Tải bản đầy đủ (.doc) (4 trang)

Chuyện lạ trong tình sử Trịnh Công Sơn

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (193.97 KB, 4 trang )

NHỮNG BÀI VIẾT VỀ TRỊNH CÔNG SƠN.
ChuyÖn l¹
trong t×nh sö TrÞnh C«ng S¬n


Nguyễn Trọng Tạo.
Dường như có nhiều người tình ngang qua âm nhạc Trịnh Công Sơn.
Có người bạn thân của anh tên là Hoàng Phủ Ngọc Tường đã từng nói chắc
chắn rằng: “ Mỗi người đàn bà đi qua đời Sơn đều để lại một bài hát”. Đó
cũng là chuyện thường tình đối với người nghệ sĩ, huống hồ lại là nghệ sĩ đa
sầu, đa cảm, đa tài như Trịnh Công Sơn. Người tình của anh có khi tên Diễm
( Diễm xưa): “ Chiều này còn mưa sao em không lại”, có khi tên là Nguyệt
( Nguyệt ca): “ Từ khi trăng là Nguyệt, đèn thắp sáng trong tôi. Từ khi em là
Nguyệt, cho tôi bóng mát thật là. Từ em thôi là Nguyệt, coi như phút đó tình
cờ”, có khi tên là Quỳnh ( hay là Hương?): “ Ta mang cho em một đóa
Quỳnh. Quỳnh thơm hay môi em thơm” ( Quỳnh Hương); có khi tên là Tường
Vi ( Đêm thấy ta là thác đổ),v.v... Những người tình như thế hiện lên thật
đẹp, thật buồn trong lời thơ và âm nhạc của Sơn, để rồi hơn một lần anh phải
thốt lên xao xuyến, bồi hồi rằng: “ Từng người tình bỏ ta đi như những dòng
sông nhỏ. Ôi những dòng sông nhỏ, lời hẹn thề là những cơn mưa”...
Tên tuổi Trịnh Công Sơn một thời gắn liền với tên tuổi người đẹp
Khánh Ly, người ca sĩ có một giọng hát liêu trai trong ca khúc của Sơn. Ai
đã nghe băng Sơn ca 7 hẳn không bao giờ quên và buộc phải nghĩ rằng nếu
khôngg có một tình yêu thật nồng cháy giữa nhạc sĩ và ca sĩ thì không thể
có một sự kết hợp tuyệt vời đến thế. Nhưng giữa họ có một tình yêu ngoài
cuộc đời hay không thì không ai dám khẳng định. Có lần tôi hỏi Trịnh Công
Sơn về điều đó nhưng anh chỉ cười và hát: “ Áo xưa dù nhàu, cũng xin bạc
đầu gọi mãi tên nhau”. Còn Khánh Ly thì 13 năm sau cuộc “ di tản 1975”
đã viết trên một tờ báo ở Mĩ, thổ lộ rằng: “ Tôi yêu Huế bởi từ Huế tôi mới
biết như thế nào là tình yêu. Tôi không muốn nhắc đến những điều đã được
viết quá nhiều về một nơi chốn. Tôi chỉ muốn viết về “ Huế của riêng tôi”, và


như vậy cũng có nghĩa là mở ra cánh cửa của kỉ niệm, của những dằn vặt ám
ảnh tôi suốt 13 năm qua. Mười ba năm trước đã không thành, không nói thì
giừo lẽ ra càng không nên nói. Bởi và dù có thêm 100 năm nữa, “ hai mái
đầu xanh giờ đã bạc” cũng chẳng còn bao giờ gặp lại nhau. Nếu có chăng
nữa thì cũng là kiếp sau. Nhưng “ tình tưởng đã yên mà tâm còn động vọng”.
thì ra 13 năm đối với tôi vẫn còn là cơn mộng. Chưa thoát ra được. Không
thoát ra được. Không muốn thoát ra. Còn cố gắng tự bao che, tự lừa dối
mình cũng chỉ là một cơn mộng. Đêm sẽ qua, mộng sẽ tàn. Ta sẽ tỉnh. Thấy
tóc vẫn xanh với lời dặn xưa: “ Qua đèo Hải Vân, nhớ cột tóc, kẻo gió bay
nghe em!”. Khánh Ly đã có gia đình riêng. Gần đây có dịp về lại Sài Gòn,
và gặp lại Trịnh Công Sơn như một hoài nhớ về thời tuyệt đẹp ngày xưa.
Sau này, có một số ca sĩ đã chọn nhạc sĩ Trịnh Công Sơn cho giọng
hát của mình như cô Bống- Hồng Nhung, Cẩm Vân, Thùy Dung v v... và
như Sơn thường nói, những giọng hát ấy đã làm cho âm nhạc của anh trẻ lại.
Một điều lạ là một nghệ sĩ tài hoa như Trịnh Công Sơn mà hơn 60
năm vẫn chỉ sống độc thân. Có người cho anh là lập dị. Có người bảo anh
chủ trương như vậy là để hiến trọn đời cho nghệ thuật. Chỉ có mấy người
bạn thân thời trẻ của Trịnh Công Sơn là biết rõ hơn ai hết. Họ nói rằng:
Trịnh Công Sơn đã từng... cưới vợ.
Đấy là một câu chuyện lạ có thật. Tôi có hỏi Trịnh Công Sơn về
chuyện đó anh thú nhận rằng, lễ cưới của anh và Thanh Thúyđược tổ chức
rất đơn giản tại một nhà hàng sang trọng phía sau nhà hát lớn Sài Gòn cuối
năm 1964. Ngoài cô đâu và chú rể, khách chỉ mời có hai người là họa sĩ
Trịnh Cung và họa sĩ Đinh Cường - hai người bạn rất thân của anh cho đến
cuối đời. Thanh Thúy là một vũ nữ người gốc Hoa, đẹp nổi tiếng lúc bấy
giờ. Người ta thường gọi cô là Thanh Thúy Tàu hoặc Hoa Cưng. Cô làm vũ
nữ ở nhà hàng Catinat, nơi Sơn thường lui tới, và tình yêu đã nảy nở giữa hai
người.
Nhà văn Hoàng Phủ Ngọc Tường cũng kể lại với tôi rằng, trong một
cuộc trò chuyện với Trịnh Cung về những người yêu “toàn nói giọng Bắc”

của Sơn, anh mới biết có chuyện này. Hai anh kéo đến Quán Trịnh để “hồi
ức về lễ cưới” kì lạ đó. Đấy là một buổi tối đẹp trời, tiệc cưới đã được bày
trên một cái bàn ở ngoài sân cỏ. Trên bàn thắp nến. Thanh Thúy mặc áo đầm
trắng nhảy tung tăng trên thềm. Trịnh Công Sơn rất vui, nói với Trịnh Cing
và Đinh Cường: “ Nhí nhảnh như một con chim”. Tiệc đến nửa chừng thì
nến tắt. Hai người nhắm mắt lại để Sơn đeo nhẫn cho cô dâu ( Đây là chiếc
nhẫn mà Trịnh Cung và Đinh Cường góp tiền mua chung đẻ mừng lễ cưới
của bạn). “ Một giọt nước mắtnóng bỏng rớt xuống lưng bàn tay làm Sơn
suýt co tay lại. Đấy chính là giọt lệ của Thanh Thúy”. Trịnh Công Sơn nhớ
lại, và anh nói rằng: “ Sơn không bao giờ quên giọt nướt mắt hạnh phúc của
người đẹp rơi xuống đám cưới của đời mình”. Đêm hôm đó, Trịnh Cung và
Đinh Cường đưa cô dâu và chú rể về phòng tân hôn là phòng riêng của
Thanh Thúy. Đến cửa phòng thì hai anh quay về. Nhưng đi được một quãng
khá xa thò họ chợt nghe tiếng giày lóc cóc đuổi theo sau lưng mình. Hai
người ngoảnh lại nhìn, hoa ra người đuổi theo lại chính là chú rể Trịnh Công
Sơn! Sơn vừa hổn hển vừa thanh minh:
- Bỗng dưng ở lại một mình với một người đàn bà trước mặt, mình hoảng
quá, không biết làm gì, đành bỏ chạy cho khỏe!
Năm ấy, Trịnh Công Sơn bước vào tuổi 26.
Giờ đây, người nhạc sĩ tài hoa đã tuổi 63. Người ta còn viết nhiều về
anh, về những “ bí mật” của anh, cũng như người ta còn hát mãi hàng trăm
ca khúc tuyệt vời của anh. Tôi là một người bạn, một người em, một đồng
nghiệp từng có những kỉ niệm đẹp với anh suốt 1/4 thế kỉ qua, thương anh
người độc thân vĩnh cửu, tôi chép lại câu chuyện này như một an ủi, một sẻ
chia với Người. Nếu sau này có ai đó viết tiểu sử về anh, biết đâu những
chuyện này có thể lí giải đúng hơn về người nhạc sĩ thiên tài này. Phải
chăng, những cuộc tình như những vết thương đã làm nên tình sử Trịnh
Công Sơn, khiến cho âm nhạc của anh sâu sắc và độc đáo khi ngợi ca tình
yêu và thân phận con người: “ Lòng tôi có đôi lần khép cửa. Rồi bên vết
thương tôi quỳ. Vì em đã mang lời khấn nhỏ. Bỏ tôi đứng bên đời kia”...


×