Tải bản đầy đủ (.docx) (58 trang)

KHẢO SÁT TÌNH HÌNH SỨC KHỎE NGƯỜI DÂN

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.41 MB, 58 trang )

1

A. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thị xã Hương Thủy nằm ở khu vực trung tâm tỉnh Thừa Thiên - Huế, phía Đông
Nam thành phố Huế, không tiếp giáp với biển. Thị xã Hương Thuỷ gồm có 12 đơn vị
hành chính trực thuộc, bao gồm 5 phường và 7 xã.
Thủy Vân là một trong các xã thuộc Hương Thủy. Xã có tổng diện tích 4,93 triệu
km2, dân số 6790 nghin người,gồm có 4 thôn: Dạ Lê, Công Lương, Vân Dương, Xuân
Hòa.
Dạ Lê là một trong 4 thôn của xã Thủy Vân.Ngành nghề của xã thì khá đa dạng:
cán bộ công nhân, buôn bán, thợ nề, công nhân, đan nón, thợ may,sản xuất kinh doanh
tại hộ gia đình nhưng chủ yếu ở đây nông nghiệp vẫn là đa số.Phần lớn các hộ ở đây
không theo đạo.Người dân ở đây vui vẻ,nhiệt tình….kinh tế ở đây đa phần là trung
bình khá.
Vấn đề về dinh dưỡng và sức khỏe đang là mối quan tâm hàng đầu của tất cả mọi
người. Dinh dưỡng và sức khỏe có mối liên quan chặt chẽ với nhau,dinh dưỡng không
chỉ là đáp ứng nhu cầu cấp thiết hàng ngày, mà còn là biện pháp để duy trì và nâng cao
sức khỏe và tăng tuổi thọ. Đặc biệt là vấn đề nuôi con bằng sữa mẹ và cho trẻ ăn bổ
sung hợp lý. Những nghiên cứu gần đây cho thấy chỉ có 12% trẻ sơ sinh được nuôi
hoàn toàn bằng sữa mẹ trong 6 tháng đầu và chỉ có một phần tư các em được bú mẹ
ngay trong giờ đầu sau sinh. Nuôi con bằng bình (bằng các sản phẩm thay thế sữa mẹ)
vẫn là một thực hành rất phổ biến và có xu hướng ngày càng tăng. Cho trẻ ăn bổ sung
quá sớm ngay trong 6 tháng đầu vẫn là một thách thức lớn, chiếm tới 55% số trẻ [1]
Tại Thừa Thiên Huế, Tỷ lệ trẻ được bú mẹ trong vòng 1 giờ sau sinh là 65,8%, tỷ lệ trẻ
được tiếp tục cho bú đến 2 tuổi là 24,5% trong khi tỷ lệ trẻ dưới 6 tháng bú bình còn
khá cao. Tỷ lệ trẻ từ 6-23 tháng tuổi được ăn bổ sung đúng và đủ là 60,3%. [2].
Bên cạnh về vấn đề dinh dưỡng thì về an toàn,môi trường lao động tại hộ gia
đình cũng cần để ý.Ở đây,có nhiều hộ sản xuất kinh doanh tại nhà như thợ nề,đan
nón,thợ may,…. Vì vậy việc áp dụng các tiêu chuẩn để cải thiện điều kiện an toàn, môi
trường làm việc tại nhà của các hộ gia đình nơi đây cần được quan tâm.Áp dụng các
tiêu chuẩn để cải thiện an toàn lao động sẽ giảm được các yếu tố nguy cơ gây hại ảnh


hưởng đến sức khỏe ,thương tật trong quá trình làm việc.


2
Vì tất cả những lý do trên, trong đợt thực tập cộng đồng này chúng em tiến hành
thu thập số liệu và viết báo cáo về 2 vấn đề“Tìm hiểu kiến thức, thái độ thực hành về
nuôi dưỡng trẻ dưới 2 tuổi và an toàn môi trường làm việc tại hộ gia đình tại thôn Dạ
Lê,xã Thủy Vân,Thị Xã Hương Thủy,Tỉnh Thừa Thiên Huế” với các mục tiêu sau:

1. Tìm hiểu kiến thức, thái độ, thực hành về nuôi dưỡng trẻ dưới 2 tuổi.
2. Mô tả tình hình điều kiện an toàn, môi trường làm việc tại hộ gia đình và các gợi ý cải
thiện vấn đề đó bằng việc sử dụng bảng kiểm WISH tại thôn Dạ Lê.

3. Tìm hiểu, phân tích, xác định vấn đề sức khỏe ưu tiên về tình hình sức khỏe nghề
nghiệp và nuôi dưỡng trẻ dưới 2 tuổi tại các hộ gia đình tại thôn Dạ Lê.

4. Xây dựng và tổ chức buổi truyền thông giáo dục sức khỏe cho cộng đồng về vấn đề
sức khỏe ưu tiên đã chọn.
[1]: UNICEF Việt Nam, 2006 “Cho trẻ bú mẹ ngay trong giờ đầu tiên sau sinh có
thể giúp làm giảm đáng kể tử vong sơ sinh ở Việt Nam”.
[2]: Viện dinh dưỡng, 2014 “Thông tin giám sát dinh dưỡng năm 2014”.


3

B. CÁC NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CHÍNH
I. SỨC KHỎE NGHỀ NGHIỆP
1. Kết quả tham qua 3 khoa phòng (Khoa Sức khoẻ MT-TH, Khoa Bệnh
nghề nghiệp, phòng khám đa khoa) Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa
Thiên Huế.

1.1. Giới thiệu sơ lược về Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế
a. Bối cảnh thành lập
Trung tâm Y tế dự phòng (YTDP) tỉnh Thừa Thiên Huế được thành lập vào
ngày 07 tháng 01 năm 1999 tại địa chỉ 10-12 Nguyễn Văn Cừ, Vĩnh Ninh, Thành phố
Huế, Thừa Thiên Huế. Năm 1976, 3 tỉnh Quảng Bình, Quảng Trị và Thừa Thiên Huế
được sát nhập gọi là tỉnh Bình Trị Thiên có tỉnh lỵ đóng tại thành phố Huế. Trung tâm
Y tế dự phòng lúc đó được gọi là Trạm vệ sinh phòng dịch Bình Trị Thiên, bao gồm 2
tổ: tổ vệ sinh chung và tổ dịch tễ. Tổ vệ sinh chung chuyên phụ trách về các lĩnh vực
vệ sinh môi trường, vệ sinh trường học...Tổ dịch tễ chuyên phụ trách các bệnh truyền
nhiễm như sốt xuất huyết, thương hàn…Theo Quyết định ngày 30 tháng 6 năm 1989
của Quốc hội khóa VIII, kỳ họp thứ 5, tỉnh Bình Trị Thiên lại được tách ra như cũ. Khi
đó, Trạm vệ sinh phòng dịch Bình Trị Thiên được đổi tên thành Trung tâm Y tế dự
phòng tỉnh Thừa Thiên Huế.
b. Cơ cấu tổ chức
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế bao gồm 10 khoa, phòng với chức
năng và nhiệm vụ đặc trưng nhưng luôn hoạt động gắn kết đảm bảo hoạt động chăm
sóc sức khỏe và dự phòng bệnh tật diễn ra một cách tốt nhất.
1 – Phòng kế hoạch tài chính
2 – Phòng tổ chức hành chính
3 – Khoa kiểm soát bệnh truyền nhiễm
4 – Khoa sức khỏe môi trường và sức khỏe trường học
5 – Khoa dinh dưỡng
6 – Khoa sức khỏe nghề nghiệp
7 – Khoa kiểm soát bệnh không lây nhiễm
8 – Khoa kiểm dịch y tế
9 – Khoa xét nghiệm


4
10 – Phòng khám đa khoa

1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế
Chức năng và nhiệm vụ trọng tâm của đơn vị được quy định tại Quyết định số
05/2006/QĐ-BYT ngày 11/1/2006 của Bộ Y tế và Quyết định số 2094/QĐ-SYT ngày
22/10/2009 của Sở Y tế.
a. Chức năng
Trung tâm Y tế dự phòng tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị sự nghiệp y tế công lập
trực thuộc Sở Y tế, có chức năng chỉ đạo, tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn,
kỹ thuật về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh; tổ chức thực hiện các dịch vụ công về y tế
theo quy định của pháp luật.
b. Nhiệm vụ
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn, kỹ thuật
về y tế dự phòng trên cơ sở định hướng, chính sách, chiến lược, kế hoạch của Bộ Y tế
và tình hình thực tế của địa phương trình Sở Y tế phê duyệt.
2. Chỉ đạo, hướng dẫn và giám sát chuyên môn, kỹ thuật về y tế dự phòng đối với
các Trung tâm Y tế hoặc Trung tâm Y tế dự phòng quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc
tỉnh (gọi tắt là Trung tâm y tế huyện), cơ sở y tế và Trạm y tế xã, phường, thị trấn trên
địa bàn.
3. Triển khai các hoạt động truyền thông nguy cơ; phối hợp với các đơn vị liên
quan tổ chức triển khai thực hiện công tác thông tin, truyền thông, giáo dục sức khỏe
thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
4. Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo liên tục về chuyên môn, kỹ thuật cho
công chức, viên chức, người lao động của Trung tâm; tham gia đào tạo, đào tạo liên
tục về chuyên môn, kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng theo kế hoạch của tỉnh,
Trung ương trên địa bàn; là cơ sở thực hành của các cơ sở đào tạo nhân lực y tế trên
địa bàn và của Trung ương trong lĩnh vực y tế dự phòng.
5. Nghiên cứu và tham gia nghiên cứu khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học,
kỹ thuật thuộc lĩnh vực y tế dự phòng.
6. Đề xuất, quản lý và tổ chức thực hiện các đề án, dự án, chương trình mục tiêu
y tế quốc gia và hợp tác quốc tế về y tế dự phòng trên địa bàn tỉnh khi được cấp có
thẩm quyền giao, phê duyệt.



5
7. Tổ chức thực hiện các hoạt động dịch vụ về y tế dự phòng, chăm sóc sức khỏe
cộng đồng và khám sàng lọc phát hiện bệnh sớm, quản lý, điều trị dự phòng ngoại trú
các bệnh truyền nhiễm, không lây nhiễm.
8. Tổ chức thực hiện công tác kiểm tra, đánh giá các hoạt động thuộc lĩnh vực y
tế dự phòng trên địa bàn.
9. Thực hiện quản lý cán bộ, công chức, viên chức, người lao động và quản lý tài
chính, tài sản của đơn vị theo quy định của pháp luật.
10. Thực hiện các chế độ thống kê, báo cáo theo quy định của pháp luật.
11. Thực hiện các quyền hạn, nhiệm vụ khác do Sở Y tế và các cơ quan nhà nước
có thẩm quyền giao.
1.3. Giới thiệu về phòng khám Đa khoa trung tâm YTDP tỉnh Thừa Thiên Huế
a. Chức năng, nhiệm vụ chính của phòng khám Đa khoa trung tâm YTDP tỉnh
Thừa Thiên Huế
1. Xây dựng kế hoạch và tổ chức thực hiện các dịch vụ về y tế dự phòng.
2. Tổ chức khám sàng lọc, phát hiện sớm các bệnh truyền nhiễm, bệnh tật học
đường, bệnh liên quan đến dinh dưỡng, bệnh không lây nhiễm, bệnh chưa rõ nguyên
nhân cho cá nhân và cộng đồng.
3. Tư vấn, truyền thông nâng cao sức khỏe, dinh dưỡng hợp lý, tiêm chủng phòng
bệnh, kiểm soát các yếu tố nguy cơ đối với sức khỏe nhằm nâng cao sức khỏe cộng
đồng.
4. Tiêm chủng vắc xin, sinh phẩm y tế theo hình thức dịch vụ.
5. Khám, quản lý sức khỏe cộng đồng và phục hồi chức năng.
6. Tổ chức thực hiện các hoạt động quản lý, tư vấn và điều trị dự phòng các bệnh
truyền nhiễm, bệnh liên quan đến dinh dưỡng không hợp lý, bệnh liên quan rối loạn
chuyển hóa, bệnh không lây nhiễm (bệnh bướu cổ, Basedow, đái tháo đường, tăng
huyết áp, răng miệng, bệnh nghề nghiệp và các bệnh không lây nhiễm khác).
7. Thực hiện chế độ thống kê, báo cáo theo quy định.

8. Thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn khác do Giám đốc Trung tâm giao.
b. Các phòng, cơ sở vật chất của phòng khám Đa khoa trung tâm YTDP tỉnh
Thừa Thiên Huế được tham quan.
Phòng
Phòng xét nghiệm sinh

Cơ sở vật chất
- Máy sinh hóa tự động AU400


6
hóa
- Máy X-quang di động
- Máy X-quang kĩ thuật số
Phòng X-quang

- Hệ thống vi tính
- Máy in phim khô
- Máy rửa phim
- Đèn đọc phim X-quang
- Máy đo chức năng hô hấp

Phòng khám nội

- Máy đo thính lực sơ bộ MAICO MA 30

Phòng đo thính lực và

- Máy đo điện tim
- Máy đo thính lực hoàn chỉnh MADSEN


khám tai, mũi, họng
Itera II
Phòng khám răng hàm
- Máy khám rang
mặt
Phòng siêu âm
- Máy siêu âm màu
- Máy phân tích huyết học hoàn toàn tự
Phòng xét nghiệm huyết động Sysmex XP-100 (18, 21 thông số)
học

- Máy ly tâm Kubota 5100

Phòng đo thể lực

- Tủ sấy, hấp dụng cụ
- Cân, Thước đo chiều cao, máy đo huyết

áp
Phòng khám mắt
- Bảng đo thị lực chữ C
c. Hoạt động khám sức khỏe cho người lao động
Những bệnh nghề nghiệp thường gặp nhất tại tỉnh Thừa Thiên Huế (theo thứ tự
giảm dần).
1. Bệnh điếc nghề nghiệp
2. Bụi phổi Sillic
3. Rung chuyển nghề nghiệp
4. Viêm gan nghề nghiệp (B và C)
Ngoài ra có 1 số bệnh nghề nghiệp khác như: Hen phế quản nghề nghiệp, nhiễm

độc chì nghề nghiệp, nhiễm HIV do tai nạn rủi ro nghề nghiệp…
Thuận lợi:
- Do được trang bị nhiều máy móc đầy đủ, tốt, hiện đại nên đã giúp cho việc
khám, chẩn đoán được nhanh hơn, tốt hơn, tiết kiệm được thời gian, nhân lực:
+ Máy sinh hóa tự động AU400


7
+ Máy phân tích huyết học hoàn toàn tự động Sysmex XP-100
=> Giúp cho việc xét nghiệm máu cũng như các chỉ số như: đường huyết, men
gan…cho kết quả nhanh thuận tiện trong công việc khám cho nhiều công nhân 1 lúc.
+ Máy X-quang di động:
=> Thuận tiện trong trường hợp muốn di chuyển tới khám tại các công ty, xí
nghiệp ở xa.
+ Máy X-quang kĩ thuật số
+ Máy siêu âm màu
=> Các máy này sẽ cho hình ảnh rõ nét giúp cho chẩn đoán dễ dàng hơn, chính
xác hơn.
+ Máy đo thính lực sơ bộ MAICO MA 30: Khám sàng lọc
+ Máy đo thính lực hoàn chỉnh MADSEN Itera II: Chẩn đoán
=> Hỗ trợ nhau trong việc chẩn đoán điếc nghề nghiệp.
- Được sự tin tưởng, hợp tác của phần lớn các công ty xí nghiệp trong tỉnh nên
công việc diễn ra thuận tiện hơn.
Khó khăn:
- Một số công ty, xí nghiệp muốn khám cho công nhân bằng máy X- quang kỹ
thuật số mà không dùng máy X-quang di động nên việc di chuyển máy móc gặp nhiều
khó khăn.
- Trung tâm YTDP tỉnh Thừa Thiên Huế hiện đang xây dựng và sửa chữa một số
khu vực nên một số trang thiết bị được bố trí đặt tại phòng khám đa khoa khiến diện
tích một số phòng bị thu hẹp, ảnh hưởng đến công tác của cán bộ y tế cũng như đi lại

di chuyển của người lao động.
2. Mô tả đặc điểm của các ngành nghề tại hộ gia đình mà nhóm phụ trách
2.1. Các ngành nghề của đối tượng nghiên cứu
Bảng 1. Nghề nghiệp của đối tượng nghiên cứu
Nghề nghiệp
Nông lâm ngư nghiệp
Cán bộ Nhà nước
Cán bộ tư nhân
Học sinh sinh viên
Nội trợ
Hưu trí, già
Thất nghiệp

Số lượng
63
11
14
24
4
10
1

Tỷ lệ
36,4
6,4
8,1
13,9
2,3
11,2
0,6



8
Còn nhỏ
5
2,9
Công nhân
24
13,9
Tiểu thủ công nghiệp
7
4
Thợ nề
4
2,3
Khác
6
3,5
Tổng
173
100,0
Nhận xét: Đối tượng nghiên cứu có nhiều ngành nghề khác nhau nhưng chủ yếu
tập trung là nông lâm ngư nghiệp (63%) và học sinh sinh viên (13,9%), công nhân
(13,9) tiếp sau là cán bộ tư nhân và cán bộ nhà nước.
2.2. Ngành nghề tạo ra thu nhập chính
Bảng 2. Ngành nghề tạo ra thu nhập chính
Nghề nghiệp
Lao động Nông nghiệp trực
tiếp


Số lượng

Tỷ lệ

28

41,2

Lao động nông nghiệp gián tiếp
1
1,5
Tiểu thủ công nghiệp
11
16,2
Công nhân
11
16,2
Cán bộ Viên chức Công chức
6
8,8
Khác
11
16,2
Tổng
68
100,0
Nhận xét: Ngành nghề tạo thu nhập chính của người dân tại địa bàn rất đa dạng,
nhiều nhất là nông lâm ngư nghiệp (41,2%), sau đó là tiểu thủ công nghiệp và công
nhân đều là (16,2%).
2.3. Ngành nghề khác tại hộ gia đình

Trong các hộ gia đình điều tra, ghi nhận có 18 hộ có hoạt động kinh doanh tại
gia.
Bảng 3. Ngành nghề tại sản xuất kinh doanh
Công việc
May- Tre- Đan
Chằm nón
Đóng giày dép
Thợ may
Xay xát
Tổng

Số lượng
1
5
6
3
3
18

Nhận xét: Sản xuất kinh doanh tại hộ gia đình rất đa dạng, phần lớn là đóng giày
dép, (6/18), và sau đó là chằm nón.


9
- Về đăng kí cơ sở sản xuất: có 1 hộ đăng kí, 17 hộ không.
2.4. Máy móc sử dụng tại cơ sở sản xuất

Biểu đồ 1. Số lượng máy móc sử dụng tại cơ sở sản xuất
Nhận xét: Máy móc sử dụng chủ yếu là máy may, máy đóng khuôn mẫu, máy
xay xát và máy nghiền/máy sấy.

2.5. Nguy cơ ảnh hưởng khả năng sức khỏe người lao động

Biểu đồ 2. Nguy cơ ảnh hưởng khả năng sức khỏe người lao động


10
Nhận xét: Hầu hết các nguy cơ đều tồn tại trong môi trường lao động, nhưng chủ
yếu là bụi và hơi khí độc (10/27) và vật sắc nhọn (9/27) tiếp đến là tiếng ồn, hoá chất
và vi khí hậu.
- Trong các hộ gia đình nói trên, không ghi nhận có trường hợp tai nạn trong 1
năm qua.
2.6.. Một số yếu tố ở các ngành nghề tại hộ gia đình
Bảng 5. Một số yếu tố ở các ngành nghề tại hộ gia đình
Công
việc

Số
lượng

Chằ
m nón
May
mặc
Chăn
nuôi
Xay
xát

Loại máy móc sử
dụng


5

Không có

3

Máy may

2

Không có

2

Máy xay xát

Mối nguy cơ ảnh
hưởng
Vật sắc nhọn, Tư
thế ngồi lâu, Vi khí hậu
Bụi vải, Vật sắc
nhọn, Tư thế ngồi lâu
Vi khí hậu, Tiếng
ồn
Bụi,

Tiếng

ồn,


Mang vác

Đóng

6
Không có
Hóa chất, Bụi
giày dép
Nhận xét: Các nghành nghề sử dụng máy móc ít, chỉ có may mặc và xay xát là sử
dụng máy. Các nghề đều có những mối nguy cơ khác nhau ảnh hưởng đến sức khỏe
của người lao động. Các yếu tố ảnh hưởng phần lớn là Tiếng ồn, vật sắc nhọn, bụi.
3. Các vấn đề liên quan đến tình hình điều kiện an toàn, môi trường làm việc
tại hộ gia đình
3.1. Cất giữ và vận chuyển nguyên vật liệu
Bảng 6. Các yếu tố về cất giữ và vận chuyển nguyên vật liệu tại hộ gia đình
Câu Hỏi
Dọn dẹp và đánh dấu đường vận chuyển
Sử dụng xe hai bánh, xe kéo, con lăn và thiết bị khác
khi vẫn chuyển vật liệu
Cung cấp các tủ nhiều tầng và giá để đồ gần khu làm
việc
Sử dụng giá kệ, hộp để đồ thiết kế đặc biệt để di

C
ó

K
hông


4
2
6
6

Ưu
tiên

3
5
3
7
3
2
3

2
2
3
1


11
chuyển vật liệu và thành phẩm, sản phẩm
Cung cấp giá nâng hoặc chỗ cầm tay chắc chắn trên

4
3

2


0
tất cả hộp chứa, túi đồ
9
Nhận xét: Ưu tiên đề xuất cải thiện là về cung cấp các tủ nhiều tầng và giá để đồ
gần khu làm việc (3/9 hộ cần cải thiện), tiếp sau là ưu tiên cải thiện về dọn dẹp và
đánh dấu đường vận chuyển.
3.2. An toàn máy
Bảng 7. Các yếu tố về An toàn máy tại hộ gia đình
Câu Hỏi



Lắp các che chắn thích hợp cho các bộ phận chuyển
động của máy móc và thiết bị truyền tải điện
Gắn nhãn dễ đọc và dấu hiệu để tránh nhầm lẫn
Đảm bảo máy móc được bảo dưỡng tốt và không có
bộ phận nào bị hỏng hay không ổn định
Đặt nút báo hiệu khẩn cấp dễ nhìn thấy và dễ tiếp cận
Đảm bảo các hệ thống kết nối điện an toàn để cung

Kh
ông

Ư
u tiên

3

37


1

2

37

2

14

21

6

4

37

0

8
28
5
cấp điện cho máy móc
Nhận xét: Cần cải thiện phần lớn về đảm bảo máy móc được bảo dưỡng tốt và
không có bộ phận nào bị hỏng hay không ổn định (20/41 hộ), và đây cũng chính là
việc làm ưu tiên cải thiện (6/20 hộ), tiếp theo cần cải thiện về đảm bảo các hệ thống
kết nối điện an toàn để cung cấp điện cho máy móc (13/41 hộ)
3.3. Thiết kế nơi làm việc

Bảng 8. Các yếu tố về Thiết kế nơi làm việc tại hộ gia đình
Câu Hỏi
Điều chỉnh chiều cao làm việc cho mỗi công nhân ở
tầm khủyu tay hoặc thấp hơn
Đặt các dụng cụ, nút điều khiển và các nguyên vật liệu
sử dụng thường xuyên ở vị trí dễ với
Sử dụng đồ giá lắp, kẹp, mỏ cặp hoặc vật cố định khác
để giữ các vật
Cung cấp “nhà” tiện lợi cho mỗi dụng cụ


10
9
1
10

K
hông

Ưu
tiên

2
6
2
8
4
0

5

4
0

2

7
4
Nhận xét: Cần cải thiện việc cung cấp “nhà” tiện lợi cho mỗi dụng cụ (10/41 hộ),

và có 7 hộ gia đình ưu tiên cần cải thiện vấn đề này, tiếp đến là cần cải thiện về điều


12
chỉnh chiều cao làm việc cho mỗi công nhân ở tầm khủyu tay hoặc thấp hơn (10/41
hộ), và có 5 hộ gia đình ưu tiên cần cải thiện vấn đề này.
3.4. Môi trường lao động
Bảng 9. Các yếu tố về Môi trường lao động hộ gia đình
Câu Hỏi
Tăng cường thêm ánh sáng ban ngày và giữ trần nhà
màu sáng, cửa sổ sạch sẽ
Cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo chung và tại chỗ cho
từng công việc
Cô lập các nguồn gây bụi, hóa chất độc hại, tiếng ồn,
nhiệt
Đảm bảo các thùng hóa chất độc hại có nhãn và nắp
đậy
Bảo vệ nơi làm việc khỏi bị lạnh
Cải thiện việc chống nóng tại nơi làm việc bằng sử
dụng tường hoặc mái nhà phụ bằng vật liệu cách nhiệt
Tăng thông gió tự nhiên bằng mở thêm lỗ thoáng khí,

cửa sổ hoặc cửa ra vào mở
Cung cấp đầy đủ quần áo và thiết bị bảo hộ cá nhân
như kính, giày dép, găng tay
Tạo ít nhất hai lối thoát không bị cản trở từ các phòng



K
hông tiên

25
19
8
3
10
3
9
15

Ưu

1

15

1

8

4

2

5

8
3

1

7
2

2

9
3

0

8
2

3

9
2

3

3

3

3

0
và chuẩn bị đủ bình cứu hỏa
8
Nhận xét: Cần cải thiện chủ yếu về tăng cường thêm ánh sáng ban ngày và giữ
trần nhà màu sáng, cửa sổ sạch sẽ (40/41 hộ) và 15/40 hộ đó là ưu tiên cần cải thiện,
ngoài ra cần chú trọng cải thiện cung cấp đủ ánh sáng nhân tạo chung và tại chỗ cho
từng công việc (27/41 hộ).
3.5. Cơ sở phúc lợi và tổ chức công việc
Bảng 10. Các yếu tố về Cơ sở phúc lợi và tổ chức công việc tại hộ gia đình
K
Câu hỏi



hôn

tiên

g
Cung cấp đủ nước uống an toàn ở nơi làm việc

2

3
4


Ưu

5


13
Nhà vệ sinh sạch sẽ và chỗ rửa tay thuận tiện với xà
phòng gần nơi làm việc
Góc nghỉ ngơi và nơi ăn uống riêng biệt
Cung cấp trang thiết bị sơ cứu và đào tạo sơ cứu viên
đủ tiêu chuẩn
Điều chỉnh nơi làm việc để đáp ứng nhu cầu của phụ
nữ mang thai và người lao động khuyết tật
Kết hợp các công đoạn để tạo hứng thú với công việc
Bố trí lại nơi làm việc và dây chuyền công việc để

18
2
15
0
3

1
3
3
9
2
2
4
0

3
7

1

10
0
4
1
1

4

0
giảm bớt các chuyển động không cần thiết
0
Nhận xét: Nhà vệ sinh sạch sẽ và chỗ rửa tay thuận tiện với xà phòng gần nơi làm
việc đủ tiêu chuẩn là vấn đề ưu tiên cần cải thiện nhiều nhất (10/18 hộ cần cải thiện),
cùng với đó là ưu tiên cải thiện về cung cấp đủ nước uống an toàn ở nơi làm việc (5/7
hộ cần cải thiện) và cung cấp trang thiết bị sơ cứu và đào tạo sơ cứu viên đủ tiêu chuẩn
(4/15 hộ cần cải thiện).
Trong số 41 hộ thì có 33 hộ đồng ý sẽ cải thiện sau khi được tư vấn về các vấn đề
về điều kiện an toàn lao động còn tồn tại. 7 hộ không đồng ý cải thiện theo gợi ý vì lý
do: Bất tiện, tốn kém và không cần thiết.
4. Gợi ý cải thiện theo từng mục mà nhóm đã triển khai và tư vấn
4.1. Cất giữ và vận chuyển vật liệu
● Gợi ý cải thiện
- Dọn dẹp không gian, tạo lối đi an toàn, rộng rãi, quét dọn sạch sẽ, khô ráo lối
đi.
- Những nơi thấp trũng/gồ ghề nên lót ván hoặc lát gạch, xi măng để bằng phẳng,

khô ráo.
- Bao bọc, thu gọn các dây để tránh vấp ngã.
- Lựa chọn giá kệ nhiều tầng và giá để đồ có kích cỡ phù hợp với kích thước có
sẵn của không gian, vị trí để các giá kệ nên ở ngang tầm giữa cổ và vai để dễ lấy.
- Đặt các vật liệu nặng ở những kệ thấp và những vật liệu nhẹ ở những kệ cao
hơn, những vật liệu nhỏ nên đặt trong các hộp thích hợp để dễ tìm kiếm.
- Đeo găng tay hoặc bọc chỗ cầm tay bằng những tấm vải mềm ở chỗ tay nắm để
việc mang vác trở nên dễ dàng hơn.


14
● Khó khăn
- Nguyên vật liệu nhiều trong khi diện tích làm việc chật hẹp gây khó khăn trong
việc sắp xếp tạo lối đi.
- Hệ thống cống rãnh vẫn còn hạn chế nên mùa mưa hay đọng nước ở xung
quanh.
- Việc mang bao tay gây cồng kềnh, khó thao tác nên ít người sử dụng.
- Đa số các hộ đều sản xuất quy mô nhỏ lẻ nên ít đầu tư làm các giá đỡ, kệ để
đựng đồ.
4.2. An toàn máy
● Gợi ý cải thiện
- Đặt các loại máy móc ở nơi thích hợp, thuận tiện cho người sử dụng và lối đi để
tránh vô tình tiếp xúc với máy. Nên thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng máy móc.
- Sử dụng các tấm che chắn có độ bền cứng và các tấm bảo vệ phải gắn chắc
chắn với máy, kiểm tra các đai ốc gắn trên tấm bảo vệ trước khi vận hành.
- Đánh dấu, kí hiệu các chỉ dẫn đã phai màu để sử dụng an toàn.
- Sử dụng những phích cắm điện hoặc các loại dây điện có chất lượng cao.
-Tránh đặt dây điện trên sàn nhà. Chúng sẽ gây ra tai nạn khi bị vấp ngã. Thay
vào đó, nên cố định các dây lên tường.
● Khó khăn

- Một số cơ sở có diện tích hẹp nên việc đặt máy móc đang chật chội, dễ va chạm
trong quá trình di chuyển.
- Thái độ chủ quan của các người thợ nên ít che chắn bảo vệ máy móc cũng như
bảo dưỡng kiểm tra, đa số đều có ý kiến lúc nào hư thì mới đem ra kiểm tra sửa chữa.
- Thái độ chủ quan, quen việc quen máy nên ko quan tâm đến việc đánh dấu các
chỉ dẫn.
- Vấn đề kinh tế đang khó khăn, sản xuất quy mô nhỏ nên chưa đầu tư các thiết bị
điện, dây điện tốt đảm bảo an toàn, dễ xảy ra chập cháy điện.
4.3. Nơi làm việc
● Gợi ý cải thiện
- Các nghề ngồi ghế lâu như nghề may sử dụng ghế có chỗ dựa lưng vững chắc.
Các nghề có nhiều tư thế khác nhau như gò hàn, thợ mộc nên thay đổi tư thế thường
xuyên, cung cấp thêm ghế đẩu hay ghế đứng để thay đổi tư thế.


15
- Điều chỉnh chiều cao làm việc ở tầm khuỷu tay để giảm căng cơ và tăng hiệu
quả.
- Các dụng cụ sắc nhọn như khoan, dao, kéo... nên cất giữ cẩn thận, mũi nhọn
hướng xuống dưới hoặc bọc lại để đảm bảo an toàn.
- Cố định các máy móc thiết bị chắc chắn.
● Khó khăn: Thái độ chủ quan của người lao động nên các dụng cụ nguy hiểm
như dao kéo vẫn sắp xếp chưa hợp lý.
4.4. Môi trường lao động
● Gợi ý cải thiện
- Sử dụng các vật liệu kính mờ làm trần nhà để tăng thêm ánh sáng nếu khu làm
việc còn thiếu ánh sáng.
- Trang bị chụp đèn để tập trung ánh sáng tại chỗ làm việc.
- Sử dụng thiết bị bảo vệ cá nhân như mặt nạ, găng tay hay mắt kính khi các
nguồn gây độc hại không được kiểm soát.

● Khó khăn: Thái độ chủ quan của người lao động không cần nhiều ánh sáng và
sử dụng các dụng cụ bảo hộ lao động đang còn sơ sài, một số có sử dụng nhưng chưa
đúng cách.
4.5. Trang thiết bị phúc lợi và tổ chức công việc
● Gợi ý cải thiện
- Nên duy trì chế độ nghỉ ngơi và ăn uống tốt, nên nghỉ giải lao trong các buổi
làm việc.
- Thỉnh thoảng tập thể dục trong khi làm việc để tỉnh táo hơn.
● Khó khăn: Người lao động sản xuất quy mô nhỏ lẻ theo hộ gia đình và điều
kiện kinh tế đang còn hạn chế nên thường làm gắng, chế độ nghỉ ngơi dinh dưỡng
chưa được hợp lý, khó cải thiện.
5. Các vấn đề liên quan đến sức khỏe môi trường – sức khỏe nghề nghiệp
khác
5.1. Loại nhà ở của các hộ gia đình được phỏng vấn
Biểu đồ 3. Loại nhà ở của các hộ gia đình được phỏng vấn
Nhận xét: Đa số hộ gia đình nghiên cứu có nhà ở kiên cố, nhà lợp ngói tôn, sàn
gạch xi măng chiếm 83%, nhà mái bằng nhà tầng chiếm 17%.


16
5.2. Hướng nhà, chiếu sáng và diện tích nhà của các hộ gia đình được phỏng
vấn
Biểu đồ 4. Hướng nhà các hộ gia đình được phỏng vấn
Nhận xét: Hướng nhà chủ yếu của các hộ nghiên cứu là hướng Nam (39%), và
hướng Đông (26,7%).
- Tất cả các hộ gia đình sử dụng bóng đèn neon làm phương tiện chiếu sáng
(100%).
- Tất cả các hộ gia đình đều đạt tiêu chuẩn về hệ số ánh sáng theo quy định (1/101/40).
- Trung bình diện tích nhà ở là 107 m 2 và trung bình diện tích bình quân đầu
người là 29 m2. Tỷ lệ đạt về diện tích bình quân đầu người theo quy định (≥ 14 m 2) là

41 hộ, chiếm 100%.
5.3. Dụng cụ đồ dùng trong gia đình
Biểu đồ 5. Một số dụng cụ đồ dùng trong gia đình
Nhận xét: Tất cả các hộ gia đình có các vật dụng cần thiết, như xe máy, tivi, điện
thoại và có 37 hộ sử dụng tủ lạnh, ngoài ra các hộ còn có dàn karaoke, lò vi song và
các vật dụng khác.


17

II. DINH DƯỠNG - AN TOÀN THỰC PHẨM
1. Thông tin người nuôi dưỡng trẻ
Trong 41 hộ gia đình được phân công điều tra thì chỉ có 1 hộ gia đình đang nuôi
trẻ dưới 2 tuổi đó là hộ của ông Nguyễn Văn Tuấn, kiệt 10, thôn Dạ Lê, Xã Thủy Vân,
Thị xã Hương Thủy, T.Thừa Thiên Huế. Trẻ có tên: Nguyễn Gia Huy sinh ngày
18/7/2018.
- Người nuôi dưỡng trẻ là mẹ ruột của trẻ: Nguyễn Thị Duyên, 24 tuổi, nghề
nghiệp là giáo viên mầm non.
- Kinh tế gia đình thuộc loại trung bình khá (tổng thu nhập: 11 triệu/tháng).
2. Thông tin trẻ
Họ và tên
Giới tính
Ngày tháng năm sinh
Cân nặng lúc sinh
Tình trạng lúc sinh
Số con trong gia đình

Nguyễn Gia Huy
Nam
18/7/2018

3000g
Đẻ thường ,đủ tháng
1

3. Nội dung nuôi con bằng sữa mẹ
3.1. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 11. Kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Đã được cán bộ trạm y tế hướng dẫn về nuôi con bằng
Kiến thức đúng sữa mẹ
Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho trẻ
Kể được một vài lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ:
- Trẻ khỏe mạnh, ít đau ốm
- Đỡ tốn kém
- Mẹ khỏe hơn, nhanh giảm cân sau khi sinh
Nên cho con bú trong vòng 1 giờ đầu sau sinh
Nên cho con bú hoàn toàn trong 6 tháng
Kể được 4/5 yếu tố của tư thế cho trẻ bú đúng cách
Kể được 2 trường hợp cần được vắt sửa mẹ là:
- Khi bận đi làm không thể cho trẻ bú
- Quá nhiều sửa phải vắt bỏ bớt để giảm cương tức
Kể được 2 hạn chế của việc cho con bú bằng sữa ngoài:
- Tốn kém
- Mất thời gian pha chế
Chưa hiểu rõ lợi ích của sữa non


18
Kiến thức chưa

Nghĩ là cho trẻ bú theo giờ

Chưa nắm rõ những dấu hiệu cho thấy trẻ bú có hiệu

đúng
quả

Chưa nắm rõ được cách bảo quản sữa sau khi vắt
Chưa nắm rõ khoảng thời gian tốt nhất nên cai sữa cho
trẻ
Kiến thức về những cách có đủ sữa cho con chưa đầy
đủ
Nhận xét: Kiến thức chung của mẹ là rất tốt, tuy còn thiếu sót một số điều như lợi
ích của sữa non, cách bảo quản, thời gian cho trẻ bú củng như cách có đủ sữa cho trẻ.
Nhưng phần lớn kiến thức là khá đầy đủ, mẹ đã được cán bộ trạm y tế hướng dẫn về
nuôi con bằng sữa mẹ, biết được một vài lợi ích của việc nuôi con bằng sữa mẹ,nêu ra
được 4/5 yếu tố của tư thế cho trẻ bú đúng cách củng như các kiến thức khác vể nuôi
con bằng sữa mẹ.
Đánh giá kiến thức: Đạt (63%)
Bảng 12. Đánh giá kiến thức nuôi con bằng sữa mẹ
Điểm tối đa
Đạt >=50%
Không đạt <50%

36
>=18
<18

3.2. Thái độ nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 13. Thái độ nuôi con bằng sữa mẹ
Quan điểm
Số lượng

Đúng
9
Không có ý kiến
1
Chưa đúng.
3
Tổng
13
Nhận xét: Quan điểm của mẹ về việc nuôi con bằng sữa mẹ là khá tốt, mẹ đống ý
rằng sữa mẹ là rất đầy đủ dinh dưỡng, nên cho bú sữa non sớm trong 1 giờ sau sinh,
trong quá trình cho bú thì phải bế trẻ đúng tư thế và cho trẻ ngậm vú tốt thì mới bú
được nhiều. Mẹ đồng ý rằng nên cho bú khi tiêu chảy và sữa mẹ vẫn tốt nếu bảo quản
được tốt . Tuy nhiên mẹ còn một số quan điểm về nuôi con bằng sữa mẹ là chưa phù
hợp như nên cho trẻ uống nước sau khi bú, nên cho bú 2 vú trong một lần, không nên
cho trẻ bú đến 2 năm vì như thế là quá lâu, chỉ nên cho bú 1 năm.
Đánh giá thái độ: Đạt (70,8%)
Bảng 14. Đánh giá thái độ nuôi con bằng sữa mẹ


19
Điểm tối đa
Đạt >=50%
Không đạt <50%

65
>=33
<33

3.3. Thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Bảng 15. Thực hành chung nuôi con bằng sữa mẹ

Thực hành chung
Tốt
Chưa tốt
Tổng
Nhận xét: Việc thực hành cho con bú của

Số lượng
14
0
14
mẹ là rất tốt, mẹ đều thực hiện đúng

các yêu cầu của việc nuôi con bằng sữa mẹ như: Cho trẻ bú sau sinh, cho trẻ bú trong 1
giờ đầu sau sinh, không vắt bỏ sữa non, cho trẻ bú theo nhu cầu,cho trẻ bú hoàn toàn
trong 6 tháng đầu, không cho trẻ ăn thêm gì khác kể cả nước lọc khi cho con bú ,cho
trẻ bú nhiều hơn khi trẻ bị ốm,cho bú hết một bên rồi mới sang vú bên kia,lau sạch vú
trước khi cho bú, mệ đồng ý là nên cai sữa cho trẻ ít nhất là từ 12 tháng trở đi và có thể
kéo dài đến 18-24 tháng. Mẹ đã vắt sữa bằng máy có giác hút và mỗi lần sử dụng đều
rữa bằng nước ấm, sau khi vắt vắt
Đánh giá thực hành: Đạt (59%)


20
Bảng 15. Đánh giá thực hành nuôi con bằng sữa mẹ
Điểm tối đa
Đạt >=50%
Không đạt <50%

12
>=6

<6

2.4. Về nội dung cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
2.4.1. Kiến thức về cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Bảng 16. Kiến thức về cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Kiến thức đúng

Thời điểm cho trẻ ăn dặm là sau 6 tháng
Khi trẻ bắt đầu ăn dặm, nên cho thức ăn lỏng
Hiểu đúng các loại thức ăn nên cho trẻ ăn dặm
Biết được 3 cách cho trẻ ăn dặm đúng
Biết được 2 cách chế biến thức ăn đúng cho trẻ
Biết được 2 tác hại nếu cho trẻ ăn dặm sớm
Biết được 2 tác hại nếu cho trẻ ăn dặm muộn
Kiến thức chưa đúng
Không nên tô màu bát bột
Nhận xét: Mẹ có kiến thức về cho trẻ ăn bổ sung hợp lý là khá tốt, nhưng các
kiến thức vẫn còn thiếu sót khá nhiều như: mẹ không biết rằng phải cho ăn mỗi loại
thức ăn từ 3-5 ngày, trong khi cho ăn bổ sung thì phải cho bú càng nhiều càng tốt; mẹ
chưa kết hợp nhiều nhóm thực phẩm với nhau; về tác hại của việc cho trẻ ăn dặm quá
sớm là làm cho trẻ bú sớm, tốn tiền và đặc biệt là làm mẹ giảm sữa, mất sữa.
Đánh giá kiến thức: Đạt (53,8%)
Bảng 17. Đánh giá kiến thức cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Điểm tối đa
Đạt >=50%
Không đạt <50%

4.2.

26

>=13
<13

Thái độ về cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Bảng 18. Thái độ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Quan điểm

Số lượng

Đúng

5

Chưa đúng.

3

Tổng

8


21
Nhận xét: Thái độ của mẹ về việc cho ăn bổ sung hợp lý là khá tốt. Mẹ đồng ý với
phân lớn các quan điểm đúng như : Không nên cho trẻ ăn dặm càng sớm càng tốt,
củng như tiếp tục cho bú khi đang ăn dặm, nên thường xuyên thay đổi món ăn cho
trẻ ,việc giữ gìn vệ sinh rất quan trọng trong quá trình chế biến thức ăn cho trẻ và cho
trẻ ăn bổ sung thức ăn từ loãng đến đặc. Bên cạnh đó thì mẹ còn một số nhận thức
chưa đúng về việc cho trẻ ăn dặm như: Mẹ đồng ý là việc cho trẻ ăn dặm chỉ cần cho
trẻ ăn gạo hoặc bột là đủ, không nên cho dầu vào thức ăn của trẻ và có thể nấu thức ăn

một lần rồi cho trẻ ăn cả ngày hôm đó.
Đánh giá thái độ: Đạt (70%)

.4.3. Thái độ về cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Bảng 19. Đánh giá thái độ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Điểm tối đa
Đạt >=50%
Không đạt <50%

40
>=20
<20

2.4.3. Thực hành về cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Bảng 20. Thực hành chung về cho trẻ ăn dặm bổ sung
Thực
chung
Tốt
Chưa tốt
Tổng

hành

Số lượng
6
3
9


22

Bảng 21. Tỷ lệ thực hành đúng về cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Thực hành đúng
Số lượng (n = 15)
Tỷ lệ (%)
Thời điểm ăn dặm tử 6 tháng trở đi
3
20,0
Cho trẻ bú càng nhiều càng tốt
9
60,0
trong thời gian ăn dặm
Thay đổi mỗi ngày mỗi loại thức ăn
13
86,7
cho trẻ
Cho trẻ ăn bằng thìa khi ăn dặm
15
100,0
Phối hợp cả 4 nhóm thực phẩm
10
66,7
trong thức ăn
Rửa tay khi chế biến thức ăn và
12
80,0
trước khi cho trẻ ăn
Nhận xét: Mẹ đã thực hành việc cho trẻ ăn bổ sung hợp lý rất tốt, đa số các yêu
cầu đặt ra mẹ đã thực hiên được như: Thời điểm ăn dặm tử 6 tháng trở đi, đầu tiên cho
trẻ ăn bột ngũ cốc hay bột dinh dưỡng, phối hợp cả 4 nhóm thực phẩm trong khẩu
phần ăn dặm của trẻ, thực hiện đúng các lưu ý khi chế biến thức ăn như phải băm nhỏ,

nghiền nát , nấu kỹ; thay đổi các nhóm thực phẩm hằng ngày; cho trẻ ăn bằng thìa khi
ăn dặm; thực hiện rữa tay trước khi chế biến và cho trẻ ăn . Bên cạnh những việc thực
hành cho trẻ ăn dặm tốt thì mẹ vẫn còn những vấn đề nuôi dưỡng trẻ thực hiện chưa
đúng như: cho trẻ ăn ít hơn bình thường khi bị ốm, hạn chế cho trẻ bú trong thời gian
ăn dặm và cứ 1-2 ngày đổi món một lần.
Đánh giá thái độ: Đạt (63%)
Bảng 22. Đánh giá thái độ cho trẻ ăn bổ sung hợp lý
Điểm tối đa
Đạt >=50%
Không đạt <50%

18
>=9
<9


23

III. TRUYỀN THÔNG - GIÁO DỤC SỨC KHỎE
1. Kết quả tham quan Khoa truyền thông - Giáo dục sức khỏe thuộc Trung
tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1. Giới thiệu Khoa Truyền thông – Giáo dục sức khỏe thuộc Trung tâm Kiểm
soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế
1.1.1. Bối cảnh thành lập
Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh Thừa Thiên Huế là đơn vị sự
nghiệp thuộc Sở Y tế Thừa Thiên Huế, được thành lập và đi vào hoạt động từ ngày
20/08/1999 theo quyết định số 896/QĐ-UB ngày 17/05/1999 của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế.
Ngày 02/05/2018, theo quyết định số 817/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thừa
Thiên Huế, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe tỉnh Thừa Thiên Huế hợp nhất

cùng 4 đơn vị khác thành Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Thừa Thiên Huế. Trung
tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe trở thành Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe
thuộc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh.
1.1.2. Cơ cấu tổ chức
Trước đây, Trung tâm Truyền thông giáo dục sức khỏe có nhiều nhân lực nhưng
từ khi sát nhập thì bộ phận hành chính được chuyển đi hết chỉ còn bộ phận chuyên
môn ở lại đảm nhiệm công việc.
Hiện tại, Khoa Truyền thông giáo dục sức khỏe có 5 cán bộ, bao gồm: 01 bác sĩ
CKII, 01 cử nhân báo chí, 01 cử nhân văn, 01 cử nhân luật, 01 kỹ thuật viên quay
phim. Trong đó có 01 Trưởng khoa, 01 Phó khoa và 03 Nhân viên. Các cán bộ trong
Khoa kiêm nhiệm nhiều công việc khác nhau để đảm bảo thực hiện các chức năng
nhiệm vụ theo quy định.

1.1.3. Chức năng và nhiệm vụ chính
8 chức năng và nhiệm vụ chính của Trung tâm TT- GDSK tỉnh Thừa Thiên Huế.

1. Đầu mối xây dựng kế hoach, tổ chức thực hiện, chỉ đạo kiểm tra, giám sát và báo cáo
các hoạt động truyền thông nguy cơ, truyền thông thay đổi hành vi theo hướng có lợi
cho sức khỏe, truyền thông vận động và truyền thông nâng cao sức khỏe.


24
2. Đầu mối thực hiện các hoạt động cung cấp thông tin, xây dựng các tài liệu truyền
thông và phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng, các tổ chức chính trị, xã hội
tuyên truyền các chính sách của Đảng, về công tác y tế.

3. Xây dựng và chỉ đạo, giám sát các hoạt động chuyên môn nghiệp vụ của mạng lưới
truyền thông giáo dục sức khỏe.

4. Tổ chức, phối hợp tổ chức đào tạo, đào tạo lại và nâng cao năng lực chuyên môn , kĩ

thuật nghiệp vụ về lĩnh vực truyền thông giáo dục sức khỏe

5. Nghiên cứu và tham gia khoa học, ứng dụng các tiến bộ khoa học, kỹ thuật liên quan
về truyền thông giáo dục sức khỏe

6. Phối hợp giám sát tác nhân gây bệnh, yếu tố nguy cơ, điều trị dự phòng và quản li sức
khỏe cộng đồng.

7. Thực hiện công tác thống kê, theo quy định của Trung tâm Kiểm soát bệnh tật của
ngành.

8. Thực hiện các nhiệm vụ khác do Giám đốc Trung tâm Kiểm soát bệnh tật giao
1.2. Hoạt động của Khoa Truyền thông – Giáo dục sức khỏe
STT

Chức danh
Trưởng khoa

Công việc phụ trách
Ghi chú
1
Điều hành chung, công tác kế
hoạch, đào tạo, cung cấp thông tin và
nghiên cứu khoa học
2
Phó khoa
Phụ trách các chuyên mục, chuyên
đề, Bản tin, Thông tin…, xây dựng mạng
lưới, giám sát và thống kê báo cáo.
3

Nhân viên
Thư ký chuyên mục phát thanh, “60
Hỗ trợ
phút Bạn và Tôi”, Lấy và đưa tin.
hành
chính
Khoa
4
Nhân viên
Chụp ảnh, lấy đưa tin, Thư ký
Hỗ trợ
chuyên mục Truyền hình
hành
chính
Khoa
5
Nhân viên
Quay phim, chụp ảnh thực hiện các
chuyên mục
Bảng 22. Cơ cấu tổ chức và phân bổ nhiệm vụ


25


×