Tải bản đầy đủ (.docx) (31 trang)

LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PANADOL WITH OPTIZORB CỦA CÔNG TY GSK TẠI ĐÀ NẴNG 2018

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.94 MB, 31 trang )

BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA DƯỢC
----- -----

BÀI TIỂU LUẬN
LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐỐI
VỚI SẢN PHẨM PANADOL WITH OPTIZORB CỦA
CÔNG TY GSK TẠI ĐÀ NẴNG 2018

NHÓM : 1
TỔ

: 1

LỚP

: ĐẠI HỌC DƯỢC 03A

Đà Nẵng , Tháng 10/2018

1


BỘ Y TẾ
TRƯỜNG ĐẠI HỌC KỸ THUẬT Y – DƯỢC ĐÀ NẴNG
KHOA DƯỢC
----- -----

BÀI TIỂU LUẬN


LẬP KẾ HOẠCH CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐỐI VỚI
SẢN PHẨM PANADOL WITH OPTIZORB CỦA CÔNG TY GSK
TẠI ĐÀ NẴNG 2018

Người hướng dẫn :
DSCKII. Lê Hương Ly
ThS. Nguyễn Thanh Thảo

Người thực hiện:
Nguyễn Châu Vi Hảo (Nhóm trưởng)
Nguyễn Thị Kim Anh
Phan Cảnh
Lê Thị Cẩm Duyên
Huỳnh Thị Thanh Hà

Đà Nẵng, Tháng 10/2018
2


Mục lục
LỜI MỞ ĐẦU......................................................................................................................................................4
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MARKETING..................................................................................................6
1.1.

Định nghĩa về Marketing..............................................................................................................6

1.2.

Những khái niệm cơ bản...............................................................................................................6


1.3.

Marketing mix................................................................................................................................7

1.4.

Marketing dược..............................................................................................................................8

CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ DÒNG SẢN PHẨM PANADOL WITH OPTIZORB.............................9
1.5.

Giới thiệu về công ty GSK.............................................................................................................9

1.6.

Sản phẩm Panadol.......................................................................................................................10

CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀ NẴNG..............................................................................................13
1.7.

Dân số............................................................................................................................................13

1.8.

Kinh tế...........................................................................................................................................14

1.9.

Tình hình y tế tại đà nẵng...........................................................................................................14


CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU.............................................................15
1.10.

Thị trường mục tiêu.................................................................................................................15

1.11.

Khách hàng mục tiêu...............................................................................................................15

CHƯƠNG 5 : CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM PANADOL WITH OPTIZORB...................15
1.12.

SẢN PHẨM...............................................................................................................................15

1.13.

Giá cả.........................................................................................................................................21

1.14.

Phân phối..................................................................................................................................25

1.15.

Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh................................................................................................28

3


LỜI MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
Trong cuộc sống hiện đại ngày nay, tất cả chúng ta đều cần phải am hiểu
marketing. Khi bán một chiếc xe, tìm kiếm việc làm, quyên góp tiền cho từ thiện
hay truyền bá một ý tưởng sản phẩm nào đó, chúng ta đã làm marketing. Chúng ta
cần phải am hiểu thị trường là gì, những ai đang hoạt động trên thị trường và hoạt
động ra sao, yêu cầu của họ như thế nào? Kiến thức marketing sẽ giúp chúng ta
làm điều đó.
Marketing là một môn học cơ bản đối với bất kì nhà tiếp thị nào, như nhân
viên chào hàng, người bán lẻ, người quảng cáo, người nghiên cứu marketing,..Họ
cần phải biết mô tả thị trường phân nó thành những phân khúc khác nhau, đánh giá
nhu cầu, yêu cầu và sự yêu thích của người tiêu dùng trong khuôn khổ thị trường
mục tiêu. Thiết kế thử nghiệm những hàng hóa có tính chất mà thị trường mục tiêu
cần, thông quâ giá cả truyền đath chi người dùng ý tưởng về giá trị hàng hóa, lựa
chọn người trung gian để đảm bảo hàng hóa được phân phối rộng rãi, thuận tiện.
Quảng cáo và giới thiệu hàng hóa để người tiêu dùng biết và muốn mua nó. Nhà
tiếp thị phải nắm được rất nhiều kỹ năng và kiến thức trong đó nội dung cơ bản là
chiến lược marketing mix. Với tính quan trọng đó, nhóm chúng tôi xin chọn đề tài
“ Lập kế hoạch chiến lược Marketing Mix đối với sản phẩm Panadol with
Optizorb của công ty GSK tại Đà Nẵng năm 2018” làm đề tài tiểu luận của nhóm.
2. Mục tiêu nghiên cứu
Nghiên cứu phân tích và xây dựng chiến lược marketing mix đối với sản
phẩm Panadol with Optizorb, bao gồm các thành phần về sản phẩm, giá cả, hệ thống
phân phối và các chính sách tiếp thị sản phẩm. Qua đó lập kế hoạch marketing mix
phù hợp đối với sản phẩm Panadol with Optizorb tại Đà Nẵng năm 2018.
3. Đối tượng nghiên cứu
4


Các nội dung liên qua đến marketing mix bao gồm: Sản phẩm, giá cả, phân
phối và chiếu thị đối với sản phẩm Panadol with Optizorb.

4. Phạm vi nghiên cứu
Phạm vi không gian: Lập kế hoạch marketing mix đối với sản phẩm
Panadol with Optizorb trong phạm vi thị trường Đà Nẵng năm 2018
5. Phương pháp nghiên cứu
Trong quá trình thực hiện đề tài nhóm có sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:
Thu thập thông tin từ báo đài, phương tiện truyền thông, internet,…
Phương pháp tổng hợp, thống kê, phân tích các số liệu để từ đó lập chiến
lực marketing mix cho sản phẩm.
Và một số phương pháp khác.
6. Bố cục đề tài
Chương 1: Cơ sở lí luận về marketing
Chương 2: Giới thiệu về công ty và dòng sản phẩm Panadol
Chương 3: Giới thiệu chung về Đà Nẵng
Chương 4: Lựa chọn thị trường và khách hàng mục tiêu
Chương 5: Chiến lược Marketing Mix đối với sản phẩm Panadol with optizorb

5


PHẦN NỘI DUNG
CHƯƠNG 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ MARKETING
1.1. Định nghĩa về Marketing
Marketing là tổng thể các hoạt động của doanh nghiệp hướng tới thỏa mãn,
gợi mở những nhu cầu của người tiêu dùng trên thị trường để đạt được mục tiêu
lợi nhuận.
Định nghĩa của giáo sư Mỹ - Philip Kotler: “Marketing là một dạng hoạt
động của con người nhằm thỏa mãn những nhu cầu và mong muốn của họ thông
qua trao đổi”.
Mục tiêu của marketing là đem lại lợi nhuận, lợi thế cạnh tranh và an toàn

trong kinh doanh cho doanh nghiệp. Riêng đối với marketing dược thì mục tiêu
sức khỏe là mục tiêu hàng đầu và quan trọng nhất nhằm cung cấp thuốc đầy đủ,
chất lượng hiệu quả, an toàn đến tay người tiêu dùng.
1.2. Những khái niệm cơ bản

6


Nhu cầu (Needs) là cảm giác thiếu hụt một cái gì đó mà con người cảm
nhận được. Nhu cầu của con người rất đa dạng, phức tạp và có thể xem xét từ
nhiều góc độ khác nhau.
Mong muốn (Wants) là một nhu cầu có dạng đặc thù tương ứng với trình
độ văn hóa và nhân cách của cá thể.
Yêu cầu (Demands) là ước muốn có kèm điều kiện có khả năng thanh
toán.
Sản phẩm (Products) là tất cả những gì có thể thỏa mãn được những mong
muốn hay nhu cầu và được cung ứng trên thị trường với mục đích thu hút sự chú
ý, mua sắm hay tiêu dùng.
Trao đổi (Exchange) là hành vi nhận từ một người nào đó thứ mình muốn
và đưa lại cho người đó một thứ gì đó.
Giao dịch (Transaction) Là một cuộc trao đổi những vật có giá trị giữa hai
bên.
Thị trường là nơi tập hợp tất cả những người mua thực sự hay những
người mua tiềm tàng đối với một sản phẩm. Hay nói một cách khác thị trường
chứa tổng số cung, tổng số cầu và cơ cấu của tổng số cung và cầu về một loại
hàng hóa, nhóm hàng hóa.
1.3. Marketing mix
Marketing Mix là một tập hợp những yếu tố biến động kiểm soát được của
marketing mà công ty sử dụng để cố gắng gây dựng phản ứng mong muốn từ phía
thị trường mục tiêu.

Marketing Mix bao gồm tất cả những gì mà công ty có thể vận dụng để tác
động lên nhu cầu hàng hóa của mình. Có thể hợp nhất rất nhiều khả năng thành
bốn nhóm cơ bản: Hàng hóa, giá cả, phân phối, xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh.
Trong một số trường hợp còn có thêm thành phần thứ 5 là con người (people).
7


Price

Product

Marketing Mix

Place

Promotin

Sản phẩm (Product) : là tập hợp những hàng hóa ( sản phẩm và dịch vụ )
mà công ty cung ứng cho thị trường mục tiêu.
Giá cả (Price) là tổng số tiền mà người tiêu dùng phải bỏ ra để có được
hàng hóa
Phân phối (Place) là mọi hoạt động để đưa hàng hóa đến tay khách hàng
mục tiêu.
Xúc tiến và hỗ trợ kinh doanh (Promotion): Là mọi hoạt động của công
ty nhằm truyền bá những ưu điểm của hàng hóa do mình sản xuất ra và thuyết phục
khách hàng mục tiêu mua hàng hóa đó.
1.4. Marketing dược
Marketing dược thực chất là tổng hợp các chính sách, chiến lược
marketing của thuốc nhằm thỏa mãn nhu cầu của người bệnh, nhằm phục vụ và chăm sóc
8



sức khỏe cộng đồng. Ngoài các mục tiêu, chức năng marketing thông thường, do đặc thù
riêng của ngành yêu cầu marketing dược có nhiệm vụ: thuốc được bán ra đúng loại thuốc,
đúng giá, đúng số lượng, đúng lúc và đúng nơi (5 Right).

Đúng nơi
Đúng số lượng

Đúng thuốc

Đúng giá

Marketing dược
SỨC KHỎE

Đúng giờ

KINH TẾ

9


CHƯƠNG 2: GIỚI THIỆU VỀ CÔNG TY VÀ DÒNG SẢN PHẨM PANADOL
WITH OPTIZORB
1.5. Giới thiệu về công ty GSK
GlaxoSmithKline (GSK) đã có mặt tại Việt Nam từ 1995 (từ 2 công ty tiền thân là
Glaxo Wellcome và SmithKline Beecham), là một trong những thương hiệu hàng đầu
trong lĩnh vực Dược phẩm, Vắc Xin và các sản phẩm chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là
nhóm kháng sinh, hô hấp, vắc xin và các sản phẩm chăm sóc răng miệng và chăm sóc

da.
GSK hiện diện trên toàn cầu cùng các hoạt động thương mại trên 150 quốc gia, với
86 mạng lưới sản xuất trên 36 nước và các trung tâm nghiên cứu phát triển lớn ở Anh,
Mỹ, Tây Ban Nha, Bỉ và Trung Quốc.
GSK là một trong những công ty lớn nhất trên thế giới về thuốc không kê toa
(OTC). Thuốc giảm đau chứa paracetamol của GSK được bán tại hơn 85 quốc gia với
nhiều dòng sản phẩm dành cho người lớn và trẻ em dùng để giảm đau, hạ sốt và cảm
cúm.

10


1.6. Sản phẩm Panadol
1.6.1. Lịch sử hình thành
Cuối những năm 1800, sự khan hiếm thuốc kháng sinh đã thúc đẩy cuộc nghiên
cứu ra một loại thuốc giảm đau rẻ hơn. Những cuộc nghiên cứu này đã dẫn đến nhiều
phát minh trong đó có dược phẩm từ aminophenol, trước đó là N-acety-P-aminophenol
(bây giờ gọi là paracetamol), một thành phần tích cực trong Panadol.
Năm 1956 Frederick Steams & Co, cùng thời với một chi nhánh của Sterling Drug
Inc. đã sản xuất Panadol.
Panadol bước vào thị trường là một loại thuốc để giảm đau và trở thành một thách
thức lớn đối với aspirin và hợp chất aspirin/phenacetin được quảng cáo là “không gây hại
cho dạ dày của bạn” và dễ dàng giảm đau.
Tháng 6 năm 1958, đáp ứng yêu cầu của những bệnh nhân đặc biệt, loại thuốc cho
trẻ em đã được sản xuất. “Panadol Elixir” ngay lập tức đã thành công.
Vào năm 1963 thành phần tích cực trong Panadol đã được thêm vào danh sách
British Pharmacopoeia và The Australia Pharmaceutical Benefit List.
11



Vào đầu những năm 1970 lần đầu tiên Panadol được đưa tới tận tay người tiêu
dùng thông qua mạng lưới bán hàng của các quầy thuốc.
Vào cuối những năm 1970 Panadol được giới thiệu trong chương trình quảng cáo
nổi tiếng do Dorothy Armstrong thuyết trình và hiện nay Panadol đã được bán ở khắp các
siêu thị.
1.6.2. Sản phẩm
Panadol đi đầu trong việc phát minh ra thuốc giảm đau. Sau khi dạng thuốc viên
được sản xuất năm 1956, Panadol không ngừng cải tiến sản phẩm, tung ra nhiều chủng
loại sản phẩm với các hình dạng khác nhau, theo kịp nhu cầu của thị trường.
Các loại thuốc trong lĩnh vực cảm cúm thì có Panadol Sinus và Panadol Cold và
Flu. Panadol Night, một loại giảm đau ban đêm có chống dị ứng để giúp bạn thư giãn
được sản xuất năm 1997. Các loạt sản phẩm Panadol cho trẻ em gồm có thuốc nhỏ giọt,
dạng xiro ngọt, Colourfree, Suspension, thuốc viên nhai được và dạng hoà tan.

12


1.6.3. Thị trường
Panadol là loại thuốc chính trong thị trường thuốc giảm đau của Australia.
Theo số liệu của AZTEC cho biết loại thuốc này chiếm 42% thị phần thuốc giảm
đau, là thương hiệu có thị phần độc lập lớn nhất ở Australia với trị giá hơn 162
triệu đô la.

Thị trường thuốc giảm đau được chia thành các sản phẩm cho người lớn và
sản phẩm cho trẻ em, số lượng lớn các sản phẩm cho trẻ em được bán thông qua
các nhà thuốc, nơi mà các ông bố, bà mẹ có thể nhận được những lời khuyên hữu
ích từ các dược sỹ và nhân viên có kinh nghiệm. Panadol cho người lớn được phân
bố ở các cửa hàng tạp hoá và các cửa hàng thuốc.

13



CHƯƠNG 3: GIỚI THIỆU CHUNG VỀ ĐÀ NẴNG
1.7. Dân số
Theo thống kê tổng số dân của Thành phố Đà Nẵng năm 2017 là 1.064.070 người.
Trong đó nam chiếm 49,4% và nữ chiếm 50,6%.

1.8. Kinh tế
Kinh tế-xã hội thành phố Đà Nẵng 9 tháng năm 2018 diễn ra trong bối cảnh kinh
tế Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng, nhiều hiệp định thương mại quan trọng
đã được ký kết trong thời gian qua, thị trường tiêu thụ của Việt Nam ngày càng
được mở rộng, thúc đẩy gia tăng nhu cầu đối với hàng Việt Nam.Mức tăng trưởng
trong 6 tháng đầu năm 2018 của Việt Nam được ghi nhận là mức tăng trưởng
cao nhất trong 6 tháng đầu năm kể từ năm 2011. Đây là nền tảng thuận lợi, giúp
giảm áp lực điều hành trong những tháng cuối năm nhằm đạt mục tiêu tăng
trưởng GDP cả năm.Phát triển kinh tế của Đà Nẵng nói riêng và kinh tếcảnước
nói chung đang được hỗtrợbởi nhiều yếu tố tích cực, môi trường kinh doanh ngày
càng được cải thiện, đặc biệt Chính phủ đang cải cách mạnh mẽ điều kiện kinh
doanh, thay đổi các thủ tục hành chính, các thủ tục về cấp phép kinh doanh và
điều kiện kinh doanh được đơn giản hóa. Tính đến cuối quý II năm 2018, có 738
điều kiện kinh doanh trên hơn 5.700 điều kiện kinh doanh được bãi bỏ hoặc sửa
đổi, đơn giản hóa, nhờ đó chi phí kinh doanh của doanh nghiệp đã được giảm
thiểu.
1.9. Tình hình y tế tại đà nẵng
14


Trong tháng 9/2018, ngành Y tế Đà Nẵng đã phối hợp với các ngành chức năng tổ
chức kiểm tra, giám sát xử lý dịch tại các địa phương; kiểm tra công tác chẩn đoán,
điều trị bệnh sốt xuất huyết và thực hiện phần mềm quản lý bệnh truyền nhiễm tại các

đơn vị: Trung tâm Y tế Thanh Khê, Trung tâm Y tế Hải Châu, Trung tâm Y tế Liên
Chiểu, Bệnh viện Tâm trí.
Tình hình khám chữa bệnh, trong tháng 9/2018, số lượt khám bệnh là 263.296 lượt
người, tăng 4,7% so với tháng trước (trong đó khám BHYT là 193.825 lượt, chiếm
73,61%); số bệnh nhân điều trị nội trú là 34.015 bệnh nhân, tăng 8,23% so với tháng
trước (trong đó bệnh nhân BHYT là 29.659 người, chiếm tỷ lệ 87,19% ); tổng số phẫu
thuật: 7,474 ca, trong đó phẫu thuật loại đặc biệt và loại I là 3.275 ca.Công suất sử
dụng giường bệnh bình quân các bệnh viện đạt 115,74%, giảm 1,85% so với tháng
trước.

CHƯƠNG 4: LỰA CHỌN THỊ TRƯỜNG VÀ KHÁCH HÀNG MỤC TIÊU
1.10.
Thị trường mục tiêu.
Các nhà thuốc tiềm năng trên địa bàn như Nhà thuốc Phước Thiện, nhà thuốc
Thiện nhân,…
Các khoa dược bệnh viện như Bệnh viện Đa khoa Đà Nẵng, Bệnh viện C, bệnh
viện quân y 17; các bệnh viện tư: Bệnh viện Hoàn Mỹ, Bệnh viện Tâm Trí, Bệnh viện
Bình Dân,…
1.11.
Khách hàng mục tiêu.
Dược sĩ tại các nhà thuốc lớn trên địa bàn Đà Nẵng
CHƯƠNG 5 : CHIẾN LƯỢC MARKETING MIX ĐỐI VỚI SẢN PHẨM
PANADOL WITH OPTIZORB.
1.12.
SẢN PHẨM
1.12.1.Giới thiệu
15


1.12.1.1. Giới thiệu sản phẩm

a. Mục tiêu
Nhìn chung, trên thị trường dược phẩm cả trong và ngoài nước hiện
nay, các chế phẩm thuốc với hoạt chất là paracetamol rất nhiều với nhiều
mẫu mã, nhiều dạng bào chế, nhiều công ty sản xuất khác nhau,…
Nhưng nhu cầu người tiêu dùng ngày càng cao, buộc các nhà sản xuất
phải luôn đổi mới và tìm ra nhưng công nghệ mới để thỏa mãn người
tiêu dùng. Đó là một trong những nguyên nhân thúc đây công ty GSK
(GlaxoSmithKline – một trong những công ty đứng đầu trên thế giới về
sản xuất dược phẩm) cho ra một sản phẩm mới với một công nghệ mới
nhằm đáp ứng nhu cầu người tiêu dùng – PANADOL WITH OPTIZORB
(Panadol với công nghệ Optizorb).

Hình 2: Một số sản phẩm với công nghệ Optizorb
b. Chiến lược phát triển sản phẩm mới.
16


Chiến lược phát triển sản phẩm mới: sản phẩm cải tiến dựa trên sản
phẩm đã có trên thị trường là Panadol nhưng phát triển với công nghệ
mới là công nghệ Optizorb.

PANADOL
(viên sủi,
nhiều mùi
vị)

PANADOL
KẾT HỢP
(panadol cảm
cúm, panadol

extra )

PANADOL
WITH
OPTIZORB

PANADOL
(viên nén,
nhiều hàm
lượng)
Sơ đồ cải tiến sản phẩm của công ty
Mở rộng thị trường người tiêu dùng.
Cải tiến sản phẩm mới song song với tiếp tục sản xuất những sản phẩm
trước đó.
Chiến lược phát triển danh mục sản phẩm theo:
Chiều rộng: nhóm thuốc giảm đau – hạ sốt sản xuất dựa theo công nghệ
Optizorb là panadol with Optizorb và Panadol extra with Optizorb
Chiều sâu: Dạng bào chế: viên nén bao phim, viên sủi,…
Quy cách đóng gói: vỉ 10 viên, vỉ 12 viên, hộp 2 vỉ , 10 vỉ, 15 vỉ,…
Đa dạng mặt hàng từ đó gia tăng sự lựa chọn cho khách hàng
17


1.12.1.2. Giới thiệu công nghệ Optizorb
1.12.1.2.1. Định nghĩa
Một công nghệ cho phép viên thuốc bắt đầu tan rã trong 5 phút gọi là
công nghệ Optizorb.
Công nghệ phân hủy Optizorb nhanh gấp 5 lần, dễ dàng phân tán trong
dạ dày và cho hiệu quả giảm đau nhanh hơn. Công nghệ Optizorb dựa trên
việc sử dụng chất “siêu phân hủy” như acid arginic, calcium carbonate làm

cho việc phân hủy viên thuốc xảy ra trong vòng 5 phút.
1.12.1.2.2. Panadol với công nghệ Optizorb
a. Công nghệ Optizorb trong một viên Panadol:
Không giống như viên paracetamol tiêu chuẩn, một viên Panadol với
công nghệ Optizorb tích hợp nhiều thành phần:
Một chất tự nhiên làm cho viên thuốc phân hủy như bọt biển.
Thuốc đến dạ dày => hút nước => trương phồng và vỡ
Một thành phần được sử dụng rỗng rãi trong công thức viên nén
(strach pregelatinized), khi tiếp xúc với acid dạ dày giải phóng một lượng
nhỏ carbon dioxide => phá vỡ liên kết trong viên nén.
Một chất “siêu tan rã” (calcium carbonate, acid arginic) làm cho viên
thuốc trương phồng lên nhanh hơn và phá vỡ liên kết nhanh hơn.
b. Các giai đoạn tan rã của Panadol với công nghệ Optizorb
Giai đoạn tan rã: viên nén tách rời thành những viên nhỏ gọi là hạt.
Giai đoạn giải thể: hạt vỡ thành những hạt nhỏ hơn đủ để hấp thu và
hòa tan trong dạ dày.
Giai đoạn hấp thu: các hạt cuối cùng thấm vào máu vào vòng tuần
hoàn chung và đi đến cơ quan đích.
c. Sự khác biết giữa Panadol với công nghệ Optizorb và các loại
paracetamol viên nén thông thường

18


Sự tan rã: công nghệ Optizorb cho phép viên nén phân rã nhanh
chóng và cho hiệu quả giảm đau trong vòng 10-15 phút thay vì 25-30
phút như những chế phẩm paracetamol thông thường

Thời gian khởi đầu phân rã trung bình của viên nén Paradol với công
nghệ Optizorb là 6.4 phút.

Nồng độ thuốc tối đa đạt được trong huyết tương của Panadol với
công nghệ Optizorb lớn hơn 32% so với viên nén paracetamol thông
thường.
Thời gian để thuốc đạt được nồng độ tối đa trong huyết tương nhanh
gấp 2 lần (0.27-0.32 giờ) so với viên nén paracetamol thông thường (0.650.67 giờ).
Đối tượng sử dụng: viên nén Panadol với công nghệ optizorb có thể
dùng cho hầu hết tất cả mọi người bao gồm bệnh nhân bị đau dạ dày, phụ
nữ mang thai và phụ nữ đang cho con bú.
1.12.2.

Nhãn hiệu và bao bì
Tên thương mại: Panadol with Optizorb, Panadol extra with
Optizorb.
Logo
Mẫu mã
Quy cách đóng gói

19


1.12.3.Phân tích điểm mạnh, điểm yếu, cơ hội và thách thức
Điểm mạnh

Điểm yếu

Được sản xuất bởi một trong những
công ty đứng đầu trên thế giới về sản
xuất dược phẩm (có uy tín, thị phần,
và thương hiệu) trên thị trường.
Công ty có tài chính mạnh, ít phải vay

lãi.
Năng lực sản xuất của doanh nghiệp
tốt.
Sản phẩm sử dụng công nghệ phân rã
Optizorb  thời gian phân rã nhanh
đạt được hiệu quả điều trị trong thời
gian ngắn.
Sản phẩm có mẫu mã, logo, thương
hiệu riêng được đăng ký bản quyền 
thu hút khách hàng, chống hàng giả,
hàng kém chất lượng.

Thuốc chưa khai thác hết thị trường
trong nước
Hệ thống phân phối phụ thuộc và các
công ty phân phối trung gian nên khó
khăn trong việc quản lý và thu hồi nợ.
Thuốc được sản xuất theo công nghệ
Optizorb hút ẩm trong tự nhiên vì vậy
cần phải có điều kiện bảo quản hợp lý.
Bao bì sản phẩm cần phải có một số
yêu cầu đặc biệt để đảm bảo sự ổn
định và an toàn của sản phẩm.
Giá của sản phẩm sẽ có phần cao hơn
so với các sản phẩm paracetamol
truyền thống trên thị trường.

Cơ hội:

Thách thức:


Sử dụng công nghệ mới mà chưa có
công ty đối thủ nào sử dụng.
Thị trường sẽ phát triển mở rộng trong
nhiều năm tới với những hiệu quả
vượt trội mà sản phẩm đạt được

Sự cạnh tranh ngày càng cao giữa các
đối thủ và việc chiếm lĩnh thị trường
Rủi ro về hàng giả, hàng kém chất
lượng, hàng nhái  mất uy tín của công
ty, sản phẩm
Các đe dọa khác như thiên tai, dịch
bệnh, biến đổi khí hậu,…
20


1.12.4.Sản phẩm cạnh tranh.
Paracetamol là một hoạt chất được tìm thấy với tác dụng giảm đau – hạ
sốt và bắt đầu sử dụng vào năm 1955. Cho đến nay, trên thi trường có rất
nhiều công ty dược phẩm sản xuất chế phẩm với hoạt chất chính là
paracetamol. Vì vậy, có rất nhiều sản phẩm canh tranh trên thị trường. Một
trong những sản phẩm phải kể đến là
Efferalgan của công ty dược Bristol – Myers Squibb, Pháp.
Hapacol của công ty dược Hậu Giang ( DHG), Việt Nam.
Paramax của công ty dược Boston, Việt Nam.
1.13.
Giá cả
Giá được coi là yếu tố cạnh tranh quan trọngtrong việc thu hút khách hàng của
mọi doanh nghiệp. Vì vậy, việc đưa ra chính sách giá phù hợp có vai trò đặc biết

quan trọng, giúp cho GSK có chiến lược kinh doanh hiệu quả.
1.13.1.Mục tiêu của chính sách giá
Mục tiêu chủ lực của GSK hiện nay là tối đa hóa giá trị của cổ đông và theo
đuổi chiến lược phát triển kinh doanh sản phẩm với công nghệ Optizorb. Khi đó
giá bán sẽ được tính toán sao cho có thể tăng doanh thu và lợi nhuận tối đa.
Để đạt được mục tiêu trở thành công ty đi đầu trong các sản phẩm Panadol về
giảm đau hạ sốt với mức tăng trưởng nhanh và bền vững nhất thị trường Thế giới
trong đó có Việt Nam với các dòng sản phẩm có lợi thế cạnh tranh dài hạn, GSK
chấp nhân hạ giá bán tới mức có thể các sản phẩm Panadol with Optizorb để đạt
quy mô thị trường lớn nhất và bảo vệ luôn các khu vực thị trường đã chiếm lĩnh
bằng các chiến lược giá phân biệt.
GSK tập trung làm ra những sản phẩm Panadol with optizorb có chất lượng
quốc tế, luôn hướng tới sự đáp ứng hoàn hảo nhất cho người tiêu dùng, luôn thỏa
mãn và có trách nhiệm với khách hàng bằng cách đa dạng hóa sản phẩm và dịch
vụ, đảm bảo chất lượng với giá cả cạnh tranh. Trong trường hợp này, doanh nghiệp
thường định giá cao, bên cạnh việc cố gắng tác động vào tâm lý người tiêu dùng
trong mối quan hệ tương tác giữa giá cả và chất lượng.
1.13.2.Lựa chọn phương pháp định giá
21


Phương pháp định giá theo thị trường: Công ty định giá chủ yếu dựa trên cơ
sở giá của các đối thủ cạnh tranh
Sản phẩm
Panadol Extra with
optizorb
(paracetamol 500mg +
cafein 65mg)

Hình ảnh


Giá của một viên

1,583đ

Panadol Advance with
optizorb
(paracetamol 500mg)
1,504đ

Efferalgan
(500mg)

Hapacol Extra
(paracetamol 500mg +
cafein 65mg)

2,696đ

1,800đ

Hapacol Blue
(paracetamol 500mg)
1,250đ

22


Effer-Paralmax extra
(paracetamol 650mg)

2,100đ

Effer-Paralmax
(paracetamol 500mg)

2,075đ

Sản phẩm Panadol được sản xuất từ năm 1956, với bề dày 62 năm sản xuất
Panadol GSK tự tin trong việc đi đầu về chất lượng và không ngừng cải tiến
sản phẩm để đem đến sản phẩm tốt nhất cho người tiêu dùng cũng như mức
giá rẻ hơn so với các đối thủ cạnh tranh trên thị trường ( Efferalgan, hapacol,
effer- Paralmax, …).
1.13.3.Chiến lược của chính sách giá
 Lựa chọn chiến lược một giá (bán buôn):
Sản phẩm
Panadol Extra with
optizorb (paracetamol
500mg+ cafein 65mg)

Panadol Advance with
optizorb (paracetamol
500mg)

Quy cách đóng gói
Hộp 12 vỉ * 12 viên nén
Hộp 12 vỉ * 10 viên nén
Hộp 4 vỉ * 12 viên nén
Hộp 2 vỉ * 12 viên nén
Hộp 2 vỉ * 10 viên nén
Hộp 1 vỉ * 10 viên nén

Hộp 12 vỉ * 10 viên nén
Hộp 4 vỉ * 12 viên nén
Hộp 2 vỉ * 12 viên nén

Giá bán buôn (viên)
1583 vnđ
1584 vnđ
1600 vnđ
1610 vnđ
1613 vnđ
1620 vnđ
1504 vnđ
1523 vnđ
1531 vnđ
23


Hộp 1 vỉ * 10 viên nén

1550 vnđ

Trong cùng các điều kiện cơ bản và cùng một khối lượng hàng thì mức giá
như nhau đối với tất cả các khách hàng, áp dụng cho mọi địa bàn từ bệnh
viện, nhà thuốc đến phòng mạch, mọi đối tượng chỉ với một giá thống nhất,
không phân biệt, số lượng trúng thầu, số lượng đơn hàng, vị trí địa lí,…
Giá cố định trên thị trường nhiều năm giúp đảm bảo doanh số cho công ty
với lượng khách hàng duy trì. Dễ dàng quản lí giá, thu nhập.
 Chiến lược giá linh hoạt cho các đơn vị bán lẻ
Giá bán lẻ cho các nhà thuốc được thay đổi một cách linh hoạt, phù hợp
để đảm bảo giữ được vị thế cạnh tranh và lượng khách hàng sử dụng nhằm

thu về lợi nhuận cao (nhưng vẫn giữ được giá không thấp hơn giá bán
buôn)
Sử dụng các biện pháp chiết khấu, tặng kèm thuốc hay giảm giá tháng nào
đó trong năm để nâng cao sự linh động về giá cho các cơ sở bán lẻ.
1.13.4.Phương thức thanh toán
Mở rộng các hình thức thanh toán cho khách hàng nhằm tạo sự thoải mái, tiện
lợi như :
 Phương thức thanh toán trả ngay
 Phương thức thanh toán trả chậm (trả góp)
 Phương thức thanh toán bằng tiền mặt
 Phương thức thanh toán chuyển khoản
 Phương thức thanh toán bằng thẻ tín dụng (Mastercard, Visa...)

24


1.14.
Phân phối
1.14.1.Thị trường
Panadol chiếm tới 42% doanh thu của thuốc không kê đơn. Dựa trên các kết
quả báo cáo tài chính, Panadol là thương hiệu đứng thứ 71 trong các nhãn hiệu
được tiêu thụ ở các trung tâm thương mại, chiếm 54% giá trị của thị trường thuộc
giảm và vẫn đang tiếp tục tăng trưởng. Những khu vực tăng trưởng mạnh nhất
nằm ở các thị trường mới nổi và khu vực Châu Á-Thái Bình Dương.
Ngành dược phẩm có xu hướng tiếp tục tăng mạnh do dân số thế giới tăng, nền
kinh tế của các thị trường mới nổi ngày càng thịnh vượng hơn và việc thay đổi lối
sống do toàn cầu hoá cũng ảnh hưởng đến chăm sóc sức khoẻ lâu dài.
1.14.2.Xây dựng hệ thông phân phối bao gồm:
1.14.2.1. Lựa chọn, xây dựng phương thức phân phối:
 Phương thức phân phối sử dụng trung gian (trung gian ở đây là nhà

phân phối sỉ, lẻ, cò mối):
Nhà sản xuất không trực tiếp phân phối mà sử dụng các trung gian phân
phối để cung cấp sản phẩm cho người tiêu dùng.

25


×