BÔ GIÁO DỤC VA ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HA NỘI 2
PHẠM TUẤN ĐẠT
QUẢN LÝ XÂY DỰNG
TRƯỜNG TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA
BỀN VỮNG TRÊN ĐỊA BAN HUYỆN GIAO THỦY,
TỈNH NAM ĐỊNH
Chuyên ngành: Quản ly giáo dục
Ma số: 60 14 01 14
LUẬN VĂN THẠC SI KHOA HỌC GIÁO DỤC
Người hướng dẫn khoa học: GS. TS Phan Văn Kha
HA NỘI, NĂM 2017
LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan rằng số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này
là trung thực và không trùng lặp với các đề tài khác.
Tôi cũng xin cam đoan rằng mọi sự giúp đỡ cho việc thực hiện luận văn
này đã được cảm ơn và các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được chỉ rõ
nguồn gốc.
Hà Nội, ngày 25 tháng 9 năm 2017
Tác giả
Phạm Tuấn Đạt
MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài............................................................................................ 1
2. Mục đích nghiên cứu ..................................................................................... 5
3. Nhiệm vụ nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Khách thể và đối tượng nghiên cứu ............................................................... 6
5. Phạm vi nghiên cứu ....................................................................................... 6
6. Câu hỏi nghiên cứu ........................................................................................ 6
7. Giả thuyết khoa học ....................................................................................... 6
8. Các phương pháp tiếp cận và phương pháp nghiên cứu ................................ 7
9. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài........................................................ 7
10. Cấu trúc của luận văn................................................................................... 8
CHƯƠNG 1 . CƠ SỞ LÍ LUẬ N VỀ QUẢN LÝ XÂ Y D ỰNG
TRƯỜNG TI ỂU HỌ C ĐẠ T CH UẨ N QUỐC GI A
...............................
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề ......................................................................
9
1.1.1. Các nghiên cứu về chuẩn trường học của một số nước trên thế
giới........... 9
1.1.2. Các nghiên cứu về xây dựng chuẩn trường học và xây dựng trường đạt
chuẩn quốc gia ở Việt Nam và một số nhận xét.................................................
16
1.2. Một số khái niệm cơ bản của đề tài........................................................... 18
1.2.1. Quản lý .................................................................................................. 18
1.2.2. Quản lý nhà trường ............................................................................... 19
1.2.3. Chuẩn .................................................................................................... 20
1.2.4. Chuẩn hóa trong giáo dục ..................................................................... 21
1.2.5. Trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia...................................................... 15
1.2.6. Trường Tiểu học đạt chuẩn quốc gia bền vững .................................... 22
1.3. Giáo dục tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục ..................................
23
1.3.1. Vị trí của trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân ................
23
1.3.2. Nhiệm vụ và quyền hạn của trường tiểu học.......................................... 23
1.3.3. Mục tiêu của giáo dục tiểu học trong bối cảnh đổi mới giáo dục...........
25
1.3.4. Yêu cầu về nội dung, phương pháp của GD tiểu học trong bối cảnh đổi
mới giáo dục .................................................................................................... 29
1.4. Chuẩn trong giáo dục tiểu học và xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn
quốc gia ........................................................................................................... 30
1.4.1. Chuẩn trong giáo dục tiểu học .............................................................. 30
1.4.2. Tiêu chuẩn của trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ............................. 33
1.5. Những yếu tố ảnh hưởng tới xây dựng và quản lý việc xây dựng trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia bền vững. ............................................................ 34
1.5.1. Chính sách của Nhà nước...................................................................... 39
1.5.2. Đặc điểm học sinh tiểu học ................................................................... 40
1.5.3. Điều kiện về kinh tế, văn hóa - xã hội ở địa phương ............................ 40
Kết luận chương 1 ........................................................................................... 41
CHƯƠNG 2 . THỰC TRẠ N G XÂ Y DỰNG TRƯỜN G TI ỂU
HỌ C ĐẠ T CHU ẨN Q U ỐC GI A Ở C Á C TRƯ ỜNG TI ỂU H
Ọ C
HUYỆN GI AO T HỦY, TỈ NH N AM ĐỊ NH THEO 5 TI ÊU
CHUẨN CỦ A TR Ư ỜNG TI ỂU H Ọ C ĐẠ T CHUẨ N QUỐC GI A
2.1. Điều kiện tự nhiên và kinh tế - xã hội huyện Giao Thủy......................... 38
2.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên ......................................................... 38
2.1.2. Đặc điểm kinh tế - xã hội ...................................................................... 38
2.1.3. Tình hình giáo dục và giáo dục tiểu học trên địa bàn huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định. ................................................................................................ 46
2.2. Thực trạng quản lý xây dựng các trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định................................................................... 43
2.2.1. Thực trạng xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Giao
Thủy, tỉnh Nam Định. ..................................................................................... 44
2.2.2. Thực trạng quản lí việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định................................................................... 54
2.3. Đánh giá chung về thực trạng quản lí xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định……………………..67
2.3.1. Mặt mạnh: ............................................................................................. 57
2.3.2. Mặt hạn chế: .......................................................................................... 62
2.3.3. Nguyên nhân của mặt mạnh và mặt tồn tại trên: .................................. 64
Kết luận chương 2: .......................................................................................... 66
CHƯƠNG 3. MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ XÂY DỰNG TRƯỜNG
TIỂU HỌC ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA BỀN VỮNG Ở HUYỆN GIAO
THỦY, TỈNH NAM ĐỊNH ........................................................................... 69
3.1. Nguyên tắc lựa chọn các biện pháp ......................................................... 69
3.1.1. Đảm bảo tính mục tiêu. ......................................................................... 69
3.1.2. Đảm bảo tính thực tiễn. ......................................................................... 69
3.1.3. Đảm bảo tính khoa học. ........................................................................ 69
3.1.4. Đảm bảo tính khả thi. ............................................................................ 69
3.2. Một số biện pháp xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia bền vững
ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định................................................................ 69
3.2.1. Quán triệt tư tưởng, nhận thức của các cấp ủy Đảng, chính quyền, ban
ngành đoàn thể các cấp, CBQL, GV, HS về ý nghĩa, tầm quan trọng của việc
xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia. ................................................ 69
3.2.2. Lập kế hoạch xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia trong kế hoạch
chiến lược phát triển của nhà trường............................................................... 73
3.2.3. Cấu trúc nhà trường theo hướng chuẩn hóa, chú trọng công tác bồi
dưỡng đội ngũ CBQL, GV đạt tiêu chuẩn theo qui định ................................ 77
3.2.4. Nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện của nhà trường đảm bảo tiêu
chuẩn của trường chuẩn quốc gia.................................................................... 83
3.2.5. Tăng cường xây dựng CSVC-TBDH đáp ứng tiêu chuẩn của trường
chuẩn quốc gia................................................................................................. 86
3.2.6. Đẩy mạnh công tác xã hội hóa giáo dục, phối hợp hoạt động của các tổ
chức đoàn thể trong nhà trường đáp ứng yêu cầu trường chuẩn quốc gia...... 89
3.3. Tính cấp thiết và khả thi của các giải pháp ..................................................
92
3.4. Khảo nghiệm sự cần thiết và tính khả thi của các biện pháp ........................
92
3.4.1. Mục đích khảo nghiệm.......................................................................... 92
3.4.2. Nội dung khảo nghiệm .......................................................................... 93
3.4.3. Kết quả khảo nghiệm ............................................................................ 93
Kết luận chương 3:............................................................................................ 97
KẾT LUẬN VA KIẾN NGHỊ ...................................................................... 98
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
PHỤ LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
CBQL
Cán bô quản lý
CĐ
Cao đẳng
CHT
Chưa hoàn thành
CNH-HĐH
Công nghiệp hoá - hiện đại hoá
CSVC
Cơ sở vật chất
ĐH
Đại học
ĐNGV
Đội ngũ giáo viên
GD
Giáo dục
GD & ĐT
Giáo dục và Đào tạo
GDQD
Giáo dục quốc dân
GV
Giáo viên
HS
Học sinh
HT
Hoàn thành
HTGDQD
Hệ thống giáo dục quốc dân
KT-XH
Kinh tế - xã hội
MN
Mầm non
PCGD
Phổ cập giáo dục
PCGDTH
Phổ cập giáo dục tiểu học
PHHS
Phụ huynh học sinh
QL
Quản lý
QLGD
Quản lý giáo dục
SGK
Sách giáo khoa
TB
Trung bình
TBDH
Thiết bị dạy học
TDTT
Thể dục thể thao
TH
Tiểu học
THCS
Trung học cơ sở
THPT
Trung học phổ thông
TN
Tốt nghiệp
UBND
Uỷ ban nhân dân
XHCN
Xã hôi chủ nghĩa
XHHGD
Xã hôi hoá giáo dục
XMC
Xoá mù chữ
DANH MỤC CÁC BẢNG VA BIỂU ĐỒ
Bảng 2.1: Hệ thống trường, lớp, số lượng HS các cấp học huyện Giao
Thủy………………………………………………………….…...………… 41
Bảng 2.2: Thống kê về phòng học, phòng chức năng hiện có ....................... 42
Bảng 2.3: Trình đô đội ngũ CBQL, GV đứng lớp của các trường tiểu học
huyện Giao Thủy ............................................................................................. 45
Bảng 2.4: Tỷ lệ giáo viên/lớp của các trường Tiểu học huyện Giao Thủy .... 46
Bảng 2.5: Cơ sở vật chất các trường tiểu học huyện Giao Thủy .................. 47
Bảng 2.6. Kết quả chất lượng và hiệu quả giáo dục học sinh các trường Tiểu
học ở huyện Giao Thủy ................................................................................... 51
Bảng 2.7. Mức đô đạt chuẩn quốc gia theo 5 tiêu chuẩn của các trường tiểu
học huyện Giao Thủy ...................................................................................... 52
Bảng 2.8: Tổng hợp kết quả trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ở huyện Giao
Thủy................................................................................................................. 53
Bảng 2.9. Tổng hợp kết quả khảo sát về việc sử dụng các biện pháp quản lý
xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia của Hiệu trưởng các trường tiểu
học ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định .........................................................
54
Bảng 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm về sự cần thiết và tính khả thi của
các giải pháp quản lý việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ......
93
DANH MỤC BIỂU ĐỒ
Biểu đồ 3.1. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm sự cần thiết của các giải pháp
quản lý việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ............................ 94
Biểu đồ 3.2. Tổng hợp kết quả khảo nghiệm tính khả thi của các giải pháp
quản lý việc xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia ............................ 94
1
2
MỞ ĐẦU
1. Ly do chọn đề tài
Một trong những nội dung quan trọng trong Hiến pháp năm 2013 là
những quy định về giáo dục và đào tạo, điều đó thể hiện qua khẳng định:
“Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập” (Điều 39); “Phát triển giáo dục là
quốc sách hàng đầu nhằm nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi
dưỡng nhân tài, Nhà nước ưu tiên đầu tư và thu hút nguồn đầu tư khác cho
giáo dục; chăm lo giáo dục mầm non; bảo đảm giáo dục tiểu học là bắt buộc,
Nhà nước không thu học phí; từng bước phổ cập giáo dục trung học; phát
triển giáo dục đại học, giáo dục chuyên nghiệp; thực hiện chính sách học
bổng, học phí hợp lý. Nhà nước ưu tiên phát triển giáo dục vùng miền núi, hải
đảo, vùng đồng bào dân tộc thiểu số và vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc
biệt khó khăn; ưu tiên sử dụng, phát triển nhân tài; tạo điều kiện để người
khuyết tật và người nghèo được học văn hóa và học nghề” (Điều 61).
Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng công tác Giáo dục và Đào tạo
(GD&ĐT) và xác định đây sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và của toàn dân.
Đầu tư cho giáo dục (GD) là đầu tư phát triển, được ưu tiên đi trước trong các
chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội (KT-XH) và đã đề ra những
phương hướng, chủ trương, chính sách để phát triển sự nghiệp GD.
Nhiệm vụ trọng tâm của đổi mới quản lý giáo dục (QLGD) là đổi mới
quản lý chất lượng GD. Muốn vậy, vấn đề có tính quyết định là xây dựng,
hoàn thiện hệ thống các chuẩn mực GD và đưa vào thực hiện trong thực tế.
Tiếp tục thực hiện chủ trương đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và
đào tạo (GD & ĐT) mà Nghị quyết Hội nghị Trung ương 9 khóa XI (NQ 29NQ/TW) đề ra, Đại hội Đảng lần thứ XII đề ra phương hướng: Giáo dục là
quốc sách hàng đầu. Phát triển GD & ĐT nhằm nâng cao dân trí, đào tạo nhân
lực, bồi dưỡng nhân tài. Chuyển mạnh quá trình giáo dục từ chủ yếu trang bị
kiến thức sang phát triển toàn diện năng lực và phẩm chất người học; phát
triển GD & ĐT phải gắn với nhu cầu phát triển KT - XH, xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc, với tiến bô khoa học, công nghệ; phấn đấu trong những năm tới, tạo
chuyển biến căn bản, mạnh mẽ về chất lượng, hiệu quả GD & ĐT; phấn đấu
đến năm 2030, nền giáo dục Việt Nam đạt trình đô tiên tiến trong khu vực.
Ngày 14/6/2010 Thủ tướng Chính phủ đã ký ban hành Quyết định số
491/QĐ-TTg quy định về 19 Tiêu chí xây dựng nông thôn mới, trong đó có
đặt ra tiêu chí về trường học: “Tỷ lệ trường học các cấp Mầm non, Mẫu giáo,
Tiểu học, Trung học cơ sở có cơ sở vật chất đạt chuẩn quốc gia: Đối với đồng
bằng sông Hồng Chỉ tiêu 100%”.[51,2].
Trong thời gian qua, thực hiện chủ trương, đường lối của Đảng và
pháp luật của Nhà nước về xây dựng nền GD theo hướng chuẩn hoá, hiện
đại hoá, xã hội hoá, ngành GD đã ban hành nhiều văn bản pháp qui để đưa
vào thực hiện. Đó là:
- Bắt đầu từ năm 1997 Bô GD&ĐT bắt đầu ra Quyết định về việc ban
hành Quy chế công nhận trường TH đạt chuẩn Quốc gia (Quyết định số
1366/1997/BGDĐT đối với trường TH; Quyết định số 45/2001/QĐ-BGDĐT
đối với trường MN; Quyết định số 27/2001/QĐ-BGDĐT đối với trường
THCS). Năm 2005 đến nay Bô GD&ĐT Ban hành các Quyết định, Thông tư
quy định về tiêu chuẩn đánh giá, công nhận trường học đạt chuẩn quốc gia
thay thế cho phù hợp với yêu cầu mới (cấp TH từ Quyết định 32/2005 hiện
nay là Thông tư 59/2012). Đối với trường MN (Quyết định 36/2008 hiện nay
là Quyết định 02/2014 và đối với THCS là Thông tư 36).
- Tiếp theo đó là việc xây dựng và ban hành các chuẩn nghề nghiệp
giáo viên TH, THCS, MN; chuẩn Hiệu trưởng trường TH, THCS, MN …
Các văn bản này sẽ tạo thành một hệ thống các qui định làm cơ sở cho việc
theo dõi, kiểm tra, đánh giá và đảm bảo chất lượng GD.
Giáo dục tiểu học có vai trò rất quan trọng trong HTGDQD; là cấp học
đầu tiên trong bậc học phổ thông. Đây là nơi HS có những bước đi đầu tiên để
nhận thức thế giới xung quanh, nhận thức về xã hội cũng như bản thân mình
một cách khoa học. Có thể khẳng định, Giáo dục tiểu học là nền móng cho
việc hình thành và phát triển nhân cách GS, là khởi đầu thực sự cho việc thực
hiện nhiệm vụ GD của nhà trường. đáp ứng nhu cầu nhân lực cho công cuộc
HĐH và CNH đất nước trong những thập kỉ đầu của thế kỉ XXI.
Xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia là mục tiêu quan trọng trong
phát triển sự nghiệp GD, là yêu cầu phát triển mới của đất nước, của địa
phương.
Xy dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia là quá trình xuất phát từ thực
tế của vấn đề thực hiện chuẩn hóa, HĐH, xã hội hóa theo quan điểm chỉ đạo
của Đảng, Nhà nước và đã được Bô GD&ĐT chỉ đạo cụ thể. Đồng thời công
tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia đã được các cấp ủy Đảng, Chính
quyền địa phương từ tỉnh tới các xã, thị trấn ở tỉnh Nam Định nói chung,
huyện Giao Thủy nói riêng xác định là nhiệm vụ trọng tâm, then chốt trong
việc nâng cao chất lượng toàn diện học sinh, là yêu cầu rất quan trọng trong
công tác xây dựng nông thôn mới ở các địa phương. Chủ trương xây dựng
trường TH đạt chuẩn quốc gia của Bô GD&ĐT đã được các cấp QLGD, các
nhà trường TH trong toàn quốc nói chung và ở huyện Giao Thủy nói riêng
hưởng ứng và trở thành một phong trào, một nhiệm vụ chính trị của các nhà
trường, góp phần tích cực vào việc nâng cao chất lượng và hiệu quả GD.
Giao Thủy là một huyện đồng bằng ven biển của tỉnh Nam Định, đời
sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn. Do vậy, các điều kiện đảm bảo phát
triển giáo dục còn nhiều hạn chế. Song những năm gần đây, được sự quan tâm
của chính quyền các cấp cùng sự nỗ lực của toàn ngành, sự nghiệp GD&ĐT
đã có nhiều chuyển biến. Đến năm 2005 có 28/28 trường tiểu học đạt tỷ lệ
100% trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia mức đô 1 giai đoạn 1996 - 2000
(theo Quyết định số 1366/GD-ĐT ngày 26/4/1996 của Bô trưởng Bô
GD&ĐT). Sau khi Bô GD&ĐT ban hành Quyết định số 32/2005/QĐBGD&ĐT ngày 26/10/2005 về quy định trường chuẩn quốc gia thay thế
Quyết định số 1366/GD-ĐT ngày 26/4/1996, ngành đã tổ chức kiểm tra đánh
giá lại các trường theo các tiêu chí mới. Tại thời điểm điều tra, toàn huyện có
28/28 trường Tiểu học đã được công nhận đạt chuẩn quốc gia mức đô 1,
10/22 trường Mầm non, 11/22 trường THCS đạt chuẩn Quốc gia. Để tiếp tục
xây dựng và củng cố các tiêu chí của các trường Tiểu học đạt Chuẩn Quốc gia
mức đô 1, mức đô 2 đòi hỏi phải có kế hoạch chỉ đạo và thực hiện thường
xuyên, liên tục, tích cực kể cả đối với các trường đã đạt chuẩn. Vì: “Trường
Tiểu học phải có những tiêu chuẩn cần thiết để đảm bảo chất lượng, hiệu quả
giáo dục theo yêu cầu của từng giai đoạn phát triển kinh tế - xã hội của đất
nước, nhằm đưa giáo dục Việt Nam hội nhập các nước trong khu vực và trên
thế giới” (Điều I- Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia giai
đoạn 1996-2000) và “Mức độ 1 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có
chất lượng toàn diện. Mức độ 2 quy định các tiêu chuẩn cần thiết của trường
tiểu học đạt chuẩn quốc gia để đảm bảo tổ chức các hoạt động giáo dục có
chất lượng toàn diện mức độ cao hơn, tạo tiền đề nhằm tiếp cận với trình độ
phát triển của trường tiểu học ở các nước tiên tiến trong khu vực và trên thế
giới” (Điều II- Quy chế công nhận trường tiểu học đạt chuẩn Quốc gia mức
đô 1, mức đô 2 theo Quyết định số 32/2005/QĐ-BGD&ĐT).
Thực tế việc quản lý xây dựng trường Tiểu học đạt chuẩn Quốc gia ở
Giao Thủy thời gian qua đã có được một số kết quả nhất định, song chưa đáp
ứng toàn diện các yêu cầu đặt ra, mới chỉ ở mức đô tiệm cận và chưa có tính
ổn định lâu dài (năm 2013 và năm 2014 thẩm định lại 19 trường chỉ có 12
trường đạt), đòi hỏi cần có nhiều giải pháp để vừa xây dựng, vừa củng cố
vững chắc các tiêu chí, các tiêu chuẩn. Nhận thức về vấn đề này, nhằm khắc
phục những khó khăn, hạn chế, giúp các trường TH trên địa bàn huyện Giao
Thủy phấn đấu vươn lên đạt chuẩn quốc gia một cách vững chắc và lâu dài,
tôi đã lựa chọn đề tài“Quản lý xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia bền vững trên địa bàn huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định” với h y vọng
về những kết quả nghiên cứu của đề tài sẽ góp phần khắc phục những khó
khăn, tồn tại; những biện pháp được đề xuất sẽ giúp cho các cán bộ QLGD
tham khảo thêm, nhằm đẩy nhanh tiến độ và củng cố vứng chắc các tiêu chí
xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia và nâng cao số lượng, chất lượng
trường TH đạt chuẩn quốc gia ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
2. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu đề xuất một số giải pháp xây dựng trường tiểu học đạt
chuẩn quốc gia bền vững ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
3. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được những mục đích nghiên cứu đã đề ra, đề tài có những
nhiệm vụ nghiên cứu sau đây:
- Về mặt lý luận: Nêu và làm rõ những vấn đề lý luận liên quan tới
nội dung nghiên cứu, đó là những khái niệm, nội dung các quy định về giáo
dục tiểu học, trường tiểu học trong hệ thống giáo dục quốc dân, xác định
hành lang pháp lý các tiêu chuẩn về xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia; trên cơ sở đó xác định khung lý thuyết về xây dựng và phát triển bền
vững trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện.
- Về mặt thực tiễn: đánh giá thực trạng những thành tựu, những yếu
kém và nguyên nhân trong công tác xây dựng trường tiểu học đạt chuẩn quốc
gia ở địa bàn nghiên cứu
- Đề xuất một số giải pháp xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia bền
vững ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
4. Khách thể va đối tượng nghiên cứu
4.1. Khách thể nghiên cứu:
Xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia bền vững trên địa bàn huyện.
4.2. Đối tượng nghiên cứu:
Qu ả n l ý xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia bền vững ở huyện
Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
5. Phạm vi nghiên cứu
Đề tài tập trung nghiên cứu thực trạng từ năm học 2011 - 2012 đến
năm học 2015 - 2016 và giải pháp xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia
bền vững ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định . Các giải pháp đề xuất dành
cho các chủ thể quản lý cấp huyện và cấp trường.
6. Câu hỏi nghiên cứu
Câu hỏi đặt ra cho nghiên cứu là:
- Vai trò của các cấp quản lý trong xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc
gia trên địa bàn huyện?
- Những ưu điểm, hạn chế và nguyên nhân của thực trạng quản lý xây
dựng trường chuẩn quốc gia trên địa bàn huyện và những yếu tố ảnh hưởng?
- Những biện pháp quản lý như thế nào giúp đẩy nhanh tốc đô và nâng
cao hiệu quả xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia ở huyện Giao Thủy,
tỉnh Nam Định một cách bền vững?
7. Giả thuyết khoa học
Nếu áp dụng một cách đồng bô môt số biện pháp dựa trên những tiêu
chuẩn của trường TH đạt chuẩn quốc gia và điều kiện thực tế của địa
phương, có sự phối hợp chặt chẽ và phân định trách nhiệm cụ thể, rõ ràng
giữa các cấp quản lý trên địa bàn và các trường TH thì có thể đẩy nhanh tiến
đô xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam
Định một cách
bền vững.
8. Các phương pháp tiếp cận va phương pháp nghiên cứu
8.1. Phương pháp tiếp cận nghiên cứu
- Tiếp cận hệ thống;
- Tiếp cận theo chuẩn trường tiểu học đạt chuẩn quốc gia.
Đề tài được nghiên cứu bằng các phương pháp sau đây:
8.2. Các phương pháp nghiên cứu
8.2.1. Nhóm phương pháp nghiên cứu lý luận: Sử dụng phương pháp
phân tích, tổng hợp, so sánh,…các tài liệu khoa học, các văn kiện của Đảng
và pháp luật của Nhà nước, các văn bản quy định của ngành có liên quan
đến hoạt động xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia để tổng quan cơ sở lý
luận của đề tài.
8.2.2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn
- Điều tra, khảo sát thực tế bằng các phiếu hỏi, thu thập thông tin, xử
lý số liệu về thực trạng xây dựng và quản lý xây dựng trường TH đạt chuẩn
quốc gia ở huyện Giao Thủy.
- Quan sát; phỏng vấn trực tiếp, tham khảo ý kiến chuyên gia về thực
trạng vấn đề nghiên cứu và những giải pháp đề xuất.
-
Tổng kết kinh nghiệm t h ự c t i ê n các trường TH đã đạt
chuẩn quốc gia ở địa phương, khảo nghiệm.
8.2.3. Phương pháp bổ trợ: Thống kê toán học để thống kê, xử lý kết quả.
9. Ý nghĩa khoa học va thực tiễn của đề tài
9.1. Ý nghĩa lí luận: Luận văn góp phần làm s á ng tỏ về mặt lý
luận của vấn đề xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia.
9.2. Ý nghĩa thực tiên: Đúc rút kinh nghiệm, xây dựng môt số giải pháp
cụ thể, có tính khả thi để xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia bền vững
từ thực trạng của địa bàn nghiên cứu.
10. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần đầu, kết luận và khuyến nghị, tài liệu tham khảo, phụ lục,
luận văn được trình bày theo 3 chương:
Chương 1. Cơ sở lý luận về xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc
gia bền vững
Chương 2. Thực trạng xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia ở
huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định
Chương 3: Môt số biện pháp xây dựng trường TH đạt chuẩn quốc gia
bền vững ở huyện Giao Thủy, tỉnh Nam Định.
CHƯƠNG 1 .
CƠ SỞ LÍ LUẬ N VỀ QUẢN LÝ
XÂY DỰNG TRƯ ỜNG TI ỂU HỌ C ĐẠ T CHU ẨN Q U ỐC GI
A
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn
đề
1.1.1. Các nghiên cứu về chuẩn trường học của một số nước trên thế
giới
1.1.1.1. Tiêu chuẩn quốc tế phân loại giáo dục (ISCED) được thiết kế bởi
UNESCO vào đầu những năm 1970 để phục vụ như một công cụ thích hợp để
lắp ráp, lập và trình bày số liệu thống kê của giáo dục cá nhân cả trong nước
và quốc tế. Nó đã được sự chấp thuận của Hội nghị Quốc tế về giáo dục
(Geneva, 1975). Sau đó đã được xác nhận bởi UNESCO (Paris, 1978).
Việc phân loại hiện nay, được gọi là ISCED 1997, đã được Hội nghị
UNESCO thông qua tại kỳ họp thứ 29 (tháng 11 năm 1997). Tiêu chuẩn quốc
tế phân loại giáo dục thành 5 bậc:
- Bậc 0: Dự bị giáo dục tiểu học
- Bậc 1: Giáo dục tiểu học hoặc giai đoạn đầu tiên của giáo dục cơ bản.
- Bậc 2: Trung học cơ sở hoặc giai đoạn thứ hai của giáo dục cơ bản.
- Bậc 3: Giáo dục trung học bậc cao.
- Bậc 4: Giáo dục sau trung học và trước đại học.
Ở mỗi bậc học đều có tiêu chí phân loại. Như vậy việc xây dựng CQG
cho các nhà trường ở Việt Nam trong đó có CQG của trường TH là một xu
thế tất yếu trong giai đoạn hội nhập khu vực và quốc tế hiện nay.
1.1.1.2. Chuẩn trong hệ thống giáo dục Singapore.
Hệ thống giáo dục Singapore được phát triển trên cơ sở mỗi học sinh
đều có năng khiếu đặc biệt và sở thích riêng biệt. Hệ thống giáo dục ở đây áp
dụng cách tiếp cận linh hoạt để giúp HS phát triển hết tài năng của bản thân.
Giáo dục Singapore hội đủ các tiêu chuẩn sau:
- Chuẩn mực giáo dục cao
10
- Môi trường học tập năng động, sáng tạo, được sự hỗ trợ tận tâm
của G V .
- Có thể học chuyển tiếp hay học tại Singapore vẫn lấy được các
bằng cấp của Mỹ, Anh, Úc, Canada…
- ĐNGV, giảng viên giỏi, có bằng cấp quốc tế và rất nhiệt tâm với
HS, sinh viên…
Singapore là một quốc gia được xếp hàng đầu trong cả hai lĩnh vực
khoa học và toán học tại một nghiên cứu tập trung ở lứa tuổi học sinh lớp 4
(TH) và lớp 8 (trung học) được tiến hành tại 49 quốc gia vào năm 2002- 2003.
Singapore được xếp hạng là một trong những nước an toàn nhất và
được CBN bình chọn là thành phố sạch nhất hành tinh, được tổ chức y tế thế
giới xếp hạng là có hệ thống chăm sóc sức khoẻ đứng thứ 6 trên toàn thế giới,
thu nhập bình quân đầu người đứng thứ 3 trên thế giới và được xếp hạng là
trung tâm tài chính thứ 4 trên toàn cầu. Điều khiến quốc gia nghèo tài nguyên
này có nhiều thứ hạng "nhất" như vậy, chính là yếu tố con người, là trí tuệ, sự
phát triển nền kinh tế dựa trên tri thức. Nguồn gốc của sự thành công này là
định hướng và sự đầu tư đúng đắn cho giáo dục. Giáo dục Singapore đặt mục
tiêu cao nhất cho việc phát huy khả năng của học sinh, sinh viên.
Trong những năm qua, Singapore đã tích cực hoàn thiện chương trình
học, xây dựng trường điểm, nâng cao chất lượng đội ngũ giảng viên và những
người đứng đầu ngành giáo dục. Bên cạnh đó, cơ sở vật chất đáp ứng việc học
cũng được đầu tư đạt chuẩn quốc tế, đáp ứng tối đa nhu cầu của người học.
Nhờ đó, hệ thống giáo dục Singapore đang ngày càng phát triển và ngày càng
được nền giáo dục thế giới đánh giá cao, xứng đáng trở thành nền giáo dục
mang tầm quốc tế.
Nền giáo dục Singapore bao gồm 5 cấp học: Tiểu học, trung học, tiền Đại
học, Cao đẳng/Đại học và Đại học/sau Đại học. Cụ thể, cấp tiểu học kéo dài 6
11
năm bao gồm 4 năm học cơ sở và 2 năm học định hướng. Cấp trung học kéo
dài từ 4-5 năm và được phân ban nhằm giúp học sinh phát triển khả năng tốt
hơn. Bậc học tiền Đại học diễn ra ttrong 2-3 năm, Cao đẳng/Đại học kéo dài
từ 1 – 1,5 năm còn bậc Đại học/sau Đại học tối đa kéo dài 7,5 năm, tùy thuộc
vào sự lựa chọn chương trình học: chương trình cử nhân học 3 năm, thạc sĩ
học 1,5 năm và tiến sỹ học 3 năm.
+ Bậc mầm non: Chương trình giáo dục mầm non được thực hiện qua hệ
thống các nhà trẻ, mẫu giáo và các trung tâm chăm sóc trẻ em với chương
trình kéo dài 3 năm cho trẻ em từ 3 đến 6 tuổi. Hệ thống nhà trẻ ở Singapore
do các tổ chức doanh nhân và xã hội điều hành và đăng ký với Bô Giáo dục.
Các trung tâm nuôi dạy trẻ phải được Bô Phát triển Cộng đồng và Thể thao
cấp giấy phép hoạt động.
+ Bậc Tiểu học: Chương trình tiểu học kéo dài trong 6 năm:
4 năm đầu là giai đọan học chương trình nền tảng cơ sở từ lớp 1 đến lớp 4.
2 năm tiếp theo là giai đoạn định hướng từ lớp 5 đến lớp 6.
Trong giai đoạn nền tảng học sinh sẽ được học Tiếng Anh, ngôn ngữ mẹ đẻ
và một số môn phụ, môn khoa học được dạy từ lớp 3. Khi vào giai đoạn định
hướng học sinh sẽ được xếp vào từng lớp phù hợp với khả năng và sở thích để
phát triển tối đa tiềm năng của từng em. Sau khi hoàn tất lớp 6 các em phải
trải qua kỳ thi tốt nghiệp tiểu học (PSLE).
Chương trình tiểu học của Singapore đã được ứng dụng như là một hình
mẫu quốc tế, đặc biệt là phương pháp dạy toán. Sự kết hợp giữa yếu tố
phương Đông và phương Tây hình thành nên sắc màu đa dạng, linh hoạt trong
phương thức dạy và học, tạo nên sự khác biệt và thế mạnh vượt trội chỉ có ở
nền giáo dục Singapore
+ Bậc Trung học: Ở bậc trung học cơ sở, học sinh được học những
môn cơ bản như tiếng Anh, tiếng mẹ đẻ, toán, khoa học và nhân văn. Sau một
12
nửa thời gian học trung học cơ sở, các em được học phân ban với các môn
học phù hợp với khả năng của mình. Chương trình trung học của Singapore
được công nhận trên thế giới bởi khả năng giúp học sinh phát triển cách nghĩ
phê phán và kỹ năng tư duy.
+ Bậc tiền Đại học: Đây là chương trình đào tạo nhằm chuẩn bị kiến
thức cho học sinh bước vào bậc Đại học, bao gồm các môn học bắt buộc và
các môn học khác. Môn bắt buộc gồm 2 môn tiếng Anh nâng cao và tiếng
Anh bản xứ. Cũng tương tự như các bậc học khác, học sinh muốn tốt nghiệp
phải trải qua kỳ thi lấy bằng GCE “A” (A Level). Bằng này sẽ được chấp
nhận trên toàn thế giới và là căn cứ để xét tiêu chuẩn vào Đại học.
+ Bậc Cao đẳng/Đại học Đây là bậc học giúp học sinh tiếp cận gần hơn
tới nghề nghiệp tương lai, bậc học này chú trọng vào thực hành nhiều hơn
giảng dạy lý thuyết.
+ Bậc Đại học/sau Đại học: Hiện nay hệ thống giáo dục Singapore có 3
trường Đại học Công lập bao gồm:
-
Trường Đại học Quốc gia Singapore (NUS)
-
Trường Đại học Công nghệ Nanyang (NTU)
-
Trường Đại học Quản trị Singapore (SMU)
Ngoài ra, Singapore còn có một hệ thống trường tư thực đa dạng với
chất lượng cao tạo nên bức tranh giáo dục phong phú tại Singapore. Singapore
đề ra mục tiêu tất cả học sinh cần được “xoá mù khoa học”, chuẩn giáo dục
khoa học quốc gia được xây dựng để xây dựng để đạt được mục tiêu trên
trong thế kỉ
XXI..
1.1.1.3. Chuẩn quốc gia Hiệu trưởng trường phổ thông và giáo dục ở
Vương Quốc Anh
Chuẩn quốc gia H iệu trưởng trường học nước Anh phản ánh quan
điểm c ủ a C h í n h p h ủ A n h v ề p h á t t r i ể n C B Q L t r ư ờ n g p h ổ
thông, về
13
v a i t r ò l ã n h đ ạ o t r ư ờ n g h ọ c trong thế kỷ XXI. Chuẩn này chỉ rõ
vai trò quan trọng của H iệu trưởng trong việc thực hiện chính sách GD
của Chính
phủ và triển khai các chính sách này trong trường học nhằm đạt được mục
tiêu phát triển của mọi trẻ em với các nhu cầu, nguyện vọng của chúng.
Chuẩn quốc gia H i ệu trưởng trường phổ thông được xây dựng trên
ba nguyên tắc chính:
- Học tập làm trung tâm
- Tập trung vào quan hệ lãnh đạo
- Phản ánh cao nhất chuẩn nghiệp vụ quản lý trường học.
Tại Anh quốc vấn đề giáo dục luôn được đặt lên hàng đầu. Hệ thống
giáo dục Anh quốc được chia làm các cấp đô sau:
+ Mẫu giáo, Tiểu học và Trung học
Ở bậc học này có 2 loại trường: Trường công lập và trường tư nhân. Cả
2 loại trường đều chuẩn bị cho học sinh lấy bằng THPT hay chứng chỉ tương
đương.
Mẫu giáo dành cho trẻ em từ 3 - 4 tuổi: Giáo dục mẫu giáo có trong cả
hệ thống công lập và tư thục. Một số trẻ em bắt đầu học khi 3 hoặc 4 tuổitại
nhà trẻ hoặc trong những lớp mẫu giáo tại trường tiểu học.
Cấp tiểu học dành cho lứa tuổi từ 5 - 11 tuổi: Trong hệ thống tư thục,
giáo dục tiểu học bắt đầu ở đô tuổi 5 đến 13. Một số du học sinh quốc tế bắt
đầu khi 7 tuổi thường là học nội trú và rồi chuyển lên trung học cơ sở trong hệ
thống tư thục khi 11 hoặc 13 tuổi.
Cấp trung học dành cho những học sinh từ 12 - 16 tuổi: Tất cả trường
trung học cơ sở tại vương quốc Anh cả công lập và tư thục giảng dạy học sinh
tối thiểu cho đến 16 tuổi và chuẩn bị cho họ vào chương trình GCSE hoặc văn
bằng tương đương. Một số đáng kể du học sinh quốc tế vào hệ thống giáo dục
14
trung học cơ sở vương quốc Anh khi 11 hoặc 13 tuổi. Một số khác theo học
tại các trường nội trú tư thục.
+ Giáo dục trước Đại học
Giáo dục trung học phổ thông (Post-16 education-A-level và tương
đương): Sau khi hoàn tất giáo dục bắt buộc ở tuổi 16, học sinh có thể rời
trường một cách hợp pháp và bắt đầu làm việc. Tuy nhiên hầu hết học sinh
đều học A level hoặc văn bằng tương đương. Du học sinh quốc tế thường bắt
đầu tại thời điểm này ví dụ như học A level sau đó học tiếp cao đẳng hoặc đại
học tại vương quốc Anh.
Giáo dục sau phổ thông (Post-18 education): Đây là thuật ngữ được
dùng để mô tả giáo dục và đào tạo ứng dụng sau khi rời khỏi nhà trườngở tuổi
16. Hơn 480 trường cao đẳng sau phổ thông thuộc cả công lập và tư thục cung
cấp một số lượng lớn những chương trình bao gồm những khóa học anh văn,
GCSE, A level và các chương trình tương đương khác, các khóa vừa làm vừa
học, các khóa thực nghiệm và các khóa cử nhân.
+ Giáo dục dạy nghề: Tập trung vào các khóa học về kỹ năng và định
hướng nghề nghiệp. Bằng cấp của bậc học này bao gồm: BTEC diploma, các
văn bằng A-levels về dạy nghề và các chứng chỉ tương đương. Những khóa
học này thường được giảng dạy tại các học viện và trường đại học. Điểm độc
đáo của các khoóa học này là sự đa dạng về môn học và yêu cầu đầu vào linh
hoạt được xét theo khả năng học vấn và kinh nghiệm của người học. Tuỳ kết
quả đạt được sau chương trình dạy nghề, sinh viên có thể học tiếp chương
trình đại học.
+ Giáo dục Đại học: Các chương trình đại học thường được giảng dạy
tại các trường đại học và học viện. Hầu hết thời gian của các chương trình đại
học là 3 năm, ngoại trừ tại Scotland các chường trình này kéo dài 4 năm. Các
chương trình đại học có bao gồm thực tập tại các doanh nghiệp thường kéo