Tải bản đầy đủ (.docx) (21 trang)

Báo cáo chuyến đi tham quan thực tế trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (4.7 MB, 21 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC TRÀ VINH
KHOA NÔNG NGHIỆP – THỦY SẢN

***oOo***

BÁO CÁO CHUYẾN ĐI THAM QUAN THỰC TẾ
Giảng viên hướng dẫn: Nguyễn Thị Mộng Nhi

Khóa: 2016

Trà Vinh, ngày 17 tháng 12 năm 2017

1


.Lịch Trình
1.1. Lúc 23h ngày 15/12/2017 tập trung tại trường – 23h30 khởi hành đi Bình
Dương
1.2. Lúc 7h30 – 10h30: Tham quan Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn nuôi
gia súc lớn ( xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương)
1.3. Lúc 13h – 16h: Tham quan Công ty cổ phần GreenFeed (xã Nhựt Chánh,
huyện Bến Lức, tỉnh Long An)
1.4. Lúc 16h: di chuyển về trường Đại Học Trà Vinh

I/ Mở đầu
Ngày 16/12/2017 sinh viên ngành Thú y khóa 2016 trường Đại học trà Vinh
đã tham quan thực tế tại Trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia súc lớn
tại tỉnh Bình Dương, công ty cổ phần Green Feed tại huyện Bến Lức tỉnh Long An.
Là sinh viên đối với em chuyến tham quan thực tế này là rất quan trọng và
cần thiết để chúng em có thể học hỏi tìm kím những thiếu sót ở bản thân mình. Nó
còn giúp cho em có một trải nghiệm mới ở bản thân về thực tiễn kỹ năng, kiến


thức, nhìn nhận trong tưỡng lai sau này.
Bài báo cáo được viết theo những gì em tìm hiểu được sau chuyến đi tham
quan thực tế và một phần trên internet không tránh khỏi những thiếu sót và nhằm
lẫn. Rất mong thầy cô giáo thông cảm!
Phần A. Tham quan tại Tham quan Trung tâm Nghiên cứu và phát triển chăn
nuôi gia súc lớn ( xã Lai Hưng, huyện Bàu Bàng, tỉnh Bình Dương).






Con Giống
Chuồng Trại
Thức ăn
Kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng
Kĩ thuật phòng bệnh
2


Phần B. Tham quan Công ty cổ phần GreenFeed (xã Nhựt Chánh, huyện Bến
Lức, tỉnh Long An).
 Tham quan dây chuyền sản xuất các sản phẩm thức ăn gia súc.
 Đối thoại trực tiếp với lãnh đạo công ty.
PHẦN A : TRUNG TÂM NGHIÊN CỨU VÀ PHÁT TRIỂN CHĂN NUÔI
GIA SÚC LỚN

1.Các giống bò tiêu biểu ở trung tâm nghiên cứu và phát triển chăn nuôi gia
súc lớn .
a.Bò BRAHMAN :


3


Xuất xứ: Bò được nhập về từ bang Queensland, Australia.
Đặc điểm:
- Bò có lông màu cánh gián, vàng bánh mì hoặc đỏ.
- Khối lượng lúc 24 tháng tuổi 330-350 kg (con cái); 350-390 kg (con đực).
- Tuổi đẻ lứa đầu 30-34 tháng. Khoảng cách 2 lứa đẻ 15-18 tháng.

4


b.Bò DROUGHTMASTER :

Xuất xứ: Bò được nhập về từ bang Queensland, Australia.
Đặc điểm:
- Màu lông từ màu vàng nhạt đến đỏ sậm. Dễ đẻ, lành tính, nuôi con tốt.
- Khối lượng lúc 24 tháng tuổi 310-340 kg (con cái); 340-380 kg (con đực).
- Tuổi đẻ lứa đầu 30-32 tháng. Khoảng cách 2 lứa đẻ 14-17 tháng.

c.Bò LAISIND

1


Đặc điểm:
- Bò Laisind có màu vàng đậm, vàng cánh gián.
- Bò cái Laisind có trọng lượng 250-280 kg/con. Bò đực có trọng lượng 350-400
kg/con.

- Tuổi phối giống lần đầu 17-22 tháng và tuổi đẻ lứa đầu 27-32 tháng, khoảng cách
giữa 2 lứa đẻ là 14-17 tháng.
- Khả năng tăng trọng trong giai đoạn 0-12 tháng tuổi: 450-500 g/con/ngày.

d. Bò Lai CHAROLAIS

2


- Nguồn gốc: Bò lai Charolais là kết quả lai kinh tế giữa bò đực giống Charolais
với bò cái lai Sind để tạo đàn bò lai F1 nuôi lấy thịt. Đây là phẩm giống năng suất
và tỷ lệ thịt xẻ cao.
- Đặc điểm: Con lai F1 Charolais có màu lông trắng kem đến kem ánh sữa, chân
thấp, mình tròn, cơ bắp nổi rõ. Lông trán dài và xoăn. Mắt trắng, viền mắt và
gương mũi có màu lang hồng. Tính hiền dễ nuôi, được người dân ưa chuộng.
Khối lượng bê sơ sinh 22 – 25 kg.
Tỷ lệ thịt xẻ 53 – 55 %. Tỷ lệ thịt tinh 44%.

2.Cách xây dựng chuồng trại

3


Hình ảnh chuồng trại nuôi bò tại Trung Tâm
1. Đặc điểm xây dựng chuồng trại nuôi bò
Chuồng nuôi bò nên được xây dựng ở những khu vực rộng và riêng biệt để đảm
bảo vệ sinh môi trường một cách tốt nhất. Nơi xây chuồng phải có vị trí đất cao
ráo, thoáng mát, dễ dàng làm vệ sinh cũng như có thể đảm bảo hệ thống thoát
nước hoạt động tốt.
2. Diện tích chuồng

Tùy thuộc vào số lượng đàn bò mà có thể bố trí diện tích chuồng cũng như thiết
kế chuồng một cách cân đối phù hợp nhất. Độ cao của chuồng nên từ 3,2-3,5m,
còn chiều dài thì tùy theo ý muốn của người chăn nuôi. Xây dựng chuồng trại
thành nhiều dãy .
3. Hướng chuồng
Xây dựng chuồng cần chú ý đến tiêu chí đó là thoáng mát nhưng tránh được gió
lùa vào mùa đông, nên hướng chuồng nuôi bò nên được xây dựng theo hướng
nam hoặc đông nam là tốt nhất.
4. Nền chuồng
Nơi làm chuồng bò phải có nền đất cao. Thiết kế mặt nền chuồng phải cao hơn
sân vườn, điều này sẽ giúp tránh được ẩm ướt và lầy lội vào mùa mưa.

4


Nền chuồng cần phải có độ dốc thoai thoải về phía sau, giúp cho nước thải chảy
về hướng đó, không gây ứ đọng, mất vệ sinh. Độ dốc của nền chuồng là 3% là
mức tốt nhất.
5. Rãnh thoát nước
Cách tốt nhất nên bố trí rãnh thoát nước ở cả 2 phía sau và phía trước với độ
dốc hợp lý vừa đủ và được nối liền với cống rãnh thoát nước nói chung.
6.Máng ăn, máng uống
Máng uống có độ cao của đáy máng ngang với khuỷu chân dưới của bò là phù
hợp nhất để bò có thể thoải mái và giảm bớt tiêu tốn năng lượng khi ăn .
Máng uống có muối ăn cho bò tự do bổ sung khi cần thiết.
3.Thức ăn
3.1. Cỏ
Tổng diện tích trồng cỏ: 100 ha
Cỏ xanh: Thu cắt từ ngoài đồng bằng máy cắt liên hợp ( vừa cắt vừa thái cỏ ).
Khi về đến trại thì công nhân sẽ gạt cỏ ra cho bò ăn


Một số bò ở trại ăn cỏ được mang về từ đồng cỏ
a.Cỏ HAMILL
5


Tên khoa học: Panicum maximum cv. Hamill
Nguồn Đặc điểm: Họ hòa thảo, rễ chùm, thân đứng, thân và hoa màu trắng
xanh, khả năng tái sinh rất tốt, ưu nhiều phân bón. Tuy nhiên, thu cắt không
đúng lứa thân và lá sẽ già hóa nhanh hơn so với giống TD58
Năng suất chất xanh: 250 – 300 tấn/ha/năm. Chăm sóc tốt năng suất có thể đạt
400 – 450 tấn/ha/năm
Protein thô: 11 - 13%.
Sử dụng: Dùng trong thu cắt, phơi khô và ủ chua
Thu hoạch: Lứa đầu thu cắt 60 ngày, các lứa
tiếp theo 30 – 35 ngày.
Gieo trồng: Trồng bằng hạt hoặc trồng bằng thân gốc,
lượng hạt giống cần cho 1ha (10.000 m2) là 6 – 8 kg/ha.
Lưu ý: Trồng 1 năm có thể thu hoạch được 5-6 năm.
b. Cỏ MOMBASA

6


Tên khoa học: Panicum maximum cv. Mombasa
Tên thường gọi: Mombasa guinea
Nguồn gốc:Thái Lan
Năng suất chất xanh: 250 - 300 tấn/ha/năm.
Protein thô: 8 - 12%.
Sử dụng: Dùng trong thu cắt, phơi khô và ủ chua

Thu hoạch: Lứa đầu thu cắt 60 ngày, các lứa
tiếp theo 30 – 35 ngày. Nếu chăm sóc tốt, các lứa cắt có thể thu trong vòng 25 –
30 ngày
Gieo trồng: Có 2 phương thức trồng:
- Nếu trồng bằng hạt, cần sử dụng 6-8 tấn giống thân/ha (10000 m2/ha)
- Nếu trồng bằng hạt, cần sử dụng khoảng 6 - 8 kg/ha (10000 m2/ha)
Lưu ý: Trồng 1 năm có thể thu hoạch được 5-6 năm.
c. Cỏ RUZI (Brachiaria ruziziensis)

7


Tên thường gọi: Ruzi
Nguồn gốc: Châu Phi
Đặc điểm: Cỏ hòa thảo, rễ chùm, thân nữa đứng, lâu năm, có thân ngầm. Chiều cao
cây khi cỏ ra hoa khoảng 1,5m. Lá cỏ Ruzi dài khoảng 25cm, rộng khoảng 15mm,
mềm và có nhiều lông. Cỏ có khả năng chịu hạn tốt, phát triển tốt ở vùng đất cao
ráo, thoát nước tốt.Cỏ Ruzi có khả năng chịu bóng trung bình và có thể trồng được
dưới tán của rừng dừa.
Năng suất chất xanh: 150 -180 tấn/ha/năm.
Protein thô:11 - 14%.
Sử dụng: Thu cắt, phơi khô và ủ chua, đặc biệt sử dụng cho chăn thả rất phù hợp.
Thu hoạch: Lứa đầu thu cắt 55 - 60 ngày,các lứa tiếp theo 30 – 35 ngày.
Gieo trồng: Có 2 phương thức trồng:
- Nếu trồng bằng hạt, cần sử dụng 6-8 tấn giống thân/ha (10000 m2/ha)
- Nếu trồng bằng hạt, cần sử dụng khoảng 5-7 kg/ha (10000 m2/ha)
Khả năng:Có khả năng chịu bóng, giẫm đạp, chịu hạn rất tốt.
Tuy nhiên không chịu được ngập úng trong thời gian kéo dài
Lưu ý: Trồng 1 năm có thể thu hoạch được 6- 7 năm.


8


d. Cỏ STYLO

Tên khoa học: Stylosanthes guianensis CIAT 184
Nguồn gốc:Châu mỹ latin
Năng suất chất xanh: 60 - 90 tấn/ha/năm.
Protein thô: 18 – 20%.
Sử dụng: Thu cắt, phơi khô làm bột thức ăn, chăn thả nhẹ.
Thu hoạch: Lứa đầu thu cắt 90 ngày, các lứa tiếp theo 40- 45 ngày.
Gieo trồng: Trồng bằng hạt hoặc trồng bằng thân
Lượng hạt giống cần cho 1ha (10.000 m2) là 14 - 18 kg/ha.
Khả năng: Chịu giẫm đạp nhẹ, chịu hạn.
Lưu ý: Trồng 1 năm có thể thu hoạch được 3 - 4 năm.
e. Cỏ K280 ( cỏ sả lá nhỏ)

9


Tên khoa học: Panicum maximum cv. K280
Tên thường gọi: Sả lá nhỏ
Nguồn gốc:Châu Phi
Đặc điểm: Thân đứng, rễ chùm và rễ phát triển mạnh theo chiều sâu. Trên thân và lá
có lông tơ nên khả năng chịu hạn và dẫm đạp rất tốt. Rất thích hợp cho đồng cỏ
chăn thả
Năng suất chất xanh: 200 - 220 tấn/ha/năm.
Protein thô: 10 - 11%.
Sử dụng: Dùng trong chăn thả là chính
Thu hoạch: Lứa đầu thu cắt 60 ngày, các lứa tiếp theo 30 – 35 ngày.

Gieo trồng: Trồng bằng hạt hoặc trồng bằng thân gốc, lượng hạt giống cần cho 1ha
(10.000 m2) là 6 – 8 kg/ha.
Khả năng: Chịu giẫm đạp, chịu hạn, chịu bóng và đất nghèo dinh dưỡng.
f. Cỏ Mulato

10


-Tên khoa học là Brachiaria ruziziensis, là giống cỏ lai (B. brizantha x B.
decumbens), được nhập nội từ Thái Lan,
- Cây thân bụi, rễ chùm nên khả năng chịu hạn rất tốt.
-Cây cao 80-100cm, thân mềm, lá mềm, rất thích hợp với khẩu vị của gia súc, đặc
biệt





sữa.

Đây



giống

cỏ

không


kén

đất,

chịu

hạn

tốt.

-Nhờ có ưu thế lai nên cỏ Mulato đẻ nhánh và tạo thảm cỏ rất nhanh từ các đốt thân
sát mặt đất, cho sản lượng cao, có thể đạt 200-250 tấn/ha/năm, hàm lượng chất khô
(từ 19-22%) và protein (14-16.
3.2 Thức ăn ủ chua.
Theo lời của anh Hùng cho biết: Mỗi trại có ít nhất 3_4 hố ủ chua. Do cỏ vào mùa
mưa phải khai thác triệt để. Ủ chua nhằm mục đích bảo quản, nâng cao chất lượng
sản phẩm. Mỗi hố ủ từ 1-2 năm trong điều kiện yếm khí, nhiệt độ bên trong hố ủ
chênh lệch với nhiệt độ môi trường không quá 5 độ. Đắp đất để ủ nhiệt độ, sử dụng
bạc che kín bê giẫm không vỡ. Đắp đất để bảo vệ hố ủ. Cao ít nhất 40-50 cm.
3.3.Xác mì , thức ăn tinh
-Xác mì: Là phế phẩm từ việc sản xuất tinh bột mì, trung tâm sẽ mua lại và về làm
thức ăn bổ sung cho đàn bò
-Thức ăn tinh (cám): Thường dùng để bổ sung cho bò đang phát triển, bò đang
nuôi con, bò vỗ béo,…
11


4. Kĩ thuật chăm sóc, nuôi dưỡng.
Bò được chăn thả vào sáng sớm:7h-7h30
gốc: Châu Phi


PHẦN 2 : CÔNG TY CỔ PHẦN GREENFEED VIỆT NAM TẠI LONG AN

Nhà máy GreenFeed Bến Lức (Long An).
I.

Tổng quát nhà máy

Ngày thành lập : 26/08/2003
Tổng diện tích : 13 hecta
1.

Kho nguyên liệu

12


Diện tích: 35.000 m2
Sức chứa : 45.000 tấn
Khả năng nhập/xuất : 1.500 tấn/ngày
2.

Line sản xuất

Sản xuât gia súc : 900 tấn/ngày
Sản xuất thủy sản : 600 tấn/ngày
3.

Cảng


13


Khả năng xuất nhập : 2.000 tấn/ngày
4.

Kho thanh phẩm

Diện tích : 7.600 m2
Sức chứa : 4.900 tấn
14


Khả năng xuất : 2.000 tấn/ngày
II.

Tổng quát sản xuất Gia súc

Nạp liệu
Trộn sơ bộ
Nghiền
Trộn tinh
Ép viên
Làm nguội
Đống bao
III.

Kiểm soát chất lượng

1.Nguyên liệu

 Trước khi nhập: xe cần đăng tải (đậu trước công ty) nhân viên lấy mẫu kiểm
tra sơ bộ nếu đạt mới quyết định nhập kho
 Lúc nhập: kiểm tra thêm một lần nữa xem lớp mặt và bên trong có đồng nhất
hay không nếu đồng nhất thì lưu kho, không đồng nhất thì chuyển ra ngoài.
 Lưu kho: Một tuần kiểm tra một lần về đặc tính, đạm, béo mốc, côn trùng,
nếu trường hợp có côn trùng thì đề nghị khử trùng, nếu có nhiều biến đổi về
chất thì sử dụng trước.
 Trước khi sử dụng: Cần kiểm tra về đặc tính hóa học, vật lý để đảm bảo
nguyên liệu đúng công thức thiết kế để đảm bảo chất lượng.
2.Bán thành phẩm
 Trộn tinh: lấy mẫu kiểm tra có đúng công thức thiết kế không, nếu lệch phải
truy tìm nguyên nhân để tránh sai sót với số lượng lớn.
 Ép viên: kiểm tra độ bền, màu sắc, độ cứng.
15


Ra bao: kiểm tra độ đạm, béo, xơ, màu sắc, kích cỡ viên.
3.Kho thành phẩm
 Thời gian lưu kho kho lưu không quá 10 ngày, nếu hơn thì nhân viên sẽ kiểm
tra 1 lần nữa xem có vấn đề gì hay không nếu có bất thường thì báo lên để xử
lí.

4.Khách hàng
 Phản hồi: cám mốc, vón cục,ẩm (trong quá trình vận chuyển, quá trình sản
xuất).
 Cải thiện: đổi bao thức ăn mới nếu bị mốc, hư hại hoặc thỏa thuận đền bù, hỗ
trợ giá cả đối với một bao thức ăn có từ 2 hoặc nhiều màu khác nhau.
IV.

Kết luận


Đầu tiên là về các công ty nói chung, ở đó cách bố trí và cách làm việc rất
thân thiện, cách ứng xử, giao tiếp với khách hàng đến tham quan và các thành viên
trong công ty đều được đối xử công bằng. công ty nào cũng đều có một không gian
làm việc riêng biệt, tổ chức phòng làm việc áp dụng nhiều công nghệ vào công ty,
tạo cảm giác rất thân thiện và thoải mái, từng khu vực lớn trải dài rất đẹp mắt.
Qua chuyến đi tham quan thực tế này, em đã tìm hiểu về môi trường làm
việc thực tế tại các công ty và được chia sẽ cơ hội việc làm để từ đó có sự chuẩn bị
tốt hơn về kiến thức, kỹ năng cần thiết sau khi ra trường.
V.

Lời cảm ơn

Trước hết em xin chân thành cảm ơn nhà trường và các công ty đã tạo điều
kiện để em cùng các bạn sinh viên có một trải nghiệm mới về chuyến tham quan
thực tế này. Giúp cho em học hỏi được rất nhiều điều, và rút ra ở bản thân mình
đang còn thiếu những vấn đề gì sau khi ra trường, cảm ơn nhà trường và các công
ty đã tạo cho chúng em một chuyến đi thật thú vị và đầy bổ ích.

16


-----Hết-----

17



×