Tải bản đầy đủ (.ppt) (43 trang)

Hướng dẫn xác định nội hàm phan tích tieu chí tự đánh giá chất lượng cơ sở giáo dục phổ thông 2019

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (85.49 KB, 43 trang )

PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

XÁC ĐỊNH
NỘI HÀM VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ

NGỌC HỒI 2019


PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO

NỘI DUNG
1. ĐẶT VẤN ĐỀ
2. XÁC ĐỊNH NỘI HÀM VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
3. VÍ DỤ MINH HỌA (3)


ĐẶT VẤN ĐỀ 20
• Khi triển khai hoạt động TĐG, CQG tại một số
đơn vị đã gặp khó khăn khi xác định đúng, đủ
nội hàm (yêu cầu) chỉ báo, tiêu chí của tiêu
chuẩn đánh giá.
• Cục QLCL ban hành “Hướng dẫn xác định nội
hàm, tìm tiêu chí”. Văn bản này hỗ trợ nhà
trường xác định đúng, đủ nội hàm chỉ báo, tiêu
chí. Tuy nhiên, không ít nhà trường đã vận dụng
máy móc trong việc xác định nội hàm và “lệ
thuộc” các minh chứng được gợi ý trong văn
bản.


ĐẶT VẤN ĐỀ


• Kết quả, việc xây dựng các Phiếu đánh giá tiêu
chí không đúng, đủ nội hàm, MC ít “đặc thù”
của từng nhà trường, nên đơn điệu trong việc mô
tả hiện trạng (trả lời đạt hay không đạt các yêu
cầu), xác định điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch
cải tiến chất lượng không phù hợp.
• Do vậy, ngoài việc xác định nội hàm, phải chú ý
đến việc phân tích tiêu chí, tìm MC từng tiêu chí.


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
1. Các mức đánh giá
•Đánh giá theo 4 Mức (1, 2, 3 và 4)
•Tiêu chí đánh giá được công nhận đạt khi tất cả các
chỉ báo trong tiêu chí đạt yêu cầu. Chỉ báo được công
nhận đạt khi tất cả các nội hàm đạt yêu cầu.
Ví dụ: Tiêu chí 2.2: Đối với giáo viên
Mức 1: Nếu 3 chỉ báo (a, b, c) đều đạt, thì Tiêu chí
2.2 đạt yêu cầu (Mức 1)


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
Mức 2: Nếu 3 chỉ báo (a, b, c) đều đạt, thì tiêu chí 2.2
đạt yêu cầu (Mức 2)
Mức 3: Nếu 2 chỉ báo (a, b) có chỉ báo a đạt, chỉ báo b
không đạt, thì tiêu chí 2.2 không đạt yêu cầu (Mức 3)
Tổng hợp: Tiêu chí 2.2 đạt Mức 2



XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
Chỉ báo c (Mức 2) có 3 nội hàm:
•Có khả năng tổ chức các hoạt động trải nghiệm,
hướng nghiệp, định hướng phân luồng cho HS (Đạt)
•Có khả năng hướng dẫn nghiên cứu khoa học (Đạt)
•Giáo viên bị kỷ luật từ hình thức cảnh cáo trở lên
(Không đạt)
Kết luận: Chỉ báo c: Không đạt


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
2. Nội hàm chỉ báo, tiêu chí đạt hay không yêu cầu theo
nguyên tắc trong chu kỳ 5 năm. Tuy nhiên, có những nội
hàm chỉ báo, tiêu chí được đánh giá đạt hay không đạt
yêu cầu tại thời điểm TGĐ nhà trường.
Ví dụ: Chỉ báo a (Mức 2) Tiêu chí 2.2: Đối với GV
Trong 05 năm liên tiếp tính đến thời điểm đánh giá, tỷ lệ
giáo viên trên chuẩn trình độ đào tạo được duy trì ổn
định và tăng dần theo lộ trình phù hợp.
...


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
Có những nội hàm chỉ báo, tiêu chí được đánh giá đạt
hay không đạt yêu cầu tại thời điểm TGĐ nhà trường.
Ví dụ: Tiêu chuẩn 3: CSVC và thiết bị dạy học

1. Tiêu chí 3.1: Khuôn viên, khu sân chơi, bãi tập
2. Tiêu chí 3.2: Phòng học, phòng học bộ môn và khối
phục vụ học tập
...


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
3. Chỉ báo, tiêu chí có nội hàm “theo quy định”:
Khi xác định nội hàm, phải xem xét theo những quy
định nào ? Tính hiệu lực của văn bản này trong chu kỳ
đánh giá 5 năm ? (VD: Tchí 3.1. mức 2, csố a; Tchí 3.2).
4. Hướng dẫn xác định nội hàm và gợi ý tìm MC:
•Trường THCS, trường PT có nhiều cấp học;
•Trường tiểu học.


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
5. Phân tích tiêu chí (20) (Phụ lục 4a và 4b_tr35)
•Xác định đúng, đủ nội hàm chỉ báo, tiêu chí trong điều kiện
cụ thể của nhà trường
•Mỗi chỉ báo có một hoặc nhiều nội hàm, nên phải xác định
đúng, đủ nội hàm;
•Trong mỗi tiêu chí, chỉ báo thường có những từ, cụm từ có ý
nghĩa như là “từ khóa”, nên chú ý những từ này để xác định
đúng, đủ nội hàm.


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM

VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
6. Nhà trường có thể tự đặt ra và trả lời câu hỏi:
•Nhà trường có hay không lập kế hoạch thực hiện
các yêu cầu ?
•Nhà trường đã thực hiện, đã hoàn thành, đã đạt
được yêu cầu chưa ?


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
• Những yêu cầu đã đạt được của nhà trường so với
các trường khác cùng có điều kiện tương đồng, so
với các yêu cầu chung như thế nào ?
• Nhà trường đã thực hiện “vượt trên” yêu cầu như
thế nào ?
• Nhà trường rà soát, kiểm tra việc thực hiện yêu cầu
như thế nào ?


XÁC ĐỊNH NỘI HÀM
VÀ PHÂN TÍCH TIÊU CHÍ
• Những bằng chứng để khẳng định nhà trường có
kế hoạch, thực hiện yêu cầu, rà soát, kiểm tra, điều
chỉnh việc thực hiện các yêu cầu đó không,...?
Trả lời những câu hỏi trên, nhà trường đã phân tích
được tiêu chí, định hướng được việc thu thập minh
chứng và chuẩn bị cho các bước tiếp theo của quy
trình TĐG.



VÍ DỤ MINH HỌA
Tiêu chí 1.1: Phương hướng, chiến lược xây dựng và PT
nhà trường (Mức 1: 3; Mức 2: 1; Mức 3: 1)
MỨC 1
a) Phù hợp mục tiêu giáo dục được quy định tại Luật
giáo dục, định hướng phát triển KT-XH của địa phương
theo từng giai đoạn và các nguồn lực của nhà trường.


VÍ DỤ MINH HỌA
Nội hàm chỉ báo a:
•Phù hợp với mục tiêu của GDPT được quy định tại
Luật giáo dục (Điều 27 Văn bản hợp nhất Luật giáo
dục số 07/VBHN-VPQH ngày 31/12/2015);
•Phù hợp với định hướng phát triển KT-XH của địa
phương theo từng giai đoạn;
•Phù hợp với các nguồn lực của nhà trường.


ĐIỀU 27. MỤC TIÊU CỦA GDPT
1. Giúp HS phát triển toàn diện về đạo đức, trí tuệ,
thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ bản, phát triển
năng lực cá nhân, tính năng động và sáng tạo, hình
thành nhân cách con người Việt Nam XHCN, xây
dựng tư cách và trách nhiệm công dân; chuẩn bị cho
HS tiếp tục học lên hoặc đi vào cuộc sống lao động,
tham gia xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
2. Giáo dục TH nhằm giúp HS hình thành những cơ
sở ban đầu cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về
đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mỹ và các kỹ năng cơ

bản để HS tiếp tục học THCS.


ĐIỀU 27. MỤC TIÊU CỦA GDPT
3. Giáo dục THCS giúp HS củng cố và phát triển
những kết quả của GDTH; có học vấn PT ở trình độ
cơ sở và những hiểu biết ban đầu về kỹ thuật và
hướng nghiệp để tiếp tục học THPT, TC, học nghề
hoặc đi vào cuộc sống lao động.
4. Giáo dục THPT giúp HS củng cố và phát triển
những kết quả của giáo dục THCS, hoàn thiện học vấn
PT và có những hiểu biết thông thường về kỹ thuật và
hướng nghiệp, có điều kiện phát huy năng lực cá nhân
để lựa chọn hướng phát triển, tiếp tục học ĐH, CĐ,
TC, học nghề hoặc đi vào cuộc sống lao động.


VÍ DỤ MINH HỌA
MỨC 1
b) Được xác định bằng văn bản và cấp có thẩm
quyền phê duyệt.
Nội hàm của chỉ báo b:
Văn bản phương hướng chiến lược xây dựng và phát
triển nhà trường được phê duyệt.


VÍ DỤ MINH HỌA
MỨC 1
c) Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết
tại nhà trường hoặc đăng tải trên trang TTĐT của

nhà trường (nếu có) hoặc đăng tải trên các phương
tiện thông tin đại chúng của địa phương, trang thông
tin điện tử của Phòng GDĐT, Sở GDĐT.


VÍ DỤ MINH HỌA
MỨC 1
Nội hàm của chỉ báo c:
•Được công bố công khai bằng hình thức niêm yết tại
nhà trường hoặc đăng tải lên trang thông tin điện tử
của nhà trường (nếu có);
•Hoặc đăng tải trên các phương tiện thông tin đại
chúng của địa phương, trên trang thông tin điện tử
của Phòng GDĐT, Sở GDĐT.


VÍ DỤ MINH HỌA
MỨC 2
Nội hàm của chỉ báo:
Nhà trường có các giải pháp giám sát việc thực hiện
phương hướng, chiến lược xây dựng và phát triển.


VÍ DỤ MINH HỌA
MỨC 3
Nội hàm của chỉ báo:
•Định kỳ rà soát, bổ sung, điều chỉnh phương hướng,
chiến lược xây dựng và phát triển;
•Tổ chức xây dựng phương hướng, chiến lược xây
dựng và phát triển có sự tham gia của các thành viên

trong Hội đồng trường (Hội đồng quản trị đối với
trường tư thục), cán bộ quản lý, giáo viên, nhân viên,
cha mẹ học sinh và cộng đồng.


VÍ DỤ MINH HỌA
Các câu hỏi có thể đặt cho tiêu chí này:
1. Việc xây dựng “Phương hướng chiến lược xây
dựng và phát triển” như thế nào ?
2. Phương hướng chiến lược xây dựng và phát triển
đã đạt được yêu cầu chưa (phù hợp, phê duyệt, công
khai, giải pháp giám sát, sự tham gia của các thành
phần,...) ? 3. So với Phương hướng... trước đây của
nhà trường thế nào ? Phương hướng.... có được đánh
giá cao không ?


VÍ DỤ MINH HỌA
Các câu hỏi có thể đặt cho tiêu chí này:
4. Nhà trường thực hiện việc rà soát, kiểm tra, bổ
sung, điều chỉnh Phương hướng chiến lược xây dựng
và phát triển như thế nào ?
5. Những bằng chứng để khẳng định nhà trường xây
dựng, thực hiện kế hoạch; thực hiện các yêu cầu, rà
soát, kiểm tra, kiểm tra, điều chỉnh việc thực hiện
Phương hướng...?


×