Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH Bài 2: CHẤT – LỚP 8

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (334.75 KB, 14 trang )

PHÒNG GD&ĐT BÌNH XUYÊN
TRƯỜNG THCS LÝ TỰ TRỌNG

Chủ đề: DẠY HỌC THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC HỌC SINH
Bài 2: CHẤT – LỚP 8
Đối tượng: Học sinh lớp 8
Số tiết thực hiện: 2 tiết
Tác giả: NGUYỄN VIỆT DŨNG
Chức vụ: Giáo viên
Tổ: Khoa học tự nhiên
Đơn vị công tác: Trường THCS Lý Tự Trọng – Bình Xuyên – Vĩnh Phúc

Bình Xuyên, tháng 12 năm 2018

1


I. ĐẶT VẤN ĐỀ
Thực tế trong sự phát triển xã hội hiện nay đòi hỏi có những con người lao
động không những giỏi về tay nghề mà còn kỹ năng và thái độ, tình cảm, giá trị,
động cơ cá nhân..đáp ứng nhu cầu hội nhập và phát triển của xã hội.
Với nghành giáo dục việc đổi mới căn bản, toàn diện hiện nay ngoài việc cung
cấp kiến thức, còn hình thành cho học sinh những năng lực cá nhân ngay trong khi
còn học phổ thông. Vì lí do đó trong việc đổi mới phương pháp giáo dục, đòi hỏi giáo
viên phải thay đổi từ cách dạy truyền thụ một chiều, chủ yếu cung cấp kiến thức, học
sinh nghi nhớ thụ động sang hình thức dạy học mới là lấy học sinh làm trung tâm
chuyển giao nhiệm vụ học tập. Việc tìm hiểu kiến thức đòi hỏi học sinh phải chủ
động tìm tòi kiến thức bằng cách đề suất và giải quyết vấn đề mâu thuẫn thông qua
các hoạt động của cá nhân và những năng lực như: giao tiếp, hợp tác, sáng tạo, ngôn
ngữ, tính toán, tự học, giải quyết vấn đề, sử dụng công nghệ thông tin, quản lí..
Để phát triển năng lực học sinh, giáo viên phải thay đổi cách thức tổ chức dạy


học từ việc soạn giáo án truyền thống sang xây dựng kế hoạch dạy học theo chủ đề
hoặc chuyên đề theo hướng phát triển năng lực của học sinh. Ở đó giáo viên đóng vai
trò tổ chức hướng dẫn còn việc tìm tòi và thu nhận kiến thức do sự chủ động của học
sinh thông qua năng lực cá nhân và các hoạt động học của học sinh.
Xuất phát từ thực tế trên tôi đã xây dựng một chủ đề về “Chất” môn Hóa Học 8
theo hướng phát triển những năng lực: quan sát, mô tả, nhận biết, phân biệt, tách chất,
thực hành, giao tiếp và hợp tác nhóm.

2


II. KẾ HOẠCH DẠY HỌC
CHỦ ĐỀ : CHẤT
Bài 2: CHẤT
Giới thiệu chung:
* Bài chất bao gồm:
- Khái niệm về chất sự tồn tại của chất trong tự nhiên và trạng thái của chất.
- Tính chất của chất bao gồm tính chất vật lí, hóa học của chất
- Khái niệm về chất tinh khiết, hỗn hợp.
- Nhận biết chất, tách các chất đơn giản ra khỏi hỗn hợp bằng phương pháp vật lí, hóa
học đơn giản.
- Ý nghĩa của việc hiểu biết về chất đối với đời sống và sản xuất.
* Bài giảng được thiết kế theo hướng: Giáo viên là người tổ chức, định hướng các
hoạt động học tập còn học sinh thực hiện các nhiệm vụ do giáo viên chuyển giao một
cách chủ động, tích cực. Giáo viên theo dõi quá trình thực hiện nhiệm vụ của học
sinh hỗ trợ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nhằm giúp học sinh giải quyết vấn
đề học tập một cách hiệu quả, phù hợp với mục tiêu phát triển năng lực cho học sinh.
- Bài giảng thực hiện trong 2 tiết.
I. Mục tiêu
1. Kiến thức, kỹ năng, thái độ

a. Kiến thức
* Học sinh hiểu được:
+ Chất ở khắp mọi nơi, ở đâu có vật thể ở đó có chất vì là phần cấu tạo nên vật thể.
Sự tồn tại của chất gồm ba trạng thái chính: rắn, lỏng, khí.
+ Tính chất của chất phụ thuộc vào thành phần của chất, gồm hai tính chất cơ bản là
tính chất vật lí và tính chất hóa học.
+ Chất tinh khiết: Là chất không lẫn chất khác => có những tính chất ổn định.
+ Hỗn hợp: gồm 2 hay nhiều chất trộn lẫn vào nhau => tính chất của hỗn hợp phụ
thuộc vào thành phần của chất trong hỗn hợp.
+ Biết cách nhận biết chất, tách một số chất ra khỏi hỗn hợp dựa vào tính chất vật lí,
hóa học đơn giản.
+ Hiểu được ý nghĩa của việc hiểu biết chất và sử dụng chất trong đời sống và sản
xuất.
b. Kĩ năng
- Rèn kĩ năng quan sát, làm thí nghiệm
- Biết so sánh, nhận biết, phân loại, nhận biết chât.
- Tách được một số chất đơn giản ra khỏi hỗn hợp.
c. Thái độ
- Tích cực, chủ động.
3


- Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi trường, biết sử dụng chất trong cuộc sống.
2. Định hướng hình thành và phát triển năng lực
- Năng lực tự học; năng lực hợp tác, làm việc nhóm.
- Hình thành năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, gọi tên các chất.
- Năng lực thực hành hóa học.
- Năng lực giải quyết vấn đề thông qua môn hóa học.
- Năng lực vận dung kiến thức hóa học vào cuộc sống.
II. Chuẩn bị

1. Giáo viên
- Các phiếu học tập, hình ảnh, mẫu vật một số chât thường gặp
PHIẾU HỌC TÂP 1
Quan sát một số vật thể : cái bàn học, thước kẻ, quần áo, cây mía, xe đạp. Thảo luận
nhóm, kể các chất cấu tạo nên vật thể đó?
- Qua phân tích hãy cho biết chất cơ ở đâu ? Vì sao ?
- Dựa vào quan sát thực tiễn cho biết chất tồn tại ở những trạng thái nào? Cho ví dụ.

PHIẾU HỌC TÂP 2
Tìm hiểu thông tin SGK mục II thảo luận trả lời các câu hỏi
a, Chất gồm những tính chất gì ?
b, Làm thế nào biết được tính chất của chất ?
c, Việc tìm hiểu tính chất của chất có lợi gì ?
PHIẾU HỌC TẬP 3
Tìm hiểu thông tin mục III thảo luận trả lời các câu hỏi sau
1. Thế nào là hỗn hợp, cho ví dụ. Tính chất của hỗn hợp như thế nào?
2. Thế nào là chất tinh khiết, cho ví dụ. Tính chất của chất tinh khiết như thế nào? cho
ví dụ.
3. Bằng cách nào tạo ra nước cất từ nước tự nhiên ? vẽ sơ đồ vào vở.
4. Dựa vào tính chất nào của chất để tách chất khỏi hỗn hợp?
Vận dung tách muối ăn ra khỏi hỗn hợp cát và muối.

4


- Dụng cụ, hóa chất: Fe(bột), Al(bột), Cu kim loại, nước cất, giấm ăn, đường ăn, muối
ăn, cát, giấy lọc, đèn cồn, rượu etylic, phễu, cốc thủy tinh, thìa, đũa thủy tinh.
2. Học sinh
- Học bài cũ mở đầu về hóa học
- Chuẩn bị bài mới theo sgk.

III. Chuỗi các hoạt động học
1. Giới thiệu chung
- Ở hoạt động trải nghiệm kết nối: khai thác kiến thức thực tế vật thể và chất tạo hứng
thú học tập cho học sinh.
- Hoạt động hình thành kiến thức: Sử dụng các kĩ thuật dạy học mới, làm và quan sát
thí nghiệm, thảo luận nhóm để HS hình thành được các kiến thức về: chất là thành
phần tạo nên vật thể, trạng thái của chất, khái niện chất tinh khiết, hỗn hợp, nhận biết
và tách các chất đơn giản từ hỗn hợp.
- Hoạt động luyện tập gồm các câu hỏi nhằm củng cố ở mỗi phần kiến thức nhằm
đánh giá kết quả nhận thức và vận dụng kiến thức của học sinh, khắc sâu kiến thức
trọng tâm trong bài.
- Hoạt động vận dụng, tìm tòi được thiết kế cho các nhóm HS tìm hiểu tại nhà giúp
cho HS phát triển năng lực vận dụng kiến thức hóa học vào giải quyết các vấn đề
thực tiễn và tạo sự kết nối với bài học tiếp theo.
2. Thiết kế chi tiết từng hoạt động học
A. Hoạt động trải nghiệm kết nối (5 phút)
a. Mục tiêu hoạt động
- Huy động các kiến thức đã được học, kiến thức thực tế của HS và tạo nhu cầu tiếp
tục tìm hiểu kiến thức mới của HS.
- Nội dung HĐ: Tìm hiểu kiến thức về chất có ở đâu, tên một số chất đơn giản và
trạng thái tồn tại của chất trong tự nhiên.
b. Phương thức tổ chức hoạt động, sản phẩm.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Sản phẩm
GV: Cho học sinh quan sát tranh
về vật thể.

HS: quan sát


HS tò mò là việc tìm
hiểu vật thể nhằm
mục đích gì ?

5


HS: Vật thể
Hỏi: Những gì thấy trong bức
tranh gọi chung là gì ?
GV: Các em thử đặt câu hỏi cấu
tạo nên những vật thể này là gì ?
Thành phần của nó như thế nào
chúng ta cùng tìm hiểu bài.

* Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS :
+ Học sinh không kể hết các vật thể trong những bức tranh.
Giáo viên không giải đáp kết quả mà cho các em tìm đáp án thông qua hoạt động
hình thành kiến thức.
c. Đánh giá kết quả hoạt động
+ Thông qua quan sát: GV quan sát được thái độ hứng thú học tập của học sinh.
+ Thông qua câu trả lời: giáo viên đánh giá được HS đã có được những kiến thức
nào, những kiến thức nào cần phải điều chỉnh, bổ sung ở các HĐ tiếp theo.
+ Qua câu trả lời về quan sát tranh giáo viên biết được về kĩ năng quan sát và sự hiểu
biết và năng lực diễn tả của học sinh
B. Hoạt động hình thành kiến thức
Hoạt động hình thành kiến thức sẽ giúp học sinh hiểu được
6



- Chất là thành phần tạo nên vật thể.
- Mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hóa học, Dựa vào sự khác nhau của tính
chất vật lí, hóa học để nhận biết chất. Ý nghĩa của việc cần hiểu tính chất của chất.
- Khái niệm chất tinh khiết, hỗn hợp và cách tách chất ra khỏi hỗn hợp.
Hoạt động 1 (25 phút): Tìm hiểu về sự tồn tại của chất
a. Mục tiêu hoạt động
- Học sinh hiểu được chất có ở khắp mọi nơi ở đâu có vật thể ở đó có chất vì chất cấu
tạo nên vật thể. Phân biệt được chất và vật thể.
b. Phương thức tổ chức hoạt động ( học sinh làm việc theo nhóm).
c. Tổ chức hoạt động, sản phẩm.
Hoạt động của GV

Hoạt động của HS

GV: Nêu một số vật dụng quen thuộc (cái
bàn học, thước kẻ, quần áo, cây mía, xe
HS: Học sinh hoạt động nhóm (5 học
đạp). Hãy kể các chất cấu tạo nên vật thể
sinh)
đó?
GV: đề nghị đại diện nhóm học sinh báo
cáo (Viết ra giấy và dán kết quả lên bảng) HS: - Bàn học: gỗ
- Thước kẻ: nhựa
- Quần áo: vải
- Cây mía: nước, đường,…
- Xe đạp: nhôm, sắt, cao su, nhựa
GV: Yêu cầu nhóm khác bổ sung
GV: Giải thích: gỗ là một chất có tên
xelulozơ.
- Nhựa: là một loại chất dẻo.

- Vải: được làm từ một chất tạo sợi vải và
dệt thành quần áo.
- Nước: là một chất
- Đường ăn (saccarozơ)
- Nhôm, sắt: là những chất thuộc kim loại
- Cao su: là một loại chất dẻo có tính đàn
hồi.
7


GV: Qua việc phân tích các chất cấu tạo
nên vật thể trên hãy trả lời câu hỏi phiếu
học tập số 1
HS: Chất có ở khắp mọi nơi vì chất là
thành phần cấu tạo nên vật thể
Hỏi: Các vật thể đó được tạo ra do đâu ?

- Sự tồn tại của chất ở 3 trạng thái: Rắn,
lỏng, khí
HS: liên hệ cho ví dụ
HS: Bàn học, xe đạp, quần áo, thước kẻ
do con người tạo ra

GV: Vậy vật thể được chia làm mấy loại?
sự giống và khác nhau giữa vật thể tự Cây mía có trong tự nhiên
nhiên và vật thể nhân tạo ?
HS: 2 loại là vật thể tự nhiên và vật thể
nhân tạo
- Giống: đều được tạo từ chất
- Khác

Vật thể TN

Vật thể nhân tạo

- Được hình thành - Được tạo ra từ
từ một số chất vật liệu do con
khác nhau trong tự người tạo nên.
nhiên
* Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS :
- Học sinh nhầm lẫn giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
- Không nêu được sự khác nhau giữa vật thể tự nhiên và vật thể nhân tạo
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
* Sản phẩm:
- Chất có ở khắp mọi nơi vì chất là thành phần cấu tạo nên vật thể. Vật thể gồm vật
thể tự nhiên và vật thể nhân tạo.
- Sự tồn tại của chất ở 3 trạng thái: Rắn, lỏng, khí
* Đánh giá kết quả hoạt động bằng bài tập
Hãy chỉ ra các từ chỉ vật thể, các từ chỉ chất trong câu sau
- Bình đựng nước thường làm từ poli etilen
8


- Nước biển trong xanh, trong nước biển có nhiều muối tan trong đó chủ yếu là Natri
clorua, Magie clorua, muối iot của một số kim loại khác.
Hoạt động 2 (20 phút): Tìm hiểu tính chất của chất.
a. Mục tiêu hoạt động
- Hiểu được mỗi chất đều có tính chất vật lí và tính chất hóa học của nó và phân biệt
và nêu được tính chất vật lí, hóa học của một số chất đơn giản.
- Để biết được tính chất của chất cần: quan sát, dùng dụng cụ đo và làm thí nghiệm.
- Hiểu được ý nghĩa việc biết tính chất của chất nhằm: nhận biết chất, biết sử dụng

chất và ứng dụng chất trong đời sống.
- Rèn năng lực hợp tác nhóm, năng lực quan sát, năng lực thu thập tổng hợp thông
tin.
b. Phương thức tổ chức HĐ: ( làm việc nhóm kết hợp làm thí nghiệm )
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm HS: Thảo luận nhóm
nhỏ (4 HS) tìm hiểu thông tin SGK và trả
lời các câu hỏi phiếu học tập 2.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm trả lời, các
nhóm khác bổ sung
HS: Mỗi chất đều có hai tính chất
a, Tính chất vật lí là trạng thái, màu sắc,
mùi, vị, tính tan trong nước hoặc chất
lỏng khác, tn/c, ts, khối lượng riêng, tính
dẫn điện, dẫn nhiệt…
b, Tính chất hóa học: là khả năng biến đổi
thành chất khác như sự phân hủy, tính
GV: Cho học sinh quan sát mẫu rượu
cháy..
etylic (cồn hay rượu uống). yêu cầu các
nhóm quan sát và thảo luận (viết ra giấy HS: Thảo luận nhóm viết ra giấy
A3) thử nêu một vài tính chất vật lí, tính
- T/c vật lí: là chất lỏng, không màu, có
chất hóa học của rượu etylic.
mùi, tan tốt trong nước, ts=78,30C,
GV: Yêu cầu các nhóm dán kết quả lên D=0,8g/ml..
bảng hoặc vị trí của nhóm và đại diện
- T/c hóa học: cháy được
nhóm báo cáo=> các nhóm khác nhận xét

bổ sung.
HS; Đại diện nhóm báo cáo.
Hỏi: Để biết t/c của chất ta cần làm gì?

HS: Dựa thông tinh SGK trả lời
+ Quan sát

9


+ Dùng dụng cụ đo
+ Làm thí nghiệm.
Hỏi: Việc hiểu biết t/c của chất có lợi gì?
HS: Việc hiểu biết tính chất của chất giúp
+ Nhận biết chất
+ Biết sử dụng chất
+ Ứng dụng chất thích hợp
GV: Từ việc hiểu biết tính chất của chất
em hãy đề suất cách nhận biết các mẫu
HS: thảo luận đưa ra cách tiến hành
chất lỏng không màu sau: nước, cồn,
nước muối.
- Vì cồn cháy=> lấy mỗi chất lỏng vài
giọt cho vào chén sứ đốt. Chất nào cháy
là cồn
=> Vì hai chất còn lại không độc => nếm
nếu chất có vị mặn là nước muối. Còn lại
là nước
(hoặc nếu đun 2 chất lỏng còn lại nếu
GV: Phát cho mỗi nhóm 3 cốc đựng 3

chất nào để lại cặn => nước muối)
dung dịch không màu có đánh số sau khi
học sinh đã nêu cách tiến hành đúng=> =>Học sinh tiến hành nhận biết=> đại
các nhóm nhận biết và báo cáo kết quả.
diện nhóm báo cáo kết quả từng cốc theo
số đã đánh
Chú ý: an toàn khi nhận biết vì cồn dễ
cháy
HS: các nhóm nhận xét.
* Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS :
- Học sinh bước đầu nhầm lẫn giữa tính chất vật lí và tính chất hóa học của chất
- Thao tác thực hành sẽ lúng túng.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm:
+ Nêu đúng được những tính chất vật lí, tính chất hóa học của chất đơn giản.
+ Biết cách nhận biết một số chất, sử dụng và ứng dụng chất đơn giản trong đời
sống.
- Đánh giá sản phẩm:

10


1. Thử nêu một vài tính chất vật lí, tính chất hóa học của kim loại sắt (hoặc một chất
khác mà em biết )?
2. Nhận biết các chất sau:
- Nhận biết 3 chất bột kim loại riêng biệt: Đồng, sắt, nhôm.
GV: Cho học sinh quan sát 3 mẫu kim loại sau đó đại diện nhóm nhận biết
Hoạt động 3 (20 phút): Tìm hiểu chất tinh khiết, hỗn hợp.
a. Mục tiêu hoạt động
- Hiểu được hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn và có tính chất thay đổi tùy thuộc

vào thành phần của chất trong hỗn hợp,
- Chất tinh khiết là chất không lẫn chất khác và có tính chất ổn định.
- Biết cách nhận biết và tách chất đơn giản ra khỏi hỗn hợp.
b. Phương thức tổ chức HĐ: ( làm việc nhóm kết hợp làm thí nghiệm)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
GV: Yêu cầu các nhóm học sinh hoạt HS: Hoạt động nhóm
động nhóm để hoàn thành phiếu học tập
số 3.
GV: Yêu cầu đại diện nhóm 1 trả lời câu
hỏi 1, các nhóm khác bổ sung
-HS nhóm 1:
Hỗn hợp là hai hay nhiều chất trộn lẫn
vào nhau.

GV: Để biết được tính chất của hỗn hợp
yêu cầu các nhóm học sinh làm thí
nghiệm sau:
Cho 1 thìa muối và 5 thìa đường vào 1
cốc nước (nước uống) khuấy đều cho tan
hết và nếm thử dung dịch thu được

GV: Yêu cầu sau khi nếm các nhóm báo - HS: có vị ngọt là chủ yếu
cáo vị của dung dịch thu được
Hỏi: Vậy tính chất của hỗn hợp phụ
HS: Phụ thuộc vào chất nào chiếm nhiều
thuộc vào yếu tố nào?
hơn trong hỗn hợp
11



HS: Tính chất của hỗn hợp không nhất
định mà nó phụ thuộc vào thành phần các
GV: Yêu cầu nhóm 2 trả lời câu hỏi 2 của
chất trong hỗn hợp đó.
phiếu số 3
Hỏi: Vì sao chất tinh khiết có tính chất
ổn định?
- HS nhóm 2: Chất tinh khiết là chất
không bị lẫn chất khác nên tính chất của
chất tinh khiết ổn định.
Ví dụ: nước cất luôn có tn/c=00C,
ts=1000C,
GV: Yêu cầu nhóm 3 trả lời câu hỏi 3
phiếu số 3

- HS: Phương pháp trưng cất

GV: yêu cầu HS nhóm 4 trả lời câu hỏi 4
trong phiếu học tập số 3.
- HS nhóm 4: Để tách chất ra khỏi hỗn
hợp ta dựa vào tính chất vật lí khác nhau
GV: Vận dụng yêu cầu học sinh đề suất (nhiệt độ sôi, khối lượng riêng, tính tan..)
cách tiến hành tách muối ăn ra khỏi hỗn để tách chúng ra khỏi hỗn hợp.
hợp cát và muối.
HS: đề suất cách làm
GV: Yêu cầu các nhóm tiến hành tách
- Đem hỗn hợp hòa vào nước sau đó đem
muối ra khỏi hỗn hợp. (chú ý cách đun
lọc thu được nước muối. Cô cạn nước

làm bay hơi nước muối trong ống
muối thu được muối khan.
nghiệm)
- Các nhóm tiến hành.
GV: quan sát, giúp đỡ, hướng dẫn các
nhóm và nhận xét kết quả.
* Dự kiến một số khó khăn, vướng mắc của HS :
- Học sinh không hiểu được tính chất của hỗn hợp và tính chất của chất tinh khiết.
- Thao tác thực hành còn nhiều lúng túng.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
Hãy chỉ ra đâu là chất tinh khiết, đâu là hỗn hợp.
- Nước ép từ quả cam, nước cất, không khí, vàng 24 K, nước biển, nước mưa, bê
tông, xăng dầu, thép xây dựng.
- Từ bài tập trên hãy nhận xét trong thực tế chất chủ yếu tồn tại ở dạng hỗn hợp hay
tinh khiết.
12


C. Hoạt động : Luyện tập ( 10 phút ).
a. Mục tiêu hoạt động
- Củng cố, khắc sâu kiến thức bài học
- Phát triển năng lực sử dụng ngôn ngữ hóa học, năng lực giải quyết vấn đề thông qua
bài học.
* Cách tiến hành: Cá nhân HS trả lời nhanh những câu hỏi trắc nghiêm với thời gian
1 phút để suy nghĩ.
b. Tổ chức hoạt động
Câu 1: Cho câu sau:
Chiếc xe đạp được làm từ các vật liệu là: nhôm, sắt, cao su, chất dẻo.
Số từ chỉ chất
A. 1

B.2
C. 3
D. 4
Câu 2: Để nhận biết bột sắt và bột nhôm dùng
A. nước
B. axit HCl
C. nam châm
D. không nhận được
Câu 3: Hỗn hợp nào dưới đây có thể tách riêng các chất bằng cách cho hỗn hợp vào
nước, khuấy kĩ và lọc
A. Bột than và bột sắt
B. Rượu và giấm
C. Đường và muối
D. Bột đá vôi và muối ăn
Sau mỗi câu trả lời GV yêu cầu HS phân tích và nhận xét từ đó GV đánh giá cho
điểm.
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
- Sản phẩm: Là kết quả mà số học sinh tham gia trả lời câu hỏi .
- Kiểm tra, đánh giá:
+ Quan sát quá trình hoạt động của các HS trong nhóm đánh giá mức độ hiểu bài của
HS.
+ Thông qua sản phẩm học tập: Độ chính xác của kết quả về các yêu cầu trong phiếu
học tập; số lượng học sinh tham gia trả lời đúng các câu hỏi, bài tập và thí nghiệm.
D. Hoạt động : Vận dụng và tìm tòi mở rộng ( 10 phút )
a. Mục tiêu hoạt động
- Thiết kế cho HS về nhà làm nhằm giúp HS vận dụng kiến thức, kĩ năng trong bài để
giải quyết các vấn đề thực tiễn thông qua bài tập thực tiễn.
b. Phương thức tổ chức hoạt động
- GV chia lớp thành nhóm theo khu vực nơi ở của HS tìm hiểu và trả lời các câu hỏi
sau:

Câu 1: Tìm 5 tính chất hóa học của các chất xảy ra trong đời sống hàng ngày mà em
biết
Câu 2: Nếu một tàu trở dầu rò rỉ lượng lớn dầu trên biển, dầu dạt vào ven bờ. Theo
em làm cách nào để thu lại lượng dầu tránh ô nhiễm nguồn nước biển.
Câu 3: Làm thế nào để tách được nitơ ra khỏi không khí.
GV: hướng dẫn học sinh viết báo cáo theo mẫu
c. Sản phẩm, đánh giá kết quả hoạt động
13


- Sản phẩm: Học sinh trả bài qua báo cáo của nhóm
- Kiểm tra, đánh giá: HS báo cáo vào đầu giờ tiết học.
III. KẾT LUẬN
Thông qua chuyên đề và tiết dạy thử bản thân cá nhân tôi thấy được sự thay đổi
sau:
- Học sinh rất hào hứng, chủ động trong các hoạt động học tập để tìm và tiếp thu kiến
thức, không bị gò bó, thụ động.
- Học sinh nhớ kiến thức tốt hơn, vận dụng linh hoạt kiến thức vào giải quyết vấn đề
trong thực tiễn, phát triển năng lực giao tiếp.
- Học sinh có ý thức chia sẻ, đoàn kết trong học tập và rèn tính tự học cao.
IV. KIẾN NGHỊ
Để thực hiện việc đổi dạy học theo hướng phát triển năng lực học sinh tôi thấy
gặp những khó khăn sau
- Cơ sở vật chất trang thiết bị dạy học thiếu và không phù hợp cho các hoạt động của
học sinh.
- Số lượng học sinh trên một lớp quá đông để thực hiện các hoạt động.
- Thời gian để lập kế hoạch chuẩn bị đồ dùng cho một chủ đề, chuyên đề quá lớn mặt
khác giáo viên lại được giao quá nhiều công việc kiêm nhiệm, dạy trái ban và các
nhiều hồ sơ sổ sách khác.
Ở trên là những khó khăn trong quá trình thực hiện, đó cũng là những kiến nghị đề

xuất của cá nhân. Với năng lực và hiểu biết hạn chế mong đồng nghiệp và bạn đọc
quan tâm đóng góp ý kiến.
Xin chân thành cảm ơn.
Người thực hiện:

Nguyễn Việt Dũng

14



×