Tải bản đầy đủ (.docx) (28 trang)

BÁO CÁO TÓM TẮT KHÓA LUẬN TỐT NGHIỆP: Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (180.7 KB, 28 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
1.1. Lí do lựa chọn đề tài
Thuế ra đời, tồn tại và phát triển cùng với sự hình thành và phát triển của
Nhà nước là một vấn đề hết sức quan trọng đối với bất cứ quốc gia nào trên thế giới,
từ những nước phát triển đến các nước đang phát triển.
Là một công ty sản xuất thương mại, hoạt động mua bán diễn ra nhiều, trong
những năm vừa qua, hoạt động kinh doanh của công ty TNHH Bia Carlsberg Việt
Nam luôn đạt hiệu quả cao. Đó là nhờ sự nỗ lực không ngừng của ban lãnh đạo
cùng các nhân viên trong công ty. Bên cạnh đó là do công tác kế toán của công ty
đều tuân thủ theo đúng những quy định của Bộ tài chính, đặc biệt là trong kế
toán về thuế nói chung và thuế GTGT, thuế TNDN nói riêng. Tuy nhiên, bên cạnh
những ưu điểm đạt được, công tác kế toán thuế của công ty vẫn còn một số hạn chế
cần phải khắc phục để công tác kế toán của công ty ngày càng hoàn thiện, đồng thời
giúp cho việc thực hiện nghĩa vụ đối với Ngân sách nhà nước của công ty được tốt
hơn.
Nhận thức được tầm quan trọng đó, sau quá trình thực tập tại công ty TNHH Bia
Carlsberg Việt Nam, được tìm hiểu thực tiễn công tác kế toán tại công ty, đi sâu nghiên
cứu công tác kế toán thuế mà cụ thể là thuế GTGT và thuế TNDN, kết hợp với những
kiến thức đã học tại trường và được sự hướng dẫn tận tình của Cô giáo Lê Thị Hoài
Anh, em đã chọn đề tài "Hoàn thiện công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại
công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam" cho khóa luận tốt nghiệp của mình.
1.2. Đối tượng nghiên cứu
Thực trạng công tác kế toán Thuế GTGT và Thuế TNDN tại Công ty TNHH
Bia Carlsberg Việt Nam.
1.3. Mục tiêu nghiên cứu
-

Tổng hợp những vấn đề mang tính lý luận chung liên quan đến hạch toán kế toán
thuế GTGT và thuế TNDN.

-



Phân tích và đánh giá thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN tại
Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam.

-

Đề xuất các giải pháp góp phần hoàn thiện công tác kế toán tại Công ty.

1


1.4. Phương pháp nghiên cứu
- Phương pháp thu thập dữ liệu, số liệu
- Phương pháp nghiên cứu, tham khảo tài liệu
- Phương pháp quan sát, phỏng vấn
- Phương pháp phân tích
- Phương pháp trong hạch toán kế toán
1.5. Cấu trúc đề tài
PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ
THUẾ TNDN
CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ
TNDN Ở CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP ĐỂ HOÀN THIỆN CÔNG TÁC KẾ TOÁN
THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN Ở DOANH NGHIỆP
PHẦN III: KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ

PHẦN II: NỘI DUNG VÀ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU
CHƯƠNG 1: MỘT SỐ LÝ LUẬN CƠ BẢN VỀ KẾ TOÁN THUẾ GTGT

VÀ THUẾ TNDN
1.1. Những vấn đề cơ bản về thuế
1.1.1. Khái niệm và vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân
1.1.1.1.Khái niệm
Thuế là một khoản nộp bắt buộc mà các thể nhân và pháp nhân có nghĩa vụ
phải thực hiện đối với Nhà nước, phát sinh trên cơ sở các văn bản pháp luật do Nhà
nước ban hành, không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp cho đối tượng
nộp thuế. Thuế không phải là một hiện tượng tự nhiên mà là một hiện ượng xã hội
do chính con người định ra và nó gắn liền với phạm trù Nhà nước và pháp luật.
1.1.1.2.Vai trò của thuế đối với nền kinh tế quốc dân
- Thuế là nguồn thu quan trọng nhất của ngân sách Nhà nước.
- Phân phối và phân phối lại tổng sản phẩm xã hội, thu nhập quốc dân theo
2


đường lối xây dựng chủ nghĩa xã hội ở nước ta.
- Là công cụ điều tiết vĩ mô của Nhà nước đối với nền kinh tế và đời sống xã hội.
- Là công cụ góp phần đảm bảo sự bình đẳng giữa các thành phần kinh tế và
công bằng xã hội.
1.2. Những nội dung cơ bản của thuế GTGT
1.2.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế GTGT
1.2.1.1. Khái niệm
“Thuế giá trị gia tăng (GTGT) là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng
hóa, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông đến tiêu dùng.” (Điều
2, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12).
1.2.1.2. Đặc điểm của thuế GTGT
-

Thuế GTGT là thuế tiêu dùng nhiều giai đoạn
Thuế GTGT có tính trung lập cao

Bản chất của thuế GTGT là thuế gián thu
Thuế GTGT có tính chất lũy thoái so với thu nhập

1.2.2. Đối tượng nộp thuế, đối tượng chịu thuế và đối tượng không thuộc diện chịu
thuế
1.2.2.1. Đối tượng nộp thuế

Tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh HHDV chịu thuế GTGT và tổ chức,
cá nhân nhập khẩu hàng hóa mua dịch vụ từ nước ngoài chịu thuế GTGT.
1.2.2.2. Đối tượng chịu thuế

Hàng hóa, dịch vụ sử dụng cho sản xuất, kinh doanh và tiêu dùng ở Việt
Nam (bao gồm cả hàng hóa, dịch vụ mua của tổ chức, cá nhân ở nước ngoài) là đối
tượng chịu thuế giá trị gia tăng, trừ các đối tượng quy định tại điều 5 của luật này.
(Điều 3, Luật thuế GTGT số 13/2008/QH12)
1.2.2.3. Đối tượng không thuộc diện chịu thuế

Hiện nay, Luật thuế GTGT nước ta quy định danh mục 26 loại hàng hoá,
dịch vụ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT. (Điều 5, Luật thuế số
13/2008/QH12)
1.2.3. Căn cứ tính thuế
3


1.2.3.1. Giá tính thuế (Theo Thông tư 26/2015/TT-BTC, sửa đổi bổ sung thông tư
219/2013/TT-BTC)
1.2.3.2. Thuế suất thuế GTGT

Theo quy định hiện hành có 3 mức thuế suất thuế GTGT là 0%; 5%; 10%.
1.2.4. Các phương pháp tính thuế GTGT

1.2.4.1. Phương pháp khấu trừ thuế

(1) Đối tượng áp dụng:
- CSKD thực hiện đầy đủ chế độ kế toán, hoá đơn, chứng từ theo quy định của
pháp luật về kế toán, hoá đơn, chứng từ.
- CSKD có doanh thu hàng năm từ một tỷ đồng trở lên.
- CSKD đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
- Các trường hợp khác.
(2) Xác định số thuế GTGT phải nộp:
Số thuế GTGT
phải nộp

=

Số thuế GTGT
đầu ra

Số thuế GTGT
đầu vào được khấu
trừ

1.2.4.2. Phương pháp tính thuế GTGT trực tiếp trên GTGT

(1) Đối tượng áp dụng:
-

Doanh nghiệp, hợp tác xã đang hoạt động có doanh thu hàng năm dưới

một tỷ đồng, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện áp dụng phương pháp khấu trừ thuế.
-


DN, HTX mới thành lập, trừ trường hợp đăng ký tự nguyện.

-

Hộ, cá nhân kinh doanh.

-

Tổ chức, cá nhân nước ngoài kinh doanh tại Việt Nam không theo Luật

Đầu tư và các tổ chức khác không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ chế độ kế
toán, hóa đơn, chứng từ theo quy định của pháp luật, trừ các tổ chức, cá nhân nước
ngoài cung cấp hàng hóa, dịch vụ để tiến hành hoạt động tìm kiếm, thăm dò, phát
triển và khai thác dầu khí.
-

Tổ chức kinh tế khác không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã, trừ trường

hợp đăng ký nộp thuế theo phương pháp khấu trừ.
(2) Công thức tính:
Số thuế GTGT phải nộp = Tỷ lệ (%) * Doanh thu
1.2.5. Kế toán thuế GTGT
4


1.2.5.1 Kế toán thuế GTGT đầu vào được khấu trừ

a. Các chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT


- Bảng kê bán lẻ

- Hoá đơn bán hàng

- Tờ khai thuế GTGT

- Phiếu thu, phiếu chi

- Giấy báo Nợ, Giấy báo có

- Bảng kê hoá đơn, chứng từ của hàng hoá dịch vụ mua vào
b. Sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ Cái Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV
- Sổ Chi tiết Tài khoản 133- Thuế GTGT được khấu trừ của HHDV
c. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 133
d. Phương pháp hạch toán thuế GTGT
1.2.5.2 Kế toán thuế GTGT đầu ra

a. Các chứng từ sử dụng
- Hoá đơn GTGT, Hoá đơn bán hàng
- Bảng kê hoá đơn, chứng từ của hàng hoá dịch vụ bán ra
b. Sổ sách kế toán sử dụng
- Sổ chi tiết Tài khoản 33311: Thuế GTGT đầu ra
- Sổ Cái Tài khoản 333: Thuế và các khoản phải nộp Nhà nước.
c. Tài khoản sử dụng: Tài khoản 3331
d. Phương pháp hạch toán thuế GTGT đầu ra
1.2.6. Đăng kí, kê khai, nộp thuế, hoàn thuế GTGT
1.2.6.1. Đăng kí thuế GTGT
1.2.6.2. Kê khai thuế GTGT

1.2.6.3. Nộp thuế GTGT

Kê khai nộp thuế theo tháng thì nộp trước ngày 20 của tháng tiếp theo. Kê
khai và nộp thuế theo quý thì thời hạn nộp là trước ngày 30 của quý tiếp theo.
1.2.6.4. Hoàn thuế

1.2.7. Vai trò của thuế GTGT
-

Tạo nguồn thu quan trọng cho NSNN.

-

Bảo vệ sản xuất kinh doanh hàng nội địa.
5


-

Khuyến khích xuất khẩu hàng hóa.

1.3. Những nội dung cơ bản của thuế TNDN
1.3.1. Khái niệm và đặc điểm của thuế TNDN
1.3.1.1. Khái niệm

“Thuế thu nhập doanh nghiệp là loại thuế trực thu đánh trên phần thu nhập
sau khi trừ đi các khoản chi phí được trừ liên quan đến thu nhập của cơ sở kinh
doanh” (Giáo trình Thuế, Nhà xuất bản Lao động, 2012)
1.3.1.2. Đặc điểm của thuế TNDN
-


Thuế TNDN là thuế trực thu
Khấu trừ thuế.
Được xác định dựa vào kết quả kinh doanh
Thuế TNDN không gây phản ứng.
1.3.2. Đối tượng nộp thuế TNDN và đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN
1.3.2.1. Đối tượng nộp thuế TNDN

Theo điều 2, Thông tư 78/2014/TT-BTC
1.3.2.2. Đối tượng không thuộc diện nộp thuế TNDN

1.3.3. Căn cứ tính thuế
Cách tính thuế thu nhập doanh nghiệp phải nộp:

Thuế TNDN
=
phải nộp

(

Thu nhập

Phần trích lập
-

tính thuế

quỹ KH&CN (nếu có)

)


x

Thuế

suất

thuế TNDN

1.3.3.1. Thu nhập tính thuế

Thu

nhập

tính thuế

Thu

nhập

chịu thuế

=

=

Thu nhập
chịu thuế


(

-

Doanh
thu

Thu nhập được

( miễn thuế

Chi phí
được trừ

+

)

Các khoản lỗ được kết
chuyển

+

)

Các khoản thu nhập
khác

1.3.3.2. Thuế suất thuế TNDN


6


(Theo Điều 11 Thông tư 78/2014/TT-BTC và Thông tư 96/2015/TT-BTC)
Từ ngày 1/1/2016:
-

Thuế suất 20% áp dụng cho tất cả các DN

-

Thuế suất 32% đến 50% sẽ áp dụng cho những DN có hoạt động tìm kiếm, thăm dò,
khai thác dầu khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam

-

Thuế suất 50% sẽ áp dụng với các mỏ tài nguyên bạch kim, vàng, bạc, thiếc,
wonfram, antimoan, đá quý, đất hiếm.

7


1.3.4 Kế toán thuế TNDN
a. Chứng từ, sổ sách kế toán sử dụng
- Hóa đơn GTGT, hóa đơn bán hàng, hóa đơn đặc thù…
- Sổ theo dõi chi tiết thuế thu nhập doanh nghiệp.
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp
- Các phụ lục, pháp lệnh có liên quan.
b. Tài khoản sử dụng: 3334, 8211
c. Phương pháp hạch toán kế toán thuế TNDN

1.3.5. Kê khai, nộp thuế và quyết toán thuế TNDN
1.3.5.1. Đăng kí thuế TNDN
1.3.5.2. Kê khai thuế TNDN

-

Khai tạm tính theo quý.

-

Khai theo từng lần phát sinh chuyển quyền sử dụng đất, chuyển quyền thuê đất

-

Khai quyết toán năm hoặc thời điểm chấm dứt hoạt động kinh doanh, chuyển đổi
loại hình sở hữu doanh nghiệp và các trường hợp khác.
1.3.5.3. Nộp thuế TNDN tạm tính

Doanh nghiệp nộp thuế tại nơi có trụ sở chính.
Người nộp thuế thực hiện tạm nộp số thuế TNDN chậm nhất vào ngày thứ ba
mươi của quý tiếp theo; không phải nộp tờ khai thuế TNDN tạm tính hàng quý.
(Điều 17 Thông tư 151/2014/TT-BTC)
1.3.5.4. Quyết toán thuế TNDN

Số thuế TNDN còn phải nộp= Số thuế TNDN phải nộp theo quyết toán - Số đã tạm nộp.
1.3.6. Vai trò của thuế TNDN
-

Công cụ quan trọng để Nhà nước tái phân phối thu nhập, đảm bảo công bằng xã hội.


-

Nguồn thu quan trọng của ngân sách NSNN.

-

Công cụ quản lý kinh tế hiệu quả.

8


CHƯƠNG 2: THỰC TRẠNG CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ
THUẾ TNDN Ở CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
2.1. Tổng quan về Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
2.1.1. Một số thông tin chung về Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
Tên nước ngoài
Loại hình
Địa chỉ

: CARLSBERG VIETNAM BREWERIES LIMITED
: Doanh nghiệp có 100% vốn đầu tư nước ngoài
: Tầng 8, tòa BIDV, 41 đường Hùng Vương, phường

Phú Hội, thành phố Huế, Việt Nam.
Điện thoại
: 0234 3850 164
Fax
: 0234 3850 171
Website


:

Mã số thuế

: 3300100586

2.1.2. Lịch sử hình thành và phát triển của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
2.1.3. Chức năng và nhiệm vụ của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
2.1.4. Tổ chức bộ máy quản lí của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
2.1.5. Tổ chức công tác kế toán của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
2.1.5.2. Chế độ kế toán

Thông tư 200/2014/TT-BTC ngày 22 tháng 12 năm 2014 của Bộ Tài chính.
2.1.5.3. Hệ thống tài khoản: Hệ thống tài khoản Việt Nam và hệ thống tài khoản

Carlsberg.
2.1.5.4. Hệ thống báo cáo

+ Bảng cân đối kế toán mẫu B 01-DN
+ Báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh mẫu B 02-DN
+ Báo cáo lưu chuyển tiền tệ mẫu B 03-DN
+ Bảng thuyết minh báo cáo tài chính mẫu B 09-DN
2.1.5.5. Hình thức kế toán

Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam áp dụng hình thức kế toán trên máy
vi tính, sử dụng phần mềm quản lý NAVISION (“NAV”) của hãng Microsoft.
Microsoft Dynamics NAV, theo hình thức chứng từ ghi sổ, sử dụng hệ thống Tài
khoản Carlsberg và tất cả đều bằng tiếng Anh.
2.1.5.6 Chính sách kế toán


9


-

Niên độ kế toán: năm, bắt đầu từ ngày 01/01 và kết thúc vào ngày 31/12 hằng năm.
Đơn vị tiền tệ kế toán: Đồng Việt Nam (“VND”)
Phương pháp quy đổi ngoại tệ: theo tỷ giá thực tế.
Phương pháp tính giá xuất kho:phương pháp bình quân gia quyền.
Phương pháp hạch toán hàng tồn kho: Phương pháp kê khai thường xuyên.
Phương pháp ghi nhận TSCĐ: Phương pháp giá gốc.
Phương pháp khấu hao TSCĐ: Phương pháp đường thẳng.
Phương pháp tính thuế GTGT: Phương pháp khấu trừ.
2.1.6. Tình hình hoạt động của công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
2.1.6.1. Tình hình lao động
Bảng 2.1 - Tình hình lao động của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
qua ba năm 2014-2016
(Đơn vị tính: Người)
2014
SL %
37

2015
SL +/27

2016
%
%

5


100

8

282

27

73,8

21

7

7
26,1

1

75,90 212

Nữ
98
2. Phân theo trình độ văn hoá
12

3

67


24,10 70

32,5

12

Đại học và trên đại học

2
10

3
29,0

8

46,04 132

1
27,6

6

Cao đẳng và Trung cấp

9
14

7

38,4

78

28,06 78

6
25,5

(31)

Chỉ tiêu
Tổng số lao động
1. Phân theo giới tính
Nam

100

100

2015/2014
+/%

2016/2015
+/- %

(97)

(26) 4


1,4

8
24,8

(66)

(24) 1

0,5

2

(31)

(32) 3

4,5

75,1

46,8
5

4

3,1

(28) 0


0

Lao động phổ thông
4
0
72 25,90 72 3
(72) (50) 0
0
Dựa vào bảng trên ta nhận thấy rằng tổng số lao động có xu hướng giảm. Cụ
thể, năm 2014 tổng số lao động của Công ty là 375 người ,đến năm 2015 giảm còn
278 người (giảm 26%). Có sự biến đổi lớn về nhân sự như vậy do Công ty chính
thức đổi tên là Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam khiến cho cơ cấu không ổn
định, trong năm 2015 công ty có 2 đợt tái cơ cấu, dẫn đến số lượng lao động giảm.
Đến năm 2016 số lượng lao động nhìn chung ít biến đổi (tăng 5 người so với năm
2015 tương ứng 1,4%) bởi vì tình hình công ty đã ổn định nên bộ máy cơ cấu tổ
10


chức nhân sự cũng dần ổn định theo.
Xét theo giới tính: Với đặc trưng công việc của Công ty là chú trọng vào sản
xuất, lao động luôn chiếm tỷ trọng cao hơn cả đó chính là lao động nam. Năm 2014,
lao động nam có 277 người chiếm 73,87% tổng số lao động; lao động nữ có 122
người chiếm 26,13%. Sự chênh lệch giữa lao động nam và lao động nữ vẫn duy trì
tương đối đều qua các năm từ năm 2014 – 2016. Năm 2015, lao động nam giảm 66
người tương ứng giảm 24% so với năm 2014 và tăng 1 người tương ứng tăng 0,5%
vào năm 2016. Còn về phía lao động nữ, năm 2015 giảm 31 người tương ứng giảm
32% so với năm 2014 và tăng 3 người tương ứng tăng 4,5% vào năm 2016.
Xét theo trình độ văn hóa: Tỷ lệ trình độ văn hóa của lao động trong Công
ty ở năm 2014 tương đối đồng đều, trong đó Đại học và trên Đại học chiếm 32,53%
tương ứng 122 người, sau đó là lao động phổ thông có 109 người tương ứng chiếm

29,07% và cuối cùng là cao đẳng và trung cấp chiếm số lượng lớn là 144 người
chiếm đến 38,40%, tỷ lệ này được xem là khá ổn định và có thể cho hiệu suất công
việc mức tốt. Đến năm 2015, số lao động có trình độ Đại học và trên Đại học tăng
so với năm 2014 là 6 người (tương ứng tăng 5%); lao động cao đẳng và trung cấp
giảm 31 người tương ứng giảm 28%; còn lao động động phổ thông giảm 50% hay
giảm 72 người. Số lượng lao động có trình độ đại học lúc này chiếm tỷ trọng cao
nhất lên đến 46,04%. Sang đến năm 2016, số lượng lao động ít biến động, chỉ có
biến đổi số lượng lao động đạt trình độ Đại học và trên Đại học (tăng 4 người tương
ứng với 3,1% so với năm 2015).
Nhìn chung, qua tình hình lao động của 3 năm, ta nhận thấy rằng đây là một
cơ cấu lao động phù hợp với nhu cầu sản xuất kinh doanh của Công ty và phù hợp
với xu thế phát triển hiện nay. Tuy cắt giảm nhân viên nhưng bù lại về mặt chất
lượng, đi theo xu hướng nền công nghiệp chất xám toàn cầu.

11


2.1.6.2. Tình hình tài sản, nguồn vốn

Bảng 2.2 - Tình hình tài sản của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam qua ba năm 2014-2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
2015
Giá trị
747,406
214,888
455,062
77,009
446
183
1,306,405

904,072
899,736
1,757,643
-857,907
20,939
380,250
1,144
1,144
2,053,811

%
36.39
10.46
22.16
3.75
0.02
0.01
63.61
44.02
43.81
85.58
-41.77
1.02
18.51
0.06
0.06
100

2016
Giá trị

1,163,942
58,164
891,344
212,870
1,564
1,085,446
1,007,061
1,002,431
2,353,556
-1,351,125
32,515
42,250
3,620
3,620
2,249,388

12


Bảng 2.3 - Tình hình biến động nguồn vốn tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam qua ba năm 2014-2016
(Đơn vị tính: Triệu đồng)
Năm 2015

Năm 2016

%

Giá trị

%


Giá trị

51.31

1,156,314

56.30

1,380,366

50.65

1,137,569

55.39

1,363,043

22.00

593,243

28.88

713,643

5.00

29,895


1.46

1,231

15.96

348,132

16.95

397,459

0.90

19,758

0.96

76,194

1.93

20,875

1.02

105,679

4.86


125,665

6.12

68,837

0.66

18,746

0.91

17,324

0.66

18,746

0.91

17,324

48.69

897,497

43.70

869,021


48.69

897,497

43.70

869,021

12.65

216,788

10.56

334,411

13.96

239,171

11.65

239,179

22.08

441,538

21.50


285,440

0.02

345

0.02

(85,962)

22.06

441,192

21.48

371,402

100.00

2,053,811

100.00

2,249,388

13



Giá trị TSNH có xu hướng tăng và giá trị TSDH có xu hướng giảm dần từ
năm 2014 tới 2016. TSDH chiếm ưu thế trong tổng tài sản thì đến năm 2016, giá trị
TSNH đã chiếm tỷ trọng lớn hơn cả TSDH. Trong khi đó Tổng tài sản luôn tăng.
Đây là điều dễ hiểu bởi Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam là một Công ty
chuyên về hoạt động sản xuất và đang mở rộng hoạt động sản xuất kinh doanh. Cụ
thể là năm 2014, tổng tài sản hơn 1713 tỷ đồng và tiếp tục tăng thêm một khoản hơn
340 tỷ đồng tương ứng tăng 19.85% ở năm 2015. Đến năm 2016, tổng tài sản Công
ty tiếp tục tăng đến mức gần 2250 tỷ đồng.
Xét tổng quát về cơ cấu và biến động của những khoản mục tài sản trong
khoảng thời gian 2014-2016 cho thấy những khoản mục này phát triển theo chiều
hướng khả quan tuy nhiên không thể khẳng định chắc chắn vì còn phụ thuộc nhiều
yếu tố khác. Và Công ty cần có những bước đi mới và phải thận trong hơn nữa
trong nền kinh tế thị trường thường xuyên biến đổi như hiện nay.
Nợ phải trả có xu hướng tăng qua các năm, chiếm tỷ trọng thấp hơn hoặc lớn
hơn không đáng kể so với VCSH. Năm 2014, NPT ở mức 879 tỷ đồng, chiếm
khoảng 51,3%. Đến năm 2015 thì tăng lên đến 1.156 tỷ đồng và chiếm 56,3%, tăng
thêm 277 tỷ đồng tương ứng tăng 31.5%. Đến năm 2016 thì đạt mức 1.380 tỷ đồng,
chiếm 61.4% nguồn vốn tăng thêm 224 tỷ đồng, tương ứng tăng 19.38%. Điều này
sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng thanh toán của Công ty trong ngắn hạn, tuy
nhiên việc này có thể giúp Công ty tiết kiệm được chi phí từ việc huy động vốn, tận
dụng được lợi thế chi phí lãi vay, vậy nên Công ty cần cân nhắc và xác định chắc
chắn lợi ích thu được và rủi ro xảy ra để quyết định mức cơ cấu nợ cho phù hợp.
Ta nhận thấy rằng tỷ trọng Vốn chủ sở hữu có xu hướng giảm qua 3 năm.
Năm 2014, VCSH là 834 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng hơn 48,7%, năm 2015 tăng đến
897 tỷ đồng và chỉ chiếm 43,7%, tức là tăng 63 tỷ đồng (tương ứng tăng 7,57%) so
với năm 2014. Đến năm 2016 VCSH có xu hướng giảm nhẹ, giảm còn 869 tỷ đồng
và chiếm 38,6%, tức là giảm 28 tỷ đồng so với năm 2015.
Tóm lại, dựa vào các con số trên, Công ty cần chú trọng việc cân bằng lại tỷ
trọng nợ và vốn chủ sở hữu để đảm bảo tính an toàn trong thanh toán cũng như tận
dụng được tài nguyên và lợi thế vốn có.


14


2.1.6.3 Tình hình kết quả sản xuất kinh doanh
Năm 2014

Năm 2015

Năm 2016

Năm 2015/2014

Năm 2016/2015

Giá trị

Giá trị

Giá trị

+/-

%

+/-

%

1. Doanh thu bán hàng và cung cấp dịch vụ


3,083,719

2,187,003

2,782,220

-896,716

-29.08

595,217

27.22

2. Các khoản giảm trừ doanh thu

1,009,765

0

0

-1,009,765

-100.00

0

3. Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ


2,073,954

2,187,003

2,782,220

113,049

5.45

595,217

27.22

4. Giá vốn hàng bán

1,304,149

1,267,018

1,606,106

-37,131

-2.85

339,088

26.76


5. Lợi nhuận gộp về bán hàng và cung cấp dịch vụ

709,805

919,985

1,176,114

210,180

29.61

256,129

27.84

6. Doanh thu hoạt động tài chính

23,174

12,138

8,863

-11,036

-47.62

-3,275


-26.98

7. Chi phí tài chính

17,311

14,767

264,197

-2,544

-14.70

249,430

1,689.10

- Trong đó: Chi phí lãi vay

13,892

1,726

2,720

-12,166

-87.58


994

57.59

8. Chi phí bán hàng

207,472

140,347

329,132

-67,125

-32.35

188,785

134.51

9. Chi phí quản lý doanh nghiệp

80,212

93,097

99,625

12,885


16.06

6,528

7.01

10. Lợi nhuận thuần từ hoạt động kinh doanh

487,993

683,911

492,023

195,918

40.15

-191,888

-28.06

11. Thu nhập khác

10,681

28,687

-10,681


-100.00

28,687

12. Chi phí khác

1,825

135,652

207

133,827

7,332.99

-135,445

-99.85

13. Lợi nhuận khác

8,856

-135,652

28,481

-144,508


-1,631.75

164,133

-121.00

14. Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế

496,850

548,259

520,504

51,409

10.35

-27,755

-5.06

15. Chi phí thuế TNDN hiện hành

118,895

107,066

148,260


-11,829

-9.95

41,194

38.48

16. Chi phí thuế TNDN hoãn lại

0

0

842

0

16. Lợi nhuận sau thuế TNDN

377,954

441,193

371,402

63,239

CHỈ TIÊU


842
16.73

-69,791

-15.82

Bảng 2.4 - Tình hình sản xuất kinh doanh tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam qua ba năm 2014-2016

15


Qua bảng 2.4, tình hình kinh doanh của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
được thể hiện rõ, có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực như sau:
Doanh thu thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ biến động nhẹ qua các năm
và có xu hướng tăng. Năm 2014 đạt gần 2074 tỷ đồng thì đến năm 2015 tăng 113 tỷ
đồng (ứng với mức tăng 5,45%). Bên cạnh đó, khoản mục GVHB lại giảm hơn 37 tỷ
đồng (ứng với mức giảm 2.85%), trong khi doanh thu thuần tăng kéo đến sự tăng của
lợi nhuận gộp; năm 2014, lợi nhuận gộp là gần 710 tỷ đồng đến năm 2015 tăng gần
920 tỷ đồng (tương ứng với mức tăng là 29,61%). Bước qua năm 2016, doanh thu
thuần về bán hàng và cung cấp dịch vụ tăng tới 595 tỷ đồng (tương ứng tăng 27,22%)
so với năm 2015, mặt khác GVHB lại tăng 339 tỷ đồng (tương ứng tăng 26,76%), tốc
độ tăng của doanh thu lớn hơn tốc độ tăng của giá vốn nên giúp cho lợi nhuận gộp tăng
27,84% tương ứng tăng hơn 256 tỷ đồng.
Lợi nhuận kế toán trước thuế và sau thuế TNDN cũng biến động qua các năm.
Năm 2014 đạt mức 497 tỷ đồng thì đến năm 2015 đã tăng lên 51 tỷ, tương ứng tăng
10,35%. Mặc dù năm 2015, sau khi được hoàn toàn chuyển đổi tên cũng như loại hình
doanh nghiệp nhưng vẫn chưa đạt được ổn định hoàn toàn ngoài ra Công ty đã vướng
một vài tin đồn sai sự thật về chất lượng của bia Huda, mà bia Huda lại là sản phẩm

chủ yếu làm nên thành công của Công ty tại thị trường Thừa Thiên Huế này nên nó đã
ảnh hưởng đến hoạt động của Công ty, lợi nhuận của công ty giảm nhẹ 27 tỷ, tương
ứng giảm 5%, đạt mức 520,5 tỷ. Tuy lợi nhuận giảm nhưng vẫn ở mức cao và khá ổn
định. Điều này chứng tỏ sự chiến lược phát triển của Công ty đã thực sự hiệu quả, các
nhà đầu tư có thể tin tưởng vào Công ty hơn bởi dù cho gặp phải nhiều khó khăn
nhưng mức lợi nhuận vẫn được tăng trưởng ổn định.

2.2. Thực trạng công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN ở Công ty
TNHH Bia Carlsberg Việt Nam
2.2.1. Công tác kế toán thuế GTGT
2.2.1.1. Thuế GTGT đầu vào của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

a. Đối tượng chịu thuế
- Vỏ, nắp ken, lon bia, chai bia, thùng giấy, két nhựa và nhãn bia.
- Các nguyên vật liệu chế biến bia thành phẩm: malt đại mạch, gạo, hoa houblon, men
16


Saccharomyces Carlsbergensis, hơi bão hòa, dung môi,…
- Các loại máy móc, trang thiết bị dây chuyền phục vụ sản xuất
- Xăng, dầu diezen, nhớt để vận hành sản xuất; đồ dùng, vật dụng văn phòng…
- Các vật dụng phục vụ cho công tác quảng cáo, tiếp thị
- Các dịch vụ mua ngoài khác...
b. Tài khoản sử dụng
STT TK Carlsberg TK Việt Nam Tên

Diễn giải

1


Thuế GTGT mua hàng

2605130

133100

VAT Purchase

c. Căn cứ tính thuế
- Giá tính thuế GTGT đầu vào mà Công ty áp dụng được xác định như sau:
Đối với các sản phẩm, vật liệu, máy móc, HHDV mua ngoài là giá tính thuế
GTGT của hàng hóa, dịch vụ cùng loại hoặc tương đương tại thời điểm mua.
Đối với hàng hóa nhập khẩu là giá nhập tại cửa khẩu cộng với thuế Tiêu thụ đặc
biệt (nếu có), cộng với thuế bảo vệ môi trường (nếu có).
- Mức thuế suất mà Công ty áp dụng
Mức thuế suất 5% áp dụng đối với một số HHDV mua ngoài như: Nước, hàng
hóa để tiếp khách, dịch vụ đo đạc đánh giá an toàn bức xạ, đánh giá công tác bảo vệ
môi trường…
Mức thuế suất 10% áp dụng phần lớn các HHDV như: Vỏ lon, nắp, két bia; các
loại máy móc, thiết bị sản xuất; đồ dùng văn phòng, xăng, dầu, diezen, nhớt; vật dụng
sử dụng công tác tiếp thị, quảng cáo…
d. Phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ thuế.
 Chứng từ kế toán thuế GTGT đầu vào
- Hóa đơn GTGT (mẫu số 01GTKT3/001)
- Phiếu chi, ủy nhiệm chi, giấy báo nợ của ngân hàng
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa, dịch vụ mua vào (mẫu số 01-2/GTGT)
* Một số ví dụ hạch toán thuế GTGT đầu vào
- Nghiệp vụ (1): Tiếp khách tại DNTN Nhà hàng Duyên Anh vào ngày 02/09/2016 theo
hóa đơn số 0001331, giá chưa thuế là 1.818.181 đồng, thuế GTGT 10%, công ty đã


17


thanh toán bằng tiền mặt.
Căn cứ vào hóa đơn số 0001331 và phiếu chi đã lập, kế toán tiến hành nhập liệu
theo định khoản:
Ghi nhận theo TK Carlsberg

Ghi nhận theo TK Việt Nam

Nợ TK 7210130

1.818.181

Nợ TK 642850

1.818.181

Nợ TK 2605130

181.819

Nợ TK 133100

181.819

Có TK 1905110

2.000.000


Có TK 111100

2.000.000

Sau đó phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu vào sổ cái tài khoản 133110 và
các tài khoản có liên quan. Đồng thời ghi vào bảng kê hóa đơn, chứng từ, hàng hóa
dịch vụ mua vào.
- Nghiệp vụ (2): Ngày 05/09/2016, nhập 18.630 kg khí CO2 tại Phú Bài từ công ty
TNHH Thương mại Khí Công nghiệp Việt Anh theo hóa đơn số 0007936, giá mua
chưa thuế là 89.424.000 đồng, thuế GTGT là 8.942.400 đồng (thuế suất 10%). Công ty
đã chuyển khoản thanh toán tiền cho nhà cung cấp.
Ghi nhận theo TK Carlsberg

Ghi nhận theo TK Việt Nam

Nợ TK 1305110

89.424.000

Nợ TK 152100

89.424.000

Nợ TK 2605130

8.942.400

Nợ TK 133100

8.942.400


Có TK 1945110

98.366.400

Có TK 112110

98.366.400

Sau đó phần mềm sẽ tự động thực hiện các bước như nghiệp vụ 1
- Nghiệp vụ (3): Ngày 29/09/2016, mua két Huda Green 450ml của công ty Cổ
phần Nhựa Thăng Long theo hóa đơn số 0000082 và theo hợp đồng số
HBL/01.2015.12, giá mua chưa thuế là 162.000.000 đồng, thuế GTGT 10%. Công ty
đã chưa thanh toán cho người bán.
Ghi nhận theo TK Carlsberg

Ghi nhận theo TK Việt Nam

Nợ TK 1120110

162.000.000

Nợ TK 211610 162.000.000

Nợ TK 2605130

16.200.000

Nợ TK 133100 16.200.000


178.200.000

Có TK 331100

Có TK 2405110

178.200.000

Sau đó phần mềm sẽ tự động thực hiện các bước như nghiệp vụ 1
2.2.1.2. Thuế GTGT đầu ra của Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

a. Đối tượng chịu thuế
18


Các loại bia được sản xuất để tiêu thụ trong nước như: bia Carlsberg, Tuborg, Huda,
Huda Gold, Huda Cool và Halida; các loại bia được xuất khẩu ra nước ngoài bao gồm:
bia Carlsberg, Huda Gold.
b. Tài khoản sử dụng
STT TK Carlsberg TK Việt Nam

Tên

Diễn giải

1

VAT Sales

Thuế GTGT bán hàng


2605110

333300

c. Căn cứ tính thuế
• Giá tính thuế GTGT đầu ra của Công ty được quy định như sau:
Đối với các loại bia được bán ra trên thị trường nội địa chịu thuế TTĐB, giá tính
thuế là giá bán đã có thuế TTĐB nhưng chưa có thuế GTGT.
• Mức thuế suất Công ty hiện đang áp dụng cho các sản phẩm bia đầu ra là 0% và 10%
- Mức thuế suất 0% được áp dụng đối với các mặt hàng bia xuất khẩu ra nước ngoài.
- Mức thuế suất 10% được áp dụng cho các sản phẩm bia bán ra trong thị trường nội địa.
- Ngoài ra mặt hàng bia được sử dụng cho mục đích khuyến mại thì không chịu thuế
GTGT đầu ra. Công ty có một số mặt hàng bán ra không chịu thuế GTGT như bã hèm,
phí bản quyền bán các sản phẩm bia.
d. Phương pháp tính thuế: Phương pháp khấu trừ
 Chứng từ kế toán thuế GTGT đầu ra
- Hóa đơn GTGT đầu ra (mẫu số 01GTKT3/002)
- Bảng kê hóa đơn, chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra (mẫu số 01-1/GTGT)
* Một số ví dụ về hạch toán thuế GTGT đầu ra:
- Nghiệp vụ (1): Ngày 14/09/2016, tiến hành xuất bán bia theo Đề nghị đặt hàng
của Công ty TNHH Thương mại Carlsberg theo hóa đơn GTGT số 0036637 với giá
bán chưa thuế GTGT là 13.880.622.000, thuế GTGT 10% và người mua chưa trả tiền.
=> Khi đó, kế toán căn cứ vào hóa đơn GTGT số 0036637 sẽ nhập liệu vào phần mềm
máy tính và hệ thống tự động ghi nhận nghiệp vụ.
Ghi nhận theo TK Carlsberg

Ghi nhận theo TK Việt Nam

+ Ghi nhận Doanh thu

Nợ TK 1505110

15.580.290.000

Có TK 3015110

14.163.900.00

Nợ TK 131200
Có TK Doanh thu bán bia-CT con

19


Có TK 2605110

1.416.390.000

Có TK 333300

Nợ TK 3205130

283.278.000

Nợ TK 521100

Nợ TK 2605110

28.327.800


Nợ TK 333300

Có TK 1505110

311.605.800

Có TK 131200

+ Ghi nhận Giá vốn: Sau khi kế toán nhập liệu về phần doanh thu, phần mềm kế toán
sẽ tự động xuất giá vốn hàng bán theo phương pháp tính giá như đã đăng kí ban đầu,
cập nhật thông tin vào sổ chi tiết, sổ cái, sổ tổng hợp các tài khoản có trong nghiệp vụ.
Đồng thời, phần mềm cũng tự động ghi vào bảng kê chứng từ, hóa đơn, hàng hóa dịch
vụ bán ra
- Nghiệp vụ (2): Ngày 20/09/2016, bán 2.250 thùng bia Huda lon 24x320ml
cho Công ty TNHH Carlsberg Singapore theo hóa đơn GTGT số 0036652 với đơn giá
bán 5,3USD/thùng, chưa thu tiền người mua.
Ghi nhận theo TK Carlsberg

Ghi nhận theo TK Việt Nam

+ Ghi nhận Doanh thu
Nợ TK 1505110
Có TK 3015110

11.925 USD
11.925 USD

Nợ TK 131200
Có TK Doanh thu bán bia-CT con


Tương tự ví dụ 1.
- Nghiệp vụ (3): Ngày 30/09/2016, tiến hành bán mảnh chai cho Chi nhánh
công ty TNHH Thủy tinh Malaya Việt Nam theo hóa đơn GTGT số 0036688 với giá
bán chưa thuế GTGT là 49.504.000, thuế GTGT 10% và người mua chưa trả tiền.
Ghi nhận theo TK Carlsberg

Ghi nhận theo TK Việt Nam

+ Ghi nhận Doanh thu
Nợ TK 1405110

54.454.400

Nợ TK 131100

Có TK 3335120

49.504.000

Có TK 511300

Có TK 2605110

4.950.400

Có TK 333300

2.2.1.3. Nộp thuế GTGT

Việc kê khai và nộp thuế được thực hiện hằng tháng

- Căn cứ hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ mua vào kế toán lập bảng kê chứng từ
hàng hóa dịch vụ mua vào.
20


- Căn cứ hóa đơn chứng từ hàng hóa, dịch vụ bán ra kế toán lập bảng kê chứng từ hàng
hóa dịch vụ bán ra.
Cuối tháng căn cứ bảng kê hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ bán ra, mua vào và
các chứng từ tài liệu quan khác lập báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn, tờ khai thuế GTGT.
Trong tháng 09 năm 2016 Công ty đang sử dụng phần mềm “Hỗ trợ kê khai
3.3.4” do Tổng cục thuế xây dựng và cung cấp miễn phí cho các tổ chức và cá nhân có
nghĩa vụ nộp thuế.
Số thuế GTGT phải nộp tháng 09 năm 2016 được tính như sau:
Số thuế GTGT còn được khấu trừ kỳ trước chuyển sang là 0 đồng
Số thuế GTGT đầu vào được khấu trừ tháng 09/2016 là 8.197.053.868 đồng
Số thuế GTGT đầu ra tháng 09/2016 là 21.062.464.309 đồng
=> Số thuế GTGT phải nộp tháng 09/2016 là :
21.062.464.309 - 8.197.053.868 = 12.865.410.441 đồng
* Định khoản:
Số thuế GTGT được khấu trừ trong tháng
Nợ TK 333100
Có TK 133110

8.197.053.868 đồng
8.197.053.868 đồng

Nộp thuế vào ngân sách Nhà nước bằng tiền gửi Ngân hàng:
Nợ TK 333100
Có TK 112110


12.865.410.441 đồng
12.865.410.441 đồng

Thời hạn nộp thuế GTGT: cũng chính là thời hạn nộp tờ khai thuế GTGT, ngày
nộp chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai thuế GTGT (tức là ngày
20/10/2016).
Địa điểm nộp và thu thuế: Công ty nộp thuế cho Kho bạc Nhà nước thông qua
ngân hàng Deutsche Bank HCM trong kỳ tính thuế tháng 09/2016. Cơ quan trực tiếp
quản lý thu là Chi Cục Hải Quan Thủy An.
2.2.2. Công tác kế toán thuế TNDN
2.2.2.1. Đặc điểm công tác kế toán thuế TNDN tại Công ty Bia Carlsberg Việt Nam

Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam nộp thuế theo phương thức hàng tháng
tạm nộp, cuối năm quyết toán.
21


Hàng tháng, kế toán xác định và ghi nhận số thuế TNDN phải nộp trong tháng
rồi nộp tiền thuế cho cơ quan thuế. Thuế TNDN tạm tính phải nộp từng tháng được
tính vào chi phí thuế TNDN hiện hành của tháng đó.
Cuối năm tài chính, trên cơ sở kết quả kinh doanh thực tế, kế toán xác định và
ghi nhận số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm trên cơ sở tổng thu nhập chịu thuế
cả năm và thuế suất thuế TNDN, lập “Tờ khai quyết toán thuế TNDN” (Mẫu số
03/TNDN) để xác định số thuế TNDN thực tế phải nộp trong năm tài chính.
Mức thuế TNDN mà công ty đang áp dụng là 20% theo luật thuế TNDN.
2.2.2.2. Tài khoản sử dụng

TK

TK Việt


STT

Carlsberg

Nam

1

8305110

821100

2

2715110

333400

Tên

Diễn giải

Current Company Tax Expenses Chi phí Thuế TNDN hiện hành
Profit tax

Thuế TNDN phải nộp

2.2.2.3. Chứng từ sử dụng


- Tờ khai quyết toán Thuế TNDN Mẫu số 03/TNDN.
- Phụ lục kết quả hoạt động sản xuất kinh doanh theo mẫu số 03-1A/TNDN
- Phụ lục Thuế TNDN được ưu đãi theo mẫu số 03-3B/TNDN
- Thông tin về giao dịch liên kết theo mẫu số 03-7/TNDN
2.2.2.4. Xác định thuế TNDN tại Công ty TNHH Bia Carlsberg Việt Nam

a. Xác định số thuế TNDN tạm tính
Theo Điều 17, Thông tư 151/2014/TT-BTC của Bộ Tài chính thì kể từ ngày
15/11/2014 (tức quý 4/2014) doanh nghiệp không cần phải nộp tờ khai thuế TNDN
tạm tính nữa mà chỉ nộp tiền thuế TNDN tạm tính nếu có phát sinh. Vì vậy, hàng tháng
kế toán căn cứ vào tình hình hoạt động của công ty để tính ra số thuế tạm nộp và nộp
cho cơ quan thuế.
b. Xác định số thuế TNDN phải nộp trong năm 2016
- Kết quả kinh doanh ghi nhận theo báo cáo tài chính
Lợi nhuận kế toán trước thuế của doanh nghiệp năm 2016 được xác định bằng
22


tổng doanh thu trừ (–) tổng chi phí là 520.503.820.000 đồng.
- Xác định thu nhập chịu thuế theo Luật thuế TNDN
Thu nhập chịu thuế được xác định như sau:
Thu nhập
chịu thuế

=

Doanh
thu

(


-

Chi phí
được trừ

)

Các khoản
thu nhập khác

+

Công thức trên, kế toán xác định được thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp
trong năm 2016 là:
2.782.220.080.000 – 1.841.942.637.000 + 28.687.215.000 = 968.864.657.529 đồng.
- Xác định thuế TNDN phải nộp từ hoạt động sản xuất kinh doanh
Thu nhập
tính thuế

Thuế TNDN
phải nộp

Thu nhập
chịu thuế

=

-


Thu nhập được
miễn thuế

=

968.864.657.529 – 0 – 147.047.553.384

=

821.817.104.145 đồng

=

(

Thu nhập
tính thuế

-

Phần trích lập
quỹ KH & CN

-

Các khoản lỗ
được kết chuyển

)


x

Thuế suất
thuế TNDN

= 821.817.104.145 * 20% = 164.363.420.829 (đồng).
Bên cạnh đó công ty có số thuế TNDN được miễn giảm trong kỳ
16.358.361.519 đồng, nên Tổng số thuế TNDN phải nộp là:
164.363.420.829 - 16.358.361.519 = 148.005.059.310 đồng.
Số thuế TNDN doanh nghiệp đã tạm nộp trong năm là 134.000.000.000 đồng.
Số thuế TNDN còn phải nộp là:

148.005.059.310 – 134.000.000.000 = 14.005.059.310 (đồng)
- 20% số thuế TNDN phải nộp là:
20% x 148.005.059.310 = 29.601.011.862 (đồng).
Khoản chênh lệch là:
14.005.059.310 – 29.601.011.862 = - 15.595.952.552 (đồng)

Khoản chênh lệch này mang giá trị âm có nghĩa số thuế mà Công ty đã thực
hiện việc tạm nộp thuế theo đúng quy định.

23


2.2.2.5. Kê khai, quyết toán và hạch toán thuế TNDN năm 2016

a. Kê khai thuế TNDN năm 2016
Kế toán vào phần mềm HKKT chọn khai thuế TNDN, căn cứ vào báo cáo kết
quả kinh doanh của năm 2016 để nhập số liệu vào phụ lục 03-1A/TNDN (kết quả hoạt
động sản xuất kinh doanh). Khi đó phần mềm sẽ tự động cập nhật số liệu vào tờ khai

quyết toán thuế TNDN.
Kiểm tra lại các số liệu trên tờ khai rồi tiến hành nộp hồ sơ khai thuế qua mạng.
Hồ sơ quyết toán thuế bao gồm:
- Tờ khai quyết toán thuế thu nhập doanh nghiệp theo mẫu số 03/TNDN ban
hành kèm theo thông tư số 151/2014/TT-BTC ngày 10/10/2014 của Bộ Tài chính.
- Báo cáo tài chính năm 2016 và một số phụ lục kèm theo tờ khai.
b. Nộp thuế TNDN năm 2016

Sau khi kiểm tra lại tờ khai thuế quyết toán TNDN thì kế toán tiến hành nộp
tiền thuế theo số tiền đã tính được vào Ngân sách nhà nước.
- Hạch toán bút toán thuế TNDN phải nộp năm 2016
Nợ TK 821:
Có TK 3334:

14.005.059.310
14.005.059.310

- Hạch toán kết chuyển chi phí thuế TNDN hiện hành
Nợ TK 911:
Có TK 821

14.005.059.310
14.005.059.310

Sau khi nhập liệu vào phần mềm thì số liệu sẽ được tự động cập nhật vào sổ
sách các tài khoản liên quan.

24



CHƯƠNG 3: MỘT SỐ GIẢI PHÁP NHẰM GÓP PHẦN HOÀN THIỆN
CÔNG TÁC KẾ TOÁN THUẾ GTGT VÀ THUẾ TNDN Ở CÔNG TY
TNHH BIA CARLSBERG
3.1. Đánh giá chung về công tác kế toán thuế GTGT tại Công ty TNHH Bia
Carlsberg Việt Nam
3.1.1. Ưu điểm
3.1.1.1. Về bộ máy kế toán

- Bộ máy kế toán được tổ chức khá đầy đủ, khoa học, thống nhất từ kế toán trưởng
xuống các nhân viên kế toán.
- Công ty có đội ngũ kế toán có chuyên môn cao và nhiều kinh nghiệm, thành thạo tiếng
anh, vi tính văn phòng, thành thạo phần mềm kế toán.
3.1.1.2. Về chính sách kế toán

-

Công ty có chi nhánh tại nhiều nơi, đều áp dụng chung một chính sách kế toán và phần
mềm kế toán.
3.1.1.3. Về hệ thống tài khoản

-

Sử dụng 2 hệ thống tài khoản Carlsberg và Việt Nam song song.
3.1.1.4. Về hệ thống chứng từ, sổ sách sử dụng:

-

Công ty sử dụng đầy đủ hệ thống chứng từ, các chứng từ được tập hợp đầy đủ theo
từng nghiệp vụ kinh tế phát sinh.


-

Quy trình luân chuyển chứng từ hợp lý góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho việc hạch
toán các nghiệp vụ kinh tế phát sinh chính xác.
3.1.1.5. Về công tác kế toán thuế GTGT và thuế TNDN

-

Luôn cập nhật nhanh nhất phiên bản mới phần mềm Hỗ trợ kê khai của Tổng Cục
Thuế theo đúng yêu cầu, giúp cho việc kê khai nhanh chóng và chính xác.

-

Kế toán kê khai đầy đủ các hóa đơn chứng từ hàng hóa dịch vụ mua vào, bán ra theo
đúng thời gian quy định.

-

Công ty lập Tờ khai thuế GTGT, Báo cáo tình hình sử dụng hóa đơn và nộp theo đúng
quy định của Cơ quan thuế.

-

Các hóa đơn GTGT hầu hết đều được thanh toán qua Ngân hàng.

-

Tờ khai quyết toán thuế GTGT và thuế TNDN luôn được lập đúng thời gian và quy
25



×