Tải bản đầy đủ (.pdf) (52 trang)

Dự án đầu tư nhà máy sản xuất gạch pocelaine công suất 12 triệu m2 năm

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.46 MB, 52 trang )

CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NHÓM 3 KTĐT.2
------------------

DỰ ÁN ĐẦU TƯ
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH POCELAINE
CÔNG SUẤT 12 TRIỆU M2/NĂM
(GIAI ĐOẠN 1 CÔNG SUẤT 6 TRIỆU M2/NĂM)

ĐỊA ĐIỂM THỰC HIỆN: LÔ D2 VÀ LÔ G2 QUY HOẠCH MỞ RỘNG
KCN TIỀN HẢI, HUYỆN TIỀN HẢI, TỈNH THÁI BÌNH
CHỦ ĐẦU TƯ

: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NHÓM 3 KTĐT.2

Hà Nội, tháng 3 năm 2017


MỤC LỤC

TRANG

PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................................................ 1
TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ ............................................... 2
1.1.

Tên dự án ..................................................................................................................... 2

1.2.

Giới thiệu về chủ đầu tư ............................................................................................... 2
Tên doanh nghiệp ................................................................................................. 2


Người đại diện theo pháp luật .............................................................................. 2
Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập ............................................. 2
Danh sách thành viên góp vốn của công ty .......................................................... 3

1.3.

Địa điểm thực hiện dự án ............................................................................................. 3

1.4.

Tổng vốn đầu tư dự kiến .............................................................................................. 3

1.5.

Nguồn vốn đầu tư......................................................................................................... 5

1.6.

Sơ đồ bộ máy quản lý .................................................................................................. 5
PHÂN TÍCH CƠ HỘI ĐẦU TƯ ...................................................................... 6

2.1.

Cơ sở và sự cần thiết đầu tư ......................................................................................... 6
Căn cứ đầu tư ........................................................................................................ 6
Sự cần thiết của dự án ........................................................................................... 7
Mục tiêu đầu tư ..................................................................................................... 9
Hình thức đầu tư ................................................................................................. 10

2.2.


Đánh giá tiềm năng thị trường ................................................................................... 10
Năng lực sản xuất gạch ốp lát Ceramic, Granit ở Việt Nam .............................. 10
Tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát trên thị trường Việt Nam .................... 10

Xu thế phát triển sản phẩm gạch ốp lát tại các nước trong khu vực và thị trường
Việt Nam .......................................................................................................................... 11
Định hướng đầu tư .............................................................................................. 12
NỘI DUNG DỰ ÁN ....................................................................................... 14
3.1.

Tên dự án đầu tư ........................................................................................................ 14

3.2.

Chủ đầu tư .................................................................................................................. 14

3.3.

Địa điểm thực hiện dự án ........................................................................................... 14
Đặc điểm địa lý tự nhiên – kinh tế của Huyện Tiền Hải .................................... 14
Khu công nghiệp Tiền Hải.................................................................................. 15
Thuận lợi............................................................................................................. 15

3.4.

Hình thức và nội dung đầu tư .................................................................................... 16
Hình thức đầu tư ................................................................................................. 16
Quy mô đầu tư .................................................................................................... 17
Thiết bị đầu tư..................................................................................................... 21

Quy trình sản xuất và thiết bị công nghệ ............................................................ 22


Xây dựng và tổ chức thi công xây lắp ................................................................ 26
b. Đối với các nhân viên lao động trí óc: ............................................................................. 30
c. Đối với lực lượng lao động phổ thông ( lao động chân tay) ............................................ 31
3.5.

Hiệu quả kinh tế của dự án ........................................................................................ 33
Thuế các loại ....................................................................................................... 33
Dự kiến doanh thu và lợi nhuận các năm của dự án ........................................... 34
Hiệu quả thu nhập thuần – NPV ......................................................................... 36
Tỷ suất sinh lời nội bộ - IRR .............................................................................. 37
Chỉ số doanh lợi – PI .......................................................................................... 38
Thời gian hoàn vốn có chiết khấu (DPP)............................................................ 38
Điểm hòa vốn ..................................................................................................... 39
ĐÁNH GIÁ TÁC ĐỘNG TỚI MÔI TRƯỜNG – KINH TẾ - XÃ HỘI ........ 40

4.1.

Chính sách và quy định về bảo vệ môi trường ở Việt Nam ....................................... 40
Giới thiệu chung ................................................................................................. 40
Tài liệu cơ sở về các quy định và các tiêu chuẩn bảo vệ môi trường ................. 40

4.2.

Đánh giá tác động tới môi trường – kinh tế – xã hội ................................................. 41
Tác động của dự án tới môi trường .................................................................... 41

4.3.


Tác động của dự án tới kinh tế - xã hội ..................................................................... 43

Sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội, quy
hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất ............................................................... 43
Sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội: ........................................ 45
4.4.

Các biện pháp khắc phục những tác động tiêu cực .................................................... 45
Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm ..................................................................... 45

KẾT LUẬN .............................................................................................................................. 47


PHẦN MỞ ĐẦU
Trong các công trình xây dựng, vật liệu đóng vai trò vô cùng quan trọng, là một
trong các yếu tố quyết định chất lượng, giá thành và thời gian thi công công trình. Cùng
với sự phát triển của kinh tế và khoa học kỹ thuật nói chung, ngành vật liệu xây dựng
cũng đã phát triển từ thô sơ đến hiện đại, từ giản đơn đến phức tạp, chất lượng vật liệu
ngày càng được nâng cao.
Ở Việt Nam, nhờ có đường lối phát triển kinh tế đúng đắn của Đảng, ngành vật
liệu xây dựng đã đi trước một bước, phát huy tiềm năng, nội lực, sử dụng nguồn tài
nguyên phong phú, đa dạng với sức lao động dồi dào, hợp tác, liên doanh, liên kết trong
và ngoài nước, ứng dụng công nghệ tiên tiến, kỹ thuật hiện đại của thế giới vào hoàn
cảnh cụ thể của nước ta, đầu tư, liên doanh với nước ngoài xây dựng nhiều nhà máy mới
trên khắp ba miền. Đồng thời, sự phục hồi của thị trường bất động sản đã giúp ngành
vật liệu xây dựng nói chung và gạch ốp lát nói riêng đang phát triển tương đối thuận lợi.
Với lợi thế hơn 10 năm kinh doanh các mặt hàng phục vụ ngành xây dựng, thông
qua các kênh bán hàng và bạn hàng của Công ty, Công ty thấy rằng mặt hàng gạch ốp
lát đang được thị trường trong nước và nước ngoài tiêu thụ mạnh, đặc biệt trong giai

đoạn tới thị trường bất động sản trong nước đang được đầu tư có nhiều khởi sắc, hơn
nữa Việt Nam đang tham gia Hội nhập kinh tế sâu rộng với các nước nên thị trường xuất
khẩu các mặt hàng vật liệu xây dựng rất tiềm năng.
Để tiếp tục nâng cao năng lực sản xuất đồng thời có nhiều sản phẩm đa dạng về
mẫu mã, chủng loại, kích cỡ, phong phú về màu sắc bên cạnh tính thẩm mỹ cao, an toàn
và thân thiện với môi trường; nhằm đáp ứng thị hiếu khách hàng dùng của các bạn hàng
trong và ngoài nước, tăng khả năng cạnh tranh, mở rộng phát triển thị trường; kết hợp
với khả năng thực tế, dựa trên trình độ kỹ thuật, năng lực đội ngũ cán bộ quản lí và cán
bộ kĩ thuật của Công ty, tiềm lực về tài chính, kinh nghiệm trong hoạt động thị trường,
Ban lãnh đạo Công ty quyết định đầu tư vào lĩnh vực: “XÂY DỰNG NHÀ MÁY SẢN
XUẤT GẠCH POCELAINE, CÔNG SUẤT 12,0 TRIỆU M2/NĂM - GIAI ĐOẠN
I CÔNG SUẤT 6 TRIỆU M2/NĂM". Sản phẩm được in bằng máy in kỹ thuật số, có
mài cạnh, nung 1 lần.
Khi dự án được đưa vào hoạt động chắc chắn sẽ đem lại hiệu quả kinh tế cao, tạo
việc làm và thu nhập cho người lao động, đóng góp vào Ngân sách Nhà nước.
1


TỔNG QUAN CHUNG VỀ DỰ ÁN ĐẦU TƯ
1.1. Tên dự án
Nhà máy sản xuất gạch POCELAINE, công suất 12 triệu m2/năm – giai đoạn 1
công suất 6 triệu m2/năm
1.2. Giới thiệu về chủ đầu tư
Tên doanh nghiệp
- Công ty: CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NHÓM 3 KTĐT.2
- Loại hình doanh nghiệp: Công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên
- Trụ sở chính: Tổ 1, Phường Hoàng Diệu, thành phố Thái Bình, tỉnh Thái Bình.
- Điện thoại: 036.3746.774
- Ngành nghề kinh doanh:



Sản xuất sản phẩm gốm sứ : sứ dân dụng và sứ mỹ nghệ



Bán buôn sứ vệ sinh, sứ dân dụng và vật liệu, thiết bị lắp đặt trong
xây dựng, sản xuất vật liệu xây dựng từ đất sét,…

Người đại diện theo pháp luật
-

Chức vụ: Giám đốc Công ty.

-

Sinh ngày: 03/02/1966.

-

Dân tộc: Kinh.

-

Quốc tịch: Việt Nam

-

Giấy CMND số: 150858999 | Ngày cấp: 08/6/2012 | Nơi cấp: Công an tỉnh
Thái Bình.


-

Nơi đăng ký hộ khẩu thường trú: Tổ 1, Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái
Bình, Tỉnh Thái Bình, Việt Nam.

-

Chỗ ở hiện tại: Tổ 1, Phường Hoàng Diệu, Thành phố Thái Bình, Tỉnh Thái
Bình, Việt Nam.

-

SĐT: 0914575999/ 036.3746.775
Giấy đăng ký kinh doanh hoặc giấy phép thành lập
-

Số: 1000334004

-

Cơ quan cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Thái Bình
2


-

Ngày cấp: 26/3/2003

-


Số tài khoản: 025704061406164 mở tại ngân hàng BIDV

-

Vốn điều lệ: 9.500.000.000 đồng (Chín tỷ, năm trăm triệu đồng chẵn).

Danh sách thành viên góp vốn của công ty
-

Ông Bùi Hữu Trường - Phần vốn góp: 9.450.000.000 đồng (chiếm tỷ lệ
99,47 % vốn góp).

-

Ông Vũ Văn Tú - Phần vốn góp: 50.000.000 đồng (chiếm tỷ lệ 0,53% vốn
góp).

1.3. Địa điểm thực hiện dự án
-

Lô D2 và lô G2 quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

-

Dự kiến diện tích đất sử dụng: 151.900 m2

Hình 1. Bản đồ quy hoạch khu công nghiệp Tiền Hải - địa điểm thực hiện dự án

1.4. Tổng vốn đầu tư dự kiến

Tổng mức đầu tư cho dự án “Xây dựng nhà máy sản xuất gạch Pocelaine”
được xác định dựa trên phương án tiến hành được đề ra và căn cứ xác định tổng vốn đầu
tư:
-

Luật đầu tư số 67/2014 QH13 ngày 26/11/2014

-

Luật Doanh nghiệp số 68/2014 QH13 ngày 26/11/2014

-

Luật Xây dựng số 50/2014 QH13 NGÀY 18/06/2014

3


Nghị định số 75/2011/NĐ-CP ngày 30/08/2011 của Chính phủ về tín dụng đầu

-

tư và tín dụng xuất khẩu của nhà nước, nghị định 54/2013/NĐCP ngày
22/05/2013 bổ sung nghị định 75/2011/NĐ-CP
-

Nghị định số 59/2015/NĐ-CP này 18/06/2015 về quản lý dự án đầu tư xây dựng.

-


Nghị định số 142/2005/NĐ-CP ngày 14/11/2015 của Chính phủ về thu tiền thuê
đất, thuê mặt nước.
Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ quy định chi tiết

-

và hướng dẫn thi hành luật thuế TNDN
Nghị định số 21/2008/NĐ-CP và Nghị định số 29/2012/NĐ-CP của Chính phủ

-

quy định về bảo vệ môi trường.
Nghị định số 99/2007/NĐ-CP ngày 13/06/2009 của Chính phủ về quản lí chi phí

-

đầu tư xây dựng công trình
Thông tư số 05/2007/TT-BXD ngày 27/05/2007 của Bộ Xây dựng về việc :

-

Hướng dẫn việc lập và quản lí chi phí dự án đầu tư xây dựng công trình”
Thông tư số 02/2007/TT-BXD ngày 14/02/2007. Hướng dẫn một số nội dung về

-

lập, thẩm định, phê duyệt dự án đầu tư xây dựng công trình; giấy phép xây dựng
và tổ chức quản lí dự án đầu tư xây dựng công trình
Các văn bản Nhà nước liên quan đến lập Tổng mức đầu tư, tổng dự toán và dự


-

toán công trình.
TỔNG VỐN ĐẦU TƯ
Đơn vị:1000 đồng
Nội dung

STT

Thành tiền

Tổng mức đầu tư của dự án

539.145.324

A

Vốn đầu tư TSCĐ

450.300.900

A1

Phần thiết bị

229.765.969

1

Thiết bị nhập khẩu


204.342.109

2

Thiết bị mua và chế tạo trong nước

25.423.860

A2

Phần xây lắp

196.246.600

A3

Chi phí khác

2.768.000

A4

Dự phòng

8.959.976

A5

Lãi vay trong thời gian thi công


12.560.355

4


Vốn lưu động

B

88.844.423

1.5. Nguồn vốn đầu tư
Doanh nghiệp sử dụng vốn cố định và vốn vay tín dụng trung dài hạn để tiến hành
đầu tư:
NGUỒN VỐN ĐẦU TƯ
Đơn vị:1000 đồng
Nội dung

STT

Thành tiền

Nguồn vốn đầu tư

539.145.324

A

Vốn cố định


450.300.900

1

Vốn vay ngân hàng

293.000.000

Vay ngân hang thương mại

293.000.000

2

Vốn tự có

157.300.900

B

Vốn lưu động

88.844.423

1.1

Vay ngân hàng thương mại

88.844.423


1.6. Sơ đồ bộ máy quản lý
Tổng
Giám đốc

Phòng Hành
chính Nhân sự

Phó Tổng

Phó Tổng

Giám đốc

Giám đốc

Phòng

Phòng

Kinh doanh

Kế toán

Phân xưởng I

Phân xưởng II

5


Phòng Kỹ thuật
và Công nghệ sản
xuất

Phân xưởng Cơ
khí

Phòng Marketing


PHÂN TÍCH CƠ HỘI ĐẦU TƯ
2.1. Cơ sở và sự cần thiết đầu tư
Căn cứ đầu tư
2.1.1.1.

Cơ sở pháp lý

- Luật Tổ chức chính quyền địa phương số 77/2015/QH13 ngày 19/6/2015;
- Luật Đầu tư số 67/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Luật Doanh nghiệp số 68/2014/QH13 ngày 26/11/2014;
- Nghị định số 46/2014/NĐ-CP ngày 15/5/2014 của Chính phủ quy định về thu
tiền thuê đất, thuê mặt nước;
- Nghị định số 118/2015/NĐ-CP ngày 12/11/2015 của Chính phủ quy định chi
tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật đầu tư;
- Nghị định số 18/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2014 của Chính phủ quy định về
quy hoạch bảo vệ môi trường, đánh giá môi trường chiến lược, đánh giá tác
động môi trường và kế hoạch bảo vệ môi trường;
- Nghị định số 87/2010/NĐ-CP ngày 13/8/2010 của Chính phủ quy định chi tiết
thi hành một số điều của Luật Thuế xuất khẩu, Thuế nhập khẩu;
- Nghị định số 218/2013/NĐ-CP ngày 26/12/2013 của Chính phủ Quy định chi

tiết và hướng dẫn thi hành Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp;
- Nghị định số 19/2015/NĐ-CP ngày 14/02/2015 của Chính phủ quy định về
bảo vệ môi trường;
- Thông tư số 16/2015/TT-BKHĐT ngày 18/11/2015 của Bộ Kế hoạch và Đầu
tư về biểu mẫu thực hiện thủ tục đầu tư và báo cáo hoạt động đầu tư tại Việt
Nam;
- Quyết định số 3104/2006/QĐ-UBND ngày 29/12/2006 của UBND tỉnh Thái
Bình vê việc phê duyệt quy hoạch chi tiết mở rộng khu công nghiệp Tiền Hải;
- Quyết định số 09/2012/QĐ-UBND của UBND tỉnh Thái Bình vê việc ban
hành một số chính sách khuyến khích đầu tư tại tỉnh Thái Bình;
- Căn cứ vào điều lệ và mục tiêu phát triển của Công ty.

2.1.1.2.

Các văn bản áp dụng:

Dự án “ Nhà máy sản xuất gạch Porcelaineuh” được thực hiện trên những tiêu
chuẩn, quy chuẩn chính như sau:
6


-

Quy chuẩn xây dựng Việt Nam ( Tập 1, 2, 3 xuất bản 1997 – BXD)

-

Quyết định số 04/2008/ QĐ-BXD ngày 03/04/2008. Ban hành Quy chuẩn Kỹ
thuật Quốc gia về Quy hoạch xây dựng ( QCVN : 01/2008/ BXD)


-

TCVN 2737-1995: Tải trọng và Tác động – Tiêu chuẩn thiết kế

-

TCXD 45-1978: Tiêu chuẩn thiết kế nền nhà và công trình

-

TCVN 5760-1993: Hệ thống chữa cháy – Yêu cầu chung thiết kế lắp đặt và sử
dụng

-

TCVN 5738-2001: Hệ thống báo cháy tự động – Yêu cầu kỹ thuật

-

TCVN 62-1995: Hệ thống PCCC chất cháy bột, khí

-

TCVN 6160-1996: Yêu cầu chung về thiết kế, lắp đặt, sử dụng hệ thống chữa
cháy

-

TCVN 4760-1993: Hệ thống PCCC – Yêu cầu chung về thiết kế


-

TCVN 5576-1991: Hệ thống cấp thoát nước – Quy phạm quản lý kỹ thuật

-

TCXD 51-1984: Thoát nước – Mạng lưới bên trong và ngoài công trình – Tiêu
chuẩn thiết kế

-

11TCN 19-1984: Đường dây điện

Sự cần thiết của dự án
2.1.2.1.

Sự phù hợp của dự án với quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế

- xã hội, quy hoạch phát triển ngành, quy hoạch sử dụng đất:
Khu công nghiệp Tiền Hải là địa bàn ưu đãi đầu tư của Chính phủ và của tỉnh
Thái Bình: Trong những năm qua dưới sự chỉ đạo của Tỉnh uỷ, UBND tỉnh Thái Bình,
bằng một loạt các cơ chế chính sách khuyến khích đầu tư phát triển sản xuất, từ một tỉnh
sản xuất chủ yếu là nông nghiệp, trình độ sản xuất lạc hậu, đến nay ngành công nghiệp,
thủ công nghiệp của tỉnh ta đã có những bước phát triển mạnh mẽ; Cơ cấu kinh tế dần
chuyển dịch theo hướng tăng tỷ trọng công nghiệp, xây dựng và dịch vụ thương mại,
giảm dần tỷ trọng nông nghiệp; Ngành công nghiệp của tỉnh ta đang dần từng bước
khẳng định tầm quan trọng của mình trong vai trò phát triển kinh tế, đẩy mạnh sự nghiệp
công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Hiện nay Chính phủ Việt Nam đang thực hiện các chính
sách tháo gỡ khó khăn, kích cầu đầu tư cho các doanh nghiệp bằng việc hỗ trợ lãi suất
đầu tư trung và dài hạn đối với những dự án đầu tư sản xuất nhập máy móc thiết bị sản

xuất tạo tài sản cố định, hỗ trợ lãi suất cho vay vốn lưu động phục vụ sản xuất kinh
7


doanh. Do vậy đầu tư xây dựng Nhà máy sản xuất gạch Pocelaine tại thời điểm này là
phù hợp và được hưởng các chính sách hỗ trợ đầu tư của Chính phủ.
Là địa điểm nằm trong vùng ưu tiên tăng trưởng kinh tế của tỉnh: Thái Bình là
tỉnh nông nghiệp thuộc đồng bằng châu thổ sông Hồng; diện tích tự nhiên 1.639 km2;
dân số trung bình trên 1,8 triệu người; nằm trong vùng ảnh hưởng trực tiếp của tam giác
tăng trưởng kinh tế Bắc bộ : Hà Nội - Hải Phòng - Quảng Ninh và là địa bàn chịu tác
động trực tiếp của quá trình phát triển kinh tế, văn hoá, xã hội trong vùng. Thái Bình có
01 Thành phố và 7 huyện; cách thủ đô Hà Nội 110 km, cách thành phố Nam định 14
km, cách thành phố Hải Phòng 70 km; có hệ thống giao thông được mở rộng và nâng
cấp rất thuận tiện cho việc giao lưu kinh tế, trao đổi buôn bán hàng hoá và hoạt động
đầu tư, đi lại của nhân dân. Ngoài ra, Thái Bình còn có 52 km bờ biển, có cảng Diêm
Điền là cảng biển quốc gia đi Hải Phòng, các tỉnh phía Nam, Trung Quốc và ASEAN.
Lợi thế về vị trí, tài nguyên khí mỏ và năng lượng của KCN Tiền Hải: Khu công
nghiệp Tiền Hải có vị trí địa lý gần biển, là trung tâm sản xuất các sản phẩm vật liệu xây
dựng của miền Bắc và cả nước. Dự án khai thác đưa khí vào bờ đã được triển khai, và
đầu năm 2015 khí đã được cung cấp cho các dự án, doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh Thái
Bình sử dụng. Tại đây các nhà máy lớn đã và đang được xây dựng, góp phần thúc đẩy
cơ sở hạ tầng và chuyển dần cơ cấu nền kinh tế của Tỉnh theo hướng công nghiệp hóa,
hiện đại hóa, tiến tới hình thành các trung tâm công nghiệp và đô thị mới; với nguồn khí
mỏ than nâu có trữ lượng và tiềm năng rất lớn, có Nhà máy nhiệt điện Mỹ Lộc cung cấp
điện năng sản xuất đảm bảo cho các Nhà máy tại KCN Tiền Hải giảm thiểu tối đa chi
phí sản xuất, tăng khả năng cạnh tranh về giá thành sản xuất sản phẩm, chất lượng sản
phẩm;
Địa điểm xây dựng nhà máy sản xuất gạch Pocelaine nằm xa trung tâm đô thị,
không nằm trung khu vực danh lam thắng cảnh, di tích, bảo tồn lịch sử nên không làm
ảnh hưởng đến đời sống, sinh hoạt xã hội, phong tục tập quán của dân cư, không làm

ảnh hưởng tới an ninh quốc phòng và đảm bảo môi trường sinh thái, Đồng thời nhà máy
được xây dựng trên lô đất quy hoạch khu công nghiệp Tiền Hải huyện Tiền Hải; Khu
công nghiệp Tiền Hải đã được quy hoạch nằm trong các KCN Việt Nam với diện tích
60 ha; Hiện nay đã được UBND tỉnh cho phép mở rộng lên 446 ha, có nhà đầu tư hạ
tầng KCN, nên trong thời gian tới hạ tầng KCN sẽ được đầu tư đồng bộ, tạo điều kiện
thuận lợi cho các dự án đầu tư. Do vậy việc xây dựng một nhà máy lớn trên địa bàn sẽ
8


góp phần làm thay đổi thêm đời sống kinh tế, văn hoá của nhân dân, chuyển dịch cơ cấu
kinh tế huyện Tiền Hải theo hướng giảm tỷ trọng nông nghiệp, tăng tỷ trọng công
nghiệp; tạo điều kiện thu hút nguồn lao động dư thừa, thúc đẩy phát triển các ngành
công nghiệp mũi nhọn của địa phương.
Xu hướng các nước phát triển hiện nay là đầu tư vào các ngành công nghiệp có
hàm lượng chất xám cao, giá trị kinh tế lớn. Một số ngành công nghiệp, trong đó có
công nghiệp VLXD đang từng bước được phân công và chuyển giao cho các nước đang
phát triển, trong đó có Việt Nam.

2.1.2.2.

Sự tác động của dự án với phát triển kinh tế - xã hội:

Dự án Đầu tư xây dựng mới, hoàn chỉnh và đồng bộ một dây chuyền sản xuất
gạch Pocelaine để đáp ứng nhu cầu tiêu thụ mặt hàng trên thị trường nội địa và xuất
khẩu.
-

Đa dạng các sản phẩm sản xuất kinh doanh của Công ty, phát triển các khả năng
và lợi thế hiện có của Công ty về sản xuất các loại sản phẩm có chất lượng cao.


-

Chiếm lĩnh thị trường trong nước, phục vụ tiêu dùng trong nước là chủ yếu, từng
bước đẩy lùi hàng nhập ngoại và tiến tới thị trường xuất khẩu.

-

Giải quyết việc làm cho gần 300 lao động tại địa phương.

-

Góp phần vào nộp Ngân sách của Nhà nước.

-

Đẩy mạnh sự phát triển của Công ty, tạo uy tín và góp phần thúc đẩy phát triển
kinh tế xã hội của tỉnh và địa phương.

-

Những tác động quan trọng nhất do dự án mang lại cho phát triển kinh tế - xã hội
và ảnh hưởng của các tác động đó đến phát triển của ngành, của khu vực, đáp
ứng các nhu cầu thiết yếu và khả năng tiếp cận của cộng đồng.
Mục tiêu đầu tư

Xây dựng nhà máy sản xuất gạch Pocelaine công suất 12 triệu m2/năm (giai đoạn I
công suất 6 triệu m2/năm), đáp ứng các yêu cầu sau:
-

Sản phẩm sản xuất ra phải đảm bảo đủ sức cạnh tranh so với hàng sản xuất trong

nước và hàng nhập khẩu của các nước trong khu vực về mặt chất lượng, mẫu mã,
chủng loại và đặc biệt là giá cả.

9


-

Việc đầu tư xây dựng nhà máy phải đảm bảo phù hợp với quy hoạch phát triển
chung, diện tích mặt bằng, khả năng về nguồn vốn, đảm bảo tính đồng bộ và hiệu
quả nhất.
Hình thức đầu tư

Đầu tư mới bằng vốn vay các ngân hàng, vốn huy động và vốn tự có của doanh
nghiệp.
2.2. Đánh giá tiềm năng thị trường
Năng lực sản xuất gạch ốp lát Ceramic, Granit ở Việt Nam
Theo thống kê của Bộ xây dựng đến tháng 11/2009 tổng năng lực sản xuất gạch
ốp lát của Việt Nam là 295 triệu m2/năm, đến tháng 5/2012 (kể cả các nhà máy đang
xây dựng) tổng năng lực sản xuất khoảng 350 triệu m2 (trong đó gạch Granit khoảng
10,2 triệu m2, gạch Porcelain khoảng 6,0 triệu m2) và phân bố không đồng đều (Miền
Nam 55%, Miền Trung 15% và Miền Bắc 30%).
Tổng công suất hiện đạt tới 500 triệu m2/năm, đứng đầu Đông Nam Á và thứ 6
thế giới. Riêng gạch sản xuất Granite hiện có công suất còn khiêm tốn, trên 60 triệu
m2/năm.
Tình hình tiêu thụ sản phẩm gạch ốp lát trên thị trường Việt Nam
Trên thị trường Việt Nam, căn cứ tình hình thực tế tiêu thụ gạch ốp lát các năm
gần đây cho thấy tất cả các Nhà máy gạch ốp lát trong nước đều tiêu thụ tốt; đặc biệt với
những cải tiến về mẫu mã và chất lượng. Sản phẩm gạch ốp lát nội địa trên thị trường
Việt Nam ngày càng chiếm được uy tín của người tiêu dùng và có xu hướng ngày càng

gia tăng về nhu cầu sử dụng. Hàng năm vẫn có một lượng lớn gạch ốp lát được nhập
khẩu vào Việt Nam từ các nước như Tây Ban Nha, Italia, Thái Lan, Malayxia, Trung
Quốc, Đài loan... với màu sắc, kích thước đa dạng và chất lượng tương đối tốt nhưng có
giá bán khá cao so với sản phẩm cùng loại sản xuất trong nước (trừ sản phẩm từ Trung
Quốc do một số cơ sở sản xuất thủ công). Mặc dù đã được Nhà nước quản lý chặt chẽ
bằng hình thức dán tem hàng nhập khẩu nhưng lượng hàng nhập lậu trốn thuế vào Việt
Nam mà chủ yếu là từ Trung Quốc vẫn chiếm một số lượng khá lớn và con số thực nhập
theo đánh giá có khả năng còn lớn hơn nhiều.
10


Theo dự báo của Hiệp hội gốm sứ, nhu cầu gạch ốp lát trong 3-5 năm tới vẫn tăng
với tốc độ khoảng 30%. Bên cạnh thị trường trong nước thì trong những năm qua thị
trường Nước ngoài cũng đã chấp nhận sản phẩm gạch của Việt nam như Mỹ, Australia,
Iraq, Nga, Nhật,... Vì vậy cơ hội xuất khẩu của các doanh nghiệp là rất lớn.
Xu thế phát triển sản phẩm gạch ốp lát tại các nước trong khu vực và
thị trường Việt Nam
Từ những số liệu phân tích về thị trường ở trên và theo đánh giá của các chuyên
gia kinh tế có thể có một số nhận xét chung như sau:
-

Năng lực sản xuất trong nước đối với chủng loại gạch ốp lát đã có những bước
phát triển tuy nhiên vẫn còn giữ một tỷ lệ thấp so với năng lực sản xuất của các
nước xung quanh (Trung Quốc 3.600 triệu m2, India 715 triệu m2...)

-

Tuy nhiên các doanh nghiệp trong nước vẫn đứng vững nhờ bảo hộ và đầu tư tốt
về mặt công nghệ. Tại thị trường Việt Nam, gạch Trung Quốc đang trực tiếp cạnh
tranh với hàng nội địa. Ngoài ra, gạch ốp lát tới từ Malaysia, Indonesia, Ấn Độ,..

cũng được nhập khẩu khẩu với số lượng nhỏ, chủ yếu là các mẫu mã trong nước
không có. Tuy nhiên hiện tại gạch nội đang chiếm ưu thế nhờ sử dụng các dây
chuyền sản xuất tiên tiến từ châu Âu đảm bảo chất lượng sản phẩm, lợi thế về địa
lý giúp giảm giá thành và đáp ứng các nhu cầu đơn hàng từ nhỏ tới lớn. Bên cạnh
đó, ngành vẫn đang được sự bảo hộ lớn. Các sản phẩm gạch nhập khẩu hiện vẫn
chịu thuế xuất nhập khẩu cao làm giảm tính cạnh tranh với hàng trong nước.

Thuế áp dụng cho các sản phẩm gốm sứ xây dựng

-

Việc đầu tư chủng loại sản phẩm này tập trung ở phía Nam và chủ yếu do các
đơn vị ngoài Quốc doanh thực hiện. Năng lực sản xuất gạch ốp lát ở khu vực phía
11


Bắc chưa được chú trọng đầu tư phát triển, đặc biệt tại một số địa bàn vùng Đông
Bắc, thị trường cung ứng chủ yếu vẫn là hàng nhập khẩu từ nước ngoài và hàng
ở các địa phương khác vận chuyển đến.
-

Mặc dù bị ảnh hưởng bởi cuộc khủng hoảng tiền tệ khu vực và Thế giới dẫn đến
việc giảm sút nhịp độ đầu tư xây dựng cơ bản ở nước ta, nhưng việc tiêu thụ các
sản phẩm gạch ốp lát tráng men nhập khẩu từ nước ngoài và sản phẩm của các
cơ sở sản xuất trong nước trên thị trường vẫn khá ổn định và có xu hướng ngày
càng gia tăng, chứng tỏ tiềm năng phát triển và nhu cầu sử dụng đối với loại sản
phẩm này trong tương lai còn rất lớn.

-


Quy hoạch tổng thể phát triển VLXD ở Việt Nam đến năm 2020 được Thủ tướng
Chính phủ phê duyệt tại quyết định số 121 ngày 29 tháng 8 năm 2008 thì nhu cầu
gạch ốp lát phục vụ thị trường trong nước và ngoài nước là 460 triệu m2/năm. Vì
vậy, trong giai đoạn từ nay đến năm 2020 cần phải tiếp tục đầu tư nâng cao năng
lực sản xuất đáp ứng nhu cầu của thị trường; đặc biệt nâng cao năng lực sản xuất
khu vực phía Bắc đến năm 2020 chiếm khoảng 45% tổng năng lực của cả nước.
Định hướng đầu tư
Xu thế phát triển kinh tế toàn cầu hiện nay đã và đang tạo ra nhiều cơ hội và thách

thức cho sự phát triển. Đi đôi với nó là sự hợp tác và cạnh tranh gay gắt giữa các chủ
thể kinh tế trong nền kinh tế thế giới. Việc cắt giảm và tiến tới xoá bỏ hàng rào thuế
quan, phi mậu dịch khi Việt Nam đã gia nhập vào tổ chức thương mại thế giới WTO là
những thách thức đối với nền công nghiệp nói chung và công nghiệp sản xuất vật liệu
xây dựng của Việt Nam nói riêng. Việc đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất hiện đại, tiên
tiến nhằm đuổi kịp và vượt trình độ công nghệ trong khu vực để sẵn sàng cho quá trình
hội nhập đang là một nhu cầu cấp thiết. Các cơ sở này sẽ là một đối trọng cần thiết của
Việt Nam đối với các doanh nghiệp khác trong khu vực đã có bề dày lịch sử, có các kinh
nghiệm sản xuất, bí quyết kỹ thuật được tích luỹ trong một khoảng thời gian khá dài.
Việc đầu tư phát triển sản xuất sản phẩm gạch ốp lát là việc làm cần thiết đối với
các tỉnh khu vực phía Bắc, đặc biệt là khu vực kinh tế mới phát triển như Thái Bình Nam Định - Hà Nam - Ninh Bình - Thanh Hóa.... Điều này cũng phù hợp với định hướng
chiến lược phát triển ngành sản xuất VLXD trong giai đoạn 2015-2020, chuyển đổi công

12


nghệ và cơ cấu sản phẩm sản xuất, tập trung đầu tư vào các sản phẩm mới có điều kiện
thuận lợi về nguồn nguyên liệu và đáp ứng yêu cầu cấp thiết của thị trường.
Với những thuận lợi về thị trường, về nguồn nguyên liệu, nhiên liệu sẵn có và
nhân lực dồi dào tại địa phương việc định hướng đầu tư một Nhà máy sản xuất gạch
Pocelaine tại Khu công nghiệp Tiền hải do Công ty TNHH Nhóm 3 KTĐT.2 làm chủ

đầu tư là hoàn toàn cần thiết và phù hợp. Đặc biệt sản phẩm gạch được sản xuất theo
công nghệ hiện đại chắc chắn sẽ mang lại hiệu quả kinh tế, góp phần đáp ứng nhu cầu
thị trường tiêu dùng trong nước, hạn chế hàng nhập khẩu từ nước ngoài và đẩy mạnh
tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá ngành công nghiệp vật liệu xây dựng Việt Nam.

13


NỘI DUNG DỰ ÁN
3.1. Tên dự án đầu tư
NHÀ MÁY SẢN XUẤT GẠCH POCELAINE, CÔNG SUẤT 12 TRIỆU
M2/NĂM.
3.2. Chủ đầu tư
CÔNG TY TNHH XÂY DỰNG NHÓM 3 KTĐT.2.
3.3. Địa điểm thực hiện dự án
-

Lô D2 và lô G2 quy hoạch mở rộng Khu công nghiệp khí mỏ Tiền Hải,
huyện Tiền Hải, tỉnh Thái Bình.

-

Dự kiến diện tích đất sử dụng: 151.900 m2

Đặc điểm địa lý tự nhiên – kinh tế của Huyện Tiền Hải
3.3.1.1.
-

Địa lý tự nhiên:


Phía Nam giáp huyện Giao Thủy (Nam Định)
Phía Tây giáp huyện Kiến Xương

-

Địa hình:
 Do đặc trưng của vùng đồng bằng châu thổ điển hình nên địa hình của huyện
khá bằng phẳng. Nhìn tổng thể, địa hình của huyện nghiêng dần từ Đông Bắc
sang Tây Nam
 Với đặc điểm của một bãi bồi ven biển có nhiều sông lạch, địa hình của huyện
có dạng lòng chảo gồm hai vùng rõ nét: vùng đất trũng ở phía nội đồng và
vùng đất cao ở ven biển.
14


-

Khí hậu: Tiền Hải nằm trong vùng khí hậu nhiệt đới gió mùa, nhưng với đặc
trưng của huyện giáp biển nên khí hậu mang nét đặc trưng của vùng khí hậu
duyên hải được điều hòa bởi biển cả.

-

Tài nguyên khoáng sản: Huyện có mỏ khí với trữ lượng khoảng 60 tỷ m3 đã được
khai thác để phục vụ công nghiệp gốm, sứ, thủy tinh, điện khí.

-

Khu vực kinh tế công nghiệp:
 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp tiếp tục được đẩy mạnh và phát

triển với tốc độ khá. Giá trị sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp năm
2010 đạt 1450 tỷ đồng, tốc độ tăng trưởng giá trị sản xuất 20,8%.
 Sản xuất công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp của huyện có bước phát triển
mạnh với các sản phẩm như: gạch ốp (4.000.000 m2), sứ dân dụng (4.600 triệu
sản phẩm), sứ vệ sinh (1.460 nghìn sản phẩm), thủy tinh pha lê (3.100 tấn),
gạch men cao cấp (44.700 nghìn viên),…

Khu công nghiệp Tiền Hải
-

Diện tích: 250,95ha, trong đó:
 Diện tích đã quy hoạch: 128,23ha.
 Diện tích quy hoạch mở rộng: 122,72ha

-

Phạm vi ranh giới lập quy hoạch chi tiết:

-

KCN Tiền Hải thuộc địa phận 4 xã Đông Cơ, Đông Lâm, Tây Giang và Tây Sơn
huyện Tiền Hải, Thái Bình.
 Phía Bắc giáp cánh đồng xã Tây Sơn và Đông Cơ.Phía Nam giáp cánh
đồng xã Đông Lâm.
 Phía Tây giáp cánh đồng xã Tây Sơn, Tây Giang.
 Phía Đông giáp khu dân cư xã Đông Lâm, Đông Cơ.

-

Tính chất: là khu công nghiệp đa ngành, sản xuất công nghiệp nặng, vật liệu xây

dựng, sản xuất hàng tiêu dùng sử dụng khí mỏ: gốm, sứ, thủy tinh…

Thuận lợi
-

Vị trí nằm ở trung tâm của khu vực các tỉnh phía Bắc, nằm trên hành lang phát
triển kinh tế ven biển Quảng Ninh - Hải Phòng - Thái Bình - Nam Định - Ninh
Bình
15


-

Giao thông thuận lợi:
 Nằm ngay tuyến giao thông đường bộ ven biển nối từ Quảng Ninh đến
Ninh Bình
 Cách sân bay Tiên Lãng - Hải Phòng khoảng 60km
 Đường thuỷ có cảng Diêm Điền, cảng biển Lạch Huyện, cảng Hải Phòng.

-

Có lợi thế lớn về năng lượng khi nằm ở khu vực mỏ khí đốt Tiền Hải. Trong
KCN có dự án Hệ thống thu gom và phân phối khí mỏ, cung cấp khí thiên nhiên
cho các doanh nghiệp trong KCN và các tỉnh lân cận, tạo ưu thế để phát triển các
ngành công nghiệp sử dụng nhiều nhiên liệu như ngành như gạch ốp lát, sứ vệ
sinh, thủy tinh, xi măng trắng, sứ dân dụng, sứ mỹ nghệ...

-

Được hưởng các tài nguyên khoáng sản khác như nước khoáng với trữ lượng lớn

đã và đang được khai thác, sử dụng hiệu quả; Ngoài ra Khu công nghiệp còn nằm
trên bể than Đồng bằng sông Hồng có trữ lượng 210 tỷ tấn, đã được Chính phủ
quy hoạch khai thác.
- Các điều kiện môi trường phù hợp cho sản xuất: Xa khu dân cư, hệ thống thoát

nước, cấp nước tương đối đảm bảo.
- Địa điểm xây dựng nhà máy đảm bảo diện tích mặt phẳng đủ để bố trí các hạng
mục công trình theo đúng quy phạm, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn, quy mô đầu tư trước
mắt và lâu dài của dự án, đồng thời phù hợp với quy hoạch chung của tỉnh và của huyện
Tiền Hải.
 Được sự giúp đỡ của và ủng hộ của Đảng ủy, UBND huyện Tiền Hải và các cấp
có thẩm quyền của tỉnh Thái Bình, căn cứ quy hoạch chung của tỉnh Thái Bình, căn cứ
nhu cầu chung của thị trường, qua quá trình khảo sát địa điểm và làm việc với cơ quan
chức năng, công ty TNHH xây dựng NHÓM 3 KTĐT.2 đề nghị các cấp có thẩm quyền
cho phép công ty TNHH xây dựng NHÓM 3 KTĐT.2 được thuê 151.900 m2 đất để đầu
tư xây dựng cơ sở sản xuất.
3.4. Hình thức và nội dung đầu tư
Hình thức đầu tư
Đầu tư mới, đồng bộ công nghệ tiên tiến, thiết bị hiện đại trên cơ sở mặt bằng đã
có, sản xuất các sản phẩm gạch ốp lát theo phương pháp tạo hình bán khô, nung một lần
bằng lò thanh lăn, chất lượng sản phẩm đạt tiêu chuẩn Châu Âu.
16


Quy mô đầu tư
Xuất phát từ những mục tiêu của Dự án xây dựng nhà máy sản xuất gạch Pocelaine
công suất 12 triệu m2/năm; Trên cơ sở nghiên cứu công nghệ và thiết bị qua các bản
chào hàng của các hãng. Công ty lựa chọn phương án đầu tư giai đoạn I với công suất
Nhà máy: 6.000.000 m2 /năm.
3.4.2.1.

-

Sản lượng sản xuất và cơ cấu sản phẩm.

Sản lượng sản xuất: Đầu tư Nhà máy sản xuất gạch Pocelaine, kích thước sản
phẩm từ 400x400mm trở lên, công suất giai đoạn 1 là 6,0 triệu m2/năm. Sản phẩm
được in bằng máy in kỹ thuật số, có mài cạnh, nung 1 lần

-

Cơ cấu sản phẩm: Dây chuyền có khả năng sản xuất các sản phẩm trong khoảng
kích cỡ từ (400 x 400)mm đến (800 x 800)mm.

-

Trong dự án này sẽ lấy sản phẩm kích cỡ (600x600)mm làm cơ sở tính toán nhu
cầu vật tư và hiệu quả kinh tế.

-

Chất lượng sản phẩm: Sản phẩm của nhà máy được sản xuất theo tiêu chuẩn
Châu Âu EN177-BII với tỷ lệ phẩm cấp như sau: A> 97%; B <3%

3.4.2.2.

Lịch sản xuất

- Số ngày làm việc trong năm là 330 ngày, 35 ngày còn lại dành cho các ngày
nghỉ lễ, tết hoặc bảo dưỡng thiết bị. 1 ngày làm việc được chia làm 3 ca, mỗi ca 8h.
- Thời gian vận hành thử không tải, có tải và sản xuất thử là 60  90 ngày.

- Mức huy động công suất: Năm thứ 1: 80% công suất thiết kế,
Năm thứ 2: 90% công suất thiết kế,
Năm thứ 3 trở đi: 100% công suất thiết kế

3.4.2.3.

Các nhu cầu vật tư cho sản xuất và khả năng đáp ứng.

Trên cơ sở tham khảo định mức tiêu hao nguyên nhiên vật liệu của các nhà máy
đang sản xuất sản phẩm cùng loại, tài liệu kỹ thuật của một số nhà cung cấp thiết bị như
hãng Sacmi, Welko, Laeis Bucher, Nassetti ... kết hợp với kinh nghiệm thực tế khai thác
trên dây chuyền. Tính toán nhu cầu vật tư, nguyên nhiên liệu cho sản xuất dựa theo các
thông số sau:
- Loại sản phẩm: Gạch Ceramic ốp tường cao cấp
17


- Kích thước sản phẩm: Sau nung (600 x 600)mm
- Trọng lượng trung bình sản phẩm sau nung: 15,6 kg/m2
- Tỷ lệ nước/nguyên liệu khô làm hồ: 36/64%; tỷ khối 1,65 tấn/m3
- Tỷ lệ nước/nguyên liệu khô làm bột ép: 6/94%; tỷ khối 1,10 tấn/m3
- Tỷ lệ nước/sản phẩm đã sấy: 0,5/99,5%
- Tỷ lệ nước/sản phẩm vào lò: 1,5/98,5%
- Tiêu hao nhiên liệu: than cục 4bHG 3,0 kg/m2; than cám 4bHG 1,6 kg/m2
- Điện năng tiêu thụ trung bình 3,0 kwh/m2 sản phẩm.
- Tiêu thụ nước công nghệ: 16,50 lít/m2 sản phẩm.
3.4.2.4.

Nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất


3.4.2.4.1.
-

Nhu cầu về nguyên liệu:

Nguyên liệu xương, gồm: Đất sét, Trường thạch, Thạch anh, Cao lanh, Bột đá,
Silicat Natri.....: 21 kg/m2 x 6,0 triệu m2/năm = 126.000 tấn/năm

-

Nguyên liệu men và in lưới, gồm: các loại frit, màu và các loại phụ gia: 1,15
kg/m2 x 6,0 triệu m2/năm = 6.900 tấn/năm
3.4.2.4.2.

Nhu cầu về nhiên liệu:

Dự án này sử dụng than cám 4bHG làm nhiên liệu để sấy phun bột liệu; than cục
4bHG làm nhiên liệu để sấy mộc và nung sản phẩm:
- Than cám 4bHG: 1,6 kg/m2 x 6,0 triệu m2/năm = 9.600 tấn/năm.
- Than cục 4bHG: 3,0 kg/m2 x 6,0 triệu m2/năm = 18.000 tấn/năm.
3.4.2.4.3.

Nhu cầu về năng lượng:

- Điện cho sản xuất: 4,0kw/m2 x 6,0 triệu m2 =24.000.000 kw/năm
- Điện dùng cho bảo vệ, chiếu sáng nhà xưởng, thiết bị phụ trợ, máy văn phòng
và sinh hoạt khoảng 10% điện dùng cho sản xuất: 1.000.000 kw/năm.
- Tổng nhu cầu công suất tối đa: 30.360.000kw
- Hệ số hoạt động đồng thời: 0,8
- Hệ số Cos  của máy biến áp: 0,8

 Như vậy công suất máy biến áp là:
30.360.000KW: (330 ngàyx24h/ ngày) = 2.208KW
2.208KW: (0.8x0.8) = 2.760KVA
 Như vậy phải chọn mua 1 máy biến áp có tổng công suất 3.000 KVA là đủ công
suất điện cho nhà máy hoạt động ổn định.
18


Đồng thời để dự phòng trong trường hợp mất điện lưới mua bổ sung một máy phát
điện dự phòng. Trong trường hợp này sẽ cắt bớt các phụ tải không cần thiết và tạm
ngừng khu vực chế biến hồ xương (ngoại trừ các bể khuấy hồ).
3.4.2.4.4.

Nhu cầu về nước:

-

Nước cho sản xuất: (16,46 lít/m2 x 6,0 triệu m2)/330  300 m3/ngày đêm.

-

Nước phục vụ sinh hoạt, tưới cây, rửa sân khoảng 20 m3/ngày đêm.

-

Lượng nước cần dùng tối thiểu cho nhà máy: 545 m3/ngày đêm.
Để đảm bảo yêu cầu về môi trường, tăng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh,

dự kiến sẽ xây dựng một hệ thống xử lý và thu hồi nước thải phục vụ SX.
3.4.2.4.5.


Nhu cầu về khí nén:

Với hệ thống thiết bị phần lớn là tự động hoá. Do đó trạm khí nén là không thể
thiếu được. Dự án này sử dụng 4 máy nén khí có lưu lượng ≥ 180 lít/giây.
3.4.2.4.6.

Nhu cầu về vận tải:

- Đối với vận tải nội bộ trong nhà máy: Sử dụng xe xúc tự hành để vận chuyển
nguyên liệu từ kho chứa vào thùng nạp nhiên liệu; sử dụng xe nâng để vận chuyển thành
phẩm vào kho hoặc xuất cho khách hàng.
- Đối với vận tải bên ngoài: Để giảm vốn đầu tư mua các phương tiện vận tải; mặt
khác để đỡ khó khăn cho công tác quản lý thì toàn bộ khâu vận tải nguyên vật liệu đầu vào
và sản phẩm đầu ra đều được hợp đồng với các đối tác bên ngoài.
3.4.2.4.7.

Nhu cầu về thông tin liên lạc:

Tại các phòng điều hành sản xuất và nhà làm việc sẽ được trang bị các thiết bị
văn phòng và các thiết bị thông tin như máy fax, máy điện thoại, máy vi tính để tiện liên
lạc nội bộ, giao dịch trong nước và quốc tế.

3.4.2.5.

Kế hoạch tiêu thụ sản phẩm

Định hướng chương trình tiêu thụ sản phẩm của nhà máy sau này sẽ tập trung
chủ yếu vào các thành phố lớn, thị xã, các tỉnh lỵ mới được thành lập, các Khu công
nghiệp lớn, khu đô thị mới được quy hoạch, các điểm dân cư có tốc độ đô thị hoá nhanh

và trọng điểm tiêu thụ là địa bàn khu vực Thái Bình, Nam Định, Hà Nam, Ninh Bình,
Thanh Hoá, Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh,...
Để đẩy mạnh tốc độ tiêu thụ sản phẩm, tăng vòng quay vốn, tạo điều kiện cho
việc trả nợ vốn đầu tư ban đầu. Nhà máy áp dụng các biện pháp sau:
19


- Tổ chức tiêu thụ từ nhà máy, các đại lý phân phối, các điểm bán lẻ tại các Thành
phố lớn và mở rộng đến các khu vực Thị xã, thị trấn, thị tứ khác có các đầu mối tiêu thụ
và nắm bắt nhu cầu để cung cấp kịp thời.
- Quảng cáo, giới thiệu sản phẩm trong cả nước trên các phương tiện thông tin
đại chúng.
- Nâng cao chất lượng tiếp thị, tìm hiểu thăm dò thị hiếu người tiêu dùng để thay
đổi kích thước, mẫu mã sản phẩm cho phù hợp.
- Mở các hội nghị khách hàng thường xuyên hàng quý, hàng năm tham gia giới
thiệu sản phẩm tại các hội chợ triển lãm trong và ngoài nước.
- Có chế độ bán hàng với tỷ lệ hoa hồng và chiết khấu phù hợp cho các đại lý và
những khách hàng lớn, tiêu thụ số lượng nhiều.
Căn cứ vào dự báo nhu cầu chủng loại vật liệu gạch ốp lát của 8 vùng kinh tế ở
Việt Nam (theo dự án quy hoạch tổng thể ngành công nghiệp vật liệu xây dựng ở Việt
Nam đến năm 2016 và định hướng đến năm 2020) dự kiến sản lượng tiêu thụ của nhà
máy phân bố theo từng khu vực như sau:
Stt

Khu vực

A

Tỷ lệ phân bố Sản lượng tiêu thụ
(%)


dự kiến (m2)

Tiêu thụ trong nước

80

4.800.000

1

Miền Bắc

50

3.000.000

2

Miền Trung

10

600.000

3

Miền Nam

20


1.200.000

B

Xuất khẩu

20

1.200.000

Tổng cộng

100

6.000.000

Mục tiêu bán hàng của nhà máy trong giai đoạn đầu sẽ tập trung chủ yếu phục vụ
cho nhu cầu thị trường trong nước; đặc biệt là thị trường khu vực Thái Bình, Nam Định,
Hà Nam, Ninh Bình, Hà Nội, Thanh Hoá, Vinh... và khả năng tiêu thụ hàng ở từng khu
vực sẽ được điều chỉnh theo tình hình cung cầu thực tế trên thị trường. Khi có điều kiện
thuận lợi sẽ mở rộng phát triển thị trường về Phía Nam và xuất khẩu sang các nước khác.

20


Thiết bị đầu tư
3.4.3.1.

Nguyên, nhiên liệu phục vụ sản xuất


3.4.3.1.1.

Hệ thống xử lý rác thải

Hệ thống xử lý rác thải được bố trí trong và ngoài khu vực. Mỗi nhà xưởng, khu
vực đều có thùng chứa rác, có người dọn dẹp thường xuyên bảo đảm mỹ quan sạch đẹp.
Bố trí các thùng rác để giao cho các bộ phận thu rác vào thời điểm quy định.
3.4.3.1.2.

Hệ thống phòng cháy chữa cháy

Hệ thống bơm cứu hoả, vòi nước chữa cháy, hệ thống đường ống, họng cứu hoả
được bố trí đều khắp khu vực, có các dụng cụ chữa cháy thô sơ sẵn sàng ứng cứu linh
hoạt các khu vực. Các trang thiết bị phòng cháy chữa cháy gồm: máy phát điện dự phòng,
bơm chữa cháy, các đường ống, các bình cứu hỏa.
3.4.3.1.3.

Phòng chống cháy nổ

Khi triển khai xây dựng các công trình, xem xét tính toán kỹ các phương án phòng
chống cháy nổ. Các công trình xây dựng phải đảm bảo thoáng mát và đảm bảo yêu cầu
về phòng cháy chữa cháy. Lao động làm việc trong Công ty được đào tạo cơ bản về xử
lý tình huống khi có hoả hoạn xảy ra.
Đội phòng cháy của nhà máy sẽ được thành lập và chia thành các tổ thường trực
bán chuyên trách tại từng phân xưởng sản xuất, sẵn sàng ứng cứu khi có tín hiệu cháy
nổ xảy ra trong nhà máy. Phương tiện dùng phòng cháy chữa cháy gồm các bình khí
CO2 và các họng nước cứu hoả được bố trí tại các vị trí thích hợp. Trong quá trình sản
xuất, lực lượng phòng cháy chữa cháy của nhà máy sẽ thường xuyên được tập huấn và
kiểm tra về công tác an toàn và phòng chống cháy nổ.

3.4.3.1.4.

Hệ thống chống sét

Theo phân cấp bảo vệ chống sét cho nhà và công trình thì quy mô của dự án thuộc
nhóm bảo vệ cấp III như sau: Chống sét đánh thẳng và chống xuất hiện các vùng mạng
điện cao áp do các đường dây, đường ống kim loại dẫn vào công trình; Sử dụng chống
sét gồm có cột thu sét, kim thu sét bằng sắt, dây tiếp đất.
3.4.3.1.5.

Vệ sinh môi trường

Trong quá trình sản xuất-kinh doanh của Công ty sẽ làm phát sinh một số chất
rắn và nước thải... gây ra hiện tượng ô nhiễm môi trường ở mức thấp. Biện pháp xử lý
ô nhiễm này, Công ty dự kiến thường xuyên thu gom, quét dọn rác thải, đảm bảo vệ sinh

21


môi trường, làm sạch cảnh quan. Đối với nước thải sinh hoạt phải được xử lý trước khi
hoà vào hệ thống cống chung.
- Tại các thiết bị, máy móc vận hành có các biển báo, nội qui an toàn về người và
thiết bị, nội qui vận hành thiết bị.
- Các phân xưởng sản xuất đều bố trí các thiết bị chiếu sáng đạt tiêu chuẩn cho
công nhân thao tác.
- Bộ phận lọc bụi của các thiết bị đảm bảo làm sạch khí trước khi thải ra môi
trường.

Quy trình sản xuất và thiết bị công nghệ
3.4.4.1.


Quy trình sản xuất

3.4.4.1.1.

Đánh giá và lựa chọn phương án kỹ thuật, công nghệ:

Trong công nghệ sản xuất gạch Pocelaine có 2 phương pháp:
- Nung 1 lần: Phủ men trang trí ngay cho viên gạch sau khi gạch qua máy sấy sơ
bộ (sấy đứng), tiếp đó là nung xương và men cùng 1 lúc. Ở đây việc hình thành xương
gạch và hình thành lớp men xảy ra đồng thời cùng 1 lúc.
- Nung 2 lần: Gạch mộc sau khi tạo hình được nung 1 lần sau đó được phủ men
trang trí và nung lần 2

3.4.4.1.2.

Lựa chọn công nghệ sản xuất:

Thiết bị công nghệ sản xuất của nhà máy được lựa chọn đảm bảo tính hiện đại và
tiên tiến đó là 5 máy ép áp lực lớn của Sacmi Italy, có khả năng sản xuất các sản phẩm
gạch ốp lát với các chủng loại đa dạng, sản phẩm được tạo hình trên máy ép áp lực cao,
trang trí theo các phương pháp công nghệ mới nhất đó là cấp liệu 2 lần, nung 1 lần bằng
lò thanh lăn, các loại máy khác thuộc dây chuyền sản xuất chính được nhập khẩu từ
Trung quốc.
3.4.4.1.3.
-

Mô tả khái quát quy trình công nghệ

Nguyên liệu:

Nguyên liệu làm xương được mua về nhà máy theo kế hoạch sản xuất và đưa vào

khu dự trữ theo từng loại riêng biệt trên cơ sở yêu cầu đơn phối liệu.
-

Nghiền phối liệu:

22


×