Tải bản đầy đủ (.doc) (103 trang)

Tính đa dạng thành phần loài và thành phần hoá học trong tinh dầu của một số loài ở 2 chi ba chạc (euodia forst forst f ) và muồng truổng (zanthoxylum l ) thuộc họ cam (rutaceae) ở nghệ an

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.94 MB, 103 trang )

VIỆN HÀN LÂM KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ VIỆT NAM
VIỆN SINH THÁI VÀ TÀI NGUYÊN SINH VẬT

HOÀNG THANH SƠN

TÍNH ĐA DẠNG THÀNH PHẦN LOÀI VÀ THÀNH PHẦN
HÓA HỌC TRONG TINH DẦU CỦA MỘT SỐ LOÀI Ở 2 CHI
BA CHẠC (EUODIA FORST, & FORST.f.) VÀ MUỒNG
TRUỔNG (ZANTHOXYLUM L.) THUỘC HỌ CAM
(RUTACEAE) Ở NGHỆ AN

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

HÀ NỘI – 2014


LỜI CAM ĐOAN
Tôi cam đoan đây là công trình nghiên c ứu của riêng tôi. Các số liệu,
kết quả nêu trong luận văn là trung thực và chưa từng được ai công bố
trong bất kỳ công trình nào khác.
Tôi xin cam đoan rằng các thông tin trích dẫn trong luận văn đều đã chỉ rõ
nguồn gốc.
Tác giả luận văn

Hoàng Thanh Sơn


LỜI CÁM ƠN
Để hoàn thành luận văn, bên cạnh sự nỗ lực cố gắng của bản thân tôi còn
nhận được rất nhiều sự giúp đỡ của các thầy cô giáo và đồng nghiệp. Qua đây tôi
xin chân thành cám ơn Cơ sở đào tạo sau Đại học, Viện Sinh thái và Tài nguyên


sinh vật, Viện Hà lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam đã tạo mọi điều kiện
thuận lợi để tôi hoàn thành chương trình đạo tạo thạc sỹ.
Tôi xin bài tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Đỗ Ngọc Đài đã tận tình giúp
đỡ, tạo điều kiện về thời gian để hướng dẫn tôi trong suốt quá trình học tập và
thực hiện luận văn.
Xin chân thành cám ơn Lãnh đạo, đồng nghiệp Viện Nghiên cứu Lâm sinh
đã tận tình giúp đỡ trong suốt thời gian qua.
Cuối cùng, tôi xin bày tỏ lòng cám ơn sâu sắc tới gia đình và bạn bè đã tạo
mọi điều kiện giúp đỡ tôi hoàn thành luận văn.

Hà nội, ngày tháng năm 2014
Tác giả
Hoàng Thanh Sơn


Mục Lục
Lời cam đoan................................................................................................... …..i
Lời cảm ơn ...................................................................................................... …..ii
Mục Lục ................................................................................................................ iv
Danh mục bảng...................................................................................................... vi
MỞ ĐẦU ................................................................................................................ 7
Chương 1: TỔNG QUAN TÀI LIỆU .................................................................... 9
1.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài chi Ba chạc (Euodia) và chi Muồng
truổng (Zanthoxylum) ..........................................................................................
9
1.1.1. Trên thế giới ..................................................................................................
9
1.1.2 Ở Việt Nam ..................................................................................................
11
1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu ............................................. 14

1.2.1. Trên thế giới ............................................................................................... 14
Như vậy, các công trình nghiên cứu đã công bố về thành phần tinh dầu còn có
thử hoạt tính sinh học.Đây là hướng tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác đang quan tâm. ......................................................... 15
1.2.2. Ở Việt Nam ................................................................................................ 15
1.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu ................................. 16
1.3.1. Điều kiện tự nhiên ...................................................................................... 16
1.3.2. Các nguồn tài nguyên................................................................................. 19
1.3.3. Điều kiện kinh tế, xã hội............................................................................. 21
Chương 2: ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU ....
22
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu............................................................. 22
2.2. Nội dung nghiên cứu ................................................................................. 22
2.3. Phương pháp nghiên cứu........................................................................... 22
............................................................. 22
2.3.2. Phương pháp nghiên cứu tinh dầu .............................................................
24
Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN ................................. 27
3.1. Đa dạng các loài trong hai chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng
(Zanthoxylum) ở Nghệ An ............................................................................... 27
3.1.1. Danh lục các loài thuộc chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng
(Zanthoxylum) phân bố ở Nghệ An ......................................................................
27


3.1.2. Bổ sung vùng phân bố cho các loài trong 2 chi Ba chạc (Euodia) và
Muồng
truổng
(Zanthoxylum)........................................................................................... 30
3.1.3. Giá trị sử dụng của các loài trong chi Ba chạc (Euodia) và Muồng

truổng
(Zanthoxylum) ở Nghệ An .................................................................................... 32


3.1.4. Một vài đặc điểm thực vật của chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng
(Zanthoxylum) ở Nghệ An .....................................................................................
34
3.1.5. Đặc điểm sinh học của các loài trong chi Ba chạc (Euodia Forst. &
Forst.f.) và Muồng truổng (Zanthoxylum L.) ở Nghệ An ..................................... 35
3.2. Thành phần hóa học tinh dầu một số loài thuộc chi Ba chạc (Euodia Forst.
& Forst.f.) và Muồng truổng (Zanthoxylum L.) ở Nghệ An ............................ 44
3.2.1. Chi Ba chạc - Euodia Forst. & Forst.f. ......................................................
44
3.2.2. Chi Muồng truổng - Zanthoxylum L. ......................................................... 54
KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ.............................................................................. 70
DANH MỤC CÔNG TRÌNH KHOA HỌC ĐÃ CÔNG BỐ LIÊN QUAN ĐẾN
ĐỀ TÀI LUẬN VĂN ........................................................................................... 71
TÀI LIỆU THAM KHẢO.................................................................................... 72
Phụ lục 1. Hình ảnh một số sinh cảnh nghiên cứu các loài thuộc họ Cam
(Rutaceae) ở Nghệ An .......................................................................................... 78
Phụ lục 2. Hình ảnh một số loài nghiên cứu thuộc họ Cam (Rutaceae) ở Nghệ An
.............................................................................................................................. 79
Phụ lục 3. Sắc ký đồ của các mẫu phân tích tinh dầu .......................................... 81


Danh mục bảng

Bảng 3.1. Danh lục các loài trong chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng
(Zanthoxylum) phân bố ở Nghệ An ..................................................................... 26
Bảng 3.2. So sánh số loài trong 2 chi được nghiên cứu ở Nghệ An với số loài

trong 2 chi đã biết ở Việt Nam .............................................................................
28
Hình 3.1. So sánh tỷ lệ % số loài trong 2 chi nghiên cứu với Việt Nam .............
29
Bảng 3.3. Các loài trong 2 chi Ba chạc (Euodia) và Muồng truổng
(Zanthoxylum) được bổ sung vùng phân bố cho Nghệ An.................................. 30
Bảng 3.4. Giá trị sử dụng của chi Ba chạc (Euodia) và ....................................... 32
Muồng truổng (Zanthoxylum).............................................................................. 32
Hình 3.2. Giá trị sử dụng của các loài thuộc chi Euodia và Zanthoxylum .......... 33
Bảng 3.5. Thành phần hóa học tinh dầu loài Bac chạc (Euodia lepta) ................ 46
Bảng 3.6. Thành phần hóa học tinh dầu loài Dầu dấu lá hẹp (Euodia callophylla)
.............................................................................................................................. 50
Bảng 3.8.Thành phần hoá học của tinh dầu loài Hoàng mộc sai (Z. laetum) ......
59
Bảng 3.9.Thành phần hoá học của tinh dầu loài Hoàng mộc nhiều gai (Z.
myriacanthum) ..................................................................................................... 62
Bảng 3.10.Thành phần hoá học của tinh dầu loài Sưng (Zanthoxylum nitidum). 66


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


Là một quốc gia có diện tích trải dài dọc theo bờ biển, lãnh hải rộng lớn
trong đó vùng trung du, miền núi chiếm hơn ¾ diện tích, với nhiều vùng địa lý
và khí hậu khác nhau nên nước ta có tính đa dạng sinh học rất cao. Mặt khác lại

nằm trong khu vực nhiệt đới gió mùa do đó rất thuận lợi cho hệ thực vật sinh
trưởng và phát triển.
Trong số các nhóm cây tài nguyên thực vật thì nhóm cây chứa tinh dầu
chiếm vị trí quan trọng. Đây là nguồn nguyên liệu thiết yếu của nhiều ngành công
nghiệp như mỹ phẩm, thực phẩm và dược phẩm...[49].Chính vì vậy, trong những
năm gần đây nhóm cây cho tinh dầu đã và đang được quan tâm nghiên cứu.
Trong hệ thực vật nước ta, nhóm các cây có tinh dầu rất phong phú và đa dạng.
Đến nay đã thống kê được khoảng 657 loài thuộc 357 chi và 114 họ (chiếm
khoảng 6,3% tổng số loài; 15,8% tổng số chi và 37,8% số họ) trong đó phải kể
đến các cây có ý nghĩa kinh tế thuộc các họ như họ Gừng (Zingiberaceae), họ
Long não (Lauraceae), họ Hoa môi (Lamiaceae), họ Cam (Rutaceae) [18].
Trong họ Cam thì hầu hết các loài và các chi đều tích luỹ tinh dầu ở các bộ phận
khác nhau.
Nghệ An là tỉnh nằm trong khu vực Bắc Trung Bộ, có diện tích lớn nhất cả
nước với tổng diện tích tự nhiên khoảng 16.648.729 ha, trải dài trên địa hình
miền núi, trung du, đồng bằng, ven biển. Nghệ An được đánh giá là tỉnh có khu
hệ thực vật khá phong phú và đa dạng. Hiện nay, công tác điều tra, đánh giá tính
đa dạng hệ thực vật đã và đang được tiến hành ở nhiều khu vực khác nhau như:
Pù Mát, Pù Huống, Pù Hoạt,...[19]. Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên sâu về một
nhóm tài nguyên đang còn ít và chưa xứng với tiềm năng sẵn có ở đây. Vì vậy,
học viên chọn đề tài nghiên cứu: “Tính đa dạng thành phần loài và thành phần

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


hoá học trong tinh dầu của một số loài ở 2 chi Ba chạc (Euodia
Forst.&Forst.f.) và Muồng truổng (Zanthoxylum L.) thuộc họ Cam
(Rutaceae) ở Nghệ An“.

2. Mục tiêu của đề tài

Đánh giá được tính đa dạng loài, tinh dầu của chi Ba chạc (Euodia) và
Muồng truổng (Zanthoxylum) để góp phần điều tra, tìm kiếm các dữ liệu nguồn
tài nguyên về thành phần loài, tinh dầu của hai chi nghiên cứu.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


Chương 1
TỔNG QUAN TÀI LIỆU
1.1. Tình hình nghiên cứu thành phần loài chi Ba chạc (Euodia) và
chi
Muồng truổng (Zanthoxylum)
1.1.1. Trên thế giới
Họ Cam được nghiên cứu từ thời Linnaeus (1753) với 7 chi và 19 loài
[43]. Năm 1789, A.Jussieu đã đặt tên cho họ Cam là Rutaceae lấy tên Ruta L.
Công trình nghiên cứu tương đối toàn diện và có hệ thống về họ Cam cuối
thế kỷ 19 phải kể đến A. Engler (1896) [36]. Tác giả là người đầu tiên nghiên cứu
khá kỹ về các đặc điểm từ hình thái ngoài của cơ quan sinh dưỡng và cơ quan
sinh sản, đến số lượng nhiễm sắc thể, phân bố địa lý, cổ sinh vật, mối quan hệ
thân cận giữa các taxon trong họ Cam. Tác giả cũng là người đầu tiên định hướng
cho việc sử dụng tổng hợp các loạt đặc điểm trong phân loại họ Cam, điều đó
cho phép phân định giữa các taxon có căn cứ vững chắc hơn.Vì vậy, sau này
nhiều công trình nghiên cứu về họ Cam đều dựa trên nền tảng hệ thống của
A. Engler, sử dụng các đặc điểm mà ông đã lựa chọn, như công trình của W. T.
Swingle & P. C. Reece (1967) [51]. Trong các công trình, tác giả sắp xếp 12 họ
thực vật có hoa vào bộ Cam, trong đó có 4 họ có đại diện ở Việt Nam gồm: họ

Cam (Rutaceae), họ Xoài (Anacardiaceae), họ Thanh thất (Simaroubaceae) và họ
Xoan (Meliaceae). Với những nhóm đặc điểm được sử dụng như: tính đối xứng
của hoa, tính chất rời hay dính nhau của bộ nhị và bộ nhụy, sự có mặt của tuyến
nhựa trong vỏ thân hay tế bào tiết trong vỏ và ruột…để sắp xếp vị trí cho các
taxon. Riêng họ Cam, tác giả đã chia thành 6 phân họ (subfamily), 10 tông
(tribus) và 25 phân tông (subtribus), khoảng 150 chi và gần 1.600 loài trên toàn
thế giới.
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


Theo A.Takhtajan (1973) cho rằng Simaroubaceae gần gũi với Rutaceae
và Simaroubaceae được coi là nhóm nguyên thủy trong bộ Cam (Rutales). Mặt
khác, năm 1987, A.Takhtajan khắc phục được những điểm còn chưa hợp lý của
hệ thống A. Engler, với bổ sung của W. T. Swingle và P. C. Reece (1967) và các
công trình nghiên cứu trước đó, A.Takhtajan xếp bộ Cam gồm 10 họ, trong đó có
3 họ có đại diện ở Việt Nam (gồm: họ Cam, họ Xoan và họ Thanh thất; ông cũng
chia thành 2 bộ, tách họ Cam thuộc cùng một nhóm với họ Thanh thất
(Simaroubaceae) và họ Xoan (Meliaceae) thuộc phân bộ còn lại. Đối với họ
Cam, ông chia thành 7 phân họ[55] .
Bên cạnh các công trình nghiên cứu tổng thể các taxon trong họ Cam trên
toàn thế giới còn có các công trình nghiên cứu riêng mỗi taxon, nhóm taxon hay
các công trình Thực vật chí các nước. Một số công trình thực vật chí đáng chú ý:
J. D. Hooker (1875) đã chia họ Cam (Rutaceae) ở Ấn Độ và các vùng lân cận
thành 4 tông: Ruteae, Zanthoxyleae, Toddalieae, Auratieae. Tác giả đã mô tả
23 chi và
78 loài của vùng này[38].Đây là những dẫn liệu phong phú góp phần xây dựng
hệ thống phân loại họ Cam của G. Bentham. Tuy nhiên một số đặc điểm mà tác
giả lựa chọn để phân biệt các chi không thể hiện tính đối lập rõ ràng, ví dụ khi

phân biệt 2 chi Ruta và Peganum: đặc điểm “tràng 4-5” đều xuất hiện ở cả hai
nhóm để phân biệt 2 chi.Guillaumin (1912) đã lập khóa và mô tả 18 chi, 63 loài
ở Đông Dương [37].C. A. Backer & R. C. Bakhuizen (1965) đã công bố trong
loài thực vật chí Java (Flora of Java) viết dưới dạng khóa định loại các chi, và
các loài, không có mô tả chi tiết và không có hình vẽ minh họa, danh pháp các
taxon không được trích dẫn đầy đủ, thiếu tài liệu công bố và mẫu nghiên cứu)
[27].B. C. Stone (1972) đã công bố kết quảnghiên cứu về họ Cam trong Thực vật
chí Malaysia, gồm 3 họ, 4 tông đã được lập khóa định loại, các taxon được xếp
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


theo Reece (1967), so với các công trình Thực vật chí khác, tác giả có chỉ rõ
quan điểm kế thừa hệ thống phân loại của tác giả đáng tin cậy, vì vậy các taxon
được sắp xếp vào các nhóm phân loại thích hợp. Các thông tin về loài như danh
pháp, mô tả, phân bố đã được công bố tương đối đầy đủ;tuy nhiên, hình vẽ minh
họa còn ít, chưa có mẫu nghiên cứu[52].
C. Chang và cộng sự (1993) đã biên soạn họ Cam trong Thực vật chí Đài
Loan,tác giả không phân chia thành phân họ hay tông mà chỉ lập khóa định loại,
mô tả 13 chi và 31 loài, trong đó các chi và loài được mô tả đầy đủ về danh pháp,
tài liệu công bố, mẫu nghiên cứu,… một số loài có hình ảnh minh họa đầy
đủ[29].C. C. Huang (1997) đã biên soạn họ Cam trong Thực vật chí Trung Quốc
với 4 phân họ, 28 chi và 134 loài,mặc dù công trìnhcó nêu số lượng tông nhưng
tên của taxon phân loại bậc phân họ không được nhắc đến trong khóa định loại
và mô tả, phần mô tả các loài chưa có mẫu nghiên cứu[39]. Tuy vậyđây là cuốn
sáchthực vật chí có giá trị khoa học lớn, là tài liệu tham khảo quan trọng cho
những ai nghiên cứu về Rutaceae sau này.
1.1.2 Ở Việt Nam
Người đầu tiên nghiên cứu họ Cam ở Việt Nam là Loureiro (1790).Tác giả

đã mô tả 6 chi và 12 loài có ở Việt Nam[45]. Năm 1912, A. Guillaumin đã mô tả
18 chi và 63 loài ở Đông Dương trong đó có 53 loài phân bố ở Việt Nam [37].
Đến năm 1970, Lê Khả Kế và cộng sự đã xây dựng khóa định loại của 12
chi và mô tả 31 loài có ở Việt Nam[11

[2].Sau này, nghiên cứu có hệ thống và chuyên sâu về họ Cam ở Việt Nam phải
kể đến công trình nghiên cứucủa
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

, trong bộ “
tnu.edu.vn/


Nam”(2000)tác giả
[8

[14].
Những công trình đề cập đến giá trị sử dụng của họ Cam như: Trần Đình
Lý (1993) trong công trình “1900 loài cây có ích ở Việt Nam” đã nêu danh sách
35 loài có ích thuộc họ Cam[17]. Đỗ Tất Lợi (1995)trong công trình“Những cây
thuốc và vị thuốc Việt Nam” đã trình bày 18 loài làm thuốc ở Việt Nam [16].
Đặc biệt công trình “ Từ điển cây thuốc Việt Nam” (2012) của Võ Văn Chi đã đề
cập đến 61 loài thuộc họ Cam được làm thuốc [5]. Gần đây nhất, năm 2012, Bùi
Thu Hà với công trình “Nghiên cứu phân loại Họ Cam (Rutaceae Juss.) ở Việt
Nam” tác giả đã mô tả, vẽ chi tiết và đưa ra khóa phân loại chi tiết cho họ Cam,
đồng thời tác giả đã công bố ở Việt Nam có107 loài, 1 phân loài và 3 thứ thuộc
26 chi, 5 tông và 3 phân họ[7].
Nguyễn Tiến Bân và cộng sự (1984) trong Danh lục thực vật Tây Nguyên
đã thống kê được loài và chi [1]. Sau này Phùng Ngọc Lan và cộng sự (1996) khi
nghiên cứu hệ thực vật Cúc Phương đã công bố loài và chi [13].Năm 1997, Phan

Kế Lộc và cộng sự đã công bố loài và chi ở khu vực Sông Đà [15]. Nguyễn
Nghĩa Thìn và cộng sự (1998) công bố loài và chi ở Vườn Quốc gia Hoàng Liên
[25]. Trong cuốn Đa dạng hệ Nấm và thực vật Vườn Quốc gia Bạch Mã đã thống
kê loài và chi [24]. Nguyễn Nghĩa Thìn và cộng sự (2004) công bố loài và chi ở
Vườn Quốc gia Pù Mát [23]. Gần đây Lê Thị Hương và cộng sự (2012) đã công
bố loài và chi phân bố ở Pù Hoạt [10].

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu
về họ Cam (Rutaceae), tuy nhiên đây là một họ thực vật rất có giá trị về mặt kinh
tế, cung cấp nhiều nguồn gen có giá trị về mặt y dược, hoá mỹ phẩm, thực
phẩm… Vì vậy,việc thống kê một cách đầy đủ, cập nhật thành phần loài của họ
này là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng.
Nghiên cứu về họ Cam ở Việt Nam có một số công trình chuyên sâu của
Phạm Hoàng Hộ (1993, 2000), Trần Kim Liên (2003). Ngoài ra, còn có một số
công trình thống kê mang tính chất của vùng, Vườn Quốc gia, Khu Bảo tồn
Thiên nhiên. Gần đây nhất là công trình của Bùi Thị Thu Hà (2012), được xem
hoàn chỉnh nhất đến thời điểm hiện tại. Trong đó, chi Ba chạc (Evodia), còn gọi
là Dấu dầu, Thôi chanh: Có khoảng 120 loài phân bố ở vùng Ấn Độ-Mã Lai đến
Bắc Trung Quốc và châu Úc [53]. Ở Việt Nam gặp 6 loài phân bố rộng ở các khu
vực trong cả nước. Chi Muồng truổng (Zanthoxylum), còn gọi là Hạt sẻn, Hoàng
mộc: Có khoảng 250 loài phân bố ở châu Á, châu Phi, Ôxtrâylia, Bắc Mỹ trong
vùng nhiệt đới và á nhiệt đới, một số ít ở ôn đới. Ở Việt Nam hiện gặp 10 loài.
Đây là công trình nghiên cứu đầy đủ nhất về 4 chi của họ Cam (Rutaceae) ở Việt
Nam. Tuy nhiên, trong công trình này, tác giả chỉ đề cập đến một số địa điểm thu
mẫu cụ thể, chưa mang tính chất của toàn vùng. Vì vậy, cần có những nghiên

cứu đầy đủ hơn nữa để đánh giá toàn diện các loài và tiềm năng ứng dụng của
chúng trong tương lai.
Như vậy, trên thế giới và ở Việt Nam đã có một số công trình nghiên cứu
về họ Cam (Rutaceae), tuy nhiên đây là một họ thực vật rất có giá trị về mặt kinh
tế, cung cấp nhiều nguồn gen có giá trị về mặt y dược, hoá mỹ phẩm, thực
phẩm… Vì vậy, việc thống kê một cách đầy đủ, cập nhật thành phần loài của họ
này là một công việc hết sức cần thiết và quan trọng.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


1.2. Nghiên cứu về thành phần hóa học tinh dầu
1.2.1. Trên thế giới
Hầu hết các loài trong họ Cam (Rutaceae) đều có chứa tinh dầu hoặc hương
thơm, song hàm lượng và thành phần hóa học của tinh dầu ở mỗi loài thường
khác nhau. Một số loài thì thành phần chủ yếu của tinh dầu là linalool, safrol,...
[34], [42], [48-49].
Trong lá của loài Euodia hylandii ở Úc được đặc trưng bởi sesquiterpen với
spathulenol (12-20%) là thành phần chính. Ở loài Euodia pubifolia cũng chủ
yếu là sesquiterpene với thành phần chính là spathulenol (18,3%) [28]. Ở tinh
dầu Euodia rutaecarpa cho thấy có khả năng gây độc ở cá thể trưởng thành
và ấu trùng của loài Sitophilus zeamais[44]. Loài Euodia fargesii phân bố ở
Trung Quốc thì trong tinh dầu chủ yếu là các hợp chất terpenoids [59]. Từ tinh
dầu của rễ ở loài Euodia lepta có khả năng kháng một số loài côn trùng [40].
Virendra S. R. và cộng sự (2008), đã công bố từ lá của loài Zanthoxylum
acanthopodium chủ yếu là các hợp chất terpen với các thành phần chính là
linalool (14,3%), 9,12-octadecadien-ol (8,4%), 1,8-cineol (7,7%), 2-undecanon
(7,3%), farnesol (3,6%), 9,12,15-octadecatrien-1-ol (3,2%) và β-caryophyllen

(3,0%) [57]. Quả và lá của loài Zanthoxylum nitidum phân bố ở Ấn Độ, được
Sanjib và cộng sự (2009) công bố với các thành phần chính ở quả là linalool
(23,3%), limonen (12,9%), -terpineol (8,3%), -pinen (7,9%), ở lá gồm limonen
(33,1%), geraniol (10,6%) và carvon (9,6%) [50]. Từ lá của loài Zanthoxylum
avicennae ở Trung Quốc được S. F. Chen và cs (1990), công bố trong tinh dầu có
khả năng kháng được
8 loại vi sinh vật gồm Aspergillus niger, A. sydowi, A. terreus, Penicillium
chrysogenum, Paecilomyces varioti, Chaetomium globosum, Cladosporium

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

/>

herbarum và Trichoderma sp…. [30]. Gần đây, cũng ở loài này D. S. Zhang


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


cộng sự (2012) cho thấy trong tinh dầu có khả năng kháng được dòng tế bào
ung thư K-562 với liều lượng 1,76 microg/mL, ngoài ra còn có tính kháng virus
[60].
Như vậy, các công trình nghiên cứu đã công bố về thành phần tinh dầu còn
có thử hoạt tính sinh học.Đây là hướng tìm kiếm nguồn nguyên liệu cho các
ngành công nghiệp khác đang quan tâm.
1.2.2. Ở Việt Nam
Nghiên cứu về tinh dầu của các chi này ở Việt Nam có các công trình điển
hình như: Trần Minh Hợi và cộng sự (2005), đã công bố từ lá và quả của loài

Euodia sutchuenensis với các thành phần chính là limonen (75,8%) và

-pinen

(12,6%) [9]. Từ lá của loài Euodia calophylla được Nguyễn Anh Dũng và cộng
sự (2009), công bố chủ yếu là các hợp chất mono- và sesquiterpen với α-pinen
(9,2%), (Z)-β-ocimen (17,5%) và (E)-β-ocimen (46,6%) là các thành phần chính
của tinh dầu [32]. Loài Euodia trichotoma từ lá được công bố với thành phần
chính là cis-β-ocimen (18,7%) và trans-β-ocimen (48,1%) [56]. Ở lá loài E. lepta
chủ yếu là -pinen (55,4%) và -humulene (18,5%) [21].
Trong lá của loài Zanthoxylum alatum chủ yếu là các hợp chất monoterpen
với 1,8-cineol (41,0%), 2-undecanon (9,6%) và sabinen (8,4%) là các thành phần
chính. Ở quả là 1,8-cineol (29,8%), sabinen (18,8%), limonen (12,8%) [46]. Từ
lá của loài Muồng truổng (Zanthoxylum avicennae) phân bố ở Hà Tĩnh, Đỗ Ngọc
Đài và cộng sự (2012), công bố với các hợp chất chủ yếu là mono- và
sesquiterpen. β-caryophyllen (17,0%), α-humulen (10,4%) và α-pinen (10,1%) là
các thành phần chính [31]. Loài Zanthoxylum nitidum chủ yếu là limonen
(44,1%), neral (11,0%) và geranial (12,1%) ở quả; trong lá chủ yếu là các hợp
chất sesquiterpen với các thành phần chính là -caryophyllen (24,6%), -elemen
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


(14,7%) và bicyclogermacren (12,9%)[35], [47]. Loài Zanthoxylum rhetsoides
với các thành phần chính được xác định là p-cymen (15,3%), limonen (27,1%)


-phelandren (11,9%) [58]. Trong khi đó, ở loài Zanthoxylum scarbrum chủ


yếu là sabinen hydrat (26,5%), -caryophyllen (9,9%) và

-pinen (8,26%) [33].

Cũng ở quả của loài này được Trần Huy Thái và cs (2004), công bố với linalool
(72,2%) và sabinen (1l,2%) là các hợp chất chính [20].
Như vậy, ở Việt Nam chủ yếu là các công trình nghiên cứu về hàm lượng và
thành phần hóa học của một số loài trong họ Cam.Tuy nhiên, nghiên cứu chuyên
sau hơn nữa về hoạt tính sinh học thì hầu như chưa có.
1.3. Điều kiện tự nhiên và xã hội ở khu vực nghiên cứu
1.3.1. Điều kiện tự nhiên
Vị trí địa lý:Tỉnh Nghệ An nằm ở trung tâm vùng Bắc Trung Bộ, trên trục giao
lưu kinh tế - xã hội chủ yếu Bắc Nam, có bờ biển dài 82 km và gần 419 km ranh
giới tiếp giáp với hai tỉnh Thanh Hóa, Hà Tĩnh và nước Cộng hòa dân chủ nhân
dân Lào. Phía Bắc giáp tỉnh Thanh Hóa, Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh, Phía Đông
giáp biển Đông, Phía Tây giáp nước Cộng hòa dân chủ nhân dân Lào.
Tỉnh Nghệ An có tọa độ địa lý từ 18º33'10" đến 19o24'43" vĩ độ Bắc và từ
o

o

103 52'53" đến 105 45'50" kinh độ Đông, có chiều dài lớn nhất từ Bắc xuống
Nam khoảng 132 km và chiều rộng lớn nhất từ Đông sang Tây khoảng 200 km,
2

với tổng diện tích tự nhiên là 16.490,25 km . Nghệ An có mạng lưới giao thông
đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường không rất tiện lợi và quan trọng, tạo ra
thế mạnh trong giao lưu, phát triển kinh tế, văn hóa xã hội trong toàn tỉnh.
Địa hình, địa mạo: Nằm ở Đông Bắc dãy Trường Sơn, Nghệ An có địa hình đa
dạng, phức tạp, bị chia cắt mạnh bởi các dãy đồi núi và hệ thống sông, suối.Về

tổng thể, địa hình nghiêng theo hướng Tây Bắc – Đông Nam. Địa hình có độ dốc

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


o

lớn, đất có độ dốc lớn hơn 8 chiếm gần 80% diệntích tự nhiên toàn tỉnh, đặc biệt
o

có trên 38% diện tích đất có độ dốc lớn hơn 25 . Nơi cao nhất là đỉnh Pu Xai lai
leng (2.711m) ở huyện Kỳ Sơn, thấp nhất là vùng đồng bằng các huyện Quỳnh
Lưu, DiễnChâu, Yên Thành, có nơi chỉ cao 0,2m so với mặt nước biển (xã
Quỳnh Thanh, Quỳnh Lưu). Đặc điểm địa hình trên là một trở ngại lớn cho việc
phát triển mạnglưới giao thông đường bộ, đặc biệt là các tuyến giao thông vùng
trung du và miền núi, gây khó khãn cho phát triển lâm nghiệp và bảo vệ đất đai
khỏi bị xói mòn, gây lũ lụt cho nhiều vùng trong tỉnh.
Theo đặc điểm phân bố, địa hình của tỉnh chia làm ba vùng sinh thái rõ
rệt: Vùng núi, vùng trung du và vùng đồng bằng.
- Vùng núi: Chiếm tới 83% diện tích lãnh thổ gồm các huyện Kỳ Sơn,
Tương Dương, Con Cuông, Quế Phong, Qùy Châu, Qùy Hợp và một phần của
các huyện Nghĩa Đàn, Tân Kỳ, Anh Sơn, Thanh Chương. Khu vực này bao gồm
nhiều dãy núi cao chạy theo hướng Tây Bắc – Đông Nam như dãy Tĩnh Gia, dãy
Nhọt Nhoóng ở phía Tây Bắc, dãy Trường Sơn ở hữu ngạn sông Cả từ Kỳ Sơn
đến Thanh Chương ngăn cách Lào với Việt Nam và các dãy núi đá vôi từ Qùy
Châu, Qùy Hợp đến Con Cuông, Anh Sơn. Đây là vùng có nhiều đỉnh núi cao
trên 1000 m, địa hình phức tạp, bị chia cắt mạnh, độ dốc hai bên sườn núi lớn,
phần nhiều từ 40 – 500. Xen kẽ trong vùng còn có nhiều thung lũng hẹp và sâu

như sông Hiếu, sông Cả...
- Vùng trung du: Là vùng chuyển tiếp giữa vùng núi và vùng đồng bằng,
bao gồm một phần các huyện Anh Sơn, Thanh Chương, Nam Đàn, Nghi Lộc, Đô
Lương, Yên Thành, Quỳnh Lưu. Đặc điểm chung của vùng là đồi thấp, đỉnh
bằng, sườn thoải, xen kẽ còn có các thung lũng rộng hơn như thung lũng vùng
sông Con và Thanh Chương.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


- Vùng đồng bằng: Gồm các huyện còn lại, đặc điểm đồng bằng Nghệ An
là không tập trung thành vùng lớn mà bị chia cắt thành nhiều vùng nhỏ bởi các
dãy đồi, mỗi khu vực có những nét riêng về sự hình thành độ cao cũng như mặt
bằng.
Khí hậu: Nghệ An nằm trong vùng nhiệt đới gió mùa có mùa đông lạnh và
chia làm hai mùa rõ rệt: mùa hạ nóng, ẩm, mưa nhiều và mùa đông lạnh, ít mưa,
chịu sự tác động trực tiếp của gió mùa Tây - Nam khô và nóng (từ tháng 4 đến
tháng 8) và gió mùa Đông Bắc lạnh, ẩm ướt (từ tháng 11 đến tháng 3 năm sau).
o

- Chế độ nhiệt:Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 23 - 24 C. Nhiệt độ trung
o

bình các tháng nóng nhất (tháng 6 đến tháng 7) là 33 C, nhiệt độ cao tuyệt đối
o

42,7 C; nhiệt độ trung bình các tháng lạnh nhất (tháng 12 năm trước đến tháng 2
o


o

năm sau) là 19 C, nhiệt độ thấp tuyệt đối - 0,5 C. Số giờ nắng trung bình/năm là
1.500 - 1.700 giờ.
- Chế độ mưa: Nghệ An là tỉnh có lượng mưa trung bình so với các tỉnh
khác ở miền Bắc. Lượng mưa bình quân hàng năm dao động từ 1.200-2.000
mm/năm, chia làm hai mùa rõ rệt: Mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau,
lượng mưa chỉ chiếm 15 - 20% lượng mưa cả năm, tháng khô hạn nhất là tháng
1, 2; lượng mưa chỉ đạt 7 - 60 mm/tháng. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10, lượng
mưa tập trung chiếm 80 - 85% lượng mưa cả năm, tháng mưa nhiều nhất là
tháng 8, 9 có lượng mưa từ 220 - 540mm/tháng.
- Độ ẩm không khí: Độ ẩm tương đối trung bình năm dao động từ 80 90%, độ ẩm không khí cũng có sự chênh lệch giữa các vùng và theo mùa. Chênh
lệch giữa độ ẩm trung bình tháng ẩm nhất và tháng khô nhất tới 18 - 19%.
- Chế độ gió: Nghệ An chịu ảnh hưởng của hai loại gió chủ yếu: Gió mùa
Đông Bắc và gió phơn Tây Nam. Gió mùa Đông Bắc thường xuất hiện vào mùa
Đông từ tháng 10 đến tháng 4 năm sau, bình quân mỗi năm có khoảng 30 đợt gió
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/


mùa Đông Bắc, mang theo không khí lạnh, khô làm cho nhiệt độ giảm xuống 5 –
0

10 C so với nhiệt độ trung bình năm. Gió phơn Tây Nam là một loại hình thời
tiết đặc trưng cho mùa hạ của vùng Bắc Trung Bộ. Loại gió này thường xuất
hiện ở Nghệ An vào tháng 5 đến tháng 8 hàng năm. Gió Tây Nam gây ra khí hậu
khô, nóng và hạn hán, ảnh hưởng không tốt đến sản xuất và đời sống sinh hoạt
của nhân dân trên phạm vi toàn tỉnh.

Thủy văn: Tỉnh Nghệ An có hệ thống sông ngòi khá dày đặc, tổng chiều dài
2

sông suối trên địa bàn tỉnh là 9.828 km, mật độ trung bình là 0,7 km/km . Sông
lớn nhất là sông Cả (sông Lam) bắt nguồn từ huyện Mường Pẹc tỉnh Xieng
Khoảng (Lào), có chiều dài là 532 km (riêng trên đất Nghệ An có chiều dài là
2

2

361 km), diện tích lưu vực 27.200 km (riêng ở Nghệ An là 17.730 km ). Tổng
3

lượng nước hàng năm khoảng 28.109 m trong đó 14,4.109 là nước mặt.
1.3.2. Các nguồn tài nguyên
Tài nguyên đất: Kết quả điều tra thổ nhưỡng theo nguồn gốc phát sinh, có thể
phân đất đai Nghệ An thành 2 nhómchính: Đất thủy thành (gồm nhóm đất phù sa
và dốc tụ) và đất địa thành (gồm đất Feralit đỏ vàng vùng đồi, đất Feralit đỏ vàng
trên núi thấp (từ 170 - 200 m đến 800 - 1000m) và đất mùn vàng trên núi (800 1000 m đến 1700 - 2000m).
Tài nguyên nước: Nguồn nước mặt: Nguồn nước mặt chủ yếu là nước mưa và
nước của hệ thống các sông suối, hồ đập. Nghệ An có hệ thống sông suối dày
đặc, địa hình dốc từ tây sang đông nên các sông suối đều có khả năng xây dựng
các công trình thuỷ điện lớn nhỏ, đáp ứng nhu cầu năng lượng tại chỗ cho nhân
dân vùng cao và hoà lưới điện quốc gia. Tổng trữ năng thuỷ điện qua tính toán
có thể lên tới 1.200 MW.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/



Nguồn nước ngầm: Nguồn nước ngầm qua điều tra sơ bộ được đánh giá là
khá phong phú. Trừ vùng đất bazan ở Nghĩa Đàn, Quỳ Hợp, khả năng nước
ngầm ở các nơi còn lại đều đáp ứng nhu cầu sử dụng nước sinh hoạt.
Tài nguyên rừng: Với diện tích đất lâm nghiệp có rừng (2013) là 911.808 ha
(chiếm 7 % diện tích rừng cả nước), Nghệ An là tỉnh có diện tích rừng cao nhất cả
nước. Đặc biệt, đa dạng sinh học ở NghệAn được đánh giá là một điểm nóng đa
dạng sinh học của Thế giớivới khu dự trữ sinh quyển MiềnTây Nghệ An được
UNESCO công nhận năm 2007 với tổng diện tích 1.303.285 ha là khu dự trữ
sinh quyển lớn nhất ĐôngNam Á. Đây là khu vực duy nhất miền Bắc còn lại một
diện tích lớn rừng nguyên sinh đang được bảo vệ tốt, đặc biệt là khu vực biến giới
Việt- Lào. Độ che phủ của rừng trong toàn khu vực là trên 70% với nhiều đỉnh
núi cao như Pù Xai Lai Leng, Pù Đen Đinh, Pù Mát, Pù Hoạt,... Khu Dự trữ Sinh
quyển Tây Nghệ An có tính đa dạng sinh học rất cao, mang tính đặc trưng và
đại diện cho hầu hết các kiểu rừng mưa nhiệt đới của Bắc dãy Trường Sơn.
Đa dạng thực vật: Theo thống kê hiện có gần 3000 loài thực vật, trong đó
có hơn 80 loài được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Rừng tập trung ở cácvùng đồi
núi với hai kiểu rừng phổ biến là rừng kín thường xanh, phân bố ở độ cao dưới
700m và rừng kín hỗn giao cây lá kim, phân bố ở độ cao lớn hơn 700m.
Đa dạng độngvật: Cùng với sự đa dạng của địa hình, cảnh quan sinh thái
đã tạo cho hệ động vật ở Nghệ An cũng đa dạng phong phú. Theo thống kê động
vật Nghệ An hiện có 241 loài của 86 họ và 28 bộ. Trong đó: 64 loài thú, 137 loài
chim, 25 loài bò sát, 15 loài lưỡng thê, trong đó có 34 loài thú, 9 loài chim, 1 loài
cá được ghi vào Sách Đỏ Việt Nam. Tổ chức Văn hoá, khoa học và Giáo dục
Liên hợp quốc (UNESCO) đã công nhận và xếp hạng khu dự trữ sinh quyển Tây

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/



Nghệ An là khu dự trữ sinh quyển lớn nhất Đông Nam Á và được đánh giá là
điểm nóng về đa dạng sinh học của thế giới với tổng diện tích1.303.258 ha.
1.3.3. Điều kiện kinh tế, xã hội
Dân số và Lao động: Theo điều tra năm 2009 dân số NghệAnlà 2.919.214 người
2

(Mật độ dân số trung bình: 177 người /km ), trong đó dânsố đô thị là 368.513
người, dân số nông thôn 2.550.701 người. Tốc độ tăng trưởng dân số tự nhiên
giai đoạn 2006 – 2010 là 9,5 %o. Nghệ An là tỉnh có nhiều đồng bào dân tộc
thiểu số sinh sống, với trên 41 vạn người, gồm các dân tộc như: Kinh, Thái, Thổ,
Mông, Khơ Mú, Ơ đu, Đan Lai, Tày Poọng,…
Tổng lao động năm 2009 của tỉnh là 1.609.432 người, trong đó: Lao động
nông lâm nghiệp và thủysản 1.064.871 người, chiếm 66,16 %, Lao động công
nghiệp và xây dựng chiếm 225.978 người, chiếm 14,04 %. Lao động dịch vụ là
346.243 người, chiếm 19,79 %.
Tăng trưởng kinh tế: Trên địa bàn toàn tỉnh, tốc độ tăng trưởng (GDP) trong
khoảng thời gian 2006 đến 2010 đạt trung bình 9,54 %/năm, trong đó: Công
nghiệp – xây dựng tăng 15,13 %/năm, dịch vụ tăng 22,90 %/năm, nông lâm thủy
sản tăng 5,26 %/năm.
Chuyển dịch cơ cấu kinh tế: Cơ cấu kinh tế của NghệAn đã có sự chuyển dịch
theo hướng công nghiệp với sự gia tăng nhanh tỷ trọng ngành công nghiệp xây
dựng trong tổng sản phẩm tỉnh (từ 14,2 % năm 1995 lên 18,6 % năm 2000 và
30,4 % năm 2005. Năm 2010 cơ cấu kinh tế theo ngành: Công nghiệp xây dựng
33,47 %, dịchvụ 37,66 %, nông lâm thủy sản 28,47%).

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/



Chương 2
ĐỐI TƯỢNG, NỘI DUNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
Bao gồm tất cả các loài thuộc chi Ba chạc (Euodia) và chi Muồng truổng
(Zanthoxylum) phân bố ở Nghệ An và tinh dầu của chúng.
2.2. Nội dung nghiên cứu
- Tính đa dạng thành phần loài phân bố và giá trị sử dụng của hai chi
được nghiên cứu ở Nghệ An.
- Xác định hàm lượng, thành phần hóa học tinh dầu của một số loài trong hai
chi này phân bố ở Nghệ An.
2.3. Phương pháp nghiên cứu
2.3.1.1. Phương pháp điều tra thực địa
Thu mẫu theo nguyên tắc của Nguyễn Nghĩa Thìn (2008) [22].
Mẫu thực vật được thu theo tuyến, chạy qua tất cả các sinh cảnh đặc trưng
của thảm thực vật ở các vùng nghiên cứu được xác định trên bản đồ.
Mỗi cây ít nhất thu 2-3 mẫu tiêu bản, kích cỡ phải đạt 29 x 41cm có thể tỉa
bớt cành, lá, hoa và quả nếu cần thiết.
Sau khi thu mẫu đánh số hiệu vào mẫu. Đối với mẫu cùng cây đánh cùng
một số hiệu. Đặc biệt, phải ghi ngay những đặc điểm dễ nhận biết ngoài thiên
nhiên vào phiếu ghi thực địa vì những đặc điểm này dễ bị mất khi mẫu khô: nhựa
mủ, màu sắc, hoa, quả, lá...Khi thu và ghi nhãn xong gắn nhãn vào mẫu, cho vào
bao ni lông bỏ vào bao tải buộc lại mới đem về nhà xử lý.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu ĐHTN

tnu.edu.vn/



×