Tải bản đầy đủ (.doc) (7 trang)

Lý thuyết di truyền menđen – 34 câu có đáp án

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (109.85 KB, 7 trang )

Câu 1: Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung:
A. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
C. Các gen không alen với nhau cũng phân bố trên một NST.
D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Đáp án : D
Câu 2: Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau thì kết luận nào dưới đây là đúng?
A. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính Y.
B. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính X.
C. Gen quy định tính trạng nằm trong ti thể.
D. Gen quy định tính trạng nằm trên NST giới tính hoặc trong ti thể.
Đáp án : D Nếu kết quả của phép lai thuận và lai nghịch mà khác nhau có thể kết luận rằng các gen không
nằm trên NST thường => gen nằm trên NST giưới tính hoặc nằm ngaoif tế bào chất ( trong ti thể hoặc lục
lạp )
So sánh các đáp án thấy đáp án D là đầy đủ ý nhất
Câu 3: Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật PLĐL là:
A. Số lượng cá thể ở các thế hệ lai phải đủ lớn để số liệu thống kê được chính xác.
B. Sự phân li của các NST như nhau khi tạo giao tử và sự kết hợp ngẫu nhiên của các giao tử khi thụ tinh.
C. Mỗi cặp gen phải nằm trên các cặp NST tương đồng khác nhau.
D. Các giao tử và các hợp tử có sức sống như nhau. Sự biểu hiện hoàn toàn của tính trạng.
Đáp án : C Điều kiện nghiệm đúng đặc trưng của quy luật PLĐL là: Mỗi cặp gen phải nằm trên các cặp NST
tương đồng khác nhau (điều kiện này nhất thiết phải thỏa mãn)
Câu 4: Ở một loài thực vật, màu sắc hoa được quy định bởi một cặp alen trội lặn không hoàn toàn trong đó
A quy định màu đỏ và a quy định màu trắng. Hình dạng quả lại được quy định bởi một cặp alen trong đó B
quy định quả tròn và b quy định quả dài (trội lặn hoàn toàn). Nếu các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do thì có
bao nhiêu tổ hợp giao tử và có bao nhiêu kiểu hình được tạo ra:
A. 6 kiểu hình và 6 kiểu gen.
B. 4 kiểu hình và 9 kiểu gen.
C. 6 kiểu hình và 9 kiểu gen.
D. 4 kiểu hình và 6 kiểu gen.
Đáp án : C Đây là phép lai 2 cặp tính trạng trong đó 1 cặp tính trạng trội lặn không hoàn toàn (màu sắc hoa)


và một cặp tính trạng trội lặn hoàn toàn (hình dạng quả). Do là phân li độc lập và tổ hợp tự do nên:
Số kiểu hình tối đa về 2 cặp này là: (1 : 2: 1)(3 : 1) = 6 kiểu hình.
Số kiểu gen tối đa là: 32 = 9 kiểu gen.
Câu 5: Xét hai phép lai đơn gen giữa 2 bố mẹ thuần chủng dưới đây:
Bố quả đỏ x mẹ quả vàng: F1 thu được 100% quả đỏ.
Bố quả vàng x mẹ quả đỏ: F1 thu được 100% quả đỏ.
Điều này chứng tỏ:
A. Gen quy định mày sắc quả nằm trên NST giới tính X.
B. Gen quy định mày sắc quả nằm trên NST Y.
C. Tính trạng do gen nằm ngoài tế bào chất quy định.
D. Tính trạng do gen nằm trên NST thường.
Đáp án : D Tính trạng do gen nằm trên NST thường.
Câu 6: Trong nghiên cứu của Menden, khi đem lai cơ thể bố mẹ khác nhau về một cặp tính trạng thuần
chủng tương phản. Các con lai:
A. Biểu hiện tính trạng trung gian giữa bố và mẹ.
B. Biểu hiện các kiểu hình giống bố.
C. Biểu hiện kiểu hình giống bố hoặc mẹ.
D. Biểu hiện kiểu hình giống mẹ.
Đáp án : C Con lai biểu hiện kiểu hình giống bố hoặc mẹ tùy thuộc vào bố hay mẹ mang tính trạng trội.
Câu 7: Các tính trạng duy truyền có phụ thuộc vào nhau xuất hiện ở:
A. Định luật phân li độc lập.
B. Quy luật liên kết gen và quy luật phân tính.
C. Quy luật liên kết gen và quy luật phân li độc lập.
D. Quy luật liên kết gen và quy luật hoán vị gen.


Đáp án : D Các tính trạng duy truyền có phụ thuộc vào nhau khi các gen quy định các tính trạng đó nằm trên
cùng 1 cặp NST; khi đó các tính trạng di truyền theo các hiện tượng liên kết gen hoàn toàn hoặc hoán vị gen.
Câu 8: Giống nhau giữa các quy luật di truyền của Menden là:
A. Đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập.

B. Kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng 1 gen.
C. Nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là triển khai của
biểu thức (3+1)n.
D. Khi F1 là di hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kieur gen bằng 1:2:1.
Đáp án : B Loại trừ các đáp án A. Đều được phát hiện dựa trên cơ sở các gen phân li độc lập vì quy luật
phân li chỉ xét 1 cặp tính trạng do 1 cặp gen quy định không có hiện tượng phân li độc lập.
Loại trừ đáp án C. Nếu bố mẹ thuần chủng về n cặp gen tương phản thì con lai F1 đều có tỉ lệ kiểu hình là
triển khai của biểu thức (3+1)n - sai vì nếu vố mẹ thuần chủng tương phản thì F1 luôn có kiểu gen dị hợp và
đồng tính không có hiện tượng phân li kiểu hình.
Loại trừ các đáp án D. Khi F1 là di hợp lai với nhau thì F2 có tỉ lệ phân li về kieur gen bằng 1:2:1.
Đáp án B. Kiểu tác động giữa các alen thuộc cùng 1 gen ở các quy luật đều là hiện tượng trội hoàn toàn.
Câu 9: Cá chép không vẩy có KG Aa, cá chép có vẩy là aa, KG AA làm cho trứng không nở thành con. Khi
lai 2 cá chép không vẩy thì tỉ lệ KH ở đời con là:
A. 1 cá chép không vẩy: 3 cá chép có vẩy. B. 3 cá chép không vẩy: 1 cá chép có vẩy.
C. 2 cá chép không vẩy: 1 cá chép có vẩy. D. 1 cá chép không vẩy: 2 cá chép có vẩy.
Đáp án : C Khi lai 2 cá chép không vẩy Aa Ab D d� AB D
x Aa 1 AA không nở: 2 Aa cá không vẩy: ab X X  x   ab X Y  
1aa cá có vẩy. Tỉ lệ KH ở đời con là 2 cá
chép không vẩy: 1 cá chép có vẩy
Câu 10: Điều kiện nào sau đây là kiều kiện đúng của quy luật phân li:
A. Quá trình giảm phân diễn ra bình thường.
B. Quá trình giảm phân diễn ra không bình thường.
C. Xảy ra sự tiếp hợp và chao đổi chéo.
D. Các alen trong mỗi cặp gen tương tác với nhau.
Đáp án : A Quy luật phân li mỗi tính trạng được quy định bởi 1 cặp alen. Do sự phân li đồng đều của cặp
alen trong giảm phân tạo giao tử nên mỗi tử chỉ chứa 1 alen của cặp. Điều kiện nghiệm đúng của quy luật là
quá trình giảm phân bình thường , 2 NST trong mỗi cặp NST mang cặp len phân li đồng đều về 2 cực của tế
bào nên tạo 2 loại giao tử, Trong đó mỗi loại giao tử chứa 1 NST của cặp mang 1 alen.
Câu 11: Làm thế nào để phân biệt được 2 cặp gen dị hợp nào đó phân li độc lập với nhau:
A. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 1 loại kiểu hình đồng loạt, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập.

B. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 4 kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng nhau , thì 2 cặp gen đó
phân li độc lập.
C. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1; 1 : 1, thì 2 cặp gen đó phân li độc
lập.
D. Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập.
Đáp án : C Hai cặp gen dị hợp nào đó phân li độc lập với nhau thì khi giảm phân sẽ cho 4 loại giao tử với tỉ
lệ ngang bằng nhau nên khi phân tích sẽ tạo ra đời con có tỉ lệ 1:1:1:1. Xét các đáp án :
A.Nếu kết quả của phép lai phân tích cho 1 loại kiểu hình đồng loạt, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập - sai.
Hai cặp gen nằm trong tế bào chất và di truyền theo dòng mẹ nên đời con có kiểu hình 100% giống mẹ.
B.Nếu kết quả của phép lai phân tích tích cho 4 kiểu hình nhưng với tỉ lệ không bằng nhau , thì 2 cặp gen đó
phân li độc lập - sai. hai cặp gen này nằm trên 1 cặp NST và xảy ra hiện tượng hoán vị gen với tần số > 50%.
C.Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ phân li kiểu hình là 1 : 1; 1 : 1, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập
- đúng. Tuy nhiên trường hợp này còn có thể là hiện tượng hoán vị với tần số 50%.
D.Nếu kết quả của phép lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình là 1 : 1, thì 2 cặp gen đó phân li độc lập - sai. Hai
cặp gen này thuộc cùng 1 cặp NST và liên kết hoàn toàn nên khi giảm phân cho 2 loại giao tử chiếm tỉ lệ
ngang nhau; do đó lai phân tích cho tỉ lệ kiểu hình 1 : 1.
Câu 12: Điều nào không chính xác khi nói về biến dị tổ hợp?
A. Không liên quan đến các hoạt động của nhiễm sắc thể.
B. Xuất hiện riêng lẻ, ngẫu nhiên, không xác định.
C. Di truyền được, có lợi, có hại hoặc trung tính.
D. Không liên quan đến sự biến đổi cấu trúc của gen.


Đáp án : A Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ trước để tạo thành tổ hợp gen mới
làm xuất hiện kiểu hình mới.
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là do hiện tượng phân li độc lập, hoán vị gen xảy ra trong giảm phân tạo ra
các loại giao tử có tổ hợp gen khác nhau kết hợp với hiện tượng tổ hợp tự do của các giao tử trong giảm
phân tạo thành các hợp tử có tố hợp gen mới, làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Biến dị tổ hợp phát sinh 1 cách riêng lẻ ở các cá thế. Biến dị tố hợp làm tăng tính đa dạng của sinh vật; cung
cấp nguyên liệu cho tiến hóa và chọn giống.

Câu 13: Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là gì?
A. Sự kết hợp ngẫu nhiên của các loại giao tử đực và cái, tạo thành nhiều kiểu tổ hợp giao tử.
B. Sự tổ hợp lại các gen do phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp NST, hay do sự hoán vị gen trong
giảm phân.
C. Sự phân li độc lập và tổ hợp tự do của các cặp tính trạng khi bố, mẹ có kiểu hình khác nhau.
D. Sự giảm số lượng NST trong giảm phân đã tạo tiền đề cho sự hình thành các hợp tử lưỡng bội khác nhau.
Đáp án : B Biến dị tổ hợp là sự tổ hợp lại vật chất di truyền của thế hệ trước đế tạo thành tổ hợp gen mới làm
xuất hiện kiểu hình mới.
Cơ chế phát sinh biến dị tổ hợp là do hiện tượng phân li độc lập, hoán vị gen xảy ra trong giảm phân tạo ra
các loại giao tử có tố hợp gen khác nhau kết hợp với hiện tượng tổ hợp tự do của các giao tử trong giảm
phân tạo thành các hợp tử có tổ hợp gen mới làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 14: Trong phép lai 1 cặp tính trạng người ta thu được tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 135 cây hoa tím: 45
cây hoa vàng:45 cây hoa đỏ và 15 cây hoa trắng. Quy luật di truyền nào sau đây chi phối tính trạng màu hoa
nói trên?
A. Tác động gen kiểu bổ trợ.
B. Tác động gen kiểu át chế.
C. Quy luật hoán vị gen.
D. Định luật phân li độc lập.
Đáp án : A Trong phép lai 1 cặp tính trạng người ta � thu được tỉ lệ kiểu hình ở con lai là 135 cây hoa tím:
45 cây hoa vàng:45 cây hoa đỏ và 15 cây hoa trắng tương đương tỉ lệ 9 hoa tím : 3 hoa vàng : 3 hoa đỏ : 1
hoa trắng F1 có 9 + 3 + 3 + 1 = 16 tổ hợp mỗi bên đời P tạo 4 giao tử P dị hợp 2 cặp gen phân li độc lập
Aabb P: AaBb x AaBb F1: 9 A-B- : 3A-bb : 3aaB- : 1aabb quy định kiểu hình 9 hoa tím : 3 hoa vàng : 3
hoa đỏ : 1 hoa trắng. Như vậy kiểu gen có đồng thời A-B- thì quy định hoa tím; kiểu gen chỉ có A (A-bb)
quy định hoa vàng hoặc hoa đỏ, kiểu gen chỉ có B (aaB- ) quy định hoa đỏ hoặc hoa vàng Quy luật di truyền
chi phối tính trạng màu hoa nói trên là quy luật tương tác giữa các gen không alen kiểu bổ sung.
Câu 15: Người ta dễ dàng phát hiện ra 1 gen đột biến lặn nào đó nằm trên NST giới tính X hơn là phát hiện
1 gen đột biến lặn nằm trên NST thường của người là vì:
A. Tất cả các alen lặn trên X đều có thể biểu hiện ra kiểu hình.
B. Phần lớn các gen trên X không có alen tương ứng trên Y.
C. NST X hoàn toàn không có vùng tương đồng trên Y.

D. Tất cả các alen lặn trên NST thường cần tới 2 alen mới biểu hiện ra kiểu hình, còn alen lặn trên X chỉ cần
1 alen đã biểu hiện ra kiểu hình.
Đáp án : D Người ta dễ dàng phát hiển ra 1 gen đột biến lặn nào đó nằm trên NST giới tính X hơn là phát
hiện 1 gen đột biến lặn nằm trên NST thường của người là vì: Gen lặn trên NST thường chỉ biểu hiện kiểu
hình khi tồn tại ở trạng thái đồng hợp aa (cần có 2 gen); còn gen trên NST X thường không có alen trên Y
nên gen lặn sẽ biểu hiện thành kiểu hình ngay cả khi chỉ có 1 gen XaY.
Câu 16: Cho cây hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây
hoa đỏ , quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài; 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. từ kết quả
của phép lai này, kết luận nào được rút ra là đúng;
A. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn cùng thuộc 1 NST.
B. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả dài cùng thuộc 1 NST.
C. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn liên kết không hoàn toàn.
D. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn liên kết hoàn toàn.
Đáp án : B
Cho cây hoa đỏ quả tròn tự thụ phấn, người ta thu được đời con có tỉ lệ kiểu hình phân li: 510 cây hoa đỏ ,
quả tròn: 240 cây hoa đỏ, quả dài; 242 cây hoa trắng, quả tròn: 10 cây hoa trắng, quả dài. Xét riêng từng cặp
tính trạng:
� trắng = (510 + 240) : (242 + 10) 3:1 Hoa đỏ trội
Màu sắc hoa: P: hoa đỏ x hoa đỏ F1: hoa đỏ : hoa
hoàn toàn so với hoa trắng, kiểu gen đời P là dị hợp Aa x Aa.


� tròn : quả dài = (510 + 240) : (242 + 10) 3:1 quả
Hình dạng quả: P : quả tròn x quả tròn F1: quả
tròn trội hoàn toàn so với quả dài, kiểu gen đời P là dị hợp Bb.

Xét đòng thới 2 cặp tính trạng: P hoa đỏ,
10
quả tròn tự thụ phấn thu được F1 có 4 kiểu 510  240  342  10
hình trong đó hoa trắng, quả dài aa, bb

chiếm tỉ = 0,01 khác với tỉ lệ 1/16 của di truyền độc lập và tỉ lệ 1/4 của di truyền liên kết hoàn toàn. Mà hoa
trắng quả dài aabb chiếm tỉ lệ 0,01 Đời P tạo giao tử ab chiềm tỉ lệ 0,1 (0,1ab x 0,1ab = 0,01 aabb) đây là
giao tử hoán vị.
Vậy 2 tính trạng trên di truyền theo kiểu liên kết
Ab không hoàn toàn và kiểu gen đời P là ( gen quy
định màu hoa đỏ và gen quy định quả dài nằm trên aB  1 NST và gen quy định màu hoa trắng và gen quy
định quả tròn nằm trên 1 NST)
Đáp án B.
Loại trừ các đáp án:
A. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn cùng thuộc 1 NST - sai
C. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn liên kết không hoàn toàn - sai vì A, B. Thuộc 2 NST
khác nhau nên không liên kết với nhau.
D. Alen quy định màu hoa đỏ và alen quy định quả tròn liên kết hoàn toàn - sai vì A, B thuộc 2 NST khác
nhau nên không liên kết với nhau.
Câu 17: Cho cây thân cao lai với cây thân cao, F1 được 75% cây cao, 25% cây thấp. Để khẳng định cây cao
là tính trạng trội thì phải có điều kiện:
A. Mỗi gen chỉ có 2 alen.
B. P phải thuần chủng.
C. Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng.
D. Tính trạng do 1 cặp gen quy định.
Đáp án : D Cho cây thân cao lai với cây thân cao, F1 được 75% cây cao, 25% cây thấp. Để khẳng định cây
cao là tính trạng trội thì phải có điều kiện: D.tính trạng do 1 cặp gen quy định.
Loại trừ các đáp án: A.mồi gen chỉ có 2 alen. Các gen có nhiều alen theo thứ tự trội lặn hoàn toàn ta cũng có
kết quả 3 trội : 1 lặn.
B.P phải thuần chủng( sai) vì nếu P thuần chủng thì F1 sẽ đồng tính 100% 1 tính trạng không phân li.
C.Mỗi cặp gen nằm trên 1 cặp NST tương đồng. trường hợp 2 cặp gen nằm trên 1 cặp NST liên kết hoàn
toàn cũng có thể cho kiểu hình 3 trội : 1 lặn.
Câu 18: Tại sao nhiều bệnh di truyền do gen nằm trên NST giới tính ở người lại dễ được phát hiện hơn so
với bệnh di truyền do gen nằm trên NST thường.
A. NST thường luôn luôn tồn tại thành từng cặp còn NST giới tính thì không.

B. Tập tính phân li của các NST giới tính khác với NST thường.
C. Có hiện tượng bất hoạt trên NST giới tính X.
D. Giữa 2 NST giới tính X và Y có đoạn không tương đồng rất lớn.
Đáp án : D Nhiều bệnh di truyền do gen nằm trên NST giới tính ở người lại dễ được phát hiện hơn so với
bệnh di truyền do gen nằm trên NST thường. Vì NST thường luôn luôn tồn tại thành từng cặp còn NST giới
tính thì giữa 2 NST giới tính X và Y có đoạn không tương đồng rất lớn. Nên khi quan sát dưới kính hiển vi
cặp NST giới tính quan sát thấy rõ hơn rất nhiều so với NST thường.
Câu 19: Cho biết mỗi tính trạng do 1 cặp gen quy đinh và phân li độc lập với nhau. Ở đời con của phép lai
AaBbDdEe x AaBbDdEe, kiểu hình có 2 tính trạng trội chiếm, tỉ lệ:
A. .
B. .
C. .
D. .
27
9
..
Đáp án : B Xét riêng từng cặp gen quy định các
128
256
16
64 cặp tính trạng là:
Đời
con


kiểu hình mang 2 tính trạng trội, 2 tính trạng lặn chiếm tỉ lệ là:
2
2
�3 � �1 � 27
� �. � �

�4 � �4 � 128


Câu 20: Nếu alen A trội hoàn toàn so với alen a, bố mẹ đều dị hợp tử (Aa x Aa), thì xác suất để có được
đúng 3 người con có kiểu hình trội trong một gia đình có 4 người con là:
A. 56,5%.
B. 60%.
C. 42,2%.
D. 75%.
Đáp án : C Nếu alen A trội hoàn toàn so
với alen a, bố mẹ đều dị hợp tử (Aa x Aa),
thì xác suất để cặp vợ chồng này sinh con
bình thường là 3/4: con bị bệnh là 1/4 (Aa
x Aa 3/4A : 1/4aa).
3
Vậy xác suất để có được đúng 3 người
�3 � 1 27
con có kiểu hình trội trong 1 gia đình có 4
� �. 
�4 � 4 64
người con là: hay 42,2% Đáp án C.
Câu 21: Trường hợp nào sau đây được
xem là lai thuận nghịch?
A. ♂AA x ♀aa và ♂Aa x ♀aa.
B. ♂AA x ♀aa và ♂AA x ♀aa
C. ♂AA x ♀aa và ♂aa x ♀AA
D. ♂Aa x ♀Aa và ♂Aa x ♀AA
Đáp án : CLai thuận nghịch là các phép lai trong đó ở phép lai này cơ thế có kiểu di truyền 1 làm bố cơ thể
có kiểu di truyền 2 làm mẹ; còn ờ phép lai khác thì vai trò làm bố và làm mẹ được thay đổi: cơ thể cỏ kiểu di
truyền 2 làm bố còn cơ thế có kiểu di truyền 1 làm mẹ

Câu 22:
Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung:
A. Làm hạn chế xuất hiện biến dị tổ hợp.
B. Các gen phân li ngẫu nhiên và tổ hợp tự do.
C. Các gen không alen với nhau cũng phân bố trên một NST.
D. Làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Đáp án : D Hiện tượng hoán vị gen và phân li độc lập có đặc điểm chung là giúp các gen tổ hợp lại với nhau
tạo liên nhiều kiểu gen khác nhau qui định các kiểu hình mới làm xuất hiện biến dị tổ hợp.
Câu 23: Điểm giống nhau giữa đột biến và biến dị tổ hợp là:
A. Đều phát sinh và biểu hiện ngay trong quá trình sống của cơ thể.
B. Đều là những biến đổi có liên quan đến vật chất di truyền.
C. Đều tạo ra kiểu hình không bình thường.
D. Đều mang tính đồng loạt theo hướng xác định.
Đáp án : B
Loại trừ đáp án A vì biến dị tổ hợp phát sinh trong quá trình sinh sản hữu tính của đời bố mẹ nhưng biểu
hiện ờ đời con.
Loại trừ C vì biến dị tổ hợp xuất hiện kiểu hình mới nhung các tính trạng tạo thành kiểu hình đã có ở các thế
hệ trước.
Loại trừ D vì đột biến phát sinh riêng lẻ khác nhau ờ các cá thể khác nhau và không có hướng xác định.
Câu 24: Điều kiện nghiệm đúng định luật phân li của Menđen là
A. Tính trạng trội là trội hoàn toàn.
B. Quá trình giảm phân xảy ra bình thường.
C. Số lượng cá thể đem lai phải lớn.
D. Cá thể đem lai phải thuần chủng.
Đáp án : B Điều kiện nghiệm đúng định luật phân li của Menđen là quá trình giảm phân xảy ra bình thường
(chú ý là quy luật phân li chứ ko phải phân li độc lập)
Câu 25: Ý nghĩa thực tiễn của qui luật phân li độc lập là
A. Cho thấy sự sinh sản hữu tính là bước tiến hoá quan trọng của sinh giới.
B. Chỉ ra sự lai tạo trong chọn giống là cần thiết.
C. Tạo ra nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho chọn giống.

D. Giải thích nguyên nhân của sự đa dạng của những loài sinh sản theo lối giao phối.
Đáp án : C Phân li độc lập tạo nguồn biến dị tổ hợp cung cấp cho chọn giống
Câu 26: Ở đậu Hà Lan, khi lai giữa đậu hạt vàng
31 thuần chủng với đậu hạt xanh được F1 đồng loạt
 
hạtvàng ; F2 thu được tỉ lệ hạt vàng và hạt xanh.
4 Cho F2 tự thụ phấn thu được F3 . Xác suất để
chọn ngẫu nhiên được một cây hạt vàng là dị hợp tử
ở F3 là bao nhiêu?
A. 40%
B. 25%
C. 66,67%
D. 62,5%


Đáp án : A P: AA x aa => F1: Aa (vàng) =>
F2 tự thụ => F3: AA : (AA : Aa : aa) : aa

12 F2: AA : Aa : aa
124
3 4 2
3
                      AA : Aa :  aa
8 2  8
8
5

%Aa (trong các cây hạt vàng) là = =
40%
Câu 27:

Loại biến dị không được xếp cùng loại với các loại biến dị còn lại là:

A. Biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm.
B. Biến dị tạo ra hội chứng Đao ờ người
C. Biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người
D. Biến dị tạo ra thể mắt dẹt ở ruồi giấm.
Đáp án : D Các dạng biến dị sau:
biến dị tạo thể chứa 9 nhiễm sắc thể trong tế bào sinh dưỡng của ruồi giấm 2n = 8 là dạng đột biến lệch bội
thể 3 nhiễm. biến dị tạo ra hội chứng Đao ờ người là dạng đột biển lệch bội thế 3 nhiễm của cặp NST số 21.
c. biến dị tạo ra hội chứng Claiphentơ ở người là dạng đột biến lệch bội cặp NST giới tính dạng XXY.
D. biến dị tạo ra thể mắt dẹt ờ ruồi giấm là dạng đột biến cấu trúc NST dạng lặp đoạn NST X.
Vậy dạng đột biến khác với những dạng còn lại là đột biến thể mắt dẹt ở ruồi giấm.
Câu 28: Điểm giống nhau giữa các hiện tượng: di truyền độc lập, hoán vị gen và tương tác gen là:
A. Các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do
B. Tạo ra các biến dị tổ hợp
C. Thế hệ F1 luôn tạo ra 4 kiểu giao tử tỉ lệ bằng nhau
D. tạo ra thế hệ con lai ở F2 có 4 kiểu hình
Đáp án : B Điểm giống nhau giữa các hiện tượng: di truyền độc lập, hoán vị gen và tương tác gen là: B. Tạo
ra các biến dị tổ hợp. Các gen tổ hợp lại tạo thành các tổ hợp gen khác nhau làm xuất hiện kiểu hình mới.
Loại bỏ các đáp án:
A. các gen phân li độc lập, tổ hợp tự do. Hiện tượng này không phù hợp với hoán vị gen: Các gen không
alen cùng nằm trên 1 NST không phân li độc lập. c. thế hệ F1 luôn tạo ra 4 kiểu giao tử tỉ lệ bằng nhau không phù họp với hoán vị gen. Cơ thể dị hợp 2 cặp gen nếu xảy ra hoán vị với tần số nhỏ hơn 50% sẽ tạo
thành 4 loại giao tử nhưng gồm 2 nhóm có tỉ lệ khác nhau: Nhóm giao tử liên kết chiếm tỉ lệ lớn còn giao tử
hoán vị chiếm tỉ lệ nhỏ.
D. tạo ra thế hệ con lai ở F2 có 4 kiểu hình - không phù hợp với hoán vị gen và tương tác gen. Tương tác gen
có thể tạo thành 2 kiểu hình (tỉ lệ 9:7) hoặc 3 kiểu hình (tỉ lệ 9:6:1). Trường hợp dị hợp tử chéo 1 giới liên
kết hoàn toàn còn 1 giới xảy ra hoán vị thì thế hệ con xuất hiện 3 kiểu hình với tỉ lệ 1:2:1.
Câu 29:
Câu nào sau đây sai?
A. Loài càng tiến hóa sẽ có chu kì nguyên phân càng lớn.

B. Chu kì nguyên phân là thời gian xảy ra một đợt nguyên phân từ đầu kì trung gian đến cuối kì cuối.
C. Chu kì nguyên phân tỉ lệ nghịch với số đợt nguyên phân.
D. Các giai đoạn trong một chu kì nguyên phân sẽ khác nhau giữa các loài, khác nhau.
Đáp án : A Mức tiến hóa cao hay thấp không phụ thuộc vào chu kì nguyên phân
Câu 30:
Gọi a (a ≤ n) là số cặp NST tương đồng mà mỗi cặp đều gồm 2 NST có cấu trúc giống nhau. Trong điều kiện
không xảy ra trao đổi đoạn và không xảy ra đột biến. Số kiểu giao tử của loài là:
n

na
A.
B.
C.
D. a. 2n22
a   
Đáp án : A Số kiểu giao tử của loài trong điều
2n  a kiện của đề bài là: kiểu
Câu 31: Nội dung nào sau đây sai?
A. Thụ tinh là quá trình phối hợp yếu tố di truyển của bố và mẹ cho con.
B. Các tinh trùng sinh ra qua giảm phân đều thụ tinh với trứng để tạo hợp tử.
C. Mỗi tinh trùng kết hợp với một trứng tạo ra một hợp tứ.
D. Thụ tinh là quá trình kết hợp bộ NST đơn bội của giao tử đực với giao tử cái để phục hồi bộ NST lường
bội cho hợp tử.
Đáp án : B Chí có một số tinh trùng thụ tinh với trứng để tạo hợp tử.


Câu 32: Cho biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Theo lí thuyết, phép lai nào
sau đây tạo ra ở đời con có 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình?
A. AaBbDd × aabbDD
B. AaBbdd × AabbDd.

C. AaBbDd × aabbdd.
D. AaBbDd × AaBbDD.
Đáp án : A8 = 2 x 2 x 2
4=2x2x1
Phép lai AaBbDd x aabbDD tạo ra 8 loại kiểu gen và 4 loại kiểu hình
Câu 33: Biết mỗi gen quy định một tính trạng, gen trội là trội hoàn toàn. Trong trường hợp không xảy ra đột
biến, theo lí thuyết, phép lai nào sau đây cho đời con có nhiều loại kiểu hình nhất?
A. AaBbDd × AaBbDd.
B.
AB DE AB DE
x
C.
D.
Abab
ABDdEd AB
AB dE
D
X X
Ddxx ab Xdd
Xd
Đáp án : D
aB ab
ab
ab
AaBbDd x AaBbDd => 2 x 2 x 2 = 8 loại
kiểu hình
=> 4 x 2 = 8 loại kiểu hình (nếu có hoán vị) AB DE AB DE
 x  
 
=> 4 x 2 = 8 (nếu có hoán vị)

Ab dE AB
ab
ab dd
dE 
Dd
 
x
 
=> 4 x 3 = 12 (nếu có hoán vị)
AbaBD d ab
AB D
X X  x  
X Y 
Câu 34: Bản chất quy luật phân li của
ab
ab
Menđen là
A. sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong quá trình giảm phân.
B. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 3 : 1.
C. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 1 : 1 :1.
D. sự phân li kiểu hình ở F2 theo tỉ lệ 1 : 2 : 1.
Đáp án : A Bản chất quy luật phân li của Menđen là sự phân li đồng đều của các alen về các giao tử trong
quá trình giảm phân.



×