Tải bản đầy đủ (.doc) (10 trang)

SKKN DÙNG QUẢ BÓNG GIÚP HS NHẬN BIẾT KINH TUYẾN, VĨ TUYẾN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.61 MB, 10 trang )

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VỆT NAM

Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
ĐƠN YÊU CẦU CÔNG NHẬN SÁNG KIẾN
Kính gửi:
- Hội đồng Sáng kiến Trường Trung học cơ sở Lộc Tấn
- Hội đồng Sáng kiến huyện Lộc Ninh.
Tôi ghi tên dưới đây:
Số
T
T
1

Họ và tên

Nguyễn Thị
Bảo Trang

Ngày,
Nơi công tác
tháng, năm
sinh
04/04/1985

Trường
THCS Lộc
Tấn, huyện
Lộc Ninh,
Bình Phước

Chức


danh

Trình độ
chuyên
môn

Giáo viên Đại học sư
phạm Địa


Tỷ lệ (%)
đóng góp
100%

Là tác giả đề nghị xét công nhận sáng kiến: “Giải pháp dùng quả bóng nhựa nhỏ để
giúp học sinh tích cực, chủ động hơn trong việc học tập và nhận biết hệ thống kinh
tuyến, vĩ tuyến ở Bài 1 – môn Địa Lý lớp 6”
- Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Trường Trung học cơ sở Lộc Tấn.
- Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy Môn Địa Lý lớp 6.
- Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử: 28/8/2017
- Mô tả bản chất sáng kiến:
+ Tình trạng của giải pháp đã biết:
Trong dạy học môn Địa lý lớp 6, ở bài 1 , theo chuẩn kiến thức kĩ năng, các em học
sinh phải làm quen với rất nhiều kiến thức và phải hiểu để trình bày rất nhiều khái về hệ
thống kinh tuyến và vĩ tuyến. Ví dụ như : Khái niệm về kinh tuyến ? kinh tuyến gốc? kinh
tuyến đông? Kinh tuyến tây? Vĩ tuyến ? Vĩ tuyến gốc? Vĩ tuyến Bắc? Vĩ tuyến Nam ?
Nửa cầu Bắc ? Nửa cầu Nam ?
++) Với rất nhiều khái niệm trừu tượng như vậy, nếu tiết dạy không có sự sinh động và
hứng thú thì học sinh phải rất vất vả để hình thành và khắc sâu kiến thức.
++) Thực tế, trong đồ dùng dạy học của nhà trường đã có quả Địa cầu lớn để giáo viên

sử dụng. Trong mỗi tiết dạy thì giáo viên có thể gọi một vài học sinh lên rèn luyện kĩ năng
sử dụng quả địa cầu tìm các kinh tuyến, vĩ tuyến… để thấy được những đường nối hai
điểm cực Bắc và Cực Nam, thấy được những vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu. Thế
nhưng do thời lượng một tiết dạy 45 phút, thì giáo viên không thể tạo điều kiện cho tất cả
các học sinh trong lớp lên thực hành. Chưa kể đến trong quá trình một em học sinh này
lên xác định thì dưới lớp có nhiều học sinh lơ đãng, mất tập trung, không chú ý …

-1-


++) Bên cạnh đó GV có thể sử dụng những phương tiện và thiết bị dạy học hiện đại
như tivi, máy chiếu nhưng các em chỉ có thể dừng lại ở mức độ quan sát và xác định trên
hình vẽ nên rất khó nhớ và khó khắc sâu kiến thức nên ở 1 số em có thể dẫn đến tình trạng
đến tình trạng học vẹt.

Sử dụng Tivi
++) Nếu các em không nhớ thì sẽ rất khó khăn cho việc xác định phương hướng và tọa độ
địa lý sẽ được học ở bài số 4 ( Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý )
Những nhược điểm trên ảnh hưởng lớn đến công tác giảng dạy của giáo viên và
việc học tập của học sinh.
+ Những nội dung đã cải tiến, sáng tạo để khắc phục những nhược điểm của giải
pháp đã biết:
Để khắc phục những khó khăn và tình trạng nêu trên, làm cho tiết học thêm sinh động,
hứng thú. Học sinh có sự tập trung và có điều kiện để thực hành khắc sâu kiến thức và
hình thành các khái niệm thông qua việc tự vẽ lên các quả bóng nhựa nhỏ cầm tay, vừa vẽ
vừa hình thành kiến thức . Tôi sử dụng những quả bóng nhựa có kích thước nhỏ, dễ cầm
trên bàn tay của học sinh lớp 6 để làm mô hình quả địa cầu thu nhỏ và những cây viết
lông xóa được trong tiết dạy để cho các em khắc sâu các khái niệm sau khi giáo viên đã
cung cấp kiến thức từ Tivi hoặc máy chiếu thông qua hình ảnh và Video .
Cụ thể như sau:

Bước 1.
Chuẩn bị :
+ 35 quả bóng nhựa
+ 35 cây viết lông xóa được.
Tùy thuộc vào sĩ số học sinh từng lớp mà giáo viên chuẩn bị số lượng bóng và viết cho
tương ứng .

-2-


H1. Cả lớp sử dụng bóng nhựa và bút lông

Bước 2
 Thực hiện trong giờ dạy tiết 1 – Bài 1 : Vị trí, hình dạng và kích thước Trái
đất
+)Xác định hai điểm cực Bắc và Cực Nam trên bề mặt quả địa cầu bằng cách chấm
lên hai điểm đầu trên và đầu dưới của quả bóng.

Học sinh chấm hai điểm tượng trưng cực Bắc và Cực Nam

-3-


+ ) Hình thành khái niệm kinh tuyến : Kinh tuyến là những đường nối hai điểm cực
Bắc và cực Nam trên bề mặt quả địa cầu

GV cho HS vẽ đường nối hai điểm cực Bắc và Cực Nam lại với nhau để hình thành
khái niệm kinh tuyến.
+) Kinh tuyến gốc : Là kinh tuyến 0 độ đi qua đài thiên văn Grin-uýt ở ngoại ô
thành phố Luân Đôn ( nước Anh )

Vẽ một đường màu đỏ nối liền hai điểm cực Bắc và Nam sau đó đánh số 0- xác
định rằng đường kinh tuyến được đánh số 0 chính là kinh tuyến gốc.

+) Kinh tuyến đông : những kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc.
Vẽ một đường nằm bên phải đường kinh tuyến gốc và xác định được rằng những
đường kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Đông.

-4-


Học sinh vẽ đường kinh tuyến gốc ( màu đỏ) sau đó vẽ các đường kinh tuyến Đông, kinh
tuyến Tây
+) Kinh tuyến Tây: những kinh tuyến nằm bên trái kinh tuyến gốc.
Vẽ một đường nằm bên traí đường kinh tuyến gốc và xác định được rằng những
đường kinh tuyến nằm bên phải kinh tuyến gốc là những kinh tuyến Tây.
 Thực hiện trong giờ dạy tiết 2 – Bài 1 (tt)
+) Vĩ tuyến : Là những vòng tròn trên bề mặt quả địa cầu vuông góc với kinh tuyến
GV hướng dẫn HS vẽ một vòng tròn trên bề mặt quả bóng, vuông góc với các
đường kinh tuyến đã vẽ .

+) Vĩ tuyến gốc : Vĩ tuyến số 0 độ ( xích đạo )
GV hướng dẫn HS vẽ vòng tròn ở giữa quả bóng. Vẽ màu đỏ để phân biệt với các
đường vĩ tuyến khác.

-5-


Học sinh rất hứng thú, chủ động tìm hiểu và khắc sâu kiến thức
+) Vĩ tuyến Bắc , Vĩ tuyến Nam:
GV hướng dẫn HS vẽ các đường vòng tròn nằm bên trên đường Xích đạo , và bên

dưới đường xích đạo . Sau đó hình thành khái niệm : Vĩ tuyến Băc là những vĩ tuyến nằm
từ xích đạo đến Cực Bắc. Vĩ tuyến Nam là những vĩ tuyến nằm từ xích đạo đến cực Nam.
+) Nửa cầu Bắc, Nửa cầu Nam :

Từ quả bóng đang cầm trên tay , HS thấy được phần nửa quả bóng từ Xích đạo đến
cực Bắc và từ Xích đạo đến cực Nam . Sau đó hình thành khái niệm Nửa cầu Bắc là nửa
cầu năm từ Xích đạo đến cực Bắc và Nửa cầu Nam là nửa cầu nằm từ Xích đạo đến cực
Nam.

-6-


- Những thông tin cần được bảo mật (nếu có): Không.
- Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến:
+ Áp dụng cho Bài 1 Môn Địa lý lớp 6 : Vị trí, hình dạng và kích thước của Trái
đất .
+ Có sự chấp thuận của Ban Giám hiệu nhà trường.
+ Chi phí mua bong nhựa (Nếu không mua có thể tận dụng mượn các quả bong đồ
chơi tương tự của các trường mầm non, sử dụng xong trả lại), Nếu mua cụ thể:
STT

Tên vật liệu

Số lượng

Đơn vị tính

Thành tiền

1


Bóng nhựa

35

3000đ/Quả

105.000đ

2

Viết lông bảng xóa được

35

Cái

Mượn của phòng
thiết bị .

3

Khăn lau

35

500đ/Cái

17.500đ


Tổng cộng

122.500đ

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến theo ý
kiến của tác giả:
+ Học sinh lớp 6 mới lên còn nhỏ, chưa quen với phương pháp học tập nhiều môn
ở cấp THCS. Do đó, một số em sẽ cảm thấy rất áp lực, bên cạnh đó chỉ trong vòng 2 tiết
nhưng các khái niệm rất nhiều sẽ dẫn đến học sinh cảm thấy nặng nề trong giờ học trên
lớp và cả khi học bài ở nhà. Sử dụng bong nhựa giúp các em cảm thấy lội cuốn hơn, vui
hơn, nhẹ nhàng hơn khi tìm hiểu kiến thức . Rất nhiều học sinh đã thuộc được ngay các
khái niệm ngay sau khi học xong tiết học tại lớp.
+Tiết học trở nên rất sinh động và hứng thú, giáo viên có thể sử dụng kết hợp các
phương tiện trực quan khác như tivi, máy chiếu để giúp học sinh nhớ lâu và khắc sâu kiến
thức .
+ Học sinh chủ động hơn trong quá trình tìm hiểu kiến thức. Có thể chủ động trong
việc tự thực hiện các thao tác. Từ đó sẽ giúp nhớ lâu hơn.
+ Cả lớp sẽ phải thực hiện , không ngoại trừ bất kể 1 học sinh nào. Do đó tất cả đều
tập trung và không xảy ra tình trạng mất chú ý trong giờ học.
+ Học sinh có thể tự thực hành lại ở nhà bằng bất kỳ vật thể nào hình tròn hoặc
trên bề mặt vỏ các loại quả hình tròn hoặc gần như thế và cảm thấy thích thú hơn.
+ Bóng nhựa cùng với bút lông bảng xóa được sau khi sử dụng xong có thể dễ
dàng lau sạch tại lớp, rửa sạch và bảo quản để sử dụng cho các lớp khác và cho những
năm học liên tiếp khác.
+ Một tiết dạy 45 phút, 2 tiết 90 phút cho rất nhiều khái niệm, nhưng sử dụng trong
khi thực hiện cùng với quá trình khai thác kiến thức không tốn nhiều thời gian và vẫn đảm
bảo khai thác triệt để, cả lớp chú ý và tập trung khắc sâu kiến thức thay vì GV chỉ yêu cầu
1 đến 2 học sinh lên thực hiện xác định trên quả địa cầu hoặc hình vẽ.
+ Chi phí cho 35 quả bong và 35 khăn lau là 122.500đ, sự dụng được 12 tiết dạy
( 6 lớp 6 ở trường tôi ) . Và đặc biệt sử dụng được cho nhiều năm.


-7-


+ Nhờ xác định tốt được hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến mà khi tôi dạy bài 4 :
Phương hướng trên bản đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý học sinh dễ dàng xác định được
phương hướng : Hướng Đông, Hướng Tây, Hướng Bắc, Hướng Nam.... Xác định được thế
nào là Kinh độ của một điểm ? Vĩ độ của 1 điểm và Tọa độ địa lý của 1 điểm . Đặc biệt là
xác định tọa độ nhiều học sinh thường hay làm sai hoặc không biết xác định độ Đông, độ
Tây, độ Bắc, độ Nam...
+ Từ sự hứng thú của bài học đầu tiên học sinh trở nên rất yêu thích môn học Địa
lý .
+ Giúp tôi nâng cao thêm được nghiệp vụ chuyên môn, đem lại những kết quả cao
trong giảng dạy.
+ Việc học tự làm trang thiết bị đồ dùng dạy học để nâng cao chất lượng giảng dạy
phù hợp với chủ trương đổi mới căn bản giáo dục toàn diện của ngành giáo dục và đào
tạo.
+) Giúp nâng cao chất lượng học tập môn Địa lý lớp 6 .
-

2 lớp tôi dạy 6A1 VÀ 6A3 Học Kỳ I đạt trên Trung bình 91% .

-

4 lớp 6A2,3,4,5,6 thầy Nguyễn Văn Võ và Cô Lê Thị ánh Tuyết tham gia áp dụng
sáng kiến đạt trên trung bình 90%.

- Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp dụng sáng kiến
theo ý kiến của tổ chức, cá nhân đã tham gia áp dụng sáng kiến lần đầu, kể cả áp
dụng thử:

+ Đánh giá của Cô Lê Thị Ánh Tuyết – Hiệu phó chuyên môn- giảng dạy môn Địa
lý lớp 6a2,6.
-

Vận dụng sáng kiến của Cô Nguyễn Thị Bảo Trang trong việc hình thành các khái
niệm về hệ thống kinh tuyến, vĩ tuyến tôi thấy học sinh tích cực, hứng thú vì được
hình thành khái niệm một cách dễ dàng, học sinh nhớ được khái niệm ngay tại
lớp.

-

Thu hút 100% học sinh trong lớp chú ý vào bài học, cùng khai thác, cùng thực
hành vẽ và nắm bắt kiến thức . Không xảy ra tình trạng làm việc riêng, nói chuyện
và mất tập trung.

-

Học sinh lớp tôi dạy trở nên yêu thích môn học và học tập đạt kết quả cao.

-8-


+ Đánh giá của Thầy Nguyễn Văn Võ- Tổ phó Tổ Anh văn- Sử - Địa – giảng dạy
môn Địa lý lớp 6a4,5 :
-

Sáng kiến Sử dụng bong nhựa trong tiết dạy Bài 1 Môn Địa lý lớp 6 của Cô
Nguyễn Thị Bảo Trang rất sáng tạo giúp học sinh khối 6 hứng thú hơn trong học
tập.


-

Học sinh chủ động hơn trong quá trình tim hiểu và khắc sâu kiến thức.

-

Các em không làm việc riêng, không lơ đãng mà tích cực học tập.

-

Tăng tính hiệu quả cho những bài học sau như ở bài 4 : Phương hướng trên bản
đồ, kinh độ, vĩ độ và tọa độ địa lý.

Danh sách những người đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu (nếu có):
STT

Họ và tên

Năm
sinh

Nơi công tác

Chức

Trình độ

danh

chuyên


Ghi chú

môn
1

Nguyễn Văn Võ

1979

TrườngTHCS
Lộc Tấn

Tổ trưởng

Đại học
Sư phạm
Lịch sử.

Thử nghiệm
để dạy Lớp
6a4,5.

Cao đẳng
sư phạm
Sử - Địa.
2

Lê Thị Ánh Tuyết


1979

TrườngTHCS
Lộc Tấn

Hiệu phó

Đại học
Sư phạm
Địa lý.

Thử nghiệm
để dạy Lớp
6a2,6.

Tôi xin cam đoan mọi thông tin nêu trong đơn là trung thực, đúng sự thật và
hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.
Lộc Tấn, ngày 10 tháng 4 năm 2018
Người nộp đơn

Nguyễn Thị Bảo Trang

-9-


- 10 -




×