Tải bản đầy đủ (.docx) (13 trang)

NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI CỰU CHIẾN BINH VÀ VẬN ĐỘNG CỰU CHIẾN BINH Ở CƠ SỞ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (139.36 KB, 13 trang )

Bài 6
NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI CỰU CHIẾN BINH
VÀ VẬN ĐỘNG CỰU CHIẾN BINH Ở CƠ SỞ
1. CÔNG TÁC HỘI CỰU CHIẾN BINH Ở CƠ SỞ
1.1. Khái lược về Hội Cựu chiến binh Việt Nam
1.1.1. Tính chất, mục đích của Hội
1.1.1.1. Tính chất
Hội Cựu chiến binh là một tổ chức chính trị - xã hội ra dời muộn so với các tổ
chức, đoàn thể chính trị - xã hội khác. Tháng 2 – 1990, Ban Bí thư Trung ương có
Quyết định số 100-QĐ/TW về việc thành lập Hội Cựu chiến binh Việt Nam. Từ khi
thành lập, Hội Cựu chiến binh được Đảng, Nhà nước, các đoàn thể trong hệ thống
chính trị rất quan tâm, tạo điều kiện thuận lợi cho Hội hoạt động. Đảng, Nhà nước đã
có nhiều văn bản về công tác cựu chiến binh. Bộ Chính trị khóa IX có Nghị quyết số
09-NQ/TW ngày 8-1-2002 về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Hội Cựu
chiến binh. Tháng 10-2005, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh Cựu
chiến binh; chính phủ có nhiều nghị định về công tác cựu chiến binh. Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam đã có các văn bản quy định phối hợp công tác cựu chiến binh,… Điều
đó thể hiện, toàn bộ hệ thống chính trị đánh giá cao vị trí, vai trò của công tác vận
động cựu chiến binh. Đảng, Nhà nước xác định:
Hội Cựu chiến binh là một tổ chức chính trị - xã hội, thành viên của Mặt trận
Tổ quốc Việt Nam, đặt dưới sự lãnh đạo của Đảng và được đối xử bình đẳng như các
thành viên khác trong hệ thống chính trị.
Công tác vận động cựu chiến binh là một trong những công tác vận động quần
chúng quan trọng của Đảng, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, của các cấp, các
1
ngành, của toàn thể xã hội, trong đó Hội cựu chiến binh là nòng cốt nhằm tập hợp,
đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của cựu chiến binh, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
1.1.1.2. Mục đích
Mục đích của Hội là tập hợp, đoàn kết, tổ chức, động viên các thế hệ Cựu chiến
binh giữ gìn và phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tích cực tham gia


xây dựng và bảo vệ Tổ quốc, bảo vệ thành quả cách mạng, xây dựng và bảo vệ Đảng,
chính quyền, chế độ xã hội chủ nghĩa, bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng và hợp
pháp của cựu chiến binh, chăm lo giúp đỡ nhau trong cuộc sống, gắn bó tình bạn
chiến đấu.
1.1.2. Chức năng, nhiệm vụ của Hội
1.1.2.1. Chức năng
Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 8-1-2002 của Bộ Chính trị (khóa IX) “Về tăng
cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác cựu chiến binh Việt Nam trong giai
đoạn cách mạng mới” xác định: “Hội Cựu chiến binh Việt Nam là một tổ chức chính
trị - xã hội, đại diện ý chí quyền lợi của cựu chiến binh, là thành viên của Mặt trận Tổ
quốc Việt Nam, là một cơ sở chính trị của chính quyền nhân dân, một tổ chức trong hệ
thống chính trị do Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo, hoạt động theo đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và Điều lệ Hội”. Với vị trí, vai trò như vậy,
Hội Cựu chiến binh Việt Nam có chức năng chủ yếu:
- Tham mưu giúp cấp ủy đảng và làm nòng cốt tập hợp, đoàn kết, vận động hội
viên cựu chiến binh thực hiện đường lối, chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật
của Nhà Nước.
Thực hiện chức năng tham mưu, Hội các cấp cần làm tốt việc nắm tình hình
cựu chiến binh, tìm hiểu tâm tư, tình cảm, nhu cầu, nguyện vọng, đời sống của anh
chị em trên địa bàn, báo cáo với cấp ủy đảng theo chế độ định kỳ hoặc theo báo cáo
2
kịp thời khi có tình hình đột xuất, mặt khác phải trao đổi thống nhất với các ban,
ngành liên quan, chủ động đề xuất vấn đề, kiến nghị với cấp ủy đảng, các cấp hội tích
cực chủ động triển khai tổ chức thực hiện và chịu trách nhiệm trước cấp ủy đảng về
kết quả đạt được. Thực hiện xong nhiệm vụ cần phải sơ kết, tổng kết, báo cáo kết quả
với cấp ủy đảng và xin ý kiến chỉ đạo tiếp. Hội Cựu chiến binh các cấp phải thực sự là
cầu nối giữa cấp ủy đảng và cựu chiến binh, tạo sự gắn bó chặt chẽ giữu đnagr bộ với
cựu chiến binh.
- Hội Cựu chiến binh có chức năng đại diện cho ý chí, nguyện vọng của các
cựu chiến binh và là nòng cốt của các phong trào cựu chiến binh.

Để thực hiện chức năng này, Hội cần đa dạng hóa hình thức vận động, tập hợp
cựu chiến binh. Cần nắm vững đối tượng vận động của Hội là toàn thể cựu chiến binh
thuộc các thế hệ, cả cựu chiến binh đã vào Hội và cựu chiến binh chưa vào Hội. Các
cấp hội duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng trên, động viên anh chị em giữ
gìn, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong cuộc sống đời thường và
trên mặt trận, làm tốt nghĩa vụ công dân, góp phần chăm lo bảo vệ những quyền lợi
chính đáng, hợp pháp của anh, chị em , giúp nhau có cuộc sống lành mạnh, no ấm;
động viên cựu chiến binh phát huy vai trò và tiềm năng đa dạng của mình đóng góp
thiết thực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Tổ chức hội vững mạnh, hội viên gương
mẫu là điều kiện cơ bản để thực hiện vai trò nòng cốt của Hội trong công tác vận động
cựu chiến binh.
Chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tập hợp, sinh
hoạt hội viên, coi trọng sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, dân chủ, gắn bó tình đồng đội, đi
sâu từng đối tượng, từng thế hệ, từng lứa tuổi cựu chiến binh ở các vùng miền khác
nhau. Hướng mạnh các hoạt động của Hội về cơ sở, thường xuyên đi sát cơ sở, từ đó
các cấp hội xây dựng các chương trình hành động cụ thể sát đối tượng vận động. Phải
luôn quán triệt quan điểm cơ bản về đổi mới công tác dân vận của Đảng, động viên
chính trị phải gắn liền với chăm lo lợi ích thiết thực của cựu chiến binh.
3
1.1.2.2. Nhiệm vụ
Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền, chế độ xã hội chủ
nghĩa; đấu tranh chống mọi âm mưu, hoạt động chống phá hoại của các thế lực thù
địch; chống các quan điểm sai trái với đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của
Nhà nước; thực hiện các quy định của pháp luật về dân chủ ở cơ sở, đấu tranh chống
quan lieu, tham nhũng, lãng phí, tệ nạn xã hội; giám sát hoạt động của cơ quan nhà
nước, của cán bộ, công chức theo quy định của pháp luật.
Tham gia phát triển kinh tế - xã hội, củng cố quốc phòng, an ninh; kiến nghị
với cơ quan nhà nước, chính quyền địa phương về xây dựng và tổ chức thực hiện
chính sách, pháp luật có liên quan đến cựu chiến binh, Hội Cựu chiến binh.
Tập hợp, đoàn kết, động viên cựu chiến binh rèn luyện, giữ gìn phẩm chất, đạo

đức cách mạng, nâng cao bản lĩnh chính trị, trình độ hiểu biết đường lối, chính sách
của Đảng, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học – kỹ thuật,
thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
Tập hợp quân nhân đã hoàn thành nghĩa vụ quân sự tại ngũ tiếp tục phát huy
truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”, tham gia tổ chức Câu lạc bộ, Ban liên lạc cựu quân
nhân, các phong trào cách ở cơ sở.
Tổ chức chăm lo, giúp đỡ cựu chiến binh nâng cao đời sống vật chất, tinh thần,
phát triển kinh tế gia đình, xóa đói, giảm nghèo, làm giàu hợp pháp; tổ chức hoạt
động tình nghĩa để cựu chiến binh tương trợ giúp đỡ lẫn nhau trong cuộc sống.
Bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của cựu chiến binh; tuyên truyền, phổ biến,
giáo dục pháp luật, tư vấn, trợ giúp pháp lý cho cựu chiến binh.
Phối hợp với Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh, các tổ chức thành viên
của Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cơ quan quân sự giáo dục truyền thống yêu nước,
chủ nghĩa anh hùng cách mạng, ý chí tự lực, tự cường cho thế hệ trẻ.
4
Tiến hành các hoạt động đối ngoại nhân dân, góp phần thực hiện đường lối,
chính sách đối ngoại của Đảng và Nhà nước.
1.1.3. Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của Hội
Hội Cựu chiến binh Việt Nam hoạt động theo đường lối, chính sách của Đảng,
pháp luật của Nhà nước và Điều lệ Hội. Theo đó, tuân thủ sự lãnh đạo của cấp ủy
đảng, tôn trọng và tranh thủ sự giúp đỡ của chính quyền, hợp tác chặt chẽ với các
đoàn thể nhân dân ở địa phương. Bám sát nhiệm vụ của địa phương, tham gia xây
dựng và củng cố địa phương vững mạnh về mọi mặt. Chấp hành đúng tính chất, mục
đích, chức năng, nhiệm vụ và các quy định của Hội được đề ra trong Điều lệ Hội.
Hội Cựu chiến binh ở cơ sở hoạt động theo nguyên tắc tập trung dân chủ. Mọi
hoạt động của Hội phải đảm bảo dân chủ, đồng thời có phân công phân cấp trách
nhiệm cụ thể.
Hội Cựu chiến binh ở cơ sở hoạt động theo nguyên tắc bình đẳng và tự nguyện.
Mọi cựu chiến binh đều bình đẳng về quyền lợi, trách nhiệm và hoàn toàn tự nguyện
tham gia hay không tham gia hội. Tổ chức hội phải thường xuyên quán triệt quan

điểm, đường lối chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước đối với hội viên để cùng
thực hiện; thường xuyên nâng cao nhận thức trách nhiệm của một công dân đối với xã
hội, nhận thức được vinh dự và trách nhiệm của hội viên trong một tổ chức nối tiếp
truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ”.
1.1.4. Hệ thống tổ chức của Hội
Theo Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam khóa V, Hội Cựu chiến binh được
tổ chức theo hệ thống 4 cấp: Trung ương; tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương (gọi
chung là cấp tỉnh); huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh (gọi chung là cấp huyện)
và cấp hội cơ sở. Cho đến nay, ở tất cả các tỉnh thành phố, các quận huyện đều có Hội
cựu chiến binh. Ở hầu hết các xã, phường, thị trấn có từ 3 hội viên cựu chiến binh trở
lên sinh sống đều có tổ chức cơ sở hội.
5
Thực hiện Nghị quyết số 478/TTg ngày 3-7-1997 của Thủ tướng Chính phủ về
tổ chức và hoạt động của tổ chức Hội Cựu chiến binh Việt Nam trong các cơ quan
hành chính nhà nước, sự nghiệp, doanh nghiệp nhà nước, ở hầu hết các bộ, ngành,
doanh nghiệp nhà nước đều có tổ chức Hội Cựu chiến binh. Trong các cơ quan tổ
chức, đơn vị, doanh nghiệp, tổ chức của hội đặt dưới sự lãnh đạo của cấp ủy cùng cấp;
hoạt động theo quy định của Pháp lệnh Cựu chiến binh và Điều lệ Hội. Hội được tổ
chức dựa theo hệ thống tổ chức của Đảng; tổ chức đảng của đơn vị trực thuộc cấp ủy
nào thì tổ chức hội của đơn vị cũng trực thuộc tổ chức hội cấp tương ứng,…
1.2. Tổ chức cơ sở của Hội
1.2.1. Vị trí, vai trò
Tổ chức cơ sở hội được thành lập ở các xã, phường, thị trấn, các cơ quan hành
chính, sự nghiệp, doanh nghiệp. Những tổ chức cơ sở đông hội viên hoặc địa bàn quá
rộng được thành lập các chi hội dưới chi hội là phân hội tạo thuận lợi cho sinh hoạt,
công tác và thăm hỏi giúp đỡ nhau.
Tổ chức cơ sở hội là nền tảng, là nguồn gốc sức mạnh của Hội, có vị trí quan
trọng trong toàn bộ hoạt động của Hội; xây dựng cơ sở vững mạnh là khâu trọng yếu.
1.2.2. Nhiệm vụ của tổ chức cơ sở Hội
- Đối với tổ chức cơ sở hội nói chung:

+ Tham gia xây dựng và bào vệ Đảng, chính quyền, thực hiện pháp lệnh về dân
chủ ở xã, phường; phối hợp với Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tham gia giám sát và
phản biện xã hội; giữ vững ổn định chính trị ở cơ sở.
+ Bồi dưỡng về phẩm chất và năng lực cho hội viên.
+ Hướng dẫn hoạt động của hội viên và vận động cựu chiến binh thực hiện các
nhiệm vụ, các chương trình, phong trào của Hội.
6
+ Chủ động phối hợp với các ngành, đoàn thể thực hiện các nhiệm vụ chính trị,
kinh tế, văn hóa, xã hội, quốc phòng, an ninh ở cơ sở.
+ Chăm lo đời sống vật chất và tinh thần cho hội viên, tổ chức giúp nhau khi
gặp khó khăn, phát triển kinh tế gia đình.
+ Xây dựng tổ chức hội cơ sở vững mạnh.
- Đối với tổ chức hội ở cơ quan hành chính, sự nghiệp, doanh nghiệp nói riêng:
+ Tập hợp, đoàn kết, hướng dẫn, động viên cựu chiến binh giữ gìn và phát huy
bản chất truyền thống “ Bộ đội Cụ Hồ”.
+ Nâng cao ý thức trách nhiệm chính trị, tích cực góp phần xây dựng và thực
hiện các chương trình kế hoạch công tác, sản xuất, kinh doanh của cơ quan, đơn vị.
+ Chống quan liêu, tham nhũng, lãng phí, thực hành tiết kiệm, thực hiện pháp
luật về dân chủ ở cơ quan đơn vị.
+ Gương mẫu chấp hành các quy tắc chế độ công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ
chức trách người cán bộ, công nhân viên chức.
+ Chăm lo giúp đỡ nhau về tinh thần và vật chất.
2. NGHIỆP VỤ CÔNG TÁC HỘI CỰU CHIẾN BINH VÀ VẬN ĐỘNG CỰU
CHIẾN BINH Ở CƠ SỞ
Công tác vận động cựu chiến binh là một trong những công tác vận động quần
chúng quan trọng của Đảng, là trách nhiệm của hệ thống chính trị, của các cấp, các
ngành, của toàn thể xã hội, trong đó Hội Cự chiến binh là nòng cốt nhằm tập hợp,
đoàn kết, phát huy sức sáng tạo của cựu chiến binh, đóng góp thiết thực vào sự nghiệp
công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.
2.1. Nghiệp vụ tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và bản lĩnh chính trị

cho cựu chiến binh
7
Bằng nhiều hình thức phù hợp, sáng tạo, tổ chức cơ sở hội tập trung tuyên
truyền, giáo dục, bồi dưỡng cựu chiến binh tiếp tục rèn luyện, phấn đấu nâng cao bản
lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, trình độ hiểu biết về đường lối, chủ trương của
Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, kiến thức về kinh tế, văn hóa, khoa học kỹ
thuật,…kiên quyết đấu tranh chống những quan điểm, tư tưởng sai trái, ngăn ngừa và
khắc phục tư tưởng bảo thủ, trì truệ, công thần. Để thực hiện tốt nhiệm vụ này cần:
Thứ nhất, bồi dưỡng nâng cao bản lĩnh chin trị cho cựu chiến binh. Bản lĩnh
chính trị của cựu chiến binh được thể hiện ở tư tưởng kiên định mục tiêu lý tưởng độc
lập dân tộc gắn với chủ nghĩa xã hội, kiên định chủ nghĩa Mác – Leenin và tư tưởng
Hồ Chí Minh; tin tưởng vào sự lãnh đạo của Đảng, luôn vững vàng trước những khó
khăn thách thức, phấn đấu thực hiện đường lối đổi mới do Đảng đề ra; quyết tâm bảo
vệ Đảng, bảo vệ chính quyền nhân dân, bảo vệ chế độ xã hội chủ nghĩa, kiên quyết
đấu tranh chống những quan điểm, tư tưởng sai trái; nhận rõ âm mưu, thủ đoạn “diễn
biến hòa bình”, bạo loạn lật đổ của các thế lực thù địch chống phá cách mạng nước ta;
thường xuyên nêu cao tinh thần cảnh giác cách mạng nước ta; thường xuyên nêu cao
tinh thần cảnh giác cách mạng, kiên quyết đấu tranh làm thất bại mọi âm mưu của
chúng. Trong bối cảnh hiện nay, tổ chức cơ sở Hội càn làm tốt hơn việc giáo dục
truyền thống yêu nước, ý thức về sự toàn vẹn lãnh thổ, về chủ quyền quốc gia của dân
tộc Việt Nam.
Thứ hai, tổ chức hội ở cơ sở cần đi đầu trong việc tuyên truyền, vận động cựu
chiến binh thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí
Minh”, bồi dưỡng phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống trong sạch lành mạnh cho
hội viên. Đạo đức, lối sống của cựu chiến binh được thể hiện bằng tinh thần yêu nước,
kính trọng nhân dân, ý thức tự hào, tự tôn dân tộc, giữ gìn và phát huy bản sắt dân tộc;
nêu cao tấm gương cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, sống trong sạch lành mạnh;
nêu cao tinh thần đoàn kết, tôn trọng và chấp hành nghiêm chỉnh kỷ cương, luật pháp;
thường xuyên cảnh giác và kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí và mọi
biểu hiện tiêu cực khác, làm gương cho thế hệ trẻ noi theo.

8
Thứ ba, không ngừng nâng cao trình độ kiến thức mọi mặt cho cựu chiến binh.
Trình độ kiến thức cần có của cựu chiến binh bao gồm kiến thức về đường lối, chủ
trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước; kiến thức về kinh tế, văn hóa,
khoa học kỹ thuật,…để phát huy tốt vai trò của cựu chiến binh trong việc thực hiện
các nhiệm vụ ở địa phương.
Bồi dưỡng cựu chiến binh tiếp tục rèn luyện phấn đấu nâng cao bản lĩnh, đạo
đức cách mạng va kiến thức mọi mặt đồng thời phải ngăn ngừa và khắc phục tư tưởng
bảo thủ, trì truệ, công thần, không chịu học tập tiếp thu cái mới, thiếu nhiệt tình tham
gia các cuộc vận động, các phong trào cách mạng ở địa phương.
2.2. Nghiệp vụ vận động và tổ chức cựu chiến binh tham gia phát triển kinh tế,
văn hóa, xã hội các chương trình, các phong trào của Hội và của địa phương
Tổ chức cơ sở hội tiếp tục đẩy mạnh các phong trào và các cuộc vận động do
Hội Cựu chiến binh phát động, hướng mạnh vào phong trào phát triển kinh tế, giảm
nghèo nhanh và bền vững. Tùy theo tình hình của từng địa phương, khả năng của từng
tổ chức cơ sở hội, tích cực tham gia chuyển đổi cơ cấu nông nghiệp và kinh tế nông
thôn, thực hiện công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp, nông thôn, xây dựng nông
thôn mới; ứng dụng các thành tựu khoa học, công nghệ, tích cực tham gia xây dựng
kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội, bằng nhiều hình thức thích hợp, góp phần thúc đẩy
sản xuất phát triển và nâng cao đời sống cho nhân dân.
Động viên cựu chiến binh tích cực tham gia phong trào “Toàn dân đoàn kết xây
dựng đời sống văn hóa”, xây dựng làng, xã văn hóa, bảo tồn và phát huy các giá trị
văn hóa truyền thống, tham gia xây dựng lối sống lành mạnh, bảo vệ thuần phong mỹ
tục ở địa phương; khuyến khích động viên những nhân tố mới, phê phán đấu trnah
ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực trong xã hội, các hủ tục còn rớt lại, các sản phẩm
phi văn hóa, phản văn hóa có tính độc hại, mê tín, dị đoan.
Hội Cựu chiến binh cần kết hợp với tổ chức chính trị - xã hội, các cơ quan chức
năng đẩy mạnh các phong trào, các cuộc vận động giúp nhau “xóa đói giảm nghèo”,
9
“xóa nhà dột nát”, “xây dựng nhà tình nghĩa”, “đi tìm đồng đội”, giúp đỡ gia đình cựu

chiến binh bị nhiễm chất độc màu da cam, anh chị em thương binh, gia đình liệt sĩ. Tổ
chức cơ sở hội bằng các hình thức phù hợp động viên cựu chiến binh phát huy tinh
thần tự lực, tự cường, đoàn kết, tương thân, tương ái để giúp nhau cải thiện và nâng
cao đời sống, đồng thời quan tâm chăm lo đến đời sống và quyền lợi hợp pháp của
cựu chiến binh.
2.3. Nghiệp vụ động viên cựu chiến binh tích cực tham gia xây dựng và bảo vệ
Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc, chế độ xã hội chủ nghĩa, giữ vững ổn định
chính trị và quốc phòng, an ninh
Với chức năng, nhiệm vụ của mình, Hội Cựu chiến binh có thế mạnh riêng
trong việc tham gia xây dựng Đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức
chính trị - xã hội khác, nhất là ở cơ sở.
Tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền là nhiệm vụ quan trọng hàng
đầu của cựu chiến binh nhằm góp phần làm cho đảng bộ và chính quyền ngày càng
trong sạch vững mạnh, ngày càng phát huy tốt hơn quyền làm chủ của nhân dân. Tổ
chức cơ sở hội cần có các hình thức động viên, khuyến khích cựu chiến binh tích cực
tham gia giáo dục thế hệ trẻ, trước hết là con em mình để làm tốt công tác phát triển
Đảng ở địa phương, đơn vị; thường xuyên đóng góp ý kiến cụ thể, trung thực, khách
quan cho cấp ủy đảng, chính quyền để phát huy vai trò của tổ chức hội trong công tác
xây dựng Đảng nói riêng, xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh nói chung.
Cựu chiến binh tham gia xây dựng và bảo vệ Đảng, chính quyền trước hết phải
bảo vệ đường lối, quan điểm của Đảng, gương mẫu chấp hành và vận động nhân dân
chấp hành chủ trương, chính sách của chính quyền địa phương; đề cao trách nhiệm,
chân thành góp ý kiến với các cấp ủy đảng, các cấp chính quyền trong việc xây dựng,
hoạch định các chủ trương, chính sách, các chương trình kinh tế, văn hóa, xã hội,
quốc phòng, an ninh của địa phương, nhất là ở cơ sở.
10
Động viên cựu chiến binh tích cực tuyên truyền vận động nhân dân và bản thân,
gia đình gương mẫu thực hiện quy chế dân chủ ở cơ sở, tích cực tham gia xây dựng,
củng cố quốc phòng, an ninh ở địa phương góp phần giữ vững ổn định chính trị, trật
tự an toàn xã hội trên địa bàn; kiên quyết đấu tranh chống tệ nạn quan liêu, tham

nhũng, lãng phí, đấu tranh chống âm mưu “diễn biến hòa bình”, bạo loạn, lật đổ của
các thế lực thù địch, khắc phục mơ hồ, mất cảnh giác, nhất là ở những khu vực trọng
điểm.
2.4. Nghiệp vụ vận động và tổ chức cựu chiến binh tham gia xây dựng Hội
vững mạnh
Tổ chức cơ sở hội cần đa dạng hóa hình thức vận động, tập hợp cựu chiến binh.
Hình thức vận động quan trọng nhất là thông qua các phong trào hành động cách
mạng của Hội. Cần nắm vững đối tượng vận động của Hội là toàn thể cựu chiến binh
thuộc các thế hệ, cả cựu chiến binh đã vào hội và cựu chiến binh chưa vào Hội. Các
cấp hội duy trì mối quan hệ chặt chẽ với các đối tượng trên, động viên anh chị em giữ
gìn, phát huy bản chất, truyền thống “Bộ đội Cụ Hồ” trong cuộc sống đời thường và
trên mặt trận mới, làm tốt nghĩa vụ công dân, góp phần chăm lo bảo vệ những quyền
lợi chính đáng, hợp pháp của anh chị em, giúp nhau có cuộc sống lành mạnh, no ấm;
động viên cựu chiến binh phát huy vai trò và tiềm năng đa dạng của mình đóng góp
thiết thực vào sự nghiệp xây dựng đất nước. Tổ chức hội vững mạnh, hội viên gương
mẫu là điều kiện cơ bản để thực hiện vai trò nòng cốt của Hội trong công tác vận động
cựu chiến binh.
Chủ động đổi mới nội dung, phương thức hoạt động và hình thức tập hợp, sinh
hoạt hội viên, coi trọng sinh hoạt tư tưởng, văn hóa, dân chủ, gắn bó tình đồng đội, đi
sâu từng đối tượng, từng thế hệ, từng lứa tuổi cựu chiến binh ở các vừng miền khác
nhau. Hướng mạnh các hoạt động của Hội về cơ sở, thường xuyên đi sát cơ sở, từ đó
các cấp Hội xây dựng các chương trình hành động cụ thể sát đối tượng vận động. Phải
luôn quán triệt quan điểm cơ bản về đổi mới công tác dân vận của Đảng, động viên
chính trị phải gắn liền với chăm lo lợi ích thiết thực của cựu chiến binh.
11
Tổ chức cơ sở hội thường xuyên làm tốt công tác củng cố, xây dựng tổ chức cơ
sở hội, kịp thời bổ sung đội ngũ cán bộ hội, tập huấn nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ
cho cán bộ hội ở cơ sở; tham mưu cho cấp ủy đảng, chính quyền về cơ chế, chính
sách đối với hoạt động của Hội và cán bộ hội. Làm tốt công tác bình xét, phân loại tổ
chức cơ sở hội, từ đó làm tốt công tác xây dựng Hội trong sạch, vững mạnh, xứng

đáng với tám chữ vàng truyền thống: “Trung thành – Đoàn kết – Gương mẫu – Đổi
mới” của Hội cựu chiến binh Việt Nam.
2.5. Nghiệp vụ công tác tham mưu lãnh đạo, chỉ đạo
Ban Chấp hành Hội chủ động tham mưu cho cấp ủy đảng ở cơ sở trong việc
lãnh đạo công tác vận động cựu chiến binh, phối hợp với chính quyền để thực hiện
các chính sách, pháp luật của Nhà nước đối với cựu chiến binh, phối hợp chăm lo và
bảo vệ quyền lợi hợp pháp của hội viên.
Trong công tác điều hành, Ban Chấp hành Hội ở cơ sở duy trì tốt chế độ hội
hopk, sinh hoạt của Ban Chấp hành, của Hội, đổi mới công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều
hành đối với các cho hội. Ban Chấp hành Hội ở cơ sở cần phối hợp chặt chẽ với Hội
Cựu Thanh niên xung phong, Hội Người cao tuổi để thực hiện các chế độ, chính sách
đối với cựu chiến binh.
Tổ chức cơ sở hội cần làm tốt công tác thi đua – khen thưởng, đảm bảo nguyên
tắc, công khai, dân chủ, công bằng để cổ vũ, động viên phong trào của cựu chiến binh.
Câu hỏi ôn tập
1. Trình bày những vấn đề cơ bản về tổ chức và hoạt động của tổ chức Hội Cựu
chiến binh ở cơ sở? Liên hệ thực tiễn?
2. Trình bày những nội dung cơ bản về nghiệp vụ công tác vận động cựu chiến
binh của Hội Cựu chiến binh ở cơ sở? Liên hệ thực tiễn?
Tài liệu tham khảo
12
1. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội địa biểu toàn quốc lần thứ X,
Nxb. Chính trị quốc gia, H.2006.
2. Đảng Cộng sản Việt Nam: Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XI.
Chính trị quốc gia, H.2011.
3. Pháp lệnh Cựu chiến binh (2005).
4. Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ V Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
5. Điều lệ Hội Cựu chiến binh Việt Nam.
13

×