Tải bản đầy đủ (.pdf) (158 trang)

Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm bìm (Pharbitits nil (L.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.87 MB, 158 trang )

HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM

DƯƠNG THỊ DUYÊN

NGHIÊN CỨU XÁC ĐỊNH GIỐNG VÀ MỘT SỐ
BIỆN PHÁP KỸ THUẬT TRỒNG CÂY BÌM BÌM
(PHARBITIS NIL (L.) CHOISY) PHỤC VỤ SẢN XUẤT
DƯỢC LIỆU CHẤT LƯỢNG

LUẬN ÁN TIẾN SĨ

NHÀ XUẤT BẢN HỌC VIỆN NÔNG NGHIỆP - 2019


MỤC LỤC
Lời cam đoan ......................................................................................................................i
Lời cảm ơn ....................................................................................................................... ii
Mục lục ........................................................................................................................... iii
Danh mục chữ viết tắt.......................................................................................................vi
Danh mục bảng............................................................................................................... vii
Danh mục hình .................................................................................................................xi
Trích yếu luận án ............................................................................................................ xii
Thesis abstract ................................................................................................................xiv
Phần 1. Mở đầu................................................................................................................1
1.1.

Tính cấp thiết của đề tài .................................................................................... 1

1.2.

Mục tiêu nghiên cứu ......................................................................................... 2



1.2.1. Mục tiêu tổng quát...........................................................................................................2
1.2.2. Mục tiêu cụ thể ................................................................................................................2
1.3.

Phạm vi nghiên cứu .......................................................................................... 2

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu ....................................................................................... 2
1.3.3. Địa điểm nghiên cứu .......................................................................................................3
1.4.

Những đóng góp mới của luận án...................................................................... 3

1.5.

Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài ........................................................... 3

1.5.1. Ý nghĩa khoa học ............................................................................................................3
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn .............................................................................................................4
Phần 2. Tổng quan tài liệu ..............................................................................................5
2.1.

Giới thiệu chung về chi ipomoea và cây bìm bìm .............................................. 5

2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và phân bố của chi Ipomoea...............................................5
2.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea ..................................................................................5
2.2.

Một số kết quả nghiên cứu của cây bìm bìm Ipomoea nil trên thế giới và
Việt Nam .......................................................................................................... 8


2.3.

Một số kết quả nghiên cứu về biện pháp kỹ thuật trên một số cây trồng và
cây dược liệu .................................................................................................. 16

2.3.1. Một số kết quả nghiên cứu về tuyển chọn giống..........................................................17
2.3.2. Một số kết quả nghiên cứu về thời vụ trồng .................................................................17
2.3.3. Một số kết quả nghiên cứu về mật độ trồng .................................................................19

iii


2.3.4. Một số kết quả nghiên cứu kỹ thuật ngắt ngọn ............................................................24
2.3.5. Một số kết quả nghiên cứu về kiểu giàn leo .................................................................25
2.3.6. Một số kết quả nghiên cứu về phân bón .......................................................................27
2.4.

Nhận xét chung ............................................................................................... 31

Phần 3. Nội dung và phương pháp nghiên cứu ........................................................... 33
3.1.

Vật liệu nghiên cứu ......................................................................................... 33

3.1.1. Vật liệu nghiên cứu ..................................................... Error! Bookmark not defined.
3.2.

Nội dung nghiên cứu....................................................................................... 33


3.2.1. Nội dung 1: Thu thập và đánh giá đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống
bìm bìm..........................................................................................................................33
3.2.2. Nội dung 2: Nghiên cứu ảnh hưởng cúa các biện pháp kỹ thuật đến năng suất,
chất lượng dược liệu Bìm bìm ......................................................................................34
3.2.3. Nội dung 3 .....................................................................................................................34
3.3.

Phương pháp nghiên cứu................................................................................. 34

3.3.1. Phương pháp nghiên cứu các thí nghiệm ......................................................... 35
3.3.2. Phương pháp tiến hánh theo dõi các chỉ tiêu.................................................... 39
3.3.3. Phương pháp lấy mẫu và xử lí số liệu ..........................................................................42
Phần 4. Kết quả nghiên cứu .......................................................................................... 43
4.1.

Đánh giá đặc điểm nông sinh học của một số mẫu giống bìm bìm ................... 43

4.1.1. Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái rễ, thân, lá của các mẫu bìm bìm .....................43
4.1.2. Hình thái các bộ phận sinh sản của các mẫu bìm bìm .................................................47
4.1.3. Đặc điểm giải phẫu của các mẫu giống bìm bìm .........................................................51
4.1.4. Mật độ nhiễm sâu hại của các mẫu giống bìm bìm......................................................64
4.1.5. Kết quả định tính đúng của các mẫu bìm bìm so với chất chuẩn a.Cafeic và mẫu
chuẩn bằng sắc ký lớp mỏng (SKLM) .........................................................................65
4.1.6. Kết quả đánh giá đa dạng di truyền dựa trên các đặc điểm hình thái, sinh trưởng
của các mẫu giống bìm bìm ..........................................................................................66
4.1.7. Kết quả giám định tên khoa học .........................................................................67
4.1.8. Các yếu tố cấu thành năng suất và năng suất ...............................................................69
4.1.9. Phân tích tương quan của một số chỉ tiêu với năng suất các mẫu giống bìm bìm ......73
4.1.10. Chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm ......................................................75
4.1.11. Nhận xét nội dung nghiên cứu ......................................................................................77


iv


4.2.

Nghiên cứu một số biện pháp kỹ thuật nhằm nâng cao năng suất và chất
lượng dược liệu bìm bìm ................................................................................. 78

4.2.1. Nghiên cứu ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất và chất lượng dược liệu mẫu
giống bìm bìm IP3 và IP6 .............................................................................................78
4.2.2. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến năng suất và chất lượng dược
liệu bìm bìm mẫu giống IP3 .........................................................................................86
4.2.3. Nghiên cứu ảnh hưởng của kiểu giàn và mật độ đến năng suất và chất lượng
dược liệu bìm bìm .........................................................................................................94
4.2.4. Nghiên cứu ảnh hưởng của mật độ và kỹ thuật ngắt ngọn đến năng suất và chất
lượng dược liệu bìm bìm IP3 ......................................................................................102
4.2.5. Nghiên cứu ảnh hưởng tỷ lệ và liều lượng của N-P-K đến năng suất và chất
lượng dược liệu bìm bìm IP3 ......................................................................................110
4.2.6. Nghiên cứu ảnh hưởng của liều lượng N, P, K đến năng suất và chất lượng dược
liệu bìm bìm IP3 ..........................................................................................................118
4.2.7. Nội dung quy trình được bổ sung cải tiến sau khi nghiên cứu một số biện pháp kỹ
thuật .............................................................................................................................126
4.3.

Triển khai thử nghiệm mô hình trồng bìm bìm .............................................. 126

4.3.1. Kết quả về thời gian sinh trưởng của bìm bìm khi thử nghiệm mô hình ..................126
4.3.2. Kết quả về các chỉ tiêu phát triển rễ thân và lá của bìm bìm khi thử nghiệm mô
hình ..............................................................................................................................127

4.3.3. Chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô của cây bìm bìm tại các mô
hình thử nghiệm ..........................................................................................................128
4.3.4. Kết quả về các chỉ tiêu về cấu thành năng suất khi thử nghiệm mô hình..................129
4.3.5. Kết quả về các chỉ tiêu năng suất khi thử nghiệm mô hình .......................................130
4.3.6. Kết quả về chỉ tiêu chất lượng dược liệu bìm bìm khi thử nghiệm mô hình.............130
4.3.7. Hiệu quả kinh tế của các mô hình trồng .....................................................................131
Phần 5. Kết luận và kiến nghị ..................................................................................... 133
5.1.

Kết luận ........................................................................................................ 133

5.2.

Kiến nghị và đề xuất ..................................................................................... 133

Danh mục các công trình đã công bố liên quan đến luận án .......................................... 135
Tài liệu tham khảo ......................................................................................................... 136
Phục lục........................................................................................................................ 145

v


DANH MỤC CHỮ VIẾT TẮT
Từ viết tắt
BVTV
CK
cs
CT
CV(%)
Đ/C

DĐTQ
DĐVN IV

Nghĩa tiếng Việt
Bảo vệ thực vật
Chất khô
Cộng sự
Công thức
Hệ số biến động (Coefficient of variation) hay còn gọi là sai số thí nghiệm
Đối chứng
Dược điển Trung Quốc
Dược điển Việt Nam IV

ĐVT
Edo
FAO
h
LAI
LSD0,05
MH

Đơn vị tính
Là một giai đoạn trong lịch sử Nhật Bản từ năm 1603 đến năm 1868
Tổ chức nông lương thế giới (Food and Agriculture Organization)
Giờ
Chỉ số diện tích lá
Sai khác nhỏ nhất có ý nghĩa với mức ý nghĩa 0,05
(Least Significant Difference)
Mô hình


NN&PTNT
NSCT
NSLT
NSTT
NTSYS
NXB
P1000
R mm
Sgiờ
SKLM
SPAD

Nông nghiệp và phát triển nông thôn
Năng suất cá thể
Năng suất lý thyết
Năng suất thực thu
Phần mềm thống kê đặc điểm di truyền
NXB
Khối lượng 1000 hạt
Tổng lượng mưa (mm)
Tổng số giờ nắng (giờ)
Sắc kí lớp mỏng
Chỉ số hàm lượng chất diệp lục

TB
UBND
VSSG
Σ (t0C)

Trung bình

Ủy ban Nhân dân
Vi sinh sông Gianh
Tổng nhiệt độ (0C)

vi


DANH MỤC BẢNG
TT

Tên bảng

Trang

2.1.

Đặc điểm đài hoa của một số loài mang tên bìm bìm ............................................6

2.2.

Nhu cầu các chất dinh dưỡng đa lượng của cây ................................................... 28

3.1.

Thông tin các mẫu giống sử dụng trong nghiên cứu ............................................ 33

3.2.

Nội dung cải tiến của quy trình nghiên cứu so với quy trình đối chứng ............... 38


4.1.

Một số chỉ tiêu về đặc điểm hình thái rễ, thân, lá của các mẫu bìm bìm .............. 44

4.2.

Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của các mẫu bìm bìm........................... 47

4.3.

Cấu tạo giải phẫu rễ của các mẫu giống bìm bìm ................................................ 52

4.4.

Kết quả giải phẫu thân của các mẫu giống bìm bìm ............................................ 54

4.5.

Kết quả giải phẫu gân chính của lá các mẫu giống bìm bìm ................................ 56

4.6.

Cấu tạo giải phẫu phiến lá của các mẫu giống bìm bìm ....................................... 58

4.7.

Thời gian của giai đoạn sinh trưởng, phát triển của các mẫu giống bìm bìm ....... 59

4.8.


Đặc điểm sinh trưởng rễ, thân, lá, hoa của các mẫu giống bìm bìm (theo dõi
tại 90 ngày sau trồng) .......................................................................................... 61

4.9.

Chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô qua 3 giai đoạn sinh
trưởng của các mẫu giống bìm bìm ..................................................................... 63

4.10.

Mật độ nhiễm sâu hại của các mẫu giống bìm bìm .............................................. 65

4.11.

Kết quả giám định tên hoa khọc của các mẫu bìm bìm ........................................ 68

4.12.

Các yếu tố cấu thành năng suất của các mẫu giống của các mẫu bìm bìm
trong vụ xuân và vụ thu năm 2012 - 2013 ........................................................... 70

4.13.

Năng suất cá thể, năng suất lý thuyết và năng suất thực thu của các mẫu
giống giống bìm bìm ........................................................................................... 72

4.14.

Chất lượng dược liệu của các mẫu giống bìm bìm ............................................... 76


4.15.

Tỷ lệ mọc mầm và thời gian sinh trưởng qua các giai đoạn của hai mẫu
giống bìm bìm IP3 và IP6 .................................................................................... 78

4.16.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến chỉ số LAI, SPAD, tích lũy chất khô
của hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6 ................................................................ 81

4.17.

Thời vụ gieo trồng ảnh hưởng đến mật độ nhiễm một số sâu hại trên mẫu
giống IP3 và IP6 .................................................................................................. 82

vii


4.18.

Ảnh hưởng của thời vụ gieo trồng đến các yếu tố cấu thành năng suất của
hai mẫu giống bìm bìm IP3 và IP6 ...................................................................... 83

4.19.

Ảnh hưởng của thời vụ đến năng suất của của hai mẫu giống bìm bìm IP3
và IP6 .................................................................................................................. 84

4.20.


Ảnh hưởng của thời vụ đến một số chỉ tiêu chất lượng của các mẫu giống
bìm bìm ............................................................................................................... 85

4.21.

Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến thời gian, tỷ lệ mọc mầm và
thời gian qua các giai đoạn sinh trưởng của mẫu giống IP3 ................................. 87

4.22.

Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến chỉ số LAI, SPAD, tích lũy chất
khô qua các giai đoạn của mẫu giống IP3 ............................................................ 89

4.23.

Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến mật độ nhiễm sâu, bệnh của mẫu
giống bìm bìm IP3 ............................................................................................... 90

4.24.

Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ đến các yếu tố cấu thành năng suất của
mẫu giống bìm bìm IP3 ....................................................................................... 91

4.25.

Ảnh hưởng của thời vụ và mật độ trồng đến năng suất của mẫu giống bìm
bìm IP3 ................................................................................................................ 92

4.26.


Ảnh hưởng của mật độ và thời vụ đến chất lượng dược liệu bìm bìm mẫu
giống IP3 ............................................................................................................. 93

4.27.

Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến thời gian qua các giai
đoạn sinh trưởng phát triển .................................................................................. 94

4.28.

Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến chỉ số LAI , SPAD và khả
năng tích lũy chất khô qua 3 giai đoạn sinh trưởng.............................................. 96

4.29.

Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến mức độ nhiễm một số loại
sâu hại chính ........................................................................................................ 97

4.30.

Ảnh hưởng mật độ trồng và kiểu giàn leo đến các yếu tố cấu thành năng
suất và năng suất của cây bìm bìm biếc ............................................................... 98

4.31.

Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ trồng đến năng suất cây bìm bìm ........ 100

4.32.

Ảnh hưởng của kiểu giàn leo và mật độ đến một số chỉ tiêu chất lượng của

giống bìm bìm ................................................................................................... 101

4.33.

Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến thời gian qua các
giai đoạn sinh trưởng của mẫu giống bìm bìm ................................................... 102

viii


4.34.

Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến chỉ số LAI, SPAD
và khả năng tích lũy chất khô của mẫu giống bìm bìm IP3................................ 104

4.35.

Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến các yếu tố cấu thành
năng suất của cây bìm bìm................................................................................. 106

4.36.

Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến năng suất của mẫu
giống bìm bìm ................................................................................................... 108

4.37.

Ảnh hưởng của kỹ thuật ngắt ngọn và mật độ trồng đến chất lượng
dược liệu............................................................................................................ 109


4.38.

Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm ................................................... 110

4.39.

Ảnh hưởng của tỉ lệ và liều lượng phân bón N:P:K đến thời gian của các
giai đoạn sinh trưởng, phát triển ........................................................................ 111

4.40.

Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến chỉ số LAI, SPAD và khả
năng tích lũy chất khô........................................................................................ 112

4.41.

Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến mật độ nhiễm sâu hại của
IP3 ..................................................................................................................... 113

4.42.

Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến các yếu tố cấu thành
năng suất............................................................................................................ 114

4.43.

Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến năng suất ................................ 115

4.44.


Ảnh hưởng của tỉ lệ N:P:K và liều lượng N đến chất lượng dược liệu............... 116

4.45.

Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân cây bìm bìm ............................... 117

4.46.

Kết quả phân tích đất trước và sau thí nghiệm ................................................... 118

4.47.

Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến thời gian sinh của cây bìm bìm .............. 120

4.48.

Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến chỉ số diện tích lá (LAI), chỉ số SPAD
và khả năng tích lũy chất khô ............................................................................ 121

4.49.

Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến mật độ nhiễm sâu bệnh .......................... 121

4.50.

Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến các yếu tố cấu thành năng suất của
bìm bìm IP3 ....................................................................................................... 122

4.51.


Ảnh hưởng của liều lượng phân bón N:P:K đến năng suất hạt bìm bìm ............ 123

4.52.

Ảnh hưởng của liều lượng N:P:K đến chất lượng dược liệu .............................. 124

4.53.

Hiệu quả kinh tế của các công thức bón phân .................................................... 125

4.54.

Kết quả về thời gian sinh trưởng ở mỗi giai đoạn của cây bìm bìm khi thử
nghiệm mô hình ................................................................................................. 127

ix


4.55.

Khả năng sinh trưởng của cây bìm bìm tại các mô hình thử nghiệm ................. 128

4.56.

Kết quả về các chỉ tiêu về chỉ số LAI, SPAD và khả năng tích lũy chất khô
khi thử nghiệm mô hình..................................................................................... 128

4.57.

Kết quả về chỉ tiêu cấu thành năng suất của bìm bìm khi thử nghiệm

mô hình ............................................................................................................. 129

4.58.

Kết quả về năng suất khi áp thử nghiệm mô hình .............................................. 130

4.59.

Kết quả về chất lượng khi áp thử nghiệm mô hình ............................................ 131

4.60.

Hiệu quả kinh tế sau áp dụng quy trình trồng nghiên cứu và quy trình trồng
đối chứng với cây bìm bìm ................................................................................ 132

x


DANH MỤC HÌNH
TT
4.1.

Tên hình

Trang

Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh dưỡng và hình thái hoa nở của các mẫu
bìm bìm ............................................................................................................... 46

4.2.


Đặc điểm hình thái các cơ quan sinh sản của các mẫu giống bìm bìm ................. 50

4.3.

Cấu tạo giải phẫu rễ bìm bìm IP3 ........................................................................ 51

4.4.

Cấu tạo giải phẫu thân bìm bìm IP3..................................................................... 54

4.5.

Cấu tạo giải phẫu gân lá chính của bìm bìm IP3 .................................................. 56

4.6.

Cấu tạo giải phẫu phiến lá của bìm bìm IP3 ........................................................ 58

4.7.

Kết quả chạy sắc ký lớp mỏng ............................................................................. 66

4.8.

Kết quả đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống bìm bìm ......................... 67

4.9.

Phân tích tương quan của một số chỉ tiêu sinh trưởng với năng suất các mẫu

giống bìm bìm ..................................................................................................... 73

4.10.

Tương quan giải phẫu rễ, thân và lá với năng suất các mẫu giống ....................... 74

xi


TRÍCH YẾU LUẬN ÁN
Tên tác giả: Dương Thị Duyên
Tên Luận án: Nghiên cứu xác định giống và một số biện pháp kỹ thuật trồng cây bìm
bìm (Pharbitits nil (L.) Choisy) phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.
Chuyên ngành: Khoa học cây trồng

Mã số: 9 62 01 10

Tên cơ sở đào tạo: Học viện Nông nghiệp Việt Nam
Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu góp phần tuyển chọn giống bìm bìm cho năng suất và chất lượng,
phù hợp với vùng sản xuất. Xác định các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật độ,
kiểu giàn leo, ngắt ngọn) phù hợp cho cây bìm bìm góp phần hoàn thiện quy trình kỹ
thuật trồng bìm bìm làm nguyên liệu cho ngành dược.
Phương pháp nghiên cứu
Sử dụng 10 mẫu giống bìm bìm (Pharbitis sp) đang được sử dụng làm dược liệu,
thu thập từ các địa phương ở Việt Nam và Trung Quốc được ký hiệu từ IP1 đến IP10,
trong quá trình làm thí nghiệm 3 mẫu giống không mọc mầm nên không tiếp tục theo
dõi từ thí nghiệm 2. Thực hiện nghiên cứu các thí nghiệm về xác định giống và các thí
nghiệm về các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân bón, mật độ, giàn leo, ngắt ngọn). Các
thí nghiệm 1 nhân tố hoặc 2 nhân tố đều bố trí thí nghiệm theo phương pháp khối ngẫu

nhiên đầy đủ 3 lần nhắc lại. Diện tích mỗi ô thí nghiệm được bố trí từ 5 – 10 m2.
Phương pháp phân tích chất lượng dược liệu hạt bìm bìm theo Dược điển Trung Quốc
2010 tại Khoa công nghệ thực phẩm Học viện Nông nghiệp Việt Nam. Phân tích dinh
dưỡng đất trước và sau thí nghiệm: Chất hữu cơ – phương pháp Walkey –Back, đạm
tổng số - Phương pháp Kjieldahl tại Viện Quy Hoạch Nông nghiệp.
Phân tích giám định tên khoa học tại bộ môn Thực vật Trường Đại học Dược;
Giải phẫu tại Bộ môn Thực vật Học viện Nông nghiệp Việt Nam.
Đánh giá đa dạng di truyền của các mẫu giống bìm bìm bằng chương trình
NTSYS 2.1, đánh giá hệ số tương quan phần mềm R.
Địa điểm thí nghiệm được thực hiện tại Hà Nội, Bắc Giang.
Thời gian thực hiện từ năm 2012 – 2017.
Kết quả chính và kết luận
Đánh giá đa dạng di truyền và giám định tên khoa học của các mẫu giống bìm
bìm trong thí nghiệm thuộc 3 loài khác nhau: loài Ipomoea nil (L.) Roth gồm IP1; IP3;

xii


IP5; IP6, loài Ipomoea purpurea (L.) Roth gồm IP4; IP7 và loài Ipomoea indica
(Burm.) Merr. gồm IP2. Các đặc điểm khác biệt giữa các nhóm giống là thời gian sinh
trưởng, màu sắc tràng hoa, màu sắc hạt và khối lượng hạt.
Đã xác định được 2 mẫu giống bìm bìm, thuộc loài Ipomoea nil (L.): IP3; IP6,
trong đó IP6 cho năng suất cao nhất đạt 13,96 tạ/ha, hàm lượng chất chiết đứng thứ 2
đạt 22,04 %, IP3 cho năng suất đứng thứ 3 đạt 13,85 tạ/ha, hàm lượng chất chiết cao
nhất đạt 23,39 %.
Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng, chăm sóc bìm bìm: Thời
vụ trồng bìm bìm trong vụ thu từ 1/7 đến 1/8 với mật độ trồng 150.000 cây/ha, sử
dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm bìm và áp dụng
chế độ phân bón phù hợp: Công thức bón phân cho năng suất cao nhất đới với bìm
bìm là: 2 tấn phân vi sinh Sông Gianh + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha, năng

suất và chất lượng bìm bìm đạt cao nhất.

xiii


THESIS ABSTRACT
PhD candidate: Duong Thi Duyen
Thesis title : Research on determining varieties and some techniques of planting
Morning glory accessions (Pharbitis nil (L.) Choisy) for qualitatively medicinal
material production.
Major: Crop science

Code: 9 62 01 10

Educational organization: Vietnam National University of Agriculture (VNUA)
Research Objectives
Research on contributing to select the variety of glory morning with high
productivity and quality for medicinal material production and suitable for the
ecological areas. Identifying of optimal techniques (season, fertilizer, density, trellising,
topping) to improve the technical process of planting Morning glory using medicinal
materials for pharmaceutical industry.
Materials and Methods
Using 10 accessions of Pharbitis sp collected from locals in Vietnam and China,
which were marked from IP1 to IP10, during the experiment 1, of 3 accessions without
germinating so discontinue from experiment 2. Conducting on experiments of assessing
accessions and planting techniques (seasonal, fertilizer, density, trellising, topping).
One-factor or two-factor experiments is conducted following the Randomized Complete
Block Design with 3 replications. The area of each plot is arranged from 5 - 10 m2.
Analysis of quality of seed by China Pharmacopoeia 2010 at the Faculty of Food
Technology, Vietnam National University of Agriculture. Analysis of soil nutrients

before and after experiment: Organic matter - Walkey method - Total protein - Kjieldahl
method at Institute of Agricultural Planning Identifying the scientific names in the
Botanical Department University Pharmacy; anatomy at the Botanical Department of
Plant Sciences, Vietnam National University of Agriculture.
Evaluating the genetic diversity of accessions by using the NTSYS 2.1 Program,
evaluating the selectivity coefficient with the software R.
Experimental location were conducted in Hanoi, Bac Giang.
The implementation period is from 2012 - 2017.
Main findings and conclusions
Results of evaluation of genetic diversity and of identification of scientific name
of 7 morning glory accessions were classified 3 different species: Ipomoea nil (L.) Roth

xiv


(synonym: Ipomoea nil (L.) Choisy): IP1; IP3; IP5; IP6; Ipomoea purpurea (L.) Roth:
IP4; IP7 and Ipomoea indica (Burm.) Merr. (synonym: Ipomoea congesta R. Br.): IP2.
The different characteristics between accession groups are growth time, corolla color,
seed color and seed weight.
Identifying 3 Morning glory accessions (Ipomoea nil (L.) ) were : IP1; IP3; IP6,
in which IP6 has the highest yield of 13.96 quintals/ha, the second extracted subtance
content was 22.04%, IP3 has the third yield with 13.85 quintals / ha,the highest
extracted subtance content reached 23.39%.
Identifying some techniques for planting and taking care Morning glory
accessions 150,000 plants per hectare, using the H-shape climbing technique, no cutting
the branches of Morning glory and applying the appropriate fertilizer is: 2 tons of
fertilizer Song giang microbiology + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O/ha obtained
the highest of productivity and quality.

xv



PHẦN 1. MỞ ĐẦU
1.1. TÍNH CẤP THIẾT CỦA ĐỀ TÀI
Ở Việt Nam, họ Khoai lang (Convolvulaceae) có 20 chi với khoảng 100
loài. Trong đó, chi Ipomoea là chi lớn nhất, phân bố rộng khắp cả nước với
khoảng 35 loài, bao gồm một số loài là cây trồng như cây rau muống, khoai
lang..., còn lại đều là cây mọc tự nhiên. (Nguyễn Tiến Bân, 1997; Viện Dược
liệu, 2004). Tại Việt Nam gồm có 5117 loài, thuộc 1823 chi, 360 họ, của 8 ngành
Thực vật bậc cao có mạch cùng với một số loài thuộc nhóm Tảo lớn, Rêu và
Nấm lớn có công dụng làm thuốc (Viện Dược liệu, 2017). Một số loài được phát
hiện và sử dụng làm thuốc chữa bệnh như: Sâm Ngọc Linh (Panax
vietnamensis), Đinh lăng (Polyscias fruticosa), Ba kích (Gynochthodes
officinalis), bìm bìm biếc (Pharbitis nil)…
Cây bìm bìm biếc (Pharbitis nil (L.) Choisy hoặc gọi tên đồng danh là
Ipomoea nil (L.), thuộc chi Ipomoea, họ Khoai Lang (Convolvulaceae) là cây
thân thảo, phân bố rộng rãi ở khắp các vùng trong cả nước (Nguyễn Tiến Bân,
1997; Viện Dược liệu, 2004). Trong Y học cổ truyền, hạt bìm bìm biếc được sử
dụng với tác dụng điều trị viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun
đũa, sán xơ mít và hen suyễn có đờm (Võ Văn Chi, 2004; Đỗ Tất Lợi, 2004).
Trong Y học hiện đại, hạt Bìm bìm biếc được sử dụng trong các chế phẩm có tác
dụng nhuận gan, lợi mật, thông tiểu, giải độc.
Hiện nay, nhu cầu chăm sóc sức khỏe của xã hội ngày càng được quan
tâm và chú trọng. Với hoạt động cuộc sống ăn nhanh, uống vội, lao động căng
thẳng như thực tại, con người đã phải đối mặt với nhiều biểu hiện suy giảm sức
khỏe, suy giảm một số chức năng. Trong đó, cần kể đến sự suy giảm các chức
năng về gan, mật, giải độc... Và cây bìm bìm biếc có tác dụng rất tốt trong việc
điều trị này. Tuy nhiên, trên thực tế hạt bìm bìm là nguyên liệu sản xuất thuốc
(boganic, bổ gan...) chủ yếu được khai thác từ tự nhiên hoặc nhập từ Trung Quốc
dẫn đến chất lượng dược liệu không đồng đều, không ổn định, khó kiểm soát.

Điều đó sẽ làm ảnh hưởng tới chất lượng dược liệu đầu vào, ảnh hưởng đến hiệu
quả trong điều trị bệnh. Do đó, việc nghiên cứu nhằm đáp ứng nhu cầu về số

1


lượng cũng như chất lượng dược liệu là rất cần thiết. Nghiên cứu đưa cây bìm
bìm vào trồng trọt là một trong những giải pháp có tính bền vững, đem lại hiệu
quả cao trong việc trồng và phát triển nguồn dược liệu chất lượng, góp phần chủ
động nguồn nguyên liệu và nâng cao chất lượng dược liệu. Trong khi đó, việc
nghiên cứu về nguồn gen này ở Việt Nam còn chưa được quan tâm. Cũng chính
vì vậy việc chọn lựa giống và xác định biện pháp kỹ thuật trồng trọt cho cây bìm
bìm là rất cần thiết.
1.2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU
1.2.1. Mục tiêu tổng quát
Nghiên cứu góp phần tuyển chọn giống bìm bìm năng suất và chất lượng
dược liệu phù hợp với vùng sản xuất. Xác định các biện pháp kỹ thuật (thời vụ, phân
bón, mật độ, kiểu giàn leo, kỹ thuật ngắt ngọn) phù hợp cho cây bìm bìm góp phần
hoàn thiện quy trình kỹ thuật trồng bìm bìm làm nguyên liệu cho ngành dược.
1.2.2. Mục tiêu cụ thể
- Thu thập và đánh giá được đặc điểm nông sinh học của các mẫu giống
trong nghiên cứu, tuyển chọn mẫu giống cho năng suất và chất lượng dược liệu
tối ưu.
- Đánh giá được ảnh hưởng của các biện pháp kỹ thuật: thời vụ trồng; mật
độ, khoảng cách gieo trồng; phương pháp làm giàn leo; kỹ thuật ngắt ngọn và chế
độ bón phân từ đó xác định các biện pháp kỹ thuật trồng bìm bìm năng suất cao,
chất lượng dược liệu ổn định.
- Thử nghiệm mô hình trồng bìm bìm năng suất, chất lượng tại Gia Lâm –
Hà Nội và TP. Bắc Giang – Bắc Giang.
1.3. PHẠM VI NGHIÊN CỨU

1.3.1. Đối tượng nghiên cứu
Là các mẫu hạt giống bìm bìm được thu thập từ các địa phương của Việt
Nam được đối chứng với mẫu giống thu từ Trung Quốc.
1.3.2. Thời gian nghiên cứu
Từ tháng 3 năm 2012 đến tháng 12 năm 2017.

2


1.3.3. Địa điểm nghiên cứu
Nghiên cứu các nội dung tại Học viện Nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ,
Gia Lâm, Hà Nội: thực hiện thí nghiệm, phân tích hình thái vi phẫu.
Giám định tên khoa học tại Trường Đại học Dược Hà Nội.
Phân tích chất lượng dược liệu tại Khoa Công nghệ thực phẩm - Học Viện
Nông nghiệp Việt Nam.
Phân tích đất tại Viện Quy hoạch và Thiết kế Nông nghiệp.
Thử nghiệm mô hình trồng tại huyện Gia Lâm, TP. Hà Nội và TP. Bắc
Giang.
1.4. NHỮNG ĐÓNG GÓP MỚI CỦA LUẬN ÁN
Thông qua đánh giá đa dạng di truyền và giám định tên khoa học đã xác
định được các mẫu giống bìm bìm trong thí nghiệm thuộc 3 loài khác nhau:
Ipomoea nil (L.) Roth (synonym: Pharbitis nil (L.) Choisy): IP1; IP3; IP5; IP6;
Ipomoea purpurea (L.) Roth: IP4; IP7; Ipomoea indica (Burm.) Merr. (synonym:
Ipomoea congesta R. Br.): IP2. Các đặc điểm khác biệt giữa các nhóm giống là
thời gian sinh trưởng, màu sắc tràng hoa, màu sắc hạt và khối lượng hạt.
Đã xác định được mẫu giống bìm bìm IP3 của Việt Nam và IP6 của Trung
Quốc, đều thuộc loài Ipomoea nil (L.). Trong đó IP3 cho năng suất đạt 13,85
tạ/ha, hàm lượng chất chiết đạt 23,39 % và IP6 cho năng suất đạt 13,96 tạ/ha,
hàm lượng chất chiết đạt 22,04 %.
Đã xác định được một số biện pháp kỹ thuật trồng chăm sóc bìm bìm: Thời

vụ trồng bìm bìm trong vụ thu – đầu tháng 7 (1/7) với mật độ trồng 150.000
cây/ha, sử dụng kiểu giàn leo khung hình chữ H, không ngắt ngọn cho cây bìm
bìm và áp dụng chế độ phân bón phù hợp: Công thức bón phân cho năng suất cao
nhất đối với bìm bìm là: 2 tấn phân VSSG + 45 kg N + 90 kg P2O5 + 90 kg K2O,
năng suất và chất lượng bìm bìm đạt cao nhất.
1.5. Ý NGHĨA KHOA HỌC VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.5.1. Ý nghĩa khoa học
- Đây là một nghiên cứu khoa học có hệ thống đối với cây bìm bìm tại
Việt Nam. Kết quả nghiên cứu của đề tài là các dẫn liệu khoa học có giá trị để
xác định loài, giống bìm bìm, cũng như các biện pháp kỹ thuật trong việc cải tiến
quy trình trồng Bìm bìm cho năng suất và chất lượng.

3


- Luận án là tài liệu tham khảo có giá trị phục vụ cho công tác giảng dạy,
nghiên cứu về cây dược liệu nói chung và cây Bìm bìm nói riêng.
1.5.2. Ý nghĩa thực tiễn
Việc giám định được tên khoa học, xác định được một số mẫu giống bìm
bìm tiềm năng và một số biện pháp kỹ thuật canh tác cơ bản phù hợp cho cây
bìm bìm sinh trưởng phát triển tốt, năng suất, chất lượng cao trong vụ thu sẽ góp
phần vào việc hoàn thiện qui trình canh tác, mở rộng diện tích trồng bìm bìm
phục vụ sản xuất dược liệu chất lượng.

4


PHẦN 2. TỔNG QUAN TÀI LIỆU
2.1. GIỚI THIỆU CHUNG VỀ CHI IPOMOEA VÀ CÂY BÌM BÌM
2.1.1. Nguồn gốc, vị trí phân loại và phân bố của chi Ipomoea

Theo tài liệu ghi chép được từ đông y Trung Quốc cách đây hơn 1000
năm, Ipomoea nil được ghi nhận đầu tiên khi được sử dụng làm thuốc chữa bệnh
rất hiệu quả. Sau đó Ipomoea nil du nhập sang Nhật bản và được dùng làm cảnh.
Cách đây khoảng 200 năm, vào thời kì Edo, bìm bìm Ipomoea nil được coi là cây
trồng đóng vai trò quan trọng trong làm vườn (Lee, 2015).
Theo Lê Đình Bích (2005), họ Khoai lang (Convolvulaceae) gồm hơn 100
chi phân bố rông khắp trên thế giới với hơn 1600 loài. Chi Ipomoea là một chi
lớn gồm khoảng 500 loài, phân bố rộng rãi khắp các vùng nhiệt đới và cận nhiệt
đới, tập trung chủ yếu ở vùng nhiệt đới châu Phi và châu Mỹ (Viện Dược liệu,
2004). Cây bìm bìm thuộc chi Ipomoea, họ Khoai lang Convolvulaceae.
Trên thế giới, cây bìm bìm biếc mọc ở Ấn độ, Indonesia, Thái Lan,
Philippin, Trung Quốc... Ở Việt Nam, họ Khoai lang gồm 20 chi với khoảng 100
loài. Trong đó, chi Ipomoea chiếm số loài lớn nhất với khoảng 35 loài. Một số
loài là cây trồng như rau muống, khoai lang, còn lại mọc tự nhiên, mọc hoang ở
nhiều tỉnh, thường mọc ở vùng núi thấp, trung du và đồng bằng, mọc hoang dại ở
các bờ rào trong vườn, ven đường đi, phân bố rộng khắp tại các vùng trong cả
nước như: Tam Đảo, Lào Cai, Yên Bái, Hà Nội (chủ yếu Hà Tây cũ) và một số
nơi khác (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
2.1.2. Đặc điểm chung của chi Ipomoea
Đặc điểm hình thái của chi Ipomoea
Theo thực vật chí Đông Dương, các loài thuộc chi Ipomoea có một số đặc
điểm chung sau đây: Cây thảo hoặc dây leo, có tua cuốn, bò sát đất, hiếm khi đứng
thẳng. Lá mọc so le, mép lá nguyên hoặc chia thùy, gốc lá hình tim. Cụm hoa xim,
có chồi nách, một hoặc nhiều hoa; có lá bắc, rụng sớm hoặc vĩnh viễn. Hoa màu
tím, trắng hoặc vàng. Lá đài ở bên thường lớn hơn, hiếm khi nhỏ hoặc tất cả bằng
nhau. Tràng hoa hình chuông, hình phễu hoặc hình ống hẹp hoặc không hẹp; phiến
hoa có 5 nếp, chia thùy ngắn. Nhị hoa bằng nhau hoặc không, hiếm khi đính ở giữa
ống hay bên trên mà thường dính phía đáy ống, gần như luôn thụt vào. Bao phấn

5



thẳng hoặc cong, hoặc cuộn lại thành hình xoắn ốc sau khi mở. Chỉ nhị luôn nhú,
đính với bầu nhụy ở bên trên. Đĩa mật có hình ống, ngắn, nằm ở đáy bầu. Bầu
nhụy 2 ô, mỗi ô 2 lá noãn, hiếm khi 3-4 ô; vòi nhụy mảnh như sợi chỉ. Quả nang,
hình cầu hoặc ovan. Hạt hình tròn, nhẵn hoặc có nhiều lông (Devall, 1992).
Một số loài mang tên bìm bìm thuộc chi Ipomoea
Theo khóa phân loại của Trung Quốc của Wu (1995) các loài mang tên
bìm bìm gồm: I. indica, I. purpurea, I. nil, I. hederacea khác nhau về đặc điểm
của đài hoa.
Bảng 2.1. Đặc điểm đài hoa của một số loài mang tên bìm bìm

Đặc
điểm
đài
hoa

I. Indica

I. Purpurea

Lông
mềm
hoặc
lông tơ,
hoặc
nhẵn

Lông cứng, gốc
đài hoa phình lên

Lá đài hình mũi
mác rộng có đỉnh
thu hẹp, màu
xanh, ngắn hoặc
dài hơn hoa.

I. Nil

I. Hederacea

Lá đài hình mũi mác, màu xanh, có đỉnh kéo
dài hơn so với toàn bộ hoa
Đỉnh lá đài thu hẹp
dần dần, gần thẳng,
không lan rộng

Đỉnh lá đài thu hẹp
đột ngột, gần như lan
rộng hoặc gần tròn
Nguồn: Wu (1995)

Đặc điểm hình thái loài bìm bìm biếc (Ipomoea nil (L.) Roth):
Theo Đỗ Huy Bích và cs. (2004), bìm bìm biếc có đăc điểm: Thân mảnh,
dây leo quấn, có những điểm lông hình sao, lá mọc so le, hình tim, phiến lá
nguyên hay xẻ 3 thùy, nhẵn và xanh ở mặt trên, xanh nhạt và có lông ở mặt dưới;
cuống lá dài 5 – 9 cm, gầy, nhẵn. Hoa màu hồng tím hoặc lam nhạt, lớn, mọc
thành xim 1 – 3 hoa ở kẽ lá. Đài có 5 răng đều, hẹp nhọn. Tràng hình phễu, ống
màu trắng, 4 cánh mỏng hàn liền. Nhị 5, không đều, dính ở gốc tràng, không thò
ra ngoài. Chỉ nhị phồng, có lông ở gốc. Bao phấn hình mũi tên. Bầu giữa, 3 ô,
mỗi ô 2 lá noãn. Vòi nhụy mảnh như sợi chỉ, đính noãn trung tâm. Quả nang,

hình cầu, nhẵn, đường kính 8 mm, 3 ngăn. Hạt 2 – 4, hình 3 cạnh, lưng khum, hai
bên dẹt, nhẵn, màu đen hoặc trắng, dài 5 – 8 mm, rộng 3 – 5 mm. Mùa hoa quả
kéo dài từ tháng 4 đến tháng 6, quả chín vào các tháng 7 – 10, nông dân hái về
đập lấy hạt phơi khô.

6


Cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng, sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm.
Trong một năm, thân và cành có thể vươn dài đến 10 m. Cây có khả năng đẻ
nhánh khỏe từ các chồi ở kẽ lá. Cây ra hoa quả nhiều hằng năm. Số cây con mọc
từ hạt xung quanh cây mẹ cũng thấy nhiều. Khi cây bị chặt phá nhiều trong năm,
phần còn lại vẫn có khả năng tái sinh được (Đỗ Huy Bích và cs., 2004).
Thành phần hóa học:
Theo Võ Văn Chi (2004), thành phần hoá học của hạt bìm bìm biếc gồm
có glucosid, nhựa 14,2 – 15,3%. Các thành phần hoá học khác của hạt cây bìm
bìm biếc (Ipomoea nil (L.) Choisy.) được nêu trong cuốn Encyclopedia of
Traditional Chinese Medicines (2010), gồm có: Chanoclavine, Elymoclavine,
Acid Gallic, Gibberellin A3, Gibberellin A5, Gibberellin A20, Isopenniclavine,
Lysergol, Acid Nilic, Penniclavine, Acid Pentanic.
Công dụng
Hạt bìm bìm biếc hay còn gọi là khiên ngưu tử được sử dụng để điều trị
viêm thận phù thũng, xơ gan cổ trướng; táo bón; giun đũa, sán xơ mít và hen
suyễn có đờm (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Một số đơn thuốc có hạt bìm bìm biếc:
Chữa các chứng phù thũng, chướng:
Bài 1: Khiên ngưu 10g, nước 300ml. Sắc còn 150ml, chia 2 lần uống trong
ngày, nếu tiểu tiện nhiều được thì khỏi. Có thể tăng liều uống cao hơn tùy theo
bệnh, có thể uống tới 40g. Bài thuốc này có tác dụng chữa phù thũng, nằm ngồi
không được.

Bài 2: (Châu xa hoàn): Khiên ngưu 40g, đại hoàng 20g, cam toại 10g, đại
kích 10g, nguyên hoa 10g, thanh bì 10g, trần bì 10g, mộc hương 5g, khinh phấn
1g. Tất cả tán mịn, trộn đều, hoàn thành viên, ngày uống 1 lần, mỗi lần 3g. Có
tác dụng lợi thủy, hành khí. Dùng trong trường hợp bụng trướng, chân tay phù
nề, ngực bụng đầy tức, khó thở, đại tiện bí, tiểu tiện ít.
Bài 3: Trướng bụng do xơ gan hoặc viêm thận mãn tính: Khiên ngưu tử
80g, hồi hương 40g. Tât cả nghiền mịn, trộn đều. Mỗi ngày uống 1 lần, mỗi lần
8g, uống khi đói bụng, chiêu thuốc bằng nước sôi, uống liên tục trong 2 – 3 ngày.
Bài 4: Chữa phù do viêm thận: Khiên ngưu tử 100g, nghiền mịn: táo tàu
80g, hấp chín, bỏ hột, giã nát, gừng tươi 500g, giã nát vắt lấy nước, bỏ bã. Tất cả

7


đem trộn đều thành một thứ bột nhão, cho vào nồi hấp 30 phút, trộn đều, lại hấp
thêm 30 phút nữa là được. Lượng thuốc trên chia đều thành 8 phần, ngày uống 3
lần: sáng – trưa – chiều, mỗi lần uống 1 phần, sau 2 – 5 ngày thì hết; kiêng muối
trong 3 tháng (Đỗ Tất Lợi, 2004).
Bài thuốc sử dụng vị thuốc Khiên ngưu tử sử dụng tại Việt Nam như:
Thuốc BOGANIC là sản phẩm của công ty dược phẩm Traphaco- một
trong những công ty dược phẩm hàng đầu Việt Nam. Thuốc BOGANIC giúp
phòng và hỗ trợ điều trị viêm gan do thuốc, hóa chất, tăng cường chức năng gan
– giải độc – mát gan. Đây là loại thuốc được sử dụng phổ biến và cũng được bán
rộng rãi trên các nhà thuốc trong cả nước. Với thành phần và liều dùng như sau:
1 viên nang mềm: Cao Actiso 200mg, Cao rau đắng đất 150mg, Cao bìm bìm
16mg, tá dược vừa đủ, dùng cho người lớn: mỗi lần 1-2 viên, ngày 3 lần, dùng
cho trẻ em trên 8 tuổi: mỗi lần 1 viên, ngày 2-3 lần. với 1 viên bao đường/ 1 viên
bao phim: Cao Actiso 100mg, Cao rau đắng đất 75mg, cao bìm bìm 7,5g, tá dược
vừa đủ, dùng cho người lớn: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 2 – 4 viên, dùng cho trẻ
em: Ngày uống 3 lần, mỗi lần 1 – 2 viên.

2.2. MỘT SỐ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU CỦA CÂY BÌM BÌM IPOMOEA
NIL TRÊN THẾ GIỚI VÀ VIỆT NAM
Nghiên cứu về ảnh hưởng của điều kiện sinh thái tới sinh trưởng và phát
triển của cây bìm bìm Ipomoea nil
Cây bìm bìm Ipomoea nil phản ứng với quang chu kì rất chặt chẽ, đặc biệt
là trong điều kiện thiếu ánh sáng. Một số nghiên cứu về cây bìm bìm Ipomoea nil
trên dòng Violet cho rằng ở nhiệt độ tối ưu từ 25 - 30oC, thời gian cảm ứng tối
thích hợp nhất là 16h, cây bìm bìm IP.nil sẽ cho hoa nhiều nhất (Takimoto,
1964). Tác giả cũng tiến hành thí nghiệm trong các nhiệt độ khác nhau với các
khoảng thời gian cảm ứng tối khác nhau. Kết quả chỉ ra rằng để cây có thể ra hoa
ở nhiệt độ càng thấp thì thời gian cảm ứng tối yêu cầu cũng cần phải nhiều hơn.
Nếu cây bìm bìm Ipomoea nil được liên tục chiếu sáng trước thời kỳ cảm ứng
trong tối thì sự ra hoa tăng gần như tuyến tính trong thời gian cảm ứng tối. Nếu
cây được kích thích bằng 8 hoặc 12 giờ chiếu sáng trước 8 giờ cảm ứng tối thì sự
ra hoa tăng từng bước, chứng tỏ một nhịp sinh học đã được thay đổi để đáp ứng
với chu kỳ ánh sáng (quang kỳ) và nhịp này bắt đầu hình thành khi được chiếu
sáng. Tuy nhiên, thời gian tác động ngắt quãng bởi ánh sáng đỏ thì không thay

8


đổi ở bất kỳ nhiệt độ nào. Như vậy, đối với cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth,
có ít nhất 3 kiểu thời gian tác động lên sự ra hoa theo quang chu kỳ: thứ nhất là
khoảng thời gian mà sự ra hoa tăng theo thời gian trong tối, thời kỳ này rất nhạy
cảm với nhiệt độ; thứ hai là thời gian bắt đầu nhịp sinh học (được tính từ khi cây
được chiếu sáng); thứ 3 là khoảng thời gian không nhạy cảm với nhiệt độ nhưng
nhạy cảm với ánh sáng, tối đa trong 8h đầu khi bắt đầu cảm ứng tối. Để có được
khoảng thứ 3, cây cần được chiếu sáng ít nhất 4 giờ trước khi đưa vào cảm ứng
tối (Takimoto, 1964).
Cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth dòng Violet cũng thường được sử

dụng như là cây mô hình cho các nghiên cứu về quang chu kì vì các đặc tính tốt
của nó như: (1) cây có thể ra hoa ngay sau một chu kỳ chiếu sáng ngày đêm
(Imamura and Marushige, 1976); (2) lá mầm rất nhạy cảm với quang chu kì
(Vince-Prue and Gressel, 1985); (3) hạt Mọc mầm nhanh (sau 2 ngày ở khoảng
nhiệt độ 25oC) (Vince-Prue and Gressel, 1985); (4) hoa phát triển rất nhanh và
cho phép thu thập số liệu trong khoảng từ sau khi hoa nở từ 3 - 4 tuần. Nghiên
cứu về sự ra hoa trên tác động của chênh lệch thời gian chiếu sáng và nhiệt độ
ngày đêm của Cheryl and John (1997) trên cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth
dòng Violet, khẳng định tỉ lệ giữa thời gian chiếu sáng ngày và đêm cũng như
nhiệt độ ảnh hưởng đến tỷ lệ nở hoa trên cây và tỷ lệ cây cho hoa ở chồi và nách.
Tỷ lệ nở hoa tăng khi nhiệt độ ban ngày tăng từ 12 tới 30oC, nhiệt độ ban đêm
tăng từ 24 tới 30oC và đạt cao nhất khi tỉ lệ nhiệt độ ngày và đêm là 24/30 hoặc
30/30. Tuy nhiên, Ikeda (1965) lại cho rằng cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth
chỉ ra hoa trong điều kiện 16h cảm ứng tối tại 25oC và không chịu ảnh hưởng của
nhiệt độ ban ngày. Có sự khác nhau như vậy là do điều kiện thí nghiệm ở độ tuổi
cây khác nhau và chất lượng ánh sáng khác nhau. Cùng với đó, theo King et al.
(1978), Shinozaki (1972), Ikeda (1959) and Cheryl (1997) đều khẳng định bức xạ
không ảnh hưởng tới sự ra hoa trên cây Bìm bìm.
Đỗ Huy Bích và cs. (2004) cho rằng cây bìm bìm biếc ưa ẩm, ưa sáng,
sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm. Cây bìm bìm thích nghi với đất ẩm, giàu
dinh dưỡng, nhưng có thể thích nghi rộng với điều kiện ngoại cảnh (Bryson and
DeFelice 2009, 2010; USDA 2011) cho rằng điều kiện thích hợp nhất để hạt bìm
bìm mọc mầm là nhiệt độ ngày đêm 20/12,5oC đến 35/25oC, hạt có thể mọc mầm
tới 89% khi ở nhiệt độ 30/20oC. Nhiệt độ thấp quá hoặc cao quá đều ảnh hưởng
đến tỷ lệ mọc mầm hạt Bìm bìm. Về chế độ ánh sáng, thay đổi thời gian chiếu

9


sáng không ảnh hưởng đến khả năng mọc mầm của hạt Bìm bìm. Về độ ẩm, bìm

bìm có thể mọc mầm 10% ở độ ẩm thấp tương đương 20,3 và 20,4 Mpa và trên
mức đó, hạt không mọc mầm. Tác giả cũng cho rằng, hạt bìm bìm có khả năng
chống chịu với mặn khá tốt. Hạt có thể mọc mầm được 40% tại nồng độ muối là
50mM và 10% ở nồng độ 200 mM. pH đất cũng ảnh hưởng đến khả năng mọc
mầm của hạt Bìm bìm, tỷ lệ mọc mầm cao nhất ở pH = 6, cao hơn và thấp hơn, tỷ
lệ mọc mầm giảm. Tỷ lệ mọc mầm đạt cao nhất 94% khi gieo ở độ sâu từ 0 – 2
cm. Tỷ lệ mọc mầm giảm mạnh 76% khi gieo ở độ sâu 4 cm hoặc sâu hơn. Tác
giả kết luận, môi trường có ảnh hưởng mạnh mẽ đến khả năng mảy mầm của hạt
Bìm bìm.
Nhiều nghiên cứu cho thấy quá trình ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil
(L.) Roth có thể bị điều chỉnh bởi GA tùy thuộc vào loại GA, liều lượng và thời
gian sử dụng có liên quan đến giai đoạn cảm ứng tối. Nếu bón GAs trong khoảng
thời gian từ 11 đến 17 giờ trước giai đoạn cảm ứng tối có thể kích thích ra hoa
nhưng nếu bón 24 giờ sau giai đoạn cảm ứng tối lại làm kìm hãm sự ra hoa. Khi
sử dụng các loại GA khác nhau với nồng độ khác nhau cho thấy rằng hiệu quả
kéo dài thân như sau: 2,2-dimethyl GA4 > GA32> GA3> GA5> GA7 >GA4 và
tác dụng của GA4 là thấp hơn so với 2,2-dimethyl GA4 khoảng 50-100 lần. Tuy
nhiên, hiệu quả của GAs đối với kéo dài gốc và ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea
nil (L.) Roth là trái ngược nhau. Một lượng lớn GAs gấp 10-50 lần so với lượng
cần cho ra hoa để tối đa chiều dài thân được sử dụng và không bị ảnh hưởng bởi
thời gian cảm ứng tối. Vì thế, cần phải có thời gian bón và hàm lượng thích hợp
(ví dụ sử dụng GA3) để cây vừa tối đa hóa dài thân và kích thích ra hoa. Mặt
khác, các GAs cũng được khẳng định là có tác động làm kéo dài cuống lá, thân
mầm và diện tích lá mầm, sự thay đổi có thể thấy được từ ngày thứ 2 và kết thúc
trong 9 ngày (Roderick et al., 1987).
Theo Ogawa (1981) cho rằng liều kích thích sự ra hoa có thể lên tới
0,1µg/ cây. Khi sử dụng liều GA3 nồng độ 10µg/cây, cho dù hòa tan trong cồn
hay nước đều gây ức chế khả năng ra hoa của cây bìm bìm Ipomoea nil (L.)
Roth. Xét riêng về tác động của GA3, trong nghiên cứu của Ogawa (1981) nhận
thấy việc sử dụng GA3 với liều 2,5x10-2µg/ cây là đủ để gây ra tác dụng rõ rệt

trong việc kích thích sự ra hoa, đồng thời cũng làm dài ngọn cây, tuy nhiên nếu
sử dụng cho lá mầm thì không có tác động kích thích ra hoa hay kéo dài ngọn. Sự
thúc đẩy ra hoa của GA3 lả mạnh nhất khi nó được sử dụng ngay trước khoảng

10


thời gian cảm ứng với bóng tối và không nhận thấy tác dụng nào của GA3 nếu sử
dụng nó ngay sau, sau vài giờ hoặc cuối thời gian cảm ứng bởi bóng tối. Bên
cạnh đó, kết quả nghiên cứu cũng chỉ ra rằng sự tác động làm dài thân của GA3
là không phụ thuộc vào thời gian sử dụng (Ogawa, 1981).
Tuy nhiên tới năm 1996, giả thuyết của Takeno cho rằng GA3 không phải
là yếu tố quyết định của bìm bìm với phản ứng quang chu kì. Trong lá mầm của
cây bìm bìm Ipomoea nil (L.) Roth cũng chứa một lượng lớn GAs, trong khi đó,
ở lá đầu tiên thì hàm lượng GAs lại nhỏ hơn và thường không xác định được.
Nghiên cứu của Takeno trên chủng Violet đã xác định được vai trò của GAs với
phản ứng quang chu kì trong cây thông qua của chất ức chế tổng hợp GAs là (2chloroethyl) trimethyl ammonium chloride (CCC). Khi lá đầu tiên của cây đạt
kích thước 10mm hoặc rộng hơn, lá bắt đầu có phản ứng với quang chu kì tối và
bắt đầu ra hoa. Tuy nhiên, với cây con không có lá mầm, tác động của CCC
không làm ảnh hưởng tới việc cây ra hoa. Ngược lại, với cây con có lá mầm, tác
động của CCC làm ức chế ra hoa. Takeno tiếp tục tiến hành bón GA3 thông qua
chồi non và qua lá của cây con không có lá mầm, kết quả là cây vẫn cho hoa.
Điều này đã chứng rỏ rằng GAs không phải là yếu tố quyết định cho việc ra hoa
trên nách lá, nhưng nó có tác dụng kích thích ra hoa ở chồi non (Takeno, 1996).
Nghiên cứu về các chất điều hòa sinh trưởng kích thích ra hoa trên cây
bìm bìm gồm có Gibberellins (Galoch et al., 2002; King et al., 1987; Wijayanti
et al., 1997), cytokinins (Friedman et al., 1990; Galoch et al.,1996; Halevy et al.,
1991) và prostaglandins (Groenewald et al., 2001) và các chất ức chế ra hoa trên
cây bìm bìm bao gồm: auxins (Kulikowska-Gulewska et al., 1995; Wijayanti et
al., 1997), ethylene (Amagasa and Suge, 1987; Kesy et al., 2008), jasmonic acid

(Maciejewska and Kopcewicz, 2003), abscisic acid (Wijayanti et al., 1997;
Wilmowicz et al., 2008) và brassinosteroids (Wilmowicz et al., 2013). Trong số
đó, auxin và ethylene là hai chất có tác dụng ức chế sự ra hoa mạnh nhất trên cây
Bìm bìm. Tác động hiệu quả nhất của auxin là khi tác dụng trực tiếp trên lá mầm
ngay trước hoặc trong thời gian cảm ứng tối (Amagasa and Suge, 1987;
Friedman et al., 1990; Kulikowska-Gulewska et al., 1995; Ogawa and Zeevaart,
1967). Cùng với đó, hàm lượng auxin nội sinh ở lá mầm của cây bìm bìm con
luôn duy trì ở mức thấp trong suốt khoảng đầu thời gian cảm ứng tối, và chỉ tăng
trong khoảng từ 8 đến 12h cảm ứng tối (Bodson, 1985). Việc bón đồng thời
auxin với AVG (chất ức chế tổng hợp Ethylene) phục hồi hiệu quả tác động của

11


×