Tải bản đầy đủ (.doc) (109 trang)

Phát triển du lịch tại tỉnh sekong, nước cộng hòa dân chủ nhân dân lào

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (9.27 MB, 109 trang )

ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHEUA KHAM SING SACK SITH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH SE KONG,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN

Đà Nẵng – Năm 2017


ĐẠI HỌC ĐÀ NẴNG
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ

KHEUA KHAM SING SACK SITH

PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH SE KONG,
NƢỚC CỘNG HÒA DÂN CHỦ NHÂN DÂN LÀO

LUẬN VĂN THẠC SĨ KINH TẾ PHÁT TRIỂN
Mã số : 60.31.01.05

Giáo viên hƣớng dẫnkhoa học: GS. TS VÕ XUÂN TIẾN

Đà Nẵng – Năm 2017



MỤC LỤC


MỞ ĐẦU............................................................................................................................................... 1
1. Tính cấp thiết của đề tài................................................................................................. 1
2. Mục tiêu nghiên cứu........................................................................................................ 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................................ 2
4. Phương pháp nghiên cứu............................................................................................... 2
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu.................................................................................... 3
CHƢƠNG 1. MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
6
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH..............................6
1.1.1. Các khái niệm.............................................................................................................. 6
1.1.2. Đặc điểm ngành du lịch....................................................................................... 12
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội....................... 13
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH....................................................................... 15
1.2.1. Gia tăng quy mô du lịch...................................................................................... 15
1.2.2. Nâng cao chất lượng du lịch............................................................................. 19
1.2.3. Phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch................................................ 20
1.2.4. Mở rộng mạng lưới du lịch................................................................................ 21
1.2.5. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường................22
1.2.6. Gia tăng kết quả kinh tế-xã hội và môi trường thu được từ du lịch
23
1.3. NHÂN TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH...........................25
1.3.1. Nhóm nhân tố tự nhiên........................................................................................ 25
1.3.2. Nhóm nhân tố xã hội............................................................................................. 25
1.3.3. Nhóm nhân tố kinh tế........................................................................................... 26


CHƢƠNG 2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH SE
KONG, NƢỚC CHDCND LÀO........................................................................................ 28
2.1. KHÁI QUÁT ĐẶC ĐIỂM TỰ NHIÊN, KINH TẾ, XÃ HỘI CỦA TỈNH
ẢNH HƯỞNG ĐẾN PHÁT TRIỂN DU LỊCH.............................................................. 28

2.1.1. Đặc điểm tự nhiên.................................................................................................. 28
2.1.2. Đặc điểm xã hội....................................................................................................... 34
2.1.3. Đặc điểm kinh tế..................................................................................................... 37
2.2. THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SE KONG, NƯỚC
CHDCDN LÀO............................................................................................................................... 41
2.2.1. Gia tăng quy mô du lịch...................................................................................... 41
2.2.2. Nâng cao chất lượng du lịch............................................................................. 48
2.2.3. Phát triển mới sản phẩm, dịch vụ du lịch................................................... 51
2.2.4. Mở rộng mạng lưới du lịch................................................................................ 54
2.2.5. Bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường................57
2.2.6. Gia tăng kết quả kinh tế-xã hội và môi trường thu được từ du lịch.
61
2.3. ĐÁNH GIÁ CHUNG VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH TẠI TỈNH SE
KONG, NƯỚC CHDCND LÀO THỜI GIAN QUA.................................................. 65
2.3.1. Thành công và hạn chế........................................................................................ 65
2.3.2. Nguyên nhân của các hạn chế.......................................................................... 66
CHƢƠNG 3. MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SE
KONG.................................................................................................................................................. 67
3.1. CĂN CỨ ĐỀ XUẤT GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SE
KONG ĐẾN NĂM 2020, TẦM NHÌN ĐẾN 2030....................................................... 67
3.1.1. Xu hướng phát triển du lịch trên thế giới................................................... 67
3.1.2. Bối cảnh và định hướng phát triển du lịch tỉnh SeKong....................69
3.1.3. Định hướng phát triển du lịch tỉnh SeKong.............................................. 70


3.2. GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH TỈNH SE KONG................................. 70
3.2.1. Giải pháp gia tăng quy mô du lịch................................................................. 70
3.2.2. Giải pháp nâng cao chất lượng du lịch........................................................ 73
3.2.3. Giải pháp phát triển mới sản phẩm, loại hình du lịch.......................... 74
3.2.4. Giải pháp mở rộng mạng lưới du lịch.......................................................... 76

3.2.5. Giải pháp bảo tồn, tôn tạo tài nguyên du lịch và bảo vệ môi trường
77
3.2.6. Giải pháp gia tăng kết quả xã hội thu được từ du lịch........................79
3.3. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ........................................................................................ 80
3.3.1. Kết luận........................................................................................................................ 80
3.3.2. Kiến nghị..................................................................................................................... 81
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
QUYẾT ĐỊNH GIAO ĐỀ TÀI (BẢN SAO)


DANH MỤC CÁC BẢNG CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt

Từ đầy đủ

1

CHDCND

Cộng hòa dân chủ nhân dân

2

CN-XD

Công nghiệp-xây dựng

3

CSHT


Cơ sở hạ tầng

4

DL-DV

Du lịch-dịch vụ

5

DL

Du lịch

6

DN

Doanh nghiệp

7

GDP

Tổng sản phẩm quốc nội

8

GTSX


Giá trị sản xuất

9

IUCN

Hiệp hội bảo tồn thiên nhiên và tài nguyên
thiên nhiên quốc tế

10

KT-XH

Kinh tế-xã hội

11

PTDL

Phát triển du lịch

12

TM-DV

Thương mại-dịch vụ

13


USD

Đô la Mỹ

14

WTO

Tổ chức thương mại quốc tế

15

KHKT

Khoa học kỹ thuật

16

FDI

Đầu tư trực tiếp nước ngoài

17

PTKT

Phát triển kinh tế

18


VH-TT

Văn hóa-thông tin

19

KDDL

Kinh doanh du lịch

20

LHQ

Liên hiệp quốc

21

ODA

Vốn viện trợ không chính thức

22

NN

Nhà nước


DANH MỤC CÁC BẢNG

Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.1.

Diện tích đất tính theo đơn vị hành chính tính đến
năm 2015

31

2.2.

Diện tích, dân số, mật độ dân số năm 2015
theo huyện

chia

34

2.3.

Tình hình dân số, lao động tỉnh Se Kong
đoạn 2011-2015

giai


35

2.4.

Tài nguyên du lịch nhân văn của Se Kong

36

2.5.

Giá trị sản xuất các ngành kinh tế tại tỉnh Se
Kong từ giai đoạn năm 2011-2015.

37

2.6.

Lượt khách đến tham quan du lịch tại tỉnh Se
Kong oạn 2011-2015

41

2.7.

Cơ sở lưu trú du lịch tại tỉnh Se Kong thời gian
qua

43

2.8.


Vốn đầu tư Nhà nước trong ngành du lịch tỉnh Se
Kong thời gian qua

44

2.9.

Nguồn vốn kinh doanh các cơ sở kinh doanh du
lịch

44

2.10.

Doanh nghiệp nhóm ngành dịch vụ phân theo
ngành kinh tế cấp 2

45

2.11.

Lực lượng lao động tham gia hoạt động du lịch
của Se Kong

46

2.12.

Tài sản cố định và đầu tư dài hạn của doanh

nghiệp nhóm ngành dịch vụ tại tỉnh Se

47


Số hiệu
bảng

Tên bảng

Trang

2.13.

Đóng góp ngân sách của du lịch và dịch vụ hỗ trợ
du lịch

47

2.14.

Số lượng khách đến và thời gian lưu trú trung
bình tại Se Kong thời gian qua

49

2.15.

Doanh thu của cơ sở kinh doanh du lịch và dịch
vụhỗ trợ du lịch thời gian qua


50

2.16.

Các loại sản phẩm du lịch tại tỉnh Se Kong.

53

2.17.

Các điểm và loại hình du lịch tại tỉnh Se Kong.

55

2.18.

Di tích, danh thắng đã được công nhận, xếp hạng

58

2.19.

Thực trạng khai thác tiềm năng các loại tài
nguyên du lịch

59

2.20.


Lao động DN nhóm ngành dịch vụ toàntỉnh chia
theo ngành cấp 2

64


DANH MỤC CÁC BIỂU VÀ HÌNH
Số hiệu
hình

Tên hình

Trang

2.1.

Bản đồ tỉnh Se Kong.

29

2.2.

Biểu đồ tổng GTSX các ngành kinh tế tại tỉnh
Se Kong từ giai đoạn năm 2011-2015.

38

2.3.

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Se

Kong trong năm 2011

39

2.4.

Biểu đồ chuyển dịch cơ cấu kinh tế tỉnh Se
Kong trong năm2015.

39

2.5.

Biểu đồ lượt khách du lịch chia theo khách
quốc tế và khách nội địa

42

2.6.

Biểu đồ thu nhập bình quân trên một lao động
DL và hỗ trợ DL tại Se Kong

62


1

MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Tỉnh Se Kong là một trong bốn tỉnh miền Nam Lào, có diện tích 7.750 km 2
chiếm 3,24% diện tích của toàn nước, là điểm nối của đường giao thông Nam-Bắc,
có đường 1H từ đường số 20 (làng Bản Bèng) tỉnh SaLaVan, đường 16B (SeKongĐakTrưng) biên giới Lào-Việt Nam cửa khẩu Đak Pa huyện Đak Trưng giáp cửa
khẩu Đak Lay tỉnh Kon Tum, cửa khẩu Đak Ta Oc huyện Đak Trưng giáp cửa khẩu
Đak Ổc huyện Nam Giang tỉnh Quảng Nam nhưng Se Kong là thuộc tỉnh miền núi,
tỉnh Se Kong có tiềm năng du lịch khá đa dạng và phong phú để phát triển du lịch.
Se Kong là một tỉnh giàu tiềm năng về du lịch, tuy đạt được sự tăng trưởng tương
đối cao, song còn nhiều vấn đề bất cập. Đó là cơ sở vật chất phục vụ du lịch còn
yếu, sản phẩm du lịch còn nghèo nàn, đơn điệu, văn hóa du lịch chậm đổi mới, chất
lượng phục vụ du lịch chưa cao, môi trường du lịch có xu hướng bị ảnh hưởng...
Se Kong là một tỉnh, một địa phương có nhiều tiềm năng du lịch, là một tỉnh
nằm trong xu thế chung phát triển du lịch của cả nước. Điều quan trọng ở đây
chính là chính sách của địa phương để phát triển du lịch. Nhưng hiện nay chưa có
công trình nghiên cứu được công bố đi sâu nghiên cứu một cách hoàn chỉnh về
vấn đề phát triển du lịch Se Kong trên cơ sở vững chắc cho việc đánh giá, nhận
định và đề xuất giải pháp hữu hiệu đối với việc phát triển du lịch tại địa phương.
Tuy nhiên, du lịch tại tỉnh Se Kong mới chỉ phát triển ở mức độ sơ khai, các
dự án đầu tư chưa thực sự hiệu quả, cũng như chưa nhấn mạnh vào điểm mạnh
của vùng, quy hoạch đất đai thu hút du lịch và đầu tư còn nhiều bất cập lãng phí...
Vì vậy, vấn đề nghiên cứu phát triển du lịch ở tỉnh Se Kong là rất cần thiết và
cấp bách. Làm sao để vừa phát triển du lịch, vừa gìn giữ phát triển những giá trị
của tài nghiên du lịch, bảo vệ môi trường sinh thái, đảm bảo công bằng xã hội.
Để nghiên cứu, đánh giá một cách đầy đủ thực trạng của việc phát triển du


2
lịch thời gian qua và đưa ra các giải pháp thiết thực phù hợp với điều kiện kinh tế xã hội của tỉnh Se Kong, góp phần thúc đẩy ngành mũi nhọn phát triển đúng
hướng và hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu của kinh tế thị trường, em tiến hành
nghiên cứu đề tài: “Phát triển du lịch tại tỉnh Se Kong,nước CHDCND Lào”.
Làm hướng nghiên cứu cho luận văn tốt nghiệp của mình.

2. Mục tiêu nghiên cứu
- Hệ thống hóa các vấn đề lý luận liên quan đến phát triển du lịch.
- Phân tích thực trạng phát triển du lịch tại tỉnh Se Kong thời gian qua.
- Đề xuất giải pháp nhằm phát triển du lịch tại tỉnh Se Kong trong thời gian
tới.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
a. Đối tượng nghiên cứu
Những vấn đề lý luận và thực tiễn liên quan đến việc phát triển du lịch.
b. Phạm vi nghiên cứu
-Nội dung: Đề tài tập trung nghiên cứu các vấn đề chủ yếu của phát triển du
lịch tại tỉnh Se Kong.
- Không gian: Các nội dung trên được nghiên cứu tại tỉnh Se Kong.
-Thời gian: Các giải pháp được đề xuất trong luận văn có ý nghĩa trong 5
năm tới 2016-2020.
4. Phƣơng pháp nghiên cứu
Để thực hiện mục tiêu nghiên cứu trên đề tài sử dụng các phương pháp sau:
-

Phương pháp điều tra, khảo sát, chuyên gia.

-

Phương pháp phân tích, so sánh, tổng hợp, đối chiếu…

5. Bố cục đề tài
Ngoài phần mục lục, mở đầu, danh mục tài liệu tham khảo, phụ lục … đề tài
được chia thành 3 chương sau:
Chương 1: Một số vấn đề lý luận về phát triển du lịch.
Chương 2: Thực trạng phát triển du lịch tỉnh Se Kong.



3
Chương 3: Một số giải pháp phát triển du lịch tỉnh Se Kong.
6. Tổng quan tài liệu nghiên cứu
Từ một hiện tượng xã hội tự phát của cá nhân, tập thể, di chuyển từ nơi này
đến nơi khác, du lịch đã trở thành một ngành kinh tế được quan tâm hàng đầu hiện
nay. Với tên gọi “ngành công nghiệp không khói” cho thấy được vai trò to lớn của
du lịch đối với kinh tế cũng như xã hội. Tuy nhiên, đây lại là một ngành chịu
nhiều sự chi phối cũng như tác động của các khía cạnh, do đó, đặc điểm cũng như
xu hướng phát triển du lịch là mối quan tâm, nghiên cứu của rất nhiều các nhà
khoa học. Chưa kể, dưới các góc độ nhìn nhận khác nhau, bức tranh du lịch lại
hiện lên với các đường nét và màu sắc khác nhau.
Tác phẩm “An introduction to Tourism” của Leonard J. Lickorish và Carson
L. Jenkins đến từ Anh cho ta những cái nhìn tổng quát nhất về ngành du lịch.
Những khái niệm, đặc điểm, xu hướng du lịch được tổng hợp và trình bày cụ thể,
ngắn gọn dưới góc nhìn của các nhà khoa học phương Tây, thể hiện những nét đặc
trưng về du lịch tại các nước công nghiệp phát triển. Bên cạnh đó, cuốn “The
management of tourism” của hai tác giả Lesley Pender và Richard Sharpley lại thể
hiện những quan điểm về ngành quản lý du lịch, trong đó nhấn mạnh sự chi phối
của chính phủ, sự phối hợp, liên kết giữa các chủ thể du lịch.
Nghiên cứu du lịch trong nước phải kể đến đó là “Chiến lược phát triển du
lịch Lào đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030” là kim chỉ nam định hướng cho các
ngành, các cấp, các thành phần kinh tế -xã hội, trong đó ngành du lịch là hạt nhân
trong quá trình triển khai thực hiện.
Tại Đại hội Đảng Nhân dân Cách mạng Lào lần thứ X năm 2015 đề ra mục
tiêu năm 2020: xây dựng vững chắc hệ thống chính trị dân chủ nhân dân, trong đó
Đảng là hạt nhân lãnh đạo, giữ vững ổn định chính trị, an ninh trật tự an toàn xã
hội; đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển; kinh tế phát triển một trong
mục tiêu này; sự phát triển du lịch đã làm cơ sở, tạo chuyển biến cơ bản về chuyển
đổi cơ cấu kinh tế theo hướng tích cực; phát triển nhịp nhàng các thành phần kinh



4
tế, trong đó thành phần kinh tế Nhà nước và kinh tế tập thể được củng cố và phát
triển vững mạnh.
Trọng tâm của Đại Hội Đảng đưa ra đó là nghị quyết phát triển đất nước đến
năm 2020, đưa đất nước thoát khỏi tình trạng kém phát triển. Bên cạnh đó, Du lịch
là một ngành kinh tế mũi nhọn góp phần tạo công ăn việc làm, xóa đói giảm
nghèo cho người dân và tạo thu nhập chủ yếu cho PTKT quốc dân.
Đối với nghiên cứu trong nước, đã có nhiều tài liệu nghiên cứu về quan điểm
và nội hàm phát triển du lịch tại Lào. Luật Du lịch đã đưa ra khái niệm: “Du lịch
và sự phát triển du lịch đáp ứng được các nhu cầu hiện tại mà không làm tổn hại
đến khả năng đáp ứng nhu cầu về DL của tương lai”.
Về mặt thực tế: Tác giả đã tham khảo một số bài viết, đề tài, công trình nghiên
cứu trong và ngoài nước có đề cập đến các giải pháp phát triển du lịch đã áp dụng
tại Lào. Trong đó, tác giả đã tham khảo và vận dụng “Chương trình hành động quốc
gia về Du lịch giai đoạn 2015-2020” của Chính phủ (2014), “Báo cáo tổng hợp
Chiến lược phát triển du lịch Lào đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030” của Bộ
Thông tin, Văn hóa và Du lịch-Tổng cục Du lịch (2014) để làm cơ sở nghiên cứu
đề tài; tham khảo Luận án Tiến sĩ..., Đề tài khoa học “Cơ sở khoa học và giải pháp
phát triển du lịch ở Lào” của Viện nghiên cứu phát triển du lịch - Tổng cục du lịch
(2012) và một số công trình nghiên cứu khác để áp dụng trong nghiên cứu đề tài.
Nghiên cứu du lịch nước ngoài, phải kể đến đó là “Chiến lược phát triển du
lịch Việt Nam đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030”, trong đó ngành du lịch là hạt
nhân trong quá trình triển khai thực hiện. Ngoài ra, nổi bật còn có công trình “Mô
hình Cluster du lịch Huế - Đà Nẵng – Quảng Nam cho phát triển kinh tế khu vực
miền trung” của 2 tác giả Trương Hồng Trình và Nguyễn Thị Bích Thủy đến từ
Trường Đại học kinh tế, Đại học Đà Nẵng đăng trên Tạp chí Khoa học và Công
nghệ - Số 6(29).2008. Bài viết tiếp cận phân tích kinh tế dựa trên cluster cho phát
triển kinh tế khu vực trên cơ sở nghiên cứu thực tiễn vận dụng phân tích cluster



5
ngành ở các nước, và cung cấp một cơ sở nền tảng để các nhà hoạch định chính
sách hiểu được các đặc tính và hoạt động kinh tế trong nền kinh tế khu vực. Kết
quả nghiên cứu chỉ ra rằng cluster du lịch là một cluster ngành cạnh tranh cho phát
triển kinh tế khu vực Miền Trung. Ngoài ra, nghiên cứu phát triển mô hình cluster
du lịch dựa trên kết quả khảo sát các doanh nghiệp du lịch và phân tích các yếu tố
cạnh tranh của khu vực Miền Trung.
Ngoài ra còn có một số đề tài luận văn thạc sĩ có liên quan đến phát triển du
lịch như: Luận văn thạc sĩ kinh tế năm 2014 Đại học Đà Nẵng. Phát triển du lịch
sinh thái tại Động Phong Nha - Kẻ Bàng, Quảng Bình, tác giả Vĩnh Tuấn. Phát
triển bền vững du lịch tại thành phố Đồng Hới, tỉnh Quảng Nam, Tác giả Phạm
Quốc Oai.


6
CHƢƠNG 1

MỘT SỐ VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VỀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1. KHÁI QUÁT VỀ DU LỊCH VÀ PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.1.1. Các khái niệm
a. Du lịch
Hoạt động du lịch đã xuất hiện từ rất lâu trong lịch sử phát triển của con
người và trở thành một trong những hình thức sinh hoạt khá phổ biến trong thời
đại ngày nay. Du lịch là một hiện tượng kinh tế – xã hội phức tạp và trong quá
trình phát triển, nội dụng của nó không ngừng mở rộng và ngày càng phong phú.
Do đó, thế nào là du lịch xét từ góc độ của người du lịch và bản thân người làm du
lịch, thì cho đến nay vẫn còn có sự khác nhau trong quan niệm giữa những người
nghiên cứu và những người hoạt động trong lĩnh vực này.

Theo Liên hiệp quốc tế các tổ chức lữ hành chính thức (International Union
of Official Travel Oragnization: IUOTO): Du lịch được hiểu là hành động du hành
đến một nơi khác với địa điểm cư trú thường xuyên của mình nhằm mục đích
không phải để làm ăn, tức không phải để làm một nghề hay một việc kiếm tiền
sinh sống,…
Tại hội nghị LHQ về du lịch họp tại Rome – Italia (21/8 – 5/9/1963), các
chuyên gia đưa ra định nghĩa về du lịch: Du lịch là tổng hợp các mối quan hệ, hiện
tượng và các hoạt động kinh tế bắt nguồn từ các cuộc hành trình và lưu trú của cá
nhân hay tập thể ở bên ngoài nơi ở thường xuyên của họ hay ngoài nước họ với
mục đích hoà bình. Nơi họ đến lưu trú không phải là nơi làm việc của họ.
Theo Tổ chức du lịch thế giới (World Tourism Organization): “Du lịch bao
gồm tất cả những hoạt động cá nhân đi đến và lưu lại ngoài nơi ở thường xuyên
trong thời gian không quá 12 tháng với những mục đích sau: nghỉ ngơi, thăm
viếng, tham quan, giải trí, công vụ, mạo hiểm, khám phá, thể thao,… và những
mục đích khác ngoại trừ mục đích kiếm tiền hằng ngày”.


7
Theo Điều 2, Chương I, Luật du lịch Lào năm 2013, ban hành ngày
24/7/2013: Du lịch là các hoạt động có liên quan đến chuyến đi của con người
ngoài nơi cư trú thường xuyên của mình nhằm đáp ứng nhu cầu tham quan, tìm
hiểu, giải trí, nghỉ dưỡng trong một khoảng thời gian nhất định.
Nhìn từ góc độ thay đổi về không gian của du khách: Du lịch là một trong
những hình thức di chuyển tạm thời từ một vùng này sang một vùng khác, từ một
nước này sang một nước khác mà không thay đổi nơi cư trú hay nơi làm việc.
Như vậy, chúng ta thấy được du lịch là một hoạt động có nhiều đặc thù, bao
gồm nhiều thành phần tham gia, tạo thành một tổng thể hết sức phức tạp tổng hoà
nhiều mối quan hệ và hiện tượng nảy sinh từ điều kiện và tác động qua lại giữa
các đối tượng là khách du lịch, tài nguyên du lịch và ngành du lịch. Nó vừa mang
đặc điểm của ngành kinh tế vừa có đặc điểm của ngành văn hóa – xã hội. Trên cơ

sở tổng hợp tất cả các nhận định về lý luận, thực tiễn của các nhà nghiên cứu về
du lịch, các hoạt động du lịch trên thế giới và ở Việt Nam, khái niệm du lịch do
Khoa Du lịch và khách sạn – Trường Đại học Kinh tế quốc dân đưa ra được tôi
chọn để có quan niệm đầy đủ cả góc độ kinh tế và góc độ xã hội về du lịch:
“Du lịch là một ngành kinh doanh bao gồm các hoạt động tổ chức hướng dẫn
du lịch, sản xuất, trao đổi hàng hóa và dịch vụ của những doanh nghiệp, nhằm đáp
ứng các nhu cầu về đi lại, ăn uống, lưu trú, tham quan, giải trí, tìm hiểu, và các
nhu cầu khác của khách du lịch. Các hoạt động đó phải đưa lại lợi ích kinh tế,
chính trị xã hội thiết thực cho nước làm du lịch và cho bản thân doanh nghiệp”.
b. Khách du lịch
Nói đến khách du lịch, chúng ta có thể hiểu đó là những người đi từ nơi này
đến nơi khác để nghỉ ngơi, giải trí, cũng có thể hiểu đó là người đi du lịch hoặc kết
hợp du lịch, trừ trường hợp đi làm hay đi học…
“ Khách du lịch là người đi du lịch hoặc kết hợp đi du lịch, trừ trường hợp đi
học, làm việc hoặc ngành nghề để nhận thu nhập từ nơi đến ”
- Định nghĩa khách du lịch quốc tế:


8
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): " Khách du lịch quốc tế là một người
lưu trú ít nhất một đêm nhưng không quá một năm tại một quốc gia khác với quốc
gia thường trú với nhiều mục địch khác nhau ngoài hoạt động để được trả lương ở
nơi đến”
+ Khách du lịch quốc tế chủ động: là những người ở nước ngoài vào nước đó.
+ Khách du lịch quốc tế bị động: là những người ở trong nước đi ra nước
ngoài.
- Định nghĩa khách du lịch nội địa.
Theo tổ chức du lịch thế giới (WTO): “Khách du lịch nội địa là người đang
sống trong một quốc gia, không kể quốc tịch nào, đi đến một nơi khác không phải
là nơi cư trú thường xuyên trong quốc gia đó, trong thời gian ít nhất là 24 giờ và

không quá một năm với các mục đích có thể là giải trí, công vụ, hội họp, thăm gia
đình ngoài hoạt động làm việc để lĩnh lương ở nơi đến”.
Theo Điều 2 Luật Du lịch Lào năm 2005 thì.
Chia làm hai loại như:
+ Khách du lịch quốc tế
+ Khách du lịch nội địa
“ Khách du lịch quốc tế là người nước ngoài, là người Lào định cư ở nước
ngoài vào nước Lào du lịch, công dân Lào, người nước ngoài và người không có
quốc tịch mà thường trú tại nước Lào ra nước ngoài du lịch ”
“Khách du lịch nội địa là công dân Lào, người nước ngoài thường trú tại Lào
đi du lịch trong phạm vi lãnh thổ tại nước ”
c. Tài nguyên du lịch
Tài nguyên du lịch là cảnh quan thiên nhiên, di tích cách mạng, giá trị nhân
văn, công trình lao động sáng tạo của con người có thể được sử dụng nhằm thoả
mãn nhu cầu du lịch, là yếu tố cơ bản để hình thành các điểm du lịch, khu du lịch
tạo ra sức hấp dẫn du lịch.
Về thực tế, tài nguyên du lịch là các điều kiện tự nhiên các đối tượng văn hoá,


9
lịch sử đã bị biến đổi ở mức độ nhất định dưới ảnh hưởng của nhu cầu xã hội và
khả năng sử dụng trực tiếp vào mục đích du lịch. Những điều kiện hiện nay luôn
tồn tại và gắn liền với môi trường xã hội đặc thù của mỗi địa phương, mỗi quốc
gia nhằm tạo nên điểm đặc sắc cho mỗi địa phương, mỗi quốc gia đó. Khi các yếu
tố này được phát hiện, được khai thác và sử dụng cho mục đích phát triển du lịch
thì chúng sẽ trở thành tài nguyên du lịch. Như vậy có thể nói rằng, tài nguyên du
lịch được xem như tiền đề phát triển du lịch, trên thực tế cho thấy tài nguyên du
lịch càng phong phú, càng đặc sắc bao nhiêu thì sức hấp dẫn và hậu quả hoạt động
du lịch càng cao bấy nhiêu.
- Mức độ khai thác của tài nguyên du lịch phụ thuộc vào:

+ Khả năng nghiên cứu phát hiện và đánh giá tiềm năng tài nguyên vốn còn
tiềm ẩn.
+ Yêu cầu phát triển các sản phẩm du lịch nhằm thoả mãn nhu cầu của khách
du lịch, các nhu cầu của khách ngày càng lớn, đa dạng và phụ thuộc rất nhiều vào
trình độ dân trí.
+ Trình độ phát triển khoa học công nghệ đã tạo ra các phương tiện để khai
thác tiềm năng mọi cách để đạt hiệu quả tốt nhất, nhằm đáp ứng mọi nhu cầu thoả
mãn của khách du lịch khi có nhu cầu khám phá những điều kỳ diệu của tài
nguyên du lịch.
Như vậy, giống như các tài nguyên khác, tài nguyên du lịch là một phạm trù
lịch sử, vì những thay đổi cơ cấu và nhu cầu đã lôi cuốn vào hoạt động du lịch
những thành phần mang tính chất kinh tế cũng như tính văn hoá - lịch sử. Nó là
một phạm trù, vì khái niệm tài nguyên du lịch thay đổi tuỳ thuộc vào sự tiến bộ kỹ
thuật, sự cần thiết về kinh tế, tính hợp lý và mức độ nghiên cứu, khi đánh giá tài
nguyên và xác định định hướng khai thác chúng cần phải tính đến những thay đổi
trong tương lai về nhu cầu cũng như khả năng kinh tế - kỹ thuật khai thác các tài
nguyên du lịch mới.
Bên cạnh những tài nguyên đã và đang được khai thác thì còn nhiều tài


10
nguyên du lịch vẫn tồn tại dưới dạng tiềm năng đó.
+ Chưa được nghiên cứu, đánh giá và điều tra đầy đủ.
+ Chưa được khai thác do "cầu" còn quá thấp.
+ Tính tài nguyên thấp, chưa đủ tiêu chuẩn cần thiết để khai thác và hình
thành nên các sản phẩm du lịch.
+ Các điều kiện để tiếp cận các phương tiện khai thác còn hạn chế, do đó còn
gặp nhiều khó khăn trong khai thác.
d. Sản phẩm du lịch
Sản phẩm du lịch là tập hợp các dịch vụ cần thiết để thoả mãn nhu cầu của

khách du lịch trong chuyến đi du lịch.
Sản phẩm du lịch bao gồm các dịch vụ, các hàng hóa cung cấp cho khách du
lịch, được tạo nên bởi sự kết hợp việc khai thác các yếu tố tự nhiên, xã hội với
việc sử dụng các nguồn lực, cơ sở vật chất kỹ thuật và lao động tại một cơ sở, một
vùng hay một quốc gia nào đó.
Như vậy sản phẩm du lịch bao gồm những yếu tố hữu hình (hàng hóa) và vô
hình (dịch vụ) để cung cấp cho khách hay nó bao gồm hàng hóa, các dịch vụ và
tiện nghi phục vụ khách du lịch.
Các đặc tính của sản phẩm du lịch là :
- Tính vô hình: Sản phẩm du lịch về cơ bản là không cụ thể (vô hình). Thực
ra nó là một kinh nghiệm du lịch hơn là một món hàng cụ thể, mặc dù trong cấu
thành sản phẩm du lịch có hàng hóa. Sản phẩm du lịch là không cụ thể, do đó
không thể đặt ra vấn đề nhãn hiệu như hàng hóa và cũng vì vậy mà sản phẩm du
lịch rất dễ bị bắt chước, cụ thể là người ta có thể dễ dàng sao chép những chương
trình du lịch, bắt chước cách bài trí phòng đón tiếp hay qui trình phục vụ đã được
nghiên cứu công phu. Mặt khác, do tính chất không cụ thể nên khách hàng không
thể kiểm tra chất lượng sản phẩm trước khi mua và vì vậy, rất nhiều người chưa
từng đi du lịch sẽ phân vân khi chọn sản phẩm du lịch.
- Tính không đồng nhất: Vì được tạo thành chủ yếu từ dịch vụ nên sản phẩm


11
du lịch khó tiêu chuẩn hóa được, khó đưa ra một quy chuẩn nhất định. Cùng một
sản phẩm dịch vụ nhưng chất lượng có thể không giống nhau khi: - Cung cấp bởi
những nhân viên khác nhau - Cung cấp cho những khách hàng khác nhau - Cung
cấp tại những thời gian, địa điểm khác nhau. Trong một số trường hợp, cùng một
tiêu chuẩn dịch vụ, cùng một nhân viên nhưng phục vụ nhiều đối tượng khách
hàng. Mỗi khách hàng có một đánh giá, một cảm nhận khác nhau chất lượng sản
phẩm, về thái độ phục vụ của nhân viên. Điều này cho thấy chất lượng sản phẩm
du lịch cung cấp cho khách phụ thuộc vào tính cách, sở thích, trạng thái tâm lý...

của mỗi khách hàng. Chất lượng sản phẩm du lịch cung cấp cho du khách cũng sẽ
được cảm nhận khác nhau tùy vào từng thời điểm, không gian khác nhau.
- Tính đồng thời giữa sản xuất và tiêu dùng: Việc tiêu dùng và sản xuất sản
phẩm du lịch (dịch vụ) xảy ra trên cùng một không gian và thời gian. Vì sản phẩm
du lịch gắn liền với yếu tố tài nguyên du lịch, mà như chúng ta biết muốn phát
triển du lịch thì phải có tài nguyên du lịch và tài nguyên du lịch không thể di dời
đi nơi khác (cố định về không gian), vì thế khách phải tìm đến nếu muốn tiêu dùng
sản phẩm du lịch. Đồng thời, sản phẩm du lịch đa phần là dịch vụ, mà đã là dịch
vụ thì chỉ khi nào khách tiêu dùng thì lúc đó cơ sở kinh doanh mới cung cấp, hay
nói cách khác lúc đó dịch vụ mới được sản xuất. Với đặc điểm này thì khách du
lịch không thể kiểm tra được chất lượng sản phẩm trước khi mua và muốn tiêu
dùng thì phải đến nơi sản xuất.
- Tính mau hỏng và không dự trữ được: Sản phẩm du lịch chủ yếu là dịch vụ
như dịch vụ vận chuyển, dịch vụ lưu trú, dịch vụ ăn uống… Vì thế không thể sản
xuất trước, lưu kho và bán từ từ cho khách. Nói cách khác, sản phẩm du lịch
không thể dự trữ được và mau hỏng.
e. Phát triển du lịch
Phát triển là sự tăng dần của một sự vật theo hướng tiến bộ hơn, mạnh hơn.
Phát triển là mở mang từ nhỏ thành to, từ yếu thành mạnh. Theo quan điểm triết
học, phát triển là quá trình vận động theo chiều hướng đi lên, từ thấp đến cao, từ


12
đơn giản đến phức tạp, từ chưa hoàn thiện đến hoàn thiện. Trong khái niệm này,
phát triển phải là một quá trình lâu dài, luôn thay đổi và xu hướng thay đổi theo
hướng ngày càng hoàn thiện. Như vậy, tăng trưởng và phát triển đều nói đến sự
chuyển biến của sự vật theo hướng đi lên, tuy nhiên nó khác nhau về bản chất.
Tăng trưởng hiểu một cách đơn giản thì nó là sự gia tăng về quy mô, về số lượng,
tức là gia tăng về lượng. Phát triển nó bao gồm cả sự gia tăng về lượng và về chất
của sự vật. Do đó, khái niệm phát triển rộng hơn và có ý nghĩa lớn hơn.

Phát triển là khuynh hướng vận động đã xác định về hướng của sự vật: hướng
đi lên từ thấp đến cao, từ kém hoàn thiện đến hoàn thiện hơn... Nhưng nếu hiểu sự
vận động phát triển một cách biện chứng toàn diện, sâu sắc thì trong tự bản thân
sự vận động phát triển đã bao hàm sự vận động thụt lùi, đi xuống với nghĩa là tiền
đề, điều kiện cho sự vận động đi lên, hoàn thiện.
Du lịch không chỉ là một hiện tượng xã hội mà còn là một lĩnh vực kinh tế
với đối tượng phục vụ là người đi du lịch. Du lịch là nhân tố quan trọng không chỉ
đối với nền kinh tế mà còn với việc tạo ra công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo.
Khi thu nhập của người dân dần tăng lên, mức sống của họ ngày càng được nâng
cao, họ có thể cải thiện điều kiện sinh hoạt.
Do đó, phát triển du lịch được hiểu là tổng thể các biện pháp khai thác các
tiềm năng du lịch để đáp ứng tốt hơn yêu cầu của khách du lịch, tăng thu nhập
cho người lao động, đóng góp cho nhà nước và nâng cao hiệu quả của quá trình
phục vụ du lịch.
1.1.2. Đặc điểm ngành du lịch
- Du lịch là ngành kinh tế tổng hợp: Xuất phát từ nhu cầu du lịch là nhu cầu
tổng hợp về đi lại, ăn ở,tham quan,giải trí,mua sắm và các nhu cầu khác trong
chuyến đi và tại điểm đến du lịch.Cho nên đòi hỏi phải có nhiều ngành nghề khác
nhau cung ứng các hàng hóa và dịch vụ cho khách để đáp ứng các nhu cầu nói trên.
Do vậy ngành du lịch sẽ bao gồm các tổ chức và doanh nghiệp khác nhau như
công ty lữ hành, khách sạn, đơn vị vận chuyển, ngân hàng, bưu điện, y tế.


13
- Du lịch là ngành dịch vụ: Du lịch được xếp vào nhóm ngành sản xuất phi
vật chất mặc dù trong ngành vẫn tồn tại một bộ phận sản xuất ra các sản phẩm hứu
hình (như sản phẩm ăn uống, đồ lưu niệm…) nhưng doanh thu từ bộ phận này
chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng thu nhập từ du lịch.Nhận thức được đầy đủ các đặc
điểm của dịch vụ và các ứng xử thích hợp trong kinh doanh dịch vụ là những vấn
đề cơ bản đặt ra trong ngành và các doanh nghiệp du lịch.

- Du lịch là ngành kinh doanh có tính chất thời vụ: Hoạt động du lịch nói
chung vẫn mang tính chất thời vụ do đặc điểm thời vụ của cung và cầu du lich.
Đặc điểm này làm cho chính phủ của các quốc gia và các doanh nghiệp phải cân
nhắc một cách thận trọng việc phát triển ngành du lịch.
1.1.3. Ý nghĩa của phát triển du lịch đối với kinh tế - xã hội
- Ngành du lịch phát triển là động lực thúc đẩy quá trình sản xuất kinh doanh
của nhiều ngành khác trong nền kinh tế quốc dân như: ngành nông nghiệp, ngành
sản xuất vật tư xây dựng, ngành công nghiệp sản xuất hàng tiêu dùng, ngành tiểu
thủ công nghiệp…
Ngành du lịch phát triển còn thúc đẩy sự phát triển của các ngành giaothông
vận tải, bưu điện, ngân hàng, xây dựng…thông qua việc du khách trựctiếp sử dụng
các dịch vụ của các ngành này như dịch vụ vận chuyển, dịch vụbưu điện. dịch vụ
đổi tiền. Còn các cơ sở kinh doanh du lịch cũng tiêu thụ phần lớn các sản phẩm
của các ngành này như các công trình xây dựng, dịch vụ bưuđiện…
Do nhu cầu của khách du lịch là rất đa dạng và phong phú cho nên ngànhdu
lịch tạo điều kiện cho các ngành đa dạng hóa sản phẩm, mở rộng thị trườngtiêu
thụ ngay tại chỗ giúp cho quá trình lưu thông được nhanh hơn, tăng vòngquay của
vốn, từ đó sử dụng vốn có hiệu quả hơn.
Hoạt động của ngành du lịch còn góp phần làm tăng thu nhập quốc dân,thông
qua việc sản xuất, chế biến các đồ ăn, thức uống phục vụ du khách vàbán các mặt
hàng lưu niệm…mà hoạt động du lịch góp phần tạo ra thu nhậpquốc dân, làm tăng
thu nhập quốc dân.


14
- Phát triển du lịch quốc tế chủ động đem lại nguồn thu ngoại tệ đáng kểcho
đất nước. Ở các nước du lịch phát triển, nguồn thu ngoại tệ từ du lịch quốc tế
chiếm đến 20% trong tổng nguồn thu ngoại tệ của đất nước. Ngoại tệ thuđược từ
du lịch quốc tế góp phần cải thiện cán cân thanh toán thương mại củaquốc gia.
- Ngoài ra, du lịch được xem là ngành xuất khẩu tại chỗ đem lại hiệu quảkinh

tế cao là do:
+ Một phần lớn đối tượng mua bán trong du lịch quốc tế là các dịch vụ (lưu
trú, bổ sung, trung gian…). Do vậy “ xuất khẩu” du lịch là xuất khẩu các dịch vụ,
đó là điều mà ngoại thương không thực hiện được. Ngoài ra, đối tượng xuất khẩu
của du lịch quốc tế còn là hàng ăn uống, hoa quả, rau xanh, hàng lưu niệm…là
những mặt hàng rất khó xuất khẩu theo đường ngoại thương. Việc xuất khẩu bằng
du lịch quốc tế luôn đem lại doanh thu cao hơn so với xuất khẩu ngoại thương. Vì
hàng hóa trong du lịch được bán theo giá bán lẻ, nhiều khi còn bán theo giá độc
quyền, trong khi đó hàng xuất khẩu ngoại thương thì xuất theo giá bán buôn và
nhiều nơi giá xuất còn thấp hơn so với giá thành, do đó nhiều khi bị lỗ. Mặt khác,
xuất khẩu du lịch quốc tế còn tiết kiệm được chi phí vận chuyển, chi phí bảo hiểm,
không phải chịu thuế xuất nhập khẩu và tránh được rũi ro trên đường vận chuyển.
+ Xuất khẩu du lịch là xuất khẩu “vô hình” có ưu điểm là chỉ bán cho du
khách quốc tế quyền được cảm nhận giá trị tài nguyên du lịch tại một điểm du lịch,
còn các tài nguyên du lịch vẫn còn nguyên giá trị.
- Du lịch phát triển còn kích thích đầu tư. Do du lịch là ngành được tạo nên
bởi rất nhiều các doanh nghiệp nhỏ và nhiều loại hình dịch vụ khác nhau nên sự
đầu tư của nhà nước vào cơ sở hạ tầng (đường sá, công viên…) và một số
kiến trúc thượng tầng (nghệ thuật, lễ hội, văn hóa dân gian…) nhằm tạo điều kiện
cho du lịch phát triển sẽ kích thích sự đầu tư rộng rãi của các tầng lớp nhân dân,
của doanh nghiệp nhỏ và cả đầu tư từ nước ngoài.
- Sự phát triển của du lịch sẽ tạo ra nhiều cơ hội việc làm mới cho người lao
động. Trong thời đại hiện nay các ngành sản xuất truyền thống một mặt do tốc độ


15
tăng trưởng chậm lại, mặt khác do việc hiện đại hóa trong các ngành này sẽ làm
giảm nhu cầu sử dụng lao động. Trong khi đó ngành du lịch phát triển nhanh
chóng và do đặc thù của ngành du lịch là ngành dịch vụ nên có hệ số sử dụng lao
động cao, do đó du lịch là ngành tạo ra nhiều việc làm cho xã hội. Hàng năm vào

mùa du lịch chính, các cơ sở kinh doanh du lịch thường tiếp nhận một số lượng
lớn lao động vào làm hợp đồng trong doanh nghiệp tạo nguồn thu nhập cho họ.
Ngoài ra, sự phát triển của du lịch còn kích thích các ngành khác phát triển, từ đó
còn tạo nhiều việc làm cho ngành, lĩnh vực khác trong nền kinh tế.
- Sự phát triển của du lịch còn thúc đẩy sự phát triển kinh tế-xã hội của các
địa phương. Thông thường tài nguyên du lịch thường có nhiều ở những vùng núi
xa xôi hay các vùng hẻo lánh khác. Việc khai thác và đưa các tài nguyên này vào
sử dụng đòi hỏi phải có đầu tư về mọi mặt: giao thông, bưu điện, kinh tế, văn
hóa…Do vậy, phát triển du lịch làm thay đổi bộ mặt kinh tế xã hội ở những vùng
có khách du lịch đến. Mặt khác, do khách du lịch đem tiền từ nơi khác đến các
vùng du lịch đó tiêu dùng, sẽ tạo điều kiện cho kinh tế ở những vùng này phát
triển. Phát triển du lịch nội địa và du lịch quốc tế thụ động sẽ tăng cường sức khỏe
cho người lao động, từ đó góp phần tăng năng suất lao động xã hội.
- Sự phát triển của du lịch quốc tế còn có vai trò to lớn trong việc mở rộng
và củng cố mối quan hệ kinh tế quốc tế. Các mối quan hệ kinh tế bao gồm: việc ký
kết hợp đồng trao đổi khách giữa các nước, các tổ chức và các hãng du lịch. Tham
gia vào các tổ chức quốc tế về du lịch để thúc đẩy sự phát triển của những ngành
có liên quan hoạt động du lịch.
1.2. NỘI DUNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH
1.2.1. Gia tăng quy mô du lịch
- Gia tăng quy mô du lịch là làm tăng thêm quy mô phục vụ du lịch, là sự mở
rộng về mọi mặt của ngành du lịch làm gia tăng giá trị mà ngành du lịch đem lại.Gia
tăng quy mô giúp cho ngành du lịch phát triển mạnh hơn, khai thác tốt hơn tiềm


×