Tải bản đầy đủ (.pptx) (29 trang)

NX mang luoi do thi VN nhom 10

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.59 MB, 29 trang )

LOGO

CHUYÊN ĐỀ: ĐỊA LÝ ĐÔ THỊ
NHẬN XÉT MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ Ở VIỆT NAM.

TRÌNH BÀY SỰ KHÁC BIỆT VỀ MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ GIỮA
CÁC VÙNG NƯỚC TA VÀ NGUYÊN NHÂN SỰ KHÁC BIỆT ĐÓ

GVGD: TS PHẠM THỊ XUÂN THỌ
DANH SÁCH NHÓM:
1.Nguyễn Thị Linh
2.Hoàng Đức Thọ
3.Vũ Thị Kim Luận


LOGO

CẤU TRÚC NỘI DUNG
1

Tổng quan về đô thị

2

Nhận xét về mạng lưới đô thị Việt Nam

3

Sự khác biệt về mạng lưới đô thị giữa các vùng



I. Tổng quan về đô thị

LOGO

1.1. Khái quát về đô thị
 Đô thị là các điểm dân cư có các yếu tố cơ bản sau:
 Là trung tâm tổng hợp, hay trung tâm chuyên ngành có vai trò
thúc đẩy sự phát triển KT-XH của vùng lãnh thổ nhất định.
Qui mô số dân nhỏ nhất là 4000 người (vùng núi có thể ít hơn).
Tỉ lệ lao động phi nông nghiệp 60% trong tổng số lao động; là
nơi sản xuất và dịch vụ thương mại hàng hoá phát triển.
Có cơ sở hạ tầng kỹ thuật và các công trình công cộng phục vụ
dân cư đô thị.
Mật độ dân cư được xác định theo từng loại đô thị phù hợp với
đặc điểm của từng vùng


I. Tổng quan về đô thị

LOGO

1.2. Phân loại đô thị ở nước ta
 Phân loại đô thị có ý nghĩa quan trọng đối với việc quản lí đô thị.
Hệ thống phân loại đô thị với tiêu chí cụ thể giúp các địa phương
tăng cường đầu tư cơ sở hạ tầng vật chất kĩ thuật để nâng cấp đô
thị.
 Theo theo nghị định 72/2001/NĐ-CP ngày 5/10/2001 về việc phân
loại đô thị và cấp quản lí đô thị, mạng lưới đô thị của nước ta được
phân thành 6 loại dựa vào các tiêu chí cơ bản như số dân, chức
năng, mật độ DS, tỉ lệ dân tham gia vào hoạt động sx phi NN.



I. Tổng quan về đô thị
1.2. Phân loại đô thị ở nước ta
Loại V

Loại IV

Loại III

Loại II
Loại I

Loại đặc
biệt

LOGO


I. Tổng quan về đô thị

LOGO

 Theo báo cáo của Bộ Xây dựng gửi Chính phủ, mạng
lưới đô thị trên toàn quốc tính đến tháng 8/2010 có 752
đô thị gồm: 02 đô thị loại đặc biệt; 10 đô thị loại I, 12 đô
thị loại II , 44 đô thị loại III, 44 đô thị loại IV và 640 đô
thị loại V.



I. Tổng quan về đô thị

TP Hà Nội

TP Hồ Chí Minh

LOGO


I. Tổng quan về đô thị
TP Buôn Mê Thuột (ĐăkLăk)

LOGO


I. Tổng quan về đô thị

TP Thái Nguyên

LOGO


I. Tổng quan về đô thị
TP Quy Nhơn

LOGO


I. Tổng quan về đô thị


LOGO

1.3. Hệ thống đô thị nước ta
Biểu đồ kết hợp thể hiện số dân đô thị và số điểm đô thị
của nước ta giai đoạn 1989 - 2007

(Nguồn: TCTK 2008)


II. Nhận xét về mạng lưới đô thịLOGO
Việt Nam

Quan sát một số lược đồ sau để thấy sự phân bố
mạng lưới đô thị
Việt Nam:


LOGO

LƯỢC ĐỒ MẠNG LƯỚI ĐÔ THỊ THEO
QUY MÔ DÂN SỐ NỘI THÀNH (1999)


LOGO

LƯỢC ĐỒ TỈ LỆ DÂN THÀNH THỊ
TRONG DÂN SỐ CÁC TỈNH NĂM 1999

LƯỢC ĐỒ MẬT ĐỘ ĐIỂM ĐÔ THỊ (TỪ THỊ
TRẤN TRỞ LÊN) TÍNH TRÊN 100 Km2 (1-4-2004)



LOGO

BẢN ĐỒ PHÂN BỐ DÂN
CƯ VIỆT NAM


II. Nhận xét về mạng lưới đô thịLOGO
Việt Nam
Xét theo không gian phân bố:
 Mạng lưới đô thị Việt Nam phân bố rộng khắp các vùng
trong cả nước (trước hết là các đô thị hành chính) nhưng
phần lớn là các đô thị nhỏ và trung bình.
 Mất cân đối giữa các vùng, số lượng đô thị nhiều nhất là ở
Trung du và miền núi Bắc Bộ, đồng bằng sông Hồng, đồng
bằng sông Cửu Long. Tuy nhiên, các đô thị lớn về quy mô
dân số và tiềm lực kinh tế lại phân bố chủ yếu ở hai vùng
kinh tế trọng điểm Phía Bắc và Phía Nam.
 Trình độ đô thị hóa và chất lượng cuộc sống dân cư đô thị
là khá chênh lệch giữa các vùng và trong từng đô thị.


II. Nhận xét về mạng lưới đô thịLOGO
Việt Nam
Phân bố đô thị và số dân đô thị năm 2006
Các vùng

Cả nước
1.Trung du và miền núi Bắc Bộ

2.Đồng bằng sông Hồng
3.Bắc Trung Bộ
4.Duyên hải Nam Trung Bộ
5.Tây Nguyên
6.Đông Nam Bộ
7.Đồng bằng sông Cửu Long

Số
lượng
đô thị

Trong đó
TP

Thị


689
167
118
98
69
54
50
133

38
9
7
4

7
3
3
5

54
13
8
7
4
4
5
13

Thị
trấn

DS đô thị
(nghìn
người)

Tỉ lệ dân
đô thị
của các
vùng so với
TS dân ĐT
cả nước
(%)

597

145
103
87
58
47
42
115

22.824,0
2.151,0
4.547,0
1.463,0
2.769,0
1.368,0
6.928,0
3.598,0

100
9,4
19,9
6,4
12,1
6,0
30,4
15,8


II. Nhận xét về mạng lưới đô thịLOGO
Việt Nam
 Các đô thị quy mô vừa và nhỏ đang được chú trọng

phát triển trên phạm vi toàn quốc
 Mục đích:
 Phát triển kinh tế, tiến hành công nghiệp hóa, hiện đại
hóa và thành lập các đô thị vệ tinh, các đô thị mới, thực
hiện mục tiêu đạt tỉ lệ dân số đô thị 45% ở nước ta vào
năm 2020.
 Đồng thời tránh được sự di dân nông thôn đô thị, tận
dụng được tài nguyên thiên nhiên và nhân lực, tránh
được sự phát triển đô thị chủ đạo với quy mô dân số quá
lớn.


II. Nhận xét về mạng lưới đô thịLOGO
Việt Nam
 Sự phân bố mạng lưới đô thị Việt Nam có đầy đủ ba hình
thức:
 Phân bố theo các tuyến: các đô thị được phân bố dọc theo
các tuyến giao thông, theo các thung lũng sông lớn hay
dọc theo bờ biển.
 Phân bố thành từng cụm (rõ nhất là trong quan hệ giữa các
thành phố lớn làm hạt nhân và các đô thị vệ tinh).
 Phân bố theo thứ bậc (thể hiện rõ trong quan hệ thứ bậc
quản lý hành chính).


LOGO

LƯỢC ĐỒ MẠNG LƯỚI ĐÔ
THỊ THEO QUAN HỆ HÀNH
CHÍNH TỈNH, THÀNH PHỐ



III. Sự khác biệt về mạng lưới đô thịLOGO
giữa
các vùng ở nước ta
3.1.Sự khác biệt về mạng lưới đô thị theo vùng:
- Sự khác biệt giữa mạng lưới đô thị ở các vùng KTTĐ và các vùng
còn lại trong nước.
So với các vùng có mạng lưới đô thị còn kém, Đồng bằng sông Cửu
Long tuy có mạng lưới đô thị dày hơn nhưng đa số là đô thị nhỏ nên tỉ
lệ dân đô thị còn rất thấp.
- Giữa các vùng KTTĐ:
+ Vùng KTTĐ miền Bắc: mạng lưới đô thị dày đặc nhất cả nước
nhưng số lượng, tỉ lệ dân đô thị không bằng ở vùng KTTĐ miền Nam.
Nơi đây có thủ đô Hà Nội là đô thị đặc biệt có số dân đô thị lớn thứ hai
trong nước nhưng tỉ lệ dân đô thị của thủ đô còn thấp hơn TP.HCM và
TP.Đà Nẵng.
+ Vùng KTTĐ miền Nam: có số lượng, tỉ lệ dân đô thị lớn nhất cả
nước. TP.HCM là đô thị loại đặc biệt, có số lượng, tỉ lệ dân đô thị lớn
nhất so với các tỉnh, TP khác trong nước.


III. Sự khác biệt về mạng lưới đô thịLOGO
giữa
các vùng ở nước ta
3.1.Sự khác biệt mạng lưới đô thị theo vùng:
- Giữa các vùng KTTĐ:
+ Vùng KTTĐ miền Trung: không có đô thị loại đặc biệt như ở
VKTTĐ phía Bắc và phía Nam, mật độ điểm đô thị, số lượng dân đô
thị cũng thấp hơn hai vùng này.

+ Vùng KTTĐ ĐBSCL: Vùng KTTĐ vùng ĐBSCL có thành phố
Cần Thơ trực thuộc Trung ương và 3 thành phố (Long Xuyên, Rạch
Giá, Cà Mau), 2 thị xã (Châu Đốc, Hà Tiên). Hệ thống đô thị phân bố
tương đối đều khắp trên điạ bàn. Dự kiến trong thời gian tới thành phố
Cần Thơ đạt các tiêu chí của đô thị loại I, các thị xã Châu Đốc, Hà
Tiên được nâng cấp lên thành phố; hình thành đô thị Phú Quốc, các thị
xã Kiên Lương, Năm Căn, Sông Đốc, Tân Châu, Tịnh Biên...


III. Sự khác biệt về mạng lưới đô thịLOGO
giữa
các vùng ở nước ta
3.1.Sự khác biệt mạng lưới đô thị theo vùng:
- Nếu xét theo quan hệ quản lí hành chính thì sẽ thấy sự bất đối xứng
trong trong mạng lưới đô thị của hầu hết các tỉnh, TP:
+ Phần lớn các TP, thị xã tỉnh lị phân bố ven các dòng sông lớn, các
vùng cửa sông ven biển. Các dòng sông, trong nhiều trường hợp lại là
địa giới tự nhiên giữa các tỉnh, và điều này làm hạn chế khả năng lan
tỏa ảnh hưởng của các đô thị tương đối lớn do các tư duy về hành
chính.
+ Trong khi đó, ở những huyện xa xôi của các tỉnh, các dịch vụ lại
nghèo nàn. Ở các tỉnh miền núi có diện tích lớn như Tây Nguyên, Tây
Bắc, mạng lưới điểm đô thị thưa thớt, đô thị nhỏ, thì ảnh hưởng càng
hạn chế.


III. Sự khác biệt về mạng lưới đô thịLOGO
giữa
các vùng ở nước ta
3.1.Sự khác biệt mạng lưới đô thị theo vùng:

 Mặc dù có sự gia tăng các đô thị, tuy nhiên sự gia tăng này tập trung
chủ yếu ở đồng bằng Sông Hồng, đồng bằng Sông Cửu Long, thưa
nhất tại Tây Nguyên và Trung du Miền núi phía Bắc. Đô thị phát triển
cả về quy mô đất đai và dân số nhưng sự phát triển này còn dài trải,
thiếu bản sắc và chưa thực sự chất lượng, mạng lưới các đô thị còn
thiếu tính liên kết.
- Nếu xét riêng theo từng tỉnh thì tỉ lệ dân đô thị cũng rất không đồng
đều:
+ Những tỉnh, TP có tỉ lệ dân đô thị cao: TP.HCM, Đà Nẵng, Hà Nội,
Quảng Ninh, Bà Rịa-Vũng Tàu, Cần Thơ.
+ Những tỉnh, TP có tỉ lệ dân đô thị khá cao: Hải Phòng, Khánh Hòa,
Ninh Thuận, Bình Thuận, Kon Tum, Lâm Đồng, Thừa Thiên-Huế,
Đồng Nai…
+ Những tỉnh có tỉ lệ dân đô thị thấp: Thái Bình, Hà Nam, Tuyên
Quang, Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh,…


III. Sự khác biệt về mạng lưới đô thịLOGO
giữa
các vùng ở nước ta
3.2. Nguyên nhân sự khác biệt mạng lưới đô thị theo vùng:
3.2.1. Do sự phát triển kinh tế và quá trình đô thị hóa có sự khác nhau
và do truyền thống lao động của dân cư.
- Ở các vùng miền núi, trung du, vùng sâu vùng xa: quá trình đô thị
hóa gặp nhiều khó khăn do KT kém phát triển vì thiếu vốn, KH-KT,
lao động có trình độ, vị trí địa lí, địa hình không thuận lợi, cơ sở hạ
tầng còn thấp kém; dân cư còn sống chủ yếu bằng nghề nông.
Ngành công nghiệp và dịch vụ chưa phát triển mạnh, đô thị hóa diễn
ra chậm.
Mặt khác, hầu như các đô thị ở đây còn mang nặng tính hành chính,

chưa phải là những đô thị có CN, DV phát triển mạnh nên khả năng
thu hút dân cư, lao động, đặc biệt là lao động có trình độ cao, cũng
như khả năng thu hút đầu tư còn kém…Do vậy, kinh tế phát triển chậm
nên chưa có nhiều cơ hội để mở mang, phát triển thêm các đô thị.


Tài liệu bạn tìm kiếm đã sẵn sàng tải về

Tải bản đầy đủ ngay
×