Tải bản đầy đủ (.pdf) (23 trang)

Giao dịch forex bằng phương pháp Price action

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.13 MB, 23 trang )

PRICE ACTION
Bài 1: Mô hình kim tự tháp của Price Action – Cơ bản cho việc hiểu đúng về Price Action. ................ 2
I.

3 yếu tố của hành động giá: .......................................................................................................... 2

1. Impulsive và Corrective ................................................................................................................... 2
2. Volatile trend và Non-volatile trend: sự mất cân bằng giữa bên mua và bên bán. .......................... 2
3. Support/Resistance zone: đây là vùng kháng cự và hỗ trợ. ............................................................. 2
II. Cách trade theo hành động giá. ..................................................................................................... 3
Bài 2: Thế nào là Impulsive và Corrective .............................................................................................. 3
I.

Định nghĩa Impulsive và Corrective. ............................................................................................ 4

II. Dấu hiệu nhận biết Impulsive và Corrective................................................................................. 4
Bài 3: Volatile & Non-volatile trend ....................................................................................................... 6
I.

Volatile trend (VT) và non-volatile trend (NVT) là gì? ............................................................... 6

II. Clean Volatile Trend (CVT) & Unclean Volatile Trend (UVT) là gì?......................................... 8
Bài 4: Hiểu đúng về vùng hỗ trợ và kháng cự chủ đạo – 10 mẹo chính. ................................................. 9
TIP 1................................................................................................................................................... 10
Mức hỗ trợ/kháng cự ở khung thời gian càng lớn thì xác suất cho việc giữ lệnh ở khung thời gian
nhỏ hơn D1 (intra-day) càng lớn. ...................................................................................................... 10
TIP 2................................................................................................................................................... 10
Khung thời gian mà hỗ trợ cho hoàn cảnh hành động giá càng lớn thì khả năng giữ mức hỗ trợ ở
khung thời gian trong ngày (TIP 3................................................................................................................................................... 10
Có một số mức kháng cự/hỗ trợ được gọi là mức giới hạn giao dịch (LLT-Limit Level Trades) ..... 10


TIP 4................................................................................................................................................... 11
Hoàn cảnh giá ở khung thời gian nhỏ có thể mâu thuẫn với hoàn cảnh giá ở khung thời gian lớn
hơn. .................................................................................................................................................... 11
TIP 5................................................................................................................................................... 11
Lần test mức kháng cự/hỗ trợ đầu tiên thường là những lần trade tốt nhất...................................... 11
TIP 6................................................................................................................................................... 11
Mức hỗ trợ và kháng cựu thường là các vùng hỗ trợ và kháng cự. ................................................... 12
TIP 7................................................................................................................................................... 12
Nếu một đoạn dịch chuyển impulsive bị cản lại và thời gian giá test một mức giới hạn giao dịch
ngắn thì đây là một yếu tố rất quan trọng cần lưu ý. ......................................................................... 12
TIP 8................................................................................................................................................... 14
RRL thuận theo xu hướng rõ ràng thì sẽ thường cho những lệnh giao dịch với lợi nhuận cao tiềm
năng. Đặc biệt là khi nó thuận theo hoàn cảnh giá của khung thời gian lớn. ................................... 14
Trang 1/23


TIP 9................................................................................................................................................... 15
Pullback và RRL sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn ở trong CVT hơn là ở trong UVT ............................ 15
TIP 10................................................................................................................................................. 16
Cách mà hành động giá tấn công một mức kháng cự/hỗ trợ quan trọng chỉ là thông tin chứ không
phải là sự xác nhận. ........................................................................................................................... 16
Bài 5: Hiểu đúng về vùng kháng cự/hỗ trợ chủ đạo – Vùng mua bán ................................................... 17
I.

LONG SHORT ZONE LÀ GÌ? .................................................................................................. 17

II. LONG SHORT ZONE XÉT TRONG HOÀN CẢNH KHUNG THỜI GIAN. ......................... 17
III. LONG SHORT ZONE XÉT TRONG HOÀN CẢNH XU HƯỚNG. ........................................ 17
IV. CÁCH XÁC ĐỊNH LONG SHORT ZONE ............................................................................... 17
Long-term corrective structure. ................................................................................................. 18

Break Out. .................................................................................................................................... 19
Short-term corrective structure.................................................................................................. 20
Làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau giữa Non-Volatile và Impulsive .................................... 21

Bài 1: Mô hình kim tự tháp của Price Action – Cơ bản cho việc
hiểu đúng về Price Action.
Chúng ta đến với bài học đầu tiên trong chuỗi bài học về Price Action của Chris Capre. Hoàn
cảnh xuất hiện hành động giá chính là chìa khóa trading.
I.

3 yếu tố của hành động giá:
1. Impulsive và Corrective
 Impulsive: là giai đoạn thị trường di chuyển với xung lực mạnh mẽ theo hướng lên
hoặc xuống. Áp lực mua hoặc bán trong giai đoạn này là rất mạnh.
 Corrective: là giai đoạn thị trường đang điều chỉnh, nghĩa là sau khi giá lên rất mạnh
hoặc xuống rất mạnh thì nó sẽ có một giai đoạn hồi.
2. Volatile trend và Non-volatile trend: sự mất cân bằng giữa bên mua và bên bán.
3. Support/Resistance zone: đây là vùng kháng cự và hỗ trợ.

Trang 2/23


Ba yếu tố trên được sắp xếp theo mô hình kim tự tháp, nghĩa là phần dưới đáy là phần xuất hiện
nhiều nhất đối với hoàn cảnh xuất hiện hành động giá.

Cách trade theo hành động giá.

II.

Phần này Chris nhấn mạnh rất nhiều về sự khác biệt trong khoá học PA của anh với các khoá

học PA khác. Bản thân Chris cũng là người đã từng trade cho các quỹ Hegde Fund lớn trong
nhiều năm nên anh hiểu cách mà các “Ông lớn” trên thị trường trade để điều khiển thị trường.
Anh nói rằng: Chúng ta sẽ không trade dựa vào 1 hoặc 2 cây nến xác nhận! Đối với những người
mới, họ không có đủ tự tin để vào lệnh thì họ sẽ cần những yếu tố xác nhận từ thị trường để vào
lệnh. Nhưng với những trader chuyên nghiệp thì họ không làm thế vì họ hiểu rằng: trong trading
không tồn tại cái gọi là sự-xác-nhận. Sự xác nhận chỉ có trong tưởng tượng của chúng ta.
Những trader chuyên nghiệp, các ngân hàng, quỹ hedge fund trade dựa vào xác-suất. Do vậy 1
hoặc 2 cây nến sẽ không xác nhận điều gì cả mà ta sẽ cần đến 1 tập hợp nhiều cây nến để nhìn
xu hướng của thị trường một cách rõ ràng.

Bài 2: Thế nào là Impulsive và Corrective
Bài học này chúng ta sẽ đi tìm hiểu vào phần đầu tiên đó là: Impulsive và Corrective.

Trang 3/23


Khái niệm Order Flow là dòng tiền di chuyển trên thị trường do các lệnh mua và bán. Khi lượng
mua và bán cân bằng nhau thì thị trường di chuyển một cách điều hòa lên rồi lại xuống (hoặc
xuống rồi lại lên) trong một khoảng (range) gọi là sideway hay không theo xu hướng (nondirectional).
Ngược lại, khi có sự mất cân bằng giữa lệnh mua và bán thì thị trường sẽ di chuyển theo một
chiều, lúc này ta gọi là thị trường có xu hướng (directional). Impulsive và Corrective chính là
một cách diễn giải khác của thị trường có xu hướng và thị trường không có xu hướng.
I.

Định nghĩa Impulsive và Corrective.
 Impulsive: là giai đoạn thị trường di chuyển với xung lực mạnh mẽ theo hướng lên
hoặc xuống. Áp lực mua hoặc bán trong giai đoạn này là rất mạnh.
 Corrective: là giai đoạn thị trường đang điều chỉnh, nghĩa là sau khi giá lên rất mạnh
hoặc xuống rất mạnh thì nó sẽ có một giai đoạn hồi.
Dấu hiệu nhận biết Impulsive và Corrective


II.

Impulsive và Corrective đều có 3 đặc điểm chính để nhận biết.
1. Impulsive:
(1) Trong giai đoạn Impulsive sẽ có những cây nến với thân rất dài (large bar). Large bar
sẽ cho chúng ta biết thị trường đang chịu sức ép rất lớn từ một phía nào đó. Hay nói cách khác
Large bar được tạo ra khi có sự mất cân bằng mạnh về một phía nào đó.
(2) Trong giai đoạn Impulsive sẽ chỉ có một màu nến là chủ đạo. Ví dụ với impulsive đi lên
thì màu nến chủ đạo là nến xanh, với impulsive đi xuống thì màu nến chủ đạo là nến đỏ.
(3) Giá đóng cửa của nến tiếp theo phải thuận theo xu hướng trong giai đoạn đó. Ví dụ đối
với impulsive giảm thì giá đóng cửa của nến tiếp theo phải hướng xuống dưới so với nến trước
đó . Ngược lại với impulsive tăng thì giá đóng cửa của nến tiếp theo phải hướng lên trên so với
nến trước đó.
Xét ví dụ sau với cặp AUDUSD, chart H1.

Trang 4/23


Vùng khoanh đỏ là impulsive move. Trong vùng này có sự mất cân bằng lớn giữa lệnh bán và
lệnh mua. Trong trường hợp này là lệnh bán áp đảo lệnh mua, dòng tiền dịch chuyển theo xu
hướng bán ra.
Xét theo 3 dấu hiệu của Impulsive ta thấy: trong vùng này có đầy đủ 3 dấu hiệu của giai đoạn
Impulsive giảm đó là:
– Large bar: cây nến đỏ số 6 với thân rất dài.
– Nến đỏ là nến chủ đạo. Trong trường hợp này là không có một cây nến xanh nào.
– Giá đóng cửa của nến sau luôn ở bên dưới so với nến trước. Điều này có ý nghĩa gì? Đó là
phe bán dường như vẫn chưa chốt lời và có rất ít sự phản kháng từ phe mua.

2. Corrective:

Corrective có thể hiểu như một hình thái đối lập với Impulsive và cũng có 3 đặc điểm để nhận
biết:
(1) Trong giai đoạn corrective sẽ không có những cây nến large bar.
(2) Trong giai đoạn corrective thì sẽ không có màu nến chủ đạo mà sẽ có sự đan xen lẫn lộn
giữa nến xanh và nến đỏ.
(3) Giá đóng cửa của nến sau có thể ở lưng chừng so với nến trước đó.
Xét ví dụ sau với cặp USDCAD, chart H1
Xét theo 3 dấu hiệu trên ta thấy: trong vùng này có đầy đủ 3 dấu hiệu của giai đoạn Corrective
đó là:
Trang 5/23


– Không có cây nến large bar nào.
– Không có nến nào chiếm vai trò chủ đạo.
– Giá đóng cửa của nến sau ở lưng chừng của nến trước.

Bài 3: Volatile & Non-volatile trend
I.

Volatile trend (VT) và non-volatile trend (NVT) là gì?

1. Non-volatile trend

NVT là xu hướng dịch chuyển theo hình thức impulsive mà ở đó có sự mất cân bằng rất
lớn của order Flow về một phía nào đó (buy hoặc sell).
Sở dĩ gọi là NVT bởi vì nó có rất ít sự biến động (volatility) trong một xu hướng do sự thiếu
vắng của một bên nào đó tham gia vào thị trường. Bởi sự mất cân bằng lớn của order flow nên
trong NVT thì giá sẽ di chuyển trong một kênh rất hẹp. Xem ví dụ sau:

Trang 6/23



GBPUSD, H1, giá di chuyển xuống dưới trong 1 kênh rất hẹp.
Trong hình trên thì xu hướng là đi xuống và có rất ít (hoặc rất yếu) sự đi lên của giá. Điều này
cho thấy, thị trường đang bị mất cân bằng mạnh. Phe bán đang áp đảo phe mua. Mặc dù có sự
kháng cự lại từ phe mua (thể hiện qua 1 vài cây nến xanh) nhưng rất yếu.
CÓ THỂ COI NVT NHƯ MỘT IMPULSIVE MOVE Ở TRONG MỘT PHẠM VI NHỎ HƠN.

2. Volatile trend

VT là xu hướng dịch chuyển theo hình thức corrective mà ở đó sự mất cân bằng
giữa bên mua và bán là không lớn.
Đứng ở phía ngược lại, VT có nhiều sự thay đổi trong một xu hướng. Ví dụ như trong một xu
hướng tăng, thì vẫn có nhiều người bán (seller) tham gia vào thị trường điều đó dẫn đến việc
kênh VT thường có độ rộng lớn hơn so với kênh NVT.

Trang 7/23


USDJPY, H1
Ở hình trên ta có thể thấy, volatile trend có biên độ rộng hơn so với NVT. Mặc dù là trend tăng
nhưng vẫn có một số seller nhảy vào thị trường làm cho giá bị kéo xuống. Giá di chuyển trong
volatile trend sẽ dao động điều hòa chạm vào kênh trên rồi lại chạm xuống kênh dưới của trend.
CÓ THỂ COI VT NHƯ MỘT CORRECTIVE MOVE TRONG MỘT PHẠM VI NHỎ HƠN.

II.

Clean Volatile Trend (CVT) & Unclean Volatile Trend (UVT) là gì?

Volatile trend lại được chia thành hai loại là: CVT và UVT.

1. Clean Volatile Trend (CVT)
CVT là xu hướng mà ở đó giá phá mức hỗ trợ/ kháng cự rồi lại QUAY LẠI retest mức kháng cự
(ban đầu là mức hỗ trợ)/ hỗ trợ (ban đầu là mức kháng cự) tương ứng.
Diễn đạt có đôi chút hơi khó hiểu nhưng mọi người xem hình minh họa sau là sẽ hiểu ngay:

Trang 8/23


Giả sử ta có 3 mức key level được đánh số (1), (2), (3) màu trắng. Các số đánh từ 1 đến 6 (màu
đỏ) là hành động của giá. Ta xét từng hành động:
1. Giá phá vỡ mức kháng cự (1).
2. Giá quay lại test mức (1) nay đã trở thành mức hỗ trợ mới.
3. Giá lại tiếp tục phá vỡ mức kháng cự (2).
4. Giá quay lại test mức (2) nay đã trở thành mức hỗ trợ mới.
5. Giá tiếp tục phá vỡ mức kháng cự (3).
6. Giá quay lại test mức (3) nay đã trở thành mức hỗ trợ mới.
2. Unclean Volatile Trend (UVT)
UVT là xu hướng mà ở đó giá phá vỡ hỗ trợ/ kháng cự sau đó không quay lại retest mức kháng
cự (ban đầu là hỗ trợ)/ hỗ trợ (ban đầu là kháng cự) tương ứng.
Đứng ở góc độ Order Flow thì, UVT là sự kết hợp của lệnh mua và lệnh bán trên thị trường.
Phe mua và phe bán không bên nào nắm quyền kiểm soát.

Bài 4: Hiểu đúng về vùng hỗ trợ và kháng cự chủ đạo – 10
mẹo chính.

Trang 9/23


TIP 1
Mức hỗ trợ/kháng cự ở khung thời gian càng lớn thì xác suất cho việc giữ lệnh ở khung thời

gian nhỏ hơn D1 (intra-day) càng lớn.
Nghĩa là chẳng hạn, chúng ta đang có một lệnh BUY đang mở ở khung thời gian nhỏ hơn D1
mà điểm vào lệnh của chúng ta lại nằm ở mức hỗ trợ ở khung thời gian D1 hoặc lớn hơn D1 thì
chúng ta cứ yên tâm giữ lệnh đó. Tương tự với SELL.
Đặc biệt là khi có sự trùng hợp giữa khung thời gian bé với khung thời gian lớn. VD: ở khung
thời gian bé, dựa vào mức hỗ trợ ta muốn vào lệnh Buy mà xu hướng ở khung thời gian lớn lại
là TĂNG thì xác suất thắng khi vào lệnh sẽ cao hơn.
Nguyên văn tiếng Anh:
Higher TF S/R levels have a higher probability of holding an intra-day attack
Especially confluent when in alignment with higher TF context (i.e. with trend)

TIP 2
Khung thời gian mà hỗ trợ cho hoàn cảnh hành động giá càng lớn thì khả năng giữ mức hỗ
trợ ở khung thời gian trong ngày (Chẳng hạn chúng ta đang có ý định vào 1 lệnh SELL break out một vùng hỗ trợ nào đó ở khung
thời gian H1 nhưng vùng hỗ trợ này lại trùng với vùng hỗ trợ ở khung thời gian D1 thì chúng ta
nên suy nghĩ lại. Vì vùng hỗ trợ ở khung thời gian lớn thường rất chắc chắn.
Quy ước: khung thời gian lớn là khung thời gian từ H4 trở lên, còn khung thời gian nhỏ là từ
H1 trở xuống.
Nguyên văn tiếng Anh:
The greater the TFs which support the price action context, the greater the chance an intra-day
support level will hold.

TIP 3
Có một số mức kháng cự/hỗ trợ được gọi là mức giới hạn giao dịch (LLT-Limit Level Trades)
Trang 10/23


Mức giới hạn giao dịch là mức mà giá đã test đi test lại nhiều lần (từ 2 lần trở lên) ở trong khóa
khứ. Mức giới hạn này còn được gọi là các mức kháng cự/hỗ trợ quan trọng. Khi giá đi vào

vùng xung quanh mức giới hạn này sẽ có phản ứng mạnh mẽ (độ thanh khoản – Liquidity cao).
Và chiến lược của chúng ta là sẽ đặt một lệnh limit tại các mức giới hạn.
Nguyên văn tiếng Anh:
There are some key S/R levels which are LLT (Limit Level Trades)
LLT stand for Limit Level Trade. It means that that level has been tested and is a key S/R level
and price reacts to that level and you can place a limit order at that level.

TIP 4
Hoàn cảnh giá ở khung thời gian nhỏ có thể mâu thuẫn với hoàn cảnh giá ở khung thời gian
lớn hơn.
Nghĩa là nếu chúng ta đang có một lệnh mở ở khung thời gian nhỏ nhưng hoàn cảnh giá lại mâu
thuẫn với hoàn cảnh giá ở khung thời gian lớn thì thời gian giữ lệnh đó (nên) sẽ ngắn lại.
Nguyên văn tiếng Anh:
Intra-day context can/offer will contradict higher TF context.
If we are trading with intra-day context, but against higher TF context, holding times should be
shorter.

TIP 5
Lần test mức kháng cự/hỗ trợ đầu tiên thường là những lần trade tốt nhất.
Các trader cho các Quỹ lớn thường thích vào lệnh ở lần chạm đầu tiên.
Nguyên văn tiếng Anh:
The first test of a key S/R level generally offers the best trade opportunities

TIP 6

Trang 11/23


Mức hỗ trợ và kháng cựu thường là các vùng hỗ trợ và kháng cự.
Điều này dễ hiểu rồi, bởi vì hỗ trợ và kháng cự nên được hiểu rộng hơn thành các vùng hỗ trợ

và kháng cự. Các vùng này tùy vào khung thời gian sẽ có độ rộng tương ứng. Ví dụ với khung
D1 thì vùng này có thể dao động từ 50 đến 100 pip.
Độ rộng của vùng S/R càng hẹp thì tức là mức S/R càng chính xác do đó sẽ giúp chúng ta có
được tỉ lệ risk/reward (R:R) thấp (chốt lỗ thấp hơn nhiều so với chốt lãi). –> Lợi nhuận sẽ tối
ưu.
Nguyên văn Tiếng Anh:
Support and Resistance Levels are more often “zone” of support and resistance

TIP 7
Nếu một đoạn dịch chuyển impulsive bị cản lại và thời gian giá test một mức giới hạn giao
dịch ngắn thì đây là một yếu tố rất quan trọng cần lưu ý.
Khi gặp hiện tượng này, chúng ta cần đặc biệt chú ý vì có thể sau đó là một sự di chuyển mạnh
mẽ của giá theo chiều ngược lại. Vì có thể đã có sự tham gia của các Big-boy khiến thị trường
mất cân bằng. Order flow bị dịch về một phía nào đó (có thể là Buy hoặc Sell).
Nguyên văn tiếng Anh:
Impulsive rejections and short holding times at a level are a + confluence factor.
Order flow is communicating large institutional interest/ high imbalance.
Likely indicates high profit potential move.
Đây có thể xem là một trong những tip quan trọng nhất. Hãy xem lại chuyện gì đã xảy ra với
GU ngày hôm qua:
Ở chart D1 ta thấy, mức giá từ 1.2516 – 1.2569 đã hình thành một vùng key S/R. Giá đã test
vùng này khá nhiều lần trong quá khứ.

Trang 12/23


GU chart D1
Chiều hôm qua (18/04), lúc khoảng 16h (12h-GMT+3), GU hình thành 1 cây nến H1 đỏ xuống
rất mạnh (bearsish impulsive) test vùng giá này. Nhưng chỉ sau đó khoảng 30 phút thì giá bắt
đầu bị đẩy lên (impulsive rejection) tạo thành một cây nến có duôi dưới khá dài. Và sau đó diễn

biến tiếp theo thế nào thì chắc mọi người đều biết: giá đi ngược lên một mạch 400 pip không
hồi. (Dạo quanh Facebook một vòng thấy anh em kêu trời kêu đất về GU)

Giải thích cho hiện tượng này như thế nào? Nếu áp dụng theo tip 7 này thì hoàn toàn đúng, giá
chỉ test vùng giá này trong một khoảng thời gian rất ngắn chỉ chừng 20-30′ sau đó bật ngược
lên. Do đó ta thấy ngay bóng dáng của các Big-boy. Kết hợp với các tin tức cơ bản vào lúc đó
Trang 13/23


là Thủ tướng Anh, chuẩn bị triệu tập một cuộc họp bất thường hậu Brexit chỉ mười giờ sau đó
thì giả thuyết có sự xuất hiện của các Big-boy lại càng được củng cố.
TIP 8
RRL thuận theo xu hướng rõ ràng thì sẽ thường cho những lệnh giao dịch với lợi nhuận cao
tiềm năng. Đặc biệt là khi nó thuận theo hoàn cảnh giá của khung thời gian lớn.
RRL là viết tắt của Role Reversal Level, ở đây được hiểu là mức kháng cự hoặc hỗ trợ chủ đạo
mà tại đó xảy ra đảo chiều hoặc break out.
Nguyên văn tiếng Anh:
Clear with trend (WT) Role reversal level (RRL) generally offer high profit potential trades.
Especially true when they align with higher TF context.
Để dễ hiểu, ta đi vào ví dụ sau:

EURJPY, chart H4
Ví dụ với cặp EURJPY, chart H4, ta thấy xu hướng đang là lên. Mức kháng cự chủ đạo được
đánh dấu ở đây là 141.09. Ta thấy giá đã test mức kháng cự này 3 lần trong quá khứ. ở lần test
Trang 14/23


thứ 4 thì xảy ra breakout và ở đây ta gọi là điểm RRL. Vậy ta nói RRL ở trong trường hợp này
thuận theo xu hướng tăng. (Hay còn gọi là bullish RRL).
TIP 9

Pullback và RRL sẽ phát huy hiệu quả tốt hơn ở trong CVT hơn là ở trong UVT
Nguyên văn tiếng anh:
Pullbacks and role reversal levels work well in clean volatile trends (CVT) vs unclean volatile
trends (UVT).
Nhắc lại một chút về CVT và UVT.
CVT là khi giá test lại các mức S/R một cách rõ ràng, giá chạm và các mức S/R và bật lại một
cách mau lẹ. Còn UVT là khi giá test lại các mức S/R một cách không rõ ràng, giá chạm vào
các mức S/R nhưng nhập nhằng ở đó không bật lại một cách dứt khoát.
Hình ảnh so sánh giữa CVT và UVT:
CVT – Clean Volatile TrendUVT – Unclean Volatile Trend.

Như vậy hiển nhiên là với CVT thì việc đặt stop loss sẽ dễ hơn so với UVT, do đó pullback và
RRL sẽ phát huy tốt hơn khi trade ở trong CVT.

Trang 15/23


TIP 10
Cách mà hành động giá tấn công một mức kháng cự/hỗ trợ quan trọng chỉ là thông tin chứ
không phải là sự xác nhận.
Thông tin thì chỉ mang tính bổ sung cho hoàn cảnh của hành động giá đó. Cấu trúc tiền breakout
mới có giá trị cao nhất. Tip 10 này nhấn mạnh rằng chúng ta phải nhìn toàn cảnh của một hành
động giá chứ không phải chỉ tập trung vào 1-2 cây nến khi giá tấn công vào một mức kháng
cự/hỗ trợ quan trọng.
Nguyên văn tiếng anh:
How price action attacks a key level is information (not confirmation).
That information can offer additional clarity whether it will hold.
Pre-breakout structure is highly informative of this.
Impulsive PA into it is decently informative.


Trang 16/23


Bài 5: Hiểu đúng về vùng kháng cự/hỗ trợ chủ đạo – Vùng
mua bán
I.

LONG SHORT ZONE LÀ GÌ?

LSZ, dịch sang tiếng Việt nghĩa là Vùng mua bán. LSZ là vùng kháng cự/hỗ trợ chủ yếu để
chúng ta xác định có vào lệnh hay không. Đây là một phần trong phần thứ 3 của mô hình Price
Action context, kháng cự/ hỗ trợ. LSZ sẽ có ảnh hưởng lớn đến quyết định sẽ buy hay sell của
chúng ta.
II.

LONG SHORT ZONE XÉT TRONG HOÀN CẢNH KHUNG THỜI GIAN.

LSZ có thể vừa ở khung thời gian lớn, vừa ở khung thời gian nhỏ. Khung thời gian lớn thì được
xem xét từ H4 trở lên. Còn khung thời gian nhỏ thì là từ H1 trở xuống.
LSZ ở khung thời gian nhỏ thì nếu như giá ở bên dưới LSZ, ta sẽ tìm kiếm cơ hội bán ra còn
giá ở bên trên LSZ thì ta sẽ tìm kiếm cơ hội mua vào. Trong trường hợp, giá thị trường chuyển
từ đang ở bên dưới LSZ sang lên trên LSZ thì ta thay đổi quyết định từ sell sang buy. Và ngược
lại.
III.

LONG SHORT ZONE XÉT TRONG HOÀN CẢNH XU HƯỚNG.

Ở thị trường có xu hướng, thì sẽ chỉ có 1 LSZ. Ví dụ trong thị trường đi lên, nếu giá ở trên LSZ
thì điều đó có nghĩa là chúng ta sẽ đi tìm kiếm các cơ hội BUY. Và ngược lại.
Còn ở thị trường sideway (range market), sẽ có 2 LSZ đó là: LSZ ở phía trên vùng sideway và

LSZ ở phía dưới vùng sideway. Giá ở bên trên LSZ ở phía dưới vùng sideway thì thiên hướng
của chúng ta sẽ là mua vào, còn giá ở bên dưới LSZ ở phía trên vùng sideway thì thiên hướng
của chúng ta sẽ là bán ra.
IV.

CÁCH XÁC ĐỊNH LONG SHORT ZONE

Có 3 cách để xác định vùng mua bán – LS Zone đó là dựa vào: long-term corrective structure,
breakout và short-term corrective structure.

Trang 17/23


Long-term corrective structure.
Khái niệm này dịch sang tiếng Việt sẽ được hiểu là “cấu trúc điều chỉnh dài hạn”. Như chúng
ta đã biết thường thì sau một xu hướng tăng, hoặc giảm sẽ có một giai đoạn điều chỉnh của giá.
Giai đoạn điều chỉnh này sẽ có thể là dài hoặc ngắn, tùy thuộc vào khung thời gian ta xét. Một
cấu trúc điều chỉnh dài hạn được gọi là dài khi ta xét nó ở khung thời gian D1 trở lên trong ít
nhất khoảng từ 3 đến 4 tháng.

EURUSD, chart D1.
Như hình trên (cặp EurUsd, D1) ta thấy sau một quãng thời gian từ tháng 6/2014 đến tháng
3/2015 tức là trong khoảng 9 tháng, giá liên tục giảm và sau đó là một khoảng thời gian khoảng
5 tháng từ 3/2015 đến 8/2015 thì giá dao động lên xuống ở trong vùng điều chỉnh.

Trang 18/23


EURUSD, chart D1
Trong vùng điều chỉnh này, vùng kháng cự trên được gọi là “Top LSZ”, còn vùng hỗ trợ dưới

được gọi là “Bottom LSZ”.
Chiến lược của chúng ta là nếu giá đi vào vùng mua bán và đóng cửa ở trên Bottom LSZ thì sẽ
mua vào, đóng cửa ở dưới Bottom LSZ thì có nghĩa là giá đã breakout ra khỏi vùng điều chỉnh,
khi đó ta sẽ bán ra. Tương tự như vậy đối với Top LSZ.

Break Out.

USDJPY, chart H1.

Trang 19/23


Cách xác định LSZ trong trường hợp Breakout là ta sẽ tìm điểm Pre-breakout trước. Điểm Prebreakout là điểm mà giá tưởng như đã phá vỡ kháng cự hoặc hỗ trợ nhưng ngay sau đó lại quay
ngược trở lại. Ở hình trên (USDJPY, H1), giá tưởng như đã phá vỡ hỗ trợ (đường màu xanh ở
trên) nhưng sau đó khi chạm vào mức hỗ trợ tiếp theo (đường màu xanh ở dưới) thì lại quay
ngược lên, điểm đó được gọi là điểm Pre-breakout. Vậy vùng mua bán LSZ trong trường hợp
này sẽ là vùng giới hạn bởi hai mức kháng cự hoặc hỗ trợ liên tiếp. Trong trường hợp này là hai
mức hỗ trợ liên tiếp (vùng màu xám nằm giữa hai đường màu xanh).
Chiến lược của chúng ta ở vùng LSZ breakout cũng rất đơn giản: nếu giá đóng cửa ở trên LSZ
thì mua vào, còn đóng cửa ở dưới LSZ thì bán ra.

Short-term corrective structure.
Khái niệm này dịch sang Tiếng Việt có nghĩa là “cấu trúc điều chỉnh ngắn hạn”. Đây cũng là
một giai đoạn điều chỉnh của giá sau một giai đoạn tăng hoặc giảm liên tục. Nếu như với Longterm corrective structure thì khung thời gian ta xét là từ D1 trở lên thì với Short-term corrective
structure thì khung thời gian ta xét sẽ là từ H1 trở xuống. Rất dễ hiểu thôi.

USDJPY, chart H1.
Chiến thuật đối với LSZ ở short-term corrective structure cũng hoàn toàn tương tự như ở longterm corrective structure. Như ở ví dụ trên với USDJPY, chart H1, khi giá đóng cửa ở bên dưới
Bottom LSZ thì có nghĩa là giá đã breakout, khi đó ta sẽ bán ra.


Trang 20/23


Làm thế nào để phân biệt được sự khác nhau giữa Non-Volatile
và Impulsive
Impulsive là giai đoạn thị trường đi lên hoặc đi xuống một cách mạnh mẽ theo
một chiều. Đó là do sự mất cân bằng giữa lượng mua hoặc bán trên thị trường.
NVT là xu hướng dịch chuyển theo hình thức impulsive mà ở đó có sự mất cân
bằng rất lớn của order Flow về một phía nào đó (buy hoặc sell).
Trước hết, điểm khác nhau đầu tiên đó là: Impulsive thì nằm ở tầng dưới cùng trong mô hình
kim tự tháp của Price Action, còn Non-volatile thì nằm ở tầng thứ 2.

Tại sao lại như vậy? Bởi vì trong diễn biến của giá cả trên thị trường thì các hình thái dạng
Impulsive/Corrective là bắt gặp nhiều nhất rồi sau đó là đến hình thái Volatile/Non-volatile.
Nguyên văn câu trả lời của thành viên vshanks43 như sau:

Trang 21/23


Impulsive and corrective moves give you information about which way the
market is headed (among other things). The trend type (vol/non vol) gives you
information as to the distribution of order flow in the market.
In other words, I/C tells you the direction of order flow. Vol/NV tells you the
relative strength/number/distribution of bulls and bears in the direction which
the market is headed in.
So volatility is something you super-impose on top of the I/C. A non volatile
trend will have powerful impulsive moves but also corrective moves within it.
My point is, they’re different layers and communicate separate things about
order flow.
Impulsive và corrective sẽ đưa cho chúng ta thông tin về trạng thái mà thị trường đang ở vào.

Còn loại xu hướng (trend type: volatile/non-volatile) sẽ đưa cho chúng ta thông tin về sự phân
bố của order flow ở trong thị trường.
Nói cách khác, Impulsive/Corrective sẽ nói cho chúng ta chiều hướng của order flow. VT/NVT
sẽ nói cho chúng ta mức độ tương đối của độ mạnh/số lượng/phân bố của những lệnh mua và
bán trong chiều hướng của thị trường.
Vì vậy VT/NVT là một thứ gì đó mà bạn cố gắng áp đặt ở trên Impulsive/Corrective. Một NVT
sẽ vẫn có những đoạn impulsive mạnh mẽ nhưng cũng có những đoạn corrective ở trong đó.
Quan điểm ở đây là, chúng ở những tầng khác nhau và sẽ kể cho chúng ta những câu chuyện
khác nhau về order flow.
Khi nhìn vào đồ thị giá của một cặp tiền thì ta sẽ phân tích tuần tự như sau:
1) What direction is the dominant order flow in? (I/C gives you this along with the momentum
and gives early indication to a structural change eg: when impulsive moves shorten)
Đầu tiên phải trả lời câu hỏi: Order Flow đang lệch mạnh về phía nào? (Buy hay sell?) –>
Impulsive/Corrective sẽ trả lời câu hỏi này. I/C sẽ chỉ ra điều đó cùng với động lượng của giá
và đưa ra những chỉ báo sớm về một sự thay đổi mang tính cấu trúc có thể xảy ra. Ví dụ: khi sự
dịch chuyển Impulsive ngắn lại ==> Xu hướng yếu dần.
Trang 22/23


2) Now we know what direction its in. But what is the percentage of bulls and bears? (V/NV
tells you this. How powerful/weak are the corrective moves? Are there any counter impulsive
moves? etc)
Hai là ta phải biết được Xu hướng đang là gì? Và trong đó tỉ lệ buy/sell là như thế nào? –>
VT/NVT sẽ nói cho ta điều đó qua các câu hỏi: Độ mạnh/yếu của sự dịch chuyển corrective là
thế nào? Có hay không sự dịch chuyển Impulsive theo hướng ngược lại?
3) So now we know direction and relative distribution. Which is the likeliest area for me to get
in. (There are many S/R levels on a chart but the volatility determines which levels will be key)
Ba là ta phải biết chiều và sự phân bố một cách tương đối. Vùng nào là vùng lý tưởng nhất để
tôi nhảy vào thị trường? Câu hỏi này sẽ được trả lời thông qua các mức kháng cự và hỗ trợ chủ
yếu (key levels) sẽ có ở trong bài học số 4.


Trang 23/23



×