ỨNG DỤNG VÀ KHAI THÁC CÓ HIỆU QUẢ CÔNG NGHỆ THÔNG TIN
VÀO GIẢNG DẠY CÁC MÔN LÝ LUẬN CHÍNH TRỊ Ở TRƯỜNG CAO
ĐẲNG NGHỀ ĐÀ NẴNG
ThS. Nguyễn Đoàn Anh Vũ - Phó trưởng phòng Công tác HSSV
ThS. Lê Đức Thọ - Giáo viên khoa Cơ bản
Hiện nay, cuộc cách mạng khoa
học và công nghệ mới, đặc biệt là sự
bùng nổ như vũ bão của công nghệ
thông tin (CNTT) đã tác động toàn
diện đến mọi mặt của đời sống xã
hội. Trong giáo dục, CNTT trở thành
công cụ hỗ trợ đắc lực cho việc đổi
mới phương pháp giảng dạy và
nghiên cứu khoa học. Việc ứng dụng
CNTT vào quá trình giảng dạy và
nghiên cứu môn học Chính trị đã trở
nên vô cùng có ý nghĩa và cần phải
được thực hiện nhanh chóng.
1. Vai trò của CNTT đối với việc
giảng dạy hiện nay
CNTT là tập hợp các phương tiện
và công cụ kỹ thuật như máy tính,
máy
chiếu
Projector,
mạng
internet… để cung cấp nguồn tài
nguyên vô cùng phong phú, đa dạng
cho mọi lĩnh vực trong đời sống con
người và xã hội. Đặc biệt, ngày nay
internet với các kết nối băng tầng
rộng đã đi tới tất cả các trường học,
giúp cho việc ứng dụng các kiến
thức, kỹ năng và hiểu biết về CNTT
vào dạy học.
Đây là một xu hướng hiện đại hóa
quá trình dạy và học, làm thay đổi
cách dạy và cách học, giúp người
học tham gia một cách chủ động,
tích cực và sáng tạo, tăng cường tính
trực quan, góp phần nâng cao chất
lượng lĩnh hội và nắm vững kiến
thức, phát triển năng lực tư duy độc
lập sáng tạo của sinh viên (SV).
Việc ứng dụng CNTT vào quá
trình dạy học đã góp phần hiện đại
hóa các phương tiện dạy học, sẽ giúp
giảng viên (GV) tạo bài giảng phù
hợp nhu cầu của SV, giúp SV có
nhiều phương pháp tiếp thu kiến
thức. Đặc biệt, nó sẽ giúp cho GV
tạo ra một lớp học mang tính tương
tác hai chiều: GV – SV và ngược lại.
Ứng dụng CNTT vào dạy học giúp
GV rút ngắn thời gian giảng dạy, có
thời gian đầu tư cho quá trình dẫn
dắt, tạo tình huống có vấn đề để kích
thích tư duy sáng tạo của SV. Hơn
nữa, việc dạy và học trong thời đại
mới luôn chứa đựng một khối lượng
tri thức lớn, bùng nổ và tăng nhanh;
thông tin ngày càng chuyên sâu và
phức tạp đòi hỏi phải có phương
pháp tiếp cận thông tin mới
2. Ưu điểm và hạn chế trong
ứng dụng CNTT vào giảng dạy các
môn Lý luận chính trị
2.1. Ưu điểm: Môn học Chính trị
là một trong những môn học có vị trí
quan trọng trong hệ thống giáo dục
nghề nghiệp, góp phần đào tạo
những người học nghề có phẩm chất,
năng lực một cách toàn diện. Tri thức
của môn học mang tính lý luận và
trừu tượng cao nên trong quá trình
giảng dạy, việc truyền giảng theo
phương pháp truyền thống bộc lộ
những hạn chế nhất định, gây tâm lý
chán nản cho SV. Việc ứng dụng
CNTT trong khai thác thông tin, tài
liệu vào quá trình chuẩn bị, thiết kế
bài giảng sẽ làm cho nội dung bài
học phong phú, đa dạng, trực quan,
sinh động giúp SV có tâm lý thoải
mái, dễ dàng tiếp thu và khắc sâu
được kiến thức.
Với sự trợ giúp của CNTT, GV dễ
dàng nhấn mạnh các điểm chính của
bài giảng cũng như giúp duy trì bài
giảng một cách hứng thú và lôi cuốn
người học. Theo số liệu khảo sát đối
với SV năm 2 tại trường Cao đẳng
nghề Đà Nẵng tháng 10/2016, khi
được hỏi “Bạn thích GV sử dụng
phương pháp nào khi giảng dạy môn
Chính trị”, kết quả như sau: 46,5%
trả lời thích phương pháp thuyết
trình kết hợp với giáo án điện tử;
28,4% thích phương pháp thuyết
trình; 11,9% thích phương pháp thảo
luận nhóm; 13,2% thích tất cả
phương pháp trên. Từ số liệu này
cho thấy, phương pháp giảng dạy kết
hợp sử dụng CNTT đã được đông
đảo SV nhiệt tình ủng hộ.
Hình ảnh linh hoạt của các slide
được hiển thị sinh động trên màn
chiếu thông qua máy Projector, giúp
GV và SV hào hứng và tiết học của
các môn Chính trị sẽ trôi qua nhẹ
nhàng hơn, không ức chế, thỏa mái
hơn. Mặt khác, khi sử dụng các
phương tiện như máy chiếu
projector, máy tính xách tay… GV
càng trở nên linh hoạt hơn, có cách
tư duy mới, sáng tạo hơn và phong
cách làm việc cũng trở nên hiện đại
và cập nhật hơn.
Bên cạnh đó, ưu điểm của các
phương tiện hiện đại giúp ích rất
nhiều trong quá trình sử dụng, cụ thể
ngoài những tác dụng nêu trên, máy
chiếu Projector còn mang lại những
tác dụng lớn nữa như: có khả năng
phóng lớn nội dung bài giảng khi cần
thiết; sử dụng hình ảnh, màu sắc, âm
thanh phong phú, sống động; tự động
hóa việc triển khai bài giảng; có thể
sử dụng nhiều lần nội dung bài
giảng; dễ dàng chỉnh sửa nội dung
theo từng tiết dạy cho phù hợp với
điều kiện và trình độ nhận thức của
từng lớp học.
2.2. Hạn chế: Bên cạnh các ưu
điểm, việc sử dụng CNTT trong dạy
học cũng còn tồn tại những hạn chế
cần khắc phục. CNTT mang lại rất
nhiều thuận lợi cho việc dạy học
nhưng trong một mức độ nào đó, thì
công cụ hiện đại này cũng không thể
hỗ trợ GV hoàn toàn trong các bài
giảng của họ. Việc sử dụng CNTT để
đổi mới phương pháp dạy học chưa
được nghiên cứu kỹ, dẫn đến việc
ứng dụng nó không đúng chỗ, không
đúng lúc. Việc sử dụng các phương
tiện dạy học hiện đại sẽ là “con dao
hai lưỡi” nếu chúng ta sử dụng nó
một cách lạm dụng quá mức sẽ biến
nó trở thành công cụ “chiếu chép”
thay cho “đọc chép”.
Việc kết nối và sử dụng Internet
chưa được thực hiện triệt để và có
chiều sâu; sử dụng không thường
xuyên do tốc độ đường truyền. Công
tác đào tạo, công tác bồi dưỡng, tự
bồi dưỡng đội ngũ GV chỉ mới dừng
lại ở việc xoá mù tin học nên GV
chưa đủ kiến thức, mất nhiều thời
gian và công sức để sử dụng CNTT
trong lớp học một cách có hiệu quả.
3. Ưng dụng và khai thác có
hiệu quả CNTT vào giảng dạy
môn học Lý luận Chính trị hiện
nay
3.1. Ứng dụng CNTT để khai thác
có hiệu quả thông tin, tài liệu từ
Internet
Hệ thống thông tin, tài liệu phục
vụ cho các môn lý luận chính trị
được lưu trữ trên internet rất đa
dạng, bao gồm các tác phẩm, bài viết
về chủ nghĩa Mác – Lênin, tác phẩm
của Chủ tịch Hồ Chí Minh, các bài
viết là công trình nghiên cứu của các
nhà khoa học về những vấn đề liên
quan đến nội dung của môn học. …
Đây là những tài liệu quan trọng cho
việc thiết kế bài giảng và nghiên cứu
bộ môn.
Với việc sử dụng internet để khai
thác thông tin tư liệu cho phép GV
nhanh chóng tiếp cận nhiều nguồn
tài liệu khác nhau trong thời gian
ngắn, kết quả được thu thập, xử lý
nhanh chóng.
Sự phong phú của hệ thống tư liệu
(âm thanh, hình ảnh, phim tư liệu, số
liệu thống kê…) sẽ giúp cho quá
trình biên soạn bài giảng diễn ra
nhanh chóng, đạt hiệu quả cao. Tuy
nhiên, hạn chế lớn nhất của hướng
khai thác này là tính xác thực và tính
chính thống của thông tin. Vì vậy,
GV phải hướng dẫn SV tiếp cận và
chọn lọc thông tin để phục vụ cho
học tập và nghiên cứu
3.2. Ứng dụng CNTT trong thiết
kế và trình bày bài giảng trên lớp
Hiện nay, có nhiều phần mềm
phục vụ việc thiết kế và trình bày bài
giảng điện tử trên lớp như phần mềm
Microsoft Powerpoint, Microsoft
Fontpage,… Việc thiết kế và trình
bày giáo án điện tử môn học Chính
trị chủ yếu được thực hiện bởi các
ứng dụng của Microsoft Powerpoint.
Ưu điểm của nó là cho phép thiết kế
ở diện rộng, GV trình bày nội dung
một cách lôgíc, có giao diện đẹp,
hiệu ứng âm thanh, màu sắc phong
phú; có thể chèn hình ảnh, phim tư
liệu, thiết kế các sơ đồ, biểu đồ.
Microsoft Powerpoint có khả năng
tích hợp cùng một lúc nhiều chức
năng khác nhau như chức năng mô
hình hóa, chức năng thông tin, chức
năng điều khiển và định hướng thông
tin, chức năng luyện tập và thực
hành, chức năng thiết kế, kiểm tra và
đánh giá.
Nâng cao hiệu quả ứng dụng
Microsoft Powerpoint trong thiết kế
và trình bày bài giảng phát huy tính
tích cực, chủ động và sáng tạo của
SV, tăng cường khả năng tương tác
giữa GV và SV. Tuy nhiên, mọi
nguồn thông tin, cách sắp xếp chúng,
kịch bản và lời thuyết minh cho
những thông tin đó lại phụ thuộc vào
năng lực của GV khi thiết kế. Để
đảm bảo tính khoa học, tính đảng và
tính hiệu quả của tài liệu, người GV
cần có sự lựa chọn thông tin chính
xác, phản ánh chân thực, đúng đắn.
Việc lựa chọn thông tin, tham khảo
các công trình nghiên cứu phải có sự
phân tích, tổng hợp, so sánh, đối
chiếu; lựa chọn những thông tin phù
hợp với nội dung giảng dạy. Việc lựa
chọn thông tin cũng phải đảm bảo
tính thẫm mỹ, tính thông tin, giáo
dục và góp phần hình thành ý thức,
tình cảm, thái độ cho SV, tránh
những thông tin cầu kỳ, phức tạp,
phản cảm. Trong quá trình giảng dạy,
GV phải hướng dẫn SV tham khảo
các nguồn tài liệu uy tín, tránh
những nguồn thông tin không chính
thống.
Muốn ứng dụng CNTT vào giảng
dạy hiệu quả thì ngoài những hiểu
biết căn bản về nguyên lý hoạt động
của máy tính và các phương tiện hỗ
trợ thì bản thân người GV phải có kỹ
năng thành thạo, có phông kiến thức
đủ rộng và đủ sâu. Người GV chính
trị trước hết cần phải làm chủ được
kiến thức chuyên môn, am hiểu lý
luận và gắn lý luận với thực tiễn;
đồng thời chủ động tìm kiếm các
phương pháp mới.
Trong xu thế đổi mới phương
pháp dạy học theo hướng tích cực,
việc ứng dụng CNTT trong dạy học
Chính trị là một điều tất yếu. Các
phương tiện hiện đại phục vụ cho
việc giảng dạy hiện nay rất đa dạng.
Tuy nhiên, dù phương tiện có hiện
đại bao nhiêu, nhưng GV không có
năng lực để khai thác và ứng dụng
vào giảng dạy cho phù hợp thì tất cả
đều không thể đạt được kết quả cao
như mong muốn. Do đó, để phát huy
tối đa hiệu quả của công cụ hỗ trợ
này cho công tác giảng dạy, nghiên
cứu, người dạy cũng như người học
cần phải hoàn toàn chủ động cũng
như sáng tạo trong việc sử dụng
CNTT.
1. Phạm Xuân Hậu và Phạm Văn
Danh (2010) Ứng dụng CNTT để
nâng cao hiệu quả dạy – học và
nghiên cứu khoa học trong các
trường ĐHSP. Viện Nghiên cứu Giáo
dục, ĐHSP TPHCM.
2. Nguyễn Văn Quang (2010).
“Ứng dụng CNTT trong giảng dạy
môn TTHCM”, Tạp chí Khoa học và
Giáo dục, Trường ĐHSP - ĐH Huế,
Số 04 (16), tr.159-265.
3. Lê Công Triêm, Nguyễn Đức
Vũ (2006). Ứng dụng CNTT trong
dạy học, Nxb Giáo dục, Hà Nội.
Tên tác giả: Nguyễn Đoàn Anh Vũ,
Lê Đức Thọ
Học hàm/Học vị: Thạc sĩ
Trường cao đẳng nghề Đà Nẵng
Email:
Điện thoại: 905345132/0905563767