Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

ĐÌNH CHỈ THI HÀNH án dân sự

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (95.57 KB, 3 trang )

ĐÌNH CHỈ THI HÀNH ÁN DÂN SỰ
Đình chỉ thi hành án dân sự (THADS) là việc chấm dứt thi hành đối với các bản án, quyết định dân sự.Đình chỉ
THADS được quy định tại Điều 50 Luật THADS. Bài viết sau đây sẽ làm rõ hơn những quy định của pháp luật về căn cứ
đình chỉ, thẩm quyền và thủ tục ra quyết định đình chỉ, thời hạn ra quyết định, hậu quả pháp lý và những bất cập trong quy
định về đình chỉ THADS.
I.

Khái quát chung

1. Khái niệm
Đình chỉ THADS được hiểu là việc cơ quan THADS mà cụ thể là Thủ trưởng cơ quan bằng một quyết định cụ thể
làm chấm dứt một quan hệ thi hành án cụ thể hay nói cách khác là chấm dứt vai trò của Chấp hành viên đối với việc thi
hành án đó khi có một trong các căn cứ do pháp luật quy định.
Trong một số trường hợp, việc đình chỉ thi hành án chỉ làm chấm dứt một quan hệ pháp luật thi hành án mà không
làm thay đổi hay chấm dứt các quyền, nghĩa vụ đã được ấn định trong Bản án, quyết định.
2. Cơ sở pháp lý
Quy định về đình chỉ thi hành án dân sự được quy định cụ thể tại Điều 50 Luật Thi hành án dân sự năm 2008, được
sửa đổi, bổ sung năm 2014.
3. Hậu quả pháp lý của việc ra quyết định đình chỉ thi hành án dân sự
Đặc điểm của đình chỉ thi hành án là việc chấm dứt thi hành đối với các bản án, quyết định dân sự. Do đó, sau khi
có quyết định đình chỉ thi hành án, các hoạt động thi hành án được ngừng lại hẳn, các bên đương sự cũng chấm dứt mọi
quyền và nghĩa vụ của họ đã tuyên trong bản án, kể cả nghĩa vụ đối với Nhà nước, trừ trường hợp pháp luật có quy định
khác, do vậy cơ quan THADS không thụ lý ra quyết định thi hành án mà hướng dẫn đương sự yêu cầu Văn phòng Thừa
phát lại tổ chức thi hành án (Khoản 1 Điều 35 của Nghị định số 61/2009/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung theo Nghị định số
135/2013/NĐ-CP của Chính phủ quy định về tổ chức và hoạt động của Thừa phát lại quy định: “Cùng một nội dung
yêu cầu, cùng một thời điểm, người yêu cầu chỉ có quyền làm đơn yêu cầu một Văn phòng Thừa
phát lại hoặc cơ quan THADS tổ chức thi hành án”. Chưa có văn bản nào quy định về việc Văn phòng Thừa
phát lại không được thụ lý các vụ việc thi hành án mà cơ quan THADS đã ra quyết định đình chỉ thi hành án.
Hoặc cơ quan THADS có thể hướng dẫn đương sự khởi kiện tại Tòa án để đảm bảo quyền lợi chính đáng với lý do
ở giai đoạn thi hành án hai bên đã thực hiện một giao dịch mới có điều kiện khác (ví dụ giao tài sản như nhà, đất… trừ nợ,
nếu không giao phải trả thêm tiền lãi…), giao dịch mới này không trái pháp luật, đạo đức và đã phát sinh tranh chấp. Tuy


nhiên, vấn đề này có ý kiến cho rằng không thể kiện lại được vì một tranh chấp không thể giải quyết hai lần.[1]
II.

Quy định của pháp luật về đình chỉ thi hành án dân sự

1.

Căn cứ đình chỉ thi hành án dân sự

Thứ nhất, người phải thi hành án chết không để lại di sản hoặc theo quy định của pháp luật nghĩa vụ của người đó
theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế (Điểm a Khoản 1 Điều 50).Theo đó, cần phải làm rõ
02 trường hợp:
- Trường hợp 1: Người phải thi hành án chết không để lại di sản.Đối với cả các nghĩa vụ có thể chuyển giao hay
không thể chuyển giao cho người khác, chỉ cần xác định được người phải thi hành án đã chết (về mặt pháp lý nhất thiết
phải có giấy chứng tử của UBND cấp xã nơi người phải thi hành án chết cấp) mà không có di sản để lại thì hồ sơ thi hành
án chỉ cần thu thập được giấy chứng tử và biên bản xác minh tài sản của Chấp hành viên là hoàn toàn có đủ căn cứ ra
quyết định đình chỉ thi hành án.
- Trường hợp 2: Nghĩa vụ của người phải thi hành án theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người
thừa kế theo quy định của pháp luật.Trong trường hợp này, đặc thù của loại nghĩa vụ của người phải thi hành án là được
pháp luật quy định nghĩa vụ đó chỉ gắn với người phải thi hành án mà không ai được thực hiện thay vì vậy dù người phải


thi hành án chết có để lại di sản đi nữa thì cũng không có giá trị gì, cơ quan THADS hoàn toàn có đủ căn cứ để ra quyết
định đình chỉ thi hành án. Ví dụ: Khoản 1 Điều 107 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 quy định: “... nghĩa vụ cấp
dưỡng không thể thay thế bằng nghĩa vụ khác và không thể chuyển giao cho người khác.”
Thứ hai, người được thi hành án chết mà theo quy định của pháp luật quyền và lợi ích của người đó theo bản án,
quyết định không được chuyển giao cho người thừa kế hoặc không có người thừa kế (Điểm b Khoản 1 Điều 50).Theo quy
định này, cần làm rõ 02 trường hợp:
- Trường hợp 1: Pháp luật đã có quy định quyền và lợi ích của người được thi hành án theo bản án, quyết định
không được chuyển giao cho người khác.Tương tự như quy định ở trên, ở đây là trường hợp quyền và lợi ích chỉ được trao

cho một người nhất định, người khác không thể thụ hưởng thay khi người đó chết đi. Trong quy định tại Khoản 1 Điều 107
Luật Hôn nhân và Gia đình 2014 thì khi người được cấp dưỡng chết thì quyền được cấp dưỡng cũng mất và quan hệ cấp
dưỡng cũng sẽ chấm dứt.
- Trường hợp 2: Quyền và lợi ích của người được thi hành án có thể chuyển giao cho người khác nhưng lại không
có người thừa kế thụ hưởng quyền này. Để đình chỉ thi hành án thuộc trường hợp này, cần phải xác định rõ có hay không
có những người thừa kế theo quy định tại Bộ luật Dân sự.
Thứ ba, đương sự có thoả thuận bằng văn bản hoặc người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan THADS
không tiếp tục việc thi hành án, trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người
thứ ba (Điểm c Khoản 1 Điều 50).Theo căn cứ này, cần làm rõ 02 trường hợp:
- Trường hợp 1: Đương sự có thoả thuận bằng văn bản yêu cầu cơ quan THADS không tiếp tục việc thi hành án,
trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba. Bản chất đây là một
trường hợp thoả thuận trong THADS nên nội dung và hình thức thoả thuận cũng phải tuân thủ các quy định chung về thoả
thuận thi hành án.
- Trường hợp 2: Người được thi hành án có văn bản yêu cầu cơ quan THADSkhông tiếp tục tổ chức thi hành nữa,
trừ trường hợp việc đình chỉ thi hành án ảnh hưởng đến quyền, lợi ích hợp pháp của người thứ ba.Cũng tương tự như
trong trường hợp trên, nhưng ở đây chỉ cần ý kiến đơn phương bằng văn bản của người được thi hành án mà không cần
phải là ý kiến thống nhất của cả hai bên đương sự.
Quy định này của Luật sửa đổi, bổ sung năm 2014 đã khắc phục được tình trạng người phải thi hành án lợi dụng sự
thiếu hiểu biết của người được thi hành án đã đạt được thỏa thuận không tiếp tục việc thi hành án, dẫn đến việc cơ quan
THADS phải đình chỉ thi hành án theo quy định, nhưng sau đó, người phải thi hành án đã không giữ đúng cam kết khi
thỏa thuận với người được thi hành án, người được thi hành án yêu cầu cơ quan THADS tiếp tục thi hành án nhưng việc
thi hành án đã bị đình chỉ[2].
Thứ tư, bản án, quyết định bị hủy một phần hoặc toàn bộ.
Đối với bản án, quyết định sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật (hoặc bản án, quyết định sơ thẩm được đưa ra thi hành
ngay theo quy định tại khoản 2 Điều 2 Luật THADS) và bản án, quyết định phúc thẩm, cơ quan THADS đang tổ chức thi
hành mà có kháng nghị theo thủ tục giám đốc thẩm, tái thẩm thì nếu bản án chưa được thi hành xong một phần hoặc toàn
bộ, thông thường kèm theo Quyết định kháng nghị giám đốc thẩm, tái thẩm sẽ có nội dung tạm đình chỉ thi hành án và khi
đó Thủ trưởng cơ quan THADS phải thực hiện theo đúng quy định tại Điều 49 Luật THADS. Sau khi có Quyết định
kháng nghị giám đốc thẩm hoặc tái thẩm quyết định huỷ một phần hay toàn bộ bản án mà cơ quan THADS đang tổ chức
thi hành thì Thủ trưởng cơ quan THADS sẽ áp dụng căn cứ nêu trên để ra quyết định đình chỉ thi hành án.

Tuy nhiên, trong căn cứ này có loại trừ trường hợp quy định tại Khoản 2 Điều 103 Luật THADS, nhằm mục đích
bảo vệ quyền của người mua tài sản bán đấu giá. Theo đó, luật đã bổ sung quy định không đình chỉ thi hành án trong
trường hợp người mua được tài sản bán đấu giá đã nộp đủ tiền mua tài sản bán đấu giá nhưng bản án, quyết định bị kháng
nghị, sửa đổi hoặc bị hủy thì cơ quan THADS tiếp tục giao tài sản, kể cả thực hiện việc cưỡng chế thi hành án để giao tài
sản cho người mua được tài sản bán đấu giá, trừ trường hợp kết quả bán đấu giá bị hủy theo quy định của pháp luật hoặc
đương sự có thỏa thuận. Quy định mới của Luật sửa đổi, bổ sung là căn cứ vào Bộ luật Dân sự về bảo vệ quyền và lợi ích
hợp pháp của người thứ ba ngay tình mua được tài sản bán đấu giá[3].


Thứ năm, người phải thi hành án là tổ chức đã bị giải thể, không còn tài sản mà theo quy định của pháp luật nghĩa
vụ của họ không được chuyển giao cho tổ chức khác.
Trường hợp này gần tương tự trường hợp người phải thi hành án là cá nhân chết không để lại di sản hoặc theo quy
định của pháp luật nghĩa vụ của người đó theo bản án, quyết định không được chuyển giao cho người khác. Điểm khác
biệt ở đây có thể thấy trong căn cứ thứ năm này bao gồm 3 điều kiện khác nhau mà phải thoả mãn đủ cả ba điều kiện đó
thì cơ quan THADS mới có thể đình chỉ thi hành án, bao gồm:



×