Tải bản đầy đủ (.pdf) (113 trang)

Lực lượng biệt động thành phố đà nẵng trong kháng chiến chống mỹ, cứu nước, giai đoạn chiến tranh cục bộ

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.23 MB, 113 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN DUY ĐIỆP

LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC,
GIAI ĐOẠN CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 - 1968)

LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Hà Nội - 2018


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI
TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN

NGUYỄN DUY ĐIỆP

LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
TRONG KHÁNG CHIẾN CHỐNG MỸ, CỨU NƢỚC,
GIAI ĐOẠN CHIẾN TRANH CỤC BỘ (1965 - 1968)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã số: 60 22 03 13
LUẬN VĂN THẠC SĨ LỊCH SỬ

Người hướng dẫn khoa học: PGS, TS. Nguyễn Đình Lê

Hà Nội - 2018



LỜI CAM ĐOAN
Tơi xin cam đoan đây là cơng trình nghiên cứu của riêng tôi, được thực
hiện dưới sự hướng dẫn của PGS. TS Nguyễn Đình Lê. Các số liệu, tài liệu sử
dụng trong Luận văn là trung thực, đảm bảo tính khách quan, khoa học và có
nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng.
Tơi xin hồn tồn chịu trách nhiệm trước Hội đồng khoa học về nội dung
Luận văn này của mình.

Hà Nội, ngày

tháng

năm 2017

Học viên

Nguyễn Duy Điệp


LỜI CẢM ƠN
Để hồn thành luận văn này, tơi đã nhận được sự hướng dẫn, quan tâm
giúp đỡ và góp ý nhiệt tình của nhiều tập thể và cá nhân trong và ngồi đơn vị.
Trước hết, tơi xin chân thành cảm ơn Ban Giám hiệu Trường Đại học
Khoa học Xã hội và Nhân văn - Đại học Quốc gia Hà Nội, Ban Chủ nhiệm
Khoa và các thầy, cô trong Khoa Lịch sử đã tạo điều kiện tốt nhất và tận tình
giảng dạy và giúp đỡ tơi trong suốt q trình học tập và hồn thành tốt khố
học này.
Tơi xin cảm ơn Đảng ủy, Chỉ huy Viện Lịch sử quân sự Việt Nam, Ban
sau Đại học, Bộ môn Lịch sử kháng chiến chống Mỹ và đồng nghiệp đã giúp

đỡ và tạo điều kiện thuận lợi cho tơi trong suốt q trình được học tập, cơng
tác và hồn thành luận văn.
Tơi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến PGS. TS Nguyễn Đình Lê. Người
thầy đã ln tận tình, chu đáo hướng dẫn, chỉ bảo và động viên kịp thời giúp
đỡ tôi trong suốt thời gian thực hiện và hoàn thành luận văn.
Cuối cùng, tôi xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình, người thân và bạn
bè đã ln động viên, giúp đỡ tơi trong q trình học tập và thực hiện luận
văn này.
Mặc dù đã hết sức cố gắng, song luận văn khó tránh khỏi những hạn chế
và thiếu sót nhất định. Kính mong nhận được sự thơng cảm cùng những nhận
xét, góp ý quý báu của các thầy, cô và các bạn.
Tôi xin chân thành cảm ơn!
Hà Nội, ngày

tháng 12 năm 2017
Học viên

Nguyễn Duy Điệp


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ...................................................................................................................4
1. Lý do chọn đề tài................................................................................ 4
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề ................................................................. 5
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu ..................................................... 6
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu ..................................................... 7
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu ........................................ 7
6. Đóng góp của luận văn ...................................................................... 8
7. Cấu trúc của luận văn........................................................................ 8
CHƢƠNG 1: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG

THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN “CHIẾN TRANH CỤC
BỘ” 1965 - 1968 .......................................................................................................9
1.1. Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn “Chiến tranh cục bộ” của
Mỹ .......................................................................................................... 9
1.1.1. Vị trí chiến lược của Đà Nẵng........................................................... 9
1.1.2. Trung tâm đầu não quân sự của Mỹ ở miền Trung ....................... 11
1.1.3. Bố trí chiến lược của Mỹ ở Đà Nẵng .............................................. 13
1.2. Sự phát triển mới của lực lƣợng biệt động thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ ......................... 17
1.2.1. Lực lượng biệt động Đà Nẵng trước năm 1965 ............................. 17

1


1.2.2. Tổ chức lực lượng biệt động Đà Nẵng trong giai đoạn 1965 - 1968
..................................................................................................................... 27
Tiểu kết chƣơng 1 ................................................................................ 38
CHƢƠNG 2: HOẠT ĐỘNG CHIẾN ĐẤU CỦA BIỆT ĐỘNG ĐÀ NẴNG
CHỐNG “CHIẾN TRANH CỤC BỘ” ..............................................................40
2.1. Chiến đấu của lực lƣợng biệt động thành phố Đà Nẵng trong
những năm 1965 - 1967 ........................................................................ 40
2.1.1. Chiến đấu của Biệt động Đà Nẵng những năm 1965 - 1966 ........ 41
2.1.2. Biệt động Đà Nẵng trong những năm 1966 - 1967, chuẩn bị cho
Mậu Thân 1968. ......................................................................................... 47
2.2. Biệt động Đà Nẵng trong cuộc Tổng tiến công và nổi dậy Mậu
Thân (1968) .......................................................................................... 53
2.2.1. Đợt Tết Mậu Thân (Đợt 1) ............................................................... 53
2.2.2. Đợt Hè (Đợt 2) và Đợt Thu (Đợt 3) ................................................. 56
Tiểu kết chƣơng 2 ................................................................................ 64
CHƢƠNG 3: MỘT SỐ VẤN ĐỀ RÚT RA TỪ TỔ CHỨC VÀ HOẠT

ĐỘNG CỦA LỰC LƢỢNG BIỆT ĐỘNG ĐÀ NẴNG TRONG NHỮNG
NĂM 1965 - 1968 ...................................................................................................66
3.1. Quán triệt và vận dụng linh hoạt đƣờng lối chiến tranh nhân dân
của Đảng, xây dựng lực lƣợng biệt động phù hợp với điều kiện, đặc
điểm tình hình thành phố Đà Nẵng trong từng giai đoạn, từng nhiệm
vụ cách mạng. ...................................................................................... 67

2


3.2 Xây dựng thế trận lòng dân là nền tảng của hoạt động tác chiến
biệt động ở thành phố Đà Nẵng ........................................................... 70
3.3. Tích cực xây dựng, phát triển lực lƣợng biệt động có số lƣợng
hợp lý, chất lƣợng cao, đồng thời xây dựng thế trận chiến tranh nhân
dân liên hoàn, vững chắc. .................................................................... 74
3.4. Vận dụng linh hoạt các cách đánh độc đáo, sáng tạo, nâng cao
hiệu quả tác chiến. Giữ vững vai trò lãnh đạo của cấp uỷ đảng, kết
hợp chặt chẽ 3 mũi giáp công trong tác chiến biệt động. ................... 80
3.5. Xây dựng con ngƣời - Yếu tố quyết định đến thắng lợi trong hoạt
động tác chiến của biệt động ............................................................... 83
Tiểu kết chƣơng 3 ................................................................................ 88
KẾT LUẬN .............................................................................................................90
TÀI LIỆU THAM KHẢO ....................................................................................94
PHỤ LỤC ............................................................................................................. 100

3


MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài đề tài

Sau thất bại của chiến lược “Chiến tranh đặc biệt”, giữa năm 1965, Mỹ
trực tiếp đưa quân vào miền Nam Việt Nam, thực hiện chiến lược “Chiến
tranh cục bộ”. Thành phố Đà Nẵng được Mỹ củng cố, nâng cấp thành căn cứ
quân sự liên hợp hải - lục - không quân lớn thứ hai ở miền Nam, với việc
quân Mỹ trực tiếp tham chiến tại chiến trường miền Nam, cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước của quân và nhân dân ta bước vào giai đoạn khó khăn,
ác liệt. Tại các đơ thị ở miền Nam trong đó có Đà Nẵng, một số đơn vị biệt
động được thành lập và phát triển về tổ chức, qn số, vũ khí trang bị, trình
độ kỹ chiến thuật. Đây là một thành phần lực lượng đặc biệt, có cách đánh
thật đặc biệt, có sự đóng góp rất quan trọng, hiệu quả rất cao trong các trận
đánh ở địa bàn đô thị. Lực lượng biệt động đã tiến hành các trận đánh táo bạo,
bất ngờ, gây nhiều tổn thất rất lớn về sinh lực bậc cao và phương tiện chiến
tranh hiện đại của địch, tạo tâm lý luôn hoang mang, bất ổn ngay trong hang ổ
đầu não của chúng.
Trong giai đoạn 1965 - 1968, lực lượng biệt động có sự phát triển vượt
bật, thật sự trở thành lực lượng sắc bén, cùng với lực lượng đặc công hậu cứ,
biến hậu phương địch thành tiền phương ta. Trong tác chiến ở đơ thị và vùng
ven, ngồi những cuộc đấu tranh chính trị của quần chúng, mũi thọc sâu của
bộ đội đặc cơng, cịn có những trận đánh của lực lượng biệt động. Lực lượng
biệt động ln có cách đánh độc đáo, sáng tạo, mưu trí và hết sức linh hoạt.
Đây là lực lượng nòng cốt trong các hoạt động tác chiến của chiến tranh nhân
dân ở đô thị và vùng ven đô, là lực lượng dẫn đường, chủ động đánh chiếm
các mục tiêu, hỗ trợ tích cực cho các mũi thọc sâu của bộ đội chủ lực tiến
công vào thành phố, thị xã.

4


Ra đời, chiến đấu và phát triển trong lòng địch, trưởng thành nhanh
chóng trên chiến trường khốc liệt, lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng có

những đặc thù về tổ chức và chiến thuật. Và đây đã trở thành những đề tài
lớn, được nhiều tập thể và cá nhân các nhà khoa học, nhà quân sự quan tâm
tìm hiểu, nghiên cứu dưới các góc độ khác nhau; tuy nhiên, đến nay chưa có
cơng trình khoa học nào tái hiện đầy đủ quá trình phát triển và hoạt động tác
chiến của lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước, giai đoạn 1965-1968. Nghiên cứu lực lượng biệt động thành
phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước có ý nghĩa cấp thiết,
nhằm khẳng định những chiến công xuất sắc của lực lượng biệt động, góp
phần quan trọng vào việc xây dựng lực lượng, thế trận chiến tranh nhân dân
bảo vệ Tổ quốc, giáo dục truyền thống yêu nước cách mạng cho các tầng lớp
nhân dân, nhất là thế hệ trẻ hiện nay.
Từ những lý do trên, chúng tôi chọn vấn đề: “Lực lượng biệt động
thành phố Đà Nẵng trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước, giai đoạn
chiến tranh cục bộ (1965-1968)” làm đề tài luận văn tốt nghiệp cao học, với
hy vọng góp phần tái hiện quá trình phát triển và hoạt động tác chiến của lực
lượng biệt động thành phố Đà Nẵng, trong kháng chiến chống Mỹ, cứu nước,
giai đoạn “chiến tranh cục bộ” (1965-1968), rút ra một số nhận xét nhằm vận
dụng ít nhiều cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề
Cho đến nay, đã có một số tài liệu tổng kết, hồi ký, kỷ yếu hội thảo
khoa học có liên quan trực tiếp hoặc gián tiếp đến nội dung đề tài trên những
khía cạnh nhất định. Một số cơng trình có nội dung liên quan đến đề tài điển
hình là: Lịch sử Tự vệ Biệt động Đà Nẵng, Nxb. Đà Nẵng 2005; “Một thời để
nhớ” do Ban Liên lạc Biệt động thành phố Đà Nẵng phát hành; Tổng kết
chiến tranh nhân dân địa phương, chuyên đề: Chỉ đạo xây dựng và hoạt động
5


tác chiến của tự vệ biệt động, du kích, đặc cơng trong 30 năm chiến tranh giải
phóng; Những cuộc khởi nghĩa, trận đánh, chiến dịch trên chiến trường Nam

Trung Bộ (1945 - 1975) biên niên sự kiện và tư liệu; Lịch sử lực lượng vũ
trang nhân dân thành phố Đà Nẵng 1945 - 2000; “Khu V - 30 năm chiến
tranh giải phóng” (Tập II); Đề tài cấp BQP “Tổng kết hoạt động tác chiến của
lực lượng vũ trang biệt động Quân khu V trong kháng chiến chống Mỹ, cứu
nước (1954-1975)”… Các cơng trình nói trên, đều ít nhiều đề cập đến phạm
vi, nội dung nghiên cứu của đề tài.
Trên cơ sở kế thừa các kết quả nghiên cứu từ các cơng trình trên, học
viên tiến hành sưu tầm từ nguồn sách, hồi ký của các tác giả nước ngoài được
các cơ quan thông tấn, Nhà xuất bản trong nước dịch và ấn hành, có nội dung
liên quan đến đề tài tiêu biểu như: Tài liệu mật Bộ Quốc phòng Mỹ về chiến
tranh Việt Nam, Trung tâm Thông tin Khoa học quân sự sao lục, 2008; Tài
liệu mật Lầu Năm góc, Viện Lịch sử quân sự Việt Nam sao lục, 2009; Giôdép Am-tơ, Lời phán quyết về Việt Nam, Nxb. Quân đội nhân dân, Hà Nội,
1985; George. C. Herring, Cuộc chiến tranh dài ngày nhất của nước Mỹ,
Nxb. Chính trị quốc gia, Hà Nội, 1998; Mai-cơn Mác-lia, Việt Nam - Cuộc
chiến tranh mười nghìn ngày, Nxb. Sự thật, Hà Nội, 1990; Chiến công từ làn
nước biếc, Nxb. Đà Nẵng, Đà Nẵng, 2010…. Đây là những tài liệu rất quan
trọng để học viên tham khảo, trích dẫn trong q trình thực hiện luận văn của
mình
3. Mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu
3.1 Mục tiêu:
- Tái hiện quá trình hình thành, phát triển và hoạt động tác chiến của
lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn “chiến tranh cục bộ”.

6


- Khẳng định vị trí, vai trị và những đóng góp của lực lượng biệt động
thành phố Đà Nẵng giai đoạn “chiến tranh cục bộ”, trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
3.2 Nhiệm vụ:

- Làm rõ sự ra đời của lực lượng biệt động - một yêu cầu khách quan,
tất yếu; vấn đề cốt lõi của cách mạng miền Nam Việt Nam ở đơ thị.
- Vai trị và những đóng góp của lực lượng biệt động thành phố Đà
Nẵng giai đoạn chiến lược “Chiến tranh cục bộ”, trong cuộc kháng chiến
chống Mỹ, cứu nước.
- Rút ra một số nhận xét đánh giá từ thực tiễn phát triển và hoạt động
tác chiến của lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng, vận dụng vào công
cuộc xây dựng lực lượng vũ trang nhân dân, tăng cường quốc phịng an ninh,
góp phần xây dựng và bảo vệ Tổ quốc hiện nay.
4. Đối tƣợng và phạm vi nghiên cứu
4.1. Đối tượng nghiên cứu:
Lực lượng biệt động thành phố Đà Nẵng, trong cuộc kháng chiến chống
Mỹ, cứu nước.
4.2. Phạm vi nghiên cứu:
- Không gian: Thành phố Đà Nẵng
- Thời gian: Từ năm 1965 đến 1968
5. Cơ sở lý luận và phƣơng pháp nghiên cứu
5.1. Cơ sở lý luận
Dựa trên quan điểm duy vật biện chứng và duy vật lịch sử của chủ
nghĩa Mác - Lê nin, đường lối quân sự của Đảng Cộng sản Việt Nam.
5.2. Phương pháp nghiên cứu

7


Sử dụng kết hợp các phương pháp lịch sử, lơgíc, phân tích tổng hợp, so
sánh, trong đó, chủ yếu là lịch sử, lơgíc.
6. Đóng góp của luận văn
Góp phần phục dựng quá trình hình thành, phát triển và tổ chức thực
hành chiến đấu của lực lượng biệt động tại Đà Nẵng trong giai đoạn bước

ngoặt của cuộc kháng chiến chống Mỹ, cứu nước 1965-1968;
Rút ra một số nhận xét, đánh giá nhận định góp phần nào cho việc xây
dựng lực lượng vũ trang nhân dân, sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc
Góp phần vào việc giáo dục, bồi đắp truyền thống lịch sử cách mạng,
tinh thần yêu nước, ý chí tự lực, tự cường đối với các thế hệ người Việt Nam.
7. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Phụ lục và Tài liệu tham khảo, nội dung
chính gồm 3 chương:
Chương 1: Xây dựng và tổ chức lực lượng biệt động thành phố Đà
Nẵng trong giai đoạn “Chiến tranh cục bộ” 1965 - 1968
Chương 2: Hoạt động chiến đấu của biệt động Đà Nẵng chống “Chiến
tranh cục bộ”
Chương 3: Một số vấn đề rút ra từ tổ chức và hoạt động của lực lượng
biệt động Đà Nẵng trong những năm 1965 - 1968.

8


Chương 1: XÂY DỰNG VÀ TỔ CHỨC LỰC LƯỢNG BIỆT
ĐỘNG THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG TRONG GIAI ĐOẠN “CHIẾN
TRANH CỤC BỘ” 1965 - 1968
1.1. Thành phố Đà Nẵng trong giai đoạn “Chiến tranh cục bộ”
của Mỹ
1.1.1. Vị trí chiến lược của Đà Nẵng
Đà Nẵng là thành phố cảng biển được hình thành sớm nhất và lớn nhất
khu vực miền Trung; giữ vị trí chiến lược quan trọng về kinh tế - xã hội và
quốc phòng - an ninh. Trong các thế kỷ XIV, XV, Đà Nẵng là miền biên viễn,
là phên dậu phía Nam nước Đại Việt. Từ thế kỷ XVI đến thế kỷ XIX, dưới
thời Trịnh - Nguyễn phân tranh, rồi đến triều Nguyễn, Đà Nẵng là pháo đài
trấn thủ phía Nam kinh thành Huế. Cách mạng Tháng Tám 1945 thành cơng,

Tua - ran (Tourane) khơng cịn là nhượng địa của thực dân Pháp và trở về với
tên cũ là Đà Nẵng. Khi cuộc kháng chiến chống Pháp xâm lược nước ta lần
thứ hai nổ ra, Đà Nẵng được đổi tên thành thành Thái Phiên.
Trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, thành phố Đà Nẵng trực
thuộc tỉnh Quảng Nam. Năm 1962, xuất phát từ yêu cầu nhiệm vụ của cách
mạng, Khu ủy Khu 5 quyết định chia tách tỉnh Quảng Nam thành: Quảng
Nam và Quảng Đà, thành phố Đà Nẵng thuộc tỉnh Quảng Đà*. Đến đầu năm
1965, trước yêu cầu nhiệm vụ cách mạng, Khu ủy Khu 5 quyết định tách Đà
Nẵng ra khỏi tỉnh Quảng Đà, trực thuộc Khu ủy.
Tháng 7 năm 1967, Khu uỷ thành lập Đặc khu uỷ Quảng Đà (gồm
Quảng Đà và Đà Nẵng). Về tổ chức Đảng gọi là Đặc khu ủy; về mặt quân sự
gọi là Mặt trận Quảng Đà (với mật danh là Mặt trận 44) [28; tr. 266].

*

Địa giới tỉnh Quảng Đà từ Duy Xuyên trở ra giáp với tỉnh Thừa Thiên-Huế.

9


Là thành phố biển rất đặc thù về điều kiện tự nhiên, Đà Nẵng có vị trí
chiến lược quan trọng, đứng thứ hai ở miền Nam Việt Nam (sau Sài Gịn).
Rừng núi chiếm khoảng 40 % diện tích, chủ yếu tập trung ở phía tây và tây
bắc thành phố, trong đó có nhiều dãy núi cao và rộng, có giá trị kinh tế, du
lịch và quốc phòng an ninh. Thành phố Đà Nẵng được bao bọc, che chắn bởi
các dãy núi tự nhiên có nhiều giá trị về mặt quân sự; núi Phước Tường ở phía
tây, núi Hải Vân ở phía tây bắc, núi Ngũ Hành Sơn (cịn gọi là núi Non Nước)
ở đơng nam, phía đơng bắc là bán đảo Sơn Trà.
Cửa biển Đà Nẵng là vùng biển sâu có độ sâu 10 - 15m, rất thuận lợi cho
các loại tàu ra vào cập bến; bờ biển kéo dài 70 km2, dọc bờ biển có nhiều cửa

sơng Nam Ơ, sơng Hàn và nhiều bãi biển đẹp, thống mát. Trong chiến tranh
xâm lược, quân Pháp và Mỹ đều lợi dụng làm nơi đổ bộ qn bằng đường
biển.
Sơng ngịi Đà Nẵng có các sơng lớn như: sơng Trường Định - Thủy Tú
(sông Cu Đê), sông Tuý Loan, sông Cầu Đỏ - Cẩm Lệ, sơng Hàn, có nhiều
cầu bắc qua: Cầu Đỏ nằm trên đường 1 là cửa ngõ phía nam của thành phố,
cầu Trịnh Minh Thế (nay là cầu Nguyễn Văn Trỗi) nằm gần sở chỉ huy Quân
đoàn 1 - Quân khu I, qn đội Sài Gịn bắc qua sơng Hàn rồi dẫn ra bãi biển
Mỹ Khê. Trên địa bàn thành phố có nhiều ao, hồ, kênh, rạch. Đây là những
vật chắn tự nhiên cho khu trung tâm của thành phố gồm quận Nhất, quận Nhì
(nay là quận Hải Châu, quận Thanh Khê; có thời gian, quận Nhất là quận
Thanh Khê, quận Nhì là quận Hải Châu). Bến đị Xu là một nút giao thơng
đường thủy quan trọng ở phía nam thành phố. Tại quận Ba (nay là quận Sơn
Trà) chủ yếu là dân chài sinh sống, đời sống người dân rất nghèo khổ, phương
tiện qua lại sông Hàn chủ yếu bằng ghe thuyền. Tuy nhiên, hồn cảnh vạn đị
lụp xụp tạm bợ ấy lại là “tấm bình phong” ngụy trang cho khu căn cứ nổi
Sông Đà. Nơi tàu địch neo đậu, các kho bom đạn, kho xăng dầu, khu cư xá sĩ
10


quan, những tốn binh lính địch tập trung sinh hoạt ăn uống... là những mục
tiêu của biệt động Đà Nẵng.
Vành đai phía nam thành phố Đà Nẵng bắt đầu từ núi Non Nước qua
Hoà Đa (nay là Hoà Xuân), Hoà Phước, Hồ Châu, Hịa Thái (nay là Hịa
Tiến) là khu vực có nhiều đồi cát, sình lầy, cây cỏ um tùm, người dân giàu
truyền thống đấu tranh cách mạng. Đó là điều kiện thuận lợi để hình thành,
phát triển khu căn cứ Đa Mặn - Mỹ Thị (K20), căn cứ lõm của biệt động cánh
Đơng quận Nhất tại Hồ Đa. Xa hơn là các xã vùng ven như Điện Ngọc, Điện
Nam, Điện Thắng, Điện An, Điện Hoà, Điện Thọ, Điện Tiến (nay thuộc thị xã
Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam) có địa hình bằng phẳng, người dân chủ yếu sinh

sống bằng nghề nông (trồng lúa nước, thuốc lá...), cùng một số ngành nghề
thủ cơng truyền thống, là nơi có phong trào đấu tranh cách mạng kiên cường,
là hậu cứ của các đội biệt động. Phía bắc thành phố, quận Nhì xây dựng căn
cứ lõm Hồng Phước (Hòa Khánh) - “địa chỉ đỏ” của lực lượng đặc công biệt
động tập kết khi tiến công vào nội thành.
1.1.2. Trung tâm đầu não quân sự của Mỹ ở miền Trung
Từ năm 1965, trước sự phá sản của “chiến tranh đặc biệt”, Mỹ đưa quân
viễn chinh vào miền Nam, tiến hành cuộc “chiến tranh cục bộ”. Chúng đã cho
xây dựng lên một loạt căn cứ trên các địa bàn chiến lược, từ ven biển miền
Trung Bộ đến Tây Nguyên, từ Trị - Thiên, miền Đông Nam Bộ đến một số
nơi ở đồng Bằng sông Cửu Long. Nhiều đầu mối giao thông và hải cảng quan
trọng ở miền Nam cũng trở thành căn cứ của chúng.
Cũng như thực dân Pháp trước đây, Mỹ nhận thức rõ tầm quan trọng của
Đà Nẵng và Đà Nẵng một lần nữa lại là vị trí đầu tiên đặt chân của xâm lược
Mỹ, xây dựng nơi đây thành căn cứ liên hiệp quân sự lớn nhất miền trung.
Ngày 8 tháng 2 năm 1965, Mỹ đưa một tiểu đoàn tên lửa HAWK vào Đà

11


Nẵng. Một tháng sau, ngày 8 tháng 3, 2 tiểu đoàn thủy quân lục chiến Mỹ đổ
bộ lên cảng Phú Lộc, xã Hoà Hiệp, huyện Hoà Vang (nay thuộc quận Liên
Chiểu) và sân bay Đà Nẵng với đầy đủ vũ khí hạng nặng, mở đầu cho sự tham
chiến trực tiếp của quân chiến đấu Mỹ trên chiến trường miền Nam Việt Nam.
Cuối tháng 6 năm 1965, Mỹ lại đổ thêm 9.000 quân vào Đà Nẵng, nâng tổng
số quân chiến đấu Mỹ trên vành đai Đà Nẵng lên gần 25.000 tên, hoạt động
trên tuyến vòng cung từ đèo Hải Vân, qua Phước Tường, đến Non Nước [25;
tr. 208].
Ngay sau khi đổ quân vào Đà Nẵng, Mỹ tiến hành tu sửa, mở rộng và
hiện đại hóa sân bay Đà Nẵng thành căn cứ không quân lớn nhất miền Trung

và lớn thứ hai ở miền Nam. Sau một thời gian nâng cấp, sân bay này đã có 2
đường băng chính và một đường băng phụ. Đường băng chính dài 3.500m,
rộng 500m có thể đón được tất cả các loại máy bay, kể cả máy bay B52. Bên
cạnh sân bay Đà Nẵng, Mỹ còn xây dựng các sân bay Nước Mặn và Xuân
Thiều nhằm đánh phá sâu vào vùng nông thôn và vùng núi thuộc vùng I chiến
thuật.
Đi đôi với việc xây dựng và hiện đại hóa các sân bay, Mỹ đã đầu tư, mở
rộng hải cảng Đà Nẵng, với 2 bến chính và 6 bến phụ, có bến rộng tới
9.800m2. Hệ thống bến, cầu tàu được xây dựng suốt hai bên bờ sông Hàn dọc
từ cửa sông đến cầu Trịnh Minh Thế để đón nhận, bốc dỡ hàng chục vạn tấn
vũ khí, đạn dược, xe cộ, hàng hóa, quân trang, quân dụng.
Bên cạnh đó, Mỹ cịn mở rộng và hiện đại hóa các quân cảng Bạch
Đằng, Tiên Sa, Phú Lộc. Đặc biệt là Tiên Sa, từ năm 1965, Mỹ trực tiếp quản
lý quân cảng này phục vụ riêng cho mục đích quân sự.
Đồng thời với việc mở rộng các sân bay, hải cảng, Mỹ chú ý đầu tư, mở
rộng và nâng cấp hệ thống đường giao thông phục vụ cơ động quân đội, vũ
khí và các phương tiện chiến tranh khác. Hàng loạt đường giao thông lớn như:
12


Độc Lập, Bạch Đằng, Thống Nhất, Lê Lợi, Hùng Vương, v.v...được mở rộng
và nâng cấp. Đồng thời, chúng xây thêm một chiếc cầu qua sông Hàn song
song với cầu Trịnh Minh Thế để tăng cường cho việc chuyển quân và phương
tiện chiến tranh.
Đi đôi với việc khẩn trương đầu tư nâng cấp sân bay, hải cảng, Mỹ còn
tiến hành xây dựng hệ thống kho An Đồn, Hoà Cầm và căn cứ hậu cần Bầu
Mạc. Các kho xăng dầu Liên Chiểu, Nại Hiên và trong sân bay Đà Nẵng được
xây dựng thêm bồn và lắp đặt hệ thống bơm để tiếp nhận xăng từ các đoàn
tàu.
Như vậy, khi Mỹ triển khai chiến lược “chiến tranh cục bộ” Đà Nẵng

nhanh chóng trở thành trung tâm đầu não vùng I chiến thuật của Mỹ và chính
quyền Sài Gịn. Tại đây, có Bộ chỉ huy vùng I chiến thuật, bộ tư lệnh quân
đoàn 1, cơ quan đại biểu chính phủ Bắc Trung phần, nha cảnh sát Bắc Trung
nguyên Trung phần và các cơ quan đầu não của thành phố Đà Nẵng. Đà Nẵng
không chỉ là trung tâm chính trị, quân sự của chính quyền Sài Gịn ở miền
Trung, mà cịn là căn cứ khơng quân và hải quân lớn nhất miền Trung, và là
căn cứ liên hợp quân sự lớn thứ 2 ở miền Nam.
1.1.3. Bố trí chiến lược của Mỹ ở Đà Nẵng
Với vị trí chiến lược trọng yếu của khu vực miền Trung và miền Nam,
nên tại Đà Nẵng, lực lượng chiếm đóng của địch có lúc lên đến 10 vạn quân,
trong đó, quân Mỹ và quân đồng minh chiếm 60%, đặt dưới sự chỉ huy của
Bộ Tư lệnh lực lượng lính thủy đánh bộ số 3, Bộ Tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm
Vùng I chiến thuật Quân đội Sài Gòn và Bộ chỉ huy Đặc khu Đà Nẵng, đảm
nhiệm các hoạt động quân sự trên địa bàn ở các tỉnh, thành từ Quảng Ngãi trở
ra đến Quảng Trị, lên biên giới Việt - Lào và chỉ huy dẫn đường máy bay, tàu
chiến đánh phá miền Bắc. Ngồi ra cịn có các cơ quan đại diện chính quyền

13


Sài Gòn và các đảng phái phản động, Tổng lãnh sự quán Mỹ, Pháp, Phân chi
cục tình báo Trung ương Mỹ (C.I.A)…đóng chân tại Đà Nẵng [10; tr. 225].
Để bảo vệ sự an toàn cho căn cứ liên hợp quân sự Đà Nẵng, Mỹ và
quân đội Sài Gòn đã tập trung mọi lực lượng và phương tiện chiến tranh xây
dựng một hệ thống phòng thủ nhiều lớp, nhiều tuyến, đặc biệt trong giai đoạn
“chiến tranh cục bộ”, Mỹ đã đầu tư xây dựng tuyến hàng rào điện tử Mắc Nama-ra bao quanh Đà Nẵng nhằm ngăn chặn các mũi tiến công của quân và
dân ta vào nội thành. Kết hợp xây dựng hệ thống phòng ngự, là lực lượng
quân Sài Gịn đủ sắc lính bố trí dày đặc từ thành phố đến xã, phường, kèm
kẹp nhân dân.
Riêng ở Đà Nẵng, Hòa Vang, từ giữa năm 1965, cùng với các đợt hành

quân càn quét, đánh phá, mở rộng địa bàn chiếm đóng, tạo vỏ bọc che chắn
Đà Nẵng, chúng gấp rút mở rộng và hiện đại hóa bến cảng, sân bay, hệ thống
trận địa, kho tàng; kiện toàn nâng cấp sở chỉ huy các Bộ tư lệnh Quân đoàn 1
kiêm Vùng I chiến thuật; xây dựng Bộ tư lệnh Cụm lực lượng lính thủy đánh
bộ số 3 (Đệ tam Hải - Lục - Khơng qn), sở chỉ huy các sư đồn lính thủy
đánh bộ ở Sơn Trà, Sũng Mây, các trận địa pháo, tên lửa đất đối không, các
trạm ra đa, trung tâm dẫn dường cho máy bay, tàu chiến đánh phá miền Bắc,
các trung tâm huấn luyện tân binh, biệt kích, người nhái, các kho hậu cần
chiến dịch, chiến thuật... Chúng còn triển khai hệ thống phòng ngự nhiều
tầng, nhiều lớp với hàng trăm căn cứ, chốt điểm; “về phía tây đã lên tới Gò
Hà, đập An Trạch, Túy Loan; phía nam đã lan đến Điện Bàn. Trên một đường
vịng cung có bán kính 15 ki-lơ-mét chen chúc dày đặc các sở chỉ huy, sân
bay, kho tàng, bến cảng, cứ điểm của Mỹ - ngụy. Riêng huyện Hòa vang, địch
đã đóng 87 cứ điểm. Xã Hịa Liên 20 cứ điểm. Hai đầu một thơn nhỏ của xã
Hịa Thọ là 2 cứ điểm quân Mỹ” [25; tr. 209]. Ngoài việc tận dụng các trận
địa, đồn bốt cũ do Pháp để lại, chúng còn huy động lực lượng, phương tiện để
14


xây dựng mới các hệ thống phòng ngự với sự áp dụng tối đa thành tựu khoa
học công nghệ cao nhằm bảo vệ các căn cứ, chốt điểm, ngăn chặn ta tiếp cận
tiến công.
- Lập hệ thống căn cứ liên hiệp, bảo vệ các cơ quan đầu não của Mỹ và
chính quyền Sài Gịn ở dọc tuyến ven biển, các vùng đông dân cư, đặc biệt là
các thành phố, thị xã.
- Sử dụng lực lượng cơ động mở các cuộc hành qn “tìm diệt”.
- Tiến hành bình định có trọng điểm, kết hợp gom dân lập ấp, tiêu diệt
lực lượng du kích, triệt phá cơ sở cách mạng.
- Phong tỏa biên giới, giới tuyến, ven biển.
- Xây dựng hệ thống căn cứ hậu cần, khai thông và bảo vệ các trục giao

thông thủy bộ, huyết mạch.
- Tăng cường chiến tranh phá hoại miền Bắc.
Sau khi đề ra các kế hoạch, biện pháp, quân chiến đấu Mỹ cùng các
phương tiện chiến tranh ồ ạt được đổ vào miền Nam Việt Nam, nâng quân số
từ 81.100 tên (7.1965) lên 206.772 tên (12.1965), trong đó có 184.314 tên Mỹ
(gồm 3 sư đồn, 3 lữ đoàn Mỹ, 1 sư đoàn và 1 lữ đoàn chư hầu).
Quân đội Sài Gòn cũng được tăng cường lên 520.000 tên, gồm 10 sư
đoàn, 4 trung đoàn, 20 tiểu đoàn độc lập, trang bị 966 khẩu pháo 105, 155 ly,
1396 xe tăng, thiết giáp, 2.186 máy bay, 341 tàu chiến [8; tr. 198-199].
Theo kế hoạch sau khi hoàn thành việc triển khai, bố trí lực lượng, quân
đội Mỹ và quân đội Sài Gòn sẽ tung lực lượng, mở các cuộc phản cơng chiến
lược mùa khơ nhằm tìm diệt lực lượng vũ trang cách mạng miền Nam, chiếm
lại những địa bàn đã mất, giành lại thế chủ động trên chiến trường.
Cuối năm 1965, toàn bộ sư đoàn 1 và sư đồn 3 lính thủy đánh bộ đã có
mặt trên chiến trường Quảng Đà, Quảng Nam, chúng chia thành những cánh
quân, mở các cuộc càn quét đánh phá, mở rộng địa bàn chiếm đóng tại các
15


vùng Tây Bắc, khu Trung và khu Đơng Hịa Vang; từng bước hình thành nên
các tuyến phịng thủ bảo vệ căn cứ Đà Nẵng. Bên trong, các đơn vị hậu cần kỹ thuật nhanh chóng xây dựng, nâng cấp sở chỉ huy các bộ tư lệnh, cụm lực
lượng lính thủy đánh bộ số 3 (III MAF), ta gọi là đệ tam hải, lục, khơng qn
(chỉ huy tồn bộ lực lượng lính thủy đánh bộ Mỹ ở miền Nam, bộ tư lệnh tại
An Hải, quận 3 - Đà Nẵng). Bộ tư lệnh Quân đoàn 1 kiêm vùng I chiến thuật
quân đội Sài Gịn ở Hịa Thuận, sở chỉ huy sư đồn 3 lính thủy đánh bộ Mỹ ở
Sủng Mây; đồng thời cho xây dựng, mở rộng các Sân bay: Đà Nẵng, Xuân
Thiều, Nước Mặn; các bến cảng Tiên Sa, Nại Hiên..., các khu kho, bãi: An
Đồn, Bãi 600, Phước Lý, Bàu Mạc, Liên Chiểu; các trận địa pháo hạng nặng:
La Bông, Dương Mẹo, Thanh Vinh. Ở ngoài khơi Đà Nẵng, các tàu sân bay,
tàu hộ tống thuộc Hạm đội 7 hải quân Mỹ ngày đêm rình rập và thường xuyên

áp sát khu vực gần bờ.
Quân Mỹ và quân đội các quốc gia đồng minh của Mỹ đổ vào Đà Nẵng
đã tạo điều kiện cho quân đội Sài Gòn củng cố, phát triển lực lượng, tăng
cường tổ chức càn quét, lấn chiếm. Chúng đã xây dựng hơn 80 căn cứ, chốt
điểm, tập trung trên những hướng chủ yếu như: Tây Bắc, Tây Nam, Nam và
Đông Nam Đà Nẵng, tạo thành chiếc áo giáp vững chắc che chắn cho trung
tâm.
Ở vịng ngồi bao quanh Đà Nẵng cũng như ở nhiều khu vực căn cứ
quân sự khác của Mỹ tại miền Nam, quân Mỹ dùng bom, đạn bắn phá gây
nhiều tội ác đối với nhân dân ta như đốt nhà, cày ủi làng mạc, chiếm đất, giết
hại dân thường.
Tại Đà Nẵng và Hoà Vang, Mỹ và chính quyền Ngơ Đình Diệm tăng
cường bộ máy chính quyền các cấp, đưa Nguyễn Văn Tốn (Quốc dân Đảng),
làm thị trưởng. Phân chia Đà Nẵng thành 3 quận (Nhất, Nhì, Ba) với 28 xã,
phường, 138 khu phố, 10.624 liên gia. Mỗi xã, phường có Hội đồng hương
16


chính, phân chi cảnh sát, 1 trung đội dân vệ, 1 đồn bình trị và cơng dân vụ;
mỗi khu phố có 1 ban trị sự. Phân chia Hịa Vang ra làm 5 khu hành chính
(Khái Đơng, Q Giáng, Cẩm Lệ, Túy Loan, Xuân Thiều) tổng cộng 24 xã,
phường, 130 thôn, ấp [8; tr. 158].
Để chuẩn bị cho "tố cộng, diệt cộng", chúng ra sức củng cố các nhà tù,
trại giam, mỗi khu hành chính có 1 trung tâm cải huấn, mỗi xã có 2 đến 3 lớp
học “tố Cộng”. Chính quyền Ngơ Đình Diệm tổ chức các cuộc hành qn càn
quét vào các vùng có phong trào cách mạng phát triển trong kháng chiến
chống Pháp; hàng nghìn cán bộ, đảng viên, cơ sở cách mạng bị bắt, bị tra tấn
dã man, nhiều người bị thủ tiêu, hoặc bị đày đi Buôn Ma Thuột, Côn Đảo,
Phú Quốc. Trước sự truy lùng, đàn áp tàn khốc của kẻ thù hầu hết các tổ chức
Đảng đều bị vỡ. Cuối năm 1958, tại Hoà Vang chỉ cịn 6 cán bộ hoạt động bí

mật [5; tr. 107]. Phong trào cách mạng lúc này đang gặp mn vàn khó khăn.
Âm mưu và hành động của Mỹ và chính quyền Sài Gịn ở thành phố Đà
Nẵng đã khiến lực lượng vũ trang nói chung, lực lượng biệt động thành phố
Đà Nẵng phải khẩn trương hành động để chặn bàn tay tội ác của chúng, tạo
thế và lực mới cho cuộc kháng chiến.
1.2. Sự phát triển mới của lực lƣợng biệt động thành phố Đà Nẵng
trong giai đoạn chống “Chiến tranh cục bộ” của Mỹ
1.2.1. Lực lượng biệt động Đà Nẵng trước năm 1965

Bằng thắng lợi vĩ đại Điện Biên Phủ “lừng lẫy năm châu, chấn động địa
cầu”, chính quyền Pháp buộc phải ký Hiệp định Geneve về chấm dứt chiến
tranh, lập lại hồ bình ở Việt Nam (ngày 21 tháng 7 năm 1954). Theo đó, đất
nước ta tạm thời chia thành 2 miền, lấy vĩ tuyến 17 làm giới tuyến quân sự
tạm thời. Lợi dụng cơ hội này, Mỹ từng bước hất cẳng Pháp, trực tiếp xâm
lược miền Nam Việt Nam.
17


Chính phủ Mỹ ra sức viện trợ kinh tế, quân sự ồ ạt cho chính quyền Sài
Gịn, hỗ trợ cho cơng cuộc xây dựng, hồn thiện bộ máy chính quyền của Ngơ
Đình Diệm.
Bước sang 1959, phong trào đấu tranh của nhân dân miền Nam ngày
càng dâng cao, hoạt động đấu tranh chính trị và vũ trang nổ ra khắp nơi, báo
hiệu một thời kỳ cách mạng mới đang đến gần. Trong tình thế này, cách mạng
miền Nam cần một đường lối hoàn chỉnh để lãnh đạo nhân dân miền Nam đấu
tranh giành lại quyền sống. Trước đòi hỏi của lịch sử, từ ngày 12 tháng 1 năm
1959, Ban Chấp hành Trung ương Đảng họp Hội nghị lần thứ 15 (mở rộng)
tại Hà Nội và ra Nghị quyết về nhiệm vụ cách mạng miền Nam; trong đó nhấn
mạnh “cách mạng Việt Nam do Đảng ta lãnh đạo bao gồm hai nhiệm vụ chiến
lược: cách mạng xã hội chủ nghĩa ở miền Bắc và cách mạng dân chủ nhân dân

ở miền Nam. Hai nhiệm vụ chiến lược đó tuy tính chất khác nhau, nhưng
quan hệ hữu cơ với nhau, song song tiến hành, ảnh hưởng sâu sắc lẫn nhau,
nhằm phương hướng chung là giữ vững hịa bình, thực hiện thống nhất nước
nhà” [29; tr. 62].
Nghị quyết Hội nghị Trung ương lần thứ 15 đáp ứng nguyện vọng bức
thiết của cán bộ, đảng viên và đơng đảo quần chúng cách mạng, góp phần tạo
nên sự chuyển biến căn bản của phong trào cách mạng miền Nam. Để có thực
lực cho cách mạng miền Nam, yêu cầu xây dựng, phát triển lực lượng vũ
trang trên chiến trường miền Nam trở nên cấp thiết hơn bao giờ hết. Cùng với
việc tái lập, tổ chức lại các lực lượng vũ trang, Đảng Lao động Việt Nam chủ
trương khơi phục hình thức tác chiến biệt động đã phát huy hiệu quả cao trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược và phát triển lên tầm cao
mới nhằm đối phó với các thủ đoạn mới của Mỹ và chính quyền Sài Gịn.
Dưới ánh sáng của Nghị quyết 15, ở Đà Nẵng phong trào cách mạng
chuyển biến căn bản. Đảng bộ dần dần được khôi phục, lực lượng vũ trang
18


từng bước được xây dựng, làm chỗ dựa vững chắc cho phong trào đấu tranh
cách mạng. Sau Đại hội Đảng bộ Tỉnh, Ban cán sự Đảng ở Đà Nẵng được
thành lập gồm 4 đồng chí (Nguyễn Đức An, Nguyễn Duy Hưng, Nguyễn
Quảng Đà, Nguyễn Hồng Minh), do đồng chí Nguyễn Đức An làm Bí thư.
Ban cán sự Đà Nẵng chủ trương nhanh chóng phục hồi các tổ chức Đảng và
quần chúng; xây dựng phát triển cơ sở bên trong, lấy khu Đơng Hồ Vang
làm bàn đạp hoạt động theo phương thức bí mật. Ở khu Tây dựa vào cơ sở
bàn đạp ở Hòa Khánh, Hòa Minh để hoạt động, xây dựng cơ sở, dần dần phát
triển thành chi bộ bí mật ở Xuân Đán, do đồng chí Võ Thị Nghề làm Bí thư
[8; tr. 168]. Lúc này ở Đà Nẵng hình thành 3 quận: Đơng Giang, Tây Giang
và Nội thành. Sau đó tách ra làm 4 khu: Khu Đơng, Khu Tây, Khu Nam, Khu
sơng Đà.

Tóm lại giai đoạn này, Đảng bộ và nhân dân Đà Nẵng, Hòa Vang đã
vượt qua nhiều thử thách, hy sinh, kiên trì trụ bám, xây dựng, duy trì phong
trào đấu tranh chống mọi âm mưu, thủ đoạn của Mỹ và chính quyền Sài Gịn,
gìn giữ lực lượng và từng bước khôi phục phong trào, phát triển cơ sở cách
mạng trong lòng thành phố, tạo nên bước nhảy vọt về chất của phong trào
cách mạng địa phương. Từ đây các cơ sở chính trị, các lực lượng, trong đó có
lực lượng vũ trang được khơi phục và phát triển, làm nòng cốt cho những đơn
vị bộ đội địa phương, nhất là lực lượng tự vệ biệt động có điều kiện xây dựng
và phát triển về lực lượng, góp phần quan trọng làm thất bại các âm mưu, thủ
đoạn của Mỹ, đưa phong trào cách mạng ở Đà Nẵng giành nhiều thắng lợi to
lớn ở các giai đoạn tiếp theo.
Bước sang giai đoạn từ 1961 đến 1964, các đội biệt động, đánh địch
trong thành thị và vùng ven ở Đà Nẵng được thành lập.

19


Đầu năm 1961, Mỹ chuyển sang thực hiện chiến lược “chiến tranh đặc
biệt”, tăng cường cố vấn, nhân viên quân sự và phương tiện chiến tranh vào
miền Nam Việt Nam. Quân đội Sài Gòn cũng được gia tăng, tổ chức thành
những sư đoàn, lữ đoàn dưới sự chỉ huy của các cố vấn Mỹ. Để thực hiện kế
hoạch “bình định”, quân đội Mỹ và quân đội Sài Gòn bắt đầu xây dựng với
quy mô lớn hệ thống đồn bốt, quận lỵ, chi khu và những căn cứ quân sự,
những kho hậu cần chiến lược khắp miền Nam Việt Nam. Mỹ và chính quyền
Sài Gịn tăng cường hoạt động nhằm các mục tiêu lớn, ổn định được tình hình
chính trị, an ninh, tách nhân dân với các lực lượng cách mạng để tiêu diệt
phong trào kháng chiến bằng quốc sách “ấp chiến lược”, tăng cường phòng
thủ các thành phố thị xã, ngăn chặn các cuộc tiến công và mọi hoạt động xâm
nhập của ta.
Để đạt được những mục tiêu đề ra, Mỹ tiếp tục ra sức củng cố nhãn hiệu

“độc lập, dân chủ” giả hiệu của chính quyền Sài Gịn, kết hợp với tăng cường
bộ máy kìm kẹp ở cơ sở, dùng lực lượng quân sự ưu thế của cả Mỹ và Sài
Gịn đánh sâu vào các vùng giải phóng, đẩy mạnh dồn dân lập ấp chiến lược ở
nông thôn ven đô và ngoại thành đi đôi với thực hiện các biện pháp nơ dịch,
đầu độc về văn hố, tư tưởng trong nhân dân (nhất là thanh niên), đồng thời
đàn áp những người yêu nước, tiến bộ.
Ngày 28 tháng 1 năm 1961, Tổng thống Mỹ Kennơđi (Kennedy) thông
qua kế hoạch chống nổi dậy ở miền Nam Việt Nam với nội dung: Tăng cường
viện trợ, xây dựng và phát triển lực lượng qn đội Sài Gịn để chống du kích
tại chỗ. Mỹ thực hiện kế hoạch Xtalây - Taylơ (Stalay - Taylor) với mục tiêu
bình định miền Nam Việt Nam trong 18 tháng (7.1961 - 12.1962); tăng cường
viện trợ quân sự và kinh tế cho chính quyền Sài Gịn, phát triển qn đội để
tiến hành “Chiến tranh đặc biệt” với các biện pháp cơ bản: Tìm diệt lực lượng
vũ trang và cơ sở cách mạng, bình định để nắm dân; trong đó, “bình định”
20


được coi là mục tiêu chủ yếu và là biện pháp chiến lược trung tâm xuyên suốt
cuộc chiến tranh. Trên chiến trường Liên khu 5, từ đầu năm 1961, Mỹ và
chính quyền Sài Gịn ráo riết đơn qn bắt lính, đưa tổng số lên 130.000 quân;
về chủ lực, chúng tập trung 4/7 sư đoàn, liên tiếp mở các cuộc hành quân càn
quét vào các căn cứ địa cách mạng. Cuộc kháng chiến của quân và dân Liên
khu 5 chuyển sang một giai đoạn chiến lược mới ngày càng quyết liệt và gian
khổ.
Trước âm mưu mới của địch, tháng 1 năm 1961, Bộ Chính trị Trung
ương Đảng có nghị quyết cụ thể hóa thêm một bước đường lối cách mạng
miền Nam trong giai đoạn mới: Đẩy mạnh hơn nữa đấu tranh chính trị, đồng
thời đẩy mạnh đấu tranh vũ trang lên song song với đấu tranh chính trị, tiến
cơng địch bằng cả hai mặt trận chính trị và quân sự, đánh địch trên cả 3 vùng
chiến lược rừng núi, nông thôn đồng bằng và đơ thị, kết hợp đấu tranh chính

trị, quân sự với binh vận, kết hợp khởi nghĩa với chiến tranh cách mạng “đẩy
lùi địch từng bước, đánh đổ địch từng bộ phận, giành thắng lợi từng phần”,
tiến tới “Tổng cơng kích, tổng khởi nghĩa” giành chính quyền về tay nhân
dân.
Thực hiện chủ trương và phương châm tác chiến của Ban Chấp hành
Trung ương Đảng, các quân khu, tỉnh, thành phố phát triển rộng rãi lực lượng
vũ trang, tạo thế đứng chân trên hầu khắp các vùng chiến lược. Đối với lực
lượng đặc công, Trung ương Cục chủ trương xây dựng rộng rãi lực lượng đặc
công đánh bộ, đặc công nước và đặc công biệt động (biệt động) làm 2 nhiệm
vụ chính:
- Làm nịng cốt trong việc tiêu diệt hệ thông đồn bốt nhỏ, phối hợp với
các lực lượng khác tiến công các chi khu, quận lỵ, trại lực lượng đặc biệt, diệt
tề, trừ gian, phá “ấp chiến lược”.

21


×