Tải bản đầy đủ (.ppt) (30 trang)

Chương 3: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI BỊ KẾT ÁNBỊ KẾT ÁN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (232.51 KB, 30 trang )

Chương 3: ĐỊA VỊ PHÁP LÝ CỦA NGƯỜI
BỊ KẾT ÁN


Điều 3 LTHAHS quy định:
Người chấp hành án được hiểu là
người bị kết tội và phải chịu hình
phạt theo bản án đã có hiệu lực pháp
luật.

Phạm nhân là người đang chấp hành
án phạt tù có thời hạn, tù chung thân.


Người bị kết tội: là người bị
Toà án kết tội bằng bản án đã
có hiệu lực pháp luật.


I. Địa vị pháp lý của người bị kết án được miễn
TNHS, miễn Hình phạt
1. Địa vị pháp lý của người bị kết án được miễn
TNHS.
a. Quyền:

- Nhận trích lục bản sao bản án hoặc
quyết định đã có hiệu lực pháp luật;

- Được quyền khiếu nại đối với bản
án, quyết định đã có hiệu lực pháp
luật;




- Được trả tự do ngay sau khi tuyên
án nếu họ đã bị áp dụng biện pháp
tạm giam trước thời điểm có bản án
hoặc quyết định có hiệu lực pháp
luật;


- Được phục hồi lại Đảng tịch, chức
vụ, huỷ bỏ lệnh kê biên tài sản...khôi
phục lại các quyền và lợi ích của
người đó đã bị tước bỏ hoặc bị hạn
chế trong các giai đoạn tố tụng
trước đây.


b. Nghĩa vụ:

- Vẫn phải chịu trách nhiệm dân
sự, hành chính, kỷ luật (nếu có);


- Thực hiện các biện pháp tư
pháp do TA hoặc các CQTHTT
khác áp dụng như: tịch thu vật,
tiền trực tiếp liên quan đến tội
phạm (Điều 41 BLHS); trả lại tài
sản, sửa chữa hoặc bồi thường
thiệt hại, buộc công khai xin lỗi

(Điều 42 BLHS); bắt buộc chữa
bệnh (Điều 43 BLHS).


2. Địa vị pháp lý của người bị kết án được miễn
hình phạt.

Quyền và nghĩa vụ giống với người
bị kết án được miễn TNHS.


II. Địa vị pháp lý của người bị kết án bị áp
dụng hình phạt tử hình
1. Quyền:

Được gởi đơn xin ân giảm tới Chủ
tịch nước trong vòng 7 ngày kể từ
ngày bản án có hiệu lực pháp luật;
-

-Có quyền được hưởng những quy định về chế
độ tạm giam theo quy định tại NĐ 89/1998
của Chính phủ;


-Người bị kết án khi đưa ra thi hành án
được quyền ăn, uống, viết thư, ghi âm
lời nói gởi lại thân nhân;
- Được nghe đọc quyết định THA, quyết định
không kháng nghị của Chánh án TANDTC và

Viện trưởng VKSNDTC, quyết định bác đơn
xin ân giảm của Chủ tịch nước;


2. Nghĩa vụ:

- Tuân thủ theo quy định tại trại tạm
giam


III. Địa vị pháp lý của người bị kết án phạt tù
1. Quyền:

- Khiếu nại bản án, quyết định đã
có hiệu lực pháp luật;

- Được quyền hoãn chấp hành
hình phạt hoặc tạm đình chỉ chấp
hành hình phạt trong một số
trường hợp luật định;


- Nếu người bị kết án đang bị tạm giam
thì có quyền được gặp gia đình và thân
nhân; được thông báo về nơi người đó
sẽ chấp hành hình phạt.
-Được hưởng các quyền công dân trừ
những quyền bị pháp luật hoặc Toà án
tước đã ghi trong bản án, quyết định
của Toà án;



- Được Nhà nước cung cấp các
tiêu chuẩn ăn, ở, mặc… theo quy
định của luật THAHS

-Được học văn hoá, học nghề, tham gia
vui chơi thể thao, văn nghệ…


- Được đảm bảo các chế độ khám chữa
bệnh, bảo hiểm sức khoẻ, tai nạn lao
động; được miễn lao động trong các
trường hợp không thể tham gia lao
động vì lý do sức khoẻ hoặc lý do
thích hợp khác;


-Được nhận gửi thư, quà, được gặp
thân nhân theo quy định của pháp
luật;

-Được khiếu nại, tố cáo những hành vi
vi phạm pháp luật mà họ biết được;


-Được khen thưởng nếu tích cực lao
động, học tập; được thưởng bằng tiền,
hiện vật và bồi dưỡng phù hợp với kết
quả lao động;


-Được tạm đình chỉ thi hành án, được
xét giảm thời hạn chấp hành án theo
quy định của pháp luật;


- Được trả tự do và cấp giấy chứng
nhận đã chấp hành xong hình phạt
tù; trả lại các tài sản, vật dụng đã
gửi ở bộ phận lưu ký.


2. Nghĩa vụ:

- Chấp hành các quy định của
pháp luật về giam giữ, cải tạo ở
trại giam;
- Không nói và làm những việc ảnh
hưởng đến công tác quản lý, giáo dục
tại trại giam;


- Phục tùng tuyệt đối các mệnh lệnh và
tuân thủ sự hướng dẫn của cán bộ trại
giam;

- Tự giác rèn luyện để trở thành người
lương thiện;



+ Lao động, học tập và sinh hoạt theo
quy định của Luật THAHS và quy chế
của trại giam
- Chấp hành những quyết định của cơ
quan có thẩm quyền trong quá trình chấp
hành án ở trại giam, như quyết định dẫn
giải, quyết định bắt buộc chữa bệnh...


Các văn bản liên quan đến chế độ của phạm nhân
- Nghị định 117/2011/NĐ-CP ngày 15/12/2011 về tổ chức quản lý phạm
nhân và chế độ ăn, mặc, ở, sinh hoạt, chăm sóc y tế đối với phạm
nhân
 (có hiệu lực 15/02/2012)
- Thông tư liên tịch 11/TTLB hướng dẫn gíáo dục pháp luật, giáo dục
công dân, dạy văn hoá, dạy nghề; chế độ sinh hoạt giải trí cho phạm
nhân
- Thông tư liên tịch 04/2010/TTLT-BTC-BCA-BQP hướng dẫn thực
hiện chế độ lao động và sử dụng kết quả lao động, dạy nghề của
phạm nhân trong các trại giam
- Thông tư 46/2011/TT-BCA quy định việc phạm nhân gặp thân nhân;
nhận, gửi thư; nhận tiền, quà và liên lạc điện thoại với thân nhân
- Thông tư 58/2011/TT-BCA ngày 9/8/2011 quy định về đồ vật cấm
đưa vào trại giam và việc thu giữ, xử lý đồ vật cấm
- Thông tư liên tịch 02/2012/TTLT-BCA-BQP-BTP-BGDĐT hướng dẫn
việc tổ chức dạy văn hóa, giáo dục pháp luật, giáo dục công dân, phổ
biến thông tin thời sự, chính sách và thực hiện chế độ sinh hoạt, giải
trí cho phạm nhân (có hiệu lực 26/03/2012)
- Thông tư liên tịch 03/2012/TTLT-BCA-BQP-BNG hướng dẫn việc
thăm gặp, tiếp xúc lãnh sự đối với phạm nhân  (có hiệu lực

02/4/2012)


* Địa vị pháp lý của người bị chấp hành hình phạt
từ nhưng cho hưởng án treo (Điều 65 Luật THAHS)
* Quyền:
- Người được hưởng án treo là cán bộ, công chức, viên chức,
sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, hạ sĩ quan, chiến sĩ, công
nhân quốc phòng, công nhân công an, người lao động nếu
được tiếp tục làm việc tại cơ quan, tổ chức thì được bố trí
công việc bảo đảm yêu cầu giám sát, giáo dục, được hưởng
tiền lương và chế độ khác phù hợp với công việc mà mình
đảm nhiệm, được tính vào thời gian công tác, thời gian tại ngũ
theo quy định của pháp luật.


- Trong thời gian thử thách, người
được hưởng án treo không thuộc
trường hợp quy định tại khoản 1
Điều 65 được Uỷ ban nhân dân cấp
xã tạo điều kiện để người đó tìm
việc làm.


×