Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Tư tưởng nhân bản trong lịch sử tư tưởng hàn quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.03 MB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

ĐÀO VŨ VŨ

TƯ TƯỞNG NHÂN BẢN TRONG LỊCH SỬ TƯ TƯỞNG
HÀN QUỐC CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20

Chuyên ngành : Triết học
Mã số : 92 29 001

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ TRIẾT HỌC

HÀ NỘI - 2019


Công trình được hoàn thành tại:
Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam

Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. LÊ THỊ LAN
Phản biện 1: GS.TS. Đỗ Quang Hưng
Phản biện 2: PGS.TS. Nguyễn Minh Tường
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Bá Cường

Luận án được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án tiến sĩ
Họp tại: Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam ........giờ.....phút
ngày............tháng...........năm 2019

Có thể tìm hiểu luận án tại:
Thư viện Học viện Khoa học Xã hội Việt Nam




MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài luận án
Con người là một trong những vấn đề kinh điển và cơ bản của
triết học. Theo đó, nghiên cứu về những hiện tượng xảy ra ở con
người, lấy con người làm đối tượng nghiên cứu, trong đó lấy nguồn
gốc của tồn tại người và bản tính người được là nội hàm của tư tưởng
nhân bản là một nghiên cứu căn bản.
Giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của Hàn Quốc là giai
đoạn lịch sử biến động, quá trình khủng hoảng và tan rã của xã hội cũ
đi cùng với quá trình tiếp nhận cái mới và định hình xã hội mới. Một
trong những yếu tố tác động mạnh mẽ nhất tới triết học Hàn Quốc
giai đoạn này là ý niệm về tồn tại tuyệt đối đến từ Thiên Chúa
giáo phương Tây. Trong bốn trào lưu tư tưởng, trào lưu tôn giáo
bản địa mới và trào lưu Ki tô giáo Hàn Quốc là hai trào lưu hình
thành từ sự tác động của tư tưởng về tồn tại tuyệt đối. Quá trình
thu dụng và dung thông ý niệm về tồn tại tuyệt đối đã giúp triết
học Hàn Quốc hình thành nên quan niệm mới về thế giới và con
người, đây là điểm mấu chốt tạo ra sự chuyển biến trong nhận
thức về thế giới quan và nhân sinh quan của triết học Hàn Quốc
giai đoạn này.
Giai đoạn này cũng là giai đoạn khởi đầu cho quan niệm về
con người cá nhân trong xã hội phương Đông. Theo đó, những căn
cứ tồn tại người cho con người cá nhân được hình thành như thế nào,
gồm những giá trị gì, v.v... là một kinh nghiệm tham khảo cho vấn đề
con người trong thế kỷ 21.
2. Mục đích, nhiệm vụ nghiên cứu của luận án
Mục đích của luận án là làm rõ cơ sở hình thành tư tưởng nhân
bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; nêu nội dung của một số

tư tưởng nhân bản tiêu biểu của Hàn Quốc giai đoạn này; nêu đặc
điểm, đánh giá giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tư tưởng nhân bản Hàn
Quốc giai đoạn này.
Theo đó, nhiệm vụ của luận án là:
1


- Làm rõ bản chất của bối cảnh chính trị, xã hội, tư tưởng Hàn
Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong đó tư tưởng nhân bản được
định hình.
- Phân tích và luận giải nội dung căn bản của một số tư tưởng
nhân bản ở Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ.
- Khái quát đặc điểm, phân tích và làm rõ những giá trị, hạn
chế, ý nghĩa của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20.
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu và cơ sở tư liệu của luận án
Đối tượng nghiên cứu của luận án là tư tưởng nhân bản
(thought on humanity) Hàn Quốc giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ
20, thể hiện qua một số nhà tư tưởng tiêu biểu là Choe Je U - đại
diện cho trào lưu tôn giáo mới và Ham Seok Heon - đại diện cho
trào lưu tư tưởng Ki tô Hàn Quốc.
Phạm vi nghiên cứu của luận án là bốn trào lưu tư tưởng
xuất hiện trong giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, cụ thể hơn
nữa là trào lưu Vệ chính xích tà, trào lưu Khai hóa, trào lưu tôn
giáo bản địa mới và trào lưu Ki tô Hàn Quốc.
4. Phương pháp luận và phương pháp nghiên cứu của luận án
Luận án sử dụng phương pháp luận nghiên cứu lịch sử triết học,
duy vật lịch sử; Các phương pháp nghiên cứu cụ thể gồm: Phân tích,
tổng hợp, quy nạp, khái quát hóa, lịch sử, logic - lịch sử, văn hóa,
phương pháp thông diễn trong diễn giải nội dung tư tưởng nhân bản

Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
5. Đóng góp mới về mặt khoa học của luận án
- Luận án khảo sát bối cảnh thời đại, tiền đề ra đời của tư
tưởng nhân bản Hàn Quốc và chứng minh đây là sự “chủ động đối
mặt với khủng hoảng và thể nghiệm cái mới” của người Hàn Quốc.
- Luận án hệ thống và khái quát hóa tư tưởng nhân bản Hàn
Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 theo ba phương diện: quan hệ với
cái tuyệt đối / vô hình, quan hệ với tha nhân / xã hội, quan hệ với
chính mình.
2


- Luận án chỉ ra những nội dung cụ thể của tư tưởng nhân bản
của hai nhà tư tưởng tiêu biểu cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là Choe
Je U và Ham Seok Heon. Trong đó lần đầu tiên nhìn nhận tư tưởng
Ki tô giáo của Ham Seok Heon theo mạch tiến trình lịch sử tư tưởng
triết học Hàn Quốc.
- Luận án khái quát năm đặc điểm, nêu ra hai giá trị, phê phán
hai hạn chế, luận giải hai ý nghĩa của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đối với lịch sử tư tưởng triết học Hàn
Quốc, một ý nghĩa lịch sử và một ý nghĩa hiện thời của tư tưởng này.
6. Ý nghĩa lý luận và thực tiễn của luận án
- Hệ thống hóa quan niệm về tồn tại người và nội dung của tư
tưởng nhân bản trong tư tưởng của một số nhà tư tưởng Hàn Quốc
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
- Khái quát đặc điểm, làm rõ giá trị, hạn chế và ý nghĩa của tư
tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 trong lịch sử
tư tưởng triết học Hàn Quốc và lịch sử Hàn Quốc.
- Cung cấp hiểu biết chuyên sâu về triết học Hàn Quốc nói
chung, triết học Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 nói riêng.

- Đóng góp tri thức về triết học Hàn Quốc, phương pháp tư duy
của người Hàn Quốc, về thế giới quan, nhân sinh quan và giá trị quan
trong tư tưởng triết học Hàn Quốc.
- Luận án có thể được sử dụng làm tài liệu tham khảo cho
ngành Hàn Quốc học nói riêng, nghiên cứu triết học Hàn Quốc và
triết học nói chung.
7. Kết cấu của luận án
Luận án gồm phần Mở đầu, bốn chương nội dung, Kết luận,
Danh mục các công trình đã công bố, Danh mục tài liệu tham khảo,
Mục lục.

3


CHƯƠNG 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU LIÊN QUAN TỚI
LUẬN ÁN
1.1. Các công trình nghiên cứu liên quan tới bối cảnh Hàn Quốc
cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Các công trình nghiên cứu liên quan tới chính trị - ngoại giao
Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 đều đã nêu ra diễn biến của
các sự kiện lịch sử chính trong nền chính trị đầy mâu thuẫn của Jo
Seon, cùng các hoạt động ngoại giao đa nguyên cho thấy động thái
chi phối chính trị Jo Seon của các thế lực nước ngoài. Kết cục tình
hình này dẫn tới sự lệ thuộc về mặt chính trị, tranh giành quyền kiểm
soát và chiến tranh của nước ngoài trên đất Jo Seon và kết cục là
cảnh mất chủ quyền vào tay Nhật Bản.
Các công trình khảo cứu tình hình xã hội Hàn Quốc cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20 cho thấy thực trạng xã hội nghèo nàn, bệnh tật, dân
trí thấp, đời sống vệ sinh bất cập. Trong xu thế cứu vãn quyền lực

vương triều và áp lực mở cửa khai hóa, triều đình Jo Seon đã áp dụng
chính sách khai hóa để thay đổi toàn diện đời sống xã hội bất cập nói
trên. Đặc biệt là các hoạt động liên quan tới giáo dục phổ cập, báo chí,
xây dựng cơ sở hạ tầng đô thị và cho phép Ki tô giáo được hoạt động
công khai. Sau khi rơi vào cảnh mất chủ quyền đất nước, hoạt động
khai hóa với tinh thần tự cường càng diễn ra mạnh mẽ dưới chính
sách đô hộ đồng hóa của Nhật Bản. Điều này cho thấy một sự năng
động và chủ động thay đổi của xã hội Hàn Quốc.
Về tình hình tôn giáo cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, các công
trình nghiên cứu chỉ ra rằng ngay từ thế kỷ 18 đã có sự trỗi dậy của
các tín ngưỡng dân gian, báo hiệu một nhu cầu xây dựng đời sống xã
hội mới, tiếp đó là sự ra đời của các tôn giáo bản địa vào cuối thế kỷ
19 dưới tác động và thâm nhập ngày một thâm sâu của đạo Thiên
Chúa và Tin lành.
1.2. Các công trình nghiên cứu liên quan tới tư tưởng nhân bản
Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
4


Có nhiều công trình nghiên cứu về tư tưởng triết học Hàn Quốc
nói chung. Tuy nhiên liên quan tới tư tưởng nhân bản của luận án, có
công trình Lịch sử triết học Hàn Quốc của Kim Seung Dong và công
trình Tư tưởng tôn giáo của Hàn Quốc - lật lại vấn đề thực tại cùng
cực của Lee Gyong Won là đáng lưu ý hơn cả. Hai tác giả này đã
luận giải truyền thống triết học Han - ý niệm về Thiên qua các trào
lưu tư tưởng trong lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc nửa trước thế
kỷ 19. Qua các khảo luận này, ta nhận thấy một sự liên tục trong việc
phát triển ý niệm về Thiên, sự biến dụng của ý niệm này sau quá
trình tương tác với các hệ ý thức ngoại lai của nền triết học này. Qua
đây có thể thấy ý niệm về Thiên với tư cách là cái bản thể trong triết

học Hàn Quốc, là một trục không thể thiếu trong việc định hình ý
niệm về con người của triết học Hàn Quốc.
Các công trình nghiên cứu liên quan tới tư tưởng nhân bản Hàn
Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 của Hội nghiên cứu lịch sử triết
học Hàn Quốc, Kim Seung Dong, Lee Gyong Won, chứng thực một
sự tiếp nối mạch tư tưởng về cái bản thể - ý niệm về Thiên. Từ khía
cạnh triết học, ý niệm về Thiên chính là cách nhìn nhận về thế giới,
cách vận hành của thế giới.
1.3. Các đánh giá về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của các tư tưởng
liên quan tới tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20
Đánh giá về giá trị, hạn chế và ý nghĩa của các tư tưởng liên
quan tới tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
đa diện, đa dạng dựa trên góc nhìn của các nhà nghiên cứu.
1.4. Những vấn đề nghiên cứu đặt ra
Qua khảo sát các công trình nghiên cứu liên quan tới luận án,
chúng tôi nhận thấy một số vấn đề như sau:
Thứ nhất, trong bối cảnh khủng hoảng của nền chính trị và lạc
hậu của kinh tế xã hội, sự xuất hiện của phương Tây phá vỡ thế giới
quan coi Trung Quốc là trung tâm đồng thời dấy lên nhu cầu học hỏi
từ phương Tây để thay đổi, v.v... vấn đề con người là gì, con người
5


Jo Seon là gì phải được đặt ra. Theo đó, phải có một sự thay đổi về
cái bản thể trong tư tưởng triết học Hàn Quốc. Để phản ánh tư tưởng
về con người hình thành trong giai đoạn lịch sử biến động này, cần
đưa ra một khái niệm về nhân bản phù hợp với điều kiện lịch sử Hàn
Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
Thứ hai là vấn đề tiếp nối về mặt lịch sử của cái bản thể trong

lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc. Qua khảo sát các công trình về
tư tưởng nhân bản Hàn Quốc nửa trước thế kỷ 19, chúng tôi thấy
rằng có một sự liên tục trong ý niệm về Thiên của lịch sử tư tưởng
triết học Hàn Quốc. Ý niệm về Thiên này mang tính chất tôn giáo và
là cái bản sắc của dân tộc Hàn. Trong giai đoạn này xuất hiện bốn
dạng thức phản ứng tư tưởng là trào lưu tư tưởng Vệ chính xích tà
của giới trí thức Tính lý học, trào lưu Khai hóa của giới trí thức mới,
trào lưu tôn giáo dân tộc của giới trí thức bình dân và trào lưu tư
tưởng Ki tô giáo của giới trí thức tân học thuộc Ki tô giáo. Trong bốn
trào lưu này, trào lưu Vệ chính xích tà có nền tảng tư tưởng là Tính
Lý học, trào lưu Khai hóa chịu ảnh hưởng lớn của thuyết tiến hóa xã
hội đang thịnh hành ở phương Tây lúc bấy giờ. Trào lưu tôn giáo mới
và Ki tô giáo là hai trào lưu có tính mới và có liên hệ trực tiếp tới ý
niệm về Thiên - ý niệm về cái bản thể trong lịch sử triết học Hàn
Quốc. Theo đó, việc khảo cứu tư tưởng nhân bản qua hai trào lưu này
giúp ta hình dung ra sự tiếp biến ý niệm về Thiên vào lịch sử tư
tưởng triết học Hàn Quốc. Bằng việc phân tích tồn tại người trong
các trào lưu của lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 theo ba chiều cạnh: với cái tuyệt đối, với tha nhân và
với chính mình, chúng ta sẽ hiểu hơn về cái bản thể xuyên suốt và
tiếp dụng của lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc, đồng thời hiểu hơn
về khuôn thức tư duy của người Hàn Quốc về tồn tại người.
Thứ ba là xét trong bối cảnh xã hội cũng như yêu cầu thời đại
lúc bấy giờ cũng như hiện nay, hệ thống quan niệm về tồn tại người
trong tư tưởng nhân bản Hàn Quốc có giá trị, hạn chế và ý nghĩa gì.

6


Để làm sáng tỏ những vấn đề trên, chúng tôi phân tích và luận

giải bối cảnh xã hội Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, từ đó
đưa ra tiền đề cho sự hình thành tư tưởng nhân bản Hàn Quốc giai
đoạn này. Tiếp đó, chúng tôi luận giải những nội dung cụ thể trong tư
tưởng nhân bản của một số nhà tư tưởng tiêu biểu. Cuối cùng chúng
tôi khái quát một số đặc điểm, đánh giá giá trị, hạn chế và ý nghĩa
của tư tưởng nhân bản giai đoạn này với lịch sử, hiện tại và lịch sử tư
tưởng triết học Hàn Quốc.
CHƯƠNG 2
CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG NHÂN BẢN HÀN QUỐC
CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20
2.1. Bối cảnh xã hội Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20
Chúng tôi nhận thấy rằng, bản chất của tình hình chính trị Hàn
Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là khủng hoảng, tan rã của ý thức
hệ Tính lý và chủ trương khai hóa. Nền chính trị cạnh tranh giữa các
phe phái kết cục là nguyên nhân đầu tiên dẫn tới sự sụp đổ của triều
đình Jo Seon, xung đột của các thế lực nước ngoài trên đất Jo Seon
và sự thống trị của đế quốc Nhật Bản. Sự chấm dứt vương triều Jo
Seon còn đánh dấu sự sụp đổ hoàn toàn của hệ ý thức Tính lý học
chính thống trong lĩnh vực chính trị tại Jo Seon, đồng thời đánh dấu
sự tách biệt giữa chính trị với triết học vốn vẫn luôn là căn cứ khi
hình thành một quốc gia mới trong lịch sử dân tộc Hàn. Hệ ý thức
Tính lý học không còn là yếu tố xác lập nên cái dân tộc cho người
dân Jo Seon từ khía cạnh chính trị, thông qua vương triều Jo Seon,
theo đó, người Jo Seon buộc phải tìm ra yếu tố khác để xác lập nên
tính dân tộc và lấy đó làm sợi dây gắn kết cộng đồng.
Mặt khác, sau khi không còn có thể đóng cửa trước sức ép từ
nhiều phía, triều đình Jo Seon chuyển sang chiến lược tích cực thay
đổi. Kể từ năm 1876, Jo Seon đã bắt đầu mở cửa cho nước ngoài
thông thương. Kể từ năm 1884, các nhà truyền giáo được công khai
truyền giáo vào Jo Seon. Cùng với không khí chủ động khai hóa, Ki

7


tô giáo được xã hội Jo Seon tích cực tiếp nhận và nó đã thổi một làn
gió mới cho xã hội Jo Seon.
Chấp nhận thi hành chính sách khai hóa để thay đổi toàn diện
đời sống xã hội Jo Seon, mở cửa và chủ động khai hóa không giúp
Đại hàn đế quốc tránh khỏi số phận trở thành thuộc địa của Nhật Bản
về mặt chính trị. Tuy nhiên, những thử nghiệm để hình thành nên ý
thức cộng đồng mới và ý thức về con người dân tộc vẫn tiếp tục diễn
ra trong nhân dân dưới nhiều hình thức, bởi sự vận động tự thân của
xã hội này.
Cuối thế kỷ 19, khi triều đình Jo Seon còn dè dặt với việc mở
cửa, đã xuất hiện những yếu tố mới cho phương thức gắn kết cộng
đồng trong lòng xã hội vốn được quy định bằng giá trị đạo đức và hệ
thống thân phận, xuất phát từ chính sự chủ động của người Hàn Quốc.
Có hai cộng đồng hình thành quan hệ bề ngang - bình đẳng - là Thiên
Chúa giáo và Đông học, trong đó việc sử dụng chữ Hangul giúp văn
hóa đại chúng phát triển là môt yếu tố quan trọng hình thành nên ý
thức về một cộng đồng mới [80, tr. 92]. Yếu tố mới ấy có sức uy hiếp
tới sự tồn tại của hệ thống cũ và đã trở thành mục tiêu thanh chừng
của triều đình Jo Seon. Sự năng động của xã hội Jo Seon phát triển
thành hai chiều hướng, một là hình thành ý thức về con người và
cộng đồng mới từ truyền thống dân tộc, hai là từ sự tiếp nhận tư
tưởng phương Tây, trong đó có Ki tô giáo.
Không khí tích cực thực nghiệm văn minh hóa theo phương
Tây của Đại Hàn đế quốc đã gặp phải một vấn đề khác, đó là kế
hoạch xâm chiếm và biến Jo Seon thành bàn đạp chiến lược của đế
quốc Nhật Bản. Hàn Quốc rơi vào “cái bẫy của khai hóa”. Đó là sự
ngộ nhận trong công cuộc khai hóa: hình mẫu và chuẩn mực để thực

hiện khai hóa là phương Tây trong khi thực tế lại là hoạt động văn
minh hóa dựa vào sức của Nhật Bản cũng như phải phục vụ đế quốc
Nhật Bản trong cảnh nô lệ mất chủ quyền. Chủ động thay đổi trong
khủng hoảng và chủ động tiếp nhận cái mới nhưng quá trình khai hóa
văn minh của người Hàn Quốc vẫn diễn ra trong cảnh bạo lực, mâu
8


thuẫn với dân tộc và ở thế nô lệ. Bạo lực do thực dân Nhật Bản mang
lại trong quá trình bòn rút thuộc địa và xây dựng Jo Seon thành căn
cứ quân sự khi vươn sang Trung Quốc. Mâu thuẫn nằm trong sự chủ
động khai hóa dân tộc nhưng lại trong trạng thái mất quyền tự chủ, là
nô lệ của Nhật Bản. Mâu thuẫn trong cảm thức về dân tộc phát sinh
trong quá trình đồng hóa do chính sách cai trị của thực dân Nhật Bản
áp dụng, khi vừa xây dựng cơ sở hạ tầng, vừa đặt ra vấn đề Hàn Quốc
và Nhật Bản là một nước về mặt dân tộc. Mâu thuẫn này thể hiện khá
gay gắt trong giới tư tưởng Ki tô giáo Hàn Quốc.
Như vậy, giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là giai đoạn
khủng hoảng, tan rã của cái cũ, tiếp nhận cái mới và định hình lại
chính mình trong cảnh mất chủ quyền của lịch sử Hàn Quốc.
2.2. Tiền đề lý luận của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ
19 đầu thế kỷ 20
Các phản ứng về mặt tư tưởng của Hàn Quốc giai đoạn cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 có thể chia thành ba dạng thức dựa vào tính
chất của các trào lưu tư tưởng này. Đầu tiên là phản ứng của giới trí
thức chính thống trong triều đình Jo Seon. Trong giới trí thức đương
thời hình thành hai phong trào là Vệ chính xích tà và Khai hóa. Tiếp
theo là phản ứng của giới trí thức bình dân phát triển tư tưởng có
thêm màu sắc tôn giáo. Bắt đầu từ Đông học của Choe Je U, sau đó là
Jeung San giáo, Đại tông giáo rồi Phật giáo Viên. Cuối cùng là phản

ứng của giới trí thức theo Ki tô giáo.
Đầu tiên là phong trào Vệ chính xích tà. Đây là phong trào của
các Nho sĩ Jo Seon tiến hành trong bối cảnh bị uy hiếp bởi thế lực
phương Tây và Nhật Bản. Vệ chính tức là bảo vệ Chính, xích tà tức
là bài trừ, bài xích cái được coi là Tà. Đối tượng bài xích cụ thể trong
giai đoạn cuối thế kỷ 19 là thế lực phương Tây và Nhật Bản, thể hiện
tư tưởng trong sự bài xích này là tinh thần Đạo học tịch dị đoan
(闢異端), là chủ trương kế thừa đúng đắn Nho học truyền thống. Sau
khi Jo Seon bị đô hộ, phong trào Vệ chính xích tà phát triển một
hướng thành phong trào nghĩa binh, một hướng thành phong trào thủ
9


tiết để mài rũa và kế truyền Đạo học bằng các hình thức viết sách hay
giảng dạy. Tư tưởng Vệ chính xích tà dựa trên nền tảng tư tưởng
Tính lý học là tư tưởng Nho học chính thống ở Jo Seon lúc bấy giờ.
Hai chủ đề cơ bản được các nhà Tính lý học đặt ra trong tương quan
với Tây học, thứ nhất là vấn đề bài xích Tây học là tà đạo từ giá trị
quan chủ Lý và thứ hai là vấn đề khẳng định đạo đức Nho giáo là giá
trị của tồn tại người. Nhưng trong khi các mối quan hệ giữa người
với người bị biến đổi do những yếu tố như sự sụp đổ của vương triều
và hệ thống chính trị, yếu tố bình đẳng và tình yêu của Thiên Chúa
trong Ki tô giáo, yếu tố người nước ngoài với sự mở rộng của thế
giới ra khỏi tầm Trung Quốc, nhu cầu học hỏi tri thức mới từ Tây học,
rồi những vấn đề thực tế như sự bóc lột và tha hóa đạo đức của tầng
lớp quan lại, dân trí thấp, bệnh tật, mất mùa, đói kém..., những chuẩn
mực của đạo đức Nho giáo không còn đủ sức để ràng buộc con người
trong các mối quan hệ xã hội đương thời.
Thứ hai là phong trào tôn giáo bản địa mới như Đông học, Phật
giáo Viên, Đại tông giáo, Jeung San giáo. Phong trào này bắt đầu từ

sự chứng nghiệm và niềm tin vào chân lý của những người khởi
xướng. Tư tưởng của họ được hình thành sau khi “ngộ Đạo” qua quá
trình tu niệm hay thiền định, hơn là do tổng hợp kinh điển, phản tư tư
tưởng hay luận biện logic. Đạo ấy thường được họ nhận thức như Đại
Đạo, tức một chân lý quán triệt thế giới, có khi được mường tượng
thành một vị thần tuyệt đối có tên là Thiên. Con người được coi như
tồn tại biểu hiện của Đại Đạo linh thiêng. Nhìn vào sách do những
nhà tư tưởng này viết, ta thấy xuất hiện các phạm trù khái niệm trong
dòng tư tưởng truyền thống đã từng có trong lịch sử tư tưởng Hàn
Quốc như Phật giáo, Nho giáo, Đạo giáo. Nhưng ý nghĩa hay nội
hàm của các thuật ngữ này thì không còn là nguyên gốc, chúng chứa
thông tin mang tính hỗn dung tam giáo. Trong bối cảnh nhà nước
phong kiến phá sản và xã hội đang mở rộng, các tôn giáo này là một
kênh để người ta tụ tập và hình thành các cộng đồng mới. Các tôn
giáo mới này cũng tổ chức và tham gia các hoạt động đấu tranh biểu
10


tình đòi độc lập dân tộc như Cách mạng nông dân Đông học, phong
trào ngày 1/3/1919 hay thành lập tổ chức sản xuất, báo chí, viết sách,
v.v... trong không khí khai hóa chung của xã hội Jo Seon.
Thứ ba là phong trào tư tưởng Khai hóa. Phong trào Khai hóa
có gốc từ những người có điều kiện đi ra ngoài Jo Seon và được tiếp
cận với các tri thức mới và về sau có chủ trương cải cách. Trong giai
đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20, có nhiều từ tương tự như khai hóa
được nhắc tới như: khai tịch, khai hóa, khai minh, khải mông, cải tổ,
v.v... đều được dùng để chỉ nhu cầu thay đổi để bớt u tối, mông muội.
Có thể chia thành ba giai đoạn phát triển của phong trào Khai hóa:
thời kỳ chủ động tiếp nhận văn vật phương Tây nhằm mục đích tự
cường. Thời kỳ kết hợp với thế lực nước ngoài để chính sách hóa

phong trào khai hóa. Thời kỳ phát triển các phong trào cải cách xã
hội bằng cách thâm nhập vào dân chúng trong bối cảnh chủ quyền
quốc gia bị xâm phạm. Tư tưởng ảnh hưởng tới nhận thức của các trí
thức tân học Jo Seon khi đó là quan điểm về tiến hóa xã hội. Thuyết
tiến hóa xã hội được du nhập vào Jo Seon khoảng những năm 1870,
qua con đường Trung Quốc và Nhật Bản, nó nhanh chóng được giới
trí thức cấp tiến tiếp thu làm công cụ lý luận nhằm thúc đẩy triều đình
thực hiện chủ trương cải cách. Ở khía cạnh tích cực ý thức về tiến
hóa đã khiến các nhà tư tưởng nảy sinh tinh thần trách nhiệm và xông
xáo thực hiện các chính sách cải cách như chủ động tiếp nhận khoa
học kĩ thuật, văn minh vật chất phương Tây, tôn giáo phương Tây rồi
khai hóa về ý thức chính trị và giáo dục dân chúng. Tới đầu thế kỷ 20,
những nhận thức về thuyết tiến hóa ở trên phát triển thành tư tưởng
tự cường dân tộc, giúp hình thành tư tưởng về nhà nước và tư tưởng
dân quyền. Tuy nhiên ở khía cạnh tiêu cực, nó trở thành công cụ để
hợp thức hóa chủ nghĩa đế quốc và sự xâm nhập của chủ nghĩa đế
quốc Nhật Bản. Các nhà Khai hóa đã không tập trung vào phong trào
dân tộc chống Nhật mà nhấn mạnh tới nhiệm vụ cận đại hóa bán đảo
Hàn hơn là độc lập dân tộc, từ đó tự hợp thức hóa sự bành chướng

11


của Nhật Bản trên bán đảo Hàn mà không có thái độ phê phán hay
lên án chủ nghĩa đế quốc của Nhật Bản.
Thứ tư là trào lưu tư tưởng Ki tô giáo. Việc tiếp nhận Thiên
Chúa giáo của Hàn Quốc bắt nguồn từ nhu cầu nội tại của xã hội Hàn
Quốc với sự năng động của giới trí thức Hàn Quốc hồi thế kỷ 17-18,
sau đó mới là sự tích cực các nhà truyền giáo đi cùng với thế lực
phương Tây hay sự thúc đẩy của chủ nghĩa đế quốc vào cuối thế kỷ

19. Hệ giá trị mà Ki tô giáo đang mang với bình đẳng, tự do, tình yêu
thương con người, v.v... là một hệ giá trị mang tính chất toàn nhân
loại. Theo đó, nó giúp hình thành nên những giá trị mới cho cộng
đồng đang khủng hoảng, như một lối thoát cho tình trạng ngột ngạt
của xã hội phong kiến Hàn Quốc từ cuối thế kỷ 18. Nó cũng tạo ra
làn gió mới cho trạng thái nô lệ của xã hội Hàn Quốc đang chịu cảnh
thực dân đầu thế kỷ 20. Nhưng Ki tô giáo Hàn Quốc cũng phải đối
mặt với nhiều mâu thuẫn trong bối cảnh Hàn Quốc đầu thế kỷ 20. Đó
là quá trình khai hóa văn minh bạo lực, mất tự do, nguy cơ lãng quên
nguồn cội, mâu thuẫn với dân tộc đã mất chủ quyền, v.v... trong mối
quan hệ giữa Ki tô giáo và dân tộc Hàn. Trong bối cảnh lịch sử này,
hình mẫu con người Ki tô Hàn Quốc với những tính chất được tích
hợp giữa Ki tô giáo và dân tộc tính đã hình thành trong chính những
nhà tư tưởng có đức tin Ki tô giai đoạn này.
Trong bốn trào lưu tư tưởng của giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20 này, chúng tôi nhận thấy vấn đề nhân bản của giai đoạn này
được thể hiện rõ nhất trong trào lưu tư tưởng tôn giáo bản địa mới và
trào lưu Ki tô Hàn Quốc. Có hai lý do để lý giải điều này. Thứ nhất,
các trào lưu đều có phản ứng dưới tác động của ảnh hưởng từ phương
Tây với khoa học kỹ thuật và Ki tô giáo, đặc biệt là ý niệm về tồn tại
tuyệt đối (Thiên Chúa), nhưng phản ứng dung thông và thu dụng ý
niệm về tồn tại tuyệt đối diễn ra trong trào lưu tôn giáo mới và trào
lưu Ki tô Hàn Quốc. Thứ hai, trào lưu Vệ chính xích tà có nền tảng tư
tưởng là Tính lý học truyền thống, còn trào lưu Khai hóa có nền tảng
tư tưởng tiến hóa xã hội tiếp thu từ phương Tây, nên cách tiếp cận
12


vấn đề nhân tính, bản tính người của hai trào lưu này không có gì
mới mẻ và không đưa ra được giải pháp cho vấn đề nhân tính mới đặt

ra trong bối cảnh xã hội mới đang hình thành vào cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20 ở Jo Seon.
2.3. Về thuật ngữ “tư tưởng nhân bản” (thought on humanity)
trong luận án
Tư tưởng nhân bản là hệ thống quan niệm về nguồn gốc và về
bản tính của tồn tại người là tổng hòa của ba quan hệ: với cái tuyệt
đối, với xã hội và với chính mình. Tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối
thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là hệ thống quan niệm về tồn tại người là
tổng hòa của ba quan hệ nói trên, được phản ánh trong các trào lưu tư
tưởng triết học Hàn Quốc giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20.
CHƯƠNG 3
MỘT SỐ TƯ TƯỞNG NHÂN BẢN TIÊU BIỂU Ở HÀN QUỐC
CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU THẾ KỶ 20
3.1. Tư tưởng nhân bản của Su Un Choe Je U
3.1.1. Tiểu sử Choe Je U và vấn đề con người trong tư tưởng nhân
bản của ông
Choe Je U sống trong bối cảnh thế giới quan truyền thống đang
bị phá vỡ từng mảng bởi những tác động cả từ bên trong lẫn bên
ngoài xã hội Jo Seon. Bên trong là những bệnh phế của trật tự xã hội
cũ, tình trạng dân chúng nghèo nàn, bệnh tật và mất niền tin, bên
ngoài là sự thâm nhập của Ki tô giáo, của người phương Tây và trật
tự thế giới vốn có Trung Quốc là trung tâm đang rung lắc. Hiện thực
xã hội này tác động tới người Jo Seon tạo ra hai vấn đề mà Choe Je U
nhận thấy, đó là vấn đề nhân tâm bất an và vấn đề thực hiện Thiên
đạo theo Tây học.
Không còn dựa vào tư tưởng truyền thống, cũng không thể tiếp
nhận Tây học, Choe Je U lựa chọn phương án thứ ba, ấy là vào hang
đá thiền định để tự mình tìm ra chân lý. Từ năm 1857 cho tới năm
1860 - khi ông ghi nhận rằng “đến tháng 4 năm Canh Thân thì nhận
13



được vận đồ này” [2, tr. 18] trong Đông Kinh đại toàn, ông đã không
ít lần vào am trong núi để tham thiền và thời gian thiền định là
khoảng bốn năm, trước khi ông giác ngộ ra Thiên đạo và hình thành
nên tư tưởng nhân bản của mình.
3.1.2. Bản thể người qua ý niệm về Thiên chủ
Vị Thần mà Choe Je U đối thoại là Thiên - tồn tại tối cao đại
diện cho nhiều ý nghĩa trong thế giới tâm linh của người phương
Đông mà ta có thể thấy qua các thuật ngữ được Choe Je U sử dụng.
Thiên, Thiên chủ tạo hóa là khái niệm ông chỉ một tồn tại điều hòa,
vận hành thế giới và được nhận ra bằng dấu hiệu chuyển biến của các
mùa và thời gian. Từ Thượng đế xuất hiện khi ông trao đổi với ‘tiếng
nói từ đâu đó vọng tới’. Thượng đế là từ mà “tiếng nói ấy” tự xưng
về mình. Quỷ thần [ma quỷ] cũng là lời Thiên chủ tự nhận về mình
qua đối thoại với ông. Một nghĩa nữa của Thiên chủ là nhân tâm. Đó
là sự cảm ứng giữa Thiên tâm và Nhân tâm chỉ tính Linh (靈) của tồn
tại người.
Thiên, Thiên chủ tạo hóa, Thượng đế, Quỷ thần, Nhân tâm đều
là những tên gọi cho ý niệm về một tồn tại tuyệt đối, mỗi tên gọi lại
mang một sắc thái khác nhau về nghĩa. Nhưng tựu chung đều chỉ một
tồn tại là chủ tể sự vận động và biến đổi vạn vật và là nguồn gốc tồn
tại người trong tư tưởng của Choe Je U. Đi vào nội dung cụ thể của
từng thuật ngữ, ta thấy đây chính là những thuật ngữ chỉ cái Đạo trời
đất mà triết học Đạo giáo hay Nho giáo đều nói tới. Có điều, ông đã
thần cách hóa Đạo ấy, biến Đạo thành vị thần nhân cách có thể đối
thoại và có cảm xúc như con người.
3.1.3. Bản thể người qua ý niệm về Thế giới điều hòa
Thế giới quan điều hòa theo đó chỉ hình dung của Choe Je U về
cách thức vận động không khiến cho người ta cướp bóc, phá hoại như

những người nói là thực hành Tây đạo đang thực hiện. Thế giới quan
điều hòa còn được Choe Je U mô tả với các tên gọi như Thiên đạo,
Đạo vô vi nhi hóa, Đạo vô cùng vô tận, vô cực, cùng cùng.

14


Thiên đạo mà Choe Je U nói tới chính là thuật ngữ chỉ sự vận
động không ngừng của vũ trụ này. Sự vận động của vũ trụ là nguyên
nhân căn bản tạo ra sự vật và sự biến đổi của vạn vật trong đó có con
người. Thế giới điều hòa còn được mô tả với cái tên vô vi nhi hóa
(無爲而化). Ông gọi cách nhìn thế giới cân bằng và có trình tự, có
trật tự này là Thiên đạo, là vô vi nhi hóa và tin vào một trạng thái cân
bằng vốn có của tự nhiên. Thế giới quan điều hòa còn là đạo vô cùng
vô tận, đại đạo vô cực (無極), đạo cùng cùng (弓弓), đạo cùng ất (弓乙). Chữ “cực” trong Vô cực có nghĩa là ‘tận’, ‘hết cả’, cho thấy
chữ vô cực có nghĩa là không có giới hạn, không hết. Theo đó, ý
nghĩa thứ ba của thế giới quan điều hòa mà Choe Je U chỉ sự sống bất
tận, chính là sự vận động của tính Linh trong sinh mệnh.
3.1.4. Bản thể người qua ý niệm cái tôi tự chủ điều hòa
Choe Je U thể hiện quan điểm về cái tôi là tồn tại ở giữa thế hệ
trước và thế hệ sau mình và suy tư về chính mình ở thời điểm hiện tại.
Ý niệm về cái tôi tự chủ của Choe Je U được xác lập qua hai nội
dung, thứ nhất là việc định nghĩa Tâm trống rỗng, thứ hai là cái tôi
điều hòa theo Thiên đạo. Ông khẳng định bản thể của thế giới - Thiên
chủ chính là bản thể người. Ông đặt quan hệ giữa thế giới và con
người trong khái niệm “tâm” - lòng. Ông phân tách hai trạng thái của
Tâm: Tâm ban đầu, thông thường là “tâm rỗng” - tức là trạng thái
chưa có gì nhưng chứa đựng mọi tiềm năng. Khi nhân tâm rỗng ấy
hòa với Thiên tâm là khi con người thực hiện vai trò của chính nó với
thế giới. Tìm ra quy luật vận động của Thiên chủ, làm theo quy luật

vận động ấy là cách con người thực hiện cái Thiên tâm nơi mình. Đó
cũng là khi cái tôi tự chủ được thiết lập.
Nói tóm lại, thế giới quan của Choe Je U đã rộng mở ra không
gian vũ trụ - khi Thiên chủ là tổng thể những gì tạo ra mọi tồn tại, và
đúc kết toàn bộ thời gian lịch sử tri nhận Thiên. Choe Je U hình dung
ra quy luật vận động điều hòa của vũ trụ ấy qua công việc của vị thần
tối cao - Thiên chủ. Vũ trụ ấy không chỉ vận động để tạo ra sự biến
đổi hay biến hóa của vạn vật mà theo ông, chính sự vận động, biến
15


đổi ấy là một sự cất công điều hòa của Thiên chủ, chứ không phải là
giáng ‘tai ương’ hay thưởng phạt con người. Con người sống trong
vũ trụ ấy mang bản chất của vũ trụ bên trong nó và cũng vận hành
theo quy luật vận động của vũ trụ ấy, hình thành sinh mệnh tự chủ
điều hòa. Đây là nội dung tư tưởng nhân bản của Choe Je U.
3.2. Tư tưởng nhân bản của Ham Seok Heon
3.2.1. Tiểu sử Ham Seok Heon và vấn đề con người trong tư tưởng
nhân bản của ông
Ham Seok Heon là một thầy giáo dạy lịch sử và là người có
đức tin Ki tô. Trong bối cảnh lãnh thổ Jo Seon bị sáp nhập với Nhật
Bản, lịch sử Hàn Quốc trở thành lịch sử của những con người thứ cấp,
phải chịu sự cai trị của kẻ khác, là một người yêu nước, là một người
Ki tô hữu, ông không thể không đặt ra câu hỏi có thật mảnh đất Jo
Seon là nơi bị Thiên Chúa yêu thương mà ruồng bỏ? Và ông tìm hiểu
lí do cho hiện thực ấy qua việc phê phán lịch sử của dân tộc mình.
Vấn đề thứ nhất mà Ham Seok Heon nhận thấy là một sự phá
sản của các tư tưởng cũ và sự thiếu hụt một đức tin mới. Sau đạo
Thiên Chúa, đạo Tin lành cũng được tiếp nhận tích cực trong xã hội
Jo Seon cùng với “nỗ lực” của các nhà truyền giáo phương Tây. Khi

vào Hàn Quốc cuối thế kỷ 19, nó đã thổi một làn gió mới cho phong
trào dân tộc. Nhưng Ham Seok Heon cũng hoàn toàn ý thức được
rằng, sự du nhập của Ki tô giáo không phải đã vá lấp cho sự phá sản
của các hệ tư tưởng vốn có và sự thiếu hụt đức tin. Ông nhìn ra vấn
đề thứ hai của xã hội Hàn Quốc đương thời, đó là vấn đề đánh mất
mình của dân tộc Hàn. Hiện thực nô lệ của dân tộc, nhận thấy nhu
cầu cần tìm ra một đức tin mới trong khủng hoảng đức tin, đứng
trước bài toán thống nhất cái Tôi dân tộc đang kiệt quệ trong trạng
thái đánh mất mình và cái Tôi Ki tô đang lãng quên bản thân trong sự
trốn tránh khổ nan mà vai trò là cái Tôi lịch sử mang lại, ba yếu tối
này là ba yếu tố quyết định cho sự định hình tư tưởng nhân bản của
Ham Seok Heon.
3.2.2. Bản thể người qua ý niệm Thiên Chúa
16


Thứ nhất là Chúa sáng thế, Chúa làm nên lịch sử, Chúa tạo
dựng nên trật tự đạo đức và ban cho con người ý chí thực hiện cái
đạo đức ấy. Thứ hai, Ham Seok Heon cho rằng Thiên Chúa thống trị
bằng tình yêu vô điều kiện, người thống trị mà không can thiệp và là
tồn tại chỉ cho đi không ngừng. Thiên Chúa là tồn tại tạo dựng trật tự
đạo đức và ban cho con người ý chí thực hiện cái đạo đức ấy. Thứ ba,
Thiên Chúa là Thiên Chúa nhân cách và giao tiếp với con người bằng
nhân cách. Nhân cách ấy là ý chí tự do. Ý chí tự do là ý chí dâng hiến
mình cho cái tuyệt đối.
Ba đặc trưng mô tả về ý niệm Thiên Chúa thử thách nói trên
được kết nối bằng chuỗi khái niệm: nhân cách - giá trị tuyệt đối - ý
chí tự do - ý chí đạo đức trong tư tưởng của Ham Seok Heon.
Việc đem Thiên chúa sáng thế, thống trị bằng tình yêu và thể
hiện qua nhân cách đối chiếu với lịch sử Hàn Quốc đã khiến Ham

Seok Heon hiểu rõ hơn về logic của tư tưởng triết học Ki tô. Đó là
nguyên lý đặt con người ở hai cực mâu thuẫn của thế giới và hướng
nó tới cực tuyệt đối. Ở tiếp điểm của hai chiều đối nghịch nhau này,
nhận thức được sự đối lập ấy là khởi đầu của ý thức về cái Tôi, cái
Tôi ấy buộc phải trở nên rộng mở hơn để nối liền khoảng cách giữa
nó và hai phân cực, đây cũng chính là hành động kết nối và tiếp nối
lịch sử.
3.2.3. Bản thể người qua ý niệm lịch sử khổ nan
Với Ham Seok Heon, lịch sử là ý nghĩa được kết nối với ta ở
hiện tại, là cái được lọc ra từ những sự việc có quan hệ nhân quả
mang tính định mệnh. Lịch sử là sự hiển lộ của ý Chúa, là sự thể hiện
của ý nghĩa tuyệt đối. Theo đó, lịch sử của con người là lịch sử đi tìm
ý Chúa trong hiện thực được phơi bày ra trước mắt. Quan điểm lịch
sử mang tính tôn giáo này chính là quan điểm nhìn nhận lịch sử bằng
logic mâu thuẫn phân cực đối lập trong Ki tô giáo. Theo đó, bóng tối
ở đằng sau lịch sử mà Ham Seok Heon quan sát thấy là hiện thực của
tình trạng bạo lực, giết chóc lẫn nhau của nhân loại. Cái khổ nan
đương thời mà Thiên Chúa dành cho người Ki tô hữu Hàn Quốc thể
17


hiện thành hai phân cực đầy mâu thuẫn là cái dân tộc mất chủ quyền
với đức tin mang tính thế giới và thực tế thực dân đô hộ, là mâu
thuẫn trong đức tin khi một bên là tình yêu vô điều kiện của Thiên
Chúa, một bên là lịch sử hàng ngàn năm khốn khổ và khung cảnh
Hàn Quốc đang kiệt quệ trong vai của kẻ nô lệ của nhân dân Hàn
Quốc.
3.2.4. Bản thể người qua ý niệm cái tôi khổ nan thực hiện đạo đức
Ham Seok Heon xác định trạng thái của người Ki tô hữu Hàn
Quốc là trạng thái đang chịu thử thách tình yêu mà Thiên Chúa giáng,

nó được trao ý chí tự do thực hiện đạo đức. Theo đó, tư tưởng của
ông thể hiện ý niệm về con người có ý thức chấp nhận khổ nan để
thực hiện tình yêu, từ đó giành lấy tự do. Ham Seok Heon đưa ra
nhận định về con người Ki tô Hàn Quốc với ba mệnh đề: Con người
là tồn tại hữu ý đi tìm ý nghĩa, nó thể nghiệm vũ trụ bằng trật tự đạo
đức và nó sinh ra để khổ nan.
Tóm lại, logic của triết học Ki tô đã được Ham Seok Heon
dùng để giải thích lịch sử dân tộc Hàn. Trong lịch sử ấy có sự hiện
diện của Thiên Chúa sáng tạo, thử thách tình yêu mà Thiên Chúa
dành cho con người, để giúp nó nhận ra trật tự đạo đức tình yêu ẩn
sau bóng tối của lịch sử và khuyến khích nó thực hiện đạo đức để
giành được tự do khỏi Thiên Chúa. Đây cũng chính là lời hiệu triệu
Ham Seok Heon dành cho người Ki tô hữu, rằng hãy đấu tranh để
thoát khỏi trạng thái đánh mất mình và xóa bỏ hiện thực nô lệ của
dân tộc. Từ đây hình thành nên phẩm chất của con người Ki tô Hàn
Quốc với ba bản chất: con người là tồn tại chủ ý đi tìm ý nghĩa, nó
sống trải hay thử nghiệm trật tự phi đạo đức để nhận ra cái trật tự
sáng tạo tình yêu trong đó, và cuối cùng con người sống một đời sống
khổ nan để làm tròn nghĩa vụ gánh vác lịch sử dân tộc khi là con
Chúa.
Tiểu kết
Trong chương này, chúng tôi trình bày cụ thể nội dung tư
tưởng nhân bản của hai nhà tư tưởng là Choe Je U thuộc dòng tư
18


tưởng tôn giáo mới và Ham Seok Heon thuộc dòng tư tưởng Ki tô
giáo Hàn Quốc.
Tư tưởng nhân bản của Choe Je U có ba nội dung lớn: ý niệm
về Thiên chủ - cái tuyệt đối với tư cách là sự vận động của tự nhiên

được thần cách hóa, về Thiên đạo là các nguyên lý vận động của thế
giới, và về con người tự nhận thức mình là tồn tại vận động theo
Thiên đạo.
Tư tưởng nhân bản của Ham Seok Heon là hệ thống các quan
niệm của ông về Thiên Chúa sáng tạo ra lịch sử, thống trị bằng tình
yêu và giao tiếp bằng nhân cách. Lịch sử hiện thực với bóng đen bạo
lực phi nghĩa của nó là thử thách Thiên Chúa yêu thương dành cho
con người trải nghiệm. Tìm ra ý Chúa là lịch sử khổ nan, con người
khổ nan thực hiện cái đạo đức tình yêu như Thiên Chúa để gần hơn,
đồng thời tự do khỏi Thiên Chúa.
CHƯƠNG 4
ĐẶC ĐIỂM, GIÁ TRỊ, HẠN CHẾ VÀ Ý NGHĨA CỦA
TƯ TƯỞNG NHÂN BẢN HÀN QUỐC CUỐI THẾ KỶ 19 ĐẦU
THẾ KỶ 20
4.1. Đặc điểm của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20
Đặc điểm thứ nhất là tư tưởng nhân bản Hàn Quốc giai đoạn
này hình thành dưới ảnh hưởng của ý niệm về tồn tại tuyệt đối hay ý
niệm về Thiên Chúa trong Ki tô giáo phương Tây.
Đặc điểm thứ hai một hệ quả từ tư tưởng nhân bản giai đoạn
này là sự xóa sổ hoàn toàn tàn dư của các hình thức tín ngưỡng dân
gian trong xã hội cổ truyền nhờ bước chuyển căn bản từ khía cạnh
tôn giáo hướng ngoại sang đức tin hướng nội kể từ giai đoạn này.
Đặc điểm thứ ba là sự khai thác chiều sâu hướng nội của tâm
hồn con người. Nó được các nhà tư tưởng nâng lên là một tồn tại
trong lịch sử loài người, trong vũ trụ rộng mở không có giới hạn về
không gian và thời gian.
19



Đặc điểm thứ tư của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc giai đoạn
này là tính chủ thể - ý thức làm chủ trong hoàn cảnh lịch sử mới, nhất
là khi quan điểm quân quyền, quốc quyền đã tan rã. Ý thức làm chủ ở
đây là ý thức chủ động đổi mới và tiên phong trong việc hiện thực
hóa những giá trị mới để xây dựng một xã hội mới tốt đẹp hơn.
Đặc điểm thứ năm là sự nhất quán giữa tư duy và tồn tại trong
tư tưởng nhân bản. Đó là sự thống nhất trong nhận thức giữa thế giới
- con người - xã hội, thể hiện sự làm chủ điều hòa của con người
trong thế giới tự nhiên và trong đời sống xã hội mà nó tồn tại.
4.2. Giá trị và hạn chế của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế
kỷ 19 đầu thế kỷ 20
* Giá trị của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20
Giá trị thứ nhất, tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 đã cung cấp một thế giới quan, nhân sinh quan mới để
ứng phó với bối cảnh xã hội khủng hoảng và biến động đương thời.
Giá trị thứ hai của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20 là việc khơi lại chủ đề triết học cơ bản - ý niệm về
Thiên để từ đó xác lập phương thức nhìn nhận mới về tồn tại người
cho lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc.
* Hạn chế của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19
đầu thế kỷ 20
Hạn chế thứ nhất là xét tới cùng, cả bốn trào lưu tư tưởng này
đều có chung một hạn chế, đó là chưa giải quyết được vấn đề chủ
quyền dân tộc từ khía cạnh chính trị, trong quan hệ với tha nhân nội
tại là nhân dân Hàn Quốc và tha nhân ngoại tại là phương Tây và
Nhật Bản.
Hạn chế thứ hai trong tư tưởng nhân bản Hàn Quốc về cái bản
thể trong quan hệ với tha nhân cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là các tư
tưởng được khảo cứu đều chưa phát triển tinh thần khoa học với

trọng tâm là giá trị hợp lý.

20


4.3. Ý nghĩa của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20
* Ý nghĩa của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc đối với lịch sử tư
tưởng triết học Hàn Quốc
Choe Je U và Ham Seok Heon đã khơi nguồn xây dựng quan
niệm nhân bản mới trong lịch sử tư tưởng triết học Hàn Quốc, đó là
sự hình thành bản thể người.
Trong tư tưởng của Choe Je U, bản thể người đó được hiểu là
tính Linh (Thần) của tồn tại người được khai thác trong tương quan
với Thiên chủ vĩnh hằng, điều hòa. Trong tư tưởng của Ham Seok
Heon, bản thể người được hiểu là sinh mệnh tinh thần, là sự tự ý thức
về tình yêu trong khổ nan mà Thiên Chúa mang lại. Từ việc khơi ra
tính sinh mệnh trong tồn tại người, cả Choe Je U và Ham Seok Heon
đều thúc đẩy tính tự chủ, làm chủ bản thân của mỗi tồn tại. Về khía
cạnh đạo đức, cả Choe Je U và Ham Seok Heon đều đưa ra giá trị
bình đẳng và tôn nghiêm của tồn tại người và trong quan hệ giữa
người với người.
* Ý nghĩa lịch sử và hiện tại của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc
Ý nghĩa của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu
thế kỷ 20 là đã giải quyết được những vấn đề con người mà xã hội
Hàn Quốc đặt ra.
Tư tưởng nhân bản Hàn Quốc đã hình thành một loạt các giá trị
mang tính phổ biến, có ý nghĩa cho vấn đề con người cá nhân trong
triết học hiện nay: Thứ nhất, giá trị bình đẳng của tồn tại người. Sự
bình đẳng được đảm bảo bằng tính linh thiêng của tồn tại người. Tính

linh thiêng đó được khắc ghi bằng sự tồn tại của vị thần độc nhất và
tối thượng trong thế giới tinh thần. Thứ hai là ý nghĩa về giá trị tính
tôn nghiêm của tồn tại người. Sự hiện hữu của tính Linh (Thần) trong
con người thể hiện qua hình tượng Thiên Chủ hay Thiên Chúa đã tạo
ra tính tôn nghiêm cho mỗi tồn tại người từ cấp độ tinh thần. Thứ ba
là ý nghĩa về giá trị tự do tinh thần, tự chủ về hành động và tự điều

21


hòa. Thứ tư là phương thức đấu tranh phi bạo lực, đấu tranh bằng tình
yêu để giành lại tự do từ kẻ đang coi ta là nô lệ.
Tiểu kết
Tư tưởng về bản thể người hình thành theo ba trục quan hệ
giữa cái Tôi với chính nó, với tha nhân và với xã hội thể hiện rất rõ
vào giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20. Bản thể mới của con
người hình thành qua tư tưởng của các triết gia và các trào lưu tư
tưởng triết học Hàn Quốc giai đoạn này đã giúp người Hàn Quốc
định vị được chính mình trong một xã hội đang tan rã và một thế giới
mới đang dần mở rộng, giúp hình thành một thế giới quan, nhân sinh
quan và giá trị quan mới cho đời sống tinh thần Hàn Quốc.
Hạn chế của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc là nó đã không giải
quyết được triệt để vấn đề chính trị, liên quan tới việc xóa bỏ hình
thức chính quyền phong kiến hay chống lại sự xâm phạm chủ quyền
dân tộc từ Nhật Bản. Việc tinh thần khoa học với các giá trị hợp lý,
kinh tế, v.v... chưa được nhận thức và phản tư trong tư tưởng nhân
bản Hàn Quốc giai đoạn này cũng là một hạn chế khác.
Tư tưởng nhân bản Hàn Quốc giai đoạn cuối thế kỷ 19 đầu thế
kỷ 20 đã có nhiều đóng góp có ý nghĩa đối với lịch sử tư tưởng Hàn
Quốc nói riêng, lịch sử Hàn Quốc nói chung: Các tư tưởng nhân bản

này đã giải quyết những vấn đề con người mà xã hội Jo Seon đặt ra
trong thời đoạn lịch sử này mà cấp thiết nhất là bản thể người qua
việc hình thành thế giới quan và nhân sinh quan mới.

22


KẾT LUẬN
Luận án đặt ra mục tiêu phân tích và làm sáng tỏ bản chất của
bối cảnh xã hội Hàn Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20; nêu ra nội
dung cụ thể của tư tưởng nhân bản Hàn Quốc qua một số nhà tư
tưởng; khái quát đặc điểm và đánh giá giá trị, hạn chế, ý nghĩa tư
tưởng nhân bản Hàn Quốc giai đoạn này. Tư tưởng nhân bản Hàn
Quốc được xác lập thông qua việc phân tích ba mối quan hệ hình
thành nên tồn tại người, là quan hệ giữa nó với chính mình, giữa nó
với tha nhân và giữa nó với cái tuyệt đối. Ba mối quan hệ này được
quy định bởi bối cảnh cả xã hội Jo Seon đang vận động để khắc phục
khủng hoảng xã hội cùng thể nghiệm tiếp nhận cái mới do thế giới
quan được mở rộng mang lại.
Trong Chương 1, chúng tôi nhận thấy ba vấn đề cần tiếp tục
nghiên cứu như sau: Thứ nhất là trong bối cảnh xã hội đang biến đổi,
nhất thiết nảy sinh yêu cầu về sự thay đổi trong nhận thức về tồn tại
người. Thứ hai là sự tiếp nối cái bản thể trong lịch sử tư tưởng triết
học Hàn Quốc thể hiện qua ý niệm về Thiên - ý niệm về cái tuyệt đối.
Thứ ba là đánh giá tư tưởng giai đoạn này dựa trên tiêu chí của tư
tưởng nhân bản.
Trong Chương 2, chúng tôi luận giải hai cơ sở hình thành tư
tưởng nhân bản Hàn Quốc. Thứ nhất là bối cảnh lịch sử của Hàn
Quốc cuối thế kỷ 19 đầu thế kỷ 20 là bối cảnh khủng hoảng của
chính trị, xã hội đồng thời xảy ra với quá trình thể nghiệm cái mới

trong một môi trường rộng mở hơn nhưng cũng nhiều thách thức hơn.
Thứ hai là các trào lưu tư tưởng hình thành trong giai đoạn này: Vệ
chính xích tà, tôn giáo bản địa mới, Khai hóa và Ki tô giáo. Trào lưu
Vệ chính xích tà và Khai hóa đặt ra hai vấn đề cho bản thể người,
một là vấn đề đạo đức là căn cứ của tồn tại người và một là vấn đề
khai hóa đích thực. Tuy nhiên, trào lưu tôn giáo bản địa mới và trào
lưu Ki tô giáo là trào lưu tư tưởng vừa phản ánh trung thực bối cảnh
lịch sử mà chúng tôi đã nhận định, vừa đưa ra những phương án giải
quyết cho vấn đề tồn tại người trong giai đoạn này. Theo đó chúng
23


×