Tuần: 20(Từ 2/01 - 7/01/2018)
Tiết: 19
Ngày soạn: 25.12.2017
Ngày dạy tiết đầu: /01/2018
Bài 6
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
(Tiết 3)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức:
Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền được bảo đảm an toàn và bí
mật thư tín, điện thoại, điện tín.
2.Về kĩ năng
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự do
cơ bản của công dân.
- Biết tự bảo vệ mình trước các hành vi xâm phạm của người khác.
3.Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ các quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín của mình và tôn trọng quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư
tín, điện thoại, điện tín của người khác.
- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản công dân.
4. Định hướng phát triển năng lực
Năng lực tư duy sáng tạo, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực phê phán các
hành vi vi phạm quyền bình đẳng của công dân.
5. Các nội dung tích hợp
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Quy định của pháp luật về quyền được
bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín của công dân và việc thực
hiện quyền này.
- Kĩ năng hợp tác tìm hiểu quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định trong các tình huống liên quan đến
quyền tự do cơ bản của công dân.
- Kĩ năng tư duy phê phán những trường hợp vi phạm quyền tự do cơ bản của
công dân.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC
1. Giáo viên
- Phương pháp: Thảo luận lớp, đàm thoại, nghiên cứu tình huống.
-Phương tiện: Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to, có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Câu 1:
Thế nào là quyền được pháp luật bảo hộ về tính mạng, sức khỏe, danh dự và
nhân phẩm của công dân? Cho ví dụ?
Câu 2:
Em hãy lấy ví dụ về việc xâm phạm chỗ ở của người khác?
3. Dẫn vào bài mới
Ngoài các quyền tự do cơ bản đã được học, hôm nay chúng ta cùng nhau tìm
hiểu thêm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
Hoạt động 1: GV sử dụng phương IV. Quyền được bảo đảm an tòan
pháp thảo luận lớp, đàm thoại.
và bí mật thư tín, điện thọai, điện
* Mục tiêu:
tín
- Học sinh nắm được thế nào là quyền a. Thế nào là quyền được bảo đảm
được bảo đảm an tòan và bí mật thư an toàn và bí mật thư tín, điện
tín, điện thoại, điện tín.
thoại, điện tín.
- Rèn luyện năng lực nhận thức cho
HS.
* Cách tiến hành:
GV tổ chức cho HS thảo luận lớp
theo các câu hỏi sau
Câu 1: Thế nào là bí mật, an toàn thư
tín của công dân?
Câu 2: Thế nào là quyền được đảm
bảo an toàn và bí mật thư tín?
- HS cả lớp suy nghĩ và trả lời ý kiến
cá nhân.
- GV gọi các HS khác bổ sung ý
kiến cho bạn các nhóm trình bày kết
quả thảo luận, bổ sung ý kiến cho
nhau.
GV nhận xét, kết luận:
+ Thư tín, điện thoại, điện tín là
phương tiện sinh hoạt thuộc đời sống
tinh thần của mỗi con người, thuộc bí
mật đời tư của cá nhân, cần phải được
- Thư tín, điện thoại, điện tín của
bảo đảm an toàn và bí mật.
cá nhân được bảo đảm an toàn và bí
mật. Việc kiểm soát thư tín, điện
thoại, điện tín của nhân dân thực
hiện trong trường hợp pháp luật có
quy định và phải có quyết định của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
b. Nội dung quyền được bảo đảm
Hoạt động 2: GV sử dụng phương an tòan và bí mật thư tín, điện
pháp nghiên cứu tình huống tìm thoại, điện tín.
hiểu nội dung của quyền được bảo
đảm an tòan và bí mật thư tín, điện
thoại, điện tín.
* Mục tiêu:
- HS hiểu được nội dung quyền
được bảo đảm an toàn và bí mật
thư tín, điện thoại, điện tín.
Từ đó HS có kiến thức bảo vệ bí
mật thư tín, điện tín của mình và tố
cáo những hành vi vi phạm của người
khác...
* Cách tiến hành:
- HS: Tìm hiểu và trả lời một số câu
hỏi trong sách tình huống GDCD 12.
Tình huống - STH GDCD 12
H và D chơi thân với nhau, dường
như không giấu giếm nhau điều gì
trong cuộc sống. Đến nhà Dung, thấy
có cuốn nhật kí của D để trên giá
sách, H tò mò muốn biết. Thê là H bí
mật mở ra xem. Mấy phút sau phát
hiện ra H đọc nhật kí của mình, D có
vẻ không hài lòng, thấy vậy H nói:
Bạn bè chơi với nhau có gì bí mật đâu
mà phải giấu nhật kí. Nhật kí của tớ,
D có thể xem thoải mái. Thế mới gọi
là bạn bè chứ!
Câu hỏi:
Em có đồng ý với hành vi của bạn H
không? Vì sao?
- HS phát biểu ý kiến cá nhân.
- GV gọi một số HS khác nhận xét, bổ
sung ý kiến.
* GV nhân xét, kết luận về nội dung: - Không ai được tự tiện bóc mở, thu
giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người
khác.
- Những người làm nhiệm vụ chuyển
thư, điện tín phải chuyển đến tay
người nhận, không được giao nhầm
cho người khác, không được để mất
thư, điện tín của nhân dân.
- Chỉ có những người có thẩm quyền
theo quy định của pháp luật và chỉ
trong những trường hợp cần thiết
mới được tiến hành kiểm sóat thư,
điện thọai, điện tín của người khác.
Chuyển ý: quyền được bảo đảm an
toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín của công dân có ý nghĩa gì?
c. Ý nghĩa quyền được bảo đảm an
tòan và bí mật thư tín, điện thoại,
điện tín
Quyền được bảo đảm an tòan và bí
mật thư tín, điện thọai, điện tín là
điều kiện cần thiết để bảo đảm đời
sống riêng tư của mỗi cá nhân trong
xã hội. Trên cơ sở quyền này, công
dân có một đời sống tinh thần thoải
mái mà không ai được tùy tiện xâm
phạm tới.
5. Củng cố và hướng dẫn về nhà
* Củng cố: GV cho HS làm bài ra phiếu học tập để củng cố kiến thức vừa học
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 1. Đã mấy lần thấy M nói chuyện qua điện thoại, L lại tìm cách đến gần để
nghe. Hành vi này của L xâm phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền được bảo đảm bí mật thư tín, điện tín.
B. Quyền bí mật điện tín.
C. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật về điện thoại.
D. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự và nhân phẩm.
Câu 2. "Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người
khác." là một nội dung thuộc:
A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín
B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín
D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín
Câu 3. Khi nào thì được xem tin nhắn trên điện thoại của bạn thân?
A. Đã là bạn thân thì có thể tự ý xem.
B. Chỉ được xem nếu bạn đồng ý
C. Khi người lớn đồng ý thì có quyền xem.
D. Bạn đã đồng ý thì mình có thể xem hết cả các tin nhắn khác.
Câu 4. Trong lúc H đang bận việc riêng thì điện thoại có tin nhắn, T đã tự ý mở
điện thoại của H ra đọc tin nhắn. Hành vi này của T đã xâm phạm đến quyền nào
dưới đây?
A. Quyền được pháp luật bảo hộ về danh dự của công dân.
B. Quyền tự do dân chủ của công dân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại của công dân.
D. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
Câu 5. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín là
quyền tự do cơ bản của công dân, thuộc loại quyền về bí mật đời tư của cá nhân
được pháp luật bảo vệ " là một nội dung thuộc:
A. Bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín
B. Ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín
C. Nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín
D. Khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín
Câu 6. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín thuộc
về quyền
A. bí mật của công chức.
B. bí mật của nhà nước.
C. bí mật đời sống riêng tư của cá nhân.
D. bí mật của công dân.
Câu 7. H 16 tuổi, cha mẹ H thường xuyên kiểm tra điện thoại và xem nhật ký
của H. Nếu là H em sẽ làm gì trong tình huống này?
A. Giận và không nói chuyện với cha mẹ.
B. Xem điện thoại của cha mẹ cho hả giận.
C. Nói chuyện với cha mẹ, mong cha mẹ tôn trọng quyền riêng tư của mình.
D. Kể chuyện này cho người khác biết.
Câu 8."Không ai được tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu huỷ thư, điện tín của người
khác." là một nội dung thuộc
A. bình đẳng về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín.
B. ý nghĩa về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
C. nội dung về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín.
D. khái niệm về quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện
tín.
Câu 9. Nhân lúc L - chị của M đi vắng, M đã xem trộm tin nhắn trong điện thoại
của L, vì cho rằng mình là em nên có quyền làm như vậy. Hành vi của M đã xâm
phạm đến quyền nào dưới đây của L?
A. Quyền được bảo đảm bí mật cá nhân.
B. Quyền được giữ gìn tin tức, hình ảnh của cá nhân.
C. Quyền được đảm bảo an toàn và bí mật thư tín, điện thoại, điện tín.
D. Quyền được bảo đảm an toàn đời sống tinh thần của cá nhân.
Câu 10. Tự tiện bóc mở, thu giữ, tiêu hủy thư, điện tín của người khác là xâm
phạm quyền nào dưới đây của công dân?
A. Quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở.
B. Quyền được đảm bảo an toàn nơi cư trú.
C. Quyền bí mật đời tư
D. Quyền được bảo đảm an toàn và bí mật thư tín, điện tín.
ĐÁP ÁN
5D
6C
1A
2C
3B
4C
7C
8C
9C
10D
* Hướng dẫn về nhà
- Học bài , và chuẩn bị trước phần tiếp theo
6. Bổ sung sau bài dạy
................................................................................................................................
................................................................................................................................
..........................................................................................................................
Tuần: 21( Từ 8 - 13/1/2018)
Tiết: 20
Ngày soạn: 04/1/2018
Ngày dạy tiết đầu :
/01/2018
Bài 6
CÔNG DÂN VỚI CÁC QUYỀN TỰ DO CƠ BẢN
(Tiết 4)
A. MỤC TIÊU BÀI HỌC
1.Về kiến thức
- Nêu được khái niệm, nội dung, ý nghĩa của quyền tự do ngôn luận.
- Trình bày được trách nhiệm của NN và CD trong việc bảo đảm và thực hiện
các quyền tự do cơ bản của CD.
2.Về kĩ năng
- Biết phân biệt những hành vi thực hiện đúng và hành vi xâm phạm quyền tự
do ngôn luận của công dân.
3.Về thái độ
- Có ý thức bảo vệ các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền tự
do cơ bản của người khác.
- Biết phê phán các hành vi xâm phạm tới các quyền tự do cơ bản của công
dân.
4. Định hướng phát triển năng lực:
Năng lực độc lập suy nghĩ; năng lực giao tiếp; năng lực phê phán các hành vi vi
phạm quyền tự do ngôn luận của công dân năng lực thể hiện quyền tự do ngôn
luận của mình.
5. Các nội dung tích hợp
- Tích hợp kĩ năng sống
+ Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin: Quy định của pháp luật về các quyền tự
do cơ bản của công dân và việc thực hiện các quyền tự do cơ bản.
+ Kĩ năng hợp tác.
+ Kĩ năng giải quyết vấn đề, ra quyết định trong các tình huống liên quan đến
quyền tự do ngôn luận của công dân.
+ Kĩ năng tư duy phê phán những trường hợp vi phạm quyền tự do cơ bản của
công dân.
B. CHUẨN BỊ BÀI HỌC.
1. Giáo viên
- Phương pháp: Thuyết trình, vấn đáp, thảo luận nhóm, tạo tình huống, trực
quan,…
- Phương tiện: Tranh, ảnh, sơ đồ, giấy khổ to, có thể sử dụng vi tính, máy chiếu.
2. Học sinh
- Giấy, bút, thước, SGK, đồ dùng có liên quan.
C. TIẾN TRÌNH VÀ PHƯƠNG PHÁP TỔ CHỨC DẠY HỌC.
1. Ổn định tổ chức lớp :
2. Kiểm tra bài cũ:
Thế nào là quyền được bảo đảm an tòan và bí mật thư tín, điện thọai, điện tín?
Lấy một số hiện tượng vi phạm về quyền này mà em biết?
3. Dẫn vào bài mới.
Hôm nay chúng ta tìm hiểu một quyền tự do cơ bản của công dân đó là
quyền tự do ngôn luận.
4. Tổ chức các hoạt động trên lớp.
Hoạt động của GV và HS
Nội dung chính cần nắm vững
Hoạt động 1: GV sử dụng phương
pháp đàm thoại + thảo luận lớp tìm
hiểu quyền tự do ngôn luận của công
dân.
* Mục tiêu:
- HS hiểu được thế nào là quyền tự do
ngôn luận và các hình thức thực hiện
quyền tự do ngôn luận
- Rèn luyện năng lực nhận thức cho HS.
* Cách tiến hành:
GV nêu ra một số câu hỏi để HS cùng
suy nghĩ và trả lời
Câu 1: Theo em, thế nào là quyền tự do
ngôn luận?
Câu 2: Quyền tự do ngôn luận được
thực hiện bằng những hình thức nào?
Câu 3: Là HS phổ thông, em đã thực
hiện quyền tự do ngôn luận của mình ở
trường, lớp như thế nào?
Câu 4: Em hãy lấy ví dụ cụ thể về
quyền tự do ngôn luận của bản thân em?
- HS trong lớp suy nghĩ và trả lời ý kiến
cá nhân
GV gọi một số HS trả lời ý kiến cá
nhân.
Các HS khác trao đổi, bổ sung
* GV nhận xét, kết luận.
V. Quyền tự do ngôn luận
a. Thế nào là quyền tự do ngôn
luận của công dân?
Công dân có quyền tự do phát biểu
ý kiến, bày tỏ quan điểm của mình
về các vấn đề chính trị, kinh tế,
văn hóa, xã hội của đất nước.
b. Hình thức thực hiện quyền tự
do ngôn luận
* Tự do ngôn luận trực tiếp
- Sử dụng quyền này tại các cuộc
họp ở các cơ quan, trường học, tổ
dân phố,… bằng cách trực tiếp
phát biểu ý kiến nhằm xây dựng cơ
quan, trường học, địa phương
Hoạt động 2: GV sử dụng phương
pháp đàm thoại tìm hiểu trách nhiệm
của Nhà nước và công dân trong việc
bảo đảm và thực hiện các quyền tự do
cơ bản của công dân
* Mục tiêu:
GV giảng giải cho HS hiểu rõ trách
nhiệm của công dân; công dân thực hiện
tốt các quyền tự do cơ bản của mình và
tôn trọng các quyền tự do cơ bản của
người khác.
* Cách tiến hành:
- GV nêu câu hỏi để cả lớp đàm thoại
Theo em, CD có thể làm gì để thực
hiện các quyền tự do cơ bản của mình?
- HS trong lớp suy nghĩ và trả lời ý kiến
cá nhân.
- GV gọi một số HS khác nhận xét, bổ
sung ý kiến cho bạn.
* GV nhận xét và kết luận:
mình.
- Ví dụ: HS thi sinh hoạt chuyên
đề vào sáng thứ 2 hàng tuần, thi
hùng biện, phát biểu ý kiến xây
dựng bài hoặc trong giờ sinh hoạt
lớp...
* Tự do ngôn luận gián tiếp
Công dân viết bài gửi đăng báo,
trong đó bày tỏ ý kiến, quan điểm
của mình về chủ trương, chính
sách và pháp luật của Nhà nước;
về xây dựng bộ máy nhà nước
trong sạch, vững mạnh; về ủng hộ
cái đúng, cái tốt, phê phán và phản
đối cái sai, cái xấu trong đời sống
xã hội.
- Đóng góp ý kiến, kiến nghị với
các đại biểu Quốc hội và đại biểu
Hội đồng nhân dân trong dịp đại
biểu tiếp xúc với cử tri cơ sở, hoặc
công dân có thể viết thư cho đại
biểu Quốc hội trình bày, đề đạt
nguyện vọng.
B. Trách nhiệm của Nhà nước và
công dân trong việc bảo đảm và
thực hiện các quyền tự do cơ bản
của công dân
1. Trách nhiệm của Nhà nước
(GVcho học sinh đọc thêm SGK)
1. Trách nhiệm của công dân
Phải học tập, tìm hiểu để nắm
được nội dung các quyền tự do cơ
bản của mình.
Có trách nhiệm phê phán, đấu
tranh, tố cáo những việc làm trái
pháp luật, vi phạm quyền tự do cơ
bản của công dân.
Tích cực tham gia giúp đỡ các
cán bộ nhà nước thi hành quyết
định bắt người, khám người trong
những trường hợp được pháp luật
cho phép.
Tự rèn luyện, nâng cao ý thức
pháp luật để sống văn minh, tôn
trọng PL, tự giác tuân thủ pháp
luật của NN, tôn trọng quyền tự do
cơ bản của người khác.
5 Củng cố và hướng dẫn về nhà.
ï Củng cố:
- Em hiểu thế nào là quyền tự do cơ bản của công dân ? Theo em, vì sao các
quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp ?
GV cho HS làm bài tập trên phiếu học tập để củng cố kiến thức đã học
PHIẾU HỌC TẬP
Câu 30. Thực hiện tốt các quyền tự do cơ bản của mình và tôn trọng các quyền
tự do cơ bản của người khác là trách nhiệm của
A. cơ quan Nhà nước.
B. công dân.
C. lãnh đạo nhà nước.
D. nhân dân
Câu 31. Rèn luyện, nâng cao ý thức pháp luật để sống văn minh, tôn trong pháp
luật, tự giác tuaanthur pháp luật của Nhà nước, tôn trọng quyền tự do cơ bản của
người khác là trách nhiệm của
A. cơ quan Nhà nước.
B. công dân.
C. lãnh đạo nhà nước.
D. nhân dân
Câu 32. Học sinh Trung học phổ thông có thể thực hiện quyền tự do ngôn luận
bằng cách nào dưới đây?
A. Tự do đưa mọi tin tức của trường lên Facebook.
B. Phát biểu ý kiến cá nhân trong giờ sinh hoạt lớp.
C. Tự do nói bất cứ điều gì về trường mình.
D. Gặp bạn bè kể chuyện chê bai về trường
Câu 33. Ý kiến nào sau đây là sai quyền tự do ngôn luận của công dân?
A. Công dân được trực tiếp phát biểu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học, tổ
dân phố trong các cuộc họp.
B. Công dân được viết bài, gửi đăng báo ủng hộ cái đúng, phê phán cái xấu
trong xã hội.
C. Công dân được tự do phát biểu ở bất cứ nơi nào, về bất cứ điều gì mà mình
quan tâm.
D. Công dân được đóng góp ý kiến, kiến nghị với đại biểu Quốc hội trong buổi
tiếp xúc với cử tri ở cơ sở.
Câu 34. Giả mạo Facebook của người khác để đăng những tin không đúng sự
thật về họ là hành vi xâm phạm quyền nào dưới đây?
A. Quyền tự do ngôn luận của công dân.
B. Quyền tự do đăng báo của công dân.
C. Quyền sở hữu của công dân.
D. Quyền bất khả xâm phạm về tinh thần của công dân.
Câu 35. Học sinh lớp 12A họp lớp bàn về kế hoạch tổ chức lế tri ân cho học
sinh cuối cấp. Bạn nào cũng sôi nổi đóng góp ý kiến. Trong trường hợp này các
bạn đã thực hiện quyền
A. tự do ngôn luận trực tiếp.
B. tự do ngôn luận gián tiếp
C. tham gia quản lý nhà nước và xã hội.
D. tham gia đóng góp ý kiến trong học tập.
Câu 36. Những ai có quyền tự do ngôn luận?
A. Mọi công dân.
B. Chỉ nhà báo.
C. Cán bộ nhà nước.
D. Người đã thành niên có năng lực hành vi dân sự
Câu 37. Trong dịp đại biểu Hội đồng nhân dân xã A tiếp xúc với cử tri, nhân
dân xã kiến nghị với cử tri về hoạt động sản xuất, kinh doanh của xã. Đây là
biểu hiện quyền nào của công dân?
A. Quyền tự do ngôn luận.
B. Quyền tự do tư tưởng
C. Quyền bày tỏ ý kiến.
D. Quyền xây dựng chính quyền
Câu 38. Công dân có thể phát biếu ý kiến xây dựng cơ quan, trường học ở nơi
nào dưới đây?
A. Ở bất kì nơi nào.
B. Trong các cuộc họp ở cơ quan, trường học.
C. Ở nhà riêng của mình.
D. Ở nơi tụ tập dông người.
Câu 39. Bản thân em đã thực hiện quyền tự do ngôn luận ở lớp, trường như thế
nào?
A. Phát biểu ý kiến xây dựng bài học. Đóng góp ý kiến cho thầy cô giáo.
B. Không dám giơ tay phát biểu vì sợ sai, các bạn cười chê.
C. Đồng ý hết với quyết định của thầy cô và các bạn.
D. Lắng nghe tích cực và không có ý kiến gì.
Câu 40. Lớp 12 A tổ chức họp lớp bàn về tổ chức các hoạt động chào mừng
ngáy 20/11, bạn nào cũng tranh nhau nói lên ý kiến của mình mà không để ý đến
người khác. Lớp trưởng lên tiếng yêu cầu từng bạn một phát biểu ý kiến. Bạn A
đã nói rằng công dân có quyền tự do ngôn luận, nên ai nói gì là tùy ý. Theo em,
ý kiến của A đúng hay sai?
A. Đúng vì ai cũng có quyền tự do ngôn luận.
B. Đúng vì đây là họp lớp nên mọi người bình đẳng.
C. Sai vì quyền tự do ngôn luận phải được đặt trong khuôn khổ nhất định, tôn
trọng quyền tự do ngôn luận của người khác mới đạt được hiệu quả.
D. Sai vì tự do quá trớn.
ĐÁP ÁN
5A
6A
1B
2B
3C
4A
7A
8B
9A
10C
ï Hướng dẫn về nhà:
- Giải quyết các câu hỏi và bài tập trong SGK.
- Sưu tầm các tư liệu có liên quan đến bài (hình ảnh, bài viết,..)
- Đọc trước bài 7.
6. Bổ sung sau bài dạy
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................