HTTT kế toán nói chung và HTTT kế toán quản trị nói
riêng đã ít nhiều hướng đến phục vụ mục đích quản trị của các nhà quản lý tại các đơn
vị, tuy nhiên các nghiên cứu mới chỉ tiếp cận sơ lược, chưa có nhiều nghiên cứu đi sâu
vào nội dung thông tin chi phí phục vụ cho từng chức năng lập kế hoạch kinh doanh,
chức năng thực hiện, chức năng kiểm soát và đánh giá hoạt động kinh doanh, chức

năng ra quyết định; các nghiên cứu trước chưa xây dựng được các quá trình của HTTT
kế toán quản trị chi phí cụ thể để đạt được mục tiêu chức năng quản trị, đặc biệt tại các
khách sạn thuộc tập đoàn Mường Thanh. Đây là khoảng trống mà luận án sẽ làm rõ.
- Về nội dung của thông tin kế toán quản trị chi phí và đo lường chất lượng
thông tin kế toán quản trị chi phí: Các nghiên cứu trước mặc dù đã đề cập đến mục
tiêu của HTTT kế toán quản trị chi phí là tạo ra thông tin có ích và đáp ứng nhu cầu
của nhà quản trị. Tuy nhiên, các nghiên cứu này chưa đo lường và đánh giá được chất
lượng thông tin kế toán quản trị chi phí và mức độ đáp ứng nhu cầu thông tin chi phí
phục vụ chức năng quản trị tại các đơn vị thực tiễn, đặc biệt là tại các khách sạn thuộc
tập đoàn Mường Thanh. Đây là nội dung mà luận án xác định sẽ làm rõ.
- Về các nhân tố ảnh hưởng đến HTTT kế toán quản trị chi phí: Gần đây, có
nhiều nghiên cứu trong và ngoài nước đã đánh giá ảnh hưởng của các nhân tố đến tính
hữu hiệu của HTTT kế toán và HTTT kế toán quản trị chi phí, tuy nhiên, chưa có
nhiều nghiên cứu đo lường cụ thể ảnh hưởng của từng nhân tố đến HTTT kế toán quản
15


×