Tải bản đầy đủ (.docx) (62 trang)

Tiểu luận đánh giá thị trường nước anh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (384.85 KB, 62 trang )

TRƯỜNG ĐẠI HỌC KINH TẾ TP. HỒ CHÍ MINH
----------

TIỂU LUẬN: ĐÁNH GIÁ THỊ TRƯỜNG NƯỚC ANH

KHOA: KINH DOANH QUỐC TẾ - MARKETING
MÔN : KINH DOANH QUỐC TẾ
GVHD : Th.S Trương Thị Minh Lý
NHÓM :

TP.Hồ Chí Minh- Năm 2018


MỤC LỤC
LỜI MỞ ĐẦU...........................................................................................................1
PHẦN 1 – GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC ANH.............................................................3
I – Các thông tin cơ bản:......................................................................................3
II - Thị trường Anh đối với Việt Nam:................................................................5
PHẦN 2 - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT, KINH TẾ, CHÍNH
TRỊ, VĂN HÓA Ở NƯỚC ANH.............................................................................7
I – Phân tích môi trường pháp luật:....................................................................7
1 - Lịch sử hình thành........................................................................................7
* Giai đoạn năm 1066 đến năm 1485...............................................................7
* Giai đoạn năm 1485 đến năm 1832.............................................................10
* Giai đoạn năm 1832 đến nay........................................................................10
2 - Cấu trúc hệ thống và nguồn luật:..............................................................11
* Lẽ phải...........................................................................................................12
* Nguồn khác....................................................................................................12
* Vai trò của thẩm phán..................................................................................12
3 - Lợi ích khi kinh doanh trên thị trường này.............................................13
* Dịch vụ phát triển nhà đầu tư.........................................................................14


4 - Chi phí khi kinh doanh trên thị trường này............................................16
5 - Rủi ro pháp lý khi kinh doanh trên thị trường này................................19
II - Phân tích môi trường chính trị nước Anh:.................................................21
1 - Thể chế chính trị: Quân chủ nghị viện.....................................................21


a) Hiến pháp:....................................................................................................21
b) Các cơ quan lập pháp:................................................................................21
c) Hành pháp:...................................................................................................25
d) Tư pháp:.......................................................................................................27
e) Thể chế bầu cử:...........................................................................................28
f) Các đảng phái lớn:......................................................................................28
2 - Tình hình chính trị của Vương quốc Anh:...............................................29
a) Trước Brexit:................................................................................................29
b) Sự xuất hiện của Brexit (sự rời khỏi EU của Anh):.................................29
c) Các lợi ích khi kinh doanh trên thị trường này:.......................................34
d) Các rủi ro khi kinh doanh trên thị trường này:.......................................34
e) Các chi phí khi kinh doanh trên thị trường này: .....................................35
III – Phân tích môi trường văn hóa :................................................................35
1 - Ngôn ngữ:...................................................................................................36
2 - Tôn giáo:......................................................................................................36
3 - Thói quen và cách ứng xử:.........................................................................37
4 - Ẩm thực:......................................................................................................39
5 - Văn hóa vật chất:........................................................................................40
6 - Thẩm mĩ & đời sống tinh thần:.................................................................41
IV – Phân tích môi trường kinh tế :..................................................................45
1 – Giới thiệu về nền kinh tế nước Anh:........................................................45
a. Thương mại:.................................................................................................46



b. Đầu tư:..........................................................................................................47
c. Hợp tác phát triển:.......................................................................................47
d. Chính sách đối ngoại:..................................................................................48
e. Tài chính :.....................................................................................................49
f. Nông nghiệp :................................................................................................49
g. Công nghiệp:...............................................................................................50
h. Điện tử:

..............................................................................................50

2 – Từ những đặc điểm kinh tế của nước Anh ta rút ra được:....................51
a) Các lợi ích cho Việt Nam khi kinh doanh trên thị trường Anh:.............51
b) Những chi phí, rủi ro tiềm ẩn cho Việt Nam khi kinh doanh trên thị
trường nước Anh:............................................................................................54
PHẦN 3 - KẾT LUẬN VỀ ĐỘ HÁP DẪN CỦA THỊ TRƯỜNG NƯỚC ANH
……………………………………………………………………………………58


LỜI MỞ ĐẦU
Toàn cầu hoá kinh tế là xu thế tất yếu biểu hiện sự phát triển nhảy vọt của lực
lượng sản suất do phân công lao động quốc tế diễn ra ngày càng sâu rộng trên
phạm vi toàn cầu dưới tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ và tích tụ
tập trung tư bản dẫn tới hình thành nền kinh tế thống nhất. Sự hợp nhất về kinh tế
giữa các quốc gia tác động mạnh mẽ và sâu sắc đến nền kinh tế chính trị của các
nước nói riêng và của thế giới nói chung. Đó là sự phát triển vượt bậc của nền kinh
tế thế giới với tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, cơ cấu kinh tế có nhiều sự thay đổi.
Sự ra đời của các tổ chức kinh tế thế giới như WTO, EU, AFTA.và nhiều tam giác
phát triển khác cũng là do toàn cầu hoá đem lại. Theo xu thế chung của thế giới,
Việt Nam đã và đang từng bước cố gắng chủ động hội nhập kinh tế quốc tế. Đây
không phải là một mục tiêu nhiệm vụ nhất thời mà là vấn đề mang tính chất sống

còn đối với nền kinh tế Việt Nam hiện nay cũng như sau này. Bởi một nước mà đi
ngược với xu hướng chung của thời đại sẽ trở nên lạc hậu và bị cô lập, sớm hay
muộn nước đó sẽ bị loại bỏ trên đấu trường quốc tế. Hơn thế nữa, một nước đang
phát triển, lại vừa trải qua chiến tranh tàn khốc, ác liệt.thì việc chủ động hội nhập
kinh tế với khu vực và thế giới thì lại càng cần thiết hơn bao giờ hết. Trong quá
trình hội nhập, với nội lực dồi dào sẵn có cùng với ngoại lực sẽ tạo ra thời cơ phát
triển kinh tế. Việt Nam sẽ mở rộng được thị trường xuất nhập khẩu, thu hút được
vốn đầu tư nước ngoài, tiếp thu được khoa học công nghệ tiên tiến, những kinh
nghiệm quý báu của các nước kinh tế phát triển và tạo được môi trường thuận lợi
để phát triển kinh tế. Tuy nhiên, một vấn đề bao giờ cũng có hai mặt đối lập. Hội
nhập kinh tế quốc tế mang đến cho Việt Nam rất nhiều thời cơ thuận lợi nhưng
cũng đem lại không ít khó khăn thử thách. Chính vì vậy, việc tìm hiểu về môi
trường của các quốc gia khác trên thế giới trong quá trình xúc ti ến hoạt động xuất
1


khẩu là điều hết sức cần thiết. Điều này cung cấp rất nhiều các thông tin cần thiết
và hữu ích cho các doanh nghiệp Việt Nam trong việc lựa chọn các phương thức và
cách thức thâm nhập vào thị trường nước ngoài một cách dễ dàng hơn. Đó cũng
chính là mục đích của đề tài tiểu luận “ Đánh giá thị trường nước Anh”.

2


PHẦN 1 – GIỚI THIỆU VỀ NƯỚC ANH
I – Các thông tin cơ bản:
_Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland hay Vương quốc Liên hiệp Đại
ANh và Bắc Ireland; thường gọi là Vương Quốc Anh hoặc Anh Quốc, là một quốc
gia có chủ quyền tại châu Âu. Quốc gia này nằm tại ngoài khơi đại lục châu Âu,
bao gồm đảo Anh và phần đông bắc của đảo Ireland, cùng nhiều đảo nhỏ.

 Tên quốc gia: Vương Quốc Anh (tên tiếng Anh: United Kingdom)
 Thủ đô: London
 Diện tích: 243 610 km2
 Dân số: 64.1 triệu người (2014)
 Tiền tệ: Đồng bảng Anh (ký hiệu: £, mã ISO: GBP)
 Múi giờ: GMT (UTC+0); mùa hè: BST (UTC+1)
 Ngôn ngữ: tiếng Anh
_Tổng diện tích của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland xấp xỉ 243.610
kilômét vuông (94.060 sq mi). Quốc gia chiếm phần lớn quần đảo Anh và gồm đảo
Anh, một phần sáu đông bắc của đảo Ireland và một số đảo nhỏ hơn xung quanh.
_Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm giữa Bắc Đại Tây Dương
và biển Bắc, bờ biển đông nam Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm
cách bờ biển miền bắc nước Pháp trong vòng 22 dặm (35km), cách nhau qua eo
biển Manche.
_Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland nằm giữa các vĩ độ 49° và 61°
B, và các kinh độ 9° T và 2° Đ. Bắc Ireland có biên giới trên bộ dài 224 dặm (360
3


km) với Cộng hòa Ireland. Đường bờ biển của Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland dài 11 073 dặm (17 820km). Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland
được liên kết với đại lục châu Âu thông qua Đường hầm eo biển Manche với chiều
dài 31 dặm (50km) (24 dặm (38km) dưới biển), là đường hầm dưới nước dài nhất
trên thế giới.
_ Anh chiếm hơn một nửa tổng diện tích Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc
Ireland, với 130 395 kilômét vuông (50.350 sq mi). Hầu hết Anh là địa hình đất
thấp, địa hình đồi núi nằm ở tây bắc của đường Tees-Exe; gồm dãy núi Cumbrian
tại Lake District, Pennines và các đồi đá vôi tại Peak District, Exmoor và Dartmoor.
Các sông và cửa sông chính là Thames, Severn và Humber. Núi cao nhất Anh là
Scafell Pike (978 mét (3.209 ft)) tại Lake District.

_Scotland chiếm gần một phần ba tổng diện tích Vương quốc Liên hiệp Anh
và Bắc Ireland, với 78 772 kilômét vuông (30.410 sq mi) và bao gồm gần 800 đảo,
chủ yếu nằm tại phía tây và phía bắc của đại lục; đáng kể là các quần đảo Hebrids,
Orkney và Shetland.
_Wales chiếm dưới một phần mười tổng diện tích của Vương quốc Liên hiệp
Anh và Bắc Ireland, với 20 779 kilômét vuông (8.020 sq mi).Địa hình Wales hầu
hết là đồi núi, song miền nam có ít đồi núi hơn miền bắc và miền trung. Khu vực cư
dân và công nghiệp chính nằm tại miền nam.
_Bắc Ireland tách biệt với đảo Anh qua biển Ireland và eo biển Bắc, có diện
tích 14 160 kilômét vuông (5.470 sq mi) và hầu hết là đồi. Bắc Ireland có hồ lớn
nhất quần đảo Anh là Lough Neagh với diện tích 388 kilômét vuông (150 sq mi).
Đỉnh cao nhất tại Bắc Ireland là Slieve Donard thuộc dãy núi Mourne với độ cao
852 mét (2.795 ft).
_Vương quốc Liên hiệp Anh và Bắc Ireland có khí hậu ôn đới, lượng mưa
dồi dào quanh năm. Nhiệt độ biến hóa theo mùa, hiếm khí giảm xuống dưới −11 °C
4


(12 °F) hoặc tăng trên 35 °C (95 °F). Gió phổ biến thổi từ tây nam và mang theo
thường xuyên các đợt thời tiết ôn hòa và mưa từ Đại Tây Dương, song phần phía
đông hầu như bị chắn gió do hầu hết mưa rơi tại các khu vực phía tây, phía đông do
đó khô hơn. Các hải lưu Đại Tây Dương được Gulf Stream làm ấm và đem đến
mùa đông ôn hòa; đặc biệt là tại phía tây nơi mà mùa đông có mưa nhất là tại vùng
cao. Mùa hè ấm hơn tại khu vực đông nam của Anh, do là nơi nằm sát đại lục châu
Âu nhất, và phía bắc là nơi mát nhất. Tuyết rơi dày có thể xuất hiện trong mùa đông
và đầu mùa xuân tại những vùng cao.

II - Thị trường Anh đối với Việt Nam:
_Anh Quốc là thị trường đầy triển vọng đối với doanh nghiệp Việt Nam.
Tiềm năng xuất khẩu hàng hóa Việt Nam sang Anh rất lớn. Anh được đánh giá là

một trong những thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam trong EU. Quan hệ
thương mại giữa Việt Nam và Vương quốc Anh đã có những tăng trưởng không
ngừng trong các năm vừa qua. Năm 2005, kim ngạch xuất nhập khẩu hai chiều chỉ
khiêm tốn ở mức chưa đạt mốc 1 tỷ USD, nhưng đến năm 2010, kim ngạch xuất
nhập khẩu đã đạt mức xấp xỉ 2 tỷ USD, tăng 44,7% so với cùng kỳ năm 2010.
_Chính sự khác biệt về cơ cấu sản phẩm xuất khẩu giữa Việt Nam và Anh đã
tạo điều kiện thuận lợi cho Việt Nam đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường Anh nhất
là đối với sản phẩm tiêu dùng. Bởi hầu hết các công ty Anh đều tập trung vào
những sản phẩm công nghệ cao, y tế, dược phẩm, máy móc thiết bị…hơn là sản
xuất hàng tiêu dùng thiết yếu. Vì vậy, Anh có nhu cầu lớn về những mặt hàng mà
Việt Nam có ưu thế bao gồm nông lâm thủy sản, dệt may, da giày và các sản phẩm
tiểu thủ công nghiệp. Gần đây nhất (01/03/2018), Việt Nam đang được xem là đối
tác tiềm năng với nhiều doanh nghiệp ngành thực phẩm đồ uống của Anh khi các
thị trường truyền thống không còn nhiều lợi thế. Thực phẩm và đồ uống là lĩnh vực
5


sản xuất lớn nhất ở Anh, đóng góp khoảng 7% vào tổng giá trị nền kinh tế. Các thị
trường truyền thống ở châu Á của ngành thực phẩm, đổ uống Anh đang là Trung
Quốc, Ấn Độ, hay Singapore. Quy mô ngành lớn, cùng với nhu cầu tìm kiếm đối
tác mới sau Brexit, các thị trường truyền thống trở nên chật chội với doanh nghiệp
Anh. Và theo đại diện Hội đồng thương mại Anh - ASEAN, triển vọng hợp tác
không chỉ một chiều. Đây là cơ hội cho cả hai phía, trong đó có Việt Nam
_Tuy nhiên trên thực tế, các doanh nghiệp Việt Nam chưa khai thác được hết
điều kiện này. Hàng hóa xuất khẩu của VN chỉ đáp ứng được một phần rất nhỏ
những nhu cầu trên của thị trường Anh.
_Mặc dù Anh được xem là nước có nền kinh tế mở, ủng hộ thương mại tự do
toàn cầu, nhưng hàng xuất khẩu vào thị trường Anh lại phải chịu sự kiểm soát khá
gắt gao về các tiêu chuẩn kỹ thuật, an toàn thực phẩm... mà những "rào cản" này
thường được áp dụng theo tiêu chí mới nhất của châu Âu và thông thường đó cũng

là những tiêu chuẩn cao nhất đang được quốc tế áp dụng.
_Trong Chiến lược phát triển kinh tế của Anh từ nền kinh tế chủ yếu dựa vào
phát triển thương mại dịch vụ, nay tập trung đẩy mạnh năng lực xuất khẩu, các lợi
ích thương mại quốc gia được đặt ở vụ trí trung tâm trong chính sách đối ngoại.
Theo đó, hoạt động xuất khẩu sẽ được tăng cường bằng các biện pháp khuyến
khích, hỗ trợ, tạo thuận lợi tối đa cho doanh nghiệp. Vì vậy, việc xuất khẩu sang
Anh có thể sẽ được kiểm soát thông qua các biện pháp kỹ thuật tinh vi hơn.
_Bên cạnh đó, Anh là thị trường phát triển với thị hiếu tiêu dùng cao nên sản
phẩm và hàng hóa tiêu dùng ngày càng đề cao các giá trị bền vững (như đảm bảo
sức khỏe con người, môi trường, giảm khí các bon)…Điều này sẽ tác động đến các
doanh nghiệp xuất khẩu của ta do yếu tố chi phí thấp, nhân công rẻ không còn là lợi
thế cạnh tranh của sản phẩm Việt Nam.

6


_Một nhân tố khác cũng ảnh hưởng đến việc xuất khẩu của Việt Nam sang
Anh chính là phí và thuế. Hiện nay, những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ta sang
Anh là giày dép, may mặc, đồ gia dụng đều là những mặt hàng trong diện chịu thuế
VAT. Giá sẽ tăng ở mức khoảng 2.1%, trong khi chi tiêu cá nhân có thể giảm
khoảng 0.2%. Chính nhân tố này sẽ ảnh hướng đến việc xuất khẩu của ta sang Anh.
_Người tiêu dùng Anh vốn rất khó tính, hơn nữa đối với việc thay đổi thói
quen và tư duy tiêu dùng của khách hàng là điều không dễ dàng, một khi họ đã
chọn nhà cung cấp thì ít khi đổi sang nhà cung cấp khác. Bên cạnh đó, doanh
nghiệp của Việt Nam chưa nắm bắt rõ các quy định về hàng nhập khẩu của Anh nên
đã gặp không ít khó khăn khi xuất khẩu sang thị trường này.

PHẦN 2 - PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG PHÁP LUẬT, KINH TẾ,
CHÍNH TRỊ, VĂN HÓA Ở NƯỚC ANH
I – Phân tích môi trường pháp luật:

_Việt Nam chủ yếu áp dụng dân luật ( châu Âu lục địa), Vương quốc anh chủ
yếu là luật về các tập quán( thông luật). Vương quốc này hiện có ba hệ thống luật
riêng biệt. Luật Anh, được áp dụng tại Anh và xứ Wales; luật Bắc Ireland áp dụng
tại Bắc Ireland, dựa trên những nguyên tắc của thông luật (common law). Luật
Scotland là sự kết hợp giữa những nguyên tắc của dân luật (civil law) và thông luật,
áp dụng tại Scotland. Các sắc luật liên hiệp năm 1707 bảo đảm sự tồn tại của các hệ
thống luật riêng biệt đối với Scotland.

1 - Lịch sử hình thành
7


* Giai đoạn năm 1066 đến năm 1485
_ Đây là giai đoạn hình thành Thông Luật, bắt đầu vào năm năm 1066 người
Norman đánh bại người Anglo – Sacxon trong trận Hastings, thống trị nước Anh.
William I vốn là một người Pháp lên ngôi vua, ông vẫn duy trì tập quán pháp của
Anh. Nhưng trên thức tế lại cố làm cho mọi người quên đi ảnh hưởng của quá khứ
và xây dựng một chế độ phong kiến tập quyền nhằm nắm độc quyền trong mọi lĩnh
vực của đời sống xã hội kể cả lĩnh vực tư pháp. Thuật ngữ luật chung (Common
Law) xuất phát từ quan điểm cho rằng các tòa án do nhà vua lập ra, áp dụng các tập
quán chung (Common Custom) của vương quốc, trái ngược với những tập tục luật
pháp địa phương áp dụng ở các miền hay ở các tòa án của điền trang, thái ấp phong
kiến.
_ Đến thời vua Henry II (1133 - 1189) là giai đoạn phát triển của một hệ
thống Common law có tính chất quốc gia (a national Common law). Ông gửi
các thẩm phán hoàng gia tới nắm tòa án ở các nơi. Trong nhiều thập kỉ, họ đã phải
cạnh tranh với các tòa án ở địa phương như tòa án của tỉnh (county), tòa án giáo
hội, tòa án của lãnh chúa phong kiến… ông đưa các thẩm phán từ tòa án Hoàng gia
đi khắp nơi trong nước và sưu tầm, chọn lọc cách thức giải quyết các tranh chấp.
Sau đó những thẩm phán này sẽ trở về thành Luân đôn và thảo luận về những vụ

tranh chấp đó với các thẩm phán khác.
_ Những phán quyết này sẽ được ghi lại và dần trở thành án lệ (precedent),
hay theo Tiếng Latin là stare decisis. Theo đó, khi xét xử thẩm phán sẽ chịu sự ràng
buộc bởi những phán quyết đã có từ trước đó. Đến cuối thế kỉ XIII, các Tòa án
Hoàng gia thắng thế trong việc xét xử vì chất lượng xét xử tốt và trình độ chuyên
môn cao. Dần dần, các tòa án địa phương lấy án lệ của Tòa án Hoàng gia làm
khuôn mẫu.

8


_ Common law bắt đầu chiếm vị trí quan trọng và thu hút nhiều công việc
pháp lý, mặc dù trong một thời gian dài đã phải cạnh tranh với nhiều hệ thống pháp
lí: luật tập quán địa phương, luật thương gia hay các quy tắc tập quán phong kiến…
đã tạo ra một hệ thống luật chung và sáng tạo ra một hệ thống tòa án thống nhất đầy
quyền năng, Thuật ngữ "Common Law" bắt đầu xuất hiện từ năm 1154 dưới thời
vua Henry II.
_ Các nguyên tắc bền vững của luật chung đã được tạo ra bởi ba tòa án được
vua Henry II thành lập là Tòa án Tài chính(Court of Exchequer) để xét xử các tranh
chấp về thuế, Tòa án thỉnh cầu Phổ thông (Court of Common Pleas) đối với những
vấn đề không liên quan trực tiếp đến quyền lợi của nhà vua và Tòa án Hoàng
Đế (Court of the King’s Bench) để giải quyết những vụ việc liên quan trực tiếp đến
quyền lợi của Hoàng gia. Đầu tiên, Tòa án Hoàng Đế có thẩm quyền kiểm tra sự
lạm quyền của chính nhà vua, từ đó hình thành ra nguyên tắc căn bản của luật
chung là sự tối thượng của pháp luật (Supremacy of the law). Ngày nay nguyên tắc
này không phải chỉ áp dụng cho vua, mà mọi hành vi của chính quyền đều có thể bị
đưa ra xét xử trước tòa án.
_ Thời kì này sự ra đời và phát triển của hệ thống trát (writ) hay là lệnh gọi
ra tòa). Một người muốn kiện lên tòa án Hoàng gia phải đến Ban thư ký của nhà
vua (chancery), đóng phí và được cấp trát. Trát nêu rõ cơ sở pháp lý mà bên nguyên

đưa ra cho vụ việc của mình. Hệ thống trát có vai trò quan trọng như câu khẩu hiện:
"no writ no remedy" (tạm dịch là không có trát thì không có chế tài). Hệ thống trát
mang đặc trưng của pháp luật Thông luật, chứng tỏ vai trò quan trọng của các thủ
tục tố tụng. Đó là điều mà giới Luật gia Anh cho rằng luật La Mã chỉ giúp cho việc
tìm kiếm giải pháp đúng đắn cho tranh chấp nhưng chưa cho phép thắng kiện.
_ Thông luật hình thành tách biệt với quyền lực lập pháp. Thông luật hình
thành bằng con đường nội tại. Sự hình thành thông luật có tính liên tục và kế thừa
9


lịch sử pháp luật các giai đoạn trước. Nguyên tắc Stare Decisis (tiền lệ phải được
tuân thủ) được hình thành và trở thành nguyên tắc rất quan trọng trong hệ thống
thông luật. Thông luật vừa có tính cứng nhắc vừa có tính linh hoạt.
* Giai đoạn năm 1485 đến năm 1832
_ Đến thế kỷ thứ 15, khi đó xuất hiện một thực tiễn pháp lý là khi Thông luật
không đủ sức để giải quyết một vụ việc, và người đi kiện cho rằng cách giải quyết
của Thông luật là chưa thỏa đáng. Chính điều này là cơ sở để xuất hiện hệ thống
mới là hệ thống pháp luật công bình (system of equity), đồng thời xuất hiện thiết
chế Tòa công bình, do viên Tổng chưởng lý hay Đại Chưởng ấn (Lord Chancellor)
đứng đầu.
_ Trong trường hợp Thông luật không đáp ứng được cho bên bị thiệt hại tức
là không đảm bảo được tính công bằng thì một công chức của tòa án (chancellor) sẽ
trình vụ việc lên nhà vua. Thông qua các đơn từ gửi tới nhà vua và phán quyết của
các chancellors, dẫn đến việc hình thành một hệ thống pháp luật thứ hai gọi là luật
công bằng (Equity law hay Chancery justice).
_ Về bản chất thì luật công bình vẫn chiếm ưu thế hơn so với luật Common
Law trong trường hợp có sự xung đột. Điều này đã được nêu trong Đạo luật hệ
thống Tư pháp (Judicature Acts) năm 1873 và 1875.
* Giai đoạn năm 1832 đến nay
_ Đặc điểm cơ bản của hệ thống Thông luật là dựa trên những phán quyết

theo tập quán của tòa án, và bản thân thuật ngữ luật chung cũng thường được dùng
khi muốn nói đến việc pháp luật nước Anh không căn cứ vào văn bản luật. Cơ sở
của luật chung là các phán quyết của tòa án, thường được gọi là tiền lệ, đây là đặc
điểm cơ bản chủ yếu để phân biệt hệ thống luật này với hệ thống Dân luật của La
Mã – Đức.
10


_ Mặt hạn chế của hệ thống luật chung trước đây là tinh cứng rắn, kém linh
hoạt. Về nội dung cũng như về thủ tục, các tòa án chỉ theo đúng những gì mà tiền lệ
đã làm, nên không thích nghi được với những tình huống phức tạp mới mẻ. Vì vậy,
tại nước Anh, bên cạnh các luật chung còn có lẽ công bằng tự nhiên (equity) được
áp dụng khi luật chung không có. Tình hình này tồn tại cho đến tận thế kỷ 19 khi
Đạo luật Tư pháp (Judicature Act) năm 1873 cũng quy định sự kết hợp giữa luật
chung với các quy định của lẽ công bằng.
_ Đây cũng là giai đoạn cải cách và phát triển pháp luật Anh với sự xuất hiện
của nhiều luật, tòa án hành chính, văn bản hành chính. Đặc biệt là việc gia
nhập EEC năm 1972 có tác động đến sự phát triển của hệ thống pháp luật Anh.
Ngày nay, các luật gia Anh ngày càng quan tâm và có nhiều học hỏi từ hệ thống
Civil law. Sự phát triển của hệ thống luật chung ra khắp thế giới cũng khác với cách
thức phát triển của hệ thống dân luật. các nước theo hệ thống luật chung đều có mối
quan hệ chính trị trực tiếp với nước Anh như Úc, Canada, Ấn Độ, Ireland, Tân Tây
Lan, và Hoa Kỳ.
_ Thông luật có một điểm đặc thù cơ bản đó là không thể tìm thấy các bộ
luật, đạo luật, trong các chuyên luận về luật của các học giả pháp lý mà được tìm
thấy trong các phán quyết của các thẩm phán, ghi nhận lại kết quả giải quyết những
tình huống có thưc trong thực tiễn.
_ Do được hình thành sớm hơn so với nhiều hệ thống pháp luật châu Âu lục
địa, hệ thống pháp luật Anh đã phát triển một cách tập trung và tiếp đó đã đươc
hiện đại hóa, trong khi đó các nước ở châu Âu lục địa còn trong luật La Mã những

quy phạm thích hợp để áp dụng ở nước mình. Hơn nữa, trong tài liệu cần thiết cho
việc tiếp nhận luật La Mã một cách hệ thống hình như không du nhập vào nước
Anh. Do vậy, thông luật được xem là yếu tố giúp hệ thống pháp luật Anh trụ vững
trước sự tác động của luật La Mã và mang những đặc điểm riêng của mình.
11


2 - Cấu trúc hệ thống và nguồn luật:
_ Khác với dân luật, Pháp luật Anh không phân chia thành Luật công (Công
pháp) và luật tư (Tư pháp) vì sự phân biệt này ít có ý nghĩa trong thời kì phong kiến
ở Anh, giai đoạn đầu của sự phát triển Thông luật vì các quyền công và tư được xác
định thông qua quyền lợi về tài sản, nhưng không có sự phân biệt giữa sở hữu tài
sản và các sơ quan công theo kiểu dân luật. Mặt khác, theo quan điểm của người
Anh thì vua là tối cao, tất cả đều phải phục tùng nhà vua không phân biệt công hay
tư. Hệ thống tòa án trở thành nơi xem xét các hoạt động lập pháp, hành pháp, kể cả
trong tranh chấp tư. Do vậy không có sự phân biệt hoàn toàn về quyền lực theo
kiểu dân luật.
* Án lệ
án lệ là một trong những loại nguồn quan trọng và đặc trưng của hệ thống pháp luật
Thông luật nói chung và của pháp luật nước Anh nói riêng để phân biệt đặc trưng
về nguồn trong mỗi hệ thống pháp luật như , tập quán ở các nước châu Phi hay là
Kinh Koran ở hệ thống pháp luật pháp luật Hồi giáo...
* Lẽ phải
Lẽ phải cũng là một nguồn luật thể hiện nét đặc thù của pháp luật Anh thể hiện ở
Luật Công bình. Trong trường hợp một vụ án phát sinh không có tiền lệ pháp phù
hợp, không có luật thành văn hay tập quán pháp thì thẩm phán chính là ngưới tạo ra
luật pháp bằng cách sử dụng lẽ phải.
* Nguồn khác

12



Một số nguồn khác cũng như: học thuyết pháp luật, tập quán pháp… đặc biệt là các
văn bản pháp luật ngày càng được sử dụng nhiều ở các nước sử dụng thông luật
như là hệ quả của việc học tập hệ thống Luật lục địa.
* Vai trò của thẩm phán
_ Có thể thấy vai trò của các thẩm phán và luật sư tại pháp luật Anh là rất
quan trọng, Thẩm phán vừa là người sáng tạo ra luật pháp, người ta thường gọi
Common law là hệ thống pháp luật được tạo nên bởi các thẩm phán judge – made
law),vừa là người giải thích và áp dụng luật pháp, kiểm soát các thủ tục tố tụng rất
được coi trọng ở Thông luật. Thẩm phán được lựa chọn từ một tổ chức gồm
các luật sư thực hành (barrister). Những luật sư thực hành được phân cấp và thẩm
phán chỉ được lựa chọn từ những luật sư thực hành cấp cao hơn, giỏi và giàu kinh
nghiệm (thường là có từ 10 năm kinh nghiệm trở lên).
_ Luật sư tại các nước Thông luật đặc biệt rất được coi trọng. Do thủ tục tố
tụng mang tính tranh tụng, các bên tham gia vào thủ tục tố tụng được coi là có địa
vị pháp lý bình đẳng với nhau, thẩm phán chỉ có vai trò người trung gian phân xử,
không tham gia vào quá trình tranh tụng nhưng lại là người đưa ra phán xét cho vụ
án. Họ chủ yếu dựa vào sự thật tại tòa do các luật sư nêu, nhiều khi không đúng với
sự thật trên thực tế. Vì vậy bên nguyên hay bên bị, bên nào muốn thắng kiện thì
phần nhiều dựa vào tài biện hộ của luật sư bên đó.

3 - Lợi ích khi kinh doanh trên thị trường này
* Đạo luật về Sức khỏe và An toàn lao động 1974
_ Nhà tuyển dụng phải cung cấp cơ sở an toàn và máy móc. Họ phải đảm bảo
rằng sức khỏe của người lao động không bị ảnh hưởng bởi công việc của họ. Doanh
nghiệp có thể giảm chi phí trong thời gian dài do giảm số ngày vắng mặt của nhân
13



viên và không phải bồi thường thiệt hại. Hồ sơ sức khỏe và an toàn tốt là một cách
tốt để khuyến khích tuyển dụng người lao động tốt.
*Cơ quan Thương mại và Đầu tư Vương quốc Anh ( UKTI ) là một bộ phận của
Chính phủ Anh làm việc với các doanh nghiệp có trụ sở tại Vương quốc Anh để
giúp doanh nghiệp thành công tại các thị trường quốc tế và với các nhà đầu tư nước
ngoài đang hướng tới Vương quốc Anh như một điểm đến đầu tư. ế
* Dịch vụ phát triển nhà đầu tư
_ Nếu doanh nghiệp của bạn đã được thành lập ở Anh, bạn sẽ được hỗ trợ những
vấn đề thiết thực như:


kỹ năng lực lượng lao động và tuyển dụng



thị thực và di dân



đổi mới và hỗ trợ công nghệ



thuế và tiếp cận các lựa chọn tài chính



tài sản và kế hoạch
_ Cơ quan cũng có thể giúp bạn hướng dẫn dự án của bạn thông qua chính phủ


quốc gia và địa phương bằng cách cung cấp:


liên kết thành chuyên môn ngành và công nghệ



hỗ trợ phát triển đầu tư cho trụ sở nhóm của bạn



hỗ trợ thông qua các sư đoàn Anh



giúp đỡ xuất khẩu ra nước ngoài



đưa vấn đề của bạn vào chính sách của chính phủ Anh

14


_ Cơ quan cũng sẽ cung cấp cho bạn một điểm liên lạc duy nhất thông qua Quản
lý Tài khoản. Quản lý Tài khoản làm việc trên tất cả các ngành và có nhiều chuyên
môn khác nhau. Cơ quan cũng có thể giới thiệu cho bạn những cơ hội kinh doanh
chủ chốt như các cơ quan chính quyền địa phương, các chuyên gia khuyến khích,
các chuyên gia nghiên cứu và phát triển, các nhà tư vấn lập kế hoạch, các đối tác và
các mạng lưới kinh doanh.

* Khoản tài trợ hoặc ưu đãi dành cho nhà đầu tư
_ Khoản tài trợ khác nhau ở khắp Vương quốc Anh. Có rất nhiều khoản trợ
cấp có sẵn tại Anh để hỗ trợ đầu tư của khu vực tư nhân bởi các nhà đầu tư nước
ngoài và trong nước.
* Kiểm soát ngoại hối
_ Không có kiểm soát trao đổi hạn chế việc chuyển tiền vào hoặc ra khỏi
Anh, mặc dù bất cứ ai mang theo 10.000 € hoặc nhiều hơn bằng tiền mặt khi họ vào
Anh phải khai báo.
* Thực thi hợp đồng và giải quyết tình trạng phá sản
_ Thực thi hợp đồng và giải quyết sự mất khả năng thanh toán là cả hai quá
trình tương đối liền mạch nhờ tính chất phát triển của hệ thống pháp luật của
Anh. Chỉ mất trung bình 400 ngày để thực thi hợp đồng và một năm để giải quyết
sự mất khả năng thanh toán, cả dưới mức trung bình
* Tín dụng
_ Vương quốc Anh xếp hạng số một trên thế giới về việc dễ dàng nhận được
tín dụng. Khu vực tài chính vững chắc và tính đa dạng của việc mua lại tín dụng
cho phép các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp phát triển tiếp cận
tốt với các quỹ cần thiết. Tuy nhiên, biết loại tín dụng nào sẽ phù hợp với hoạt động
kinh doanh nào là một công việc khó khăn và thường đòi hỏi sự trợ giúp.
15


* Thanh toán thuế
_Quá trình thiết lập một doanh nghiệp ở Anh chỉ cần 13 ngày, so với mức
trung bình của Châu Âu là 32 ngày, đưa đất nước này lên vị trí đầu tiên ở châu Âu
và đứng thứ 6 trên thế giới.
* Bảo hộ quyền sở hữu trí tuệ
_ Sở hữu trí tuệ đã rất quan trọng đối với Anh trong một thời gian dài. Luật
thương hiệu đầu tiên đã được Quốc hội Anh thông qua vào năm 1266. Vương quốc
Anh đứng đầu trong việc phát triển các quyền về bằng sáng chế và là người đầu

tiên soạn thảo luật bản quyền với Điều lệ Anne năm 1710. Anh đã sử dụng tốt các
quyền sở hữu trí tuệ này kể từ khi được đưa và thực hiện.
* Tham nhũng
_ Tham nhũng không phải là một trở ngại đối với hoạt động kinh doanh tại
Vương quốc Anh, và các công ty không có khả năng bị đòi hối lộ . Mặc dù có một
số trường hợp bị cô lập về lạm dụng quyền hành hành, Vương quốc Anh khuyến
khích các tiêu chuẩn đạo đức cao trong các dịch vụ công. Đạo luật hối lộ ở Anh
thiết lập trách nhiệm đối với hành vi phạm tội tham nhũng cam kết ở bất cứ nơi nào
trên thế giới, bao gồm cả hối lộ giữa các doanh nghiệp và của các quan chức công
cộng nước ngoài. Nó cũng giới thiệu một hành vi vi phạm trách nhiệm đối với các
công ty không ngăn chặn hối lộ do người đại diện thực hiện; điều này chỉ có thể
tránh được khi thực hiện các chính sách và thủ tục chống tham nhũng.
* Luật hợp đồng
_ Vì thông luật có xu hướng tương đối kém cụ thể nên những hợp đồng được
thảo theo khuôn khổ của thông luật có xu hướng rất chi tiết, trong đó mọi sự ngẫu
nhiên đều phải được giải thích rõ ràng. Các hệ thống luật lại có ưu điểm là có tính

16


linh hoạt cao và cho phép các thẩm phán diễn giải một tranh chấp về hợp đồng theo
tình huống phổ biến.

4 - Chi phí khi kinh doanh trên thị trường này
* Đạo luật về Sức khỏe và An toàn lao động 1974
_ Tăng chi phí cho các doanh nghiệp cần đào tạo nhân viên và tiêu tiền để
duy trì các tiêu chuẩn đã đặt ra
* Bắt đầu một doanh nghiệp
_Phải mất trung bình 13 ngày để bắt đầu kinh doanh, trong thời gian đó đã
làm việc với Cơ quan Doanh thu và Hải quan Hoàng gia (HMRC) và đăng ký thuế

đánh vào thu nhập được gọi là PAYE (trả tiền khi bạn kiếm được). Mặc dù bị tính
phí rất ít hoặc không có, nhưng số thủ tục có thể khiến quá trình này trở nên quá
tốn kém cho các doanh nghiệp.
* Xử lý Giấy phép
_ Xây dựng là một thủ tục tương đối hợp lý ở Anh, mất dưới 100 ngày và chỉ
cần chín thủ tục. Có được sự cho phép lập kế hoạch từ các cơ quan liên quan và
việc kết nối nước và cống rãnh mất nhiều thời gian nhất và là yếu tố tốn kém nhất
của thủ tục.
* Lấy điện
_Mạng lưới điện quốc gia Anh xử lý các kết nối điện và có thể mất hơn 100
ngày để hoàn tất thủ tục tố tụng. Điều này bao gồm việc đệ trình kế hoạch, kiểm tra
và chờ các công việc kết nối bên ngoài được thực hiện. Chọn một nhà cung cấp
điện với mức giá tốt nhất cho bạn cũng có thể là một bãi mìn.
* Đăng ký bất động sản
_Đăng ký bất động sản tại Anh là công việc khó khăn nhất trong việc thiết lập
17


một doanh nghiệp ở nước này, theo số liệu từ Ngân hàng Thế giới và Tập đoàn Tài
chính Quốc tế cho thấy. Thực hiện sáu thủ tục trong 29 ngày, các công việc tốn
nhiều thời gian nhất là tìm kiếm tài sản và quan hệ với luật sư của người mua.
* Các giới hạn về kiểm soát đối ngoại và quyền sở hữu tư nhân và việc thành
lập
_Sở hữu nước ngoài chỉ được giới hạn trong một vài công ty được tư nhân
hóa như tập đoàn Rolls Royce và BAE Systems (máy bay và quốc phòng). Không
một cổ đông nước ngoài nào có thể sở hữu hơn 15% các công ty này. Về mặt lý
thuyết, chính phủ có thể ngăn chặn việc mua lại tài sản sản xuất từ nước ngoài bằng
cách gọi Luật Công nghiệp năm 1975, nhưng nó chưa bao giờ làm như vậy. Đầu tư
vào sản xuất năng lượng và năng lượng đòi hỏi sự chấp thuận về môi trường. Một
số hoạt động dịch vụ (như phát thanh và truyền hình trên đất liền) phải được cấp

phép.
_Vương quốc Anh yêu cầu ít nhất một giám đốc của bất kỳ công ty nào đăng
ký tại Vương quốc Anh phải là thường trú tại Vương quốc Anh. Vương quốc Anh,
với tư cách là thành viên của Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OECD), đăng
ký với Bộ luật Tự do hóa của OECD, cam kết hạn chế tối thiểu về đầu tư nước
ngoài.
_Trong khi Vương quốc Anh không có cơ quan đánh giá đầu tư chính thức
để đánh giá mức độ phù hợp của các khoản đầu tư nước ngoài trong các lĩnh vực
nhạy cảm an ninh quốc gia, một quy trình đánh giá đầu tư đặc biệt hiện có và được
điều hành bởi Bộ chính phủ có liên quan với trách nhiệm pháp lý đối với ngành
đang đề cập
_Vương quốc Anh cung cấp một môi trường chào đón cho các nhà đầu tư
nước ngoài, với sự hạn chế quyền sở hữu vốn đầu tư nước ngoài chỉ trong một số
giới hạn các ngành. Hơn nữa, Đạo luật Ngành (1975) cho phép chính phủ Anh cấm
18


chuyển giao cho các chủ sở hữu nước ngoài từ 30% trở lên các doanh nghiệp sản
xuất quan trọng ở Anh, nếu việc chuyển nhượng đó trái với lợi ích của đất
nước. Mặc dù các quy định này chưa bao giờ được áp dụng trong thực tiễn, nhưng
chúng vẫn được ghi nhận trong các chỉ số Doing Business của Ngân hàng Thế giới
cho "Đầu tư trên các lĩnh vực" vì đây là những biện pháp hạn chế quyền sở hữu
được quy định trong luật pháp.
*Thanh toán thuế
_Hệ thống thuế ở Vương quốc Anh rất khôn khéo, chủ yếu bởi vì hệ thống
pháp luật của đất nước đã được thông qua theo từng giai đoạn. Mất khoảng 110 giờ
mỗi năm để hoàn thành các nghĩa vụ thuế cần thiết, có thể liên quan đến bất cứ thứ
gì từ phí tổn công ty và lao động đến thuế môi trường và thuế bán hàng.
*Giao dịch qua biên giới
_Vương quốc Anh nằm gần mức chuẩn để dễ dàng giao dịch qua biên giới,

với giá cả tiêu chuẩn, thủ tục và thời gian so với các đối tác của OECD. Chuẩn bị
tài liệu, thông quan và trả tiền vận chuyển nội địa và vận chuyển là những mặt khó
khăn nhất.

5 - Rủi ro pháp lý khi kinh doanh trên thị trường này
_ Rủi ro pháp lý trong doanh nghiệp liên quan tới các hành vi pháp lý, là một
lĩnh vực rủi ro mang tính chuyên ngành. Nguyên nhân chủ yếu dẫn đến rủi ro pháp
lý phát sinh từ việc thực hiện các quy định của pháp luật.
Nhìn vào thực tế, một số nguyên nhân mà các doanh nghiệp trong nước hiện nay
đang vấp phải:
+ Thứ nhất là do chính lãnh đạo doanh nghiệp hiểu biết chưa đầy đủ về hệ thống
19


pháp luật và chính sách của nước ngoài, về pháp luật và thông lệ quốc tế...
+ Thứ hai, không thẩm định tư cách pháp lý, tài chính của đối tác nước ngoài, tính
xác thực, chân thật của những giấy tờ mà đối tác cung cấp.
+Thứ ba, ý thức chấp hành pháp luật của nhiều doanh nghiệp nhiều khi chưa tốt.
+Thứ tư, chưa có thói quen sử dụng dịch vụ pháp lý, do thiếu kinh nghiệm nên rất
dễ bị “mắc bẫy” của đối tác trong các điều khoản hợp đồng.
* Thay đổi luật pháp
Chính phủ ngày nay thường xuyên thay đổi luật theo các chính sách chính trị của
mình. Kết quả là các doanh nghiệp liên tục phải đáp ứng với những thay đổi trong
khuôn khổ pháp lý.
_ Ví dụ về những thay đổi pháp luật bao gồm:
i. Việc tạo ra một mức lương tối thiểu quốc gia mà gần đây đã được mở rộng đến
dưới 18 tuổi.
ii. Các yêu cầu đối với các doanh nghiệp để phục vụ cho người tàn tật, bằng cách
xây dựng ramps vào văn phòng, cửa hàng vv
iii. Cung cấp bảo vệ ngày càng chặt chẽ hơn cho người tiêu dùng để bảo vệ họ

chống lại hành vi kinh doanh vô đạo đức.
iv. Tạo ra các quy tắc chặt chẽ hơn về những gì tạo nên sự cạnh tranh công bằng
giữa các doanh nghiệp.
* Rủi ro về việc tuân thủ pháp luật doanh nghiệp
Rào cản ngôn ngữ cũng như sự khác biệtlà khó khăn cho doanh nghiệp việt nam để
hiểu rõ và đầy đủ các quy định và chính sách nước ngoài, gây trở ngại cho việc
tuân thủ luật doanh nghiệp dễ dẫn đến vi phạm phải đền bù thiệt hại.
20


* Rủi ro về việc tuân thủ nghĩa vụ nộp thuế
Nhiều công ty kinh doanh ở Việt Nam thực hiện biện pháp trốn thuế do quy định
chưa chặt chẽ ở Việt Nam nhưng phải tuân thủ và thực hiện đầy đủ các nghĩa vụ
nộp thuế ở vương quốc Anh.

II - Phân tích môi trường chính trị nước Anh:
1 - Thể chế chính trị: Quân chủ nghị viện

a) Hiến pháp:
_Nước Anh không có một bản hiến pháp thành văn giống như nhiều nước
khác. Hiến pháp Anh là một kiểu hiến pháp bất thành văn, mà nguồn của nó là các
thông lệ truyền thống, các đạo luật của nghị viện Anh và pháp luật của Liên minh
Châu Âu. Sự độc đáo và linh hoạt này lý giải một phần việc áp dụng cơ chế phân
quyền “mềm” giữa các cơ quan của bộ máy nhà nước, thiên về xu hướng hợp nhất
quyền lực hơn là phân chia quyền lực rạch ròi.

b) Các cơ quan lập pháp:
* Hạ viện:
_ Hạ viện do nhân dân trực tiếp bầu ra, nhiệm kì 5 năm, là cơ quan quyền lực
tối cao trong nhà nước.

_ Về thành phần: bao gồm 659 thành viên được bầu gọi là các Nghị sĩ . Vể
nghề nghiệp: các Nghị sĩ là các chính trị gia, thương gia, luật gia, công nhân,…

21


×