Tải bản đầy đủ (.doc) (14 trang)

Giáo án ôn thi Tốt nghiệp môn GDCD Bài 2 Thực hiện pháp luật

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (97.03 KB, 14 trang )

GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
TUẦN 3(Ngày dạy: 19 đến 25 tháng 12 năm 2016)
TIẾT 3 ( Ngày soạn 12 tháng 12 năm 2016)
Bài2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I ) MỤC TIÊU
* Học sinh hiểu rõ khái niệm thực hiện pháp luật là gì?
* Nắm chắc các hình thức thực hiện của pháp luật
* Học sinh hiểu thế nào là vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
II) PHƯƠNG PHÁP
+ Đàm thoại
+ Giảng giải
+ Phát vấn
III) TÀI LIỆU
- SGK, SGV GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ( dưới dạng đề thi)
IV) BÀI GIẢNG
1) Khái niệm, các hình thức thực hiện pháp luật:
a* Khái niệm thực hiện pháp luật:
Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có mục đích làm cho những quy định của pháp
luật đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi hợp pháp của các cá nhân, tổ chức.
b* Các hình thức thực hiện pháp luật( 4 hình thức)
- Sử dụng pháp luật: Các cá nhân, tổ chức sử dụng đúng đắn các quyền của mình, làm
những gì mà pháp luật cho phép làm. ( Quyền CD)
- Thi hành pháp luật: Các cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ, chủ động làm
những gì mà pháp luật quy định phải làm. ( Nghĩa vụ CD)
- Tuân thủ pháp luật: Các cá nhân, tổ chức kiềm chế để không làm những điều mà pháp luật
cấm.
- Áp dụng pháp luật: Các cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền căn cứ vào pháp luật
để ra các quyết định làm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các quyền, nghĩa vụ
cụ thể của cá nhân, tổ chức.


2)Vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:
a* Vi phạm pháp luật( Dấu hiệu nhận biết)
Thứ nhất: Phải có hành vi trái pháp luật
Hành vi đó có thể là hành động – làm những việc không được làm theo quy định của
pháp luật hoặc không hành động – không làm những việc phải làm theo quy định của pháp
luật.
- Thứ hai: Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện. Năng lực trách nhiệm
pháp lí được hiểu là khả năng của người đã đạt một độ tuổi nhất định theo quy định pháp luật,
có thể nhận thức, điều khiển và chịu trách nhiệm về việc thực hiện hành vi của mình.
- Thứ ba: Người vi phạm pháp luật phải có lỗi. Lỗi thể hiện thái độ của người biết hành
vi của mình là sai, trái pháp luật, có thể gây hậu quả không tốt nhưng vẫn cố ý làm hoặc vô
tình để mặc cho sự việc xảy ra.
=> Kết luận:
Vi phạm pháp luật là hành vi trái pháp luật, có lỗi do người có năng lực trách nhiệm pháp
lí thực hiện, xâm hại các quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ. b*Trách nhiệm pháp lý:
1


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
- Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ của các chủ thể vi phạm pháp luật phải gánh chịu
những biện pháp cưỡng chế do Nhà nước áp dụng.
- Trách nhiệm pháp lí được áp dụng nhằm:
+ Buộc cá chủ thể vi phạm pháp luật chấm dứt hành vi trái pháp luật.
+ Giáo dục, răn đe những người khác để họ tránh, hoặc kiếm chế những việc làm trái
pháp luật.
D. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức, làm bài tập

------------------------------------------------------------------------------------------------


2


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)

TUẦN 4 ( Ngày dạy: 26 tháng 12 đến 01 tháng 01 năm 2017)
TIẾT 4 ( Ngày soạn 19 tháng 12 năm 2016)
Bài2: THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
I ) MỤC TIÊU
* Học sinh hiểu các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lí.
II) PHƯƠNG PHÁP
+ Đàm thoại
+ Giảng giải
+ Phát vấn
III) TÀI LIỆU
- SGK, SGV GDCD 12
- Bài tập tình huống, bài tập trắc nghiệm GDCD 12
- Hệ thống câu hỏi trắc nghiệm ( dưới dạng đề thi)
IV) BÀI GIẢNG
c* Các loại vi phạm pháp luật và trách nhiệm pháp lý:
*Vi phạm hình sự: là những hành vi nguy hiểm cho xã hội bị coi là tội phạm theo quy định
của Bộ luật Hình sự. VD
Người phạm tội phải chịu trách nhiệm hình sự, phải chấp hành hình phạt theo quy định
của Tòa án. Người từ đủ 14 đến dưới 16 tuổi phải chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất
nghiêm trọng do cố ý hoặc tội phạm đặc biệt nghiêm trọng. Người từ 16 tuổi trở lên phải chịu
trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm.
* Vi phạm hành chính: là hành vi vi phạm pháp luật có mức độ nguy hiểm cho xã hội thấp
hơn tội phạm, xâm phạm các quy tắc quản lí nhà nước.VD
Người vi phạm phải chịu trách nhiệm hành chính theo quy định của pháp luật. Người từ
14 đến 16 tuổi bị xử phạt hành chính về vi phạm hành chính do cố ý; người từ đủ 16 tuổi trở

lên bị xử phạt hành chính về mọi vi phạm hành chính do mình gây ra.
* Vi phạm dân sự: là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới các quan hệ tài sản (quan hệ
sở hữu, quan hệ hợp đồng…) và quan hệ nhân thân (liên quan đến các quyền nhân thân,
không thể chuyển giao cho người khác, ví dụ : quyền đối với họ, tên, quyền được khai sinh, bí
mật
đời
tư,
quyền
xác
định
lại
giới
tính…)
VD
Người có hành vi vi phạm dân sự phải chịu trách nhiệm dân sự. Người từ đủ 6 tuổi đến
chưa đủ 18 tuổi khi tham gia các giao dịch dân sự phải được người đại diện theo pháp luật (ví
dụ: bố mẹ đối với con) đồng ý, có các quyền, nghĩa vụ, trách nhiệm dân sự phát sinh từ giao
dịch dân sự do người đại diện xác lập và thực hiện.
*Vi phạm kỷ luật: là vi phạm pháp luật xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước
… do pháp luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ. VD
Cán bộ, công chức, viên chức vi phạm kỉ luật phải chịu trách nhiệm kỉ luật với các hình
thức cảnh cáo, hạ bậc lương, chuyển công tác khác, buộc thôi việc…
D. Củng cố
- Hệ thống lại kiến thức toàn bài, làm bài tập SGK
- Luyện đề trắc nghiệm
3


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)


V) BÀI TẬP VẬN DỤNG 1- BÀI 2
Câu 1: Cá nhân tổ chức sử dụng PL tức là làm những gì mà PL:
A. Cho phép làm
B. Không cho phép làm
C. Quy định
D. Quy định phải làm
Câu 2: Cá nhân, tổ chức thi hành PL tức là thực hiện đầy đủ nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà
PL:
A. Quy định
B. Cho phép làm
C. Quy định làm
D. Quy định phải làm.
Câu 3: Các hình thức thực hiện pháp luật bao gồm:
A. Tuân thủ pháp luật và thực thi pháp luật
B. Tuân thủ pháp luật và áp dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
D. Tuân thủ pháp luật, thực thi pháp luật, sử dụng pháp luật và áp dụng pháp luật
Câu 4: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện quyền (những việc được làm) là
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 5: Các tổ chức cá nhân chủ động thực hiện nghĩa vụ (những việc phải làm) là:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 6: Các tổ chức cá nhân không làm những việc bị cấm là
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.

C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 7: Chị C không đội mũ bảo hiểm khi đi xe trên đường, trong trường hợp này chị C đã:
A. Không sử dụng pháp luật.
B. Không thi hành pháp luật.
C. Không tuân thủ pháp luật.
D. Không áp dụng pháp luật.
Câu 8: Ông A không tham gia buôn bán, tàng trữ và sử dụng chất ma túy, trong trường hợp này
công dân A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 9: Vi phạm pháp luật có các dấu hiệu:
A. Là hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
C. Lỗi của chủ thể.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực trách nhiệm pháp lý thực hiện.
Câu 10: Vi phạm hình sự là:
A. Hành vi rất nguy hiểm cho xã hội.
B. Hành vi nguy hiểm cho xã hội.
C. Hành vi tương đối nguy hiểm cho xã hội.
D. Hành vi đặc biệt nguy hiểm cho xã hội.
Câu 11: Vi phạm hành chính là những hành vi xâm phạm đến:
A. Quy tắc quàn lí của nhà nước
B. Quy tắc kỉ luật lao động
4


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)

C. Quy tắc quản lí XH
D. Nguyên tắc quản lí hành chính
Câu 12: Vi phạm dân sự là hành vi vi phạm pháp luật, xâm phạm tới ………..
A. Các quy tắc quản lý nhà nước.
B. Các quan hệ tài sản và quan hệ nhân thân.
C. Các quan hệ lao động, công vụ nhà nước.
D. Tất cả các phương án trên.
Câu 13: Người phải chịu trách nhiệm hình sự về mọi tội phạm do mình gây ra có độ tuổi
theo quy định của pháp luật là:
A. Từ đủ 14 tuổi trở lên.
B. Từ đủ 16 tuổi trở lên.
C. Từ 18 tuổi trở lên.
D. Từ đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 14. Đối tượng nào sau đây phải chịu mọi trách nhiệm về mọi vi phạm hành chính do mình
gây ra?
A. Cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên
B. Tổ chức, cá nhân trong nước; tổ chức, cá nhân người nước ngoài
C. Cá nhân từ đủ 18 tuổi trở lên
D. Tổ chức hoặc cá nhân từ đủ 16 tuổi trở lên
Câu 15: Đối tượng nào phải chịu trách nhiệm về mọi tội phạm là:
A. Đủ 14 tuổi trở lên
B. Đủ 15 tuổi trở lên
C. Đủ 16 tuổi trở lên
D. Đủ 18 tuổi trở lên.
Câu 16. Đối tượng nào sau đây chỉ chịu trách nhiệm hình sự về tội phạm rất nghiêm trọng do cố
ý?
A. Người từ đủ 14 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 16 tuổi
C. Người từ đủ 16 tuổi trở lên nhưng chưa đủ 18 tuổi
D. Người dưới 18 tuổi

Câu 17: Vi phạm kỉ luật là hành vi:
A. Xâm phạm các quan hệ lao động.
B. Xâm phạm các quan hệ công vụ nhà nước.
C. Xâm phạm các quan hệ nhân thân
D. Câu a và b.
Câu 18: Những hành vi xâm phạm đến các quan hệ lao động, quan hệ công vụ nhà nước…, do
pháp luật lao động quy định, pháp luật hành chính bảo vệ được gọi là vi phạm:
A. Hành chính
B. Pháp luật hành chính
C. Kỉ luật
D. Pháp luật lao động
Câu 19: Chị C bị bắt về tội vu khống và tội làm nhục người khác, trong trường hợp này chị C
phải chịu trách nhiệm:
A. Hình sự
B. Hành chính
C. Dân sự
D. Kỉ luật
Câu 20: Anh N thường xuyên đi làm muộn và nhiều lần tự ý nghỉ việc không lí do, trong trường
hợp này N vi phạm:
A. Hình sự
B. Hành chính
C. Dân sự
D. Kỉ luật
Câu 21: Đối tượng nào sau đây không bị xử phạt hành chính?
A. Người từ đủ 14 tuổi đến dưới 16 tuổi
B. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 16 tuổi
C. Người từ đủ 12 tuổi đến dưới 14 tuổi
D. Người từ dưới 16 tuổi
5



GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
Câu 22: …………………là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đầy đủ
những nghĩa vụ, chủ động làm những gì mà pháp luật quy định phải làm:
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 23: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức thực hiện đúng đắn các
quyền của mình, làm những gì mà pháp luật cho phép làm:
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 24: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cá nhân, tổ chức không làm những điều
nhà nước cấm:
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 25: …………… là hình thức thực hiện PL trong đó cơ quan, công chức nhà nước có thẩm
quyền căn cứ vào PL để ra quyết định nhằm phát sinh, chấm dứt hoặc thay đổi việc thực hiện các
quyền và nghĩa vụ cụ thể của cá nhân tổ chức:
A. Sử dụng pháp luật
B. Thi hành pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 26: Vi phạm pháp luật là hành vi............., có lỗi do người có..............thực hiện, xâm hại các
quan hệ xã hội được pháp luật bảo vệ.
A. Trái PL - trách nhiệm pháp lí

B. Bất hợp pháp - hiểu biết
C. Trái đạo đức - nghĩa vụ pháp lí
D. Sai trái - trách nhiệm
Câu 28: Nam công dân từ 18 đến 25 tuổi phải thực hiện nghĩa vụ quân sự, thuộc hình thức thực
hiện pháp luật nào?
A. Thi hành pháp luật
B. Sử dụng pháp luật
C. Tuân thủ pháp luật
D. Áp dụng pháp luật
Câu 29:Người điều khiển xe mô tô vượt đèn đỏ thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm luật hành chính
B. Vi phạm luật dân sự
C. Vi phạm kỉ luật
D. Vi phạm luật hình sự
Câu 30: Gia đình A lấn đất gia đình B, hành vi trên thuộc loại vi phạm pháp luật nào?
A. Vi phạm hành chinh
B. Vi phạm dân sự
C. Vi phạm hình sự
D. Vi phạm kỉ luật
Câu 31: Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A. Say rượu
B. Bị ép buộc
C. Bị bệnh tâm thần
D. Bị dụ dỗ
Câu 32: Lỗi thể hiện điều gì của người biết hành vi của mình là sai, là trái pháp luật
A. Trạng thái
B. Tinh thần
C. Thái độ
D. Cảm xúc
Câu 33: Hình thức áp dụng pháp luật là hình thức thực hiện pháp luật do:

A. Do mọi cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện
B. Do cơ quan, công chức thực hiện
C. Do cơ quan, công chức nhà nước có thẩm quyền thực hiện
D. Do cơ quan, cá nhân có quyền thực hiện
Câu 34: Thực hiện pháp luật là quá trình hoạt động có…….., làm cho những………của pháp luật
đi vào cuộc sống, trở thành những hành vi…………của các cá nhân, tổ chức.
A. Ý thức/quy phạm/hợp pháp
B. Ý thức/ quy định/ chuẩn mực
C. Mục đích/ quy định/ chuẩn mực
D. Mục đích/ quy định/ hợp pháp
Câu 35: Căn cứ vào đâu để xác định tội phạm:
6


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
A. Tính chất và mức độ nguy hiểm cho xã hội
B. Thái độ và tinh thần của hành vi vi phạm
C. Trạng thái và thái độ của chủ thể
D. Nhận thức và sức khỏe của đối tượng.
Câu 36: Luật nghĩa vụ quân sự quy định độ tuổi gọi nhập ngũ trong thời bình là:
A. Từ 18 đến 27 tuổi.
B. Từ 17 tuổi đến 27 tuổi.
C. Từ đủ 18 tuổi đến hết 25 tuổi.
D. Từ đủ 17 tuổi đến hết 25 tuổi.
Câu 37: Cá nhân tổ chức thi hành pháp luật tức là thực hiện đầy đủ những nghĩa vụ chủ
động làm những gì mà pháp luật:
A. Quy định làm
B. Quy định phải làm
C. Cho phép làm
D. Không cấm

Câu 38: Ông A là người có thu nhập cao hàng năm ông A chủ động đến cơ quan thuế để nộp
thuế thu nhập cá nhân.Trông trường hợp này ông A đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 39: Chủ tịch UBND huyện đã trực tiếp giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của một số
công dân. Trong trường hợp này chủ tịch UBND huyện đã:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C.Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 40: ông K lừa chị Hằng bằng cách mượn của chị K 10 lượng vàng, nhưng đến ngày hẹn
ông K đã không chịu trả cho chị Hằng số vàng trên. Chị Hằng đã làm đơn kiện ông K ra
tòa.Việc chị Hằng kiện ông K là hành vi:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Tuân thủ pháp luật.
C. Thi hành pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
------------------------------------------HẾT----------------------------------------------

7


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)

BÀI TẬP VẬN DỤNG 2- BÀI 2
Câu 41: Những hành vi xâm phạm các quan hệ lao động, công vụ nhà nước......... do pháp
luật lao động, pháp luật hành chính bảo vệ gọi là
A. Hành chính

B. Pháp luật hành chính
C. Kỷ luật
D. Pháp luật lao động
Câu 42. Tòa án căn cứ vào pháp luật để ra một bản án là
A. Công bố pháp luật.
B. Vận dụng pháp luật.
C. Căn cứ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 43. Một trong những dấu hiệu cơ bản của hành vi vi phạm pháp luật là
A. Do người có trách nhiệm pháp lý thực hiện
B. Do người tâm thần thực hiện
C. Do người 19 tuổi trở lên thực hiện
D. Tất cả đều sai
Câu 44. Người bị coi là tội phạm nếu:
A. Vi phạm hành chính
B. Vi phạm hình sự
C. Vi phạm kỷ luật
D. Vi phạm dân sự
Câu 45. Điền từ còn thiếu vào dấu …: “Trách nhiệm pháp lý là … mà các cá nhân hoặc tổ chức
phải gánh chịu hậu quả bất lợi từ hành vi vi phạm pháp luật của mình”.
A. Nghĩa vụ
B. Trách nhiệm
C. Việc
D. Cả A, B, C đều sai
Câu 46. Người đi xe máy không đội mũ bảo hiểm là hành vi vi phạm
A. Hình sự
B. Dân sự
C. Hành chính
D. Kỷ luật
Câu 47. Hiếp dâm trẻ em là hành vi vi phạm

A. Hành chính.
B. Dân sự.
C. Hình sự.
D. Kỷ luật.
Câu 48. Bên mua không trả tiền đầy đủ và đúng thời hạn, đúng phương thức như đã thỏa
thuận với bên bán hàng, khi đó bên mua đã có hành vi vi phạm
A. Kỷ luật
B. Dân sự
C. Hình sự
D. Hành chính
Câu 49. Cố ý lái xe gây tai nạn nghiêm trọng cho người khác là hành vi vi phạm
A. Kỷ luật
B. Dân sự
C. Hình sự
D. Hành chính
Câu 50. Khi thuê nhà ông A, ông B đã tự động sửa chữa, cải tạo mà không hỏi ý kiến ông A.
Hành vi này của ông B là hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Kỷ luật
D. Hành chính
Câu 51. Buôn bán, vận chuyển ma túy là hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Hình sự
C. Kỷ luật
D. Hành chính
Câu 52. Học sinh sử dụng tài liệu khi kiểm tra giữa kỳ là hành vi vi phạm
A. Dân sự
B. Hình sự
8



GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
C. Kỷ luật
D. Hành chính
Câu 53. Có mấy hình thức thực hiện pháp luật?
A. Ba hình thức.
B. Bốn hình thức.
C. Hai hình thức
D. Năm hình thức.
Câu 54. Vi phạm pháp luật là:
A. Hành vi trái pháp luật.
B. Do người có năng lực trách nhiệm pháp lý làm.
C. Người có vi phạm pháp luật phải có lỗi.
D. Là hành vi trái pháp luật, có lỗi, do người có năng lực pháp lý, xâm hại các quan hệ xã hội
được pháp luật bảo vệ.
Câu 55. Cơ sở sản xuất kinh doanh áp dụng các biện pháp bảo vệ môi trường, có nghĩa là đã thực
hiện pháp luật theo hình thức nào?
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 56. Cố ý đánh người gây thương tích nặng là hành vi vi phạm:
A. Dân sự.
B. Hình sự
C. Hành chính
D. Kỷ luật
Câu 57: Thuế Giá trị gia tăng còn được gọi là thuế
A. VAT
B. VAC

C. FTA
D. CSD
Câu 58: Thế giới chọn ngày phòng chống HIV/AIDS là ngày
A. 1/11
B. 1/10
C. 1/12
D. 1/9
Câu 59: Ông A tổ chức buôn ma túy. Hỏi ông A phải chịu trách nhiệm pháp lý nào ?
A. Trách nhiệm hình sự.
B. Trách nhiệm kỷ luật.
C. Trách nhiệm hành chính.
D. Trách nhiệm dân sự.
Câu 60: Pháp luật không điều chỉnh quan hệ xã hội nào dưới đây ?
A. Quan hệ hôn nhân - gia đình.
B. Quan hệ kinh tế.
C. Quan hệ về tình yêu nam - nữ.
D. Quan hệ lao động.
Câu 61: Người kinh doanh phải thực hiện nghĩa vụ nộp thuế, thanh niên đủ 18 tuổi thực hiện
nghĩa vụ quân sự..., là hình thức:
A. Sử dụng pháp luật.
B. Thi hành pháp luật.
C. Tuân thủ pháp luật.
D. Áp dụng pháp luật.
Câu 62: Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang ở tình trạng nguy hiểm đến
tính mạng, dẫn đến hậu quả người đó chết thì:
A. Vi phạm pháp luật hành chánh.
B. Vi phạm pháp luật hình sự.
C. Bị xử phạt vi phạm hành chánh.
D. Cả A, B, C đều đúng.
Câu 63: Những vi phạm pháp luật nghiêm trọng về bảo vệ môi trường đều sẽ bị truy cứu trách

nhiệm theo quy định của:
A. Bộ luật Hình sự
B. Luật Dân sự
C. Luật Hành chính
D. Luật Môi trường
Câu 64: Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần
phải:
A. Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
B. Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
C. Cả hai câu trên đều đúng
D. Cả hai câu trên đều sai
Câu 65: Xác định câu phát biểu sai: Trong một quan hệ pháp luật
A. Không có chủ thể nào chỉ có quyền mà không có nghĩa vụ
9


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
B. Quyền và nghĩa vụ của các chủ thể không tách rời nhau
C. Không có chủ thể nào chỉ có nghĩa vụ mà không có quyền
D. Quyền của cá nhân, tổ chức này không liên quan đến nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức khác.
V) BÀI TẬP VẬN DỤNG – NÂNG CAO 1: BÀI 2
CÂU SỐ 1
Người nào tuy có điều kiện mà không cứu giúp người đang trong tình trạng nguy hiểm đến tính
mạng thì đó là vi phạm:
A.Vi phạm kỉ luật.
B.Vi phạm dân sự.
C.Vi phạm hành chính.
D.Vi phạm hình sự.
CÂU SỐ 2
Thực hiện pháp luật là hoạt động..................làm cho những quy định của pháp luật đi vào cuộc

sống.
A.Có tính tự giác.
B.Thường xuyên.
C.Có mục đích.
D.Bắt buộc.
CÂU SỐ 3
Hệ thống pháp luật là:
A.Bao gồm nhiều chế định pháp luật.
B.Bao gồm nhiều quy phạm pháp luật.
C.Bao gồm nhiều ngành luật
D.Bao gồm nhiều điều khoản.
CÂU SỐ 4
Theo quy trình khiếu nại và giải quyết khiếu nại: Nếu người khiếu nại vẫn không đồng ý với
quyết định giải quyết lần hai thì trong thời hạn do luật định có quyền:
A.Tiếp tục khiếu nại lần 3 lên Cơ quan điều tra
B.Tiếp tục khiếu nại lần 3 lên Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh
C.Khởi kiện ra Toà Hành chính thuộc Toà án nhân dân
D.Không khiếu nại nữa
CÂU SỐ 5
Theo em hiểu pháp luật là:
A.Hệ thống các quy tắc xử sự chung do nhà nước ban hành và đảm bảo thực hiện bằng quyền
lực nhà nước.
B.Hệ thống các văn bản và quy định do các cấp ban hành và thực hiện.
C.Những luật và điều luật cụ thể trong thực tế đời sống.
D.Hệ thống các quy tắc xử sự được hình thành theo điều kiện cụ thể của từng địa phương
CÂU SỐ 6
Pháp luật là những quy tắc xử sự chung có nghĩa là:
A.Về những việc được làm, những việc phải làm và những việc không được làm.
B.Là những quy định bắt buộc đối với mọi cá nhân, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp
luật.

C.Có hiệu lực pháp lí cao nhất trong toàn bộ HTPL Việt Nam.
10


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
D.Chỉ những người đủ tuổi theo quy định của pháp luật mới phải chịu sự ràng buộc của pháp luật.
CÂU SỐ 7
Trách nhiệm pháp lí là nghĩa vụ mà các cá nhân hoặc tổ chức phải.................hậu quả bất lợi từ
hành vi VPPL của mình.
A.Đền bù.
B.Nộp phạt.
C.Gánh chịu.
D.Bị trừng phạt.
CÂU SỐ 8
Một trong những hoạt động bảo vệ môi trường chủ yếu gồm:
A.Bảo vệ môi trường phải gắn kết hài hoà với phát triển kinh tế và bảo đảm tiến bộ xã hội để phát
triển bền vững đất nước
B.Bảo vệ môi trường trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ
C.Bảo vệ môi trường phải phù hợp với quy luật, đặc điểm tự nhiên, lịch sử
D.Bảo vệ môi trường phải phù hợp với trình độ phát triển kinh tế xã hội của đất nước
CÂU SỐ 9
Ở phạm vi cơ sở, những chủ trương, chính sách, pháp luật của Nhà nước ... là những việc:
A.Nhân dân ở xã giám sát, kiểm tra
B.Phải được thông báo để dân biết và thực hiện
C.Dân bàn và quyết định trực tiếp
D.Dân được thảo luận, tham gia ý kiến trước khi chính quyền xã quyết định
CÂU SỐ 10
Người nào sau đây là người không có năng lực trách nhiệm pháp lí?
A.Say rượu
B.Bị ép buộc

C.Bị bệnh tâm thần
D.Bị dụ dỗ
-------------------------------------------------HẾT-------------------------------------------

11


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)

V) BÀI TẬP VẬN DỤNG – NÂNG CAO 2: BÀI 2
CÂU SỐ 1
Nội quy nhà trường, Điều lệ Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh có phải là văn bản quy
phạm pháp luật không?
A.Có
B.Không
C.Vừa có vừa không
D.Tùy vào sự quyết định của nhà nước
CÂU SỐ 2
Một trong các đặc trưng cơ bản của pháp luật thể hiện ở
A.tính quyền lực, bắt buộc chung
B.tính hiện đại
C.tính cơ bản
D.tính truyền thống
CÂU SỐ 3
Đặc trưng nào của pháp luật làm nên giá trị công bằng, bình đẳng của pháp luật?
A.Tính quy phạm phổ biến
B.Tính quyền lực, bắt buộc chung
C.Tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
D.Tính quy định chặt chẽ về mặt nội dung
CÂU SỐ 4

Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
“Pháp luật là hệ thống quy tắc xử sự mang tính ....................., do .................. ban hành và
bảo đảm thực hiện, thể hiện ....................... của giai cấp thống trị và phụ thuộc vào các điều
kiện .................. , là nhân tố điều chỉnh các quan hệ xã hội”
A.Bắt buộc – quốc hội – ý chí – chính trị
B.Bắt buộc chung – nhà nước – lý tưởng – chính trị
C.Bắt buộc – quốc hội – lý tưởng – kinh tế xã hội
D.Bắt buộc chung – nhà nước – ý chí – kinh tế xã hội
CÂU SỐ 5
Pháp luật có tính bắt buộc chung có nghĩa là:
A.Có hiệu lực cao nhất trong HTPL Việt Nam.
B.Về những việc được làm, phải làm và không được làm.
C.Là quy định bắt buộc mọi người, tổ chức ai cũng phải xử sự theo pháp luật.
D.Có tính bắt buộc chung đối với mọi người đủ 18 tuổi trở lên.
CÂU SỐ 6
Văn bản quy phạm pháp luật là văn bản….
A.Do nhà nước ban hành thể hiện sức mạnh và quyền lực nhà nước.
B.Có chứa quy phạm pháp luật do cơ quan nhà nước có thẩm quyền ban hành.
12


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)
C.Có chứa những quy tắc xử sự chung được nhà nước thông qua.
D.Tất cả các đáp án trên
CÂU SỐ 7
Điền từ thích hợp vào chỗ trống.
………………là quy định bắt buộc đối với tất cả mọi cá nhân và tổ chức, ai cũng phải xử sự theo
pháp luật.
A.Pháp luật có tính quy phạm phổ biến
B.Pháp luật có tính quyền lực, bắt buộc chung

C.Pháp luật có tính xác định chặt chẽ về mặt hình thức
D.Pháp luật có tính quy định chặt chẽ về mặt nội dung
CÂU SỐ 8
Để đảm bảo nguyên tắc thống nhất trong việc xây dựng và áp dụng pháp luật thì cần phải:
A.Tôn trọng tính tối cao của Hiến pháp và Luật
B.Đảm bảo tính thống nhất của pháp luật
C.Cả hai câu trên đều đúng
D.Cả hai câu trên đều sai
CÂU SỐ 9
Các quy phạm pháp luật do nhà nước ban hành phù hợp với ý chí của giai cấp cầm quyền mà nhà
nước đại diện.
Nhận định trên đã thể hiện:
A.Tính quy phạm phổ biến của pháp luật
B.Tính quy phạm phổ biến của các giai cấp trong xã hội
C.Bản chất giai cấp của pháp luật
D.Bản chất xã hội của pháp luật
CÂU SỐ 10
Tính phổ biến của pháp luật là :
A.Được áp dụng nhiều lần, ở nhiều nơi, đối với tất cả mọi người, trong mọi lĩnh vực đời sống
xã hội
B.Được áp dụng trên 63 tỉnh thành ở nước ta
C.Được áp dụng đối với mọi công dân Việt Nam
D.Tất cả những điều trên
-----------------------------------------------HẾT---------------------------------------------

13


GIÁO ÁN ÔN THI THPT QUỐC GIA MÔN GDCD (2016 2017)


14



×