Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

Chuyên đề VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (305.42 KB, 17 trang )

CHUYÊN ĐỀ ÔN THI THPTQG

VẤN ĐỀ BIỂN ĐẢO VIỆT NAM
Tác giả: …………….
I. Đặc điểm chung của biển Đông Việt Nam
1.1 Khái quát về biển Đông
Biển Đông là một trong số các biển lớn của thế giới, có diện tích 3,477 triệu
2
km và tổng lượng nước khoảng 3,928 triệu km3. Chiều dài biển Đông khoảng
3000km, chiều rộng 1000km, độ sâu trung bình của biển Đông là 1140m. Gần bờ,
đáy vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan sâu chưa tới 100m, ra ngoài khơi, gần Philippin
và các quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa mới gặp lòng chảo sâu 4000m, chỗ sâu
nhất đạt 5554m.
Biển Đông là một biển nửa kín, nằm ở rìa Tây Thái Bình Dương, trải rộng từ vĩ
độ 30 lên đến vĩ độ 260 Bắc và từ kinh độ 1000 đến 1210 Đông. Biển Đông tiếp giáp
với 9 nước là Việt Nam, Trung Quốc, Philippin, Inđônêxia, Bruney, Malayxia,
Singapore, Thái Lan, Camphuchia và một vùng lãnh thổ là Đài Loan. Biển Đông
có vị trí chiến lược đối với các nước trong khu vực châu Á - Thái Bình Dương nói
riêng và các quốc gia khác trên thế giới.
1.2 Biển Đông Việt Nam
Phần biển Đông thuộc lãnh thổ Việt Nam rộng khoảng trên một triệu km 2,
trong đó có hai vịnh lớn là vịnh Bắc Bộ (150 000 km 2) và vịnh Thái Lan (462
000km2). Phía Bắc và Nam lãnh thổ thềm lục địa mở rộng. Tại vịnh Bắc Bộ, thềm
lục địa ra cách cửa sông Hồng tới 500km. Về phía Nam, thềm lục địa lan xa hơn
nữa, nối liền Việt Nam với Malaixia và Inđônêxia. Đoạn ven biển Trung Trung Bộ
thì thềm lục địa thu rất hẹp, trung bình chỉ khoảng 50km, chỗ hẹp nhất chỉ còn
30km ở mũi Đại Lãnh (Phú Yên).
Việt Nam là quốc gia ven biển nằm bên bờ Tây của Biển Đông, có địa chính trị
và địa kinh tế rất quan trọng không phải bất kỳ quốc gia nào cũng có. Với bờ biển
dài trên 3.260 km trải dài từ Bắc xuống Nam, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia
ven biển, các quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên


diện tích đất liền của nước ta là xấp xỉ 0,01 (nghĩa là cứ 100 km 2 đất liền có 1km
bờ biển). Trong 63 tỉnh, thành phố của cả nước thì 28 tỉnh, thành phố có biển và
gần một nửa dân số sinh sống tại các tỉnh, thành ven biển. Trong lịch sử hàng ngàn
năm dựng nước và giữ nước của dân tộc, biển đảo luôn gắn với quá trình xây dựng
và phát triển của đất nước và con người Việt Nam.
Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, nước ta có diện tích
biển khoảng trên 1 triệu km 2, gấp 3 lần diện tích đất liền, chiếm gần 30% diện tích
Biển Đông. Vùng biển nước ta có khoảng 4000 đảo được phân bố khá đều theo
chiều dài của bờ biển đất nước, với vị trí đặc biệt quan trọng như một tuyến phòng
thủ tiền tiêu để bảo vệ sườn phía Đông của đất nước. Một số đảo ven bờ còn có vị
trí quan trọng được sử dụng làm các điểm mốc quốc gia trên biển để thiết lập
đường cơ sở ven bờ lục địa Việt Nam, từ đó xác định vùng nội thủy, lãnh hải, vùng


tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa, làm cơ sở pháp lý để
bảo vệ chủ quyền quốc gia trên các vùng biển.
Vùng biển nước ta: bao gồm cả vùng lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm
lục địa.
Phạm vi các vùng biển theo luật quốc tê (1982)



đồ
đường cơ sở tính chiều rộng lãnh hải ven bờ lục địa Việt Nam
Theo quy định của Công ước Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982, các quốc
gia ven biển có năm (05) vùng biển gồm: Nội thủy nằm bên trong đường cơ sở;
lãnh hải có chiều rộng 12 hải lý; vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa có chiều
rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở; riêng thềm lục địa có thể kéo dài ra tới 350
hải lý. Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam tuyên bố chủ quyền, quyền
chủ quyền và quyền tài phán quốc gia đối với các vùng biển nói trên:

(1) Nội thủy: Là vùng nước nằm ở phía trong đường cơ sở của nước Cộng hòa xã
hội chủ nghĩa Việt Nam, nội thủy được coi như lãnh thổ trên đất liền, đặt dưới chủ
quyền toàn vẹn đầy đủ và tuyệt đối của quốc gia Việt Nam.
Đường cơ sở: là đường ranh giới phía trong của lãnh hải và phía ngoài của nội
thủy, do quốc gia ven biển hay quốc gia quần đảo định ra phù hợp với Công ước
của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982 để làm cơ sở xác định phạm vi của các
vùng biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán quốc gia. Là đường dùng làm căn cứ
để tính chiều rộng lãnh hải và các vùng biển khác. Có 2 loại đường cơ sở:
- Đường cơ sở thông thường: Là đường sử dụng ngấn nước thủy triều thấp nhất
ven bờ biển hoặc hải đảo.


- Đường cơ sở thẳng: Là đường nối các điểm hoặc đảo nhô ra nhất của bờ biển lục
địa hoặc đảo. Đường cơ sở thẳng áp dụng khi bờ biển quốc gia ven biển bị chia cắt
hoặc có chuỗi đảo gắn liền và chạy dọc theo bờ biển.
Nước ta có chuỗi đảo chạy dọc theo bờ biển được vận dụng để xác định đường
cơ sở thẳng. Năm 1982, Chính phủ nước ta ra tuyên bố xác định đường cơ sở
thẳng ven bờ lục địa Việt Nam gồm 10 đoạn nối 11 điểm. Trừ điểm A8 nằm trên
mũi Đại Lãnh, các điểm còn lại đều nằm trên các đảo. Điểm 0 nằm trên ranh giới
phía Tây Nam của vùng nước lịch sử Việt Nam - Campuchia. Điểm A1: Hòn Nhạn
(Kiên Giang); A2: Hòn Đá Lẻ (Cà Mau); A3: Hòn Tài Lớn; A4: Hòn Bông Lan;
A5: Hòn Bảy Cạnh (Bà Rịa - Vũng Tàu); A6: Hòn Hải (nhóm đảo Phú Quý - Bình
Thuận); A7: Hòn Đôi (Khánh Hòa); A8: Mũi Đại Lãnh (Khánh Hòa); A9: Hòn
Ông Căn (Bình Định); A10: Đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi); A11: Đảo Cồn Cỏ (Quảng
Trị).
(2) Lãnh hải: Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam rộng 12 hải
lý (01 hải lý tương đương 1.852m), ở phía ngoài đường cơ sở. Ranh giới ngoài của
lãnh hải là biên giới của quốc gia ven biển. Nước cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt
Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như
đối với vùng trời, đáy biển và lòng đất dưới đáy biển của lãnh hải. Theo Công ước

của Liên hợp quốc về Luật biển 1982, chủ quyền đối với vùng lãnh hải không phải
là tuyệt đối như vùng nội thủy, tàu thuyền các nước khác được “đi qua không gây
hại” trong lãnh hải. Các quốc gia ven biển có quyền ấn định các tuyến đường, quy
định việc phân chia các luồng giao thông dành cho tàu nước ngoài đi qua lãnh hải
nhằm bảo đảm chủ quyền, an ninh quốc gia và lợi ích của mình.
(3) Vùng tiếp giáp lãnh hải: Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài lãnh hải Việt Nam có chiều rộng
12 hải lý, hợp với lãnh hải thành một vùng rộng 24 hải lý kể từ đường cơ sở dùng
để tính chiều rộng lãnh hải của Việt Nam. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam thực hiện sự kiểm soát cần thiết trong vùng tiếp giáp lãnh hải của
mình nhằm bảo vệ quyền lợi về hải quan, thuế khóa, đảm bảo sự tôn trọng các quy
định về y tế, di cư, nhập cư trên lãnh thổ hoặc trong lãnh hải Việt Nam.
(4) Vùng đặc quyền kinh tế: Vùng đặc quyền kinh tế của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam tiếp liền vùng lãnh hải và hợp với vùng lãnh hải thành vùng biển
rộng 200 hải lý tính từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của Việt
Nam. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn toàn về việc
thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên, sinh vật và
không sinh vật ở vùng nước, ở đáy biển và trong lòng đất dưới đáy biển của vùng
đặc quyền kinh tế của Việt Nam; có quyền và thẩm quyền riêng biệt về các hoạt
động khác phục vụ cho việc thăm dò và khai thác vùng đặc quyền kinh tế nhằm
mục đích kinh tế; có thẩm quyền riêng biệt về nghiên cứu khoa học trong vùng đặc
quyền kinh tế của Việt Nam; có thẩm quyền trong bảo vệ môi trường, chống ô
nhiễm trong vùng đặc quyền kinh tế của Việt Nam.
(5) Thềm lục địa: Thềm lục địa của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao
gồm đáy biển và lòng đất dưới đáy biển thuộc phần kéo dài tự nhiên của lục địa
mở rộng ra ngoài lãnh hải Việt Nam cho đến bờ ngoài của rìa lục địa; nơi nào bờ


ngoài của rìa lục địa cách đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam
không đến 200 hải lý thì thềm lục địa nơi ấy mở rộng ra 200 hải lý kể từ đường cơ

sở đó. Theo Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển 1982, nước nào có thềm
lục địa tự nhiên quá rộng thì thềm lục địa có thể mở rộng ra không quá 350 hải lý
kể từ đường cơ sở. Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam có chủ quyền hoàn
toàn về mặt thăm dò, khai thác, bảo vệ và quản lý tất cả các tài nguyên thiên nhiên
ở thềm lục địa Việt Nam bao gồm tài nguyên khoáng sản, tài nguyên không sinh
vật và tài nguyên sinh vật thuộc loại định cư ở thềm lục địa Việt Nam.
II. Đặc điểm địa lí biển Đông
2.1 Các yếu tố khí tượng, hải văn
a. Khí tượng
*Hướng và tốc độ gió
Từ tháng X đến tháng IV hướng gió Đông Bắc chiếm ưu thế, mạnh nhất vào
giữa mùa đông. Ngoài hướng Đông Bắc còn có hướng Đông hoặc Đông Nam.
Từ thắng V đến tháng IX hướng gió Tây nam chiếm ưu thế. Riêng ở vịnh Bắc Bộ
hướng Nam chiếm ưu thế. Ngoài ra còn có hướng Đông Nam và Tây Nam.
Về tốc độ gió trung bình năm, mùa đông gió mạnh hơn mùa hạ, ngoài khơi mạnh
hơn vùng ven bờ. Ở ngoài khơi mùa hạ khoảng 6-7m/s, mùa đông là 8-9m/s. Ở
vùng ven bờ mùa hạ khoảng 3-4m/s, mùa đông 5-6m/s.Gió mạnh nhất là gió bão.
*Nhiệt độ không khí
Nhiệt độ không khí trung bình trên biển Đông trên 20 0C và có xu hướng tăng từ
Bắc vào Nam và từ vùng ven bờ ra ngoài khơi, do đường đẳng nhiệt trên phần Bắc
biển Đông thường chạy chếch theo hướng Tây Nam- Đông bắc.
Ảnh hưởng của gió mùa đông bắc thể hiện rõ rệt qua nhiệt độ không khí thấp nhất
trên biển Đông. Trên biển Đông vĩ tuyến 160B vẫn là một ranh giới khí hậu quan
trọng
*Lượng mưa
Lượng mưa vùng biển ven bờ xấp xỉ với vùng bờ biển liền kề (Cô Tô
1733mm, Hòn Ngư 2099mm, Cồn Cỏ 2278mm. Côn Đảo 2095mm). Ra ngoài
khơi lượng mưa có xu thế giảm dần do thiếu một vài cơ chế dòng thăng, đối lưu
nhiệt và địa hình chắn gió (Bạch Long Vĩ 1127mm, Hoàng Sa 1227mm, Phú Quý
1199mm). Lượng mưa có ảnh hưởng đến sự phát triển của sinh vật trên các đảo và

cung cấp nước ngọt cho cư dân trên đảo
*Tầm nhìn xa
Tầm nhìn xa có 9 cấp (50m,100m,500m,1km,2km,4km,10km,20km,50km)thì
cấp 5 trở lên(2km)việc đi lại đã thuận lợi. Trên biển Đông hầu như tất cả các ngày
trong mùa hạ đều có tầm nhìn xa trên 2km. Phía Bắc vĩ tuyến 16 0B trung bình có
khoảng 2 ngày trong mùa đông là có sương mù nhưng cũng chỉ buổi sang còn trưa
và chiều đều không có tở ngại đối với giao thông. Từ vĩ tuyến 16 0B vào phía Nam
quanh năm không xuất hiện tình trạng sương mù.
b.Các yếu tố hải văn
Biển Đông trải dài từ xích đạo đến chí tuyến Bắc, nằm trong vùng nội chí
tuyến nên là một vùng biển có đặc tính nóng ẩm và chịu ảnh hưởng của gió mùa.
Tính chất nhiệt đới gió mùa được thể hiện rõ trong điều kiện khí tượng, hải văn và
sinh vật biển.


*Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ trung bình năm của không khí trên biển Đông tăng dần từ Bắc xuống
Nam, từ vùng ven bờ ra ngoài khơi. Ven bờ ở phía Bắc nhiệt độ không khí trung
bình năm 22- 240C, từ sau vĩ tuyến 160B, nhiệt độ trung bình năm lên tới 26 - 27 0C.
Nước biển tầng mặt có nhiệt độ trung bình năm trên 23 0C, từ phía nam đảo Cồn Cỏ
đạt trên 250C. Nhìn chung, nhiệt độ nước biển thường chênh với nhiệt độ không
khí khoảng từ 10C đến 20C. Tính chất gió mùa thể hiện ở sự biến đổi nhiệt độ
không khí trên biển và nhiệt độ nước biển theo mùa trong năm. Sự hạ thấp nhiệt độ
không khí và nước biển vào mùa đông do gió mùa đông bắc cũng biểu hiện rõ rệt
chỉ từ vĩ tuyến 160B trở ra, giống như trên đất liền.
*Nhiệt độ nước biển
Nhiệt độ nước biển Đông tầng trên mặt trung bình 23 0C và biến động theo
mùa, theo khu vực và theo độ sâu. Nhiệt độ nước biển tăng dần từ trong đất liền ra
ngoài khơi, từ Bắc vào Nam. Ở miền Bắc, vào mùa đông vùng biển ven bờ nhiệt
độ có thể xuống tới dưới 150C nên biên độ dao động nhiệt lớn. Ở phía Nam và

ngoài khơi sự dao động mùa không đáng kể vì nhiệt độ luôn cao từ 23 0C-260C.
Trong mùa hạ nhiệt độ trên khắp biển Đông tương đối giống nhau, 29 0C-300C.
Như vậy sự chênh lệch nhiệt độ Bắc- Nam cũng chỉ mạnh vào mùa đông như trên
đất liền. Nhiệt độ nước biển giảm theo độ sâu, cường độ giảm phụ thuộc vào độ
sâu đáy biển và vị trí vùng biển.
*Độ mặn nước biển
Độ mặn nước biển trung bình khoảng 32-33 0/00, thay đổi theo khu vực, theo
mùa và theo độ sâu. Ngoài khơi có độ mặn cao và ổn định, ven bờ do ảnh hưởng
của nước sông ngòi đổ ra mà có sự biến động theo mùa rõ rệt kèm theo là sự giảm
sút của độ mặn bình quân và sự khác nhau giữa ba miền.
Sự biến động mùa của độ mặn theo sát nhịp điệu mùa khô-mưa và cũng là nhịp
điệu mùa lũ-cạn, nói chung độ mặn cao vào mùa khô cạn, thấp vào mùa mưa lũ.
Khi nước sông đổ ra biển nhiều, độ mặn có thể giảm xuống dưới 24 0/00 và trở thành
nước lợ.
Độ mặn nước biển tăng theo độ sâu nhưng sự gia tăng này chỉ mạnh ở ven bờ
do tầng mặt có sự dao động mùa, ngoài khơi chỉ khoảng 1 0/00. Ở Vịnh Bắc Bộ, vào
đông xuân sự chênh lệch giữa tầng mặt và tầng đáy khoảng 2-3 0/00 , nhưng cho đến
hè thu sự chênh lệch lên tới 8-140/00
*Sóng
Sóng biển Đông không lớn và bị chi phối bởi chế độ gió mùa cũng như mọi
đặc điểm của vùng biển. Trong mùa gió đông bắc, tốc độ gió lớn hơn nên sóng
cũng nhiều và mạnh hơn trong mùa gió tây nam. Sóng gió và sóng lừng từ hướng
đông bắc tới và vỗ mạnh vào bờ biển nước ta, nhất là ở Trung bộ.
Nơi nhiều sóng và sóng lớn nhất là duyên hải Trung Bộ.
*Thủy triều
Chế độ thủy triều ven biển Việt Nam rất đặc biệt và có sự phân hoá mạnh theo
khu vực từ Móng Cái đến Hà Tiên.Sóng nhật triều mạnh nhất ở Bắc Bộ sau giảm
dần, vào đến Huế là yếu nhất, rồi từ Huế lại mạnh dần cho tới Nam Bộ. Sóng bán
nhật triều mạnh nhất ở Nam Bộ, từ đó giảm dần ra phía Bắc Bộ và về phía vịnh
Thái Lan.



*Hải lưu
Biển Đông còn là vùng biển tương đối kín. Hình dạng khép kín của vùng biển
tạo nên tính chất khép kín của dòng hải lưu với hướng chảy chịu ảnh hưởng của
gió mùa. Tại hai vịnh Bắc Bộ và vịnh Thái Lan cũng hình thành những dòng hải lưu
chảy theo những vòng tròn nhỏ hơn.
2.2 Tài nguyên biển nước ta
a. Tài nguyên khoáng sản
Biển Đông góp phần làm giàu tài nguyên thiên nhiên nước ta. Vùng thềm lục
địa chứa các mỏ khoáng sản trầm tích hữu cơ và trọng sa. Khoáng sản có trữ lượng
lớn và giá trị nhất là dầu khí. Hai bể dầu lớn nhất là bể chứa Nam Côn Sơn có diện
tích 70 000km2 và bể chứa Cửu Long diện tích khoảng 23 000km 2 hiện đang được
khai thác. Các bể dầu khí Malai - Thổ Chu và bể Sông Hồng có diện tích nhỏ hơn
cũng có trữ lượng đáng kể và còn hơn chục mỏ dầu khí khác đã được xác định.
Lượng dầu thô khai thác được hàng năm của chúng ta đạt hàng chục triệu tấn.
Ngoài ra, các mỏ sa khoáng oxit ti tan, băng cháy, các bãi cát ven biển có trữ lượng
lớn là nguồn nguyên liệu quý cho ngành công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn
thuận lợi cho nghề làm muối, nhất là vùng ven biển Nam Trung Bộ.
b. Tài nguyên sinh vật
Sinh vật biển Đông tiêu biểu cho vùng biển nhiệt đới giàu thành phần loài và
có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven bờ, nơi giàu nguồn thức ăn có mật
độ tập trung sinh vật cao nhất. Trong biển Đông có tới trên 2000 loài cá, trên 100
loài tôm, khoảng vài chục loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật
đáy khác. Trên các đảo, nhất là tại hai quần đảo lớn Hoàng Sa và Trường Sa, ta còn
có nguồn tài nguyên quý giá, các rạn san hô cùng đông đảo các loài sinh vật khác
tập trung ven đảo.
c. Tài nguyên giao thông vận tải biển
Đối với Việt Nam, vùng biển và ven biển Việt Nam nằm án ngữ trên con
đường hàng hải và hàng không huyết mạch thông thương giữa Ấn Độ Dương và

Thái Bình Dương, giữa châu Âu, Trung Cận Đông với Trung Quốc, Nhật Bản và
các nước trong khu vực. Điều kiện tự nhiên của bờ biển Việt Nam là tiềm năng to
lớn cho ngành giao thông hàng hải Việt Nam. Dọc bờ biển Việt Nam xác định
nhiều khu vực xây dựng cảng, trong đó có một số nơi có thể xây dựng cảng biển
nước sâu như: Cái Lân và một số điểm ở khu vực Vịnh Hạ Long và Bái Tử Long,
Lạch Huyện, Đình Vũ, Cát Hải, Đồ Sơn, Nghi Sơn, Cửa Lò, Hòn La, Vũng Áng,
Chân Mây, Đà Nẵng, Dung Quốc, Vân Phong, Cam Ranh, Vũng Tàu, Thị Vải…
Phía Nam, cảng quy mô vừa như Hòn Chông, Phú Quốc… Ngoài sự hình thành
mạng lưới cảng biển, các tuyến đường bộ, đường sắt dọc ven biển và nối với các
vùng sâu trong nội địa (đặc biệt là các tuyến đường xuyên Á) sẽ cho phép vùng
biển và ven biển nước ta có khả năng chuyển tải hàng hóa nhập khẩu tới mọi miền
của Tổ quốc một cách nhanh chóng và thuận lợi.
d. Tài nguyên du lịch biển
Biển Việt Nam có nhiều điều kiện để phát triển du lịch - ngành công nghiệp
không khói, hiện đang đóng góp không nhỏ vào nền kinh tế của đất nước. Do đặc
điểm kiến tạo khu vực, các dãy núi đá vôi vươn ra sát bờ biển đã tạo thành nhiều


cảnh quan thiên nhiên sơn thủy rất đa dạng, nhiều vịnh, bãi cát trắng, hang động,
các bán đảo và các đảo lớn nhỏ liên kết với nhau thành một quần thể du lịch hiếm
có trên thế giới như di sản thiên nhiên Hạ Long được UNESCO xếp hạng. Các
thắng cảnh trên đất liền nổi tiếng như Phong Nha, Bích Động, Non nước…, các di
tích lịch sử và văn hóa như: Cố đô Huế, phố cổ Hội An, Tháp Chàm, Nhà thờ đá
Phát Diệm… phân bố tại vùng ven biển. Tiềm năng du lịch kể trên rất phù hợp để
Việt Nam phát triển và đa dạng các loại hình du lịch hiện đại như nghỉ ngơi; dưỡng
bệnh; tắm biển; du lịch sinh thái nghiên cứu khoa học vùng ven bờ, hải đảo, ngầm
dưới nước; du lịch thể thao: bơi, lặn sâu, lướt ván, nhảy sóng, đua thuyền…
2.3 Thiên nhiên nước ta mang tính bán đảo, chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển
Dải đất liền của nước ta hẹp ngang, kéo dài 15 độ vĩ tuyến, tiếp giáp với biển
Đông rộng lớn trên chiều dài 3260 km. Biển Đông ảnh hưởng sâu sắc đến tính

chất nội chí tuyến gió mùa ẩm của đất liền qua tác động của các khối không khí hải
dương và các cơn bão. Sự tương tương tác biển- đất liền thể hiện rõ nhất tại vùng
bờ biển và vùng biển nông ven bờ, thông qua sự xâm nhập của nước mặn, sâu nhất
là vào mùa khô và sự đổ ra biển của nước và phù sa sông, xa nhất là vào mùa mưa
lũ , tạo nên một dải cảnh quan nước lợ đặc trưng.
Tính bán đảo được thể hiện trước hết ở khí hậu, địa hình ven biển và ở cảnh
quan thiên nhiên nước ta. Vì thế, thiên nhiên Việt Nam mang tính bán đảo, thiên
nhiên chịu ảnh hưởng sâu sắc của biển.
a. Khí hậu mang tính hải dương điều hoà
Biển Đông rộng và chứa một lượng nước lớn là nguồn dự trữ ẩm làm cho độ ẩm
tương đối của không khí thường trên 80%. Các luồng gió hướng đông nam từ biển
thổi vào luồn sâu theo các thung lũng sông làm giảm độ lục địa ở các vùng cực tây
của đất nước. Biển Đông làm biến tính các khối khí đi qua biển vào nước ta. Về
mùa đông, các dòng khí lạnh khô từ lục địa phương Bắc tràn xuống qua vùng biển
nóng ẩm nhận thêm nhiệt và ẩm nên giảm bớt tính chất lạnh khô, mang lại thời tiết
mưa phùn cho vùng đồng bằng và ven biển phía Bắc. Về mùa hạ, khối khí phương
nam từ xích đạo đi lên qua biển Đông trở nên dịu mát hơn. Biển Đông đã mang lại
cho nước ta một lượng mưa lớn, làm giảm đi tính chất khắc nghiệt của thời tiết
lạnh khô trong mùa đông và làm dịu bớt thời tiết nóng bức trong mùa hè. Nhờ có
biển Đông khí hậu nước ta mang nhiều đặc tính của khí hậu đại dương, điều hoà
hơn.
b. Địa hình ven biển đa dạng và đặc sắc
Các dạng địa hình ven biển nước ta rất đa dạng, đặc trưng cho địa hình vùng biển
nhiệt đới ẩm với tác động của quá trình xâm thực - bồi tụ diễn ra mạnh mẽ trong
mối tương tác giữa biển và lục địa. Đó là các dạng địa hình vịnh cửa sông, các bờ
biển mài mòn, các tam giác châu với bãi triều rộng lớn, các bãi cát phẳng lì, các
vũng vịnh nước sâu, các đảo ven bờ và những rạn san hô...có nhiều giá trị về kinh
tế và du lịch.
c. Cảnh quan thiên nhiên rừng ưu thế
Lượng mưa ẩm cao do biển Đông mang lại làm xúc tiến mạnh mẽ cường độ



vòng tuần hoàn sinh vật vốn đã thuận lợi trong điều kiện khí hậu nhiệt đới nước ta.
Nhờ vậy, rừng nguyên sinh khí hậu ở nước ta là kiểu rừng rậm nhiệt đới ẩm xanh
quanh năm có năng suất sinh học rất cao. Ngay cả rừng thứ sinh mọc lại cũng phần
lớn là rừng kín thường xanh. Ngoại trừ một số địa phương có khí hậu khô khan
hoặc những nơi đất đai bị khai thác kiệt quệ, còn hầu như khắp mọi nơi trên đất
nước màu xanh bao phủ do quá trình tái sinh, hồi phục rừng diễn ra mau chóng.
Địa hình đồi núi chiếm chủ yếu khiến cho cảnh quan rừng là tiêu biểu cho thiên
nhiên nước ta. Cảnh quan rừng ưu thế đã thay thế cảnh quan sa mạc, bán sa mạc
nhiệt đới, cận nhiệt đới mà ta thấy ở các nước có cùng vĩ độ thuộc Tây Nam Á và
Bắc Phi.
Biển Đông còn mang lại cho tài nguyên rừng nước ta diện tích rừng nhiệt
đới ẩm thường xanh ngập mặn ven biển khá rộng, nguyên có tới 450.000 ha, riêng
Nam Bộ 300.000 ha. Rừng ngập mặn ở nước ta lớn thứ hai trên thế giới sau rừng
ngập mặn Amazôn ở Nam Mĩ. Hệ sinh thái rừng ngập mặn cho năng suất sinh học
cao, đặc biệt là sinh vật nước lợ. Tuy nhiên, hiện nay rừng ngập mặn bị thu hẹp rất
nhiều chỉ còn khoảng 15% diện tích (68.303 ha, năm 2003).
d.Thiên tai
Bão, sóng lừng, nước dâng là những thiên tai do biển Đông gây ra làm ảnh
hưởng không nhỏ đến cảnh quan thiên nhiên và sự phát triển kinh tế xã hội nước
ta. Mỗi năm trung bình vùng đồng bằng và ven biển nước ta đón nhận 3 - 4 cơn
bão trực tiếp từ biển Đông đổ vào. Năm bão nhiều có tới 8 -10 cơn, năm ít cũng 1 2 cơn bão. Bão qua biển Đông gây mưa to, lượng mưa đột ngột tăng lên đến 300 400mm trong một ngày đêm, nước dâng nhanh, gió giật mạnh, sóng lớn làm phá
huỷ các công trình xây dựng, đắm chìm tàu bè và làm ngập mặn đất đai. Những
đợt sóng lớn (sóng lừng) do gió bão gây nên có thể rất cao, độ cao cực đại ở Cô
Tô, Bạch Long Vĩ là 6 - 7m, ở Hoàng Sa, Trường Sa đến 11m. Bão lớn, sóng lừng,
nước dâng là những thiên tai bất thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên hàng
năm đe doạ, gây hậu quả nặng nề cho vùng đồng bằng ven biển nước ta, nhất là
vùng ven biển Trung Bộ. Ngoài ra còn hiện tượng sạt lở bờ biển, cát bay, cát lấn
ruộng đồng, làng mạc, triều cường,...

III. Các đảo và quần đảo có ý nghĩa chiến lược trong việc bảo vệ an ninh quốc
phòng
3.1 Các đảo, quần đảo
a. Thuộc vùng biển nước ta có hơn 4000 hòn đảo lớn nhỏ
- Có những đảo đông dân như: Cái Bầu, Cát Bà, Lý Sơn, Phú Quý, Phú Quốc.
- Có những đảo chụm lại thành quần đảo như: Vân Đồn, Cô Tô, Cát Bà, quần đảo
Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa, quần đảo Côn Đảo (còn gọi là quần đảo Côn Sơn),
quần đảo Nam Du, quần đảo Thổ Chu.
Căn cứ vị trí chiến lược và các điều kiện địa lý, kinh tế, dân cư người ta có thể
chia các đảo, quần đảo thành các nhóm:
- Hệ thống đảo tiền tiêu, có vị trí quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc. Trên các đảo có thể lập những căn cứ kiểm soát vùng biển, vùng trời
nước ta, kiểm tra hoạt động của tàu, thuyền, bảo đảm an ninh quốc phòng, xây
dựng kinh tế, bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước. Đó là các đảo,


quần đảo: Hoàng Sa, Trường Sa, Chàng Tây, Thổ Chu, Phú Quốc, Côn Đảo, Phú
Quý, Lý Sơn, Cồn Cỏ, Bạch Long Vĩ...
- Các đảo lớn có điều kiện tự nhiên thuận lợi cho phát triển kinh tế - xã hội. Đó là
các đảo như: Cát Bà, Cù Lao Chàm, Lý Sơn, Phú Quý, Côn Đảo, Phú Quốc…
- Các đảo ven bờ gần đất liền, có điều kiện phát triển nghề cá, du lịch và cũng là
căn cứ để bảo vệ trật tự, an ninh trên vùng biển và bờ biển nước ta. Đó là các đảo
thuộc huyện đảo Cát Bà (Hải Phòng), huyện đảo Bạch Long Vĩ (Hải Phòng),
huyện đảo Phú Quý (Bình Thuận), huyện đảo Côn Đảo (Bà Rịa - Vũng Tàu),
huyện đảo Lý Sơn (Quảng Ngãi), huyện đảo Phú Quốc (Kiên Giang) v.v.
* Quần đảo Hoàng Sa
Quần đảo Hoàng Sa gồm trên 30 đảo, đá, cồn san hô và bãi cạn, nằm ở khu
vực biển giữa vĩ độ 150 45’00”N - 170 15’00” và kinh độ 111000’00”E 1130 00’00”E trên vùng biển có diện tích 30.000km2, cách đảo Lý Sơn (tỉnh Quảng
Ngãi) khoảng 120 hải lý, cách đảo Hải Nam (Trung Quốc) khoảng 140 hải lý.
Diện tích toàn bộ phần đất nổi của quần đảo khoảng 8km2. Quần đảo Hoàng Sa

chia thành hai nhóm An Vĩnh (còn gọi là nhóm Đông - Bắc) và Trăng Khuyết (còn
gọi là nhóm Tây).
- Nhóm phía Đông có tên là An Vĩnh, gồm khoảng 12 đảo nhỏ và một số đảo san
hô, Trong đó có 2 đảo lớn là Phú Lâm và Linh Côn, mỗi đảo rộng 1,5 km2.
- Nhóm phía Tây gồm nhiều đảo xếp vòng cung nên gọi là nhóm Trăng khuyết
(hay còn gọi là nhóm lưỡi liềm): trong đó có các đảo Hoàng Sa, Quang Ảnh, Hữu
Nhật, Quang Hoà, Duy Mộng, Lưỡi Liềm, bãi Xà Cừ, đảo Bạch Quy, Chim Én, Tri
Tôn…và các bãi đá ngầm, trong đó có đảo Hoàng Sa (dài 950m, rộng khoảng
650m, diện tích 0,32km2).
Trên đảo Hoàng Sa có trạm khí tượng của Việt Nam hoạt động từ năm 1938 đến
1974, được tổ chức khí tượng quốc tế đặt số hiệu 48-860 (số 48 chỉ khu vực Việt
Nam).
* Quần đảo Trường Sa
Quần đảo Trường Sa nằm giữa Biển Đông về phía Đông Nam nước ta, phía
Bắc là quần đảo Hoàng Sa, phía Đông giáp biển Philippin, phía Nam giáp biển
Malaixia, Brunây và Inđônêxia.
Từ trung tâm quần đảo Trường Sa đến biển của Malaixia khoảng 250 hải lý,
đến biển của Philippin khoảng 201 hải lý, đến biển của Brunây khoảng 320 hải lý,
đến đảo Nam Hải khoảng 585 hải lý và đến đảo Đài Loan khoảng 810 hải lý; cách
Cam Ranh khoảng 243 hải lý, cách Vũng Tàu 440 hải lý.
Quần đảo Trường Sa gồm trên 100 hòn đảo nhỏ và bãi san hô với diện tích
vùng biển rộng khoảng 410.000km2 nằm ở giữa vĩ độ 6 0 30’ đến 12 0 Bắc và kinh
độ 109 0 30’ đến 117020’ Đông.
Diện tích toàn bộ phần đảo nổi của quần đảo khoảng 3km2, được chia làm 8
cụm (Song Tử, Loại Ta, Thị Tứ, Nam Yết, Sinh Tồn, Trường Sa, Thám Hiểm, Bình
Nguyên), đảo cao nhất là Song Tử Tây (khoảng 4 - 6m), đảo lớn nhất là đảo Ba
Bình (0,44km2), sau đó là đảo Nam Yết (0,06km2).
Khoảng cách giữa các đảo cũng khác nhau, gần nhất từ đảo Song Tử Đông đến
Song Tử Tây khoảng 1,5 hải lý, xa nhất Song Tử Tây (phía Bắc) đến An Bang
(phía Nam) khoảng 280 hải lý.



b. Các huyện đảo ở nước ta (đến năm 2006)
-Huyện đảo Vân Đồn và huyện đảo Cô Tô (tỉnh Quảng Ninh).
- Huyện đảo Cát Hải và huyện đảo Bạch Long Vĩ (thành phố Hải Phòng).
- Huyện đảo Cồn Cỏ (tỉnh Quảng Trị)
-Huyện đảo Hoàng Sa (thành phố Đà Nẵng)
- Huyện đảo Lí Sơn (tỉnh Quảng Ngãi)
- Huyện đảo Trường Sa (tỉnh Khánh Hoà)
- Huyện đảo Phú Quý (tỉnh Bình Thuận)
- Huyện đảo Côn Đảo (tỉnh Bình Thuận)
- Huyện đảo Kiên Hải và huyện đảo Phú Quốc (tỉnh Kiên Giang).
3.2 Vấn đề an ninh- quốc phòng trên biển Đông, các đảo, quần đảo
* Vai trò
Biển nước ta được ví như mặt tiền, sân trước, cửa ngõ quốc gia; biển, đảo,
thềm lục địa và đất liền hình thành phên dậu, chiến lũy nhiều lớp, nhiều tầng, bố trí
thành tuyến phòng thủ liên hoàn bảo vệ Tổ quốc.
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, hệ thống căn cứ
để nước ta tiến ra biển và đại dương khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển,
hải đảo và thềm lục địa
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là
cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh
đảo.
- Biển Đông có tầm quan trọng về vị trí chiến lược và tài nguyên biển vô cùng
phong phú.
*Tranh chấp
Tranh chấp chủ quyền trên Biển Đông gồm các tranh chấp về đảo và vùng
biển. Quần đảo Trường Sa và quần đảo Hoàng Sa là hai quần đảo trên các rạn san
hô ở Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa đang là nơi tranh chấp chủ quyền
giữa Việt Nam, Trung Quốc và Đài Loan. Quần đảo Trường Sa là nơi tranh chấp

chủ quyền của 6 quốc gia và lãnh thổ: Trung Quốc, Đài Loan,Việt Nam, Philippin,
Malaysia và Brunei. Các quốc gia này tuyên bố chủ quyền toàn bộ hay một phần
quần đảo Trường Sa.
Lịch sử dân tộc đã ghi nhận có tới 2/3 cuộc chiến tranh, kẻ thù đã sử dụng
đường biển để tấn công xâm lược nước ta. Những chiến công hiển hách trên chiến
trường sông biển đã minh chứng: Ba lần đại thắng quân thù trên sông Bạch Đằng
(năm 938, 981 và 1288); chiến thắng trên phòng tuyến sông Như Nguyệt 1077;
chiến thắng Rạch Gầm - Xoài Mút năm 1785 và những chiến công vang dội của
quân và dân ta trên chiến trường sông biển trong hai cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp và đế quốc Mỹ là những minh chứng ghi đậm dấu ấn không bao giờ mờ
phai trong lịch sử dân tộc.
Ngày nay trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, biển đảo Việt Nam có
vai trò quan trọng, làm tăng chiều sâu phòng thủ đất nước ra hướng biển. Do đặc
điểm lãnh thổ đất liền nước ta có hình chữ S, trải dài ven biển từ Bắc vào Nam,
chiều ngang hẹp (nơi rộng nhất khoảng 600 km, nơi hẹp nhất khoảng 50 km), nên
chiều sâu đất nước bị hạn chế. Hầu hết các trung tâm chính trị, kinh tế xã hội của


ta đều nằm trong phạm vi cách bờ biển không lớn, nên rất dễ bị địch tấn công từ
hướng biển. Nếu chiến tranh xảy ra thì mọi mục tiêu trên đất liền đều nằm trong
tầm hoạt động, bắn phá của vũ khí trang bị công nghệ cao xuất phát từ hướng biển.
Nếu các quần đảo xa bờ, gần bờ được củng cố xây dựng căn cứ, vị trí trú đậu, triển
khai của lực lượng Hải quân Việt Nam và sự tham gia của các lực lượng khác thì
biển đảo có vai trò quan trọng làm tăng chiều sâu phòng thủ hiệu quả cho đất
nước.
Về mặt chính trị và quân sự, đây là con đường nối Ấn Độ Dương và Thái
Bình Dương, nối liền Đông Á với Đông Nam Á và từ đó với các con đường đi từ
Châu Phi, châu Âu. Hiện nay tất cả các con đường hàng không và hàng hải chủ
yếu giữa Ấn Độ Dương và Thái Bình Dương đều qua biển Đông
Với những lợi thế như vậy trên biển Đông vấn đề tranh chấp diễn ra rất phức

tạp và quan trọng nhất là về hai quần đảo: quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa. Bởi
vì hai quần đảo giữ một vị trí chiến lược trọng yếu trên biển Đông. Nếu như nước
ngoài chiếm cả hai quần đảo này thì nước Việt Nam không còn thế đứng trên biển
Đông và bị bao vây trên hướng biển. Vấn đề đặt ra là phải có một giải pháp đa
phương để kết hợp giải quyết.
         Việc Trung Quốc đưa giàn khoan đến vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
của Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa vào năm ngoái, chỉ cách bờ biển Việt Nam
khoảng 120 hải lý, đã dẫn đến cuộc xung đột tệ hại nhất trong quan hệ Việt-Trung
kể từ sau cuộc chiến tranh biên giới năm 1979.
Nhiều năm nay, Trường Sa và Hoàng Sa là trạm dừng chân trên biển. Trường
Sa còn có vị trí quan trọng mang tầm chiến lược đặc biệt cả về an ninh và quốc
phòng. Có vị trí quan trọng và được đánh giá là “ Ai khống chế được Trường Sa, sẽ
khống chế được con đường hàng hải đi qua cả một vùng địa lí rộng lớn xung
quanh bao gồm cả Đông Nam Á”.
* Hướng giải quyết
+ Tăng cường hợp tác với các nước láng giềng trong giải quyết các vấn đề biển và
thềm lục địa
- Biển Đông là biển chung của Việt Nam và nhiều nước láng giềng, nên cần tăng
cường việc đối thoại, hợp tác giữa Việt Nam và các nước có liên quan.
- Mỗi công dân Việt Nam đều có bổn phận bảo vệ vùng biển và hải đảo của đất
nước, cho hôm nay và các thế hệ mai sau.
IV. Thế mạnh phát triển tổng hợp kinh tế vùng biển, hải đảo
4.1 Tại sao phải khai thác tổng hợp
- Hoạt động kinh tế biển rất đa dạng. Chỉ có khai thác tổng hợp mới đem lại hiệu
quả kinh tế cao và bảo vệ môi trường.
- Môi trường biển là không chia cắt được. Một vùng biển bị ô nhiễm sẽ gây thiệt
hại cho cả vùng bờ biển, cho các vùng nước và đảo xung quanh.
- Môi trường biển, do sự biệt lập nhất định của nó, không giống như trên đất liền,
lại do có diện tích nhỏ, nên rất nhạy cảm trước tác động của con người.
4.2 Khai thác tài nguyên biển và hải đảo

a.
Khai thác tài nguyên sinh vật


- Cần tránh khai thác quá mức nguồn lợi ven bờ, các đối tượng đánh bắt có giá trị
kinh tế cao, cấm không sử dụng các phương tiện đánh bắt có tính chất huỷ diệt
nguồn lợi.
- Việc phát triển đánh bắt xa bờ giúp khai thác tốt hơn nguồn lợi hải sản, đồng thời
giúp bảo vệ vùng trời, vùng biển và vùng thềm lục địa của nước ta.
b.
Khai thác tài nguyên khoáng sản
- Nghề làm muối phát triển mạnh ở nhiều địa phương, nhất là ở Duyên hải Nam
Trung Bộ. Hiện nay, việc sản xuất muối công nghiệp đã đựơc tiến hành và đem lại
năng suất cao
- Việc thăm dò và khai thác dầu khí trên vùng thềm lục địa đã được đẩy mạnh.
Việc khai thác các mỏ khí thiên nhiên và thu hồi khí đồng hành, đưa vào đất liền
đã mở ra bước phát triển mới cho công nghiệp làm khí nóng, làm phân bón, sản
xuất điện tuốc bin khí...
c.
Phát triển du lịch biển
- Các trung tâm du lịch biển đã được nâng cấp, nhiều bãi biển mới đựơc đưa vào
khai thác.
- Đáng chú ý là các khu du lịch Hạ Long – Cát Bà – Đồ Sơn (ở Quảng Ninh và Hải
Phòng), Sầm Sơn (Thanh Hoá), Cửa Lò ( Nghệ An), Nha Trang (Khánh Hoà),
Vũng Tàu (Bà Rịa – Vũng Tàu).
d. Giao thông vận tải biển
- Hàng loạt cảng hàng hoá lớn đã đựơc cải tạo, nâng cấp (cụm cảng Sài Gòn, cụm
cảng Hải Phòng, cụm cảng Quảng Ninh, cụm cảng Đà Nẵng...)
- Một số cảng nước sâu đã được xây dựng (Cảng Cái Lân, Nghi Sơn, Vũng Áng,
Dung Quất, Vũng Tàu...)

- Hàng loạt cảng nhỏ hơn đã được xây dựng. Hầu hết các tỉnh ven biển đều có
cảng.
- Các tuyến vận tải hàng hoá và hành khách thường xuyên đã nối liền các đảo với
đất liền góp phần quan trọng vào việc phát triển kinh tế – xã hội ở các tuyến đảo.
V. Bài tập
V.1 Câu hỏi nhận biết
Câu 1: Kể tên và sắp xếp các huyện đảo của nước ta theo thứ tự từ Bắc vào Nam.
Trả lời:
Vân Đồn và Cô Tô (Quảng Ninh), Cát Hải và Bạch Long Vĩ (HP), Cồn Cỏ (Quảng
Trị), Hoàng Sa (Đà Nẵng), Lý Sơn (Quảng Ngãi), Trường Sa (Khánh Hòa), Phú
Quý (Bình Thuận), Côn Đảo (BRVT), Kiên Hải và Phú Quốc (Kiên Giang)
Câu 2: Trình bày các nguồn tài nguyên thiên nhiên và thiên tai ở vùng biển
nước ta
* Tài nguyên thiên nhiên vùng biển
Vùng biển Việt Nam giàu tài nguyên khoáng sản và hải sản.
 Tài nguyên khoáng sản : Khoáng sản có trữ lượng lớn và giá trị nhất là dầu
khí. Các bãi cát ven biển có trữ lượng lớn titan là nguồn nguyên liệu quý cho
ngành công nghiệp. Vùng ven biển nước ta còn thuận lợi cho nghề làm muối,
nhất là ven biển Nam Trung Bộ.
 Tài nguyên hải sản : Sinh vật Biển Đông tiêu biểu cho hệ sinh vật vùng biển


nhiệt đới giàu thành phần loài và có năng suất sinh học cao, nhất là ở vùng ven
bờ. .....
* Thiên tai
 Bão: Mỗi năm trung bình có 3 - 4 cơn bão qua Biển Đông trực tiếp đổ vào
nước ta. Bão lớn kèm theo sóng lừng, nước dâng gây lũ lụt là loại thiên tai bất
thường, khó phòng tránh vẫn thường xuyên xảy ra hằng năm làm thiệt hại nặng
nề về người và tài sản.
 Sạt lở bờ biển : Hiện tượng sạt lở bờ biển đã và đang đe dọa nhiều đoạn bờ

biển nước ta, nhất là dải bờ biển Trung Bộ.
 Ở vùng ven biển miền Trung còn chịu tác hại của hiện tượng cát bay, cát chảy lấn
chiếm ruộng vườn, làng mạc và làm hoang mạc hoá đất đai.
V.2 Câu hỏi thông hiểu
Câu 1: Chứng minh nước ta có khả năng phát triển tổng hợp kinh tế biển.
a.Tài nguyên sinh vật
- Nguồn lợi hải sản phong phú: có hơn 2000 loài cá, hơn 100 loài tôm, vài chục
loài mực, hàng nghìn loài sinh vật phù du và sinh vật đáy..
- Vùng biển có nhiều loài có giá trị kinh tế cao, một số loài quý hiếm, nhiều đặc
sản như: đồi mồi, vích, hải sâm, bào ngư...đặc biệt là các tổ yến trên các đảo đá
ven bờ Duyên Hải Nam Trung Bộ, là mặt hàng xuất khẩu có giá trị kinh tế cao.
- Ven các đảo nhất là tại hai quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa có các rạn san hô và
nhiều loài sinh vật khác
b. Tài nguyên khoáng sản, dầu mỏ và khí đốt
- Biển nước ta là nguồn muối vô tận, nhiều vùng thuận lợi sản xuất muối (sản
lượng hàng năm khoảng 900 nghìn tấn)
- Có nhiều sa khoáng với trữ lượng công nghiệp: ôxit titan có giá trị xuất khẩu, cát
trắng ở Quảng Ninh, Cam Ranh (Khánh Hòa) là nguyên liệu quý làm thủy tinh và
pha lê
- Vùng thềm lục địa có các mỏ dầu, khí với trữ lượng vài tỉ tấn dầu và hàng trăm tỉ
m3 khí
c. Điều kiện phát triển giao thông vận tải biển
- Gần tuyến đường hàng hải quốc tế qua biển Đông
- Dọc bờ biển có nhiều vũng vịnh thuận lợi cho việc xây dựng các cảng nước sâu
và rất nhiều cảng đã được hình thành: Cái Lân, Dung Quất..
d. Tài nguyên du lịch biển
- Cả nước có khoảng 125 bãi biển kéo dài từ Trà Cổ (Quảng Ninh) đến Hà Tiên.
- Nhiều bãi tắm rộng, phong cảnh đẹp, khí hậu tốt thuận lợi cho phát triển du lịch,
an dưỡng và các hoạt động thể thao dưới nước như Mỹ Khê, Nha Trang, Phú
Quốc..

- Ven biển có nhiều đảo, quần đảo và các vũng, vịnh đẹp, nhiều hệ sinh thái rừng
trên các đảo có giá trị cho du lịch : Vịnh Hạ Long, Các Bà, Phú Quốc..
Câu 2 : Vì sao phải đặt vấn đề khai thác tổng hợp tài nguyên biển và hải đảo ?
Trả lời :


*Vùng biển nước ta rất giàu có về tài nguyên và có ý nghĩa quan trọng trong chiến
lược phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc phòng
- Vùng biển nước ta rất giàu có về tài nguyên
+ Tài nguyên sinh vật: nguồn lợi hải sản phong phú với trữ lượng lớn và nhiều loại
có giá trị cao.
+ Tài nguyên khoáng sản phong phú: dầu mỏ, khí tự nhiên, muối, sa khoáng
+ Có nhiều điều kiện phát triển GTVT biển
+ Tài nguyên du lịch biển: có nhiều bãi biển đẹp
- Có ý nghĩa quan trọng trong chiến lược phát triển kinh tế- xã hội và an ninh quốc
phòng:
+ Sự phong phú và khai thác tổng hợp tài nguyên biển là cơ sở để hình thành và
phát triển các ngành kinh tế biển
+ Khẳng định chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và đảm bảo an ninh quốc phòng cho
đất nước.
* Khai thác tổng hợp tài nguyên biển góp phần đảm bảo cho sự khai thác hợp lí, có
hiệu quả đối với nguồn tài nguyên quí giá này
- Các hoạt động kinh tế biển rất đa dạng, có tác động qua lại với nhau chỉ có khai
thác tổng hợp mới đem lại hiệu quả cao về kinh tế, xã hội và môi trường
*Khai thác tổng hợp tài nguyên biển góp phần chống ô nhiễm và suy thoái môi
trường biển
- Môi trường biển không thể chia cắt được, các thành phần trong môi trường biển
có mối quan hệ chặt chẽ với nhau. Chỉ cần một thành phần thay đổi sẽ dẫn tới sự
thay đổi dây chuyền và ảnh hưởng rõ rệt đến môi trường biển, nên cần khai thác
tổng hợp

- Môi trường đảo do sự biệt lập của nó và do có diện tích nhỏ nên rất nhạy cảm
trước tác động của con người, nếu khai thác mà không chú ý bảo vệ môi trường có
thể biến thành hoang đảo
V.3 Câu hỏi vận dụng thấp
Câu 1: Tại sao sự phát triển KT-XH các huyện đảo có ý nghĩa chiến lược hết sức
to lớn đối với sự nghiệp phát triển KT-XH của nước ta hiện tại cũng như trong
tương lai?
Trả lời:
- Các huyện đảo nước ta giàu tiềm năng, cho phép phát triển nhiều hoạt động kinh
tế biển:
+ Có thể phát triển đánh bắt và nuôi trồng thủy hải sản, cũng như khai thác các đặc
sản biển như: bào ngư, đồi mồi, ngọc trai, tổ yến...cung cấp hàng xuất khẩu có giá
trị kinh tế cao, thu nguồn ngoại tệ lớn cho đất nước
+ Phát triển công nghiệp chế biến hải sản: nước mắm, hàng đông lạnh.
+ Phát triển dịch vụ du lịch biển- đảo.Ngoaì ra phát triển GTVT biển,
- Các huyện đảo là một bộ phận lãnh thổ không thể chia cắt được. Việc phát triển
kinh tế ở các huyện đảo sẽ xóa dần sự chênh lệch về trình độ phát triển giữa hải
đảo và đất liền.
- Đó là hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền, là hệ thống căn cứ để nước ta tiến ra biển
và đại dương trong thời đại mới, khai thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển,
hải đảo, thềm lục địa.


- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta ở các huyện đảo là cơ sở để khẳng định
chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh đảo.
Câu 2:
Cho bảng số liệu: Sản lượng dầu thô của nước ta giai đoạn 1986-2005
Năm
Sản lượng (nghìn tấn)
1986

40
1990
2700
1995
7620
2000
16291
2005
18519
a. Vẽ biểu đồ cột thể hiện sản lượng dầu thô khai thác qua các năm
b. Nhận xét và giải thích
Trả lời
a. Biểu đồ cột
b. Nhận xét
- Sản lượng dầu thô của nước ta khai thác tăng dần qua các năm, tốc độ tăng ngày
càng nhanh(d/c)
- Do: thành lập tổng cục Dầu khí, phát hiện và đưa vào khai thác nhiều mỏ mới,
đổi mới công nghệ khai thác, phục vụ nguyên liệu cho điện lực, phân bón, xuất
khẩu,....
V.4 Câu hỏi vận dụng cao
Câu 1:
Cho bảng số liệu: 5 tỉnh đứng đầu cả nước về khai thác thủy sản, năm 2005
(Đơn vị: nghìn tấn)
STT
Sản lượng thủy sản khai thác
Sản lượng cá biển khai thác
Cả nước
1987, Cả nước
1367,5
9

1
Kiên Giang
305,6 Kiên Giang
238,3
2
Bà Rịa-Vũng Tàu
204,0 Bà Rịa-Vũng Tàu
180,8
3
Bình Thuận
148,9 Cà Mau
105,3
4
Cà Mau
134,2 Bình Định
83,5
5
Bình Định
107,2 Bình Thuận
82,5
(Nguồn: SGV Địa lí 12-NXB GD)
a. Tính tỷ trọng sản lượng thủy sản khai thác, sản lượng cá biển của các tỉnh
trong tổng sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng cá biển khai thác cả nước.
b.Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện:
- Cơ cấu sản lượng thủy sản khai thác và cơ cấu sản lượng cá biển khai thác của
nước ta năm 2005
- Vẽ biểu đồ thích hợp nhất thể hiện sản lượng thủy sản khai thác và sản lượng cá
biển khai thác của các tỉnh và cả nước.
c. Nhận xét và giải thích vai trò của sản lượng cá biển trong sản lượng thủy sản
khai thác.

Trả lời


a.

Cơ cấu thủy sản khai thác và cá biển phân theo tỉnh nước ta năm 2005
(Đơn vị: %)
STT
Sản lượng thủy sản khai thác
Sản lượng cá biển khai thác
Cả nước
100
Cả nước
100
1
Kiên Giang
15,4
Kiên Giang
17,4
2
Bà Rịa-Vũng Tàu
10,3
Bà Rịa-Vũng Tàu
13,2
3
Bình Thuận
7,5
Cà Mau
7,7
4

Cà Mau
6,8
Bình Định
6,1
5
Bình Định
5,4
Bình Thuận
6,0
b. Vẽ biểu đồ
- Hình tròn
- Hình cột ghép
c. Nhận xét và giải thích vai trò của sản lượng cá biển trong sản lượng thủy sản
khai thác.
- Sản lượng cá biển khai thác chiếm 68,8% sản lượng thủy sản khai thác
- Sản lượng cá biển khai thác chiếm tỷ trọng lớn trong sản lượng thủy sản khai
thác do: vùng biển nước ta rộng lớn, đường bờ biển dài nên nhiều tỉnh, thành phố
(28/63 tỉnh) phát triển hoạt động khai thác thủy sản nhưng cá biển là quan trọng
nhất, nhiều ngư trường, biển nhiệt đới nhiều cá và đánh bắt quanh năm.
Câu 2:
Tại sao việc giữ vững chủ quyền của một hòn đảo, dù nhỏ lại có ý nghĩa rất lớn?
- Đảo dù nhỏ vẫn là bộ phận lãnh thổ thiêng liêng của tổ quốc.
- Việc khẳng định chủ quyền của nước ta đối với các đảo và quần đảo có ý nghĩa là
cơ sở khẳng định chủ quyền của nước ta đối với vùng biển và thềm lục địa quanh
đảo.
- Các đảo và quần đảo tạo thành hệ thống tiền tiêu bảo vệ đất liền.
- Hệ thống căn cứ để nền kinh tế nước ta hướng ra biển trong thời đại mới, khai
thác có hiệu quả các nguồn lợi vùng biển, hải đảo và thềm lục địa.
- Là cơ sở để phát triển tổng hợp các ngành kinh tế biển như đánh bắt nuôi trồng
thủy hải sản, dịch vụ du lịch biển- đảo, giao thông vận tải biển…

- Các đảo càng có giá trị, vị thế càng tăng khi nó càng xa đất liền, gần với các
tuyến hàng hải quốc tế và kiểm soát được một vùng biển rộng lớn.
- Vị thế của các đảo còn được thể hiện trong vai trò rất quan trọng là chọn các
điểm mốc chính để vạch ra đường cơ sở, từ đó xác định vùng lãnh hải và vùng đặc
quyền kinh tế
-Vị trí của các đảo là điểm mốc xác định các yếu tố khí tượng - hải văn trên biển,
tham gia vào mạng lưới thông tin khí tượng trên Biển Đông.
-Vị trí của các đảo được xem xét để bố trí hệ thống đèn biển trong mạng lưới
hướng dẫn giao thông; lựa chọn điểm neo đậu tàu thuyền tránh bão, bố trí cơ sở
tiếp nhận thông tin cứu hộ và triển khai công tác cứu nạn

Tài liệu tham khảo


1.Phùng Ngọc Đĩnh. Tài nguyên biển Đông Việt Nam.NXBGD 1999
2. Lê Thông. Sách giáo khoa Địa lý 12. NXBGD 2008
3. Lê Thông. Sách giáo viên Địa lý 12.NXB GD 2008
4.Vũ Tự Lập. Giáo trình Địa lí tự nhiên Việt Nam. NXB GD,1999
5. Website: google.com.vn



×