Tải bản đầy đủ (.docx) (20 trang)

đề cương quản lý tổng hợp đới bờ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (140.44 KB, 20 trang )

MỤC LỤC

Câu 1: Khái niệm QLTHĐB theo N.C Hoi 2000. Phân tích khía cạnh
tổng hợp trong cách tiếp cận THQLĐB?.....................................................2
Câu 2: Vai trò trong HST và các vấn đề RNM đang đối mặt.....................3
Câu 3: Trình bày mục tiêu chung của QLTHĐ, phạm vi đới bờ trong
chương trình QLTHĐB (Cơ sở lựa chọn, các vùng chính trong đới bờ)...4
Câu 4: Nêu các nguyên nhân gây xói mòn bờ biển.....................................5
Câu 5: TB quan điểm, mục tiêu chung trong chiến lược QLTHĐB theo
quyết định 2295/QĐ-TTg.............................................................................. 5
Câu 6: Nêu vai trò của thảm cỏ biển trong HST và các vấn đề đang phải
đối mặt............................................................................................................ 6
Câu 7: Liệt kê các bước thực hiện trong việc thiếp lập chương trình
QLTHĐB? TB nội dung của 2 bước đầu tiên..............................................7
Câu 8: Vai trò của Rạn san hô trong HST và các vấn đề đang đối mặt.. . .8
Câu 9: TB các nội dung chính trong QLTH đới bờ....................................8
Câu 10: Phân loại những hoạt động của con người đến MT ? VD cho
từng hoạt động ( Hoạt động, mục đích khả năng tác động đến MT)?.....10
Câu 11: TB khái niệm đới bờ và các bộ phận khu vực đới bờ. Nêu 1 số lý
do tại sao lại phải QLTH đới bờ.................................................................11
Câu 12: Phân biết quản lý đơn ngành, QL theo vấn đề, quản lý tổng hợp
vùng bờ? Theo em, QL ô nhiễm vùng bờ là QL đơn ngành hay tổng hợp?
Tại sao.......................................................................................................... 12
Câu 13: Vận chuyển bùn cát mạnh nhất ở đâu? Mô tả quy trình này?
Quá trình của dòng chảy ven biển..............................................................13
Câu 14: Khái niệm HST? Các kiểu HST chủ yếu? 3 Hệ sinh thái điển
hình cho vùng nhiệt đới nóng ẩm...............................................................14

1



2


Câu 1: Khái niệm QLTHĐB theo N.C Hoi 2000. Phân tích khía cạnh
tổng hợp trong cách tiếp cận THQLĐB?
a. Khái niệm QLTHĐB: Là một quá trình quản lý dựa trên nguyên tắc
phòng ngừa trong chương trình nghị sự 21 và cách tiếp cận liên ngành /
tổng hợp nhằm đạt được một cân bằng giữa kinh tế, xã hội và môi
trường, cũng như làm giảm thiểu các mâu thuẫn lợi ích trong việc sử
dụng đa ngành/ đa mục tiêu tài nguyên bờ.
b. Phân tích khía cạnh tổng hợp trong cách tiếp cận QLTHĐB:
1) Thống nhất các nhiệm vụ quản lý vùng bờ
2) Phối hợp các cơ quan liên quan trong quản lý vùng bờ ở tất cả các cấp
có thẩm quyền nói chung và chính quyền sở tại nói riêng. Nghĩa là kết
hợp theo cả cấu trúc dọc (TW đến địa phương) và cấu trúc ngang (các
ban, ngành trên cùng địa bàn, bao gồm cộng đồng)
3) Tổng hợp các chương trình và chính sách riêng lẻ trong tổng thể và
giữa các ngành kinh tế, ví dụ phát triển kinh tế vùng, giao thông, tài
nguyên nước….
4) Lồng ghép các quyết định của khu vực nhà nước và khu vực tư nhân.
5) Phối hợp chặt chẽ các cơ quan kinh tế, công nghệ, sinh thái, trong
công tác quy hoạch và trong quản lý vùng bờ.
6) Tổng hợp các nguồn lực hiện có để quản lý, nghĩa là nguồn nhân lực,
tài chính, vật chất, thiết bị.
7) Kết nối thông tin về các hệ thống tự nhiên với thông tin về các hệ
thống kinh tế, xã hội vùng bờ trong quá trình lập kế hoạch.
8) Phối hợp xử lý thông tin – các vấn đề ở cả vùng ven biển và vùng ven
bờ, thậm chí mở rộng ra ngoài vùng bờ.
9) Gắn kết nhiệm vụ xây dựng kế hoạch quản lý MT vùng bờ với kế
hoạch phát triển kinh tế xã hội truyền thống (Thường không đề cập

đến chỉ tiêu môi trường ). Nói cách khác, đây chính là nhiệm vụ lồng
ghép kế hoạch quản lý môi trường và tài nguyên vào kế hoạch phát
triển vùng bờ.
10) Phối hợp chính sách giữa nhà nước và nhân dân, và nếu có điều kiện
tiến hành cơ chế đồng quản lý(Nhà nước và nhân dân cùng làm).
11) Nhất thể hóa thể chế quản lý liên ngành ở vùng bờ.
3


Câu 2: Vai trò trong HST và các vấn đề RNM đang đối mặt
a. Vai trò của RNM trong HST : Các quần xã cây RNM có nhiều lợi ích
trong HST lớn hơn nơi chúng sống
- Sản xuất ra một lượng lớn sinh khối và các chất bã – những thứ này
sẽ theo dòng nước mang đi làm giàu cho MT ven biển. Những mảnh
vụn này sẽ trở thành nguồn TĂ cho nhiều loài động vật biển.
- Rễ cây là nơi trú ẩn cho cá chưa trưởng thành, các loại trai sò và
những động vật quý hiếm và đang bị đe doạ.
- Cung cấp nguyên liệu để sản xuất dược liệu
- RNM như một tấm lá chắn chống gió bão  ngăn xói mòn bờ biển.
- RNM đóng vai trò trong việc bảo vệ chất lượng nước do có khả
năng tách chất dinh dưỡng từ nước.
- Điều hoà khí hậu
- Phục vụ cho hoạt động nghiên cứu sinh
- Ngoài ra, RNM còn hỗ trợ hoạt động thương mại, lợi ích kinh tế đặc
biệt đối với cộng đồng dân cư ven biển(du lịch/khai thác/nuôi trồng
thuỷ sản…)
b. Các vấn đề đang đối mặt : Tự nhiên và tác động của con người
- Tự nhiên: Bão, sự mẫn cảm với sự lắng đọng thái quá của bùn cát,
sự ngừng chảy, tù đọng nước mặt và tràn dầu  giảm sự hấp thụ oxy,
sinh vật và ký sinh trùng.

- Tác động của con người :
 Nuôi trồng thuỷ sản: Vùng ven bờ thích hợp cho việc nuôi trồng
các loài thuỷ sản biển cũng như các loài nước ngọt. Tuy nhiên,
NTTS cũng đem lại nhiều tác hại về MT ở đây: chặt phá RNM làm
ao NTTS mất môi trường sống tự nhiên của sin vật.
 Mở rộng các khu định cư ven biển: nhà ở, kinh tế, nông nghiệp,
công nghiệp,…
 Các hoạt động lâm nghiệp trái phép như khai thác than củi, lấy
gỗ…
 Các yếu tố thể chế chính sách không phù hợp , thực thi pháp luật
yếu…
 Những tổn thất này thường lớn hơn giá trị của các hoạt động thay
thế mang lại.

4


Câu 3: Trình bày mục tiêu chung của QLTHĐ, phạm vi đới bờ trong
chương trình QLTHĐB (Cơ sở lựa chọn, các vùng chính trong đới bờ)
a. Mục tiêu chung của QLTHĐB:
(1)Chấp nhận phát triển đa ngành ở vùng biển; tối ưu hoá việc sử dụng
đa mục tiêu
(2)Giảm thiểu mâu thuẫn lợi ích trong quá trình phát triển
(3)Giảm nguy cơ đe doạ vùng bờ do thiên tai và các tác hại của các
phương án phát triển trong tương lai
(4)Bảo toàn các quá trình sinh thái quan trọng, các hệ thống hỗ trợ đời
sống các loài và đa dạng sinh học ở vùng bờ.
(5)Cải thiện sinh kế góp phần xoá đói giảm nghèo cho các cộng đồng
ven biển và trên các hải đảo ven biển.
b. Phạm vi đới bờ trong chương trình QLTHĐB

- Việc lựa chọn những ranh giới phù hợp ở vùng ven bờ và để triển khai
quy hoạch và quản lý rất phức tạp, hiện nay đang có nhiều ý kiến ,
nhiều quan điểm. Theo lý thuyết, phạm vi đới bờ được quản lý đòi hỏi
phải có sự tổng hợp của 3 nhóm yếu tố là: các quá trình môi trường
cơ bản; các đơn vị hành chính; các hoạt động có ảnh hưởng đến hay
phụ thuộc vào nguồn lợi của vùng ven biển.
- Quản lý vùng ven bờ bao gồm biển, đảo và đất ven biển. Gồm 5 vùng
chính trong đới bờ :
 Vùng nội địa : Ảnh hưởng tới biển chủ yếu thông qua các con sông và
cá nguồn ô nhiễm không tập trung, phân tán, sở hữu tư nhân chiếm ưu
thế
 Vùng đất ven bờ : như đất ngập nước, đầm lấy, và tương tự, là nơi tập
trung các hoạt động của con người và có ảnh hưởng trực tiếp tới vùng
nước phụ cận; có sự pha trộn giữa sở hữu cá nhân và cộng đồng.
 Vùng nước ven bờ : là các cửa sông, đầm phá và vùng nước nông –
nơi chịu tác động lớn từ các hoạt động trên đất liền; chủ yếu là sở hữu
công cộng.
 Vùng biển ngoài khơi: chủ yếu là vùng biển rộng tới 200 hải lý ngoài
khơi nằm trong phạm vi chủ quyền của quốc gia, chủ yếu là sở hữu
công cộng
 Vùng biển sâu:

5


Câu 4: Nêu các nguyên nhân gây xói mòn bờ biển
a. Tự nhiên
- Nước biển dâng
- Mũi đất, đá ngầm và đá nhô ra gây xói mòn đất bồi thấp
- Thuỷ triều tràn vào và sông chảy ra làm gián đoạn đất bồi bờ biển

- Hình thành đường bờ biển tăng nhanh lượng đất bồi
- Đập ngăn cửa sông làm giảm bùn cát tải ra biển, thay đổi vị trí cửa
sông do lụt, xói mòn, chuyển động kiến tại
- Gió bão đi vào rửa trôi gây xói lở bờ biển
b. Con người
- Xây đập, đê và các công trình xây dựng bờ biển khác làm tăng và
tập trung thuỷ triều.
- Đê biển, đê chắn sóng, cầu tàu… gây xói mòn đất bồi thấp
- Ra vào tham ra của con người làm gián đoạn đất bồi bờ biển
- Các nền nhô ra biển tới mức thay đổi hình học đường bờ cục bộ về
cơ bản
- Ngăn sông không xây cống tháo bùn cát; các dự án thuỷ lợi làm
giảm dòng chảy và bùn cát ra bờ biển; chặt phá rừng ngập mặn để
xây dựng và vì các mục đích khác.
Câu 5: TB quan điểm, mục tiêu chung trong chiến lược QLTHĐB theo
quyết định 2295/QĐ-TTg
a. Quan điểm theo QĐ 2295/QĐ-TTg
(1) Đổi mới tư duy và phương thức quản lý TN biển nhằm khắc phục
tính phân tán trong cách tiếp cận quản lý đơn ngành, theo lãnh thổ;
tập trung vào giải quyết các vấn đề đa ngành, đa mục tiêu, liên vùng
để hướng tới phát triển bền vững ở đới bờ về mặt MT, KT, XH.
(2)Củng cố, hoàn thiện thể chế, chính sách và pháp luật về
QLTHĐB, góp phần vào quá trình hoàn thiện và vận hành thông
suốt thể chế QLTH, thống nhất biển đảo và thực hiện có hiệu quả
Chiến lược khai thác, sử dụng bền vững tài nguyên và bảo vệ moi
trường biển đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030.
(3)Hạn chế đến mức thấp nhất xung đột giữa bảo vệ, bảo tồn với
khai thác tài nguyên, phát triển KT;tạo lập sinh kế bền vũng cho

6



các cộng đồng ven biển, tăng cường năng lực và khả năng ứng phó
với sự cố MT, thiên tai và thích ứng với BĐKH.
(4) Thúc đẩy hơn nữa sự tham gia của các tổ chức XH và cộng đồng
vào các hoạt động quản lý, BVMT và MT đới bờ; các quá trình lập
kế hoạch, quy hoạch khai thác, sử dụng tài nguyên và không gian
của đới bờ
b. Mục tiêu chung theo QĐ 2295/QĐ-TTg
Khai thác, sử dụng hợp lý các tài nguyên và bảo vệ môi trường đới bờ
Việt Nam, đáp ứng nhu cầu phát triển KT – XH bền vững.
Câu 6: Nêu vai trò của thảm cỏ biển trong HST và các vấn đề đang phải
đối mặt
a. Vai trò trong HST
- Là “Lá phổi của đại dương”, cứ 1m2 cỏ biển sản sinh ra 10 lít oxy
hoà tan/ngày
- Điều chỉnh, ổn định điều kiện môi trường
- Tạo nguồn thức ăn
- Nơi cư trú cho nhiều loài sinh vật biển
- Giữ lại được lượng CO2 lớn (gấp đôi so với mỗi hecta rừng mưa),
chiếm 15% tổng lượng dự trữ cacbon của đại dương.
- Làm chậm dòng chảy biển(tăng lắng đọng trầm tích), giảm cường độ
sóng
- Rễ và thân rễ làm ổn định đáy biển.
- Hệ thống rễ liên kết với các trầm tích và ngăn cản sự tái tại các thể
vẩn
b. Các vấn đề đối mặt:
- Tác động trực tiếp của con người: Ô nhiễm, hoạt động tàu thuyền,
phương thức đánh bắt, du lịch, NTTS, đô thị hoá, khai thác rừng, cải
tạo đất,…)

- Tác động gián tiếp của con người như làm xáo trộn thiên nhiên do
nhiều nguyên nhân (Khí hậu biến đổi, mực nước biển thay đổi, nhiệt
độ nước biển tăng, hàm lượn CO2 tăng, giảm chất lượng nước biển).

7


Câu 7: Liệt kê các bước thực hiện trong việc thiếp lập chương trình
QLTHĐB? TB nội dung của 2 bước đầu tiên
Các bước thực hiện trong việc thiết lập chương trình QLTHĐB
1) Xác định vấn đề
2) Xem xét và phân tích
3) Các vấn đề và các khả năng lựa chọn
4) Trình bày xây dựng kế hoạch
5) Thông qua kế hoạch
6) Thực thi kế hoạch
7) Quan trắc và đánh giá
a. Bước 1: Xác định vấn đề
- Xác định mục tiêu phát triển và phạm vi mà trong đó các mục tiêu này
không được thoả mãn. Mục tiêu phát triển quốc gia
- Phạm vi của hoạt động quy hoạch:
 Việc xác định các yếu tố ngành như ngư nghiệp, du lịch hay phát
triển đô thị cần được quan tâm đến.
 Các giới hạn về không gian của vùng ven biển đang xem xét(VD
như phát triển cảng, chương trình và kế hoạch quản lý vùng ven biển
quốc gia, việc quản lý song phương hay đa phương của một vùng
biển và ven biển thường có giới hạn nằm ngoài phạm vi một nước)
 Mức độ sẵn có các nguồn lực, cả về thể chế lẫn tài chính, để giải
quyết được mục tiêu quy hoạch đa xác định.
b. Bước 2: Xem xét và phân tích

- Xem xét các mục tiêu phát triển ban đầu có trở thành hiện thực hay
không trong phạm vi vùng QH đã xác định.
 Yếu tố đầu tiên là các nguồn tài nguyên biển và ven biển được phát
triển và các điều kiện môi trường mà chúng tồn tại trong đó
 Yếu tố thứ 2, là các điều kiện KT –XH và sự phù hợp của chúng
trong phát triển tài nguyên
 Yếu tố thứ 3 là bối cảnh luật pháp, thể chế và hành chính mà hoạt
động phát triển được tiến hành chính mà hoạt động phát triển được
tiến hành trong bối cảnh đó.

8


Câu 8: Vai trò của Rạn san hô trong HST và các vấn đề đang đối mặt.
a. Vai trò trong HST
- Chắn sóng tự nhiên bảo vệ vùng ven bờ thấp tránh khỏi xói mòn
- Cung cấp thức ăn cho sinh vật sống trong rạn và cho cả vùng xung
quanh
- HST có năng suất cao nhất ( nghề cá liên quan trực tiếp và gián tiếp
mang lại 10% sản lượng nghề cá TG)
- Cung cấp nhiều tấn cacbon cho vùng nước lân cận, nguyên liệu xây
dựng
- Nơi trú ấn cho các loài sinh vật biển
- Kho dược liệu dưới biển(rắn biển, san hô sừng, san hồ mềm có
nhiều hoạt chất có giá trị dược liệu
- Phát triển du lịch
b. Các vấn đề đối mặt
- Bão, tình trạng xâm thực sinh học, san hô bị bao vây bởi các sinh vật
ăn san hô.(Sao biển gai, các loài cá có răng)
- Hoạt động của con người: Tăng lượng bùn cát, ô nhiễm MT, biện

pháp huỷ diệt để đánh bắt cá, giao thông hàng hải, tình trạng khai
thác san hô, du lịch, neo đậu thuyền..)
- Nhiệt độ nước cao hơn bình thường và sự ấm lên toàn cầu làm san
hô bị chết.
 Sự suy thoái của san hô đồng nghĩa với mất đi các loài hải sản quý
và sự suy giảm sản lượng đánh bắt thuỷ sản.
Câu 9: TB các nội dung chính trong QLTH đới bờ
Gồm 5 nội dung chính:
(1)Quy hoạch và lập kế hoạch vùng bờ
(2)Xúc tiến phát triển kinh tế
(3)QL nguồn lợi
(4)Giải quyết mâu thuẫn lợi ích
(5)Bảo vệ an toàn cho công dân trong vùng bờ khỏi các hiểm hoạ thiên tai
và sự cố nhân tác
Cụ thể là:
a. Quy hoạch và lập kế hoạch vùng bờ
9


b.

c.

d.

e.

- Nghiên cứu MT và tình hình sử dụng TN vùng bờ. Xây dựng cơ sở
dữ liệu và hồ sơ (báo cáo tổng quan) vùng bờ nghiên cứu;
- Phân vùng chức năng sử dụng, dự đoán kế hoạch sử dụng mới hoặc

dự kiến đối với vùng bờ nghiên cứu
- Điều chỉnh các dự án phát triển trong vùng bờ
- Giáo dục công chúng về giá trị của vùng bờ nghiên cứu. Hướng đến
mục tiêu xây dựng kế hoạch sử dụng vùng bờ hiện tại và tương lai,
cung cấp một tầm nhìn dài hạn đối với phát triển vùng bờ.
Xúc tiến phát triển kinh tế
- Phát triển các ngành nghề liên quan đến vùng bờ như phát triển nghề
cá, phát triển cảng biển và các dịch vụ hàng hải
- Đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng cho du lịch giải trí, du lịch đại trà và
du lịch sinh thái
- Phát triển nuôi trồng thuỷ hải sản, khai thác dầu khí.
QL nguồn lợi
- Thực hiện các đánh giá tác động môi trường tổng thể;
- Đánh giá rủi ro môi trường
- Thiết lập và quản lý các khu bảo tồn biển
- Thiết lập và cưỡng chế thực hiện tiêu chuẩn môi trường
- Bảo tồn và phục hồi các HST biển đã bị suy thoái và đảm bảo bền
vững của việc sử dụng tài nguyên bờ
Giải quyết mâu thuẫn lợi ích
- Nghiên cứu sử dụng đa ngành/đa mục tiêu ở vùng bờ và các tương
tác qua lại của chúng
- Áp dụng các phương pháp giải quyêt mâu thuẫn
- Hoà giải và cân bằng kế hoạch sử dụng trước mắt và lâu dài, giải
quyết các mâu thuẫn trong sử dụng vùng bờ
- Giảm thiểu các tác động xấu không tránh khỏi đối với một số hoạt
động sử dụng vùng bờ
Bảo vệ an toàn cho công dân trong vùng bờ khỏi các hiểm hoạ
thiên tai và sự cố nhân tác

Câu 10: Phân loại những hoạt động của con người đến MT ? VD cho

từng hoạt động ( Hoạt động, mục đích khả năng tác động đến MT)?
Các tác động của con người đến môi trường vùng ven bờ có thể xếp thành 3
loại
10


- Các tác động vào CẤU TRÚC: Bắt nguồn từ việc biến đổi và phá huỷ
nơi ở.
- Các tác động vào QUÁ TRÌNH: Kết quả của việc tác động chủ động và
không chủ động vào các nhân tố vật lý, hoá học và sinh học.
- Các tác động vào TIỆN ÍCH: thay đổi MT làm giảm cơ hội hiện tại và
tương lai đối với việc sử dụng một vùng thiên nhiên bao gồm cả việc sử
dụng mà hiện nay không biết trước.
Hành động
Khai hoang

Mục đích của con
người
Hình thành trang trại,
cảng biển,…
Cung cấp NVL và thực
phẩm

Khả năng tác động lên MT

Mất nơi cư trú của các loài SV ,
gây mất cân bằng sinh thái
Khai thác
Cạn kiệt tài nguyên không tái
tạo và cũng có thể cả tài nguyên

tái tạo
Xây đập nước
Cấp điện, chống lũ
Thay đổi dòng chảy, chặn đường
di lưu sinh vật
Hình thành khu SX hàng hoá phục vụ Mất vùng cư trú, nguy cơ ô
công nghiệp
nhu cầu con người
nhiễm chất thải
Khu nghỉ mát
Phục vụ nhu cầu giải Mất vùng cư trú, xáo trộn cuộc
trí, thư giãn
sống tự nhiên

Câu 11: TB khái niệm đới bờ và các bộ phận khu vực đới bờ. Nêu 1 số lý
do tại sao lại phải QLTH đới bờ
a. KN đới bờ:
- Đới bờ khu vực chuyển tiếp giữa lục địa và biển, là nơi chịu ảnh
hưởng trực tiếp của các quá trình thuỷ động lực biển
- Giới hạn ngoài: ranh giới kết thúc thềm lục địa
- Giới hạn trong: là phần lục địa chịu ảnh hưởng của sóng bãi
b. Các bộ phận:
- Bờ biển: Là dải lục địa nằm ven biển được tính từ đường bờ lui vào
trong lục địa tới vị trí bắt đầu xuất hiện sự biến đổi đột ngột về địa
hình.
- Vùng bờ:

11



 Là vùng biển nằm trong giới hạn từ đường bờ tới vị trí mực nước
thấp
 Ở khu vực bờ có bãi cát  chia thành 2 đới (đới trước và đới sau)
 Đới trước: xác định từ ranh giới ngoài của phần ven bờ đến giới hạn
của mép nước ở mực thuỷ triều cao nhất. Có độ dốc lớn
 Đới sau: đới sau là phần còn lại của vùng ven bờ. Bằng phẳng
- Sườn bờ ngầm: Là khu vực kế tiếp phần ven bờ với giới hạn bên
trong là đường mực nước thấp nhất, giới hạn bên ngoài là ranh giới
kết thúc của thềm lục địa.
- Thềm lục địa: Là phần đáy biển nông bao quanh lục địa với giới
hạn ngoài là vị trí bắt đầu có sự thay đổi đột ngột về độ dốc để
chuyển sang sườn lục địa, phân chia thành 3 đới, đới trong, đới
ngoài, đới giữa, ranh giới giữa các đới khó xác định.
c. Lý do phải QLTH đới bờ
- Trong những năm gần đây, vấn đề biến đổi khí hậu toàn cầu làm gia
tăng mực nước biển dâng đang diễn ra theo chiều hướng phức tạp.
- Cùng với sự gia tăng dân số hiện nay làm cho nhu cầu sử dụng đất,
khai thác tài nguyên quá mức… biểu hiện như:
 Sức ép lớn tài nguyên thiên nhiên do khai thác quá mức các
nguồn tài nguyên phục vụ cho các nhu cầu thực phẩm, sản xuất.
 Tạo các nguồn thải tập trung vượt quá khả năng tự phân huỷ của
môi trường tự nhiên.
- Lợi ích giữa việc sử dụng các tài nguyên biển vùng đới bờ của các
nhóm đối tượng về kinh tế, du lịch, vận tải biển … luôn mâu thuẫn
với hoạt động BVMT và ứng phó với biến đổi khí hậu của các nhà
quản lý, khoa học.
- Đảm bảo sự PTBV của các HST: đánh bắt trái phép, đánh bắt bằng
các phương tiện huỷ diệt, sự cố môi trường, thiên tai…
- Vì vậy, quản lý tổng hợp vùng đới bờ nhằm giải quyết xung đột về
lợi ích giữa các bên liên quan là một các tiếp cận đa ngành và đòi

12


hỏi cần phải quản lý hiệu quả HST và phối hợp huy động sự tham
gia đóng góp của tất cả các bên đến vấn đề
Câu 12: Phân biết quản lý đơn ngành, QL theo vấn đề, quản lý tổng hợp
vùng bờ? Theo em, QL ô nhiễm vùng bờ là QL đơn ngành hay tổng hợp?
Tại sao
a. Phân biệt QL đơn ngành:
1.
2.

3.

4.

QL đơn ngành
Chỉ ưu tiên lợi ích KT và
ít/không quan tâm đến
MT  PTKBV
Chỉ chú ý đến lợi ích
ngành mình mà ít chú ý
đến lợi ích ngành khác,
người khác  mâu thuẫn
Thiếu sự phối hợp giữa
TW và địa phương, cũng
như giữa các ngành trên
cùng địa bàn  mẫu
thuẫn
Sử dụng và QLTN mang

tính tự phát, thiếu kế
hoạch, chú ý nhiều đến
khai thác phục vụ tham
vọng phát triển  mâu
thuẫn lợi ích
 Hậu quả: Hệ thống
TN bờ bị chia cắt,
chức năng thống nhất
và hoàn chỉnh của hệ
bị phá vỡ gây ra các
sự cố MT, sinh thái.

QL theo vấn đề
+) Là một quá
trình QL nhằm
giải quyết 1/vài
vấn đề chuyên
biệt xảy ra và đe
doạ các nguồn
tài nguyên và
MT vùng bờ
VD: QL ô nhiễm
ven biển; QL
tràn dầu,…

QLTH vùng bờ
+) QLTHVB không thay
thế QLĐN và QLVĐ mà
nó nối kết và điều chỉnh
các hoạt động phát triển

của các ngành… có
nghĩa là QLTHVB là
một quá trình quản lý
dựa trên nguyên tắc
phòng
ngừa
trong
chương trình nghị sự 21
và cách tiếp cận liên
ngành/ tổng hợp nhằm
đạt được một cân bằng
giữa KT, XH và MT
cũng như nhằm giảm
thiểu các mâu thuẫn lợi
ích trong việc sử dụng đa
ngành/ mục tiêu tài
nguyên bờ.

b. Đánh giá của bản thân
- Là QLTH đa ngành
13


 Tình trạng ô nhiễm vùng bờ chưa được thực sự quan tâm, hoạt
động kinh doanh, sx, dịch vụ dẫn đến xả thải ô nhiễm và MT.
 Khi tiến hành lập KH ô nhiễm vùng bờ cần có sự kết hợp chặt
chẽ giữa cơ quan quản lý trong lĩnh vực MT và lĩnh vực KT.
 Cần có sự phối hợp chặt chẽ của chính quyền cũng như các cấp
TW và địa phương
 Nâng cao năng lực quản lý của người dân để đạt được sự đồng

thuận hợp tác tỏng quản lý cho hiệu quả cao hơn.
Câu 13: Vận chuyển bùn cát mạnh nhất ở đâu? Mô tả quy trình này?
Quá trình của dòng chảy ven biển
- Vận chuyển bùn cát mạnh nhất xảy ra ở vùng gần bờ, nơi có song bị vỡ
khi truyền vào vùng nước nông.
- Mô tả quá trình vận chuyển bùn cát:
 Khi sóng vỡ, năng lượng sóng bị phân tán và tạo nên chuyển động rối.
Một phần sóng dồn lên và rút xuống theo độ dốc bờ. Khi sóng dồn lên,
nước ngấm vào bãi cát và chảy xuống khi sóng rút mang theo bùn cát.
 Vận tốc quỹ đạo của sóng, dòng chảy và đặc biệt là chuyển động rối
của nước trong vùng sóng vỡ làm cho bùn cát bị bứt lên khỏi đáy.
 Dòng chảy sẽ mang bùn cát theo hướng vuông góc hoặc xiên góc.
 Cân bằng giữa lượng bùn cát đến và lượng bùn cát ra khỏi mặt cát nào
đó phụ thuộc vào độ sâu và hình dáng của bờ biển . Sự mất cân bằng
có thể là nguyên nhân dẫn đến các quá trình thay đổi tự nhiên
- Phần đỉnh của sóng vỡ tạo ra sự vận chuyển nước vào bờ. Chuyển động
của nước vào bờ cân bằng bởi vận chuyển ra biển của lớp nước thấp hơn
thường gọi là dòng ngược. Về bản chất, dòng chảy từ bờ ra biển có thể
xem là dòng do sóng dồn nước vào bờ gây nên. Khi sóng truyền vào bờ
với một góc xiên nào đó, hiện tượng sóng vỡ sẽ tạo ra dòng chảy dọc bờ (
được gọi là dòng ven bờ)
14


Câu 14: Khái niệm HST? Các kiểu HST chủ yếu? 3 Hệ sinh thái điển
hình cho vùng nhiệt đới nóng ẩm
a. KN HST:
- HST là một hệ thống hoàn chỉnh tương đối ổn định bao gồm quần xã
sinh vật và khu vực sống ( sinh cảnh ) của quần xã, trong đó các sinh
vật tác động qua lại lẫn nhau và với các thành phần của sinh cảnh

tạo nên các chu trình sinh địa hoá.
b. Các kiểu HST chủ yếu :
 Rừng ngập mặn
 Thảm cỏ biển/ bãi rong
tảo
 Khu vực đáy mềm/đáy
cứng
 Rạn san hô








Bãi cát biển
Cửa sông châu thổ
Bãi chiều lầy
Vùng nước trồi
Đầm phá ven biển
Đầm muối

15


c. 3 HST điển hình cho vùng nhiệt đới nóng ẩm
- Rừng ngập mặn:
 RNM là hệ sinh thái lai lục địa và biển, bao gồm các loài thực vật
ưa sống trong hoặc lân cận vùng triều, bởi vậy thực vật ở đây

thường thích ứng với điều kiện sinh thái ngập nước (mặn, lợ hoặc
nhạt).
 Có khoảng 50 loài cây chịu mặn
 Các quần xã thực vật ngập mặn phân bố ưu thế ở những xứ nóng
ấm hai phía xích đạo, ít khi gặp ở vùng ngoài 30 o vĩ bắc và 30o vĩ
nam.
 Vai trò đối với HST và giá trị sử dụng:
 Sản xuất ra một lượng lớn sinh khối và các chất bã – những thứ
theo dòng nước mang đi làm giàu cho môi trường ven biển.
Những mảnh vụn này sẽ trở thành nguồn TĂ cho nhiều loài
động vật biển.
 Rễ cây, là nơi trú ẩn cho cá chưa trưởng thành, các loại trai sò
và những động vật quý hiếm hoặc bị đe doạ.
 RNM mọc dọc theo bờ biển có tác dụng như một tấm lá chắn
chống gió bão.
 Bảo vệ chất lượng nước do có khả năng tách chất dinh dưỡng
từ nước.
 Hỗ trợ hoạt động thương mại, lợi ích kinh tế.
 Điều kiện tông tại và phát triển :
 Độ mặn vừa phải
 Nhiệt độ ấm
 Nước luân chuyển đều
 Có sự tiếp xúc với các dòng chảy tràn từ mặt đất liền
 Nguyên nhân suy thoái:
 Sự lắng đọng thái quá của bùn cát, sự ngừng chảy, tù đọng
nước mặt và tràn dầu  làm giảm sự hấp thụ oxy để hô hấp và
làm cho cây bị chết nhanh chóng.


 Do sự chuyển đổi các diện tích trồng cây thành các khu vực

nhà ở, phát triển thương mại, phát triển nông nghiệp và công
nghiệp.
 Nhu cầu về các lâm sản rừng làm gia tăng nạn chặt phá rừng.
 Do thiếu sự hiểu biết các giá trị tự nhiên của hệ thống và thiếu
hoạch định phát triển tổng thể có tính đến chức năng và giá trị
này.
- Bãi cỏ biển
 Cỏ biển là một nhóm cây ra hoa duy nhất sống trong môi trường
ngập nước biển, chịu được nhiều mức độ mặn
 Cây phát triển mạnh ở vùng nước nông ven biển và giống như cỏ
trên cạn, các chồi lá mọc thẳng và có thân hoặc rễ bò, rất hiệu
quả để phát triển rộng.
 Cỏ biến chỉ sống được ở đới sáng và thường mọc trên các đáy cát
hay bùn ở vùng nước nông ven bờ được che chắn.
 Đa số cỏ biển thụ phấn và hoàn tất vòng đời dưới nước
 Năng suất cao, trên TG có khoảng 60 loài cỏ biển.
 Vai trò trong HST:
 Cung cấp môi trường sống cho nhiều loài cá, động vật không
xương sống và các động vật khác như bò bển
 Cung cấp nguồn thức ăn cho các sinh vật định cư vĩnh viễn
hoặc tạm thời ở đó.
 Là Lá phổi của đại dương, cứ 1m 2 cỏ biển sinh ra 10 lít oxy hoà
tan/ngày.
 Điều chỉnh, ổn định điều kiện MT
 Giữ lại được lượng CO2 lớn ( gấp đôi so với mỗi ha rừng mưa) ,
chiếm 15% tổng trưc lượng Cacbon của đại dương.
 Rễ và thân rễ làm ổn định đáy biển.
 Điều kiện tồn tại và phát triển: trong MT ven biển nhiệt đới và ôn
đới có nền nước nông , nước trong và không có tác động sóng
mạnh.

 Vấn đề đối mặt:


 Tác động trực tiếp của con người (ô nhiễm, hoạt động tàu
thuyền, phương thức đánh bắt, du lịch, NTTS, đô thị hoá, khai
thác rừng, cải tạo đất…)
 Tác động gián tiếp của con người như làm xáo trộn thiên nhiên
do nhiều nguyên nhân (BĐKH, nước biển dân, nhiệt độ nước
biển tăng, hàm lượng CO2 tăng, giảm chất lượng nước biển,…).
 Bảo vệ và quản lý
 Nắm rõ sự phân bố và thành phần loài cỏ biến
 Hoàn thiện mạng lưới quan trắc ở các cấp ( QG, khu vực,
toàn cầu)
 Đưa các KBT cỏ biển vào hoạt động lâu dài
 Công tác tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức
 Thực thi luật về BVMT.
- Rạn san hô ngầm
 Rạn san hô là cấu trúc khoáng canxi được tạo bởi các cơ thể
sống.
 Rạn san hô ngầm là tầng canxicacbonat lớn được hình thành qua
nhiều thế kỷ chủ yếu từ san hô, tảo và các sinh vật tiết ra
canxicacbonat khác.
 San hô là một loài động vật
 San hô có 3 nhóm chính là san hô cứng, san hô mềm, san hô sừng
 Có khoảng 1.200 – 1.300 loài san hô trên toàn thế giới
 Phân loại : 3 loại rạn san hô ngầm
 Rạn san hô tua, thường ở không xa bờ tạo thành một hồ nước
mặn nông giữa rạn và phần đất liền. Rạn san hô gồm cả hồ nước
mặn thông thường rông từ 3 – 300 m
 Đảo san hô vòng có hình móng ngựa hoặc hình tròn có một hồ

nước mặn hình bán nguyệt ở giữa, thường gặp ở vùng biển Thái
Bình Dương và ADD. Đảo san hô vòng đặc trưng cho vùng đại
dương, nhô lên từ lòng nước sâu có thể quá hàng ngàn mét.
 Rạn san hô chắn, giống như san hô tua cũng kết hợp với một dải
đất, song thường phát triển ở khoảng cách xa bờ hơn nhiều. Rạn
san hô chắn lớn nằm cách xa bờ tới 200km so với bờ biển Úc.


 Vai trò và giá trị sử dụng:
 Chắn sóng tự nhiên vảo vệ vùng ven bờ thấp tránh khỏi xói
mòn.
 Cung cấp thức ăn cho sinh vật sống trong rạn và cho cả vùng
xung quanh.
 Góp phần vào việc bồi tích đất thông qua việc bồi đắp thêm cát
bào bãi biển.
 Là nguồn nguyên liệu xây dựng. (Vôi thu được từ việc đốt san
hô trong các lò nung được sử dụng trong sản xuất xi mang và
nguyên liệu trát tường)
 Hệ sinh tháo có năng suất cao nhất ( nghề cá liên quan trực tiếp
và gián tiếp mang lại 10% sản lượng nghề cá thế giới)
 Cung cấp nhiều tấn cacbon cho các vùng nước lân cận, nguyên
liệu xây dựng.
 Nơi trú ẩn cho các loài sinh vật biển.
 Khi dược liệu dưới biển ( rắn, san hô sừng và san hô mềm có
nhều hoạt chất có giá trị dược liệu _ chứa các chất chống ung
thư, kháng khuẩn và chống đông máu
 Phát triển du lịch
 Các vấn đề đối mặt
 Tự nhiên: Bão, tình trạng xâm thực sinh học, san hô bị bao vây
bởi các sinh vật ăn san hô. ( Sao biển gai, các loài cá có răng).

Nhiệt độ nước cao hơn bình thường và sự ấm lên toàn cầu làm
san hô bị chết.
 Con người: Hoạt động của con người ( tăng lượng bùn cát, ô
nhiễm MT, biện pháp huỷ diệt để đánh bắt cá, giao thông hàng
hải, tình trạng khai thác san hô, du lịch, neo đậu thuyền,…)
 Sự suy thoái của san hô đồng nghĩa với mất đi các loài hải sản
quý và sự suy giảm sản lượng đánh bắt thuỷ sản.

CÂU HỎI PHỤ


Câu 1: Nêu thành phần KT-XH-MT chính trong vùng đới bờ. Dẫn chứng và
phân tích 1 trường hợp mâu thuẫn bất kỳ với các thành phần đã nêu trên.
a. Các thành phần KT – XH – MT chính trong vùng đới bờ
b. Dẫn chứng và phân tích 1 trường hợp mâu thuẫn
Câu 2: Cho các thành phần tổ chức sau đây: UBND tỉnh, BQL đới bờ, văn
phòng BQLĐB, chuyên gia tư vấn, các sở ban ngành, hội nông dân, hội ngư
dân, BQL cảng biển, BQL RNM, các tổ chức phi chính phủ. Hãy xây dựng 1
mô hình quản lý đới bờ và phân tích tổng hợp của nó. Hãy đưa ra cách giải
quyết 1 mâu thuẫn bất kỳ thông qua sơ đồ này.
Câu 3: Phát triển tiềm năng phát triển cảng biển ở nước ta? Nếu và phân tích
mâu thuẫn giữa phát triển cảng biển với các thành phần KT, MT, XH khác.
Câu 4: Nghề làm muối là 1 nghề truyền thống ở rất nhiều địa phương ven
biển nước ta, hay lấy ví dụ và phân tích mâu thuẫn giữa nghề làm muối với
các thành phần KT, XH, MT khác.
Câu 5: Lấy VD và phân tích mâu thuẫn giữa phát triển du lịch ven biển với
các thành phần KT-XH-MT khác
Câu 6: Vùng cửa sông là nơi có HST đa dạng và diễn ra các hoạt động KTXH nhộn nhịp. Theo em, những thách thức nào đang đe doạ sự phát triển bền
vũng của vùng này? Hãy lấy VD cụ thể và đề xuất, phân tích các giải pháp
công trình, phi công trình cho vùng cửa sông.




×