Tải bản đầy đủ (.pdf) (134 trang)

Mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa linh sơn, phường thanh nhàn, quận hai bà trưng, thành phố hà nội

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.05 MB, 134 trang )

ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

ĐÀO THỊ GIANG

MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CHÙA LINH
SƠN, PHƢỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI

Hà Nội - 2017


ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

TRƢỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC XÃ HỘI VÀ NHÂN VĂN
----------------------------

ĐÀO THỊ GIANG

MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CHÙA LINH
SƠN, PHƢỜNG THANH NHÀN, QUẬN HAI BÀ TRƢNG,
THÀNH PHỐ HÀ NỘI

Chuyên ngành: Công tác xã hội
Mã số: 60.90.01.01

LUẬN VĂN THẠC SĨ CÔNG TÁC XÃ HỘI



Ngƣời hƣớng dẫn khoa học: PGS.TS Nguyễn Tuấn Anh

Hà Nội - 2017


LỜI CAM ĐOAN

Tôi xin cam đoan những nội dung trong luận văn “Mô hình chăm sóc ngƣời cao
tuổi tại chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội” là
công trình nghiên cứu do tôi thực hiện dƣới sự hƣớng dẫn của PGS.TS Nguyễn Tuấn
Anh.
Kết quả nghiên cứu của luận văn dựa trên quá trình thu thập thông tin. Các số liệu
và kết quả nghiên cứu là trung thực. Các tài liệu tham khảo đƣợc trích dẫn rõ ràng.
Tác giả
Đào Thị Giang


LỜI CẢM ƠN

Để hoàn thành luận văn này, tôi đã nhận đƣợc rất nhiều sự ủng hộ, động viên và
giúp đỡ từ phía thầy cô, gia đình và bạn bè.
Trƣớc tiên, tôi xin gửi lời biết ơn chân thành, sâu sắc tới PGS.TS Nguyễn Tuấn
Anh, thầy đã hƣớng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình thực tập và thực hiện luận
văn. Thầy là ngƣời đã tận tình chỉ bảo, gợi mở và phát triển các ý tƣởng, luôn động
viên, khích lệ tôi vƣợt qua những trở ngại khi thực hiện đề tài nghiên cứu này.
Tôi xin gửi lời cảm ơn tới trụ trì, sƣ thầy và toàn thể các bà các cô, các thành viên
tham gia các hoạt động của chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng,
thành phố Hà Nội đã nhiệt tình giúp đỡ, tạo điều kiện cho tôi tiến hành nghiên cứu tại
chùa.

Mặc dù đã có nhiều cố gắng nỗ lực, song luận văn không thể tránh khỏi những
thiếu sót và hạn chế. Tôi rất mong nhận đƣợc sự đóng góp ý kiến của thầy cô và các
bạn.
Xin trân trọng cảm ơn!
Hà Nội, tháng 12 năm 2017
Học viên
Đào Thị Giang


MỤC LỤC
DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT ........................................................................................... 1
DANH MỤC BẢNG – BIỂU – HÌNH ............................................................................ 2
PHẦN MỞ ĐẦU .............................................................................................................. 3
1.

Lý do chọn đề tài ...................................................................................................... 3

2.

Tổng quan vấn đề nghiên cứu .................................................................................. 5

2.1.

Cácnghiên cứu trên thế giới ................................................................................... 6

2.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam ................................................................................... 9

3.


Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu ....................................................................... 14

4.

Phạm vi nghiên cứu ................................................................................................ 14

5.

Mục đích nghiên cứu .............................................................................................. 15

6.

Nhiệm vụ nghiên cứu ............................................................................................. 15

7.

Câu hỏi nghiên cứu ................................................................................................ 15

8.

Ý nghĩa của nghiên cứu.......................................................................................... 16

8.1.

Ý nghĩa khoa học ................................................................................................. 16

8.2.

Ý nghĩa thực tiễn .................................................................................................. 16


9.

Phƣơng pháp nghiên cứu........................................................................................ 17

9.1.

Phƣơng pháp phân tích tài liệu ............................................................................ 17

9.2.

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu ................................................................................ 17

PHẦN NỘI DUNG ........................................................................................................ 19
CHƢƠNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ ĐỊA BÀN NGHIÊN CỨU ................................. 19
1.1.

Cơ sở lý luận của đề tài ........................................................................................ 19

1.1.1.

Các khái niệm công cụ...................................................................................... 19

1.1.1.1.

Khái niệm mô hình ........................................................................................ 19

1.1.1.2.

Khái niệm ngƣời cao tuổi .............................................................................. 20


1.1.1.3.

Khái niệm sức khỏe ....................................................................................... 20

1.1.1.4.

Khái niệm chăm sóc ngƣời cao tuổi .............................................................. 21


1.1.1.5.

Khái niệm công tác xã hội ............................................................................. 22

1.1.1.6.

Khái niệm Phật giáo ...................................................................................... 24

1.1.1.7. Khái niệm tụng kinh và lợi ích của tụng kinh ................................................... 25
1.1.2.

Các lý thuyết ứng dụng trong nghiên cứu ........................................................ 27

1.1.2.1.

Thuyết nhu cầu của Abraham Maslow .......................................................... 27

1.1.2.2.

Thuyết hệ thống ............................................................................................. 30


1.1.3.

Đặc điểm tâm, sinh lý ở Người cao tuổi ........................................................... 32

1.1.3.1.

Đặc điểm sinh lý của ngƣời cao tuổi ............................................................. 32

1.1.3.2.

Đặc điểm tâm lý ở ngƣời cao tuổi ................................................................. 33

1.1.4.

Nhu cầu của người cao tuổi ............................................................................. 34

1.1.5. Quan điểm, luật pháp, chính sách của Đảng và Nhà nước trong việc chăm sóc,
hỗ trợ người cao tuổi ở Việt Nam hiện nay .................................................................... 37
1.1.5.1.

Những chủ trƣơng của Đảng ......................................................................... 37

1.1.5.2. Luật pháp và chính sách của nhà nƣớc về chăm sóc ngƣời cao tuổi ................ 37
1.2.

Tổng quan về địa bàn nghiên cứu ........................................................................ 39

Tiểu kết chƣơng I ........................................................................................................... 42
CHƢƠNG II. CƠ CẤU TỔ CHỨC CỦA MÔ HÌNH CHĂM SÓC NGƢỜI CAO

TUỔI TẠI CHÙA LINH SƠN………………………………………………………...43
2.1. Quá trình hình thành của mô hình ........................................................................... 43
2.2. Mục đích, nhiệm vụ và đối tƣợng hỗ trợ của mô hình ............................................ 45
2.3. Cơ cấu tổ chức của mô hình và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của mô
hình ................................................................................................................................. 48
Tiểu kết chƣơng II .......................................................................................................... 64
CHƢƠNG III. CÁC HOẠT ĐỘNG CHĂM SÓC NGƢỜI CAO TUỔI TẠI CHÙA
LINH SƠN ..................................................................................................................... 65
3.1. Phòng khám, chữa bệnh cho ngƣời cao tuổi ......................................................... 65
3.2. Tổ cơm .................................................................................................................... 69
3.3. Tổ cháo cho bệnh nhân ........................................................................................... 72


3.4. Hoạt động tụng kinh của các tổ kinh....................................................................... 76
3.5. Hoạt động của tổ bao sái ......................................................................................... 80
3.6. Hoạt động từ thiện đi xa .......................................................................................... 81
3.7. Ƣu điểm và hạn chế của mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn từ
góc nhìn công tác xã hội................................................................................................. 83
3.7.1. Ƣu điểm của mô hình ........................................................................................... 83
3.7.2. Hạn chế của mô hình .......................................................................................... 100
Tiểu kết chƣơng III....................................................................................................... 102
PHẦN KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ .................................................................. 103
1.

Kết luận ................................................................................................................ 103

2.

Khuyến nghị ......................................................................................................... 104


DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO ..................................................................... 106
PHỤ LỤC ..................................................................................................................... 110


1

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT

Từ viết tắt

Từ đầy đủ

CTXH

Công tác xã hội

NCT

Ngƣời cao tuổi

CSSK

Chăm sóc sức khỏe

PGS

Phó giáo sƣ

TS


Tiến sĩ

ĐHQGHN

Đại học Quốc gia Hà Nội

PVS

Phỏng vấn sâu

TLH

Tâm lý học

TP

Thành phố


2

DANH MỤC BẢNG – BIỂU – HÌNH

Bảng 3.1. Số lƣợng bệnh nhân và số lƣợng NCT đến khám và điều trị bệnh tại Phòng
khám từ thiện từ ngày 08/01/2017 đến 21/05/2017

Biểu đồ 2.1: Biểu đồ thể hiện số tiền nhận đƣợc từ các nhà tài trợ và công đức của mô
hình từ năm 2013- 2017

Hình 1.1. Thang nhu cầu của Maslow

Hình 2.1 : Sơ đồ tổ chức của mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn
Hình 2.2. Sơ đồ tổ chức của Tổ cơm từ thiện
Hình 2.3. Sơ đồ tổ chức của phòng khám, chữa bệnh từ thiện
Hình 2.4. Sơ đồ tổ chức tổ tụng kinh


3

PHẦN MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
Việt Nam là quốc gia đang có tốc độ già hóa một cách nhanh chóng, do tuổi thọ
bình quân ngày càng tăng trong khi tỷ suất sinh và tỷ suất chết giảm. Khuynh hƣớng
nhân khẩu học này là một trong những thành tựu to lớn đối với Việt Nam, liên quan tới
những cải thiện đáng kể về y tế, dinh dƣỡng và phát triển kinh tế-xã hội. Tuy nhiên, già
hóa dân số một cách nhanh chóng cũng tạo ra những thách thức lớn đối với Việt Nam.
“Theo kết quả chủ yếu điều tra biến động dân số và kế hoạch hóa gia đình của tổng cục
thống kê (2016) thì tỉ lệ ngƣời cao tuổi so với tổng dân số ở Việt Nam tăng từ 7,1%
năm 1989 lên 8,0% năm 1999, 8,7% năm 2009, 10,2% năm 2014, 11,3% năm 2015 và
đạt đến 11,9% vào năm 2016. Tuổi thọ trung bình của dân số ngày càng cao đã làm tỷ
trọng ngƣời từ 65 tuổi trở lên tăng từ 4,7% năm 1989 lên 5,8% năm 1999, 6,4% năm
2009, 7,1% năm 2014, 7,6% năm 2015 và 8,0% năm 2016. Chỉ số già hoá (tính bằng tỷ
số giữa tỷ lệ ngƣời cao tuổi với tỷ lệ trẻ em) đã tăng từ 18,2% năm 1989 lên 24,3%
năm 1999, 35,5% năm 2009, 43,3% năm 2014, 47,1% năm 2015 và 50,1% năm 2016.
Điều đó cho thấy xu hƣớng già hoá dân số ở nƣớc ta diễn ra khá nhanh trong hơn ba
thập kỷ qua. Tuổi thọ trung bình tăng và mức sinh giảm chính là yếu tố dẫn đến sự già
đi của dân số. Dự báo cho thấy già hóa ở nƣớc ta tiếp tục tăng rất nhanh trong thời gian
tới và sẽ trở thành vấn đề lớn nếu Việt Nam không chuẩn bị trƣớc một hệ thống an sinh
xã hội thật tốt dành cho ngƣời già thông qua cải cách hệ thống bảo trợ xã hội, mở rộng
độ bao phủ của bảo hiểm hƣu trí, bảo hiểm y tế và khuyến khích các đơn vị sử dụng lao
động tạo việc làm và môi trƣờng việc làm phù hợp với năng lực và sức khỏe ngƣời cao

tuổi” [14: 30].
Nhƣ vậy, cùng với việc gia tăng dân số già, bên cạnh những ƣu điểm, nhiều
thách thức đặt ra đối với Đảng, Nhà nƣớc và xã hội trong việc chăm sóc và phát huy
vai trò của ngƣời cao tuổi. Trong bối cảnh này, một trong những vấn đề hiện nay đang


4

đƣợc quan tâm trong xã hội là có những mô hình, dịch vụ nào để chăm sóc, hỗ trợ cho
ngƣời cao tuổi một cách hiệu quả nhất để ngƣời cao tuổi sống vui, sống khỏe, sống có
ích.
Trên thế giới cũng nhƣ trong nƣớc ta có rất nhiều mô hình khác nhau đƣợc
thành lập và nhân rộng nhằm cung cấp một cách đầy đủ nhất, hiệu quả nhất đáp ứng
nhu cầu ngày càng cao của ngƣời cao tuổi. Tại Việt Nam, hiện nay có rất nhiều mô
hình chăm sóc, hỗ trợ ngƣời cao tuổi khác nhau nhƣ: Mô hình tƣ vấn và chăm sóc
ngƣời cao tuổi dựa vào cộng đồng, Mô hình bệnh viện lão khoa và thành lập khoa lão
khoa tại các bệnh viện, Mô hình câu lạc bộ của ngƣời cao tuổi, Trung tâm bảo trợ xã
hội, viện dƣỡng lão tƣ nhân, nhà chùa, mái ấm…Với một đất nƣớc đang phát triển còn
nhiều khó khăn nhƣ Việt Nam thì việc chăm sóc NCT là một thách thức lớn, cần có sự
tham gia hỗ trợ, liên kết của các nhóm, tổ chức, trung tâm khác. Tiêu biểu là sự tham
gia của tôn giáo (nhất là Phật giáo) vào hỗ trợ chăm sóc NCT sẽ mang lại những hiệu
quả nhất định.
Trong đó, điểm đặc trƣng, riêng biệt của mô hình chăm sóc, nuôi dƣỡng ngƣời
cao tuổi tại chùa có nét riêng biệt so với các mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi khác bởi
mô hình này mang đậm tƣ tƣởng triết lý của Phật giáo. Mô hình đƣợc thành lập và phát
triển cũng chính là biểu hiện cụ thể nhất của những ảnh hƣởng của triết lý Phật giáo
đến đời sống ngƣời dân Việt Nam. “Cũng xuất phát từ tinh thần từ bi của đạo Phật, tục
lệ bố thí và phóng sinh đã ăn sâu vào đời sống sinh hoạt của quần chúng. Đến ngày rằm
và mùng một, ngƣời Việt Nam thƣờng hay mua chim, cá, rùa … để đem về chùa chú
nguyện rồi đi phóng sinh. Ngƣời Việt cũng thích làm phƣớc bố thí và sẵn sàng giúp đỡ

kẻ nghèo khó, hoạn nạn, vào các ngày lễ lớn họ tập trung về chùa. Tuy nhiên, trong xã
hội hiện đại những biểu hiện mang tính chất hình thức này càng bị thu hẹp. Thay vào
đó mọi ngƣời tham gia vào những đợt cứu trợ, tƣơng tế cho các đồng bào gặp thiên tai,


5

hoạn nạn, hoàn cảnh sống gặp khó khăn đúng với truyền thống đạo lý của dân tộc Lá
lành đùm lá rách”[23: 43].
Đặc biệt là mô hình mang đậm tƣ tƣởng triết lý Phật giáo này với những hoạt
động từ thiện xã hội cũng mang đậm tính công tác xã hội. Mục đích của CTXH là hỗ
trợ, giúp đỡ những đối tƣợng yếu thế trong xã hội. Mà CTXH tuy vẫn đang phát triển ở
nƣớc ta song vẫn là một nghành mới, cần phải quan tâm, kết hợp, dung hòa với nền văn
hóa, truyền thống đạo lý, lối sống của nhân dân Việt Nam để phát triển. Đây cũng là
hƣớng tiếp cận mới của ngành CTXH ở Việt Nam: Công tác xã hội Phật giáo. Điều đó
khiến tôi quan tâm tìm hiểu về cơ cấu tổ chức, cách kết nối nguồn lực, tổ chức hoạt
động và hiệu quả của mô hình đặc trƣng này. Để từ đó có thể đƣa ra những giải pháp
góp phần phát triển mô hình CTXH Phật giáo này nhằm nâng cao chất lƣợng cuộc sống
cho NCT.
Chính bởi lẽ đó, tôi chọn đề tài: “Mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa
Linh Sơn, Phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội”.
2. Tổng quan vấn đề nghiên cứu
Công tác xã hội là một nghành mới, đang phát triển của Việt Nam đƣợc Đảng và
Nhà nƣớc cũng nhƣ xã hội quan tâm, tạo điều kiện để phát triển. Trong đó những đặc
trƣng của hoạt động CTXH lại có nhiều điểm tƣơng đồng với những tƣ tƣởng, triết lý
và hoạt động từ thiện xã hội của Phật giáo, điều này thu hút sự quan tâm, nghiên cứu
của nhiều tác giả trong và ngoài nƣớc. Các tác giả quan tâm nghiên cứu, phân tích, chỉ
ra những hoạt động từ thiện xã hội mà các ngôi chùa đã thực hiện để trợ giúp cho các
đối tƣợng yếu thế trong xã hội, trong đó có NCT. Có những tác giả lại quan tâm
nghiên cứu về mối quan hệ giữa Phật giáo và CTXH, từ đó tìm ra hƣớng đi mới, thúc

đẩy sự phát triển của Công tác xã hội và Phật giáo. Dƣới đây là một số nghiên cứu trên
thế giới và ở Việt Nam mà tác giả đã tìm hiểu đƣợc.


6

2.1.

Cácnghiên cứu trên thế giới

Trong tác phẩm “Địa vị của Phật giáo Thái Lan hiện nay” của tác giả Lê Thanh
Hƣơng đã dành một phần để nói lên vai trò của Phật giáo đối với các vấn đề xã hội ở
Thái Lan. Trong bài tác giả có nêu: Phật giáo Thái Lan là Phật giáo nhập thế. Chùa ở
Thái Lan không chỉ là trung tâm tín ngƣỡng mà còn đƣợc coi là trung tâm hoạt động xã
hội của địa phƣơng. Đất nƣớc Thái Lan đạt đƣợc sự thống nhất, thanh bình và thịnh
vƣợng cũng là nhờ đóng góp của Phật giáo. Trong thời đại hiện đại hóa, toàn cầu hóa
ngày nay, các thành viên Tăng đoàn có những đóng góp to lớn cho xã hội cả về mặt
phát triển vật chất lẫn đời sống tinh thần lành mạnh. Hoạt động của họ bao quá nhiều
lĩnh vực, tham gia giải quyết nhiều vấn đề xã hội, nhƣ bảo vệ môi trƣờng, vì sự tiến bộ
xã hội và hòa bình thế giới; từ thiện, phúc lợi xã hội, xóa đói giảm nghèo,… và hơn cả
là giáo dục và chống HIV/AIDS, giúp đỡ ngƣời có HIV/AIDS. Theo những sáng kiến
và sự ủng hộ của các thành viên Tăng đoàn, nhiều làng mạc ở vùng sâu vùng xa đã có
đƣờng sá giúp giao thông thuận tiện, đƣợc hƣởng nƣớc sạch nhờ những giếng nƣớc
mới, những làng mạc từ lâu bị lãng quên đã có điện thắp sáng. Các thành viên Tăng
đoàn cũng giúp giải quyết êm thấm nhiều vấn đề nội bộ gia đình. Một số tu viện tổ
chức những trung tâm chữa trị cho ngƣời nghiện ma túy, những nhà từ thiện chăm sóc
ngƣời già và những bệnh nhân HIV/AIDS giai đoạn cuối. Đặc biệt, tác giả có phân tích
cụ thể thực trạng , vai trò của Phật giáo ở 2 vấn đề: thứ nhất là vai trò giáo dục của Phật
giáo Thái Lan. Thứ 2 là vai trò ngăn ngừa HIV/ AIDS và giúp đỡ ngƣời bị HIV/ AIDS.
Nhƣ vậy, bài viết này của tác giả đã nêu lên đƣợc vai trò của Phật giáo Thái Lan thông

qua rất nhiều hoạt động cụ thể trong việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội Thái
Lan. Tuy nhiên, tác giả chƣa quan tâm, phân tích cụ thể chuyên sâu về vấn đề chăm sóc
sức khỏe cho ngƣời cao tuổi của Phật giáo Thái Lan[11].
Nghiên cứu “Đóng góp của Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc” của tác giả
Patricia Sherwood (Phân khoa Nhân loại học xã hội, Đại học Edith Cowan) do Nguyên


7

Hiệp dịch. Bài viết này phác thảo những kết quả nghiên cứu đƣợc thực hiện vào năm
2000 về những đóng góp của các tổ chức Phật giáo vào phúc lợi xã hội ở Úc. Tác giả
đã chọn lựa và tập trung vào lĩnh vực giáo dục và phúc lợi xã hội. Theo tác giả, đóng
góp phúc lợi xã hội của Phật giáo ở Úc là bao quát và có thể đƣợc phân thành chín lĩnh
vực sau: Thứ nhất là Giáo dục cộng đồng cho ngƣời lớn, thứ hai là Giáo dục trẻ em,
thứ 3 là Làm việc với bệnh nhân ở các bệnh viện, thứ tƣ là Làm việc với bệnh nhân và
ngƣời sắp qua đời ở trong cộng đồng và chăm sóc bệnh nhân nan y, thứ 5 là Thăm hỏi
tù nhân, thứ 6 là Làm việc với ngƣời nghiện ma tuý, thứ 7 là Gây quỹ cho ngƣời nghèo
khó (cả ở Úc và hải ngoại), thứ 8 là Diễn thuyết về nhân quyền và chống áp bức, thứ 9
là Những hoạt động từ bi dành cho những loài sống ngoài con ngƣời. Bài viết này là
một mô tả về sự dấn thân của Phật giáo trong những hoạt động giáo dục và phúc lợi xã
hội ở Úc đã thể hiện lòng từ bi rộng lớn, đậm tính nhân văn, nhân ái thông qua các hoạt
động từ thiện xã hội. [42].
Nghiên cứu “Quy mô phúc lợi xã hội của Viên Phật giáo trong xã hội Hàn Quốc
hiện đại” của tác giả Santosh K. Gupta (thuộc viện nghiên cứu Hàn Quốc) do Nguyễn
Minh Thu và Ngọc anh dịch đã đi sâu mô tả, phân tích về những nỗ lực giáo dục, phúc
lợi cho trẻ em và thanh thiếu niên. Viên Phật Giáo đã nhiệt tình tham gia một loạt các
vấn đề xã hội nhƣ giáo dục, y tế, và xoá đói giảm nghèo. Cụ thể, tác giả đƣa ra và phân
tích ba lĩnh vực chính của Viên Phật giáo là: thứ nhất là Giáo dục đại học và phúc lợi
thanh niên. Viên Phật giáo thành lập và điều hành các viện giáo dục đại học, đặc biệt là
Viện Nghiên cứu thiền tông Yeongsan là một trong những sáng kiến về giáo dục đầu

tiên của Viên Phật Giáo. Nó đƣợc thành lập vào năm 1927 với mục tiêu là chuẩn bị
một nhóm cố vấn tinh thần, nhóm này chính thức đƣợc biết đến nhƣ là các mục sƣ
Viên Phật Giáo và nhân viên xã hội. Hơn nữa, viện nghiên cứu này cũng góp phần vào
việc nâng cao hiểu biết trong ngƣời dân địa phƣơng. Nó đƣợc chính phủ chấp thuận là
một tổ chức giáo dục đại học, hơn nữa hiện nay còn cung cấp các khóa học chuyên sâu


8

về nghiên cứu đạo đức, tuyên truyền tôn giáo, giáo dục thanh thiếu niên và phúc lợi xã
hội. Trong số các sinh viên tốt nghiệp, một phân đoạn lớn dẫn thân vào thế tục với các
dự án của Viên Phật Giáo. Thứ hai là: Giáo dục tiểu học và trung học và phúc lợi trẻ
em. Các ngôi đền Phật giáo Hàn Quốc chứng kiến một thông lệ lâu đời là lƣu giữ
những trẻ em mồ côi và bị nhà bỏ rơi.Đặc biệt là hoạt động này, Viên Phật giáo tập
trung chủ yếu vào đối tƣợng ngƣời nghèo ở những vùng lạc hậu của Hàn Quốc. Thứ ba
là: Phúc lợi Xã hội và Sự hình thành Vốn Xã hội. Ở lĩnh vực này, Viên Phật giáo tổ
chức rất nhiều hoạt động khác nhau đáp ứng phù hợp với nhu cầu của các nhóm đối
tƣợng yếu thế theo thời gian. Trong những năm 1970 - 1980, xã hội Hàn Quốc phải đối
mặt với tỉ lệ bỏ học cao trên khắp cả nƣớc, Viên Phật tử sẵn sàng đảm nhận nhiệm vụ
quốc gia phổ cập giáo dục bằng việc tập trung chủ yếu vào các vấn đề của học sinh,
đặc biệt là những em đến từ nông thôn, nông dân và bị áp bức. Bên cạnh những môn
học thông thƣờng còn có các chƣơng trình nhƣ phòng Nghệ thuật và làm việc nhóm,
trƣờng tình nguyện, giáo dục năng khiếu đặc biệt, giáo dục chống lạm dụng chất kích
thích, và hoạt động câu lạc bộ18. Những chƣơng trình này thƣờng đƣợc tổ chức vào
các kì nghỉ, và nhấn mạnh vào sự chủ động tham gia của thanh niên và phụ nữ trong
hoạt động xã hội. Do đó, sự hình thành vốn xã hội bắt đầu ngay từ lúc các em mới nhập
trƣờng và tiếp tục đến sau khi tốt nghiệp. Nhƣ vậy, Mục đích chính của Viên Phật giáo
là giúp những ngƣời bị chà đạp và đang cần sự giúp đỡ xuất phát từ những vùng lạc
hậu và từ số đông ngƣời nông dân thất học trong xã hội Hàn Quốc. Chƣơng trình phúc
lợi xã hội của Viên Phật giáo tập trung vào giáo dục và phúc lợi cho nhi đồng và thanh

niên, từ đó, họ đã kết nối cộng đồng qua công việc phúc lợi và giáo dục. Qua nghiên
cứu trên có thể thấy mặc dù không có đề cập đến nhóm đối tƣợng cụ thể là ngƣời cao
tuổi song nghiên cứu cũng đã chỉ ra đƣợc vai trò của Viên Phật giáo đối với phúc lợi xã
hội của Hàn Quốc đồng thời cũng nêu ra vai trò công tác xã hội trong các hoạt động đó
thông qua mối liên hệ giữa nhân viên xã hội và các mục sƣ của Viên Phật giáo.[39]


9

2.2.

Các nghiên cứu ở Việt Nam

Trong tác phẩm: “Giá trị của Phật giáo đối với Công tác xã hội trong xu thế toàn
cầu hóa” của tác giả Nguyễn Hồi Loan (chủ biên) đã nêu nên mối quan hệ giữa công
tác xã hội và phật giáo, và vai trò của phật giáo trong đời sống hàng ngày. Tác phẩm
gồm có ba nội dung chính. Thứ nhất là: Cơ sở lý luận và thực tiễn của hoạt động Phật
giáo trong công tác xã hội tại Việt Nam trong giai đoạn hiện nay. Trong đây, các tác
giả có đƣa ra một số khái niệm về Phật giáo và CTXH, đồng thời nêu lên cơ sở lý luận
cơ bản xuất phát từ triết lý của Phật giáo và CTXH cũng nhƣ các tiêu chí đánh giá hoạt
động xã hội của Phật giáo với xu thế hội nhập. Thứ hai là: Thực trạng hoạt động từ
thiện xã hội của Phật giáo Việt Nam từ năm 2007- 2012. Chƣơng này chỉ rõ thực trạng
hoạt động xã hội của Phật giáo trong việc trợ giúp các nhóm yếu thế hiện nay. Thứ ba
là: Các giải pháp nâng cao tính hiệu quả hoạt động từ thiện xã hội của phật giáo với
công tác xã hội. Đặc biệt, trong nội dung thứ hai, các tác giả đã đƣa ra và phân tích về
hoạt động của Phật giáo đối với ngƣời già cô đơn không nƣơng tựa. Cụ thể, các tác giả
có đƣa ra những ngôi chùa tiêu biểu trong việc chăm sóc, nuôi dƣỡng ngƣời cao tuổi
nhƣ nhà dƣỡng lão chùa Lâm Quang, chùa Giác Hoa. Nhƣ vậy,tác phẩm chính là
nguồn tài liệu hỗ trợ, phục vụ rất nhiều cho đề tài nghiên cứu “Mô hình chăm sóc
ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, thành phố

Hà Nội”. [17]
Tác giả Phạm Thị Thúy với đề tài nghiên cứu “Phật giáo với hoạt động từ thiện
dƣới góc nhìn thế tục hóa tôn giáo” đã phân tích một cách khái quát vai trò xã hội của
Phật giáo thông qua công tác từ thiện dƣới góc nhìn thế tục hóa tôn giáo. Ngoài ra, luận
văn đã trình bày chi tiết những nội dung cơ bản trong Phật giáo đó là tinh thần tử bi,
cứu khổ cứu nạn, cứu nhân độ thế đƣợc thể hiện qua công tác từ thiện ở nhiều góc độ
khác nhau. Phật giáo đã biết hòa mình nhờ tinh thần thế tục hóa đƣa đạo vào đời và đã
nêu qua đƣợc tình cảm với quê hƣơng với dân tộc. Phật giáo với vai trò hoàn thiện


10

nhân cách của con ngƣời trong xã hội chủ nghĩa Việt Nam hiện nay. Biểu hiện cụ thể là
việc hỗ trợ các phƣơng tiện sống cho những ngƣời yếu thế, khó khăn, hoạn nạn thông
qua các hoạt động sau: Thứ nhất là hệ thống khám chữa bệnh (bệnh viện, trung tâm y
tế, phòng khám). Thứ hai là hệ thống nhà dƣỡng lão. Thứ ba là các cơ sở dạy nghề.
Thứ tƣ là các hoạt động cứu trợ có tổ chức và không có tổ chức từ các chùa. Nhƣ vậy,
sự nhập thế của Phật giáo là hỗ trợ xã hội thông qua công tác từ thiện nhằm giúp đỡ
những ngƣời có hoàn cảnh khó khăn cả về vật chất lẫn tinh thần để họ có niềm tin
trong cuộc sống, góp phần giúp cho cuộc sống tƣơi đẹp hơn, xã hội phát triển, văn
minh, đất nƣớc giàu mạnh. Qua đây, có thể thấy đƣợc Phật giáo nƣớc ta đang thực hiện
các công việc nhƣ CTXH làm, có vai trò rất lớn trong việc cung cấp các dịch vụ trợ
giúp các đối tƣợng yếu thế trong xã hội, trong đó có NCT.[37]
Bài viết “Những triết lý công tác xã hội trong các hoạt động nhân đạo của các cơ
sở phật giáo: Một góc nhìn khái quát từ Việt Nam và Nhật Bản” của các tác
giả Nguyễn Kim Hoa, Nguyễn Thu Trang và Yusuke Fujimori. Bài viết đăng trong Kỷ
yếu hội thảo khoa học ngày công tác xã hội năm 2012 tại trƣờng Đại học Khoa học Xã
hội và Nhân văn, ĐHQG Hà Nội. Trong bài viết, nhóm tác giả đã đƣa ra những kết quả
ban đầu về những triết lý Công tác xã hội thể hiện trong các hoạt động nhân đạo của
các cơ sở Phật giáo mà cụ thể là trong các hoạt động mang tính từ thiện và Công tác xã

hội của 4 ngôi chùa tại miền Bắc Việt Nam (Chùa Bồ Đề, chùa Hòe Nhai, chùa Pháp
Vân, chùa Phật Tích) để thấy rõ hơn mối quan hệ giữa Phật giáo và Công tác xã hội
trong bối cảnh xã hội hiện đại ngày nay nhằm góp phần đóng góp cho những nhận thức
về Công tác xã hội Việt Nam. Bài viết đã đƣa ra các nội dung chính sau: Thứ nhất là:
Khái quát về triết lý Công tác xã hội. Đây là cơ sở để chúng ta xem xét mối quan hệ
giữa Công tác xã hội và Phật giáo trong bối cảnh xã hội hiện đại. Thứ hai là: Sự vận
dụng những triết lý Công tác xã hội trong các hoạt động nhân đạo trong lịch sử. Thứ ba
là: Những triết lý Công tác xã hội thể hiện trong các hoạt động nhân đạo của một số


11

chùa hiện nay. Cụ thể nhƣ: Chùa Bồ Đề là nơi nuôi dƣỡng, chăm sóc và hỗ trợ giáo dục
thƣờng xuyên cho nhiều trẻ em, ngƣời già, phụ nữ bị tổn thƣơng hay ngƣời nhiễm
HIV,… với cơ sở nuôi dƣỡng, chăm sóc khá chuyên nghiệp. Chùa Hòe Nhai với hoạt
động nấu cơm và phát miễn phí cho bệnh nhân bệnh viện Huyết học truyền máu vào
các ngày chủ nhật. Bên cạnh đó, nhà chùa thƣờng xuyên tổ chức nhiều chuyến từ thiện.
Chùa Pháp Vân là cơ sở hỗ trợ uy tín, tích cực và hiệu quả với những ngƣời nhiễm
HIV, nơi tổ chức các hoạt động Công tác xã hội với ngƣời nhiễm HIV. Chùa Phật với
những hoạt động từ thiện, nhà chùa đã vận động và xây dựng một trung tâm phát triển
tài năng chuyên nuôi dƣỡng, chăm sóc và giáo dục những trẻ mồ côi cũng nhƣ ngƣời
già neo đơn từ nhiều nơi trên cả nƣớc. Với việc quan tâm tìm hiểu đến hoạt động chăm
sóc ngƣời cao tuổi ở chùa Bồ Đề thì đây là một nghiên cứu có ý nghĩa rất lớn trong
việc tham khảo, ứng dụng vào đề tài nghiên cứu của tôi.[9]
Đề tài nghiên cứu “Sự tham gia của Phật giáo vào công tác xã hội” của nhóm tác
giả do Nguyễn Hồi Loan làm chủ nhiệm đề tài đã mô tả một bức tranh chung về thực
trạng các hoạt động từ thiện xã hội mang tính công tác xã hội đồng thời đánh giá hiệu
quả của nó trong hoạt động trợ giúp nhóm ngƣời yếu thế (nhiệm kỳ 2007- 2012 của
Giáo hội Phật giáo Việt Nam). Từ đó đƣa ra các giải pháp có tính khả thi để nâng cao
hiệu quả các hoạt động từ thiện mang tính công tác xã hội. Cụ thể, nhóm tác giả có mô

tả một cách cụ thể, đa dạng các hoạt động của Phật giáo trong việc trợ giúp các nhóm
yếu thế hiện nay nhƣ: Hoạt động của Phật giáo với trẻ em mồ côi, trẻ bị bỏ rơi và lang
thang cơ nhỡ; Hoạt động của Phật giáo với nhóm ngƣời có HIV/AIDS; Hoạt động của
Phật giáo với ngƣời già cô đơn không nơi nƣơng tựa; Hoạt động của Phật giáo với
ngƣời khuyết tật. Ngoài ra, nhóm tác giả còn mô tả một trƣờng hợp điển hình nghiên
cứu về Trụ trì Thích Đàm Lan- chùa Bồ Đề, Long Biên, Hà Nội. Qua những nội dung
của công trình nghiên cứu này, có thể thấy nhóm tác giả đã mô tả một cách bao quát về
thực trạng hoạt động từ thiện của Phật giáo Việt Nam (2007- 2012) và hiêu quả của các


12

hoạt động mang tính công tác xã hội này. Đây là công trình nghiên cứu có liên quan rất
lớn với đề tài của tôi. [18]
Đề tài nghiên cứu “Kết nối đạo Phật với công tác xã hội: Đề xuất một mô hình
cung cấp dịch vụ công tác xã hội tại Việt Nam” của tác giả Nguyễn Ngọc Hƣờng đã
trình bày một số cơ sở lý thuyết và thực tiễn để giải thích việc tại sao Việt Nam nên
xây dựng một mô hình cung cấp dịch vụ xã hội thông qua liên kết hệ thống chùa vói
các trung tâm công tác xã hội. Dựa trên các lý do này, tác giả đề xuất chính phủ Việt
Nam hỗ trợ các chùa và trung tâm CTXH xây dựng một mô hình liên kết giữa hai bên,
trong đó các chùa có thể tham gia vào cả năm loại hoạt động cơ bản mà Đề án 32 cũng
đang yêu cầu các trung tâm CTXH phải thực hành. Đó là: Điều phối dịch vụ, cung cấp
dịch vụ trực tiếp, đào tạo - giáo dục - truyền thông, hỗ trợ - phát triển cộng đồng, vận
động chính sách. Để không vi phạm nguyên tắc tín ngƣỡng Phật giáo, các chùa có thể
tham gia vào các loại hoạt động và lĩnh vực không xung đột với tín ngƣỡng Phật giáo
và không gây kỳ thị trong cộng đồng. Đồng thời, các chùa cũng cần tuân thủ các
nguyên tắc chuyên môn và quy điều đạo đức của ngành CTXH; trái lại, các trung tâm
CTXH cần tôn trọng các tín ngƣỡng của chùa. Thực hiện đƣợc điều này, Việt Nam có
thể có một hệ thống cung cấp dịch vụ mạnh và có uy tín cho xã hội. Cụ thể, tác giả
minh họa Mô hình kết hợp Phật giáo với CTXH qua hình dƣới đây:



13

Giới thiệu, chuyển tiếp, điều phối
Dịch vụ can thiệp trực tiếp
CHÙA

Đào tạo và thông tin

TRUNG
TÂM CTXH

Phát triển cộng đồng, tƣ vấn chính sách

Qua nghiên cứu này có thể thấy đƣợc mối quan hệ sâu sắc giữa Phật giáo và công tác
xã hội. Những đề xuất mà tác giả đƣa ra giúp tôi rất nhiều trong việc thực hiện đề tài
nghiên cứu “Mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn,
quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội”.[12]
Bài viết “Cơ sở tâm lý học tạo nên sự tƣơng đồng của các hoạt động xã hội ở Phật
giáo với công tác xã hội” của tác giả Nguyễn Hồi Loan đã phân tích cơ sở tâm lý của
các hoạt động xã hội của Phật giáo thông qua một số phạm trù cơ bản đƣợc vận hành
trong tâm lý học, Phật giáo và CTXH gồm: luân lý học và nhân bản; cơ sở trị liệu trong
Phật giáo, tâm lý học và CTXH; động cơ; nhân cách; xung đột và thất vọng; trị liệu,
can thiệp cho thấy rằng, những phạm trù trên luôn có sự tƣơng đồng và thống nhất dù
rằng những phạm trù này đƣợc thể hiện và vận hành trong các lĩnh vực khác nhau nhƣ
tâm lý học, Phật giáo hay là ở CTXH. Tác giả cho rằng xét dƣới góc độ TLH, các hoạt
động xã hội này của Phật giáo và CTXH đã có những điểm tƣơng đồng. Các hoạt động
xã hội của Phật giáo mang lại những hiệu quả to lớn cho xã hội đƣợc dựa trên cơ sở
một niềm tin Phật giáo của ngƣời dân. Hiện nay, các ngôi chùa ở Việt Nam đã và đang

thực hiện các hoạt động xã hội mang tính thế tục của Nhà chùa mà thực chất là đang
thực hiện ở những mức độ khác nhau về chức năng của một trung tâm CTXH, đó là:
điều phối dịch vụ; cung cấp dịch vụ; đào tạo-giáo dục-truyền thông; hỗ trợ và phát triển


14

cộng đồng; tƣ vấn và vận động chính sách. Đối chiếu triết lý của Phật giáo với các mục
tiêu của CTXH dƣới góc độ tâm lý học chúng ta thấy có sự trùng lặp đáng kể, các cơ sở
lý luận khoa học và thực tiễn hiện nay chúng ta có thể xây dựng một cách tiếp cận mới
trong CTXH tại Việt Nam mang tính dân tộc, phù hợp với truyền thống văn hóa dân
tộc nhằm nâng cao hiệu quả, chất lƣợng của hoạt động này, đó là cách tiếp cận Phật
giáo trong CTXH. [19]
Qua những nghiên cứu kể trên, ngƣời viết nhận thấy đã có nhiều công trình
nghiên cứu về vai trò của Phật giáo trong việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội, đặc
biệt là các dịch vụ chăm sóc ngƣời cao tuổi. Và nhiều công trình nghiên cứu về mối
quan hệ giữa Phật giáo và CTXH trong hoạt động trợ giúp các đối tƣợng yếu thế trong
đó có NCT. Có thể nói rằng các công trình nghiên cứu kể trên là cơ sở quan trọng để
tác giả nghiên cứu “Mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn, phƣờng
Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội ”.
3. Đối tƣợng và khách thể nghiên cứu
Đối tƣợng nghiên cứu: Mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn,
phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà Trƣng, thành phố Hà Nội.
Khách thể nghiên cứu gồm:
Thứ nhất: Ngƣời cao tuổi tham gia các hoạt động tại chùa.
Thứ hai: Trụ trì, sƣ thầy và các tổ trƣởng, nhân viên, thành viên của các hoạt
động tại chùa.
4. Phạm vi nghiên cứu
Thời gian nghiên cứu: từ tháng 3/2017 – hết tháng 7/2017



15

Không gian nghiên cứu: tại chùa Linh Sơn, phƣờng Thanh Nhàn, quận Hai Bà
Trƣng, thành phố Hà Nội.
5. Mục đích nghiên cứu
Nghiên cứu này nhằm các mục đích sau: Làm rõ cơ cấu tổ chức, thực trạng các
hoạt động và hiệu quả của mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn dƣới
góc nhìn công tác xã hội. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra những đề xuất, giải pháp thúc
đẩy phát triển mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn trong việc cung cấp
các dịch vụ trợ giúp xã hội.
6. Nhiệm vụ nghiên cứu
Từ mục đích nghiên cứu ở trên, nghiên cứu này đặt ra những nhiệm vụ nghiên
cứu cụ thể sau:
Thứ nhất:Tìm hiểu về cơ cấu tổ chức của mô hình chăm sóc NCT tại chùa Linh
Sơn
Thứ hai: Tìm hiểu mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành và nguồn lực của mô
hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa Linh Sơn.
Thứ ba: Tìm hiểu thực trạng hoạt động chăm sóc người cao tuổi tại chùa Linh
Sơn.
Thứ tư: Đánh giá hiệu quả của mô hình từ góc nhìn CTXH
Thứ năm: Đề xuất giải pháp phát triển mô hình chăm sóc người cao tuổi tại chùa
Linh Sơn trong việc cung cấp các dịch vụ trợ giúp xã hội.
7. Câu hỏi nghiên cứu
Dựa trên nhiệm vụ nghiên cứu đã đƣa ra ở trên, luận văn này cần phải tìm câu trả
lời cho các câu hỏi nghiên cứu sau:


16


Thứ nhất: Cơ cấu tổ chức của mô hình chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn
nhƣ thế nào?
Thứ hai: Mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành và nguồn lực của mô hình
chăm sóc ngƣời cao tuổi tại chùa Linh Sơn nhƣ thế nào?
Thứ ba: Thực trạng các hoạt động chăm sóc sức khỏe ngƣời cao tuổi tại chùa
Linh Sơn nhƣ thế nào ?
Thứ tƣ: Từ góc nhìn CTXH, mô hình này có hiệu quả ra sao?
Thứ năm: Cần phải làm gì để thúc đẩy phát triển mô hình?
8. Ý nghĩa của nghiên cứu
8.1.

Ý nghĩa khoa học

Việc nghiên cứu đề tài này một phần là củng cố tri thức, phƣơng pháp nghiên
cứu khoa học xã hội cho ngƣời nghiên cứu. Đồng thời đề tài sẽ làm phong phú thêm
phạm vi nghiên cứu, lĩnh vực nghiên cứu cho ngành công tác xã hội. Nghiên cứu này
muốn kiểm nghiệm tính ứng dụng của lý thuyết hệ thống, và lý thuyết nhu cầu của
Maslow để tìm hiểu cơ cấu tổ chức và mối quan hệ giữa các bộ phận hợp thành của mô
hình, các yếu tố bên trong và bên ngoài tác động ảnh hƣởng đến mô hình; nhu cầu của
ngƣời cao tuổi khi tham gia vào mô hình này, vai trò của mô hình này đối với đời sống
của ngƣời cao tuổi tại địa bàn.
Nghiên cứu sẽ bổ sung thêm thông tin hữu ích, đóng góp thêm một góc nhìn,
một quan điểm, một cách tiếp cận khác vào những nghiên cứu về mối quan hệ giữa
công tác xã hội và Phật giáo, về ngƣời cao tuổi nói chung và về mô hình chăm sóc
ngƣời cao tuổi nói riêng. Ngoài ra, nghiên cứu còn gợi mở hƣớng nghiên cứu tiếp theo
cho chủ đề này, góp phần cung cấp những dữ liệu quan trọng trong việc hoạch định
chính sách, cung cấp dịch vụ chăm sóc, hỗ trợ ngƣời cao tuổi.
8.2.

Ý nghĩa thực tiễn



17

Nghiên cứu vận dụng những kiến thức của bộ môn công tác xã hội trong việc thu
thập thông tin và xử lý số liệu để tìm hiểu về cơ cấu tổ chức và hoạt động của mô hình,
một số thuận lợi và khó khăn trong quá trình hoạt động, tác động của mô hình đến cuộc
sống của ngƣời cao tuổi,…Qua đó đƣa ra những giải pháp , đề xuất, khuyến nghị nhằm
nhân rộng mô hình tại cộng đồng và trợ giúp ngƣời cao tuổi chăm sóc sức khỏe hiệu
quả hơn.
9. Phƣơng pháp nghiên cứu
Trong luận văn nghiên cứu này, tác giả sẽ sử dụng một phƣơng pháp nghiên
cứu là nghiên cứu định tính bao gồm các phƣơng pháp nghiên cứu sau:
9.1.

Phƣơng pháp phân tích tài liệu

Trong luận văn này, sử dụng phƣơng pháp phân tích tài liệu nhằm tiến hành phân
tích các nguồn tài liệu thu thập đƣợc có sẵn trên các tạp chí, báo, các công trình nghiên
cứu khoa học trong nƣớc và trên thế giới, các văn bản pháp luật, chính sách, ... có liên
quan đến đề tài nghiên cứu của luận văn. Nguồn tài liệu phục vụ đề tài còn bao gồm
các số liệu, tƣ liệu của tổng cục thống kê, tổng Cục dân số - kế hoạch hóa gia đình, bộ
Lao động Thƣơng binh và xã hội.
Ngoài ra, còn sử dụng các nguồn tài liệu thu thập đƣợc trong các văn bản, sổ
sách, giấy tờ của nhà chùa để phân tích tìm hiểu các thông tin về ngƣời cao tuổi, quá
trình hình thành và đặc điểm của mô hình, lịch sử phát triển của địa bàn nghiên cứu,
kinh phí hoạt động của mô hình...
9.2.

Phƣơng pháp phỏng vấn sâu


Trong luận văn này, phƣơng pháp PVS đƣợc sử dụng nhằm tìm hiểu về lý do mà
NCT tham gia các hoạt động trong chùa, biết đƣợc những nhu cầu, mong muốn của
NCT về những hoạt động này, hiểu đƣợc ngƣời cao tuổi tham gia những hoạt động này


18

nhƣ thế nào. Sử dụng phƣơng pháp PVS nhằm tìm hiểu về lịch sử thành lập, mục đích,
đối tƣợng chăm sóc hỗ trợ, cơ cấu tổ chức của mô hình nhƣ thế nào, các hoạt động này
có mục đích, nội quy, tổ chức ra sao, hoạt động nhƣ thế nào.
Trong nghiên cứu này, tác giả tiến hành 24 phỏng vấn sâu, đối tƣợng phỏng vấn
là: ngƣời cao tuổi đang sinh hoạt trong các hoạt động của mô hình chăm sóc ngƣời cao
tuổi tại chùa Linh Sơn, cán bộ y bác sĩ, nhân viên làm việc trong mô hình, trụ trì, sƣ
thầy và các tổ trƣởng, tổ phó của các tổ phòng trong mô hình để thu thập thông tin
phục vụ đề tài nghiên cứu.
Cơ cấu đối tƣợng phỏng vấn nhƣ sau:
Đối tƣợng phỏng vấn
Ngƣời cao tuổi

Chức vị đảm nhiệm
Thành viên tham gia các

Số lƣợng
15

hoạt động trong mô hình
Cán bộ bác sĩ, y tá, dƣợc sĩ

Thành viên thuộc tổ khám


1

và chữa bệnh nhân đạo, tổ
từ thiện đi xa
Nhân viên phụ trách dọn vệ Thành viên thuộc tổ cơm từ
sinh, bƣng bê, rửa đồ
Trụ trì, sƣ thầy, tổ trƣởng

1

thiện
7

và tổ phó của các tổ
Tổng

24


×