Tải bản đầy đủ (.pdf) (162 trang)

Luận văn Tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.48 MB, 162 trang )

B GIO DC V O TO
TRNG I HC S PHM H NI

V TH HIN

Tổ CHứC HOạT ĐộNG NGOạI KHóA Về
CHủ QUYềN BIểN, ĐảO VIệT NAM TRONG DạY HọC LịCH Sử
ở TRƯờNG TRUNG HọC PHổ THÔNG

Chuyờn ngnh:

Lớ lun v phng phỏp dy hc lch s

Mó s:

60140111

LUN VN THC S KHOA HC GIO DC

Ngi hng dn khoa hc: GS. TS. Nguyn Th Cụi

H NI, 2014


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ............................................................................................................................ 1
1. Lý do chọn đề tài .......................................................................................................... 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ......................................................................................... 2
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của đề tài. .......................................................... 9
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài. .............................................................................. 9
5. Cơ sở phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu. .......................................10


6. Giả thuyết khoa học. ..................................................................................................11
7. Đóng góp của đề tài ....................................................................................................11
8. Ý nghĩa của đề tài .......................................................................................................11
9. Cấu trúc luận văn. .......................................................................................................12
CHƢƠNG 1: VẤN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CHỦ
QUYỀN BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở
TRƢỜNG THPT. LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN ....................................................13
1.1.Cơ sở lí luận ..............................................................................................................13
1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài ...............................................................13
1.1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động ngoại khóa.....................................................13
1.1.1.2. Khái niệm chủ quyền biển, đảo. ....................................................................14
1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề. ...................................................................... 17
1.1.2.1. Yêu cầu của cách mạng nước ta thời kì hội nhập với thế giới và khu vực. . 17
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử. ............................................. 19
1.1.2.3. Nguyên lí giáo dục của Đảng. ................................................................ 20
1.1.2.4. Đặc điểm nhận thức lịch sử của học sinh............................................... 22
1.1.2.5. Yêu cầu đổi mới giáo dục. ..................................................................... 23
1.1.3. Vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển,
đảo Việt Nam. ..................................................................................................... 25
1.2. Cơ sở thực tiễn của vấn đề.. ......................................................................... 28

2


CHƢƠNG 2: XÁC ĐỊNH NỘI DUNG LỊCH SỬ VỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM ĐỂ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT...................................... 36
2.1. Vị trí, mục đích hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam ........ 36
2.1.1. Vị trí hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam ................ 36
2.1.2. Mục đích tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam ..... 38

2.2. Nội dung lịch sử cần khai thác để tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ
quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường THPT. ..................... 40
2.2.1. Những yêu cầu khi xác định nội dung lịch sử để tổ chức hoạt động ngoại khóa
về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường THPT. ............... 40
2.2.1.1. Đảm bảo tính khoa học, chính xác. ........................................................ 40
2.2.1.2. Đảm bảo tính tư tưởng. .......................................................................... 40
2.2.1.3. Đảm bảo tính sư phạm. .......................................................................... 41
2.2.2. Nguồn tài liệu về chủ quyền biển, đảo Việt Nam ..................................... 41
2.2.2.1. Các sử gia Việt Nam .............................................................................. 41
2.2.1.2. Các tác giả nước ngoài. .......................................................................... 48
2.2.3. Nội dung lịch sử về chủ quyền biển, đảo Việt Nam. ................................ 51
2.2.3.1. Nội dung lịch sử về chủ quyền vùng biển Việt Nam. ............................ 51
2.2.3.2. Nội dung lịch sử về chủ quyền các quần đảo, hòn đảo chủ yếu ở vùng
biển Việt Nam. .................................................................................................... 55
CHƢƠNG 3: PHƢƠNG PHÁP TỔ CHỨC MỘT SỐ HÌNH THỨC HOẠT
ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO VIỆT NAM
TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT. THỰC NGHIỆM SƢ
PHẠM ................................................................................................................. 76
3.1. Những yêu cầu khi lựa chọn phương pháp tổ chức các hình thức hoạt động
ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam .................................................... 76

3


3.2. Phương pháp tổ chức một số hình thức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền
biển, đảo Việt Nam.............................................................................................. 78
3.2.1. Tổ chức cho học sinh đọc sách và trao đồi, thảo luận. ............................. 78
3.2.2. Kể chuyện lịch sử. ..................................................................................... 82
3.2.3. Nói chuyện về lịch sử chủ quyền biển, đảo Tổ quốc. ............................... 87
3.2.4. Tổ chức cuộc thi viết về chủ đề “ Biển đảo quê hương” .......................... 89

3.2.5. Dạ hội lịch sử ............................................................................................ 91
3.3. Thực nghiệm sư phạm ................................................................................ 100
3.3.1. Mục đích .................................................................................................. 100
3.3.2. Tổ chức thực nghiệm............................................................................... 100
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ........................................................................ 103
TÀI LIỆU THAM KHẢO .............................................................................. 106

4


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Hiện nay, chúng ta đang thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
Quá trình này đòi hỏi ngành giáo dục phải đào tạo ra những con người có kiến
thức khoa học, có kĩ năng nghề nghiệp, có sức khỏe, có khả năng thích ứng
trong mọi điều kiện của cuộc sống hiện tại và thấm nhuần bản sắc văn hóa
truyền thống của dân tộc. Chăm lo đến sự nghiệp giáo dục là chăm lo thiết thực
nhất đến sự phát triển của con người – chủ thể của mọi sáng tạo. Luật giáo dục
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam năm 2005 (sửa đổi, bổ sung năm
2009) đã nêu: “Mục tiêu giáo dục là đào tạo con người Việt Nam phát triển toàn
diện, có đạo đức, tri thức, sức khoẻ, thẩm mỹ và nghề nghiệp, trung thành với lý
tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã hội; hình thành và bồi dưỡng nhân cách,
phẩm chất và năng lực của công dân, đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp xây dựng
và bảo vệ Tổ quốc” [25, tr 3]
Môn lịch sử với chức năng và nhiệm vụ của mình “góp phần hình thành thế
giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương, đất nước, truyền thống dân
tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy hành động, thái độ ứng xử đúng
đắn trong đời sống xã hội” (30, tr 67). Trong dạy học lịch sử ở trường phổ
thông có nhiều hình thức khác nhau để truyền thụ tri thức cho học sinh. Ngoài
các giờ lên lớp chính khóa, còn có các hoạt động ngoài lớp bổ ích và lý thú.

Hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử là một hình thức tổ chức dạy học
đa dạng, trong đó học sinh đóng vai trò chủ thể tích cực nhận thức, khám phá
sáng tạo. Hoạt động ngoại khóa có tác dụng tích cực về mặt củng cố kiến
thức, giáo dục tư tưởng, tình cảm và phát triển toàn diện học sinh. Hoạt động
ngoại khóa mang tính tự nguyện, làm sâu sắc và phong phú thêm kiến thức
của học sinh trong giờ học nội khóa, tạo hứng thú học tập lịch sử. Đặc biệt là
những hoạt động ngoại khóa về nội dung có tinh thần giáo dục cao.

1


Việt Nam là một quốc gia biển với 3.260 km bờ biển, tổng diện tích những
vùng biển chủ quyền bao gồm những đảo, quần đảo, những vùng đặc quyền kinh
tế biển rộng gấp ba lần đất liền. Biển Việt Nam không chỉ chứa đựng những
tiềm năng kinh tế to lớn, là cửa ngõ để chúng ta mở rộng quan hệ quốc tế, mà
biển Việt Nam còn đóng vai trò quan trọng về an ninh quốc phòng, là địa bàn
chiến lược quan trọng trong công cuộc bảo vệ Tổ quốc. Đặc biệt, trong bối cảnh
quốc tế hiện nay, bên cạnh những thuận lợi, Việt Nam cũng đang đối mặt với
những nguy cơ, thách thức mang tính khu vực và tính toàn cầu. Vì vậy, việc
trang bị cho hoc sinh những kiến thức về chủ quyền biển, đảo và giáo dục ý
thức, trách nhiệm về chủ quyền biển, đảo cho thế hệ trẻ là nhiệm vụ cần thiết và
có ý nghĩa chiến lược.
Tuy nhiên, có một thực tế đáng buồn là công tác ngoại khóa lịch sử nói
chung, ngoại khóa về nội dung chủ quyền biển, đảo còn ít được các trường phổ
thông quan tâm và hiệu quả chưa cao. Do đó, ngoại khóa lịch sử chưa thực hiện
được vai trò của mình trong dạy học lịch sử.
Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi lựa chọn vấn đề: “ Tổ chức hoạt
động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học lịch sử ở
trường trung học phổ thông” làm đề tài luận văn thạc sỹ chuyên ngành lí luận
và phương pháp dạy học bộ môn lịch sử.

2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
2.1. Các công trình nghiên cứu về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.
Vấn đề chủ quyền biển, đảo đã có nhiều công trình nghiên cứu và biên soạn:
Trong kỉ yếu tọa đàm khoa học “Biển Đông và hải đảo Việt Nam”(9) của
Thiện Cẩm, Nguyễn Đình Đầu (2009), đã cung cấp một số chứng cứ lịch sử và
khoa học về chủ quyền của Việt Nam trên Biển Đông. Kết luận mà tọa đàm
muốn chứng minh: những bản đồ cổ, những luận chứng lịch sử từ thời nhà Lê,
chúa Nguyễn và triều Nguyễn, cũng như các châu bản của triều Nguyễn chứng

2


minh rõ rệt rằng Việt Nam đã thực thi chủ quyền trên vùng lãnh thổ rộng lớn
này một cách liên tục và hòa bình.
Cuốn “Hoàng Sa, Trường Sa trong vòng tay Tổ quốc”, 2013 (10) các tác
giả Hồng Châu, Minh Tân đã truyền tải tới bạn đọc những bài báo và tư liệu viết
về cuộc sống của người dân đất Việt nơi đầu sóng ngọn gió và những hoạt động
kết nối nghĩa tình, thấm đượm ý nghĩa nhân văn cao đẹp trong mấy năm gần đây
đã được đăng tải trên các phương tiện thông tin đại chúng. Các bài viết đã khẳng
định: Việt Nam có đầy đủ cơ sở pháp lí để khẳng định Hoàng Sa, Trường Sa là
của Việt Nam.
Được sự chỉ đạo của Bộ ngoại giao ủy ban biên giới quốc gia, các tác giả
Nguyễn An Tiêm, Khuất Duy Kim Hải, Nguyễn Vũ Thanh Hảo đã biên soạn
cuốn “Chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa”,
2013 (7). Cuốn sách đã tóm lược những tư liệu lịch sử xác thực, rõ ràng gồm các
sách địa lý, lich sử và bản đồ cổ, các hiệp định, nghị định, sắc lệnh đã kí, bia chủ
quyền của Việt Nam dựng trên các quần đảo, cũng như các tuyến bố tại các hội
nghị quốc tế khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo.
Tác giả Hãn Nguyên Nguyễn Nhã trong cuốn “Những bằng chứng về chủ
quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa”, 2013 (36) đã

cung cấp những tư liệu khẳng định chủ quyền của Việt Nam tại hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa; vị trí, tầm quan trọng của hai quần đảo này đối với việc
phát triển kinh tế, an ninh quốc phòng của nước ta; các giải pháp bảo vệ chủ
quyền quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam. Cuốn sách đã khẳng
định chủ quyền của Việt Nam tại quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là một sự thật
lịch sử và hoàn toàn phù hợp với luật pháp quốc tế.
Cuốn “Biển và hải đảo Việt Nam”(3) của Ban Tuyên giáo Trung ương xuất
bản tại Hà Nội, 2007 đã cung cấp những nội dung cơ bản về quan điểm, chủ
trương, chính sách của Đảng và nhà nước, các tư liệu, tài liệu về biển, đảo Việt

3


Nam và quốc tế. Tài liệu đã khẳng định: “Biển có vai trò rất quan trọng đối với
sự phát triển và an ninh đối với các nước có biển nói riêng và của thế giới nói
chung”. [3, tr 41]. Vì vậy, việc bảo vệ quyền lợi biển là vấn đề có ý nghĩa chiến
lược đối với việc giữ gìn toàn vẹn chủ quyền quốc gia, giữ vũng ổn định chính
trị, phát triển kinh tế - xã hội của đất nước trong thời kì mở rộng quan hệ đối
ngoại và hội nhập quốc tế.
“Tài liệu tuyên truyền chủ quyền biển, đảo của Việt Nam trên Biển
Đông”(4) của Ban Tuyên giáo tỉnh ủy Đắc Lắc, 2013 đã nhấn mạnh vị trí chiến
lược của biển, đảo nước ta; các văn bản pháp lý liên quan tới Biển Đông; tình
hình biển, đảo trong thời gian gần đây; quan điểm, chính sách của Đảng, Nhà
nước ta, đặc biệt là khẳng định chủ quyền đối với hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa.
Tác giả Nguyễn Quang Thắng trong cuốn: “ Trường Sa – Hoàng sa lãnh
thổ Việt Nam nhìn từ công pháp quốc tế”(49) đã trình bày rõ thực chất vấn đề
Trường Sa, Hoàng Sa như: Diễn biến vụ tranh chấp chủ quyền hai quần đảo;
Công pháp quốc tế và chủ quyền Trường Sa, Hoàng Sa; Sự thật lịch sử và vấn
đề pháp lí,… để chứng minh cho chủ quyền của Việt Nam trên vùng biển này.

Các tác giả Lê Thông, Nguyễn Minh Tuệ, Lưu Hoa Sơn, Lê Mỹ Dung,
Nguyễn Thanh Long trong cuốn “Kể chuyện biển đảo Việt Nam”, 2014 (53) đã
giới thiệu những tư liệu về thiên nhiên, con người cùng những dấu ấn lịch sử và
hoạt động kinh tế liên quan tới biển đảo, các huyện đảo ở miền Bắc, miền Trung
và miền Nam.
Các tác giả cuốn: “Hỏi – đáp về biển, đảo Việt Nam” (40), Nhà xuất bản
thanh niên, 2013 đã đưa ra những cơ sở pháp lí, khẳng định chủ quyền của Việt
Nam đối với các quần đảo trên Biển Đông, tuyên truyền giáo dục cho toàn dân
nâng cao ý thức đấu tranh bảo vệ, giữ gìn biển, đảo của Tổ quốc, góp phần giữ
gìn hòa bình, hợp tác và phát triển các quốc gia vùng Biển Đông, …

4


Bùi Tất Tươm, Vũ Bá Hòa trong cuốn “Hoàng Sa, Trường Sa – khát
vọng hòa bình”, nhà xuất bản giáo dục, 2013 (57) đã giới thiệu khái quát về
vị trí địa lí, điều kiện tự nhiên của hai quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa; những
tư liệu lịch sử khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với hai quần đảo này
cũng như cuộc sống và con người nơi đây đang kiên cường lao động, sẵn sàng
chiến đấu, thực hiện khát vọng hòa bình của dân tộc ta nơi tuyến đầu của Tổ
quốc hôm nay.
Ngoài ra vấn đề chủ quyền biển, đảo còn được đề cập nhiều trên các tạp
chí. Trong bài “Cảnh sát biển Việt Nam với nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền
an ninh, duy trì thực thi pháp luật trên vùng biển, đảo của Tổ quốc” (14), Tạp
chí cộng sản số 81.2013, tác giả Nguyễn Quang Đạm đã viết: “Mục tiêu, nhiệm
vụ bảo vệ Tổ quốc là: Bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền, thống nhất, toàn
vẹn lãnh thổ; giữ vững chủ quyền biển, đảo; bảo vệ Đảng, Nhà nước, nhân dân
và chế độ xã hội chủ nghĩa; giữ vững ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội;
làm thất bại mọi âm mưu, hoạt động chống phá của các thế lực thù địch và sẵn
sang ứng phó với mọi mối đe doạ an ninh phi truyền thống mang tính toàn cầu,

không để bị động, bất ngờ trong mọi tình huống”.[ 14, tr 13)
Tác giả Phạm Hồng Binh trong bài viết “Phát huy sức mạnh tổng hợp bảo
vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam” (8), đăng trên tạp chí cộng sản số 81.2013 đã
đưa ra những giải pháp đồng bộ để phát huy có hiệu quả sức mạnh tổng hợp
trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo Việt Nam hiện nay.
2.2. Các công trình giáo dục học và giáo dục lịch sử viết về vấn đề tổ chức
hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử.
Trong cuốn “Giáo dục học”(16), Nhà xuất bản giáo dục, 1998, phần lí luận
dạy học có hệ thống các phương pháp giáo dục cho học sinh, các tác giả Đặng
Vũ Hoạt, Hà Thế Ngữ cho rằng: “Cùng với các hoạt động chính khóa của nhà

5


trường thì cần phải coi trọng hoạt động ngoại khóa cho học sinh. Đây là hình
thức đưa các em vào thực tiễn cuộc sống, hoạt động để từ đó tạo cho các em
thói quen, vốn sống và những hành vi văn minh”.
Trần Thị Tuyết Oanh trong cuốn “Giáo dục học” (60), Nhà xuất bản ĐHSP
Hà Nội, 2006 đã đề cập tới việc tăng cường các hoạt động hỗ trợ bài học lên lớp
trong đó có nói tới hoạt động ngoại khóa. Tác giả đã khẳng định: Người thầy
giáo vừa phải cố gắng dạy trên lớp đồng thời biết tổ chức các hoạt động khác
nhau trong dạy học, trong đó có hoạt động ngoại khóa cho học sinh.
Trong cuốn “Giáo dục học hiện đại”(56), Nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội,
2001, tác giả Thái Duy Tuyên đã đề cập tới một số khía cạnh của hoạt động
ngoại khóa nhằm nâng cao chất lượng bài học ở nhà trường phổ thông.
Phan Ngọc Liên¸ Trần Văn Trị trong “Phương pháp dạy học lịch sử”(28),
nhà xuất bản giáo dục, 1980 đã nêu rõ: “ Mọi hoạt động đều nhằm thực hiện
mục tiêu đào tạo và phải thấu suốt nguyên lí giáo dục để thực hiện nội dung giáo
dục toàn diện. Vì vậy, chúng ta phải coi trọng hình thức giáo dục nội khóa và
hình thức giáo dục ngoaị khóa. Cả hai hình thức đều quan trọng, song hình thức

nội khóa giữ vai trò chủ yếu trong học tập vì nó đảm bảo cung cấp cho học sinh
những kiến thức cơ bản, những kĩ năng cần thiết được quy định trong chương
trình. Tuy nhiên, không thể coi nhẹ các hoạt động ngoại khóa mà thông thường
cho đến nay chưa được chú trọng ở trường phổ thông”.
Phan Ngọc Liên, Trần Văn Trị trong “Phương pháp dạy học lịch sử”(29),
nhà xuất bản giáo dục, 1992 đã khẳng định: Hoạt động ngoại khóa có tác dụng
tích cực đối với việc giáo dưỡng, giáo dục và phát triển học sinh, làm sâu sắc và
phong phú kiến thức của học sinh về các mặt khác nhau của cuộc sống, góp phần
gây hứng thú trong học tập lịch sử. Điều quan trọng là hoạt động ngoại khóa giáo
dục cho học sinh ý thức trách nhiệm, ý thức lao động và tinh thần tập thể.

6


Trong giáo trình “Phương pháp dạy học lịch sử”(33), tập 2, Nhà xuất
bản Đại học sư phạm, 2009, các tác giả Phan Ngọc Liên (chủ biên), Trịnh
Đình Tùng, Nguyễn Thị Côi đã cung cấp cho sinh viên sư phạm, giáo viên
những hiểu biết cơ bản về công tác ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường
phổ thông, từ việc hiểu vị trí, tác dụng của hoạt động ngoại khóa, sinh viên sư
phạm, giáo viên sẽ được tìm hiểu về các hình thức tổ chức, cách tiến hành
những hoạt động ngoại khóa lịch sử. Cuốn sách đã khẳng định: “Hoạt động
ngoại khóa đóng vai trò quan trọng, có tác dụng to lớn đối với việc dạy học
lịch sử ở trường phổ thông”.
Trong cuốn “Rèn luyện kĩ năng nghiệp vụ sư phạm môn Lịch sử”, nhà xuất
bản ĐHSP, 2009 (11), các tác giả Nguyễn Thị Côi, Trịnh Đình Tùng, Nguyễn
Mạnh Hưởng, Nguyễn Thị Thế Bình, Đoàn văn Hưng, Trần Viết Thụ đã dành
một chương trình bày về rèn luyện kĩ năng tổ chức các hoạt động ngoại khóa
lịch sử cho sinh viên, trong đó có công tác công ích xã hội. Các tác giả đã khẳng
định: Tổ chức công tác công ích xã hội trong dạy học lịch sử cho học sinh là một
biện pháp thực hiện nhiệm vụ dạy học. Tổ chức tốt công tác này sẽ góp phần

củng cố, làm sâu sắc tri thức lịch sử, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước và
phát huy năng lực nhận thức độc lập, phát triển hứng thú và rèn luyện năng lực
thực hành cho học sinh.
Tác giả Kiều Thế Hưng trong “Hệ thống các thao tác sư phạm trong dạy
học lịch sử ở trường THPT”, nhà xuất bản ĐHQG Hà Nội, 2002 nhấn mạnh:
Cần hiểu rằng các hoạt động ngoại khóa nằm trong chương trình được quy định
chứ không phải là việc làm tùy tiện. Ngoại khóa không chỉ làm cho học sinh
hiểu sâu sắc hơn kiến thức đã học mà còn giúp các em vận dụng những kiến
thức thu được trong nhà trường vào cuộc sống. Tuy nhiên đây là công việc đòi
hỏi lòng nhiệt tình và khả năng hoạt động sáng tạo của đông đảo giáo viên quan
tâm tới vấn đề mang đặc trưng nghề nghiệp này.

7


Bên cạnh đó, nhiều bài viết có giá trị góp phần làm phong phú những vấn
đề về lí luận và thực tiễn của công tác ngoại khóa lịch sử cũng được đề cập trên
nhiều tạp chí.
Trong bài “Thực hành trong bộ môn lịch sử”, tạp chí NCGD số 6.1994, các
tác giả Trần Đức Minh, Đặng Công Lộng đã khẳng định: Lịch sử là một khoa
học gắn liền với cuộc đấu tranh xã hội và phục vụ tốt các nhiệm vụ chính trị. Vì
vậy, trong dạy học lịch sử cần kết hợp học với hành thông qua các biện pháp
thực hành bộ môn, vận dụng những kiến thức đã học vào thực tiễn cuộc sống,
rèn luyện những năng lực độc lập, sáng tạo của học sinh.
Tác giả Ngọc Anh trong bài viết “Câu lạc bộ em yêu lịch sử - một sân chơi
bổ ích”(2), Báo giáo dục và thời đại, số 9/2007 đã đề cập đến việc phối hợp giữa
ngành giáo dục với bảo tàng cách mạng Việt Nam trong việc phát huy chức
năng giáo dục của bảo tàng đặc biệt là giáo dục truyền thống lịch sử dân tộc. Từ
đó, thu hút các em say mê tìm hiểu lịch sử, tự hào về truyền thống cha ông và
phát huy truyền thống đó trong cuộc sống đương đại.

Ngoài ra, vấn đề này cũng được đề cập đến trong các luận văn sau đại học,
luận văn tốt nghiệp của sinh viên khoa Sử - ĐHSP, học viên cao học.
* Nguyễn Thị Lý: Tổ chức hoạt động ngoại khóa về danh nhân văn hóa
Trạng Trình Nguyễn Bỉnh Khiêm cho học sinh lớp 11 – THPT ở Vĩnh Bảo Hải
Phòng, 2003, khóa luận tốt nghiệp khoa Lịch sử - ĐHSP Hà Nội.
* Vũ Thị Liền: Tổ chức ngoại khóa lịch sử cho học sinh lớp 9 trường
THCS Dũng Tiến nhân kỉ niệm ngày thành lập Đảng 3.2 và ngày truyền thống
quê hương 16 tháng giêng, 1998, Luận văn tốt nghiệp khoa Sử - ĐHSP Hà Nội.
* Nguyễn Thị Thanh: Tổ chức hoạt động ngoại khóa về truyền thống công
nhân vùng mỏ cho học sinh lớp 12 THPT ở Quảng Ninh, 2004, khóa luận tốt
nghiệp khoa Sử - ĐHSP Hà Nội.

8


* Đậu Thị Hải Vân (2012): Giáo dục ý thức về chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc cho học sinh trong dạy học lịch sử Việt Nam lớp 10, THPT (chương trình
chuẩn), Luận văn thạc sĩ sư phạm lịch sử - ĐHGD – ĐHQG Hà Nội.
Các công trình nghiên cứu trên là cơ sở lí luận quý báu cho người viết
nghiên cứu đề tài này. Tuy nhiên việc vận dụng lí luận để tổ chức ngoại khóa
lịch sử cho học sinh THPT về chủ quyền biển, đảo Việt Nam thì chưa có đề tài
nào. Vì vây, chúng tôi mạnh dạn đi sâu vào vấn đề này.
3. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Quá trình tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
3.2. Phạm vi nghiên cứu.
* Phạm vi nội dung: Luận văn không đi sâu vào tất cả các hình thức tổ
chức hoạt động ngoại khóa lịch sử, mà chỉ lựa chọn một số hình thức phù hợp
với nội dung chủ quyền biển, đảo Việt Nam

* Phạm vi điều tra và thực nghiệm sư phạm.
- Điều tra: một số trường THPT trên địa bàn Thái Bình.
- Thực nghiệm một hình thức ngoại khóa mang tính tổng hợp là “Dạ hội
lịch sử” ở trường THPT Đông Tiền Hải – Thái Bình.
4. Mục đích và nhiệm vụ của đề tài.
4.1. Mục đích.
Trên cơ sở khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại
khóa về chủ quyền biển, đảo, đề tài xác định những nội dung lịch sử về chủ
quyền biển, đảo của nước ta và đề xuất phương pháp tổ chức một số hình thức
ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

9


4.2. Nhiệm vụ.
Để thực hiện mục đích nêu trên, đề tài tập trung giải quyết những nhiệm vụ
cụ thể sau:
- Tìm hiểu các vấn đề lí luận cơ bản về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa
trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Tiến hành điều tra thực tiễn việc tổ chức hoạt động ngoại khóa lịch sử ở
trường THPT nói chung và tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển,
đảo Việt Nam nói riêng.
- Xác định những nội dung lịch sử viết về chủ quyền biển, đảo nước ta cần
tổ chức hoạt động ngoại khóa để phổ biến kiến thức cho học sinh.
- Xác định những yêu cầu phải thực hiện và đề xuất phương pháp tổ chức
một số hình thức ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo cho học sinh THPT.
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm để khẳng định những biện pháp sư phạm
mà tác giả đưa ra mang tính khả thi.
5. Cơ sở phƣơng pháp luận và phƣơng pháp nghiên cứu.
5.1. Cơ sở phương pháp luận.

Cơ sở phương pháp luận của đề tài là lí luận của Chủ nghĩa Mác – Lênin,
tư tưởng Hồ Chí Minh, quan điểm, đường lối của Đảng và Nhà nước về GD ĐT. Đồng thời, đề tài còn dựa vào lí luận Giáo dục học, tâm lí học, phương pháp
dạy học bộ môn của các nhà giáo dục nói chung và giáo dục lịch sử nói riêng.
5.2. Phương pháp nghiên cứu.
Để thực hiện đề tài này, chúng tôi vận dụng các phương pháp nghiên cứu:
- Nghiên cứu các nghị quyết của Đảng, Nhà nước, các văn bản của Bộ GD
– ĐT, các công trình của các nhà giáo dục học, giáo dục lịch sử và các tài liệu
lịch sử viết về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc.

10


- Điều tra thực tiễn về tình hình dạy học lịch sử nói chung, vấn đề tổ chức
hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh THPT nói
riêng thông qua phiếu điều tra, quan sát, dự giờ, phỏng vấn
- Thực nghiệm sư phạm: xây dựng chương trình một hình thức hoạt động
ngoại khóa và tiến hành thực nghiệm ở trường phổ thông để khẳng định tính khả
thi của vấn đề đưa ra.
- Sử dụng phương pháp toán học thống kê để xử lí kết quả thực nghiệm
sư phạm.
6. Giả thuyết khoa học.
Trong quá trình dạy học lịch sử ở trường THPT, nếu vận dụng phương
pháp tổ chức một số hình thức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo cho
học sinh theo những yêu cầu mà luận văn đưa ra thì sẽ góp phần nâng cao chất
lượng dạy học bộ môn.
7. Đóng góp của đề tài
- Khẳng định vai trò, ý nghĩa của việc tổ chức hoạt động ngoại khóa về
chủ quyền biển, đảo trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
- Xác định nội dung lịch sử về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cần tổ chức
hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT.

- Đề xuất phương pháp tiến hành một số hình thức hoạt động ngoại khóa
về chủ quyền biển, đảo Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
8. Ý nghĩa của đề tài
8.1. Ý nghĩa khoa học
Kết quả nghiên cứu của đề tài góp phần làm phong phú thêm lí luận dạy
học bộ môn về việc tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở
trường THPT.

11


8.2. Về thực tiễn
- Nghiên cứu đề tài giúp bản thân hiểu được những nét cơ bản về thực tiễn
dạy học lịch sử ở trường THPT hiện nay, để có thể vận dụng lí luận đã nghiên cứu
vào việc dạy học sau này. Đồng thời giúp giáo viên phổ thông có nguồn tài liệu để
tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam.
- Kết quả nghiên cứu là tài liệu tham khảo cho sinh viên sư phạm.
9. Cấu trúc luận văn.
Ngoài mở đầu, kết luận, phụ lục và tài liệu tham khảo, nội dung của luận
văn gồm ba chương:
Chương 1: Vấn đề tổ chức hoạt động ngoại khóa về chủ quyền biển, đảo Tổ
quốc trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông. Lí luận và thực tiễn.
Chương 2: Xác định nội dung lịch sử về chủ quyền biển, đảo Việt Nam để
tổ chức hoạt động ngoại khóa trong dạy học lịch sử ở trường THPT.
Chương 3: Phương pháp tổ chức một số hình thức hoạt động ngoại khóa về
chủ quyền biển đảo Việt Nam trong dạy học lịch sử ở trường THPT. Thực
nghiệm sư phạm.

12



CHƢƠNG 1
VẤN ĐỀ TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA VỀ CHỦ QUYỀN
BIỂN, ĐẢO TỔ QUỐC TRONG DẠY HỌC LỊCH SỬ Ở TRƢỜNG THPT.
LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN
1.1.Cơ sở lí luận
1.1.1. Một số khái niệm liên quan tới đề tài
1.1.1.1. Khái niệm tổ chức hoạt động ngoại khóa
Theo các nhà giáo dục học và giáo dục lịch sử , “Hoạt động ngoại khóa” là
những hoạt động được thực hiện ngoài giờ học, tùy thuộc vào hứng thú, sở
thích, nguyện vọng của mỗi học sinh trong khuôn khổ khả năng và điều kiện tổ
chức có được của nhà trường. Hoạt động này gắn với những yêu cầu, nội dung
của môn học để có tác dụng bổ sung, hỗ trợ cho giáo dục chính khóa. Hoạt động
ngoại khóa là sự tiếp nối hoạt động dạy – học trên lớp, là con đường gắn lí
thuyết với thực tiễn, tạo nên sự thống nhất giữa nhận thức và hành động của học
sinh, là việc tổ chức giáo dục thông qua hoạt động thực tiễn của học sinh về lao
động công ích, hoạt động xã hội, hoạt động nhân đạo, …để giúp các em hình
thành và phát triển nhân cách (đạo đức, năng lực, sở trường, ..)
Nội dung hoạt động ngoại khóa rất phong phú và đa dạng thể hiện qua các
hoạt động xã hội, văn nghệ, thể dục thể thao, tham quan, lao động, …nhờ đó
những kiến thức tiếp thu được trên lớp có cơ hội được áp dụng, mở rộng hơn
trên thực tế, đồng thời có tác dụng nâng cao hứng thú học tập chính khóa.
HĐNK có thể do tổ bộ môn, giáo viên chủ nhiệm, Đoàn thanh niên Cộng
sản Hồ Chí Minh... và học sinh của một lớp, một khối lớp hay toàn trường
thực hiện.
Hoạt động ngoại khóa là hoạt động giáo dục được tổ chức ngoài thời gian
học tập trên lớp. Đây là một trong hai hoạt động giáo dục cơ bản, được thực hiện

13



một cách có tổ chức, có mục đích theo kế hoạch của nhà trường; là hoạt động
tiếp nối và thống nhất hữu cơ với hoạt động học tập trên lớp, nhằm hình thành
và phát triển học sinh theo mục tiêu đào tạo, đáp ứng những yêu cầu đa dạng của
xã hội đối với thế hệ trẻ.
Như vậy, Tổ chức hoạt động ngoại khóa là một hình thức tổ chức dạy học
nằm ngoài chương trình học chính khóa, kết hợp dạy - học với vui chơi nhằm
mục đích gắn việc giảng dạy, học tập trong nhà trường với thực tế xã hội. Đây là
một trong những mảng hoạt động giáo dục quan trọng ở nhà trường phổ thông
để phát triển toàn diện học sinh. Tổ chức hoạt động ngoại khóa góp phần phát
triển và hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng năng khiếu và tài năng sáng tạo của
học sinh.
1.1.1.2. Khái niệm chủ quyền biển, đảo.
Khái niệm “chủ quyền biển, đảo” nằm trong khái niệm “chủ quyền lãnh
thổ quốc gia”
Theo “Từ điển thuật ngữ lịch sử phổ thông”: “Chủ quyền quốc gia là
quyền cao nhất của một dân tộc, một quốc gia độc lập, tự mình làm chủ đất đai,
tự mình quyết định vận mệnh của dân tộc mình. Những nội dung này được
khẳng định trong pháp luật mỗi nước, trong văn bản pháp lí quốc tế, là nguyên
tắc cơ bản cần tuân theo” [31, tr.104].
“Chủ quyền lãnh thổ quốc gia” là quyền tối cao tuyệt đối, hoàn toàn và
riêng biệt của quốc gia đối với lãnh thổ và trên lãnh thổ của mình. Quyền tối cao
của quốc gia đối với lãnh thổ là quyền quyết định mọi vấn đề của quốc gia đối
với lãnh thổ, đó là quyền thiêng liêng, bất khả xâm phạm. Quốc gia có quyền đặt
ra quy chế pháp lí đối với lãnh thổ. Với tư cách là chủ sở hữu, Nhà nước có
quyền sử dụng và định đoạt đối với lãnh thổ thông qua hoạt động của các cơ
quan Nhà nước như các hoạt động lập pháp, hành pháp và tư pháp.

14



Theo Hiến pháp 1992 nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam: “Nước
Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam là một nước độc lập có chủ quyền,
thống nhất và toàn vẹn lãnh thổ, bao gồm đất liền, các hải đảo, vùng biển và
vùng trời”.
Công ước về Luật biển 1982 qui định đường cơ sở là giới hạn để tính chiều
rộng lãnh hải, vùng tiếp giáp và vùng đặc quyền kinh tế. Có hai loại đường cơ
sở: Đường cơ sở thông thường theo ngấn nước thủy triều thấp nhất chạy dọc
theo bờ biển và đường cơ sở thẳng là đường nối các điểm nhô ra biển nhất hay là
các đảo và quần đảo ven biển của quốc gia.
* Nội thủy: là vùng nước nằm phía trong của đường cơ sở dùng để tính
chiều rộng của lãnh hải. Nội thủy bao gồm: các vùng nước cảng biển, các vũng
tàu, cửa sông, vịnh, các vùng nằm giữa đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của
lãnh hải và lãnh thổ đất liền.
Trong nội thủy, quốc gia có chủ quyền không chỉ với vùng nước mà cả với
vùng trời, vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển. Nhà nước thực hiện chủ
quyền hoàn toàn, tuyệt đối và đầy đủ đối với nội thủy như đối với đất liền. Tuy
nhiên, chủ quyền của quốc gia ven biển đối với nội thuỷ có sự khác biệt so với chủ
quyền trên lãnh thổ đất liền, vì quốc gia ven biển thực hiện quyền lực của mình trên
vùng nước nội thuỷ không phải đối với các cá nhân mà là đối với tàu thuyền, cộng
đồng có tổ chức và đáp ứng các quy tắc riêng biệt..
* Lãnh hải: là vùng biển nằm phía ngoài đường cơ sở. Theo Luật biển quốc
tế cho đến những năm 60 của thế kỉ XX, chiều rộng lãnh hải của quốc gia ven
biển chỉ có 3 hải lí (mỗi hải lí bằng 1.852m). Theo Luật biển quốc tế hiện đại, cụ
thể là Điều 3 của Công ước Luật biển năm 1982 thì chiều rộng tối đa của lãnh
hải là 12 hải lí. Lãnh hải Việt Nam bao gồm lãnh hải đất liền, lãnh hải của đảo,
lãnh hải quần đảo.

15



Bản chất pháp lý: Luật biển coi lãnh hải như một “lãnh thổ chìm”, một bộ
phận hữu cơ của lãnh thổ quốc gia, trên đó quốc gia ven biển thực hiện thẩm
quyền riêng biệt về phòng thủ quốc gia, về cảnh sát, thuế quan, đánh cá, khai
thác tài nguyên thiên nhiên, đấu tranh chống ô nhiễm như quốc gia đó tiến hành
trên lãnh thổ của mình. “Chủ quyền của quốc gia ven biển được mở rộng ra
ngoài lãnh thổ và nội thuỷ của mình,… đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh
hải”. Tuy nhiên, chủ quyền dành cho quốc gia ven biển trên lãnh hải không phải
là tuyệt đối như trên các vùng nước nội thuỷ, do sự thừa nhận quyền đi qua
không gây hại của tàu thuyền nước ngoài trong lãnh hải.
Như vậy, ranh giới ngoài của lãnh hải là đường chay song song với đường
cơ sở và cách đều đường cơ sở một khoảng cách tối đa là 12 hải lý. Ranh giới
ngoài của lãnh hải được coi là đường biên giới quốc gia trên biển.
* Vùng tiếp giáp lãnh hải: là vùng biển nằm ngoài lãnh hải và tiếp liền với
lãnh hải. Phạm vi vùng tiếp giáp lãnh hải không vượt quá 24 hải lí tính từ đường
cơ sở. Điều 33 về Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Vùng tiếp giáp
không thể mở rộng quá 24 hải lí kể từ đường cơ sở dùng để tính chiều rộng của
lãnh hải”. Tuyên bố của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
12.5.1977 cũng nêu rõ: “ Vùng tiếp giáp lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam là vùng biển tiếp liền phía ngoài của lãnh hải Việt Nam có chiều
rộng là 12 hải lí hợp với lãnh hải Việt Nam thành một vùng biển rộng 24 hải lí
kể từ đường cơ sở để tính chiều rộng của lãnh hải Việt Nam” [9, tr 124]
* Vùng đặc quyền kinh tế: là vùng biển nằm phía ngoài lãnh hải và tiếp liền
với lãnh hải, có phạm vi rộng không vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở.
Như vậy phạm vi lãnh hải rộng 12 hải lí bên trong vùng đặc quyền kinh tế, nên
chiều rộng riêng của vùng đặc quyền kinh tế là 188 hải lí. Vùng đặc quyền kinh
tế bao gồm trong nó cả vùng tiếp giáp lãnh hải.

16



Tại vùng này Việt Nam quản lý mọi tài nguyên sinh vật, khoáng sản và các
hoạt động kinh tế liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên, được xây dựng,
thiết lập các công trình nhân tạo, nghiên cứu khoa học, bảo vệ môi trường biển.
Phía nước ngoài được hưởng quyền tự do hàng hải, tự do bay cũng như lắp ống
dẫn dầu hay dây cáp ngầm ở đây nhưng không ảnh hưởng đến các quyền của
Việt Nam nói trên.
* Thềm lục địa: là vùng đáy biển và lòng đất dưới đáy biển, tiếp liền và
nằm ngoài lãnh hải Việt Nam trên toàn bộ phần kéo dài tự nhiên của lãnh thổ đất
liền, các đảo và quần đảo Việt Nam cho đến mép ngoài cuả rìa lục địa. Trong
trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này cách đường cơ sở chưa đủ 200 hải lí
thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài đến 200 hải lí tính từ đường cơ sở. Trong
trường hợp mép ngoài của rìa lục địa này vượt quá 200 hải lí tính từ đường cơ sở
thì thềm lục địa nơi đó được kéo dài không quá 350 hải lí tính từ đường cơ sở.
Việt Nam có quyền chủ quyền đối với mọi loại tài nguyên thiên nhiên ở trên bề
mặt và trong lòng đất của thềm lục địa của mình, cũng như các hoạt động kinh tế
liên quan đến khai thác, sử dụng tài nguyên. Việt Nam có thể tiến hành khai thác
dầu mỏ cũng như các loại khoáng sản khác ở khu vực này.
1.1.2. Cơ sở xuất phát của vấn đề.
1.1.2.1. Yêu cầu của cách mạng nước ta thời kì hội nhập với thế giới và khu vực.
Trong giai đoạn hiện nay, xu thế hội nhập quốc tế cùng với sự phát triển
như vũ bão của khoa học và công nghệ đã đặt ra cho Việt Nam những thách thức
và vận hội mới trong công cuộc đổi mới, hội nhập và phát triển đất nước, tạo
điều kiện cho tốc độ tăng trưởng kinh tế Việt Nam phát triển nhanh chóng. Tuy
nhiên cũng đặt ra cho Việt Nam phải đối mặt với những nguy cơ, thách thức
mang tính khu vực và toàn cầu. Các thế lực thù địch chưa bao giờ từ bỏ âm mưu
can thiệp vào công việc nội bộ, gây mất ổn định chính trị - xã hội, xâm phạm

17



chủ quyền lãnh thổ, biên giới quốc gia nhất là trong tình hình hiện nay vấn đề
bảo vệ chủ quyền biên giới quốc gia, bảo vệ chủ quyền biển, đảo đang có nhiều
diễn biến phức tạp.
Ví dụ: + Từ tháng 2/ 1979 đến năm 1986 đã diễn ra cuộc chiến tranh xung
đột quân sự trên vùng biên giới các tỉnh biên giới phía Bắc (Hà Giang, Cao
Bằng, Lạng Sơn…), hay tình hình trên Biển Đông trong những năm gần đây
diễn ra rất phức tạp, nhất là trên 2 quần đảo: Trường Sa và Hoàng Sa,…
Vì vậy, trong Hiến pháp năm 1992 đã khẳng định lãnh thổ Việt Nam gồm
“đất liền, các hải đảo, vùng biển và vùng trời. Tổ quốc Việt Nam là thiêng liêng
và bất khả xâm phạm”.
Tại Hội nghị lần thứ IV Ban chấp hành Trung Ương Đảng khóa X đã nhận
định “Chúng ta phải tiến hành xây dựng và phát triển đồng bộ trên tất cả các lĩnh
vực của đất nước, củng cố tiềm lực quốc phòng – an ninh nhằm bảo vệ vững
chắc, toàn vẹn lãnh thổ quốc gia trong đó có biển, đảo của Tổ quốc. Thường
xuyên tăng cường công tác tuyên truyền giáo dục kiến thức quốc phòng – an
ninh, chủ quyền lãnh thổ, biển, đảo Việt Nam cho toàn dân nhất là học sinh –
sinh viên là rất quan trọng trong giai đoạn cách mạng hiện nay”.
Nghị quyết Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã xác định mục tiêu, nhiệm
vụ phát triển của đất nước giai đoạn 2011 – 2015 là “ Tăng cường tiềm lực quốc
phòng – an ninh, giữ vững ổn định chính trị - xã hội, độc lập, chủ quyền, thống
nhất, toàn vẹn lãnh thổ ngăn chặn làm thất bại mọi âm mưu thủ đoạn chống phá
của các thế lực thù địch”.
Tình hình, mục tiêu phát triển của đất nước đặt ra những yêu cầu lớn đối
với giáo dục. Lượng tri thức của loài người ngày càng tăng nhanh. Mặt khác, thị
trường lao động luôn đòi hỏi ngày càng cao ở nguồn nhân lực về năng lực hành
động, khả năng sáng tạo, linh hoạt, tính trách nhiệm, năng lực cộng tác làm việc,

18



khả năng tự chịu trách nhiệm của bản thân, khả năng giải quyết các vấn đề phức
tạp trong đời sống xã hội.... Con người phải trở thành chủ thể trong việc tìm
kiếm và sáng tạo tri thức cũng như trong công việc.
Từ những yêu cầu trên đã cho thấy rằng mô hình giáo dục theo kiểu hàn
lâm, kinh viện, đào tạo ra những con người thụ động, truyền thụ kiến thức lí
thuyết xa rời với thực tiễn đã không còn phù hợp. Bối cảnh đó đòi hỏi giáo dục
phải đào tạo ra những cá nhân năng động, chủ động và sáng tạo trong mọi hoàn
cảnh; đòi hỏi một phương pháp dạy học phải tăng cường tính chủ động của chủ
thể và gắn liền lí thuyết với cuộc sống hơn. Chính vì vậy, việc giáo dục cho thế
hệ trẻ ý thức bảo vệ chủ quyền lãnh thổ quốc gia nói chung và chủ quyền biển,
đảo nói riêng là cần thiết và có ý nghĩa chiến lược. Tổ chức hoạt động ngoại
khóa về chủ quyền biển, đảo Việt Nam cho học sinh là một con đường thực hiện
nhiệm vụ quan trọng này.
1.1.2.2. Chức năng, nhiệm vụ của bộ môn lịch sử.
Bộ môn lịch sử ở trường phổ thông phải trang bị cho học sinh những kiến
thức cơ bản, cần thiết về lịch sử dân tộc và lịch sử thế giới, góp phần hình thành ở
học sinh thế giới quan khoa học, giáo dục lòng yêu quê hương đất nước, truyền
thống dân tộc, cách mạng, bồi dưỡng các năng lực tư duy, hành động, thái độ ứng
xử đúng đắn trong đời sống xã hội. Trong xu thế thế quốc tế hóa, toàn cầu hóa hiện
nay thì việc giáo dục cho thế hệ trẻ những giá trị truyền thống, những phẩm chất
cao quý và những hiểu biết về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc có ý nghĩa chiến lược.
Trên cơ sở nhiệm vụ của bộ môn lịch sử, chúng ta rút ra được mục tiêu của
bộ môn lịch sử ở trường THPT là “cung cấp kiến thức cơ bản, có hệ thống về
lịch sử phát triển hợp quy luật của dân tộc và xã hội loài người”. Trên cơ sở đó,
giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, lí tưởng độc lập dân tộc và chủ nghĩa xã
hội, rèn luyện năng lực tư duy và thực hành. Từ đó, tạo ra 4 năng lực chủ yếu

19



của công dân trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đó là: năng lực hành
động, năng lực thích ứng, năng lực giao tiếp ứng xử và năng lực tự khẳng định.
Như vậy, bộ môn lịch sử có tác dụng rất lớn trong việc giáo dục học sinh,
thể hiện ở 3 mặt sau:
- Về kiến thức: Giúp học sinh nắm vững những kiến thức cơ bản của lịch
sử thế giới và lịch sử dân tộc, từ đó làm cơ sở cho việc hình thành thế giới quan
khoa học, giáo dục thái độ đúng đắn, các kĩ năng, kĩ xảo cần thiết.
- Về kĩ năng: rèn luyện kĩ năng tư duy biện chứng trong học tâp và hành
động, từ đó rút ra kết luận, phân tích, tổng hợp, đánh giá sự kiện, hiện tượng, kĩ
năng tự học, thực hành bộ môn. Đồng thời, giúp các em vận dụng những kiến
thức lịch sử đã học vào cuộc sống hiện nay.
- Về thái độ: Giáo dục cho các em truyền thống tốt đẹp của lịch sử dân tộc
qua quá trình dựng nước, giữ nước và phát triển đất nước trong thời đại mới, bồi
dưỡng tinh thần đoàn kết quốc tế. Đồng thời, giúp các em có ý thức công dân,
sẵn sàng thực hiện nghĩa vụ quốc tế, hình thành những phẩm chất cần thiết trong
cuộc sống cộng đồng.
Như vậy, môn lịch sử không chỉ trang bị một vốn kiến thức cần thiết về lịch
sử dân tộc và lịch sử thế giới mà còn phát triển những kĩ năng cần thiết và bồi
dưỡng lòng yêu quê hương, đất nước, tinh thần tôn trọng các giá trị lịch sử văn
hóa nhân loại, hình thành nhân cách và bản lĩnh con người, ý thức trách nhiệm
trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Tổ chức hoạt động ngoại khóa về
chủ quyền biển, đảo Việt Nam là việc làm thiết thực góp phần thực hiện chức
năng, nhiệm vụ bộ môn.
1.1.2.3. Nguyên lí giáo dục của Đảng.
Trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của thời đại công nghệ thông
tin thì tiềm lực trí tuệ con người là điều quý báu nhất. Làm thế nào để phát huy

20



tiềm lực quý báu đó để làm nền tảng xây dựng đất nước trong thời đại mới.
Đảng và Nhà nước ta đã khẳng định “ Giáo dục và đào tạo là quốc sách hàng
đầu”. Nhà trường phổ thông phải là nơi đào tạo ra những con người “phát triển
cao về mặt trí tuệ, cường tráng về thể chất và phong phú về tinh thần, trong
sáng về đạo đức, có kĩ năng lao động, có tính tích cực chính trị - xã hội”( Văn
kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX, tr 109)
Thực hiện mục tiêu giáo dục nêu trên, phải thấu suốt nguyên lí giáo dục của
Đảng “…học đi đôi với hành, giáo dục kết hợp với lao động sản xuất, nhà
trường gắn liền với xã hội”, nghĩa là giáo viên tránh lối dạy nhồi sọ, học sinh
tránh học vẹt, phải học suy nghĩ, phải vận dụng những kiến thức đã học vào thực
tiễn, phải có thực hành, nhà trường cần phối hợp với gia đình và xã hội để giáo
dục toàn diện học sinh. Nguyên lí giáo dục này quyết định hệ thống giáo dục về
nội dung, phương pháp dạy học ở trường phổ thông và soi sáng các định hướng
cơ bản của ngành giáo dục hiện nay.
Ngoại khóa là một trong những hình thức tổ chức dạy học ở trường phổ
thông. Thực hành ngoại khóa nhằm tổ chức cho học sinh được thâm nhập vào
đời sống xã hội để quan sát, tiếp thu những kiến thức sinh động của cuộc sống,
hình thành phương pháp tư duy thực tế, biết vận dụng kiến thức đã học vào cuộc
sống xã hội. Trên cơ sở đó, tạo điều kiện cho học sinh mở rộng, đào sâu kiến
thức, phát triển hứng thú và năng lực hành động của bản thân, qua đó có thể
hướng cho các em vào những định hướng nghề nghiệp trong tương lai.
Trong bối cảnh quốc tế đang diễn biến phức tạp như hiện nay, vấn đề chủ
quyền biển, đảo là vấn đề nóng bỏng và nhạy cảm, nên việc tổ chức ngoại khóa
về chủ quyền biển, đảo Tổ quốc trong dạy học lịch sử ở trường THPT có ý nghĩa
quan trọng, giúp học sinh hiểu được những vấn đề xã hội đang diễn ra xung
quanh các em, qua đó các em sẽ có thái độ và trách nhiệm đối với xã hội. Chính

21



×