Tải bản đầy đủ (.doc) (26 trang)

SKKN Một số kinh nghiệm nâng cao nhận thức cho học sinh THPT về vấn đề Biển đảo Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (361.83 KB, 26 trang )

A- ĐẶT VẤN ĐỀ
I. Cơ sở lý luận.
Mục tiêu của giáo dục là đào tạo thế hệ trẻ có tri thức, đạo đức, bản
lĩnh sống để hoà nhập vào thời đại CNH – HĐH. Hiểu biết sâu sắc về quê
hương đất nước và có trách nhiệm bảo vệ quê hương đất nước cả phần đất liền
cũng như Biển, Đảo Việt Nam.
Khi nói về giáo dục, Đảng ta khẳng định: Giáo dục là quốc sách hàng
đầu, đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho sự phát triển. Trong phần kinh phí chi
chung thì giáo dục được ưu tiên hàng đầu. Các trường THPT là nơi trực tiếp
đào tạo thế hệ trẻ vừa “hồng” vừa “chuyên”, đào tạo cả Đức - Trí - Thể - Mỹ.
Trang bị cho học sinh đầy đủ hành trang trí tuệ để học sinh bước vào đời, trở
thành công dân có ích cho đất nước.
Trong điều kiện hiện nay, bảo vệ chủ quyền lãnh thổ biên giới quốc gia
là một trong những nhiệm vụ thiêng liêng của thế hệ trẻ. Biển, Đảo phần lãnh
thổ ngàn đời mà cha ông ta bàn giao lại đang bị các thế lực phản động âm
mưu thôn tính. Do vậy, giúp học sinh hiểu rõ hơn về biển, đảo là phần trách
nhiệm không thể thiếu ở trường THPT, cũng là ưu thế của bộ môn giáo dục
quốc phòng - An ninh trong tình hình mới.
II. Cơ sở thực tiễn.
* Việt Nam là một quốc gia ven biển, nằm bên bờ Biển Đông thuộc bán
đảo Đông Dương ở Đông Nam Á. Sau ngày đất nước thống nhất ngoài việc
quản lý lãnh thổ đất lền với diện tích gần 330.000km
2
và bờ biển dài 3260 km
tương đương với chiều dài trên đất liền. Nước ta còn có cả một vùng biển và
thềm lục địa rộng khoảng 1 triệu km
2
với nhiều quần đảo, đảo gần bờ, xa bờ,
1
tổng cộng các đảo ven bờ biển nước ta là trên 2780 hòn đảo lớn nhỏ hợp
thành một hệ thống với tổng diện tích khoảng 1630 km


2
.
Hình 1: Đất liền và Biển, Đảo của đất nước Việt Nam
* Vùng biển nước ta có vị trí chiến lược rất quan trọng về kinh tế chính
trị và quốc phòng an ninh, trước hết là tiềm năng kinh tế to lớn về dầu khí,
hải sản và các khoáng sản quan trọng, về giao thông vận tải và du lịch. Vì
vậy, bảo vệ vững chắc chủ quyền biển, đảo của nước ta phục vụ đắc lực cho
sự nghiệp CNH - HĐH đất nước, đánh bại mọi âm mưu đánh chiếm và xâm
lược của bất cứ kẻ thù nào,là nhiệm vụ quan trọng và cấp thiết của toàn Đảng
toàn quân và toàn dân ta trong đó lực lượng Hải quân nhân dân là nòng cốt.
* Lịch sử thế giới hàng ngàn năm đã chứng minh sự phát triển mạnh mẽ
của xã hội loài người, chính sự phát triển đó, cùng với những thành tựu vĩ đại
của cách mạng khoa học và công nghệ ngày nay đã khám phá và cung cấp cho
loài người những hiểu biết ngày càng có ý nghĩa sâu sắc và hấp dẫn về vai
trò, tầm quan trọng và lợi ích của biển và đại dương.
2
* Biển là đặc ân của thiên nhiên đối với loài người nói chung và với
nước ta nói riêng để sinh tồn trên trái đất. Môi trường sẵn có để khai thác tài
nguyên trên mặt đất và dưới đất ngày càng cạn kiệt, dân số bùng nổ, đất liền
đã có biểu hiện chật chội về lãnh thổ, môi trường bị phá huỷ và cuộc sống
chung của loài người đã bị đe doạ mất ổn định Sau cùng chỉ còn biển và
nhân loại đã vươn ra biển. Thế kỉ XXI là thế kỉ của loài người chinh phục
biển cả.
* Ngoài khả năng cung cấp tài nguyên và năng lượng, biển và đại dương còn
đóng vai trò quan trọng và to lớn trong giao thông vận tải. Những tuyến
đường chủ yếu nối liền các lục địa, các quốc gia đều chạy qua đại dương.
Trên 90% hàng hoá vận tải quốc tế đều bằng đường biển.
* Các cường quốc đều là các quốc gia ven biển (Mỹ, Nga, Anh, Pháp, Nhật )
và ngược lại, các nước có biển đều có điều kiện trở thành các nước có nền
kinh tế và quân sự mạnh trên thế giới.

III.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu:
1 . Thực trạng :
Biển, Đảo Việt Nam có từ ngàn xưa tới nay, cùng với lịch sử hình
thành của dải đất hình chữ S, nhưng trong điều kiện hiện nay, phần Biển
và Đảo của chúng ta đang bị chia cắt chủ quyền(ở một số nơi) ra khỏi
chủ quyền Việt Nam. Do vậy hiểu về Biển, Đảo và bảo vệ Biển, Đảo là
trách nhiệm của mọi người công dân Việt Nam.
2. Kết quả hiệu quả của thực trạng:
Biển ngày càng có ý nghĩa sống còn đối với mỗi quốc gia, dân tộc và
mối quan hệ đất liền với biển khơi ngày càng được khẳng định là một khối
thống nhất không thể tách rời, không thể xem nhẹ phần nào và ngày càng
3
được tận dụng, khai thác triệt để. Chính vì lẽ đó mà giáo dục nâng cao kiến
thức về biển, đảo cho toàn dân nói chung và học sinh nói riêng là rất quan
trọng. Việc cung cấp những thông tin, những khái niệm về chủ quyền biển
đảo của Tổ quốc sẽ giúp cho các em không những nâng cao kiến thức toàn
diện của mình mà còn giúp các em nâng cao lòng tự hào dân tộc, xác định ý
thức trách nhiệm đúng đắn đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
trong giai đoạn hiện nay. Bởi kiến thức thì vô cùng rộng, song vì bài viết có
hạn nên tôi chỉ đề cập đến một số vấn đề cơ bản nhất.Để góp phần thực hiện
yêu cầu đó, theo tôi cần phải giáo dục cho học sinh một số vấn đề cơ bản sau:
4
B. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ
I- TRANG BỊ CHO HỌC SINH NHỮNG KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ BIỂN,
ĐẢO VÀ CHỦ QUYỀN BIÊN GIỚI CỦA TỔ QUỐC.
1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên Biển, Đảo Việt Nam:
a. Vị trí địa lý:
Lãnh thổ Việt Nam gồm 3 bộ phận:
- Đất liền: + Diện tích 329.297 km
2

.
+ Hệ toạ độ: 8
0
34
/
B - 23
0
24
/
B và 102
0
10
/
Đ - 109
0
24
/
Đ
+ Tiếp giáp với Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Cam-pu-chia ở
phía Tây, phía Đông và Nam giáp biển Đông và Vịnh Thái Lan nằm hoàn toàn
trong múi giờ số 7.
- Biển: Có diện tích trên 1 triệu km
2
gồm 5 bộ phận: Nội thuỷ, lãnh hải, tiếp
giáp lãnh hải, vùng thềm lục địa và vùng đặc quyền kinh tế. Nếu kể cả biển,
lãnh thổ nước ta kéo dài xuống tận vĩ tuyến 6
0
50
/
B và ra tận kinh tuyến

117
0
20
/
Đ.
- Vùng trời: Là khoảng không gian vô tận bao phủ phía trên lãnh thổ.
Việt Nam có bờ biển tiếp liền với Biển Đông, Biển Đông thuộc Thái Bình
Dương, đại dương lớn nhất thế giới.
Việt Nam có vùng biển rộng trên 1 triệu km
2
bao gồm: nội thuỷ, lãnh hải,
vùng tiếp giáp lãnh hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa. Có ranh giới
biển chung với vùng biển của nhiều nước.
Từ Móng cái đến Hà tiên, ôm lấy dáng hình chữ S là chiều dài bờ biển
nước ta khoảng 3.260km, đứng thứ 27 trong số 157 quốc gia ven biển, các
quốc đảo và các lãnh thổ trên thế giới. Chỉ số chiều dài bờ biển trên diện tích
đất liền của nước ta xấp xỉ 0,01- Cao nhất các nước Đông Nam Á, cao hơn
5
Thái Lan và xấp xỉ Malayxia. Các đảo vùng biển Việt Nam phân bố không
đều, nằm rải rác từ gần đến xa bờ.
- Nước ta tiếp xúc và giao thoa giữa 2 nền văn hoá đó là nền văn hoá Trung
Hoa (ở miền Bắc) và văn hoá Ấn Độ (ở miền Nam).
- Thế kỉ XVI - XVIII: Việc buôn bán đường biển bắt đầu phát triển mạnh:
+ Việt Nam - Đông Nam Á - châu Á
+ Việt Nam - châu Âu
+ Việt Nam và rất nhiều các nước trên thế giới
Do vậy các Thương cảng lớn được thành lập để giao lưu buôn bán với
các nước trong khu vực và thế giới như Thương cảng “Phố Hiến - Kinh Kỳ
…”
Bảng: Sự phân bố các đảo ven bờ biển

Khu vực Số lượng đảo Diện tích(km
2
)
Số đảo có diện
tích trên
1km
2
/tổng diện
tích km
2
Ven bờ Vịnh Bắc
Bộ
Trên 2.321 787,4 47/70
Ven bờ biển miền
Trung
257 169,9 19.145
Ven bờ biển Nam
bộ
201 679,3 16/659
Tổng cộng Khoảng 2.779 1.636.6 82/1.509
(Theo tài liệu: Những điều cần biết về Luật biển của TS. Nguyễn Hồng Thao
NXB Công an nhân dân 1997, trang 9).
6
b. Điều kiện khí tượng.
- Cũng như khí hậu lục địa, khí hậu vùng biển nước ta chịu tác động mạnh mẽ
của 2 gió mùa. Mùa gió Đông Bắc có trung tâm cao lạnh Xi-bê-ri xuất phát ở
khoảng hồ Bai Can tác động đến vùng biển nước ta trong khoảng từ tháng 9
đến tháng 4 năm sau.
- Gió mùa Tây nam có cường độ yếu hơn.
- Hoạt động của bão: Hàng năm có khoảng 70% cơn bão hình thành từ mặt

biển phía Đông Philippin rồi di chuyển vào biển Đông với cường độ thường
lớn hơn các cơn bão hình thành từ biển Đông.
7
2. Biển, Đảo Việt Nam trong lịch sử dựng và giữ nước.
Vùng biển nước ta có vai trò là con đường giao lưu trong nước và quốc tế
từ rất sớm. Từ thế kỷ XVI - XVII nhiều nước Châu Âu, Châu Á đã có quan hệ
giao lưu và buôn bán với nước ta qua các thương cảng. Biển Đông đã tồn tại
trong lịch sử như là một con đường duy nhất tạo điều kiện giao lưu và phát
triển văn minh của dân tộc với nền văn minh phương Tây.
Vị trí chiến lược quan trọng của vùng biển nước ta rất lớn đã khiến một số
nước đế quốc nhìn nhận từ rất sớm và triệt để xâm lược nước ta. Ngược lại,
ông cha ta cũng nhận thức được vị thế của sông biển mà sử dụng sông biển
một cách tài tình để chống xâm lược, bảo vệ nền độc lập dân tộc của Tổ quốc.
Trong lịch sử dựng nước và giữ nước, nước ta đã phải đương đầu với 14
cuộc chiến tranh xâm lược quy mô lớn của kẻ địch, trong số đó có tới 10 cuộc
được thực hiện từ hướng biển, hoặc đã có âm mưu, đồng thời được chuẩn bị
để tiến hành xâm lược nước ta từ hướng biển.
Trong sự nghiệp chống Mỹ cứu nước của dân tộc ta ở thế kỷ XX, dưới sự
lãnh đạo sáng suốt và tài tình của Đảng, quân và dân ta đã liên tiếp giành
được những thắng lợi vô cùng to lớn cả trên đất liền và trên biển, đảo, góp
phần giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước, mà "Đường Hồ Chí Minh
trên biển" xuyên Biển Đông chi viện sức người, sức của cho chiến trường
miền Nam đã trở thành con đường huyền thoại sống mãi với dân tộc Việt
Nam.
3. Giúp cho học sinh hiểu được Biển, Đảo có ý nghĩa gì trong sự nghiệp
xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN.
a. Ý nghĩa chiến lược về kinh tế.
8
* Về nguồn lợi hải sản: Nguồn lợi hải sản nước ta được đánh giá vào loại
phong phú trong khu vực, có khoảng 2.100 loài hải sản khác nhau. Diện tích

tiềm năng nuôi trồng thuỷ sản của nước ta khoảng 2 triệu ha, bao gồm 3 loại
hình mặn ven biển, có thể nuôi trồng các loại đặc sản như tôm, cua, rong
câu Ngoài ra vùng biển nước ta còn có các loại động vật quý hiếm khác
như: đồi mồi, chim biển
Hình 2: Đánh bắt hải sản
Hải sản ở vùng biển nước ta là nguồn lợi hết sức quan trọng. Tiềm năng
về nguồn lợi hải sản nước ta lớn như vậy, nhưng khả năng khai thác của nước
ta thì còn hạn chế chỉ mới tập trung khai thác ở ven bờ nên làm cho nguồn hải
sản ven bờ nhanh chóng bị cạn kiệt, nguy cơ về môi trường sinh thái ngày
càng tăng.
* Về nguồn lợi dầu khí, khoáng sản, năng lượng.
Thềm lục địa Việt Nam có nhiều bể trầm tích chứa dầu khí và có nhiều
triển vọng khai thác nguồn khoáng sản này. Tổng trữ lượng dầu khí có biển
Việt Nam ước tính khoảng 10 tỉ tấn dầu quy đổi. Từ những kết quả khai thác
dầu khí ở thềm lục địa phía Nam mà ta đã đầu tư xây dựng nhà máy lọc dầu
số 1 ở Dung Quất với số vốn đầu tư 1,3 tỷ USD trên một diện tích rộng
14.000ha đất với công suất 6,5 triệu tấn/năm.
9
Ven biển miền Đông Bắc nước ta có
những mỏ than rất lớn có chất lượng
tốt, các bãi cát ở vùng đảo Đông Bắc và
vùng Cam Ranh chứa 90 – 95% thạch
anh nguyên chất (dùng trong công
nghiệp pha lê và khí tài quang học).
Hình3: Nhà máy lọc dầu Dung Quất
* Về giao thông vận tải: Biển
Việt Nam nối thông với nhiều
hướng, từ các hải cảng ven bờ
của Việt Nam thông qua eo biển
Ma-lăc-ca có thể đi đến Ấn Độ

Dương, Trung Đông, Châu Âu,
Châu Phi, qua eo biển giữa
Philippin, Inđônêxia, Singapo
đến Ôxtrâylia và Niu-Di-Lân. Vì vậy mà Biển Đông là khu vực có nhiều
tuyến đường hàng hải quan trọng trong khu vực cũng như của thế giới.
Hình 4: Vận chuyển hàng hoá bằng đường biển
* Về du lịch biển:
Bước vào thời kỳ mở cửa, du
lịch Việt Nam phát triển với
nhịp độ tương đối nhanh. Nhiều
trung tâm du lịch biển quan
trọng có vị trí địa lý thuận lợi
10
như Vũng Tàu, Nha Trang nằm trên tuyến du lịch quốc tế Đông Nam Á, có
đủ các điều kiện và tiền đồ để trở thành những tụ điểm về du lịch biển – một
ngành có thu nhập đáng kể trong nền kinh tế quốc dân.
Hình 5: Vịnh Hạ Long
b. Ý nghĩa chiến lược quân sự
Vùng biển nước ta là một không gian chiến lược đặc biệt quan trọng đối
với nền an ninh và quốc phòng của đất nước.
Với chiều dài bờ biển 3.260 km và một vùng biển rộng lớn, địa hình bờ
biển quanh co, khúc khuỷu, đồi núi, có chiều ngang trên đất liền chỉ rộng từ
40-50km. Mạng lưới sông ngòi chằng chịt chảy qua các miền chiến lược của
đất nước, chia cắt đất liền thành nhiều khúc, cắt nhỏ các tuyến giao thông
chiến lược Bắc-Nam. ở nhiều nơi núi chạy ra sát biển tạo thành những địa
hình hiểm trở, những vịnh kín, xen lẫn với những bờ biển bằng phẳng, thuận
tiện cho việc trú quân và chuyển quân bằng đường biển.
Hệ thống quần đảo và hải đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền
ven biển hình thành nên tuyến phòng thủ nhiều tầng, nhiều lớp, với thế bố trí
chiến lược kết hợp trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo

vệ, kiểm soát và làm chủ vùng biển của nước ta. Các đảo có thể là căn cứ,
điểm tựa, pháo đài, trạm gác tiền tiêu, các vũng vịnh và địa hình hiểm trở rất
thuận lợi cho công tác phòng thủ.
Hệ thống quần đảo và hải đảo trên vùng biển nước ta cùng với dải đất liền
ven biển hình thành nên tuyến nhiều tầng, nhiều lớp với thế bố trí chiến lược
kết hợp trên bờ, dưới nước, tạo điều kiện thuận lợi cho việc bảo vệ, kiểm soát
và làm chủ vùng biển của nước ta. Các đảo có thể là căn cứ, điểm tựa, pháo
11
đài, trạm gác tiền tiêu, các vũng, vịnh và địa hình hiểm trở rất thuận lợi cho
công tác phòng thủ.
Quần đảo Hoàng Sa – Trường Sa của nước ta nằm ở trung tâm Biển Đông
– là lá chắn bảo vệ sườn phía đông của đất nước. Từ đây có thể kiểm soát
được các tuyến đường biển, đường không đi qua biển Đông, đồng thời cũng là
một vị trí tiền tiêu chiến lược án ngữ, khống chế, cơ động của lực lượng Hải
quân các nước ra vào lục địa châu Á và qua lại giữa Thái Bình Dương – Ấn
Độ Dương.
Vùng biển nước ta tiếp giáp với vùng biển của 7 nước: Trung Quốc,
Philippin, Brunây, Malaysia, Inđonexia, Thái Lan và Campuchia. Trên các
vùng biển kế cận đó đang tồn tại một tranh chấp hết sức phức tạp. Sự tranh
chấp đó ngày càng quyết liệt, nhất là tranh chấp ở vùng biển hai quần đảo
Trường Sa và Hoàng Sa, tiềm ẩn những nhân tố xung đột, gây mất ổn định.
Tranh chấp ở Biển Đông được coi là một trong những điểm nóng của khu vực
và trên thế giới.
Vì thế có thể nói: Ai kiểm soát được biển Đông thì người đó sẽ có một vị
thế chiến lược mạnh ở Đông Nam Á và trước hết có thể khống chế, gây ảnh
hưởng đến các nước trong khu vực cả về kinh tế, chính trị, quân sự.
4. Chủ quyền đối với các đảo và quần đảo Việt Nam
Việt Nam có các đảo và quần đảo gần bờ và xa bờ. Qua các thời kỳ Nhà
nước Việt Nam luôn luôn thực hiện chủ quyền trên các vùng biển, đảo và
quần đảo của mình. Những năm gần đây, trong các hiệp định đã được ký kết

với Trung Quốc và Thái Lan về phân chia các vùng biển ở Vịnh Bắc Bộ và
Vịnh Thái Lan, các nước này cũng đã căn cứ vào vị trí và việc thực thi chủ
quyền của nước ta trên 2 đảo Bạch Long Vĩ và Thổ Chu để làm cơ sở cho việc
12
xác định và phân chia vùng biển ở khu vực xung quanh hai đảo này. Như vậy
chủ quyền của nước ta đối với hai đảo xa lục địa nhất đã được khẳng định.
Đối với hai quần đảo Trường Sa và Hoàng Sa.
Mục tiêu lâu dài của Nhà nước ta là bảo vệ chủ quyền trên hai quần đảo
Hoàng Sa và Trường Sa, bảo vệ các lợi ích quốc gia trên biển, giải quyết hoà
bình các tranh chấp biển. Mục tiêu trước mắt của ta là duy trì nguyên trạng,
đấu tranh không để tranh chấp chủ quyền trên hai quần đảo làm ảnh hưởng
đến quyền sử dụng các vùng biển và thềm lục địa cũng như các vấn đề phân
định biển và xác định ranh giới ngoài thềm lục địa.
II- GIÁO DỤC CHO HỌC SINH THẤY ĐƯỢC QUÁ TRÌNH ĐẤU TRANH
BẢO VỆ CHỦ QUYỀN BIỂN, ĐẢO CỦA NƯỚC TA
Ngày 22/9/1997 Bộ Chính trị đã ra Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh và
phát triển kinh tế theo hướng CNH - HĐH trong đó khẳng định: "Vùng biển,
hải đảo và ven biển là địa bàn chiến lược có vị trí quyết định đối với sự phát
triển của đất nước ta, là tiềm năng và thế mạnh quan trọng cho sự nghiệp
CNH - HĐH". Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng tiếp tục khẳng
định: "Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các
khu vực biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng
khác.
Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi nước ta vẫn
còn là nước kém phát triển, mức sống nhân dân còn thấp, trong khi đó cuộc
cạnh tranh quốc tế ngày càng quyết liệt, nếu chúng ta không nhanh chóng
vươn lên thì sẽ càng tụt hậu xa hơn về kinh tế ".
Quán triệt quan điểm của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ IX của Đảng
về bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, căn cứ vào đặc điểm tình hình trên các
13

vùng biển của nước ta hiện nay, có thể xác định một số nội dung về bảo vệ
chủ quyền biển, đảo trong tình hình mới bao gồm những vấn đề cơ bản sau
đây:
1. Bảo vệ vững chắc chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ và lợi ích quốc gia,
dân tộc trên biển.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia trên biển, có thể hiểu theo nghĩa rộng là bảo vệ
các chủ quyền của quốc gia theo các chế độ pháp lý khác nhau, phù hợp với
Luật pháp quốc tế trên các vùng
nước khác nhau, trên các hải đảo
và thềm lục địa của quốc gia.
Vùng biển nước ta bao gồm nội
thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia cùng với các đảo và quần đảo thuộc lãnh thổ Việt
Nam ở ngoài vùng lãnh hải nói trên, trong đó có hai quần đảo Hoàng Sa và
Trường Sa.
Bảo vệ chủ quyền quốc gia ở vùng biển đặc quyền về kinh tế và thềm lục địa
là bảo vệ những đặc quyền về bảo tồn, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên
thiên nhiên của biển ở những nơi đó; thực chất là bảo vệ quyền lợi kinh tế ở
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
Bảo vệ chủ quyền, giữ vững hoà bình và ổn định trên các vùng biển của
Hình 6: Bản đồ phân chia các vùng biển
ta là điều kiện tiên quyết, là tiền đề cần thiết để phát triển, khai thác biển và
từng bước tiến ra biển một cách vững chắc.
14
Bảo vệ và giữ vững chủ quyền quốc gia của nước ta trên biển là công
việc khó khăn và phức tạp, đòi hỏi chúng ta phải nỗ lực phấn đấu, phải thực
sự thức tỉnh ý thức về biển cả của dân tộc.
2. Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hoá trên các vùng
biển.

Bảo vệ an ninh, trật tự an toàn xã hội và văn hoá trên biển bao gồm một số
nội dung sau:
- Bảo vệ an ninh quốc gia trên mọi lĩnh vực: Chính trị, tư tưởng - văn hoá,
khoa học công nghệ và quốc phòng - an ninh
- Ngăn chặn kịp thời người và phương tiện xâm nhập đất liền để tiến hành
các hoạt động phá hoại, gây rối, gián điệp, truyền bá văn hoá phẩm đồi truỵ
và thực hiện các hành vi tội phạm khác.
- Bảo vệ lao động sản xuất, tính mạng và tài sản của Nhà nước và nhân
dân trên các vùng biển.
- Bảo vệ trật tự an toàn giao thông trên biển, bảo vệ môi trường, xử lý các
vụ gây ô nhiễm môi trường biển.
- Phòng chống và khắc phục hậu quả thiên tai, thực hiện tìm kiếm cứu
nạn.
- Phòng ngừa và chế ngự các xung đột vì tranh giành lợi ích giữa các tổ
chức và cá nhân trong sử dụng và khai thác biển.
Những nội dung trên đòi hỏi chúng ta phải tăng cường khả năng bảo vệ an
ninh, trật tự, an toàn xã hội và văn hoá trên các vùng biển, nhằm đáp ứng yêu
cầu ngày càng cao của sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc trong thế kỷ
XXI.
15
3. Quan điểm, chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong vấn đề giải
quyết phân định vùng biển.
* Tình hình tranh chấp biên giới biển, đảo trong thời gian qua:
Trước diễn biến tình hình thế giới hiện nay, về tình hình khu vực Biển
Đông, Đảng ta xác định: “Tình hình Biển Đông còn nhiều diễn biến phức tạp.
Việc giữ chủ quyền quốc gia trên biển, bảo vệ vững chắc Trường Sa, Hoàng
Sa cũng như các quyền lợi, chủ quyền của nước ta trên biển là một nhiệm vụ
trọng yếu, là một trong những địa bàn chiến lược của quốc phòng – an ninh”.
Tính chất phức tạp của cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền hiện nay xuất
phát từ những lý do cơ bản sau đây. Chủ nghĩa đế quốc và các thế lực thù

địch luôn coi Châu Á - Thái Bình Dương trong đó có Đông Nam Á là một
trọng điểm chiến lược. Thời gian gần đây, chúng ngày càng tăng cường lực
lượng quân sự ở các nước trong khu vực, phối hợp tiến hành các cuộc diễn tập
hải quân song phương, đa phương với mật độ ngày càng tăng; triển khai và
hoàn thành hệ thống thiết bị chiến trường, cầu cảng, kho tàng ở một số nước
trong khu vực, đồng thời ra sức lôi kéo một số nước tạo thành liên minh quân
sự để chống phá cách mạng nước ta.
- Một số nước thể hiện rõ ý đồ chiến lược, âm mưu thôn tính Trường Sa, độc
chiếm Biển Đông. Họ ra sức đẩy mạnh các hoạt động tuần tiễu, trinh sát thăm
dò, khảo sát và khai thác tài nguyên vi phạm quyền tài phán quốc gia của Việt
Nam bằng các hình thức ngày càng tinh vi hơn.
- Các nước có liên quan đến khu vực Biển Đông đều tăng cường lực lượng
quân sự, củng cố vững chắc các vùng biển, đảo đã chiếm đóng làm cho tình
hình trong khu vực ngày càng trở nên căng thẳng và phức tạp.
16
Trong những năm tới, tình hình tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường.
Trên hướng biển Đông luôn tiềm ẩn những nhân tố gây mất ổn định và có khả
năng xuất hiện những động thái mới trong việc tranh chấp chủ quyền lãnh
thổ; đặc biệt là tham vọng độc chiếm Biển Đông, thông tin Trường Sa và
chiến lược giành giật “Biên giới mềm” của một số nước lớn bằng cách tăng
cường hoạt động quân sự, ngoại giao, leo thang về yêu sách chủ quyền. Các
loại tội phạm, xâm phạm trái phép, buôn lậu ma tuý, cháy nổ Trên tuyến
biên giới biển, đảo ngày càng gia tăng với thủ đoạn tinh vi xảo quyệt hơn.
Vì vậy cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền biển, đảo và quản lý tình hình an
ninh biên giới biển đảo trong tình hình hiện nay đặt ra những yêu cầu mới
nặng nề hơn bao giờ hết.
* Chủ trương của Đảng và Nhà nước ta trong việc giải quyết phân định và
vùng biển:
Tuyên bố ngày 12/5/1977 của Chính phủ ta về lãnh hải, vùng tiếp giáp lãnh
hải, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam đã khẳng định “Chính

phủ nước CHXHCN Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan thông qua thương
lượng trên cơ sở tôn trọng độc lập, chủ quyền của nhau phù hợp với luật pháp
và tập quán quốc tế, giải quyết các vấn đề về các vùng biển và thềm lục địa
của mỗi bên”
Nghị quyết của Quốc hội nước ta, ngày 23/6/1994, khi phê chuẩn Công
ước của Liên hợp quốc về Luật biển 1982 cũng nêu rõ: “Chủ trương giải
quyết các tranh chấp về chủ quyền lãnh thổ cũng như các bất động khác có
liên quan đến Biển Đông thông qua thương lượng hoà bình trên tinh thần bình
đẳng, hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, tôn trọng pháp luật quốc tế, đặc biệt là
Công ước của Liên hợp quốc tế về Luật biển năm 1982 ”.
17
Như vậy quan điểm cơ bản của Đảng và Nhà nước ta đối với việc hoạch
định phân chia các vùng biển trong vùng chồng lấn với các nước láng giềng
là: Thông qua thương lượng hoà bình, bình đẳng và trên cơ sở pháp luật quốc
tế, thực tiễn của mỗi nước nhằm tìm ra một giải pháp công bằng cho các bên
có liên quan.
4. Trước hết làm cho học sinh hiểu các quy định về lực lượng làm
nhiệm vụ quản lý, bảo vệ chủ quyền các vùng Biển, Đảo.
a. Quy định của Pháp luật Việt Nam về các lực lượng làm nhiệm vụ
quản lý, bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo của Tổ quốc.
Như phần trên đã nêu: Để bảo vệ và khai thác tài nguyên khoáng sản, bảo
vệ cuộc sống làm ăn bình thường của nhân dân ta trên các vùng biển đồng
thời thực hiện đầy đủ nghĩa vụ quốc tế cảu một quốc gia ven biển, Nhà nước
ta đã tổ chức, duy trì thường xuyên các lực lượng làm nhiệm vụ bảo vệ, quản
lý, giữ vững trật tự, an ninh trên các vùng biển thuộc chủ quyền, quyền chủ
quyền và quyền tài phán của nước ta.
Công tác quản lý, bảo vệ và giữ vững chủ quyền biển, đảo của nước ta là
nghĩa vụ và trách nhiệm của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta, càng không
phải là trách nhiệm của riêng một lực lượng nào.
* Việc kiểm soát trên biển của nước CHXHCN Việt Nam được giao cho các

lực lượng sau đây:
1. Hải quân nhân dân và các đơn vị Quân đội nhân dân Việt Nam làm
nhiệm vụ bảo vệ các đảo.
2. Bộ đội biên phòng Việt Nam
3. Cảnh sát nhân dân Việt Nam làm nhiệm vụ tuần tra trên biển
18
4. Các lực lượng nửa vũ trang trên các tàu thuyền vận tải và tàu thuyền
đánh cá cảu việt Nam được trao trách nhiệm kiểm soát theo từng yêu cầu
công tác và có mang dấu hiệu rõ ràng.
5. Các lực lượng kiểm soát chuyên môn của các ngành: Hải quan, Y tế,
Kiểm dịch của nước CHXHCN Việt Nam làm nhiệm vụ kiểm soát từng mặt
công tác của ngành mình.
b. Hiểu được quyền hạn của các lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm
soát trên biển.
Các lực lượng tuần tra, kiểm soát trên biển của Việt Nam có quyền:
+ Ra lệnh cho tàu thuyền nước ngoài kéo quốc kỳ của Việt Nam hoặc của
nước mà tàu mang quốc tịch và trả lời những câu hỏi cần thiết để xác định
Quốc tịch của tàu thuyền đó, lý do và tính hợp pháp của các tàu thuyền đó
hoạt động trong nội thuỷ, lãnh hải và vùng tiếp giáp lãnh hải Việt Nam hoặc
trả lời những dấu hiệu khả nghi xâm phạm đến các quyền của Việt Nam trong
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam.
+ Ra lệnh cho tàu thuyền Việt Nam phải dừng lại để kiểm tra, khám
xét khi có dấu hiệu khả nghi xâm phạm đến chủ quyền và các quyền khác của
Việt Nam trong các vùng biển Việt Nam.
+ Lập biên bản, bắt giữ tàu thuyền và
người phạm pháp, thu nhập mọi tang
chứng của các vụ vi phạm và dẫn giải
tàu thuyền đó về cảng hoặc bến đậu
để giao cho cơ quan có thẩm quyền
xử lý.

19
+ Khi cần thiết, dùng biện pháp quân sự đối với những tàu, thuyền phạm pháp
không chịu tuân theo mệnh lệnh vũ lực áp dụng quyền truy đuổi những tàu
phạm
pháp bỏ chạy.
Hình 8: Kiểm tra tàu thuyền có dấu hiệu khả nghi
Nổ súng trong các trường hợp sau đây:
- Khi người vi phạm dùng vũ khí chống trả, dùng các biện pháp khác trực tiếp
đe doạ tính mạng và an toàn phương tiện của Cảnh sát biển.
- Khi truy đuổi người và phương tiện có hành vi vi phạm nghiêm trọng, nên
không dùng vũ khí thì người và phương tiện đó có thể chạy thoát.
- Để bảo vệ công dân khi bị người khác trực tiếp đe doạ đến tính mạng.
5. Giáo dục để học sinh nắm được tình hình quản lý, bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của Nhà nước ta trong thời gian qua và giải pháp để bảo
vệ chủ quyền Biển, Đảo trong tình hình mới.
a. Những ưu điểm trong công tác quản lý, bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo
của Nhà nước ta trong thời gian qua.
Trong những năm qua, các lực lượng trực tiếp thực hiện nhiệm vụ quản
lý, bảo vệ chủ quyền biển, đảo của ta đã tích cực tuần tra, kiểm soát trên các
vùng biển. Đã xua đuổi, bắt giữ nhiều tàu thuyền của nước ngoài xâm phạm
vùng biển đánh bắt hải sản, nghiên cứu, thăm dò dầu khí phát hiện, xử lý
nhiều vụ vi phạm về an ninh, trật tự trên các vùng biển như: liên doanh vi
phạm các nội dung hợp đồng, buôn lậu, cướp biển, dùng chất nổ, chất độc hại
đánh bắt cá; tranh chấp ngư trường từng bước lập lại kỷ cương trên biển;
phát hiện và thường xuyên nắm bắt tình hình trên các vùng biển, giúp Chính
phủ đánh giá đúng tình hình nhừm phục vụ cho công tác đấu tranh bảo vệ chủ
20
quyền, quyền chủ quyền, lợi ích quốc gia trên biển và xác lập kế hoạch bảo
vệ, quản lý, phát triển kinh tế biển; đề xuất giúp Chính phủ sửa đổi, ban hành,
bổ xung nhiều văn bản góp phần tăng cường khả năng quản lý biển, tạo điều

kiện cho các ngành kinh tế chủ động, tích cực phát triển và khai thác tiềm
năng của biển, cho các nước bạn bè an tâm hợp tác, liên doanh liên kết làm ăn
với ta.
b. Một số giải pháp tăng cường bảo vệ chủ quyền Biển, Đảo trong tình
hình mới:
Để tăng cường bở vệ chủ quyền biển, đảo của Nhà nước ta trên các vùng
biển trước mắt cần tập trung làm tốt một số vần đề cơ bản sau đây:
* Giải quyết tốt vấn đề hoạch định biên giới trên biển và phân chia ranh
giới vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa với các nước láng giềng với yêu
cầu bảo vệ được các quyền lợi chính đáng của đất nước trên biển.
* Kiên quyết bảo vệ chủ quyền lãnh thổ trên hai quần đảo Trường Sa và
Hoàng Sa trước tham vọng và ý đồ lấn chiếm của một số nước tranh chấp trên
hai quần đảo này.
* Từng bước pháp luật hoá chủ quyền của nước ta đối với các vùng biển
và thềm lục địa.
* Bảo vệ chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ biển, đảo của Tổ quốc và
nhiệm vụ của toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta trong đó Hải quân là lực
lượng nòng cốt – phải xây dựng được sức mạnh tổng hợp của toàn dân, toàn
quân, kể cả sức manh của thời đại bằng kếp hợp chặt chẽ mọi biện pháp đấu
tranh quân sự, chính trị, kinh tế, văn hoá, pháp lý, ngoại giao để bảo vệ chủ
quyền biển, đảo của ta.
21
C. KẾT LUẬN
* Biển ngày càng trở nên quan trọng đối với loài người, càng quan trọng
hơn đối với các nước ven biển. Nước Việt Nam có bờ biển dài 3.260 km và
một vùng bỉên rộng hơn 1 triệu km2 vơi nhiều đảo, quần đảo gần bờ, xa bờ,
đặc biệt có hai quần đảo Hoàng Sa và trường Sa án ngữ trên biển Đông - đó là
một đặc ân tạo hoá đã đem lại cho nước ta. Khai thác biển có ý nghĩa nhiều
mặt về kinh tế, an ninh, quốc phòng
* Trong lịch sử thế giới đã chứng minh rằng ai biết vươn ra biển, khai

tác thế nmạnh của biển sẽ trở nên giàu mạnh. Ngày nay những cường quốc
trên thế giới đều là những quốc gia có biển.
* Nước Việt Nam là một nước có biển. Vùng biển rộng lớn của nước ta
có vị trí, vai trò to lớn trong lịch sử dựng nước và giữ nước của dân tộc và
càng có ý nghĩa đặc biệt quan trọng trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ
quốc ngày nay. Chúng ta phải tiến ra biển, làm chủ vùng biển của mình, phát
triển mạnh kinh tế biển để làm giàu cho Tổ quốc chính là sự thể hiện quyết
tâm của Đảng và Nhà nước ta trong việc bảo vệ chủ quyền và các chủ quyền
của nước ta trên biển.
* Vùng biển nước ta bao gồm nội thuỷ, lãnh hải, vùng tiếp giáp lãng hải,
vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa thuộc chủ quyền, quyền chủ quyền và
quyền tài phán quốc gia của nước ta trên biển Đông cùng các đẩo và quần đảo
thuộc lãnh thổ Việt Nam.
* Bảo vệ, quản lý, thăm dò, khai thác tài nguyên thiên nhiên trên các
vùng biển của nước ta chính là bảo vệ chủ quyền quốc gia của nước ta trên
biển: Thực chất là bảo vệ các lợi ích kinh tế ở vùng đặc quyền kinh tế và
thềm lục địa. Như vậy chủ quyền và lợi ích quốc gia trên biển gắn bó với
nhau mật thiết. Các hoạt động thăm dò, khai thác tài nguyên, bảo vệ môi
trường được xem như biểu hiện cụ thể của quyền làm chủ trên biển của
nước ta.
22
* Trên các vùng biển của nước ta hiện nay và cả thời gian có chứa đựng
những nhân tố gây mất ổn định, trực tiếp uy hiếp đến quyền toàn vẹn lãnh thổ
của Tổ quốc cũng như công cuộc phát triển kinh tế biển của nhân dân ta,
chính vì thế muốn khai thác tiềm năng, lợi ích của biển trước hết phải làm chủ
được biển, tăng cường quốc phòng an ninh trên biển để tạo điều kiện cho phát
triển kinh tế biển, bảo vệ vững chắc chủ quyền, giữ vững hoà bình ổn định
trên các vùng biển của Tổ quốc.
* Để bảo vệ, giữ vững được chủ quyền biển, đảo và quản lý tốt các vùng
biển thuộc chủ quyền và quyền tài phán của Nhà nước ta trên biển cùng như

hiểu được các quyền và nghĩa vụ của quốc gia ven biển, mọi công dân Việt
Nam cần phải nghiên cứu, học tập để không ngừng nâng cao nhận thức, ý
thức trách nhiệm về biển trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt
Nam XHCN.

Vượt qua thách thức, làm chủ Biển Đông là trách nhiệm lịch sử của thế
hệ người Việt Nam hôm nay, đặc biệt là thế hệ trẻ học sinh cần phải tiếp nối
cuộc đấu tranh oanh liệt, đầy hy sinh của dân tộc ta vì độc lập, tự do, thống
nhất Tổ quốc trong thế kỷ XXI và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam XHCN, xứng đáng
với lời dạy của Bác Hồ: “Ngày trước ta chỉ có đêm và rừng. Ngày nay ta có
ngày, có trời, có biển, Bờ biển của ta dài, tươi đẹp, ta phải biết giữ lấy nó”.
1- Kết quả nghiên cứu .
Để kiểm tra kết quả chúng tôi đã cho học sinh sưu tầm các tài liệu về
Biển, Đảo và trả lời một số câu hỏi. Ví dụ như:
23
- Nêu vị trí địa lý của Việt Nam?
- Vai trò của Biển, Đảo đối với đất nước?
- Vai trò của Biển, Đảo đối với nền kinh tế nước ta?
- Những đặc điểm, quy định của Đảng ta về Biển, Đảo? ….
* Kết quả: 100% học sinh khối 11 tham gia, đầy đủ Tỉ lệ câu hỏi học sinh trả
lời như sau:
Loại giỏi: 30%; Loại khá: 50%; Loại TB: 20%; Không có bài yếu và kém.
24
2. Kiến nghị - Đề xuất:
Với kết quả thu được như trên. Tôi thấy thực tế rất có hiệu quả và nó đã
khẳng định có thể áp dụng đề tài này cho các trường trung học phổ thông.
Vì thế trong khuôn khổ một đề tài nhỏ tôi mạnh dạn soạn ra một số vấn
đề và thực tế khi vận dụng vào môn GDQP - AN tôi thấy hiệu quả tăng lên rõ
rệt, số học sinh hiểu và rất có hứng thú tăng lên rõ rệt. Do đó, tập hợp những
kinh nghiệm dạy học, vận dụng các ví dụ cụ thể, các phương pháp truyền đạt

đến học sinh là rất cần thiết trong giai đoạn hiện nay - đổi mới phương pháp
dạy học. Và nếu coi đây là kinh nghiệm hay thì tôi mong rằng đồng chí trong
nhóm GDQP - AN sẽ tham khảo và cùng nhau xây dựng nhiều đề tài mới -
hay, để phục vụ công tác giảng dạy - công tác chuyên môn.
Trong đề tài chắc rằng không có những khiếm khuyết rất mong được sự
đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để đề tài được hoàn thiện hơn.
Xin chân thành cảm ơn.

XÁC NHẬN CỦA THỦ TRƯỞNG
ĐƠN VỊ
Thanh Hóa, ngày 10 tháng 5 năm 2013
Tôi xin cam đoan đây là SKKN của mình
viết, không sao chép nội dung của người
khác.
(Ký và ghi rõ họ tên)
Ngô Xuân Quang





25

×