Tải bản đầy đủ (.docx) (17 trang)

TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM ICO

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (237.74 KB, 17 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA
SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

BÁO CÁO CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: QUY TRÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
VÀ BỘ CHỨNG TỪ ĐI KÈM
Môn học:

Nghiệp vụ Hải quan

Giảng Viên: ThS. Nguyễn Văn Kiên
Thành viên nhóm:

HK 17.2B, Tháng 08/2018


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC HOA
SEN
KHOA KINH TẾ & QUẢN TRỊ

BÁO CÁO CUỐI KỲ
ĐỀ TÀI: TỔNG QUAN VỀ QUY TRÌNH CẤP
GIẤY CHỨNG NHẬN XUẤT XỨ FORM ICO
Môn học:

Nghiệp vụ Hải quan

Giảng Viên: ThS. Nguyễn Văn Kiên


Thành viên nhóm:

HK 17.2B, Tháng 08/2018
1


NHẬN XÉT CỦA GVHD
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................
................................................................................

2


LỜI CẢM ƠN
Trên thực tế, ít có sự thành công nào mà không đi liền với những sự trợ giúp dù
ít hay nhiều, dù gián tiếp hay trực tiếp. Trong khoảng thời gian bắt đầu học tập ở môi
trường đại học, chúng tôi đã nhận được rất nhiều sự quan tâm, giúp đỡ của quý thầy
cô.
Với lòng biết ơn sâu sắc đối với các giảng viên, chúng tôi kính gửi đến thầy cô
trường Đại học Hoa Sen đã cung với tri thức và tâm huyết của mình truyền đạt những
kiến thức quý báu cho chúng tôi. Đặc biệt đã tạo cơ hội cho chúng tôi tiếp cận môn học
thực tế, cần thiết cho kiến thức công việc sau này. Môn Nghiệp vụ hải quan là một môn
học cung cấp cho chúng tôi những kiến thức chuyên sâu về ngành Kinh doanh quốc tế,

bên cạnh đó thầy Kiên là người thầy đã truyền cảm hứng và những thông tin thực tế
mà lí thuyết không có.
Chúng tôi xin chân thành cảm ơn thầy Nguyễn Văn Kiên, người thầy vô cùng
tâm huyết dành những bài học, những kiến thức vô cùng quý giá cho tương lai sự
nghiệp sau này của chúng tôi. Chúc thầy luôn khỏe mạnh để truyền nhiều kiến thức
cho thế hệ tương lai.

3


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN.................................................................................................................................3
MỤC LỤC......................................................................................................................................4
DANH MỤC BẢNG BIỂU...............................................................................................................5
CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM.....................................6
CHƯƠNG 2: QUY TẮC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ................................................................................10
2.1. Ký kết hợp đồng ngoại thương.......................................................................................10
2.2. Chuẩn bị hàng xuất.........................................................................................................12
2.3. Mua bảo hiểm.................................................................................................................12
2.4. Nhận container, hun trùng và đóng hàng........................................................................13
2.5 Khai hải quan và xếp hàng lên tàu..................................................................................14
2.6 Chuẩn bị các chứng từ gửi cho bên mua.........................................................................15
2.7 Bên mua kiểm tra đơn hàng và khiếu nại nếu có............................................................15
2.8 Bên bán kiểm tra tài khoản và kết thúc hợp đồng...........................................................16

4


DANH MỤC BẢNG BIỂU
Bảng 1 Thống kê giá cà phê tại một số tỉnh/ huyện khu vực khảo sát ngày 19/07/2018..........8


5


CHƯƠNG 1: SƠ LƯỢC TÌNH HÌNH
XUẤT KHẨU CÀ PHÊ CỦA VIỆT NAM
Theo ước tính, xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam tháng 7/2018 đạt 130
nghìn tấn, trị giá 244 triệu USD, tăng 24,8% về lượng và tăng 0,5% về trị giá so với
tháng 7/2017
Bộ Công Thương cho biết tháng 7/2018, giá cà phê Robusta tại thị trường trong nước
tiếp tục giảm.
Ngày 30/7/2018, giá cà phê Robusta giảm từ 0,9 - 2,2% so với cùng kỳ tháng
6/2018, mức giá thấp nhất là 34.500 đồng/kg tại tỉnh Lâm Đồng - mức cao nhất 35.100
đồng/kg tại tỉnh Đắk Lắk. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà
phê Robusta loại R1 giảm 2,2%, xuống còn 36.400 VNĐ/kg. Trong khi đó, theo Hiệp
hội Cà phê - ca cao Việt Nam, giá các chủng loại cà phê ngày 30/7/2018 giảm 1,9 2,9% so với giá ngày 30/6/2018.
Theo ước tính, xuất khẩu mặt hàng cà phê của Việt Nam tháng 7/2018 đạt 130
nghìn tấn, trị giá 244 triệu USD, giảm 16,8% về lượng và giảm 17,7% về trị giá so với
tháng 6/2018, nhưng tăng 24,8% về lượng và tăng 0,5% về trị giá so với tháng 7/2017.
Lũy kế 7 tháng năm 2018, xuất khẩu cà phê ước đạt 1,17 triệu tấn, trị giá 2,25 tỷ USD,
tăng 12,2% về lượng, nhưng giảm 4,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.
Tháng 7/2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê của Việt Nam ước đạt
mức 1.877 USD/tấn, giảm 1,1% so với tháng 6/2018 và giảm 19,5% so với tháng
7/2017. Lũy kế 7 tháng năm 2018, giá xuất khẩu bình quân mặt hàng cà phê đạt
khoảng 1.921 USD/tấn, giảm 14,9% so với 7 tháng năm 2017.
Trong 6 tháng đầu năm 2018, xuất khẩu cà phê Robusta chiếm tỷ trọng 83,8%
trong tổng lượng xuất khẩu, đạt 871,1 nghìn tấn, trị giá 1,545 tỷ USD, tăng 18,7% về
lượng, nhưng giảm nhẹ 0,2% về trị giá so với 6 tháng đầu năm 2017. Tính riêng tháng

6



6/2018, xuất khẩu cà phê Robusta tăng 25,7% về lượng và tăng 4,8% về trị giá so với
tháng 6/2017, đạt 135,5 nghìn tấn, trị giá 236,17 triệu USD.
Theo số liệu thống kê từ Hiệp hội thương mại quốc tế Hàn Quốc, Việt Nam là
nguồn cung cà phê lớn thứ 2 về lượng, so với cùng kỳ năm 2017 giảm 15,5%, theo đó
thị phần cà phê của Việt Nam tại Hàn Quốc giảm từ 24% trong 6 tháng đầu năm 2017,
xuống còn 19,7%.
Thị trường cà phê toàn cầu vẫn chịu sức ép từ áp lực dư cung. Tại Indonesia, dự
trữ cà phê dồi dào trong bối cảnh vụ thu hoạch đang diễn ra. Tại Brasil thông tin thời
tiết cho thấy sẽ không có nguy cơ xảy ra sương giá trên các vùng trồng cà phê chính ở
miền nam và sản lượng cà phê của nước này sẽ không bị ảnh hưởng.
Bên cạnh đó xuất khẩu cà phê của Việt Nam đã vượt 2 tỷ USD
Cụ thể, ngày 19/7/2018, giá cà phê nhân xô Robusta giảm từ 2,0 – 2,9% so với
ngày 2/7/2018, phổ biến ở mức 34.200 – 34.900 đ/kg, so với cùng kỳ tháng 6/2018
giảm từ 1,7 – 2,6%. Tại các kho quanh khu vực Thành phố Hồ Chí Minh, giá cà phê
Robusta loại 1 giao dịch ở mức 36.400 đ/kg, giảm 2,2% so với ngày 2/7/2018 và giảm
1,6% so với cùng kỳ tháng 6/2018.

7


Bảng 1 Thống kê giá cà phê tại một số tỉnh/ huyện khu vực khảo sát ngày 19/07/2018

Theo số liệu thống kê từ Tổng cục Hải quan, xuất khẩu cà phê trong nửa đầu
tháng 7/2018 đạt 57,7 nghìn tấn, trị giá 108,2 triệu USD, giảm 29,7% về lượng và giảm
31% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 6/2018; tăng 5,9% về lượng, nhưng giảm
12,6% về trị giá so với 15 ngày đầu tháng 7/2017. Lũy kế từ đầu năm đến ngày
15/7/2018, xuất khẩu cà phê đạt 1,09 triệu tấn, trị giá 2,11 tỷ USD, tăng 10,5% về
lượng, nhưng giảm 5,5% về trị giá so với cùng kỳ năm 2017.

Giá xuất khẩu bình quân cà phê nửa đầu tháng 7/2018 đạt mức 1.877 USD/tấn,
giảm 2,0% so với 15 ngày đầu tháng 6/2018, so với 15 ngày đầu tháng 7/2017 giảm
17,5%. Lũy kế từ đầu năm đến nửa đầu tháng 7/2018, giá xuất khẩu bình quân cà phê
đạt 1.924 USD/tấn, giảm 14,5% so với cùng kỳ năm 2017.

8


Theo số liệu thống kê từ Ủy ban thương mại quốc tế Mỹ, Việt Nam là thị trường
cung cấp cà phê lớn thứ 3 tại Mỹ. Do lượng nhập khẩu giảm 8,8%, nên thị phần mặt
hàng cà phê của Việt Nam trong tổng lượng nhập khẩu của Mỹ giảm từ 16,9% trong 5
tháng đầu năm 2017, xuống còn 16,1% trong 5 tháng đầu năm 2018.
Theo Cục Xuất nhập khẩu, giá cà phê toàn cầu thời gian tới sẽ tiếp tục chịu áp
lực dư cung từ vụ mùa mới của Brasil và Indonesia, trong khi nhu cầu chưa có nhiều
cải thiện và dự trữ cà phê tại các kho của Mỹ tính đến cuối tháng 6/2018 mặc dù giảm,
nhưng vẫn ở mức cao.

9


CHƯƠNG 2: QUY TẮC XUẤT KHẨU CÀ PHÊ
2.1. Ký kết hợp đồng ngoại thương
Việc đầu tiên trong quá trình xuất khẩu là sự đàm phán giữa người mua và
người bán. Việc giao dịch đàm phán nếu có kết quả sẽ dẫn tới việc ký kết hợp đồng
ngoại thương: là sự thỏa thuận giữa những đương sự có trụ sở kinh doanh ở các nước
khác nhau, theo đó một bên gọi là xuất khẩu (bên bán) có nghĩa vụ chuyển giao quyền
sở hữu cho một bên khác gọi là bên nhập khẩu (bên mua) một tài sản nhất định, gọi là
hàng hóa, bên mua có nghĩa vụ nhận tiền hàng và trả tiền hàng.
Về điều kiện hiệu lực của hợp đồng TMQT, theo điều luật điều 81 của Luật
Thương mai Việt Nam, hợp đồng mua bán quốc tế có hiệu lực khi có đủ các điều kiện.

Chủ thể của hợp đồng là bên mua và bên bán phải có đủ tư cách pháp lý.
Hàng hóa theo hợp đồng là hàng hóa được phép mua bán theo quy định của pháp luật.
Hợp đồng mua bán quốc tế phải có các nội dung chủ yếu mà luật pháp đã quy định
Trong hợp đồng ngoại thương phải bao gồm các thông tin cơ bản như:
 Những thông tin của cả hai bên người bán, người mua
Bên mua: TOMOYO INTERNATIONAL CO.LTD
Địa chỉ: 781, NOKAOSHIMA, OSAKA, JAPAN
Số điện thoại: (+81)804 228 1500
Bên bán: MARTIN CO.,LTD
Địa chỉ: 106 HOA BINH STREET, HOA THANH WARD, TAN PHU
DISTRICT, HCMC, VIETNAM
Số điện thoại: (+84)918 198 328
 Những thông tin về hàng hoá như số lượng, chất lượng của hàng hóa, cách
thức đóng gói, nhãn mác được thiết kế ra sao và quan trọng là phải có giá cả
hàng hoá.

10


+ Tên hàng: ở điều khoản này mô tả tên hàng kèm theo dung trọng cụ
thể. Đối với công ty việc soạn thảo như thế này là có lợi nhưng để đầy đủ
và rõ ràng hơn nên thỏa thuận về cấp hạng cũng như mùa vụ của loại tiêu
cần

xuất

khẩu.

Tên hàng sản phẩm được xuất đi là cà phê Robusta loại 1 trên sàn 18.
+ Đơn gia: Phần soạn thảo theo như bảng số liệu trên là đủ để hai bên

mua bán hiểu được đơn giá bán của một tấn tiêu là bao nhiêu. Và từ đó sẽ
suy ra được tổng giá trị của toàn bộ hợp đồng. Ở đây là 3.35 USD/kg
(FOB)
+ Số lượng: Điều khoản số lượng đã ghi rõ số lượng kèm theo đơn vị đo
lường rõ ràng , cụ thể. Số lượng được ghi trên hợp đồng xuất này là
19,200kgs
+ Chất lượng : thể hiện rõ ràng tên các tiêu chí và phần trăm cho phép
tương

ứng

Trong hợp đồng này cà phê được đóng trong túi, có tất cả 320 túi, mỗi túi
60kg và với nhãn hiệu “R-coffee G1”.
 Cách thức thanh toán sẽ được áp dụng là T/T (điện chuyển tiền) đến cho tài
khoản được chỉ định trong hợp đồng trước ngày giao hàng. Thanh toán là
việc đầu tiên mà người mua phải làm sau khi nhận được hàng hóa của mình
hay bộ chứng từ cần thiết để lấy hàng hóa và điều khoản này thể hiện việc
thanh toán tiền hàng theo đúng thời hạn, phương thức cũng như các điều kiện
đòi hỏi hai bên phải thực hiện việc thanh toán ra sao cho phù hợp. Vì vậy
thanh toán là một trong những điều khoản vô cùng có ý nghĩa đối với một
hợp đồng mua bán
 Nội dung quy định về giao hàng
+ Thời gian giao hàng trễ nhất ngày 01/09/2018
+ Cảng tải hàng: Cảng Cát Lái, Tp.HCM, Việt Nam
+ Cảng dở hàng: Osaka, Nhật Bản
11


 Điều kiện cho Incoterms 2010 sử dụng để xác định người đặt tàu và mua bảo
hiểm.

 Cơ quan giải quyết tranh chấp (nếu cần thiết).
 Nội dung bộ chứng từ
+ Hóa đơn thương mại (Commercial Invoice)
+ Vận đơn (Bill of lading)
+ Giấy chứng nhận xuất xứ form VJ (C/O) do Bộ Công Thương cấp
+ Giấy chứng nhận khử trùng
+ Giấy chứng nhận KDTV do Bộ nông nghiệp và phát triển nông thôn cấp
+ Danh sách đóng gói (Packing List)
+ Tờ khai hải quan xuất khẩu

2.2. Chuẩn bị hàng xuất
Cà phê là mặt hàng nông sản nổi tiếng của Việt Nam, cũng là mặt hàng có sản
lượng xuất khẩu nhiều nhất. Cà phê được hưởng các ưu tiên về thuế khi xuất khẩu đến
các

nước.

Chuẩn bị hàng là bước được tiến hành sau khi hợp đồng ngoại thương được kí kết, các
công đoạn chuẩn bị hàng hóa bao gồm: đóng hàng, ghi đầy đủ các thông tin cho lô
hàng theo yêu cầu liên quan đến hợp đồng ngoại thương, phải bao gồm:
 Tên khách hàng
 Số lượng sản phẩm
 Thời gian hoàn thành
 Quy cách đóng gói và loại bao bì đóng gói
2.3. Mua bảo hiểm
Tùy theo điều kiện Incoterm được ký kết trên hợp đồng sẽ quyết định đến việc
bên mua hay bán sẽ thực hiện lập hợp đồng với bên công ty bảo hiểm nhằm hạn chế rủi
ro một cách tốt nhất cho hàng hóa trong xuyên suốt quá trình vận chuyển
12



Trong hợp đồng đã được kí kết, người bán bán cho người mua với giá FOB nên điều
khoản mua bảo hiểm được đàm phán và quyết định do người mua chịu trách nhiệm
mua bảo hiểm.
2.4. Nhận container, hun trùng và đóng hàng
Khi được liên hệ và báo có booking, công ty sẽ liên hệ với bộ phận cảng Hải
quan để gửi cho họ xem booking với mục đích xác định lúc nào thì mình sẽ được phép
đóng hàng vào container. Sau khi đã nhận được xác nhận booking thì sẽ mang lệnh cấp
container rỗng đến để nhận container. Bộ phận điều độ tại cảng sẽ giao cho đại diện
bên bán một số giấy tờ bao gồm số chì (seal), số container, vị trí cấp container, đồng
thời ký tên cho phép chạy bãi.
Sau khi nhận được container rỗng, đại diện sẽ kiểm tra các mặt của container
bao gồm trên nóc, dưới sàn, mặt bên có bị rò rỉ hay móp méo và hai cửa khi đóng phải
kín. Các bước kiểm tra khá quan trọng, liên quan đến việc hàng hóa được bảo quản
tránh các nước biển hay mưa xâm nhập vào, đồng thời cũng tránh các trường hợp
khiếu nại về sau. Nếu như container rỗng nhận được có vấn đề phải nhanh chóng phát
hiện và ghi rõ tình trạng vào giấy nhận container (phiếu EIR). Trước khi nhận được
container, cà phê đã được vận chuyển từ người bán đến cảng TP.HCM, cho nên hàng sẽ
được đóng tại cảng.
Đăng kí với bên Công ty Khử trùng về việc dán giấy, cho thuốc chống ẩm,
chóng mọt đề phòng trong lúc vận tải đường hàng hải dài ngày có thể ẩm móc hàng cà
phê bên trong, nên việc khử trùng và chống ẩm sẽ bảo quản, hạn chế rủi ro cơ bản hàng
xuất được giữ ở điều kiện tốt nhất cho đế tay khách hàng nước ngoài. Sau khi đã phun
trùng và làm công tác vệ sinh container hoàn thành thì công ty sẽ thanh toán khoản chi
phí đó và nhận được hóa đơn thanh toán, riêng giấy chứng nhận khử trùng (Fumigation
Certificate) sẽ được cấp sau.
Ngoài việc khử trùng container ra, công ty còn phải đăng kí với Cơ quan Kiểm
dịch để kiểm tra về dịch, sâu bệnh và các mối nguy hại khác về mặt an toàn trong nước
và nước nhập khẩu. Việc đăng kí sẽ được khai dữ liệu trên mạng, mẫu thử sẽ được
mang theo đến cơ quan kiểm dịch trong vòng ít nhất 24h sẽ được cấp giấy phép, khi

đến cơ quan phải mang theo bộ hồ sơ giấy, đồng thời đóng phí kiểm dịch.
13


Hợp đồng sử dụng điều kiện FOB nên người xuất khẩu chỉ có trách nhiệm đóng
hàng và xếp hàng lên tàu. Sau khi hàng đã được chuẩn bị sẽ được xếp hàng vào
container, sản phẩm gồm có 19,200kgs cà phê được đóng vào 320 túi, mỗi túi khoảng
60 kgs. Được xếp vào 1 container 20’, sau khi đã kiểm tra kĩ container rỗng không có
gì bất thường và không có những vật thể lạ các túi cà phê sẽ được xếp vào container.
Hàng hóa đã được xếp hàng vào container, container sẽ được niêm seal, seal này do
hãng tàu cấp để đảm bảo cont hàng của mình được chắc chắn trong quá trình vận
chuyển và đảm bảo an toàn cho hàng hóa khi đến tay người nhập khẩu.
2.5 Khai hải quan và xếp hàng lên tàu
Khi hàng được đóng hoàn thành vào trong container ngoài cảng, nhân viên của
công ty được cử đi giám sát hàng ngoài cảng sẽ báo cáo số liệu về để công ty khai thủ
tục hải quan điện tử cho hàng xuất trên phần mềm Hải quan điện tử, bằng cách đăng
nhập vào trang phần mềm hệ thống VNACCS/ VCIS với tài khoản doanh nghiệp và
thực hiện các thao tác khai báo. Sau khi tờ khai đã được đăng ký thì hệ thống sẽ tự
động phân luồng, bao gồm ba luồng: luồng xanh, luồng vàng và luồng đỏ. Nếu là
luồng xanh thì hàng hoá dễ dàng được thông quan nhanh chóng. Đối với luồng vàng
thì cần phải kiểm tra lại hồ sơ nếu không có vấn đề gì thì sẽ dược thông quan. Phức tạp
nhất nếu hàng hoá được phân vào luồng đỏ, lúc này cần phải kiểm tra thực tế hàng hoá
theo yêu cầu của hải quan. Trong trường hợp của lô hàng này thì được phân vào luồng
xanh nên được thông quan thuận lợi.
Sau khi đã hoàn thành khai báo trên trang điện tử thì sẽ truyền tờ khai ra cảng,
cần chuẩn bị bộ hồ sơ bao gồm: hợp đồng (một bản chính và một bản sao y), bảng kê
chi tiết hàng hoá, tờ khai hải quan hàng hoá xuất khẩu (hai bản chính), giấy giới thiệu
của công ty. Nếu không có vấn đề gì thì tiến hành việc nộp thuế và tất cả lệ phí. Vì cà
phê không đóng thuế xuất khẩu nên chỉ đóng lệ phí cà phê. Sau khi hoàn tất công đoạn
này sẽ nhận được chứng từ thông quan hàng xuất khẩu.


14


Sau khi cà phê đã được khai Hải quan hoàn tất, đồng thời đã có số liệu GROSS
và NET thì lập tức gửi chi tiết làm vận đơn (SI- shipping Instruction) cho hãng tàu
trước thời gian cắt máng Cut-off Time). Nhân viên của hãng tàu sẽ lên vận đơn nháp
gửi cho công ty trước để kiểm tra chính xác tránh có sai sót. Cần kiểm tra kỹ số vận
đơn, thông tin người mua, thông tin người bán, bên nhận thông báo hàng đến, các mô
tả về hàng hóa , số chuyến, cảng đi và cảng đến. Nếu có phát hiện sai sót phải báo cho
hãng tàu để sửa chữa kịp thời, nếu như không có xảy ra bất cứ sai lệch nào thì xác nhận
với hãng tàu để chính thức phát hàng vận đơn gốc (3 bản gốc).
Sau khi toàn bộ hàng đã được hạ bãi ở cảng ta tiến hành thanh lý với hải quan
để xác nhận hàng đã có ở cảng. Sau khi thanh lí xong ta tiến hành vào sổ tàu để hàng
được đưa lên tàu.
Giấy xuất xứ hàng hóa (C/O) đóng vai trò rất quan trọng trong thương mại quốc
tế, là chứng từ giúp xác nhận xuất xứ nguồn gốc hàng hoá. Một trong những mục đích
quan trọng là ưu đãi về thuế quan. Với lô hàng cà phê này thì sử dụng form VJ, giấy
chứng nhận hàng hoá theo Hiệp định kí kết giữa Việt Nam và Nhật Bản.
2.6 Chuẩn bị các chứng từ gửi cho bên mua
Khi đã có bộ chứng từ thì gửi cho người mua bộ chứng từ qua DHL theo thoả
thuận trên hợp đồng mua bán giữa hai bên, bao gồm: hoá đơn thương mại (một bản
gốc và ba bản sao y), vận đơn (ba bản gốc), giấy chứng nhận xuất xứ hàng hoá (một
bản gốc), giấy chứng nhận kiểm dịch thực phẩm (một bản gốc), giấy xác nhận hun
trùng (một bản gốc), bản kê chi tiết hàng hoá (hai bản gốc). Bên cạnh đó cần gửi file
scan qua e-mail để bên mua có thể chuẩn bị những bước cần thiết cho quá trình nhập
khẩu.
2.7 Bên mua kiểm tra đơn hàng và khiếu nại nếu có
Bên mua sẽ chuyển tiền vào tài khoản của doanh nghiệp theo như trên thời hạn
đã thương lượng từ trước, sau khi ngân hàng báo nhận được tiền, công ty sẽ gửi gấp bộ

15


chứng từ gốc để bên mua có thể ra cảng làm thủ tục và nhận được hàng. Bên mua kiểm
tra hàng hoá, nếu có sai sót thì khiếu nại ngay với bên bán trong thời gian sớm nhất.
2.8 Bên bán kiểm tra tài khoản và kết thúc hợp đồng
Bên bán kiểm tra tài khoản và xác nhận lại với bên mua. Không những thế, khi
khách đã thanh toán tiền hàng căn cứ theo trên hợp đồng (nhận báo có từ khách hàng),
công ty sẽ trả nợ vay cho bên ngân hàng nếu có vay từ trước đó. Ngoài ra, cần phải lấy
hóa đơn (debit note) để thanh toán cước cho hãng tàu và các phụ phí khác trong suốt
quy trình như phí xếp dỡ hàng hóa (THC), phí thực hiện chứng từ (bill), phí niêm
phong chì (seal)... Cuối cùng là kết thúc hợp đồng cà phê.

16



×