Tải bản đầy đủ (.pdf) (12 trang)

Chuong 6 - Phương Thức thanh toán nhờ thu

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (158.31 KB, 12 trang )

Chương 6

PHƯƠNG THỨC THANH TOÁN
NHỜ THU

PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
* Mục tiêu: giúp người học:
• Diễn giải được quy trình thanh toán nhờ thu
với sự tham gia của các bên liên quan.
• Phân tích thuận lợi và bất lợi của các bên
tham gia vào phương thức nhờ thu.
• Vận dụng phương thức thanh toán nhờ thu
trong thực tế.

PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
* Nội dung:
6.1. Cơ sở pháp lý.
6.2. Khái niệm.
6.3. Các bên tham gia.
6.4. Phân loại nhờ thu : nhờ thu trơn và nhờ thu
kèm chứng từ.
6.5. Chỉ thị nhờ thu.
6.6. Vận dụng phương thức nhờ thu : nghiệp vụ
nhờ thu hàng xuất và nhờ thu hàng nhập.
6.7. Các vấn đề cần lưu ý.


6.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
- Văn bản pháp lý quốc tế cơ bản và quan trọng nhất điều
chỉnh phương thức thanh toán nhờ thu là “Quy tắc thống
nhất về nhờ thu (URC – Uniform Rules for


Collections)” do ICC ban hành.
- 1956 : ban hành lần đầu với phiên bản URC 192.
- 1967 : sửa đổi với phiên bản URC 254.
-.1978 : sửa đổi với phiên bản URC 322.
- 06/1995 : sửa đổi với phiên bản URC 522, là phiên bản
mới nhất, có hiệu lực từ ngày 01/01/1996, sử dụng
phổ biến hiện nay.
- URC là văn bản pháp lý tuỳ ý.
- Hiệu lực pháp lý dưới luật quốc gia.

6.1. CƠ SỞ PHÁP LÝ
* URC 522 có 26 điều khoản, chia thành 7 mục lớn, gồm:
A. Những quy định và định nghĩa chung : 3 điều khoản.
B. Hình thức và nội dung nhờ thu : 1 điều khoản.
C. Hình thức xuất trình : 4 điều khoản.
D. Trách nhiệm và nghĩa vụ : 7 điều khoản.
E. Thanh toán : 4 điều khoản.
F. Lãi suất và các chi phí : 2 điều khoản.
G. Các điều khoản khác : 5 điều khoản.
* URC thường được dẫn chiếu trong chỉ thị nhờ thu
(collection instruction) và khi đó, URC sẽ có hiệu lực
và ràng buộc trách nhiệm tất cả các bên liên quan.

6.2. KHÁI NIỆM PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
* Thuật ngữ tiếng Anh : gọi là “Collection”.
* Theo điều 2 “Định nghĩa nhờ thu” của URC 522 :
“Nhờ thu” là nghiệp vụ của các ngân hàng trong việc
xử lý các chứng từ (chứng từ tài chính và/ hoặc chứng
từ thương mại) theo đúng các chỉ thị nhận được, để :
- được thanh toán và / hoặc được chấp nhận thanh

toán ; hoặc
- trao chứng từ khi được thanh toán và / hoặc khi
được chấp nhận thanh toán ; hoặc
- trao chứng từ để đổi lấy các điều khoản và điều
kiện khác.


6.2. KHÁI NIỆM PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
Phương thức thanh toán nhờ thu là phương
thức thanh toán mà trong đó, nhà xuất khẩu
sau khi giao hàng hóa/ dịch vụ, sẽ lập bộ
chứng từ (chứng từ tài chính và/ hoặc chứng
từ thương mại) gởi đến ngân hàng phục vụ
mình để chuyển giao chứng từ cho ngân hàng
thu hộ xuất trình cho nhà nhập khẩu để được
thanh toán, chấp nhận thanh toán hay chấp
nhận các điều kiện khác.

6.3. CÁC BÊN THAM GIA
- Người nhờ thu / người ủy thác thu (Principal) : là người
lập đơn yêu cầu nhờ thu và chứng từ nhờ thu gởi đến ngân
hàng phục vụ mình để nhờ thu hộ, chính là nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng chuyển giao (Remitting Bank) : là ngân hàng
nhận chứng từ và đơn yêu cầu nhờ thu từ người nhờ thu, là
ngân hàng phục vụ nhà xuất khẩu.
- Ngân hàng thu hộ (Collecting Bank) : là bất cứ ngân hàng
nào tham gia quá trình xử lý nhờ thu, nhưng không phải là
ngân hàng chuyển giao.
- Ngân hàng xuất trình (Presenting Bank) : ngân hàng phục
vụ nhà nhập khẩu, nắm tài khoản của nhà nhập khẩu và xuất

trình chứng từ cho nhà nhập khẩu, có thể là ngân hàng thu hộ.
- Người trả tiền (Drawee) : là người được xuất trình chứng từ
đúng theo chỉ thị nhờ thu để thanh toán, chấp nhận thanh toán
hay chấp nhận các điều kiện khác, là nhà nhập khẩu.

6.4. PHÂN LOẠI NHỜ THU
* Dựa vào chứng từ mà nhà xuất khẩu gởi nhờ thu, có thể
chia phương thức thanh toán nhờ thu thành hai loại :

Nhờ thu trơn
(Clean Collection)

Nhờ thu
(Collection)
Nhờ thu kèm chứng từ
(Documentary Collection)


6.4.1. NHỜ THU TRƠN – CLEAN COLLECTION
* Khái niệm : Phương thức thanh toán nhờ thu trơn là
phương thức thanh toán nhờ thu mà trong đó, chứng từ
nhờ thu chỉ có chứng từ tài chính, không có chứng từ
thương mại.
- Điều này có nghĩa là sau khi giao hàng hóa / dịch vụ,
nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thương mại và gởi trực
tiếp đến nhà nhập khẩu để nhà nhập khẩu đi nhận hàng.
- Còn nhà xuất khẩu chỉ lập chứng từ tài chính (hối phiếu)
và đơn yêu cầu nhờ thu gởi cho ngân hàng chuyển giao
(Remitting bank) nhờ thu hộ.
- Hối phiếu được nhà xuất khẩu ký phát đòi tiền ai ? Vì

sao ? Người thụ hưởng là ai ?

6.4.1. QUY TRÌNH THANH TOÁN NHỜ THU TRƠN

Ngân hàng
chuyển giao
(Remitting bank)

4. Hối phiếu,
chỉ thị nhờ thu
7. TToán/ TBáo

Ngân hàng thu hộ
/ xuất trình
(Collecting /
Presenting Bank)

3. Hối phiếu, đơn yêu cầu nhờ thu 5. Thông báo nhờ thu
8. T.Toán/ T.Báo

Người ủy thác thu
(Principal /
Exporter)

2. Giao hàng &
chứng từ TM
1. Ký hợp đồng

6. Thực hiện chỉ thị


Người trả tiền
(Drawee /
Importer)

6.4.1. NHỜ THU TRƠN – CLEAN COLLECTION
* Các vấn đề lưu ý với phương thức nhờ thu trơn :
- Nhà xuất khẩu : Rủi ro rất lớn vì việc giao nhận hàng và việc
thanh toán chưa có sự ràng buộc. Nhà nhập khẩu đã nhận
hàng nhưng không muốn hoặc không thể thanh toán.
- Nhà nhập khẩu : Chỉ thị nhờ thu có thể đến trước hàng hóa
và nhà nhập khẩu phải thanh toán hay chấp nhận thanh toán,
nhưng khi nhận hàng thì hàng hóa có thể không giống như
thỏa thuận. Tuy nhiên, rủi ro này có thể được khắc phục.
- Ngân hàng : đơn thuần là trung gian thanh toán, bất kể kết
quả nhờ thu thế nào thì ngân hàng cũng thu được phí.
* Nhà xuất khẩu chỉ nên sử dụng nhờ thu trơn khi tin tưởng
nhà nhập khẩu, hoặc giá trị hàng hóa nhỏ, hàng tồn kho khó
bán, hàng thăm dò thị trường.
* Nhờ thu trơn và chuyển tiền trả sau cùng là “giao hàng trước,
trả tiền sau”. Phương thức nào giảm rủi ro hơn cho nhà XK ?


6.4.2. NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ
DOCUMENTARY COLLECTION
* Khái niệm : Phương thức thanh toán nhờ thu kèm
chứng từ là phương thức thanh toán nhờ thu mà trong
đó, chứng từ nhờ thu bao gồm chứng từ thương mại và
chứng từ tài chính hoặc chỉ có chứng từ thương mại.
- Điều này có nghĩa là sau khi giao hàng hóa / dịch vụ,
nhà xuất khẩu lập bộ chứng từ thương mại và chứng từ

tài chính (hoặc chỉ có chứng từ thương mại) và gởi đến
ngân hàng chuyển giao để nhờ thu hộ.
- Ngân hàng thu hộ/ xuất trình sẽ giao chứng từ cho nhà
nhập khẩu đi nhận hàng chỉ khi nào nhà nhập khẩu đáp
ứng các điều kiện trao chứng từ trong chỉ thị nhờ thu.
- Hối phiếu được nhà xuất khẩu ký phát đòi tiền ai ?

6.4.2. QUY TRÌNH NHỜ THU KÈM CHỨNG TỪ
4. Bộ chứng từ,
chỉ thị nhờ thu

Ngân hàng
chuyển giao
(Remitting bank)

8. T.Toán/ T.Báo

3. Bộ chứng từ, đơn yêu cầu nhờ thu
9. T.Toán / T.Báo

Người ủy thác thu 2. Giao hàng
(Principal
/ Exporter)
1. Ký hợp đồng

Ngân hàng thu hộ
/ xuất trình
(Collecting/
Presenting Bank)
5. Thông báo nhờ thu

6. Thực hiện chỉ thị
7. Bộ chứng từ

Người trả tiền
(Drawee
/ Importer)

6.4.2. ĐIỀU KIỆN TRAO CHỨNG TỪ
* Dựa vào điều kiện nhà nhập khẩu phải thực hiện để được
trao chứng từ trong chỉ thị nhờ thu, có thể chia phương thức
nhờ thu kèm chứng từ thành ba loại :
Nhờ thu trả tiền trao chứng từ
D/P - Documents against Payment

Điều kiện
trao chứng từ

Nhờ thu chấp nhận trao chứng từ
D/A - Documents against Acceptance

Nhờ thu theo điều kiện khác
D/OT - Documents against Other Terms
and Conditions


6.4.2. ĐIỀU KIỆN TRAO CHỨNG TỪ
* Nhờ thu trả tiền trao chứng từ - D/P (Documents
Against Payment) :
- Là điều kiện thanh toán trả tiền ngay khi trao chứng từ cho
nhà nhập khẩu.

- Nhà xuất khẩu có thể phát hành/ không phát hành hối phiếu.
- Điều kiện “D/P at x days sight” (trao chứng từ thanh
toán có kỳ hạn) : nhà nhập khẩu ký chấp nhận hối phiếu và
sẽ thanh toán vào một thời điểm trong tương lai không vượt
quá ngày quy định theo điều kiện, khi thanh toán mới được
giao chứng từ để nhận hàng.
- “D/P at x days sight” được sử dụng trong trường hợp
chứng từ nhờ thu đến trước hàng hóa (do hành trình vận
chuyển quá xa), nhà nhập khẩu không muốn trả tiền sớm
nên thỏa thuận với nhà xuất khẩu điều kiện như vậy.

6.4.2. ĐIỀU KIỆN TRAO CHỨNG TỪ
* Nhờ thu chấp nhận trao chứng từ - D/A
(Documents Against Acceptance) :
- Là điều kiện nhà nhập khẩu phải ký chấp nhận thanh toán
hối phiếu sau một số ngày nhất định (Hối phiếu trả chậm)
thì ngân hàng xuất trình mới trao chứng từ cho nhà nhập
khẩu đi nhận hàng.
- Đây là trường hợp nhà xuất khẩu cấp tín dụng cho nhà
nhập khẩu, “nhận hàng trước, trả tiền sau”.
- Điều kiện D/A đòi hỏi phải luôn có hối phiếu tức bộ chứng
từ bao gồm chứng từ thương mại và chứng từ tài chính.
- Đối với nhà xuất khẩu, D/A rủi ro hơn D/P ? Vì sao ?

6.4.2. ĐIỀU KIỆN TRAO CHỨNG TỪ
* Nhờ thu theo điều kiện khác - D/OT (Documents
Against Other Terms and Conditions) :
- Thanh toán từng phần (Partial Payment) : kết hợp trả ngay
một phần (D/P) và trả chậm một phần (D/A).
- Trao chứng từ đổi lệnh phiếu : Nhà nhập khẩu ký phát lệnh

phiếu trao ngân hàng đổi lấy chứng từ. Sử dụng khi nào ?
- Trao chứng từ đổi biên lai tín thác (Trust Receipt) : ngân
hàng trao chứng từ khi nhà nhập khẩu ký phát biên lai tín thác
trong đó cam kết sẽ nhận hàng và tiền bán hàng ưu tiên
chuyển trả cho nhà xuất khẩu. Sử dụng khi nào ?
- Trao chứng từ đổi lấy hối phiếu chấp nhận có bảo lãnh :
Chứng từ được trao khi hối phiếu được ký chấp nhận bởi nhà
nhập khẩu đồng thời được bảo lãnh thanh toán bởi một tổ
chức tài chính.


6.5. CHỈ THỊ NHỜ THU – COLLECTION INSTRUCTION

* Đơn yêu cầu nhờ thu :
- Để thực hiện phương thức thanh toán nhờ thu, sau khi gởi
hàng, nhà xuất khẩu sẽ lập bộ chứng từ (chứng từ tài chính
và/ hoặc chứng từ thương mại) và đơn yêu cầu nhờ thu gởi
cho ngân hàng chuyển giao.
- Đơn yêu cầu nhờ thu được các ngân hàng in sẵn thành
mẫu với nội dung được tiêu chuẩn hóa. Nhà xuất khẩu chỉ
cần điền thông tin vào vào các ô và chỗ trống thích hợp,
sau đó ký tên.
- Sau khi được ngân hàng chấp thuận, đơn yêu cầu nhờ thu
có chức năng pháp lý như là hợp đồng dịch vụ giữa ngân
hàng chuyển giao và nhà xuất khẩu.

6.5. CHỈ THỊ NHỜ THU – COLLECTION INSTRUCTION

* Chỉ thị nhờ thu (Collection Instruction) :
- Thuật ngữ tiếng Anh : “Collection Instruction” ; “Collection

Order” ; “Collection Schedule” ; “Covering Schedule” ;
“Covering Letter” ; “Covering Sheet”.
- Trên cơ sở Đơn yêu cầu nhờ thu, ngân hàng chuyển giao sẽ
lập chỉ thị nhờ thu với nội dung không được mâu thuẫn với
Đơn yêu cầu nhờ thu, phải được ghi rõ là áp dụng theo
URC 522. Sau khi được lập, chỉ thị nhờ thu được gởi cùng với
bộ chứng từ đến ngân hàng thu hộ để nhờ thu hộ.
- Ngân hàng thu hộ, ngân hàng xuất trình và người trả tiền
phải thực hiện theo chỉ thị nhờ thu này và theo URC 522.
- Trừ khi được phép trong chỉ thị nhờ thu, các ngân hàng sẽ bỏ
qua các chỉ thị của bất kỳ bên nào / ngân hàng nào không phải
bên / ngân hàng mà nó nhận được nhờ thu.

6.5. CHỈ THỊ NHỜ THU – COLLECTION INSTRUCTION

* Nội dung của chỉ thị nhờ thu :
- Chi tiết về : Ngân hàng chuyển giao, Người ủy thác thu
(nhà xuất khẩu), Người trả tiền (nhà nhập khẩu), Ngân hàng
thu hộ / Ngân hàng xuất trình (nếu có).
- Số tiền và loại tiền nhờ thu.
- Danh mục chứng từ và số lượng từng loại chứng từ.
- Các điều khoản và điều kiện nhờ thu (nhờ thu trơn, nhờ
thu kèm chứng từ : D/P, D/A, D/OT).
- Quy định về phí.
- Quy định về lãi suất (mức lãi suất, thời hạn, cơ sở tính lãi).
- Điều khoản lưu kho và mua bảo hiểm.
- Điều khoản đại diện thừa hành (CASE OF NEED).


6.5. CHỈ THỊ NHỜ THU – COLLECTION INSTRUCTION


* Nội dung của chỉ thị nhờ thu :
- Kháng nghị : nếu người trả tiền từ chối thanh toán (hối
phiếu trả ngay) hay từ chối chấp nhận thanh toán (hối phiếu
trả chậm) thì có kháng nghị hối phiếu không.
- Hình thức thông báo kết quả nhờ thu : bằng điện hay bằng
thư.
- Cách thức trả tiền : khi được thanh toán sẽ chuyển tiền
đến đâu (ghi rõ số tài khoản, ngân hàng, địa chỉ SWIFT…)
- Các chỉ thị trong trường hợp người trả tiền từ chối thanh
toán, từ chối chấp nhận thanh toán hoặc không tuân theo
các chỉ thị khác.

6.5. CHỈ THỊ NHỜ THU – COLLECTION INSTRUCTION

* Quy định về phí nhờ thu :
- Các ngân hàng tham gia xử lý nhờ thu đã làm đúng theo
chỉ thị nhờ thu thì có quyền thu phí dù kết quả nhờ thu
như thế nào chăng nữa.
- Ngân hàng thu phí nhờ thu và các phí khác liên quan
ngay khi cung cấp dịch vụ thu hộ.
- Có 3 cách quy định trả phí :
+ Toàn bộ phí do người uỷ thác thu (nhà xuất khẩu)
chịu.
+ Toàn bộ phí do người trả tiền (nhà nhập khẩu) chịu.
+ Phí bên nào bên đó chịu.

* Các mẫu điện SWIFT áp dụng trong nhờ thu :
STT


Mẫu điện

Tiếng Anh

Tiếng Việt

1

MT 400

Advice of payment

Thông báo thanh toán

2

MT 410

Acknowledgement

Thông báo nhận được
chứng từ nhờ thu

3

MT 412

Advice of acceptance

TB chấp nhận T.Toán


4

MT 420

Tracer

Điện tra soát

5

MT 422

Advice of fate and
request for instructions

TB tình trạng nhờ thu và
yêu cầu các chỉ thị mới

6

MT 430

Admendment of
Instructions

Sửa đổi các chỉ thị

7


MT 450

Cash Letter Credit Advice Thư thông báo ghi có

8

MT 455

Cash Letter Credit
Adjustment Advice

Thư sửa đổi thông báo
ghi có

9

MT 456

Advice of non payment
/ non acceptance

TB không thanh toán/
không chấp nhận TToán


6.5. CHỈ THỊ NHỜ THU – COLLECTION INSTRUCTION
BÀI TẬP 10 : Đọc mẫu chỉ thị nhờ thu đã cho và trả lời:
1. Các bên liên quan (nhà XK, nhà NK, NH chuyển giao, NH
thu hộ). Số tham chiếu của nhờ thu.
2. Điều kiện nhờ thu, trách nhiệm của NH thu hộ và nhà NK

trong hình thức nhờ thu này.
3. Các chứng từ yêu cầu. Có chứng từ tài chính không?
4. Số tiền nhờ thu, cách thức chuyển tiền.
5. Cách quy định trả phí? Nếu nhà NK từ chối trả phí, NH
thu hộ có giao chứng từ cho nhà NK không? Vì sao?
6. Giải thích nội dung của mục “Special instructions” ở cuối
trang 1 của chỉ thị nhờ thu.
7. Văn bản pháp lý điều chỉnh phương thức nhờ thu này là
văn bản nào? Thể hiện ở chỗ nào trong chỉ thị nhờ thu?

6.6. VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
* Ngân hàng thương mại chia phương thức nhờ thu thành
hai nghiệp vụ :
- Nghiệp vụ nhờ thu hàng xuất (Export Collection) /
Nghiệp vụ nhờ thu đi (Outward Collection) : được thực
hiện khi khách hàng của ngân hàng là người ủy thác thu
(nhà xuất khẩu). Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng
chuyển giao (Remitting Bank).
- Nghiệp vụ nhờ thu hàng nhập (Import Collection) /
Nghiệp vụ nhờ thu đến (Inward Collection) : được thực
hiện khi khách hàng của ngân hàng là người trả tiền (nhà
nhập khẩu). Ngân hàng đóng vai trò là ngân hàng xuất
trình (Presenting Bank) / ngân hàng thu hộ (Collecting
bank).

Khách hàng
NH chuyển giao

6.6.1. NGHIỆP VỤ
NHỜ THU HÀNG XUẤT

. Kiểm tra đơn yêu cầu nhờ thu
. Kiểm tra chứng từ gởi kèm

Kiểm tra hồ sơ
. Lập chỉ thị nhờ thu

Thực hiện nhờ thu

. Gởi chứng từ và chỉ thị nhờ thu.

Giải quyết phát sinh

. Các phát sinh trong quá trình thu hộ
. Các phát sinh trong quá trình thanh

Lưu hồ sơ

toán nhờ thu


NH ch. giao / thu hộ

NH x. trình/ thu hộ

6.6.2. NGHIỆP VỤ
NHỜ THU HÀNG NHẬP
. Kiểm tra chỉ thị nhờ thu
. Kiểm tra số lượng chứng từ.
. Gởi thông báo cho khách hàng.


Kiểm tra hồ sơ

Thực hiện thu hộ

Giải quyết phát sinh

. Khách hàng th. toán/ chấp nhận
. Khách hàng từ chối thanh toán /
chấp nhận
. Các phát sinh trong quá trình thu hộ
. Các phát sinh trong quá trình thanh

Lưu hồ sơ

toán

6.6. VẬN DỤNG PHƯƠNG THỨC NHỜ THU
* Tài trợ của ngân hàng thương mại trong phương thức
nhờ thu bao gồm :
- Tài trợ của ngân hàng chuyển giao cho nhà xuất
khẩu : ngân hàng chuyển giao sẽ chiết khấu bộ chứng từ
nhờ thu hàng xuất (thường là chiết khấu có truy đòi). Nhà
xuất khẩu muốn chiết khấu phải có Đơn đề nghị chiết khấu
(theo mẫu ngân hàng) gởi cho ngân hàng chuyển giao.
- Tài trợ của ngân hàng xuất trình cho nhà nhập khẩu :
+ Cho nhà nhập khẩu vay để thanh toán đổi lấy chứng
từ (đối với D/P), xem xét thế chấp bằng chính lô hàng
nhập khẩu.
+ Bảo lãnh thanh toán hối phiếu nếu điều kiện trao
chứng từ bắt buộc hối phiếu phải được ký chấp nhận và

được bảo lãnh bởi một tổ chức tài chính.

6.7. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
* Phương thức nhờ thu D/P :
- Đối với nhà nhập khẩu : Có thể không nhận được
hàng, hàng không phù hợp nếu chứng từ sai sót, giả
mạo trong khi đã thanh toán.
Vì vậy, cần chọn kỹ nhà xuất khẩu là người có uy tín.
- Đối với nhà xuất khẩu : Dù nắm quyền sở hữu và
kiểm soát hàng hóa nhưng vẫn chịu nhiều tổn thất và
thiệt thòi nếu bị từ chối thanh toán.
Để khắc phục rủi ro người mua không nhận hàng,
cần thỏa thuận điều kiện Incoterms mà người mua trả
cước vận chuyển như EXW, FCA, FAS, FOB để người
mua có trách nhiệm thực hiện hợp đồng hơn.


6.7. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
* Phương thức nhờ thu D/A :
- Đối với nhà nhập khẩu : Có thể không nhận được hàng,
hàng không phù hợp do chứng từ sai sót, giả mạo trong khi
đã chấp nhận thanh toán hối phiếu và buộc phải thanh toán
khi đến hạn, nếu không sẽ bị khởi kiện và mất uy tín.
Vì vậy, cần chọn kỹ nhà xuất khẩu, đừng vì nhà xuất khẩu
cho trả chậm mà sẵn sàng ký hợp đồng ngay.
- Đối với nhà xuất khẩu : Không còn nắm quyền kiểm soát
hàng hóa trong khi nhà nhập khẩu mới chấp nhận thanh
toán. Có thể đến hạn nhà nhập khẩu không muốn hay
không thể thanh toán.
Để khắc phục rủi ro này, nhà xuất khẩu cần thỏa thuận

điều kiện trao chứng từ là hối phiếu được nhà nhập khẩu
ký chấp nhận và có bảo lãnh của ngân hàng phục vụ nhà
nhập khẩu (ngân hàng xuất trình).

6.7. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
* Ưu điểm của phương thức nhờ thu :
- Đối với nhà xuất khẩu :
+ Trong nhờ thu kèm chứng từ, việc nhận hàng và
việc thanh toán đã ràng buộc nhau hơn, đảm bảo lợi
ích cho nhà xuất khẩu hơn.
+ Nếu bị từ chối thanh toán/ chấp nhận, nhà xuất
khẩu có thể chỉ định người đại diện tại nước nhập
khẩu giải quyết trong chỉ thị nhờ thu để ngân hàng
xuất trình liên lạc.
+ Nhà xuất khẩu có thể kiện nhà nhập khẩu nếu
không trả tiền hối phiếu đã chấp nhận khi đến hạn
thanh toán.

6.7. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
* Ưu điểm của phương thức nhờ thu :
- Đối với nhà nhập khẩu :
+ Có thể kiểm tra bộ chứng từ tại ngân hàng xuất trình
trước khi đồng ý thanh toán/ chấp nhận.
+ Được cấp tín dụng thương mại trong trường hợp D/A
hay D/P at x days sight.
- Đối với các ngân hàng :
+ Chỉ làm trung gian thanh toán, không liên quan gì trong
giao dịch mua bán giữa nhà xuất khẩu và nhập khẩu nhưng
tạo được thu nhập từ phí nhờ thu và các phí liên quan.
+ Giúp phát triển các hoạt động khác của ngân hàng như

kinh doanh ngoại tệ, tài trợ thương mại...
+ Tăng cường được mối quan hệ với các ngân hàng đại
lý, tạo ra tiềm tăng phát triển và tăng thu nhập từ hoạt động
ngân hàng đại lý.


6.7. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
* Nhược điểm của phương thức nhờ thu :
- Đối với nhà xuất khẩu :
+ Phải chịu toàn bộ rủi ro khi chứng từ bị chậm trễ hay
thất lạc trên đường đi dù người thực hiện là các ngân hàng.
+ Chịu nhiều tổn thất và thiệt thòi nếu bị từ chối thanh
toán/ chấp nhận dù vẫn nắm quyền sở hữu và kiểm soát
hàng hóa đối với nhờ thu kèm chứng từ.
- Đối với nhà nhập khẩu :
+ Có thể không nhận được hàng nếu chứng từ là giả mạo
hay sai sót trong khi đã thanh toán/ chấp nhận.
+ Buộc phải thanh toán hối phiếu đã chấp nhận khi đến
hạn dù không nhận được hàng, hàng giao không đúng thỏa
thuận, nếu không thanh toán có thể bị kiện và mất uy tín.
- Đối với các ngân hàng : Chỉ gặp rủi ro khi thực hiện tài
trợ thương mại cho nhà xuất khẩu hay nhà nhập khẩu.

6.7. CÁC VẤN ĐỀ CẦN LƯU Ý
* Tóm lại, phương thức thanh toán nhờ thu có rủi ro
nghiêng về nhà xuất khẩu nhiều hơn nhà nhập khẩu.
* Chỉ nên sử dụng phương thức nhờ thu khi :
- Hai bên mua bán có quan hệ lâu năm, tin tưởng lẫn
nhau nên lựa chọn phương thức này để tiết kiệm chi phí,
việc nhận hàng được nhanh chóng.

- Nhà xuất khẩu lưu ý ngoài lý do nói trên, chỉ nên sử
dụng phương thức này khi :
+ Giá trị hàng hóa nhỏ.
+ Hàng hóa thuộc dạng hàng tồn kho khó tiêu thụ.
+ Hàng hóa đang trong giai đoạn thăm dò thị
trường, cần nhờ cậy nhà nhập khẩu.



×