Tải bản đầy đủ (.docx) (42 trang)

Nghiệp vụ công tác Hội Nông dân

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (273.86 KB, 42 trang )

Kết luận số 61-KL/TW của Ban Bí thư về Đề án "Nâng cao vai trò, trách nhiệm của Hội Nông dân Việt
nam trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông thôn mới và xây dựng giai cấp nông dân Việt Nam"

A. KẾ HOẠCH BÀI GIẢNG
1. Tên bài giảng:
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN
VÀ VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN Ở CƠ SỞ
2. Thời gian giảng: 4 tiết (mỗi tiết 45 phút)
3. Đối tượng người học: Học viên các lớp Trung cấp Lý luận Chính trị Hành chính
4. Mục tiêu
a. Về kiến thức
Học viên nắm được
- Chức năng, nhiệm vụ, tổ chức của Hội Nông dân Việt Nam. Trên cơ sở đó
thấy được vị trí, vai trò của tổ chức Hội Nông dân ở cơ sở.
- Nắm được hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân Việt Nam ở cơ sở
- Nắm rõ các nghiệp vụ công tác Hội Nông dân và vận động nông dân ở cơ sở
b. Về kỹ năng
- Vân dụng lý luận vào thực tiễn; góp phần nâng cao chất lượng hoạt đông của
Hội nông dân ở cơ sở. tham mưu cho cấp uỷ, chính quyền hoặc khi về công tác tại
cơ sở trực tiếp lãnh đạo, chỉ đạo, phối hợp thực hiện công tác vận động nông dân ở
cơ sở.
c. Về thái độ
Từ những nhận thức trên các đồng chí cần nâng cao lập trường tư tưởng,
nhận thức đúng đắn các quan điểm, chủ trương, đường lối của Đảng và các chính
sách, pháp luật của Nhà nước về phát triển giai cấp nông dân
- Quan tâm, tạo điều kiện để người nông dân phát triển.
- Nhận thức đầy đủ hơn về những nghiệp vụ công tác Hội nông dân và vận
động ông dân ở cơ sở
5. Kế hoạc chi tiết
Các bước
lên lớp


Bước 1

Nội dung
Ổn định lớp

Phương
pháp

Phương tiện

Thuyết trình

Micro

Thời
gian
(phút)
01
phút

1


Bước 2

Kiểm tra bài cũ

Hỏi đáp,
Thuyết trình


Bước 3

Giáo án,
máy tính,
micro, máy
chiếu
Micro,

Giới thiệu bài mới

Thuyết trình

máy tính,
máy chiếu

Thuyết trình, Micro, máy
1. CÔNG TÁC HỘI hỏi đáp, lấy chiếu, bảng
NÔNG DÂN Ở CƠ SỞ
ý kiến ghi
phấn, máy
bảng
tính, giáo án
Thuyết trình,
Micro, máy
hỏi đáp, diễn
1 1. Khái lược về Hội nông
chiếu, bảng
dịch, lấy ý
dân Việt Nam
phấn, máy

kiến ghi
tính, giáo án
bảng

03
phút

01
phút

60
phút

30
phút

Micro, máy
chiếu, bảng
phấn, máy
tính, giáo án

10
phút

Thuyết trình,
Micro, máy
hỏi đáp, diễn
1.1.2.Tính chất, chức năng,
chiếu, bảng
dịch, lấy ý

nhiệm vụ của Hội
phấn, máy
kiến ghi
tính, giáo án
bảng

10
phút

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn

05
phút

1.1.1. Mục đích của Hội

1.1.2.1. Tính chất

1.1.2.2. Chức năng
1.1.2.3. Nhiệm vụ

Thuyết trình,
hỏi đáp, diễn
dịch

Thuyết trình


Thuyết trình,
diễn dịch,
Thuyết trình,
hỏi đáp, diễn

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn
Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,

05
phút
phút
2


dịch
1.1.3. Nguyên tắc, tổ chức
Thuyết trình
hoạt đông

1.1.4. Hệ thống tổ chức

Thuyết trình

1.2. Tổ chức cơ sở của Hội Thuyết trình,
Nông dân Việt Nam

diễn dịch
1.3. Vị trí, vai trò của tổ
Thuyết trình,
chức cơ sở Hội Nông dân
diễn dịch
Việt Nam
1.4. Hoạt động chủ yếu của
Thuyết trình,
Hội Nông dân Việt Nam ở
diễn dịch
cơ sở
2. NGHIỆP VỤ Thuyết trình,
CÔNG TÁC HỘI NÔNG
hỏi đáp,
DÂN VÀ VẬN ĐỘNG
phân tích
NÔNG DÂN Ở CƠ SỞ
giảng giải,
tổng hợp
2.1. Nghiệp vụ tuyên
truyền, giáo dục xây dựng
người nông dân mới, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp Thuyết trình,
hỏi đáp,
đẩy mạnh công nghiệp hoá,
phân tích
hiện đại hoá nông nghiệp,
nông thôn
2.2. Nghiệp vụ tổ chức Thuyết trình,
phong trào nông dân thi đua phân tích,

thực hiện các nhiệm vụ kinh hỏi đáp, lấy
tế - xã hội, quốc phòng, an ý kiến ghi

phấn
Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn
Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn
Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn
Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn
Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn

phút

phút

05

phút
05
phút
20
phút

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn

100
phút

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn

20
phút

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn

45
phút


3


ninh

Bước 4
Bước 5

bảng
2.2.1. Nghiệp vụ tổ chức
phong trào nông dân thi đua Thuyết trình,
sản xuất, kinh doanh giỏi,
trực quan
đoàn kết giúp nhau làm giàu
hóa
và giảm nghèo bền vững

Micro, máy
chiếu, giáo
án, phấn,
bảng

phút

2.2.2. Nghiệp vụ tổ cức Thuyết trình,
phong trào nông dân thi đua phân tích,
trực quan
xây dựng nông thôn mới
hóa


Micro, máy
chiếu, giáo
án, phấn,
bảng

phút

2.2.3. Nghiệp vụ tổ chức
phong trào nông dân tham Thuyết trình,
trực quan
gia đảm bảo quốc phòng, an
hóa
ninh

Micro, máy
chiếu, giáo
án, phấn,
bảng

phút

2.3. Nghiệp vụ xây dựng, Thuyết trình,
củng cố tổ chức hội ở cơ sở
lấy ý kiến
ghi lên bảng

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn


2.4. Nghiệp vụ để tổ chức
cơ sở hội tham gia xây Thuyết trình
dựng Đảng, chính quyền,
Mặt trận Tổ quốc, đoàn thể
nhân dân ở cơ sở

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn

25
phút

2.5. Nghiệp vụ công tác lãnh
đạo, chỉ đạo của Ban Chấp Thuyết trình
Trực quan
hành hội ở cơ sở
hóa

Micro, máy
chiếu, giáo
án, bảng,
phấn

10
phút

Chốt kiến thức


Thuyết trình

Máy chiếu,
micro

5 phút

Hướng dẫn câu hỏi, bài tập, Thuyết trình,
nghiên cứu tài liệu
đọc ghi

Máy chiếu,
micro.

5 phút

10
phút

* Trọng tâm của bài
1. CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN Ở CƠ SỞ
1.4. Hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân Việt Nam ở cơ sở
4


2. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN VÀ VẬN ĐỘNG NÔNG
DÂN Ở CƠ SỞ
B. TÀI LIỆU PHỤC VỤ SOẠN GIẢNG
1. Tài liệu bắt buộc

- Giáo trình Trung cấp lý luận Chính trị - Hành chính - Nghiệp vụ công tác
Mặt trận Tổ quốc và đoàn thể nhân dân ở cơ sở, NXB Lý luận Chính trị, Hà Nội
2017;
2. Tài liệu tham khảo
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI, Nxb. Chính trị quốc gia, H.2011.
- Văn kiện Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung ương khoá X, Nxb.
Chính trị quốc gia, H.2008.
- Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc Hội nông dân Việt Nam lần thứ VI,
nhiệm kỳ 2013 – 2018.
- Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam, sửa đổi và bổ sung năm 2013.
C. NỘI DUNG BÀI GIẢNG
Kiểm tra bài cũ: (02 phút)
Câu hỏi: Đồng chí hãy nêu mục tiêu của Tổng Liên đoàn Lao động Việt
Nam
Trả lời: Tổng liên đoàn Lao động Việt Nam luôn trung thành với lợi ích của
giai cấp công nhân và của dân tộc, đồng thời phát huy truyền thống đoàn kết quốc
tế, tăng cường và mớ rông hợp tác với công đoàn các nước, các tổ chức quốc tế trên
nguyên tắc hữu nghị, đoàn kết, bình đẳng, hợp tác cùng có lợi, phấn đấu cho mục
tiêu: Vì quyền, lợi ích hợp pháp của người lao động; vì hòa bình, dân chủ, độc lập
dân tộc, phát triển và tiến bộ xã hội.
Giới thiệu bài mới (01 phút)
1. CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN Ở CƠ SỞ
1.1. Khái lược về Hội Nông dân Việt Nam
Câu hỏi: Theo đồng chí nông dân là ai?
Trả lời: Nông dân là những người lao động cư trú ở nông thôn, tham gia sản
xuất nông nghiệp. Nông dân sống chủ yếu bằng ruộng vườn, sau đó đến các ngành
nghề mà tư liệu sản xuất chính là đất đai. Tùy từng quốc gia, từng thời kì lịch sử,
người nông dân có quyền sở hữu khác nhau về ruộng đất. Họ hình thành nên giai
cấp nông dân, có vị trí, vai trò nhất định trong xã hội.
- Những cách hiểu khác nhau về ND

5


+ Quan niệm của V.I.Lênin: Nông dân là những người sống bằng lao động
của chính mình, không bóc lột người khác, V.I.Lênin đồng thời nhấn mạnh họ là
những người sản xuất hàng hoá.
+ Hồ Chí Minh: Vào năm 1930, trong Cương lĩnh đầu tiên của Đảng do
Người soạn thảo cũng xác định rõ: Đảng phải lôi cuốn đại đa số dân cày và phải
dựa vào hạng dân cày nghèo, lãnh đạo họ làm cách mạng, ..."
Trong bài hôm nay chúng ta sẽ tiếp cận khái niệm nông dân theo cách hiểu
chung nhất.
(Qua việc hiểu thế nào là ND ta sẽ có đc cái nhìn khái quát hơn về nguồn
gốc hình thành và Ptrien của HND)
(Cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX, đất nước ta nằm dưới ách đô hộ của thực
dân Pháp xâm lược. Nhiều cuộc khởi nghĩa và phong trào yêu nước đã nổ ra
nhưng đều thất bại vì chưa có một đường lối cứu nước đúng đắn.)
- Cuối năm 1926 đầu năm 1927, Dưới sự lãnh đạo của đồng chí Nguyễn Ái
Quốc và tổ một số tổ chức tiền thân của Đảng cộng sản, một số địa phương hình
thành “Nông Hội Đỏ” chỉ đạo cuộc nổi dậy của nông dân đấu tranh chống thực dân,
địa chủ phong kiến đỉnh cao là Xô Viết Nghệ Tĩnh.
Tổ chức "Nông Hội Đỏ" từ đây chính là tiền thân của Hội Nông dân Việt Nam
- Tháng 10/1930. Hội nghị lần thứ nhất trung ương Đảng đã thông qua nhiều
Nghị quyết quan trọng, trong đó có việc thành lập Tổng Nông hội Đông Dương và
thông qua Điều lệ Tổng Nông Hội Đông Dương gồm 8 điều
Đã đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong lịch sử giai cấp nông dân Việt Nam,
sự trưởng thành và lớn mạnh về mọi mặt của phong trào nông dân dưới sự lãnh đạo
của Đảng.
- Từ khi thành lập cho tới năm 1975 Ở 2 miền Nam – Bắc đều có các tổ chức
của Hội để tập hợp và hướng dẫn nông dân hoạt động; Để phù hợp với từng giai
đoạn lịch sử, tổ chức Hội nông dân Việt Nam liên tục phát triển dưới nhiều hình

thức và tên gọi phù hợp)
1930: Nông Hội đỏ
1936: Nông dân phản đế
1941: Hội Nông dân cứu quốc
1961: Hội Nông dân giải phóng
1974: Hội Nông dân tập thể việt Nam
1979: Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam
1988 đến nay: Hội Nông dân Việt Nam
- 27/9/1979 Bộ Chính trị quyết định thống nhất các tổ chức của nông dân lao
động trong cả nước, lấy tên Hội Liên hiệp nông dân tập thể Việt Nam.
- Ngày 01/3/1988, Ban Bí thư Trung ương Đảng ra Quyết định số 42-QĐ/TW đổi
tên Hội Liên hiệp Nông dân tập thể Việt Nam thành Hội Nông dân Việt Nam và là tên
6


gọi chính thức của Hội cho đến nay. Tại phiên họp ngày 17/01/1991, Bộ Chính trị
Trung ương Đảng đồng ý lấy ngày 14/10/1930 làm ngày thành lập Hội nông dân Việt
Nam
(Hội Nông dân được thành lập sau Hội nghị thành lập Đảng Cộng sản Việt Nam
chỉ 7 tháng và sớm hơn các tổ chức chính trị xã hội khác như Hội phụ nữ
(20/10/1930), Đoàn thanh niên CSHCM (26/3/1931), điều đó có thể thấy sự quan tâm
của Đảng ta đến giai cấp nông dân và phong trào nông dân, vai trò của lực lượng
nông dân trong bối cảnh lúc bấy giờ và lực lượng ấy vẫn thể hiện được vai trò của
mình trong giai đoạn xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay)
- Sau 58 năm thành lập Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ I Hội Nông dân Việt
Nam mới được tổ chức: Từ 27/3 - 29/3/1988. ( Đại hội đã khẳng định Hội nông dân
Việt Nam là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp nông dân, đoàn kết chặt
chẽ với các tổ chức thành viên khác trong Mặt trận tổ quốc Việt Nam, quyết tâm tiến
theo con đường cách mạng do Chủ tịch HCM vạch ra dưới sự lãnh đạo của Đảng.)
(Trong quá trình phát triển của mình Hội Nông dân Việt Nam đã trải qua 6 kỳ đại

hội. Slide)
Đến nay Đại hội đại biểu toàn quốc Hội Nông dân Việt Nam lần thứ VI được tổ
chức trọng thể từ ngày 30/6 đến ngày 03/7 năm 2013 tại Hà Nội.
Đồng chí Nguyễn Quốc Cường tái đắc cử là Chủ tịch HND khóa VI, tuy nhiên đến
tháng 4/2016 vì lý do tuổi tác ông NQC xin thôi ko giữ chức UVTW khóa XII, và CT
HND khóa VI, chính vị vậy tại Hội nghị BCH T.Ư Hội NDVN lần thứ 8, khóa VI 100 %
đại biểu có mặt đã nhất trí với đơn xin rút chức danh Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN khóa
VI của ông; đồng thời bầu ông Lại Xuân Môn là Chủ tịch Hội Nông dân Việt Nam khóa

VI)
=> Hội Nông dân Việt Nam tiền thân là Nông hội đỏ, thành lập ngày 14
tháng 10 năm 1930, trải qua các thời kỳ cách mạng luôn trung thành với Đảng và
dân tộc. Trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam xã hội chủ nghĩa,
thực hiện đường lối đổi mới của Đảng Cộng sản Việt Nam, Hội Nông dân Việt
Nam là trung tâm, nòng cốt cho phong trào nông dân và công cuộc xây dựng nông
thôn mới.
Khái niệm: Hội Nông dân Việt Nam là đoàn thể chính trị - xã hội của giai
cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo; cơ sở chính trị của Nhà nước
Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam và là thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt
Nam.
1.1.1. Mục đích của Hội
(Từ việc tìm hiểu sự ra đời và phát triển của Hội Nông dân)
Câu hỏi: Theo đồng chí Hội Nông dân hoạt động với mục đích gì?
Trả lời: Trong Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam đã nêu rõ, Hội Nông dân có mục
đích:

7


- Tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi

mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh vững chắc
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức.
- Bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.
(Ta thấy đc HND hoạt động với 2 mđích, 2 mục đích đó đc xác định trên cơ
sở sự đóng góp, vị trí của ND trong quá trình bảo vệ và xây dựng đất nước ta.)
- Tập hợp đoàn kết nông dân, xây dựng giai cấp nông dân vững mạnh về mọi
mặt, xứng đáng là lực lượng đồng minh tin cậy trong khối liên minh vững chắc
giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức. Slide
Mục đích này thể hiện qua những đóng góp của ND VN từ khi thành lập vào
1930 và nhất là dưới sự lãnh đạo của Đảng, Nông hội đã đưa nông dân tham gia
vào các phong trào sôi nổi góp phần to lớn vào thắng lợi của vào cuộc Tổng khởi
nghĩa Cách mạng tháng 8 năm 1945
- Trong giai đoạn từ 1945 – 1975 Đều có các tổ chức của Hội ở cả 2 miền để
tập hợp và hướng dẫn nông dân hoạt động phù hợp với nhiệm vụ, tình hình chính
trị của từng miền.
+ Ở miền Bắc, hội nông dân tập thể: có nhiệm vụ vận động nông dân đi theo
con đường hợp tác hóa xây dựng MB tiến lên CNXH, chi viện cho tiền tuyến lớn
MN
+ Ở miền Nam Hội nông dân giải phóng Miền Nam được thành lập là thành
viên quan trọng của Mặt trận dân tộc giải phóng MN, các phong trào của Nông
dân MN diễn ra mạnh mẽ
Qua đó góp phần vào thắng lợi giải phóng đất nước 30/4/ 1975)
(Phân tích: Chúng ta có thể nhận thấy rằng giai cấp nông dân là một lực
lượng đông đảo nhất, lực lượng sản xuất chủ yếu ra của cải vật chất. Bản chất của
người nông dân Việt Nam với nhiều điểm mặt tích cực nhưng họ còn có một số mặt
cần khắc phục để thực hiện thắng lợi sự nghiệp cách mạng của Đảng trong các
thời kỳ. Trong cuộc cách mạng dân tộc dân chủ mục đích của Hội là tập hợp đoàn
kết nông dân để thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng dân tộc dân chủ,
còn hiện nay Hội có thêm mục đích thứ 2)

- Bảo đảm thực hiện thắng lợi sự nghiệp công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn.
(Trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay, Hội nông dân chính là
nòng cốt để tập hợp đông đảo hội viên nông dân thực hiện sự nghiệp CNH – HĐH
đất mà cụ thể là chương trình xây dựng nông thôn mới hiện nay. Mục đích này
nhằm thực hiện thắng lợi cuộc cách mạng xây dựng CNXH cụ thể là xây dựng
NTM.
8


Địa phương Sơn La của chúng ta nói chung và Nông dân Sơn La nói riêng
tích cực trong phong trào xây dựng NTM. Tính đến thời điểm hiện nay toàn tỉnh đã
có 9 xã đạt chuẩn về NTM làm thay đổi tích cực đời sống của bà con nhất là bà
con nông dân.
Chuyển ý: với mục đích như vậy, Hội nông dân đã khẳng định vai trò quan
trọng trong phát triển kinh tế xã hội hiện nay. Vậy thì HND có tính chất, chức
năng, nhiệm vụ gì, chúng ta sẽ nghiên cứu nội dung tiếp theo)
1.1.2. Tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Hội
(đvơi phần này đã đc trình bày khá rõ trong giáo trình và điều lệ hội, vì vậy
tại đây chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu nhanh qua các ndung này.)
1.1.2.1 Tính chất
Với các tiểu mục này tôi sẽ ko ghi lên bảng nữa, các đc hãy cùng theo dõi trên
màn chiếu)
Tại Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam đã nêu rõ:
- Là tổ chức chính trị - xã hội của giai cấp nông dân do Đảng Cộng sản Việt
Nam lãnh đạo.
Khái niệm “Tổ chức chính trị - xã hội” các đc tại đây đã đc tìm hiểu ở các bài
trước do vậy chúng ta sẽ ko nhắc lại nữa.
(Phân tích: Khái niệm “Tổ chức chính trị - xã hội” dùng trong các văn bản
của Đảng, Nhà nước ta hiện nay, được hiểu theo nghĩa: “là tập hợp những người

có chung mục tiêu về chính trị, có cùng đặc điểm xã hội, dưới sự lãnh đạo của
Đảng Cộng sản Việt Nam, cùng thực hiện các nhiệm vụ cách mạng trong từng thời
kỳ.
Ở đây:
+ Tính chính trị của Hội nông dân được thể hiện ở việc: Hội luôn chấp hành
và đi theo sự lãnh đạo của Đảng, thực hiện mọi chủ trương, đường lối của Đảng
trong mọi hoạt động của mình.
+ Tính xã hội của Hội Nông dân được thể hiện ở việc: Hội mang tính quần
chúng rộng rãi, sâu rộng. Hội tuyên truyền vận động mọi người vào Hội, không
phân biệt nam, nữ, dân tộc, tôn giáo và lao động khác trong các lĩnh vực có liên
quan trực tiếp đến nông nghiệp.Việc tập hợp nông dân vào Hội, tuyên truyền, vận
động nông dân như vậy là để bảo vệ quyền lợi và lợi ích chính đáng hợp pháp của
hội viên nông dân mà không phải là giai cấp nào khác.)
- Là cơ sở chính trị của Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là
thành viên của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam.
(Phân tích: Như chúng ta đã biết Hội Nông dân là 1 trong 5 tổ chức đoàn
thể chính trị - xã hội sẽ thể hiện được quyền và nghĩa vụ là thành viên của Mặt
trận. Đồng thời cần thể hiện được đầy đủ tính chất, vị trí và chức năng của một tổ
chức chính trị - xã hội nói chung và có những đặc điểm riêng mang tính đặc thù
của Hội. Vậy Hội có những chức năng gì chúng ta sẽ chuyển sang nghiên cứu tiếp
phần tiếp theo)
9


1.1.1.2. Chức năng của Hội Nông dân Việt Nam
Thứ nhất: Tập hợp, vận động, giáo dục hội viên, nông dân phát huy quyền làm
chủ, tích cực học tập nâng cao trình độ, năng lực về mọi mặt.
(chúng ta thấy trình độ dân trí của nông dân hiện nay chưa được đồng đều, do
vậy cần phải tập hợp họ lại để vận động giáo dục nâng cao trình độ, năng lực về
mọi mặt cho giai cấp nông dân để họ phát huy được những mặt tích cực, khắc phục

được những hạn chế tiến kịp với nông dân của các nước khác trên thế giới, góp
phần vào sự nghiệp CNH- HĐH đất nước đặc biệt trong thực hiện phong trào xây
dựng NTM hiện nay.)
Thứ hai, 2. Đại diện giai cấp nông dân tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước và
khối đại đoàn kết toàn dân tộc.
(Là thành viên của MTTQ nên Hội Nông dân cũng có trách nhiệm đại diện
cho giai cấp Nông dân tham gia xây dựng Đảng chính quyền theo quy chế phối
hợp của MTTQ và đặc biệt là tham gia vào khối đại đoàn kết toàn dân tộc tạo nên
sức mạnh của đất nước trong sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay)
Thứ 3. Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của nông dân;
tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân trong sản xuất và đời sống
(Để chăm lo và bảo vệ lợi ích chính đáng của nông dân thì Hội nông dân các
cấp sẽ là đầu mối để tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn hỗ trợ nông dân trong
sản xuất và đời sống, như hỗ trợ về vốn, về kỹ thuật và cây con giống.)
1.1.2.3. Nhiệm vụ của Hội Nông dân Việt Nam.
- Tuyền truyền, giáo dục cho cán bộ, hội viên, nông dân hiểu biết đường lối
của Đảng; chính sách, pháp luật của Nhà nước; nghị quyết, chỉ thị của Hội, khơi
dậy và phát huy truyền thống yêu nước, ý chí cách mạng, tinh thần tự lực, tự
cường, lao động sáng tạo của nông dân.
Câu hỏi: Theo đồng chí vì sao phải thực hiện công tác tuyên truyền giáo dục
cho nông dân?
Trả lời: Tuyên truyền, giáo dục giúp phát huy những mặt mạnh, ưu điểm của
nông dân; đồng thờ hạn chế mặt yếu kém, nhước điểm còn tồn tại trong một bộ
phận nông dân.
Tuyên truyền, giáo dục, giúp cho hội viên, nông dân có nhận thức đúng đắn,
chủ trương của Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước, các chủ trương, kế hoạch
của Đảng bộ, chính quyền địa phương của Hội Nông dân đặc biệt những vấn đề lên
quan trực tiếp đến nông dân, nông nghiệp, nông thôn để nông dân tự giác thực hiện
đúng.
- Phổ biến kiến thức mới quy trình công nghệ mới trong sản xuất, đời sống

và những kiến thức cần thiết khác nhằm nâng cao trình độ dân trí, trình độ khoa
học - Kỹ thuật, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới đất nước.
- Cần phải tuyên truyền giáo dục để ng ND phát huy các mặt tích cực của họ
song song đó còn phải ttruyen để hạn chế khắc phục nhưng yếu kém thiếu sót còn
tồn tại trong 1 bộ phận ND
10


- Mà cụ thể là giáo dục đạo đức, lối sống, nếp sống văn hóa và rèn luyện thể
chất, góp phần bồi dưỡng người nông dân Việt Nam phát triển toàn diện, hài hóa,
có trí tuệ, đạo đức, tâm hồn phong phú, có thể lực và bản tính vững vàng.
Để ng ND hiểu biết đường lối, chính sách của Đ, pháp luật của NN; nghị
quyết, chỉ thị của Hội, của địa phương; Phát huy truyền thống dân tộc, tự tin, tự
lực, tự cường
Ví dụ: Minh chứng rõ rệt của công tác tuyên truyền giáo dục đó là thành
công trong cuộc đại di dân, tái định cư cho Thủy điện Sơn La trên địa bàn 3 tỉnh
ĐB, Lai Châu, SL với tổng số hộ dân phải di chuyển là 20.260 hộ, 95.733 khẩu,
trong đó, tỉnh Sơn La là 12.500 hộ, 61.509 khẩu;
Mà ở đó HND ở cơ sở đóng góp 1 phần quan trọng trong ctac, tuyên tuyền,
vận động bà con, nông dân di dời tới nơi ở mới góp phần vào thành công của cuộc
di dân, giúp đưa nhà máy thủy điện SL đi vào hoạt động sớm hơn tiến độ 2 năm
- Hiệu quả của ctác TT giáo dục của HND còn thể hiện ở chỗ, đó là vđộng, tt
với bà con, nông dân tham gia tích cực trong phong trào XD NTM/ địa bàn tỉnh ta.
(đến 15/12/2017 toàn tỉnh có 16 xa đạt chuẩn NTM)
- Vận động, tập hợp và làm nòng cốt tổ chức các phong trào nông dân phát
triển kinh tế, văn hoá, xã hội, quốc phòng, an ninh. Chăm lo đời sống vật chất và
tinh thần của hội viên, nông dân.
(Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần của hội viên, nông dân có nghĩa là
quan tâm đến việc phát triển dân sinh, nâng cao trình độ dân trí và thực hiện dân
chủ một cách tốt nhất cho hội viên nông dân)

- Các cấp Hội là thành viên tích cực trong hệ thống chính trị thực hiện các
chính sách, pháp luật, các chương trình phát triển kinh tế - xã hội của Nhà nước ở
nông thôn. Hướng dẫn phát triển các hình thức kinh tế tập thể trong nông nghiệp.
Tổ chức các hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ và dạy nghề giúp nông dân phát triển
sản xuất, nâng cao đời sống, bảo vệ môi trường.
- Đoàn kết, tập hợp đông đảo nông dân vào tổ chức Hội, phát triển và nâng cao
chất lượng hội viên. Xây dựng tổ chức Hội vững mạnh về mọi mặt; đào tạo, bồi dưỡng
cán bộ Hội đáp ứng yêu cầu, nhiệm vụ thời kỳ công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước.
Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội NDVN lần thứ 5 (khóa VI)
Định hướng xây dựng hình mẫu “người nông dân mới”:
1.Nông dân có tư duy mới;
2.Nông dân có nhận thức mới;
3.Nông dân có kiến thức mới;
4.Nông dân có đời sống văn hóa mới;
5.Nông dân có quyết tâm mới;
10 tiêu chí của "người nông dân 5 mới":
Có trình độ, kiến thức, KHKT tương ứng.
Lành nghề về nông nghiệp.
Có kỹ năng sử dụng máy móc, tin học, dịch vụ công.
11


Có thể lực, trí lực
Biết giữ gìn và hưởng thụ văn hóa
Kết hợp bản chất cần cù, sáng tạo.
Có ý chí vươn lên, không cam chịu đói nghèo.
Biết liên kết, hợp tác trong kinh doanh.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
Có tình cảm tốt đẹp đối với gia đình, xã hội.
- Tham gia xây dựng Đảng, chính quyền trong sạch, vững mạnh. Tham gia

giám sát và phản biện xã hội theo quy chế. Kịp thời phản ánh tâm tư nguyện vọng
của nông dân với Đảng và Nhà nước; bảo vệ các quyền và lợi ích chính đáng hợp
pháp của hội viên, nông dân. Thực hiện Pháp lệnh Dân chủ cơ sở, giữ gìn đoàn kết
trong nội bộ nông dân; góp phần xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân, giữ vững an
ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội; chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí và các tệ
nạn xã hội.
- Mở rộng hoạt động đối ngoại theo quan điểm, đường lối của Đảng, tăng
cường hợp tác, trao đổi, học tập kinh nghiệm, tiến bộ khoa học kỹ thuật, quảng bá
hàng hoá nông sản, văn hoá Việt Nam với tổ chức nông dân, tổ chức quốc tế, các tổ
chức chính phủ, phi chính phủ trong khu vực và trên thế giới.
Sơn la có khoảng 250km đường biên với nước bạn Lào
VD: Phối hợp với Lào cung cấp 1 số cây trồng chất lượng cao
Ứng cung công nghệ tưới nhỏ gọt và ủ men chua
Trong thời kỳ hội nhập kinh tế quốc tế hiện nay nhất là trong thời gian vừa
qua nước ta đã đạt được thỏa thuận TTP (hiệp định đối tác xuyên Thái Bình
Dương) ngày 5/11/2015 TPP được coi là thỏa thuận thương mại tự do lớn nhất thế
giới thì việc mở rộng các hoạt động hợp tác trao đổi học tập kinh nghiệm tiến bộ
khoa học kỹ thuật tiên tiến là vô cùng cần thiết để hàng hóa nông sản của Việt Nam
có thể vươn xa hơn ra ngoài khu vực và thế giới góp phần thúc đẩy nên kinh tế
phát triển, nâng cao đời sống cho bà con nông dân
Với 2 nội dung còn lại của phần khái lược chúng ta sẽ chỉ tìm hiểu nhanh qua
2 nd này. các đc có nhu cầu có thể tìm hiểu kỹ hơn có thể theo dõi trong giáo trình
và điều lệ của Hội
1.1.3. Nguyên tắc, tổ chức hoạt động
Là một tổ chức chính trị - xã hội do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nên:
- Hội Nông dân cũng có tổ chức và hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân
chủ.
(Tập trung dân chủ là nguyên tắc cơ bản nhất mà bất kỳ một tổ chức chính trị
xã hội nào cũng đều thực hiện theo.
Đối với HND đây là nguyên tắc cơ bản, quan trọng nhất để chỉ đạo mọi hoạt

động của Hội, bảo đảm cho sự thống nhất ý chí và hành động, tạo nên sức mạnh
của cả hệ thống Hội. Biểu hiện của tập trung dân chủ là gì? Đó là tất cả mọi việc
thuộc về chức năng, quyền hạn của Hội đều được mang ra trước tập thể bàn bạc,
12


lấy ý kiến biểu quyết. Thiểu số phải phục tùng đa số, cấp dưới phải phục tùng cấp
trên)
- Cơ quan lãnh đạo các cấp của Hội được bầu cử trực tiếp bằng phiếu kín.
(Như trên hình ảnh chúng ta có thể thấy đây là bỏ phiếu bầu BCH Hội Nông
dân Việt Nam khoá VI, với hình thức bỏ phiếu kín. Sau đó sẽ được kiểm phiếu và
kết quả kiểm phiếu sẽ được thông báo công khai và được Đại hội công nhận. Kết
quả bầu cử được tính trên số phiếu bầu hợp lệ, người trúng cử phải đạt số phiếu
bầu hợp lệ trên 50% đại biểu so với tổng số đại biểu được triệu tập dự đại hội và
được tính từ người có số phiếu cao nhất đến hết số lượng cần bầu)
1.1.4. Hệ thống tổ chức
Hệ thống tổ chức Hội Nông dân Việt Nam được thành lập tương ứng với hệ
thống tổ chức hành chính của Nhà nước, gồm bốn cấp

Trung ương

Cấp tỉnh
(tỉnh thành phố trực thuộc Trung ương)

Cấp huyện
(huyện, quận, thị xã, trực thuộc tỉnh)

Cấp cơ sở
(xã phường, thị trấn và tương đương)
(Phân tích: Đây là hệ thống rõ ràng, thống nhất bảo đảm sự vận hành hiệu

quả của hệ thống chính quyền các cấp từ trung ương đến cơ sở. Cơ quan lãnh đạo
cao nhất của Hội Nông dân Việt Nam là Đại hội đại biểu toàn quốc của Hội. Cơ
quan lãnh đạo cao nhất của mỗi cấp là Đại hội của cấp đó).
- Cấp cao nhất là cấp trung ương đó chính là: Hội Nông dân Việt Nam.
- Dưới đó là cấp tỉnh: Chúng ta có 63 HND cấp tỉnh
Đối với cấp tỉnh với chúng ta chính là Hội Nông dân Tỉnh Sơn La
13


Nói tới đây thì tôi xin thông thin với các đc là HND tỉnh ta đã trải qua 8 kỳ
Đại hội, và Đại hội lần thứ VIII (nhiệm kỳ 2013 - 2018), từ ngày 21-22/3/2013, qua
Đh thì đc Hoàng Sương đc bầu là chủ tịch HND tỉnh Sơn La.
Đó là tc HND cấp tỉnh và 1 số thông tinh về HND của tỉnh ta.
dưới cấp tỉnh là HND cấp huyện, thị xã: 655 BCH HND cấp huyện
- Với Sơn la chúng ta có 12 HND, tại 11 huyện và 1 tại Thành Phố
- Cấp cơ sở, tại các xã phường thị trấn: 10545 cơ sở hội trên cả nước.
(Thông qua việc tìm hiểu hệ thống ttỏ chức của HND chúngta đã khép lại ND
phần 1. Khái lược về Hội Nông dân Việt Nam, ta biết được mục đích, tính chất,
chức năng và nhiệm vụ của Hội ra sao; nguyên tắc tổ chức như thế nào. Qua đó
thấy được rằng HND có vai trò rất quan trọng trong phát triển KTXH góp phần
vào thực hiện công cuộc CNH _ HĐH nông nghiệp Nông thôn.
Với vai trò quan trong như vậy thì Tổ chức cơ sở của Hội sẽ có những đặc
điểm như thế nào thì chúng ta sẽ cùng nhau tìm hiểu mục 1.2...)
1.2. Tổ chức cơ sở của Hội
- Tổ chức cơ sở Hội được thành lập ở đơn vị hành chính là xã, phường, thị trấn
có nông dân
Tại Điều 11 Điều lệ Hội Nông dân Việt Nam khoá VI quy định: Tổ chức cơ
sở Hội Nông dân là nền tảng của Hội, là nơi trực tiếp với hội viên, nông dân. Tổ
chức cơ sở Hội theo đơn vị xã, phường, thị trấn. Những đơn vị kinh tế nông, lâm
trường, hợp tác xã nếu có nhu cầu thành lập tổ chức Hội Nông dân và được Hội

cấp trên trực tiếp xem xét, quyết định thì thành lập tổ chức Hội phù hợp.
Ví dụ: Ở Sơn La, một số đơn vị không đủ số lượng nông dân thì không thành
lập tổ chức cơ sở hội như: .......Phường Quyết Tâm, thị trấn Phù Yên, thị trấn Yên
Châu.
(Ngoài việc tlap TC hội CS theo ĐV hành chính nêu trên thì còn có thê thành
lập tc tương đương với TC hội cơ sở đó là các tc hội ND theo đặc thù tchát riêng
như nông trường, lam trường HTX và phải đc sự đồng ý của cấp ủy cùng cấp, Hội
cấp trên, do HND huyện ra QĐ)(Với những đơn vị thành lập mới phải có từ 2 chi hội
và 100 hội viên trở lên)
- Tổ chức cơ sở Hội có các chi hội, Chi hội tổ chức theo thôn, ấp, bản, làng, khu
phố, hợp tác xã theo nghề nghiệp, chi hội có các tổ hội
Cả nước ta có 95246 Chi hội; 200630 tổ hội
(Chi hội có quy mô lớn với 50 hội viên trở lên thì chia thành các tổ hội, theo
nghề nghiệp, tổ hợp tác hoặc cụm dân cư. Chi hội trên địa bàn dân cư vùng sâu, vùng
xa, miền núi, biên giới hải đảo mà hội viên phân tán trên địa bàn rộng, đi lại khó khăn
thì dưới 50 hội viên vẫn có thể chia thành các tổ hội để thuận tiện cho việc sinh hoạt và
tổ chức các hoạt động của Hội
Ngoài mô hình trên, tại các cơ sở Hội, có thể hình thành các câu lại bộ, nhóm, tổ
hội viên nông dân có tính chất đặc thù thuộc sự quản lý, điều hành của ban chấp
hành cơ sở Hội hoặc của chi hội.)
14


1.3. Vị trí, vai trò của tổ chức cơ sở của Hội
Từ việc tìm hiểu hệ thống tổ chức của HND VN thì tổ chức cơ sở Hội có vị
trí vai trò như sau:
- Tổ chức cơ sở Hội là nền tảng của Hội Nông dân Việt Nam
(Tổ chức cơ sở của Hội là cấp cuối cùng trong tổ chức Hội, là cầu nối giữa
Hội với hội viên, nông dân, là nơi trực tiếp thực hiện đường lối, chủ trương của
Đảng chính sách, pháp luật của Nhà nước và nghị quyết, chỉ thị của Hội cấp trên;)

- Tổ chức cơ sở Hội có quan hệ trực tiếp với nông dân, tuyên truyền vận
động nông dân vào Hội
(Tổ chức cơ sở hội là cấp trực tiếp thực hiện công tác phát triển hội viên làm
cho tổ chức hội ngày càng vững mạnh. Số lượng hội viên rất quan trọng, vì nó
phản ánh lực lượng quần chúng và mức độ giác ngộ của quần chúng. Hội Nông
dân là một đoàn thể quần chúng, là tổ chức chính trị - xã hội rộng lớn của giai cấp
nông dân do Đảng lãnh đạo. Do vậy, muốn Hội lớn mạnh không thể chỉ dừng ở
việc nâng cao chất lượng hội viên, mà đồng thời phải không ngừng tập hợp đông
đảo nông dân vào Hội).
- Nắm và phản ánh tâm tư, nguyện vọng chính đáng của hội viên, nông dân
với Đảng, chính quyền;
(Trong thời tiết giá lạnh những ngày qua, sản xuất nông nghiệp của bà con
bị ảnh hưởng nghiêm trọng: Sơn La cũng bị thiệt hại nặng 686 trâu bò bị chết
hàng loạt, diện tích hoa màu bị băng tuyết gây thiệt hại, Hội nông dân cơ sở có vai
trò chủ đạo nắm bắt tình hình để phối hợp với các cấp chính quyền quan tâm tạo
điều kiện để hỗ trợ bà con. Đặc biệt Ngân hàng nhà nước đã chỉ đạo ngân hàng
chính sách để giúp bà con trong lúc khó khăn: như dãn nợ hay cho vay vốn phục
hồi sản xuất…)
- Trực tiếp tổ chức tuyên truyền vận động hội viên nông dân thực hiện
đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và các nhiệm vụ công tác
Hội.
(Ví dụ:Cơ sở Hội các cấp của tỉnh Sơn La trong năm 2015 đã tuyên truyền
về : Đại hội thi đua yêu nước và biểu dương nông dân điển hình tiên tiến Hội
Nông dân Việt Nam lần thứ IV và Đại hội thi đua yêu nước toàn quốc lần thứ IX và
tuyên truyền xây dựng Tượng đài Bác Hồ với đồng bào các dân tộc Tây Bắc; Nghị
quyết Đại hội VI Hội Nông dân Việt Nam và Nghị quyết Đại hội Hội Nông dân
tỉnh, nhiệm kỳ 2013- 2018 cho 349.385 lượt hội viên, nông dân,)
Như vậy chúng ta vừa tìm hiểu những nét khái lược về Hội Nông dân Việt
Nam, ta đã biết đc mục đích, tính chất chức năng nhiệm vụ của hội và nhất là “Vị
trí vai trò của tổ chức cơ sở hội nông dân”. từ đó xác định được vị trí quan trọng

của HND đối với quá trình phát triển kinh tế xã hội của đất nước, nhất là đối với
việc thực hiện CNH – HĐH nông nghiệp, nông thôn. Hiện nay ở tỉnh Sơn La cũng
đang thực hiện rất nhiều nhiệm vụ phát triển kinh tế xã hội liên quan đến Nông
15


nghiệp, nông dân, nông thôn vì vậy để đáp ứng đc yêu cầu nhiệm vụ đó HND sẽ có
những hđong cơ bản nào thì ta sẽ cùng tập trung nghiên cứu phần 1.4 (Hết tiết 1)
1.4. Hoạt động chủ yếu của Hội Nông dân Việt Nam ở cơ sở
để các đc nắm rõ về nội dung hoạt động của HND thì ta sẽ tìm hiểu nội dung
phần này qua 2 mục nhỏ ND hoạt động, phương thức hoạt động * thứ nhất là nội
dung hoạt doạt động.
Câu hỏi: Đồng chí hãy nêu một số nội dung hoạt động của Hội Nông dân cơ
sở mà đồng chí biết?
* Nội dung hoạt động
- Thứ nhất, Hội phải quán triệt đầy đủ các Chỉ thị, Nghị quyết cuả Đảng;
nhiệm vụ chính trị của Đảng bộ địa phương:
(Đó là việc tuyên truyền đến nông dân các chỉ thị, nghị quyết của Đảng, Đảng bộ
địa phương về tình hình chính trị - kinh tế - xã hội nói chung và về nông dân nói
riêng. Như là:)
+ Chỉ thị số 59-CT/TW của Bộ Chính trị khoá VIII về “Tăng cường sự lãnh
đạo của Đảng đối với hoạt động của Hội Nông dân Việt Nam trong thời kỳ công
nghiệp hoá, hiện đại hoá nông nghiệp, nông thôn
+ Nghị quyết Hội nghị lần thứ năm, lần thứ bảy BCH TW khóa IX
+ Nghị quyết số 26 - NQ/TW của Hội nghị lần thứ bảy Ban Chấp hành Trung
ương Đảng khoá X về nông nghiệp, nông dân và nông thôn.
+ Kết luận số 61-KL/TW ngày 3-12-2009 của Ban Bí thư về đề án "Nâng cao
vai trò trách nhiệm Hội Nông dân trong phát triển nông nghiệp, xây dựng nông
thôn mới và giai cấp Nông dân Việt Nam gia đoạn 2010-2020"
+ Nghị quyết Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng

+ Nghị quyết đại hội đại biểu toàn quốc lần VI của Hội Nông dân Việt Nam
+ Nghị quyết của Đảng bộ địa phương (Nghị quyết đại hội Đại biểu đảng bộ
tỉnh Sơn La lần thứ XIV)
+ Căn cứ vào nhiệm vụ chính trị, tình hình thực tế tại địa phương qua các giai
đoạn và thời kỳ.
Nắm bắt và tiếp thu những nghị quyết của Đảng ta nói chung và nhiệm vụ đặt
ra căn cứ tình hình địa phương như trên giúp hội viên, nông dân thấy được tình
hình Đất nước nói chung và địa phương nói riêng, đồng thời cũng nhận thấy được
sự quan tâm của Đảng và chính quyền đến giai cấp nông dân.
Cùng với đó là tuyên truyền về những tấm gương nông dân điển hình tiên tiến
có cách làm sáng tạo, hiệu quả trong nông nghiệp, những mô hình sản xuất kinh
doanh giỏi đảm bảo vệ sinh an toàn, tuyên truyền nêu gương những nông dân vượt
khó để sản xuất kinh doanh thoát nghèo...
Ngoài việc tuyên truyền những mạt tích cực của ng Nd thì việc truyên truyền
về những mặt hạn chế, yếu kém của 1 bộ phận ND cũng là 1 ndung cần thiết trong
công tác tuyên tuyền của HND ở cơ sở mà nhất là trong thời gian gần đây tình
trạng sử dụng thực phẩm bẩn, và các chất cấm trong sản xuất chăn nuôi là 1 vấn đề
16


nhức nhối mà dư luận đang lên án, theo thống kê của WHO trong 1 năm tại VN có
75.000 ng chết vì uthu và phát hiên 200.000 ca mắc uthu, và 1 trong những ng nhân
gây ả hưởng lớn đến sk gây mắc các bệnh nguy hiểm như uthu chính là do sdung
thực phẩm bẩn, các chất cấm trong chăn nuôi; vì vậy HND cần chủ động thực hiện
việc tuyên truyền giáo dục để Ndan nâng cao ý thức, đạo đức trong sx nông nghiệp
- Thứ 2, Đẩy mạnh các phong trào nông dân, trực tiếp thực hiện một số
chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội, xây dựng nông thôn mới.
(Phối hợp với các công ty cung ứng vật tư nông nghiệp, phân bón, thuốc bảo
vệ thực vật, máy nông nghiệp theo phương thức trả chậm, tập huấn kỹ thuật, quy
trình sử dụng phân bón, thuốc bảo vệ thực vật các loại, thức ăn gia súc và nhiều

loại máy nông nghiệp cho hội viên, nông dân để phát triển sản xuất.
Phối hợp với Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn các cơ quan chuyên
môn, các doanh nghiệp tổ chức tập huấn, khuyến nông được trên 10 triệu lượt hội
viên, nông dân
Phối hợp với các nhà khoa học, các trung tâm nghiên cứu chuyển giao hàng
trăm tiến bộ khoa học, công nghệ mới vào sản xuất nông nghiệp và hơn 300 mô
hình ứng dụng công nghệ thông tin cho nông dân tại các xã, phường dưới hình
thức các Câu lạc bộ Khoa học kỹ thuật nhà nông.
Tổ chức các Hội chợ triển lãm nông nghiệp, thương mại nhằm quảng bá, giới
thiệu, tiêu thụ sản phẩm, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng, từng bước xây dựng
thương hiệu sản phẩm nông nghiệp)
Hiện nay trung ương Hội Nông dân Việt Nam đang phát động 3 phong trào thi
đua lớn đó là:
+ Phong trào nông dân thi đua sản xuất kinh doanh (SXKD) giỏi, đoàn kết,
giúp nhau làm giàu và giảm nghèo bền vững;
(Các cấp Hội tích cực tuyên truyền, vận động nông dân không cam chịu đói
nghèo, quyết tâm vươn lên làm giàu. Theo thống kê cả BCH TW Hội, năm 2015
trung bình mỗi năm có 8,2 triệu hộ đăng ký phấn đấu, trong đó có 4,2 triệu hộ đạt
danh hiệu hộ nông dân sản xuất, kinh doanh giỏi các cấp. Từ Phong trào thi đua
đã xuất hiện hàng ngàn tấm gương nông dân điển hình tiên tiến trong sản xuất,
kinh doanh giỏi, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm, áp dụng tiến bộ khoa
học, kỹ thuật, công nghệ hiện đại vào sản xuất, kinh doanh; hình thành các mô
hình kinh tế hộ, kinh tế trang trại, gia trại, tổ hợp tác liên kết nhau trong sản xuất,
chế biến, tiêu thụ sản phẩm, mang lại hiệu quả kinh tế cao được nhân rộng)
+Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới
(Các cấp Hội đã tích cực tuyên truyền, vận động nông dân xây dựng “gia
đình văn hóa”;Hàng năm có 9,5 triệu hộ nông dân đăng ký phấn đấu đạt danh
hiệu gia đình văn hoá, trong đó có 8,5 triệu hộ đạt danh hiệu gia đình văn hoá.
Hưởng ứng Phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn mới, hội viên
nông dân đã hiến 7.778.500 m2 đất và đóng góp trên 2 ngàn tỷ đồng, trên 40 triệu

ngày công để làm mới và sửa chữa gần 350 ngàn km đường giao thông nông thôn
17


góp phần tích cực vào công cuộc xây dựng nông thôn mới do Thủ tướng Chính phủ
phát động.)
+ Phong trào nông dân tham gia đảm bảo quốc phòng, an ninh.
(Các cấp Hội đã ký kết chương trình phối hợp với ngành Công an, Quân đội,
đẩy mạnh công tác tuyên truyền nâng cao nhận thức cho cán bộ, hội viên, nông
dân về nhiệm vụ quốc phòng, an ninh trong tình hình mới. Vận động hội viên, nông
dân nghiêm chỉnh chấp hành Luật Nghĩa vụ quân sự; tham gia các phong trào bảo
vệ an ninh tổ quốc, phát hiện và tố giác tội phạm nhất là vùng ven biển, hải đảo,
biên giới, góp phần giữ vững an ninh chính trị, trật tự an toàn xã hội ở địa
phương)
Ví dụ: Hội Nông dân huyện Mộc Châu đã phát động và thực hiện hiệu quả
nhiều phong trào thi đua yêu nước, trọng tâm là phong trào nông dân thi đua sản
xuất kinh doanh giỏi, với nhiều cách làm sáng tạo, hiệu quả, thu hút đông đảo cán
bộ, hội viên tham gia.
Từ phong trào thi đua nông dân sản xuất giỏi, đã xuất hiện nhiều mô hình
mới. Điển hình như mô hình trồng rau sạch của hội viên nông dân bản Tự Nhiên,
xã Đông Sang, có 37 xã viên đều là hội viên nông dân ở bản tham gia trồng hơn 26
ha rau an toàn theo tiêu chuẩn VietGAP. Hằng năm, HTX cung ứng 30 loại sản
phẩm rau, củ sạch cho các siêu thị của Công ty Nhất Nam, Metro, BigC, siêu thị
Nhất Việt (Hà Nội)... Từ mô hình này, mỗi hộ xã viên của HTX có thu nhập từ 200250 triệu đồng/năm.
- Thứ 3, Tổ chức, hướng dẫn nông dân chuyển dịch cơ cấu nông nghiệp , phát
triển ngành nghề, khai thác và sử dụng có hiệu quả đất trống đồi núi trọc.
Sơn La có diện tích tự nhiên là 14.055 km2, chiếm 4,27% tổng diện tích cả
nước và đứng thứ 5 về diện tích trong số 64 tỉnh, thành phố cả nước.
Với độ cao trung bình 600 – 700 m so với mực nước biển. Địa hình của tỉnh .
Hai cao nguyên lớn Mộc Châu và Nà Sản

Mộc Châu (độ cao trung bình 1.050 m so với mặt nước biển) trồng cây công
nghiệp như chè, cây ăn quả các loại, phát triển chăn nuôi bò sữa cùng các loại gia
súc ăn cỏ. Nà Sản (cao 800 m) phát triển các loại cây công nghiệp như mía, cà
phê, dâu tằm và các loại cây ăn quả khác.
Tận dụng những lợi thế đó HND tỉnh Sơn La tổ chức, hướng dẫn ND
chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi, theo các chương trình giống cây, giống con
chất lượng cao, phát triển rau an toàn, bò sữa, thủy sản, cây ăn quả, chè, mía, cà
phê, cao su...
Chú trọng nâng cao chất lượng quản lý vệ sinh an toàn thực phẩm đối với
nông sản thực phẩm, bảo vệ và phát triển các loại rừng, cây xanh; chương trình
khuyến nông, chuyển giao và ứng dụng tiến bộ khoa học công nghệ cho các hộ sản
xuất nông nghiệp…
18


Tận dụng phát huy hiệu quả cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông nghiệp, thủy lợi,
(1 trong những nội dung để khai thác sử dụng hiệu quả TN đất và địa hình đồi núi
cũng như để phủ xanh đồi núi trọc thì tỉnh ta đã Thực hiện đề án trồng cây ăn quả trên
đất dốc)
Ví dụ: Thực hiện đề án trồng cây ăn quả trên đất dốc của tỉnh, UBND thành
phố đã chọn bản Nà Ngùa và bản Phường, xã Chiềng Ngần là hai cơ sở làm mô
hình điểm trong thực hiện chương trình trồng cây ăn quả trên đất dốc, tham gia mô
hình có trên 100 hộ đăng ký tham gia trồng giống soài Đài Loan, với diện tích trên
94 ha.
- Thứ 4, Chủ động tham gia chương trình quốc gia về xoá đói giảm nghèo
Hội nông dân cơ sở cần nắm vững các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà
nước, địa phương về các chương trình quốc gia về xóa đói giảm nghèo để thực
hiện tốt vai trò là cầu nối của nông dân với Đảng và chính quyền, giúp nông dân
được hưởng các chính sách đó, và giúp xoá đói giảm nghèo ở địa phương.
Ví dụ: Đảng và Nhà nước ta đã có những chính sách hỗ trợ người nông dân như:

+ Nghị quyết 30a/2008/NQ-CP của Chính phủ về Chương trình hỗ trợ giảm
nghèo nhanh và bền vững đối với 62 huyện nghèo trong cả nước từ năm 2009 đến
2020 (trong đó tỉnh Sơn La có 05 huyện: Sốp Cộp, Phù Yên, Bắc Yên, Mường La,
Quỳnh Nhai)
+ Nghị quyết số 80/NQ-CP của Chính phủ ngày 19/5/2011 về Định hướng
giảm nghèo bền vững thời kỳ từ năm 2011 đến năm 2020...
+ Ban Thường vụ tỉnh uỷ Sơn La đã ban hành Nghị quyết số 01-NQ/TU, ngày
2/11/2010 về ổn định sản xuất và đời sống nhân dân các bản điều kiện kinh tế - xã
hội đặc biệt khó khăn.
Từ năm 2010 đến nay, Hội Nông dân tỉnh chủ động phối hợp với Sở Lao động
- Thương binh và Xã hội, ngành Nông nghiệp và PTNT mở các lớp chuyển giao
khoa học kỹ thuật cho gần 11.400 lượt hội viên nông dân, với các nghề: chăn nuôi,
trồng trọt, xây dựng, dịch vụ… gắn với phát triển các mô hình sản xuất kinh doanh
giỏi tại 12 huyện, thành phố, giải quyết việc làm cho trên 8.000 hội viên nông dân.
Với phương châm “cầm tay chỉ việc”, Hội Nông dân tỉnh đã phối hợp tổ chức 193
lớp dạy nghề cho gần 5.800 hội viên, nông dân. Hằng năm, chủ động phối hợp với
các ngành chức năng tổ chức trên 3.650 lớp, 772 hội thảo đầu bờ hướng dẫn hội
viên, nông dân tích cực chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng sản xuất hàng hoá,
áp dụng khoa học kỹ thuật mới vào sản xuất. Cùng với việc mở lớp huấn luyện
nông dân về kỹ thuật chăn nuôi, trồng trọt, tại cơ sở đã thành lập 135 nhóm nông
dân theo sở thích với hơn 2.000 nông dân tham gia, điển hình như nhóm nuôi gà,
lợn, nhím, thỏ, dệt thổ cẩm…
- Thứ 5, phát huy vai trò làm chủ của nông dân tham gia xây dựng hương
ước quy ước, thực hiện quy chế dân chủ ở nông thôn
(XD Đảng, xd chính quyền vững mạnh thực hiện "dân biết, dân bàn, dân làm,
dân kiểm tra"
19


Đảng ta rất coi trọng và phát huy quyền làm chủ của nhân dân, dựa vào dân.

Do vậy, ngày 15/05/1998, Thủ tướng Chính phủ ra Nghị định 29 NĐ/CP về ban
hành “Quy chế thực hiện dân chủ ở xã, phường” và Chỉ thị số 24/1998 CT/TTg ngày
19/6/1998 “Về việc xây dựng và thực hiện hương ước, quy ước của làng bản, thôn ấp,
cụm dân cư” . với hơn 70% dân số sống ở vùng nông thôn, Quy chế dân chủ (QCDC)
ở cơ sở sẽ góp phần quan trọng củng cố quyền làm chủ của nhân dân,nhằm phát huy
sức sáng tạo của nhân dân trong phát triển kinh tế, ổn định chính trị - xã hội, tăng
cường đoàn kết toàn dân, cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện mục tiêu “dân
giàu, nước mạnh, xã hội dân chủ, công bằng, văn minh”)
Mục tiêu tổng quát đã nêu trong Nghị quyết Hội nghị lần thứ 4 BCH TW Hội
NDVN (khóa VI) về nâng cao trách nhiệm của HNDVN tham gia bảo vệ môi
trường nông thôn và chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu giai đoạn 2014-2020
là: Bảo vệ môi trường nông thôn, chủ động thích ứng với biến đổi khí hậu góp phần
phát triển nông nghiệp bền vững, giảm nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống và
xây dựng nông thôn mới.
Ví dụ: Vấn đề ô nhiễm rác thải sinh hoạt và rác thải chăn nuôi tại vùng nông
thôn. Các giải pháp nhằm xây dựng nông thôn mới thân thiện với môi trường: thu
gom rác thải thường xuyên, nâng cao ý thức bảo vệ môi trường của người dân, sử
dụng thuốc bảo vệ thực vật đúng cách… Tại nhiều nơi, người dân nông thôn vẫn
không có thói quen gom rác lại để xử lý. Chất thải chăn nuôi bị đẩy ra cống rãnh.
Cùng với hệ thống nhà vệ sinh tự hoại, nước thải sinh hoạt cũng chảy theo ra cống
rãnh gây ô nhiễm nguồn nước mặt, ao hồ, lâu dần ngấm xuống làm ô nhiễm nguồn
nước ngầm.
Vấn đề biến đổi khí hậu đang là vấn đề nóng trong thời điểm hiện nay,không
chỉ ở VN mà còn là vấn đề của toàn thế giới. (Hội nghị COP 21 tại Pari về vấn đề
chống biến đổi khí hậu)… VN là 1 trong 5 nước chịu ảnh hưởng nặng nề nhất của
biến đổi khí hậu…đặc biệt là sự xâm thực của nước mặn ở đồng bằng Sông Cửu
Long, thời tiết biến đổi bất thường trong thời gian vừa qua ở một số tỉnh miền núi
phía Bắc có tuyết rơi, sạt lở, (lũ quét lũ ống ở Mường la)…do vậy tăng cường công
tác truyên truyền, giáo dục vận động nâng cao năng lực và ý thức trách nhiệm tham
gia bảo vệ môi trường, sử dụng hiệu quả và tiết kiệm nguồn tài nguyên thiên nhiên,

bảo vệ đa dạng sinh học, sống thân thiện với môi trường; sử dụng năng lượng sạch,
năng lượng tái tạo, sản xuất và tiêu dùng bền vững trong cán bộ, hội viên nông dân
là nội dung hoạt động khá quan trọng của hội nông dân các cấp
Thứ 6: Đổi mới phương thức hoạt động theo hướng đa dangh, thiết thực để thu
hút và tập hợp đông đảo nông dân tham gia hoạt động Hội.
+ Tăng cường các hoạt động hỗ trợ nông dân về vốn, kỹ thuật, công nghệ,
tiêu thụ sản phẩm, thông tin thị trường…
Ví dụ: Sơn La triển khai thực hiện đề án "Đổi mới nang cao hiệu quả hoạt
động Quỹ hỗ trợ nông dân" giai đoạn 2011-2015 với số tiền lên tới hơn 26,9 tỷ
đồng.
20


Hoạt động dịch vụ, tư vấn, hỗ trợ nông dân: cung ứng phân bón, cây giống,
con giống, tổ chức các lớp tập huấn, chuyển giao KHKT cho nông dân
Hỗ trợ đầu ra, tiêu thụ sản phầm theo thông skê ở Sla có 3 hình thức tiêu thụ
chủ yếu: 1 là 20% sán phẩm nông lâm nghiệp đc cung ứng ra các chợ để tiêu thụ;
50% thì đc thương lái thu mua; 3 là hình thức an toàn trong thiêu thụ spham nữa
là cung ứng theo hợp đồng, tuy nhiên hình thức thư 3 này chưa đc phổ biển. Vậy
thì để đảm bảo đầu ra cho sản phẩm ngời việc tìm thị trường thiêu thụ thì việc xây
dựng thương hiệu cho sản phẩm đáp ứng đc yêu cầu thị hiếu của ng tiêu dùng mad
Sla chúng ta đã có những sản phẩm như Xoài Yên Châu, nhãn Sông Mã (các loại
nông sản này đều đc chú ý tới nâng cao chất lượng, lai tạo giống mới, từ đó đem
thương hiệu trai xoài, nhãn tới ng tiêu dùng); có thể xây dựng các môc hình điểm,
mô hình mẫu đẻ mọi ng học tập và làm theo
+ Tổ chức các hội thi về kiến thức nông nghiệp và nghiệp vụ công tác cơ sở
Hội.
Tổ chức các hội thi “Kiến thức nhà nông”, “Nhà nông đua tài”, “Chi hội
trưởng giỏi”, “Chủ nhiệm câu lạc bộ nông dân giỏi”, “Tuyên truyền viên giỏi”...
Tổ chức các buổi sinh hoạt hội và chi hội theo chuyên đề tuyên truyền giáo

dục cho hội viên ND
Thông qua những hình thức tổ chức như vậy sẽ giúp hội viên nông dân giao
lưu, trao đổi, học hỏi kinh nghiệm kiến thức nông nghiệp nhằm phát triển kinh tế,
xoá đói giảm nghèo và xây dựng nông thôn mới; đồng thời giúp hội viên nắm được
các chủ trương, chính sách liên quan đến nông nghiệp, nông dân, nông thôn; tập
hợp, củng cố tổ chức Hội ngày càng vững mạnh.
+ Các chi, tổ, hội động viên nông dân góp công, sức phù hợp xây dựng nông
thôn mới gắn với kiểm tra, dân chủ công khai thu chi xây dựng cơ sở hạ tầng nông
thôn.
Các phong trào nông dân thi đua xây dựng nông thôn luôn được đông đảo nông
dân hưởng ứng. Các cấp Hội phối hợp với tổ chức đoàn thể chính trị - xã hội triển
khai các nội dung tuyên xác định rõ vai trò chủ thể của người dân trong xây dựng
nông thôn mới . Các cấp Hội đã vận động nông dân đóng góp ngày công, vật liệu
xây dựng, hiến đất để sửa chữa và làm mới hàng ngàn tuyến đường giao thông
Đối với tỉnh ta đến nay, toàn tỉnh có 08 xã đạt chuẩn Nông thôn mới (đến hết
năm 2016) Năm 2017 xã Chiềng Khương vừa được công nhận đạt chuẩn NTM, và
trên 100 xã đạt từ 5 tiêu chí về Nông thôn mới trở lên
Thứ 7: Chăm lo lợi ích chính đáng cho giai cấp nông dân.
Chăm lo lợi ích của ND vùa là mục đích yêu cầu vừa là động lực của công tác
vận động nông dân. Và lợi ích của Nd thì đa dạng, phong phú, song HND cần tập
chung vào 3 nội dung chính như sau:
+ Cải thiện dân sinh: Cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho
nông dân mà trước hết là đời sống vật chất; đẩy mạnh chương trình xoá đói, giảm
21


nghèo, giải quyết tốt các vấn đề an sinh xã hội cho nông dân về ăn, ở, y tế, giáo
dục,…
Ví dụ: Ở Sơn La đã đang thực hiện - Nghị quyết 30a; các chủ trương chính
sách của Đảng và Nhà nước về xoá đói giảm nghèo đã được triển khai có hiệu quả

trong nhiều năm qua, như: chương trình 135; chương trình 134 của Thủ tướng
Chính phủ; chương trình 925 theo Quyết định 177 của UBND tỉnh đầu tư cho các
huyện nghèo, xã đặc biệt khó khăn, bản đặc biệt khó khăn.
Theo quyết định phê duyệt của Thủ tướng Chính phủ, từ nay đến năm 2020
sẽ có thêm gần 4.000 cầu dân sinh kết nối các xã, thôn, bản tại các vùng dân tộc
thiểu số được xây dựng
+ Nâng cao dân trí: Cùng với cải thiện đời sống vật chất, nâng cao dân trí là
một đòi hỏi trong cuộc sống của nông dân, một yêu cầu cấp bách của sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập quốc tế; Bởi lẽ chỉ có nâng cao dân trí mới
giúp nông dân nhận thức rõ về các chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng và
Nhà nước, để không bị các thế lực xấu lợi dụng. Nâng cao dân trí là yêu cầu đầu
tiên để phát huy mọi tiềm năng sáng tạo của con người, tạo ra khả năng lao động
mới phù hợp với phát triển kinh tế.
(Vì thiếu hiểu biết mà người nông dân đã đưa ra thị trường nhiều sản phẩm
vừa kém chất lượng, vừa không bảo đảm vệ sinh an tòan thực phẩm… yếu sức
cạnh tranh, chịu nhiều thua thiệt và không phù hợp với điều kiện hội nhập. Để
khắc phục tình trạng trên đây, trước hết, người nông dân phải nâng tầm tri thức,
trí tuệ của mình. Có trình độ thì bà con sẽ nâng cao khả năng ứng dụng tiến bộ
khoa học, công nghệ hiện đại vào sản xuất, nhất là công nghệ sinh học về gen, về
giống cây trồng, vật nuôi, công nghệ chế biến và bảo quản sau thu họach với chi
phí tiết kiệm mà năng suất, chất lượng sản phẩm và hiệu quả kinh tế cao. Song
song với khả năng chọn lựa những giống cây trồng , vật nuôi mới, họ còn có thể
tiếp cận kỹ thuật hiện đại trong trong sản xuất và có thể khắc phục tình trạng lạm
dụng phân bón hóa học, thuốc trừ sâu... nguy hại khôn lường)
+ Thực hiện dân chủ: Cương lĩnh xây dựng đát nước trong thời kỳ quá độ lên
CNXH(2011) Đảng ta đã xác định “Dân chủ xã hội chủ nghĩa là bản chất của chế độ
ta, vừa là mục tiêu, vừa là động lực của sự phát triển đất nước” vì vậy tổ chức cơ sở
Hội Nông dân phải tuyên truyền, vận động nông dân làm tốt quyền dân chủ của
mình để phát huy tính tự giác, sáng tạo của nông dân trong việc thực hiện các
nhiệm vụ chính trị của địa phương, đơn vị. Thực hiện đúng nguyên tắc “dân biết,

dân bàn, dân làm, dân kiểm tra”, chống mọi biểu hiện quan liêu, coi thường dân
Với việc cải thiện dân sinh, nâng cao dân trí, thực hiện dân chủ thì HND đang
dần dần từng bước chăm lo cho lợi ích chính đáng của gc ND, thông qua việc tìm
hiểu nhưng nội dung đó thì W đã khép lại toàn bộ ndung p1 Công tác Hội nông
dân ở cơ sở, trong phần này chúng ta đã nắm đc những nét khái quát về sự hình
thành và phát triển của hội, về mục đích, tính chất, chức năng, nhiệm vụ của Hội.
Các hoạt động chủ yếu của Hội nông dân hiện nay; và để thực hiện nhưng nhiệm
22


vụ đó HND sẽ thực hiện những nghiệp vụ đông thời tiến hành vận động nông dân ở
cơ sở vậy thì nghiệp vụ đó đc thực hiện ra sao, công tác vận động đó đc triển khai
như thế nào chúng ta sẽ cùng nghiên cứu ndung phần 2
2. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI NÔNG DÂN VÀ VẬN ĐỘNG NÔNG DÂN Ở
CƠ SỞ (100 phút) (ghi tiêu đề lên bảng)
2.1. Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục xây dựng người nông dân mới, đáp
ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá nông
nghiệp, nông thôn. (20 phút)
* Vì sao phải tuyên truyền, giáo dục
- Tuyên truyền là giải thích rộng rãi để thuyết phục mọi người tán thành, ủng
hộ, làm theo
- Giáo dục là hoạt động nhằm tác động môt cách có hệ thống đến sự phát
triển có hệ thống đến sự phát triển tinh thần, thể chất của một đối tượng nào đó.
Công tác tuyên truyền của Hội Nông dân Việt Nam có vai trò rất to lớn, nhằm
xây dựng, bồi dưỡng tư tưởng, tình cảm, tri thức, đạo đức, truyền thống văn hóa hội
viên, nông dân. Trên thực tế chung sta có thể nhận thấy 1 bộ phận quần chúng là
nông dân:
- Có trình độ nhận thức chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế.
- Vẫn còn tồn tại những hủ tục, lễ nghi, phong tục tập quán lạc hậu ở một số
đồng bào dân tộc gây trở ngại cho xây dựng nông thôn mới văn minh.

- Tại vùng sâu vùng xa vẫn còn tình trạng sinh để không có kế hoạch, đến
bùng nổ dân số, ảnh hưởng đến cuộc sống của người dân.
- vần còn có tư tưởng ỷ lại, trông chờ sự hỗ trợ từ Nhà nước. Không có ý chí
thoát nghèo.
- Trong quá trình thực hiện quyền làm chủ, họ thường nhấn mạnh đến quyền
lợi, đòi quyền lợi nhiều hơn mà không nhận thức đầy đủ nghĩa vụ, trách nhiệm,
thiếu mạnh dạn bày tỏ ý kiến, nguyện vọng của mình, làm kìm hãm sự phát triển
của chính mình.
Đó vừa là hạn chế, vừa là vấn đề đặt ra cho HND cần phải thực hiện công tác
tuyên truyền giáo dục
* Nội dung công tác tuyên truyền, giáo dục
Từ những lý do ta nhận thấy rằng để thay đổi nhận thức, xây dựng người
nông dân mới đáp ứng yêu cầu của sự nghiệp đẩy mạnh CNH – HĐH Nông nghiệp
– nông thôn, chúng ta cần:
- Phải tiến hành công tác tuyên truyền, giáo dục chính trị tư tưởng sâu rộng trong
nông dân về chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách pháp luật Nhà nước, về tình
hình nhiệm vụ cách mạng, những thành tựu của đất nước, những thuận lợi khó khăn
thách thức với nông nghiệp.
+ Chú trọng tuyên truyền, phổ biến các chủ trương, chính sách, pháp luật về
nông nghiệp, nông dân, nông thôn và các nghị quyết của Hội
23


Ví dụ: -Tuyên truyền Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới năm
2015 về hoàn thiện các công việc đề ra của giai đoạn 1, tạo tiền đề bước vào xây dựng giai
đoạn 2: 2016- 2020
Tổ chức các hội thi, cuộc thi tìm hiểu về truyền thống lịch sử của Đảng, tìm hiểu
pháp luật... gắn với tiếp tục đẩy mạnh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo
tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Việc tuyên truyền, giáo dục nhằm phát huy tinh thần
tự giác, hăng hái cách mạng, nâng cao lòng yêu nước và tinh thần quốc tế chân chính;

tin tưởng vào mục tiêu, lý tưởng cách mạng, vào sự lãnh đạo của Đảng.
+ Tăng cường tuyên truyền phổ biến những mô hình sản xuất, kinh doanh có hiệu
quả, các gương điển hình.
Hội nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với Đài Phát thanh -Truyền hình, Báo Sơn
La xây dựng các chuyên trang, chuyên mục, các gương điển hình tiên tiến phát trên
sóng phát thanh truyền hình tỉnh và Báo Sơn La; tổ chức ký kết chương trình phối
hợp công tác giữa Hội Nông dân tỉnh và Đài Phát thanh - Truyền hình tỉnh giai
đoạn 2015 – 2020; Xuất bản 14.000 cuốn bản tin "Hội Nông dân Sơn La" phát
hành đến 100% các cơ sở và chi Hội làm tài liệu sinh hoạt, đáp ứng được nhu cầu
thông tin, nâng cao trình độ cho cán bộ, hội viên, ND
- Giáo dục, bồi dưỡng đạo đức, lối sống; phát huy bản sắc văn hoá dân tộc.
Với sự phát triển của nền kinh thế thị trường nó đem lại cho ng ND rất nhiều
thuận lợi nhưng cũng có những mặt trái đã và đang có tác động tiêu cực đến lối
sống của một bộ phận nông dân. Vì vậy, việc xây dựng các phong trào văn hoá
quần chúng,(Sơn La có các đội văn nghệ cấp bản…) bảo tồn các di tích lịch sử VH,
xây dựng hương ước, làng văn hoá mới và các phong trào xã hội, đền ơn đáp nghĩa,
từ thiện, xoá đói giảm nghèo,vv... có tác dụng bồi dưỡng tính cộng đồng cho người
nông dân và phát huy truyền thống đoàn kết cũng như bồi dưỡng đạo đức, lối sống
cho họ.
Ví dụ: Hội nông dân tỉnh Sơn La phối hợp với Sở Văn hóa, Thể thao và Du
lịch tổ chức thực hiện Chương trình phối hợp đẩy mạnh các hoạt động văn hóa, văn
nghệ, thể dục, thể thao và du lịch ở nông thôn giai đoạn 2009 - 2013 và ký kết các
chưng trình đẩy mạnh các hoạt động văn hóa văn nghệ, gia đình, thể dục thể thao
và du lịch giai đoạn 2015 - 2018
Phát huy các gương người tốt việc tốt để từng bước hình thành hệ giá trị chuẩn
mực đạo đức, lối sống con người mới, chống lại những lề thói cổ hủ, lạc hậu. Hủ tục
trong ma chay, cưới hỏi của đồng bào Mông ở Bắc Yên…v..v
- Giáo dục bồi dưỡng văn hoá, khoa học – công nghệ, tay nghề cho nông dân
Đây là 1 nhiệm vụ quan trọng, nhất là trong giai đoạn hội nhập kinh tế quốc tế
hiện nay thì việc nâng cao trình độ khoa học công nghệ, tay nghề cho nông dân là vấn

đề mang tính cấp bách nhưng cũng mang tính lâu dài và thường xuyên
Ví dụ: Đào tạo nghề cho giai cấp nông dân theo Đề án 1956, thực hiện hiệu quả
Đề án này, Trong năm 2015 Hội Nông dân tỉnh Sơn La đã phối hợp tổ chức 1.312
lớp tập huấn về chuyển giao khoa học kỹ thuật cho 65.167 lượt hội viên, nông dân
24


tham dự. Phối hợp với các ngành tổ chức 106 lớp dạy nghề ngắn hạn cho 5.411
nông dân, lao động nông thôn (Trong đó Trung tâm Hỗ trợ Nông dân thuộc Hội
Nông dân tỉnh trực tiếp mở 03 lớp sơ cấp nghề về nuôi và phòng trị bệnh cho gia
súc với 75 nông dân, lao động nông thôn tại huyện Mường La, Thuận Châu, thành
phố Sơn La); tổ chức khảo sát, lựa chọn và phối hợp triển khai xây dựng 117 mô
hình trồng trọt, chăn nuôi, thủy sản và hỗ trỗ xây dựng 05 mô hình chuyển đổi sản
xuất cho nông dân
- Xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt.
Để khắc phục được những hạn chế của giai cấp nông dân, trong giai đoạn mới
chúng ta cần xây dựng giai cấp nông dân về mọi mặt, đó là xây dựng người nông dân
mới với các yêu cầu cụ thể như:
+ Có ý thức làm chủ và ý thức trách nhiệm công dân,biết gắn lợi ích cá nhân
với lợi ích cộng đồng và toàn xã hội
+ Giàu lòng yêu nước, có tinh thần quốc tế chân chính
+ Có trình độ học vấn, khoa học kỹ thuật
+ Có đời sống vật chất và tinh thần ngày càng cao, có sức khoẻ, sống có văn
hoá và tình nghĩa.
Chính vì vậy ngày 15.1, Hội nghị Ban Chấp hành (BCH) T.Ư Hội NDVN lần thứ 5
(khóa VI) họp phiên bế mạc. Chủ tịch BCH T.Ư Hội NDVN Nguyễn Quốc Cường đã có
bài phát biểu với nhiều nội dung quan trọng, trong đó nhấn mạnh định hướng xây
dựng hình mẫu “người nông dân mới”:
1.Nông dân có tư duy mới;
2.Nông dân có nhận thức mới;

3.Nông dân có kiến thức mới;
4.Nông dân có đời sống văn hóa mới;
5.Nông dân có quyết tâm mới;
10 tiêu chí của "người nông dân 5 mới":
Có trình độ, kiến thức, KHKT tương ứng.
Lành nghề về nông nghiệp.
Có kỹ năng sử dụng máy móc, tin học, dịch vụ công.
Có thể lực, trí lực
Biết giữ gìn và hưởng thụ văn hóa
Kết hợp bản chất cần cù, sáng tạo.
Có ý chí vươn lên, không cam chịu đói nghèo.
Biết liên kết, hợp tác trong kinh doanh.
Có ý thức bảo vệ môi trường.
Có tình cảm tốt đẹp đối với gia đình, xã hội.
(hết tiết 2)
2.2 Nghiệp vụ tổ chức phong trào nông dân thi đua thực hiện các nhiệm
vụ kinh tế - xã hội, quốc phòng – an ninh. (45 phút)
25


×