Tải bản đầy đủ (.doc) (159 trang)

Huyện phú bình tỉnh thái nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân pháp

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.59 MB, 159 trang )

ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ SEN HỒNG

HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP
(1945 - 1954)

LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Thái Nguyên, năm 2014


ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN

TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM

PHAN THỊ SEN HỒNG

HUYỆN PHÚ BÌNH TỈNH THÁI NGUYÊN
TRONG CUỘC KHÁNG CHIẾN CHỐNG THỰC DÂN
PHÁP
(1945 - 1954)

Chuyên ngành: Lịch sử Việt Nam
Mã ngành: 60220
313


LUẬN VĂN THẠC SĨ NHÂN VĂN

Người hướng dẫn khoa học: TS. Nguyễn Xuân Minh


Thái Nguyên, năm 2014


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới Tiến sĩ Nguyễn Xuân Minh, người
thầy đã trực tiếp, tận tình hướng dẫn tôi trong suốt quá trình nghiên cứu để
hoàn thành luận văn này.
Tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy cô giáo khoa Lịch sử, khoa Sau
đại học - trường Đại học sư phạm Thái Nguyên đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi
trong quá trình học tập và hoàn thành luận văn.
Tôi xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Sở Giáo dục - Đào tạo Thái
Nguyên, Trường THPT Phú Bình, đã tạo điều kiện giúp đỡ tôi về mọi mặt
trong quá trình học tập và thực hiện luận văn.
Xin gửi lời cảm ơn đến Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Thái Nguyên, Trung tâm
Lưu trữ Sở Nội vụ tỉnh Thái Nguyên, Huyện ủy Phú Bình, Ban Chỉ huy Quân
sự huyện Phú Bình đã tạo điều kiện thuận lợi, giúp đỡ tôi trong quá trình thu
thập tài liệu để hoàn thành luận văn.
Cuối cùng xin chân thành cảm ơn gia đình, Tổ Văn - Sử, các bạn đồng
nghiệp đã giúp đỡ, động viện, khuyến khích tôi trong suốt quá trình học tập và
nghiên cứu.
Thái Nguyên, tháng 8 năm 2014
Tác giả luận văn

Phan Thị Sen Hồng


Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

/>

MỤC LỤC
Trang
Trang phụ bìa
Lời cam đoan........................................................................................................
Lời cảm ơn .......................................................................................................... i
Mục lục............................................................................................................... ii
MỞ ĐẦU ........................................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ............................................................................................................. 1
2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề. ............................................................................................. 3
3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài. .................................................... 7
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu. .................................................................. 7
5. Đóng góp của luận văn. .................................................................................................. 8
6. Bố cục của luận văn. ....................................................................................................... 8

Chương 1. KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI
TRUYỀN THỐNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG CỦA NHÂN DÂN
CÁC DÂN TỘC HUYỆN PHÚ BÌNH. ................................................. 9
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội. ............................................................................ 9
1.2. Truyền thống yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình. .. 16

Chương 2. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH ĐẤU TRANH BẢO VỆ,
XÂY DỰNG CHẾ ĐỘ DÂN CHỦ NHÂN DÂN, TÍCH CỰC CHUẨN
BỊ KHÁNG CHIẾN (1945 - 1950) ................................................................ 30
2.1. Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân. .. 30

2.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp
xâm lược. .......................................................................................................................... 40

Chương 3. QUÂN, DÂN HUYỆN PHÚ BÌNH TRỰC TIẾP CHIẾN
ĐẤU BẢO VỆ QUÊ HƯƠNG, XÂY DỰNG HẬU PHƯƠNG, CHI
VIỆN TIỀN TUYẾN ( 1950 - 1954) ............................................................. 58
3.1. Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo
vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương........................................................ 58
3.2. Quân, dân huyện Phú Bình tích cực xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến (1950 1954)... 65

KẾT LUẬN ..................................................................................................... 78
TÀI LIỆU THAM KHẢO ............................................................................. 85
PHỤ LỤC ........................................................................................................ 91
Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

2

/>

MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Phú Bình là huyện trung du, miền núi, có vị trí địa lí nằm ở vùng địa
đầu phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên. Do nằm trên địa bàn trung tâm
của vùng chiến lược phía Bắc sông Hồng, nên trong lịch sử đấu tranh
dựng nước và giữ nước của dân tộc, địa bàn Phú Bình đã từng là nơi tr anh
chấp quyết liệt giữa quân, dân ta với giặc ngoại xâm. Từ xa xưa, ông cha
ta đã từng coi địa bàn Thái Nguyên (trong đó có huyện Phú Bình) là phên
giậu phía Bắc của kinh thành Thăng Long - Hà Nội, là điểm xuất phát để
triển khai lực lượng chống giặc ngoại xâm ở miền biên giới. Chính vị trí
chiến lược và địa bàn dụng võ mà lịch sử g iành cho Thái Nguyên nói

chung, huyện Phú Bình nói riêng đã hun đúc cho người dân huyện Phú
Bình sớm có truyền thống anh hùng, bất khuất đấu tranh chống giặc ngoại
xâm, chống cường quyền, áp bức.
Trong cuộc vận động giải phóng dân tộc 1939 - 1945, từ ngày Căn cứ địa
cách mạng Bắc Sơn - Võ Nhai ra đời, cả nước biết đến Phú Bình, một địa danh
của An Toàn Khu 2 nổi tiếng. Vùng quê này đã đi vào lịch sử với những “địa
chỉ đỏ” - nơi nuôi dưỡng, đùm bọc, che chở cho nhiều cán bộ cấp cao của
Đảng những năm còn trong bóng tối đầy gian nan, thách thức. Nêu cao truyền
thống yêu nước chống ngoại xâm, nhân dân các dân tộc Phú Bình đã hăng hái
tham gia các đoàn thể Cứu quốc của Mặt trận Việt Minh. Trong Cao trào
chống Nhật cứu nước và Tổng khởi nghĩa tháng Tám năm 1945, chớp lấy thời
cơ thuận lợi, nhân dân huyện Phú Bình đã tiến hành khởi nghĩa giành chính
quyền. Thắng lợi này của Phú Bình đã góp phần cùng với nhân dân cả nước
làm nên thắng lợi vĩ đại của cuộc Cách mạng tháng Tám năm 1945, đưa tới sự
ra đời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, mở ra kỉ nguyên mới trong lịch sử
dân tộc: Kỉ nguyên độc lập, tự do.

Số hóa bởi Trung tâm Học liệu

1

/>

Trong thời kì kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945-1954),
Phú Bình là cửa ngõ, là vùng giáp ranh giữa Căn cứ Việt Bắc với vùng địch
tạm chiếm, một địa bàn mà kẻ địch coi là trọng điểm đánh phá bằng
không quân, biệt kích, tập kích. Kẻ địch thường lấy địa bàn Phú Bình làm bàn
đạp tấn công lên tỉnh lị Thái Nguyên và Căn cứ Việt Bắc. Tiếp tục phát huy
truyền thống yêu nước, chủ nghĩa anh hùng cách mạng, dưới sự lãnh đạo của
Đảng bộ, quân, dân trong huyện luôn làm tròn những nhiệm vụ thiêng liêng:

Đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân chủ nhân dân; tích cực chuẩn bị kháng
chiến; trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương, góp phần bảo vệ cửa ngõ phía
nam của An Toàn Khu Trung ương; xây dựng hậu phương, chi viện tiền
tuyến. Sự đóng góp đáng kể sức người, sức của của nhân dân Phú Bình đã góp
phần vào thắng lợi chung của dân tộc trong cuộc kháng chiến chống thực dân
Pháp xâm lược. Với những thành tích vẻ vang đó, Đảng bộ, nhân dân các dân
tộc Phú Bình đã vinh dự được Đảng và Nhà nước phong tặng danh hiệu Anh
hùng Lực lượng vũ trang nhân dân thời kì kháng chiến chống Pháp cho đơn
vị huyện và 8 xã trong huyện.
Tìm hiểu, nghiên cứu về Huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp (1945 - 1954) vừa có ý nghĩa khoa học và vừa có ý nghĩa thực
tiễn. Nội dung của Luận văn góp phần dựng lại toàn cảnh bức tranh lịch sử về
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp của quân, dân huyện Phú Bình. Qua
đó góp phần bổ sung tài liệu vào việc nghiên cứu cuộc kháng chiến chống
thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc, làm sâu sắc hơn lịch sử
dân tộc. Luận văn góp phần cung cấp nguồn tài liệu để giảng dạy lịch sử địa
phương tại các trường phổ thông trong huyện, tô thắm thêm truyền thống cách
mạng của vùng quê đã được Đảng ta chọn làm An Toàn Khu 2.
Vì những lí do trên, tôi quyết định chọn vấn đề: Huyện Phú Bình tỉnh
Thái Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954) làm
đề tài Luận văn.


2. Lịch sử nghiên cứu vấn đề.
Hơn một nửa thế kỉ đã trôi qua nhưng thắng lợi của cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp (1945 - 1954) còn in đậm trong lịch sử dân tộc. Cho
đến nay, đã có nhiều công trình lịch sử viết về cuộc kháng chiến chống thực
dân Pháp xâm lược (1945 - 1954) của dân tộc với những đóng góp của các
địa phương trong đó có tỉnh Thái Nguyên.
Trong các cuốn: “Cuộc kháng chiến thần thánh của nhân dân Việt Nam”,

Nhà xuất bản Sự thật - Hà Nội, xuất bản năm 1985; cuốn “Lịch sử kháng
chiến chống thực dân Pháp (1945 -1954)” gồm 6 tập, Viện Lịch sử quân sự Bộ Quốc phòng xuất bản năm 1985, đã trình bày chi tiết về cuộc kháng chiến
chống Pháp của nhân dân ta trên các lĩnh vực, làm nổi bật những chiến thắng
quân sự vẻ vang gắn liền với các địa phương trong Căn cứ địa Việt Bắc.
Cuốn “Lịch sử nghệ thuật chiến dịch Việt Nam (1945 - 1975)”, Viện Lịch
sử quân sự, xuất bản năm 1995 đã đề cập đến nghệ thuật quân sự của
nhân dân ta trong kháng chiến chống Pháp với các chiến dịch nổi tếng:
Chiến dịch Việt Bắc Thu - Đông 1947, Chiến dịch Biên giới 1950, Chiến dịch
Điện Biên Phủ 1954…
Các cuốn giáo trình lịch sử Việt Nam viết về giai đoạn 1945 - 1954 tiêu
biểu: Cuốn “Đại cương lịch sử Việt Nam”, tập III của các tác giả Lê Mậu
Hãn, Trần Bá Đệ, Nguyễn Văn Thư, Nhà xuất bản Giáo dục, năm 1997; cuốn “
Lịch sử Việt Nam (1945 - 2000)” của tác giả Nguyễn Xuân Minh, Nhà xuất bản
Giáo dục, năm 2006; các cuốn sách đó đã trình bày sâu sắc, toàn diện về lịch
sử dân tộc và đề cập đến đóng góp của Việt Bắc trong cuộc kháng chiến
chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954).
Theo chỉ thị của Hồ Chí Minh, ngày 4/6/1945 Khu giải phóng Việt Bắc
được thành lập, là căn cứ cách mạng lớn nhất của cả nước trong Tổng khởi
nghĩa tháng Tám năm 1945. Tiếp đó hình thành Khu 1, Chiến khu 1, Liên khu


1, Liên khu Việt Bắc, Quân khu Việt Bắc (ngày nay là Quân khu I). Việt Bắc


là nơi ra đời Đội Việt Nam tuyên truyền giải phóng quân - tiền thân Quân đội
nhân dân Việt Nam. Trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp, Việt Bắc
vừa là căn cứ địa vững chắc của cả nước, vừa là chiến trường diễn ra nhiều
chiến dịch, nhiều trận đánh vang dội gây cho kẻ thù những thất bại nặng nề,
làm phá sản các âm mưu chiến lược, các thủ đoạn chiến tranh của chúng.
Những đóng góp của quân, dân Thái Nguyên nói chung và huyện Phú Bình

nói riêng đã được trình bày trong nhiều công trình nghiên cứu khoa học:
Cuốn “Bắc Thái 40 năm đấu tranh và xây dựng (1945 - 1985)” - Sở Văn
hóa Thông tn Bắc Thái xuất bản năm 1985, đã tập hợp những bài tham luận
của các tác giả, làm rõ những đóng góp của nhân dân Bắc Thái trong sự
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc. Cuốn sách đã cung cấp những tư liệu
quý giá về địa lí, lịch sử của Bắc Thái nói chung và các huyện nói riêng, trong
đó có huyện Phú Bình.
Cuốn “Bắc Thái trong căn cứ địa Việt Bắc” - Ban Nghiên cứu Lịch sử
Đảng Bắc Thái xuất bản 1987, đã làm rõ vai trò của nhân dân các dân tộc
Bắc Thái đối với quá trình hình thành, phát triển của Việt Bắc, trong đó
có đóng góp của Phú Bình với vai trò là cửa ngõ phía Đông - Nam của
Căn cứ Việt Bắc.
Từ năm 1990, thực hiện Nghị quyết của Quân ủy Trung ương và Bộ
Quốc phòng về công tác khoa học quân sự, tổng kết chiến tranh, đã có nhiều
công trình nghiên cứu sâu sắc, toàn diện về Căn cứ Việt Bắc trong cuộc chiến
tranh giải phóng dân tộc:
Trong cuốn “Việt Bắc 30 năm chiến tranh cách mạng (1945 - 1975)”- Nhà
xuất bản Quân đội nhân dân gồm 2 tập, tập 1 xuất bản năm 1990, đã trình
bày đầy đủ về cuộc kháng chiến chống Pháp của dân tộc Việt Nam, những
đóng góp của Việt Bắc trên các lĩnh vực, trong đó có đóng góp của nhân
dân các dân tộc huyện Phú Bình như: Công tác tiếp cư, đánh bại cuộc
hành quân Phôcơ năm 1950 của Pháp, chi viện tiền tuyến...


Cuốn “Bắc Thái lịch sử kháng chiến chống thực dân Pháp (1945-1954)” Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Bắc Thái, xuất bản năm 1990, đã phản ánh đầy đủ,
trung thực, cuộc chiến tranh toàn dân, toàn diện của nhân dân và các
lực lượng vũ trang trên địa bàn Bắc Thái trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Cuốn “Tổng kết chỉ đạo thực hiện nhiệm vụ chiến lược quân sự của Liên
khu Việt Bắc (1945 - 1954)” - Nhà xuất bản Quân đội nhân dân, tập 1 xuất
bản năm 1990, tập 2, tập 3 xuất bản năm 1991 do Bộ Tư lệnh Quân khu I

biên soạn, làm rõ hơn vai trò của Liên khu Việt Bắc về chính trị, quân sự, hậu
cần trong cuộc kháng chiến chống Pháp.
Đề tài nghiên cứu cấp bộ: “Tìm hiểu An Toàn Khu Trung ương (ATK)
trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954), Khoa Lịch sử,
Trường Đại học Sư phạm Việt Bắc, năm 1994, do các tác giả Nguyễn Xuân
Minh (chủ biên), Hoàng Ngọc La, Đỗ Hồng Thái biên soạn. Đề tài nghiên
cứu đã chỉ rõ vị trí, vai trò của An Toàn Khu Trung ương trong kháng chiến
chống Pháp với sự đóng góp to lớn của đồng bào các dân tộc Việt Bắc.
Trong cuốn “Thái Nguyên lịch sử đấu tranh cách mạng và kháng chiến
chống Pháp (1941 -1954)” - Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh Thái Nguyên xuất bản
năm 1999, đã phản ánh một cách tương đối đầy đủ và sinh động cuộc
đấu tranh vũ trang toàn dân, toàn diện của nhân dân và các lực lượng vũ
trang trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên trong thời kì Cách mạng tháng Tám và
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954), trong đó huyện Phú Bình đã được đề
cập đến trên các lĩnh vực.
Trong cuốn “Lịch sử Đảng bộ xã Kha Sơn (1938 - 1995)” - Đảng bộ xã
Kha Sơn xuất bản năm 1999, các tác giả đã dựng lại quá trình xây dựng,
trưởng thành của Đảng bộ Kha Sơn qua từng thời kì cách mạng. Đó là quá
trình đấu tranh anh dũng, vẻ vang của nhân dân Kha Sơn - vùng đất sớm
được chọn làm An Toàn Khu của Trung ương và Xứ ủy Bắc Kì.


Cuốn “Lịch sử Đảng bộ tỉnh Thái Nguyên tập 1(1936 - 1965)” - Ban
Chấp hành Đảng bộ Thái Nguyên, xuất bản năm 2003 đã kế thừa, phát huy
những công trình nghiên cứu trước đó và đưa ra những đánh giá mới nhất về
các vấn đề lịch sử Thái Nguyên.
Cuốn “Lịch sử Đảng bộ huyện Phú Bình (1930 - 2005) - Ban Chấp hành
Đảng bộ huyện Phú Bình, xuất bản năm 2005 đã dựng lại quá trình xây dựng
và trưởng thành của Đảng bộ, ghi lại những thành tựu mà Đảng bộ đã
lãnh đạo cán bộ và nhân dân các dân tộc trong huyện giành được trong suốt

chặng đường phát triển của lịch sử dân tộc, tiêu biểu là những đóng góp to
lớn trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp (1945 - 1954).
Trong cuốn “Huyện Phú Bình: Lịch sử kháng chiến chống xâm lược và
xây dựng - bảo vệ tổ quốc (1945 - 2000)” - Ban Chỉ huy quân sự huyện Phú
Bình, xuất bản năm 2007, đã làm nổi bật truyền thống đấu tranh vũ trang
kiên cường, bất khuất của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình trong cuộc
vận động giải phóng dân tộc, trong kháng chiến chống Pháp, chống Mĩ.
Cuốn “Từ A.T.K Thái Nguyên đến chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”- Sở
Văn hóa Thể thao và Du lịch Thái Nguyên, xuất bản năm 2009 đã tập hợp
những bài tham luận trong Hội thảo khoa học “Từ A.T.K Thái Nguyên đến
chiến thắng lịch sử Điện Biên Phủ”, nhằm khẳng định vị thế, vai trò và ý nghĩa
của An toàn khu Thái Nguyên trong 9 năm trường kì kháng chiến chống thực
dân Pháp, nói rõ những đóng góp to lớn của nhân dân các dân tộc Thái
Nguyên trong chiến dịch Điện Biên Phủ năm 1954.
Các công trình trên đây đã phản ánh ở những mức độ khác nhau
những đóng góp của nhân dân Thái Nguyên nói chung và nhân dân huyện
Phú Bình nói riêng trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm
lược (1945 -


1954). Những công trình trên là nguồn tài liệu quý giúp chúng tôi trong quá
trình thực hiện đề tài Luận văn: “Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên trong
cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp 1945 - 1954”.


3. Đối tượng, phạm vi nghiên cứu, nhiệm vụ của đề tài.
3.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn tập trung nghiên cứu, tm hiểu về huyện Phú Bình tỉnh Thái
Nguyên trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 1954).
3.2. Phạm vi nghiên cứu.

- Về không gian: Huyện Phú Bình tỉnh Thái Nguyên.
- Về thời gian: Đề tài tập trung chủ yếu trong giới hạn từ năm 1945
đến năm 1954. Tuy nhiên, để làm rõ yêu cầu của đề tài, một số nội dung về
huyện Phú Bình trước năm 1945 đã được đề cập trong Luận văn.
3.3. Nhiệm vụ của đề tài
Đề tài nghiên cứu một cách có hệ thống, tương đối hoàn chỉnh cuộc
kháng chiến chống Pháp của nhân dân huyện Phú Bình 1945 - 1954 với các
nội dung sau:
- Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống yêu nước và cách
mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình.
- Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế độ dân
chủ nhân dân, tch cực chuẩn bị kháng chiến chống thực dân Pháp từ
1945 đến
1950.
- Quân, dân huyện Phú Bình trực tiếp chiến đấu bảo vệ quê hương,
góp phần bảo vệ cửa ngõ phía nam của An Toàn Khu Trung ương, tch cực
xây dựng hậu phương, chi viện tiền tuyến từ 1950 đến 1954.
- Vị trí, vai trò của huyện Phú Bình trong căn cứ địa Việt Bắc.
4. Nguồn tài liệu và phương pháp nghiên cứu.
4.1. Nguồn tài liệu.
Để hoàn thành đề tài này, Luận văn đã khai thác các nguồn tài liệu
sau:


- Các tác phẩm của Mác - Ăngghen, Lênin, Chủ tịch Hồ Chí Minh về
chiến tranh nhân dân là cơ sở lí luận.


- Các văn kiện Đảng và Nhà nước trong thời kì Cách mạng tháng Tám và
kháng chiến chống Pháp (1945 - 1954); các chỉ thị, nghị quyết của Đảng bộ

Thái Nguyên và huyện Phú Bình trong kháng chiến chống Pháp là nguồn tư
liệu gốc.
- Các công trình nghiên cứu về Căn cứ địa Việt Bắc, Bắc Thái, Thái
Nguyên, huyện Phú Bình trong cuộc kháng chiến chống Pháp là nguồn tài liệu
tham khảo giúp tôi hoàn thành Luận văn.
4.2. Phương pháp nghiên cứu.
Trong quá trình thực hiện đề tài, tác giả Luận văn đã sử dựng
các phương pháp lịch sử kết hợp với phương pháp logic là chủ yếu. Ngoài ra
các phương pháp : Phân tích, so sánh, thống kê, phỏng vấn cũng được vận
dụng.
5. Đóng góp của luận văn.
Trên cơ sở kế thừa những thành quả nghiên cứu có trước, Luận văn
trình bày một cách hệ thống, toàn diện những hoạt động của nhân dân Phú
Bình trong cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp xâm lược (1945 - 1954),
khẳng định đóng góp to lớn của quân và dân Phú Bình vào thắng lợi chung
của cả dân tộc.
Luận văn góp phần giáo dục lòng yêu nước, truyền thống cách mạng,
lòng tự hào cho thế hệ trẻ Phú Bình về một vùng quê giàu truyền thống cách
mạng.
Luận văn góp phần bổ sung nguồn tài liệu cho việc nghiên cứu, giảng
dạy lịch sử địa phương ở trường phổ thông và góp phần làm phong phú
nguồn tư liệu lịch sử dân tộc.
6. Bố cục của luận văn.
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận, Tài liệu tham khảo và Phụ lục, nội dung
của Luận văn gồm 3 chương:


Chương 1: Khái quát điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội, truyền thống
yêu nước và cách mạng của nhân dân các dân tộc huyện Phú
Bình.

Chương 2: Quân, dân huyện Phú Bình đấu tranh bảo vệ, xây dựng chế
độ dân chủ nhân dân, tch cực chuẩn bị kháng chiến (1945 1950).
Chương 3: Quân, dân huyện Phú Bình trực tếp chiến đấu bảo vệ
quê hương, xây dựng hậu phương, chi viện tền tuyến (1950 1954).


BẢN ĐỒ HÀNH CHÍNH HUYỆN PHÚ BÌNH

Nguồn: Địa chí Thái Nguyên


Chương 1
KHÁI QUÁT ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI TRUYỀN
THỐNG YÊU NƯỚC VÀ CÁCH MẠNG
CỦA NHÂN DÂN CÁC DÂN TỘC HUYỆN PHÚ BÌNH.
1.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội
Tư Nông là tên gọi xa xưa nhất của huyện Phú Bình ngày nay. Thời Lí,
huyện Tư Nông thuộc châu Thái Nguyên; thời Minh thuộc phủ Thái Nguyên;
thời Lê thuộc Thái Nguyên thừa tuyên, Ninh sóc thừa tuyên.
Đến thế kỉ XIX, huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình (xứ Thái Nguyên)
có 8 tổng, 51 xã, phường:
1- Tổng La Đình gồm 9 thôn, xã: Bằng Cầu, La Sơn, Mai Sơn, Úc Sơn, Kha
Sơn Thượng, Kha Sơn Hạ, Khai Nhi, Phương Độ, La Cao.
2- Tổng Đức Lân gồm 5 xã, thôn: Đức Lân, Loa Lâu, Nỗ Dương, Thôn Nội,
Thôn Ngoại.
3- Tổng Phao Thanh gồm 6 xã: Phao Thanh, Phú Xuân, Lương Trình, Thanh
Lương, Ngô Xá, Lương Hạ.
4- Tổng Lý Nhân gồm 6 xã: Lý Nhân, Đương Tạc, Thố Mê, Kim Lĩnh, Cổ
Dạ, Lũ An.
5- Tổng Tiên La gồm 4 xã thôn: Tiên La, Vân Đồn, Bạch Thạch, Điều Khê.

6- Tổng Thượng Đình gồm 7 xã: Nhã Lộng, Úc Kỳ, Triều Dương, Cống Thượng,
Điềm Thụy, Ngọc Sơn. Trong đó xã Ngọc Sơn có hai thôn là Ngọc Sơn
và Ngọc Long.
7- Tổng Mạt Hương gồm 3 xã: Vân Dương, Trang Ôn, Mạt Ôn.
8- Tổng Bảo Nang gồm xã Bảo Nang và các thôn Làng Rồi, Thanh Huống,
các phường Thủy Cơ, Bến Hanh.
Ngoài ra, trên địa bàn của huyện Tư Nông còn có 3 xã phiêu bạt là Lữ
Vân
(tổng Đức Lân), Lương Tạ (tổng Thanh Phao), La Đình (tổng La Đình) [3, tr.10].
9


Dưới thời Pháp thuộc, vào những năm cuối thế kỉ XIX, vùng đất Phú
Bình ngày nay vẫn gọi là huyện Tư Nông thuộc phủ Phú Bình. Năm
1904, chính quyền thực dân giải thể phủ Phú Bình đổi tên các huyện:
Huyện Tư Nông thành phủ Phú Bình, huyện Phổ Yên thành phủ Phổ
Yên, huyện Vũ Nhai thành châu Vũ Nhai; các huyện, châu khác trong
tỉnh Thái Nguyên giữ nguyên tên gọi. Các phủ, châu, huyện trở thành
đơn vị hành chính trực thuộc tỉnh. Từ đó đến trước Cách mạng
tháng Tám năm 1945 phủ Phú Bình gồm 9 tổng, 46 xã, 7 t hôn và 1
phường: Tổng Nhã Lộng (5 xã, 2 thôn), tổng Thượng Đình (7 xã, 2
thôn), tổng Nghĩa Hương (2 xã, 2 thôn), tổng La Đình (9 xã, 2 thôn),
tổng Thanh Phao (6 xã), tổng Đức Lân (1 xã, 2 thôn), tổng Tiên La (4 xã ),
tổng Lý Nhân (6 xã), tổng Bảo Vang (3 xã, 1 phường) [34, tr.5].
Ngày 25/3/1948, Chính phủ nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa ra Sắc
lệnh số 148/SL quy định bãi bỏ các danh từ phủ, châu, quận, các danh từ
trên cấp xã dưới cấp tỉnh thống nhất gọi là cấp huyện. Từ đó, phủ Phú Bình
được gọi là huyện Phú Bình.
Phú Bình là huyện trung du, miền núi, có vị trí địa lí nằm ở vùng địa đầu
phía Đông - Nam tỉnh Thái Nguyên, nơi tiếp giáp giữa vùng trung du Bắc Bộ

và vùng miền núi phía Bắc, huyện lị đặt tại thị trấn Hương Sơn cách thành
phố Thái Nguyên 28 km theo Quốc lộ số 37 và cách thủ đô Hà Nội 50 km.
o

o

o

Huyện Phú Bình có tọa độ địa lí từ 21 23’ đến 21 35’ vĩ Bắc và 105 51’ đến
o

106 02’ kinh Đông. Địa giới của huyện được xác định:
Phía bắc và tây bắc giáp huyện Đồng Hỷ.
Phía tây và tây nam giáp huyện Phổ Yên và thành phố Thái Nguyên.
Phía đông giáp huyện Yên Thế (Bắc Giang).
Phía nam giáp huyện Hiệp Hòa (Bắc Giang).
10


Nằm kề sát với trung tâm tỉnh Thái Nguyên và tỉnh Bắc Giang, huyện
Phú Bình có vị trí chiến lược quan trọng về quân sự, là chiếc cầu nối giữa
vùng đồng bằng châu thổ có những đô thị buôn bán sầm uất, có các khu
công nghiệp với miền núi non hiểm trở phía Bắc.
Địa hình Phú Bình khá đa dạng, có cả miền núi, trung du và đồng bằng,
độ dốc giảm dần theo hướng đông bắc - tây nam. Độ cao so với mặt nước
biển trung bình là 14 mét, thấp nhất là 10m (xã Dương Thành); đỉnh đèo Bóp
(xã Tân Kim) là nơi cao nhất: 250m so với mặt biển. Địa hình trên tạo điều
kiện thuận lợi cho canh tác nông nghiệp và cho các hoạt động quân sự trong
thời chiến cũng như trong thời bình.
Trên địa bàn của huyện có 2 con sông chính: Sông Cầu và sông Đào.

Sông Cầu thuộc hệ thống sông Thái Bình, bắt nguồn từ xã Bằng Phúc (huyện
Chợ Đồn - Bắc Kạn). Đoạn chảy qua địa phận Phú Bình dài 29 km, lòng sông
rộng khoảng 120m, chảy từ đập Thác Huống (xã Đồng Liên) qua 9 xã rồi đổ
về Chã (Phổ Yên). Sông Đào còn có tên gọi là kênh Bích Động hay sông
Máng được khởi công xây dựng năm 1922 và hoàn thành năm 1928 với mục
đích cung cấp nước tưới cho hệ thống đồn điền suốt từ Phú Bình sang Bắc
Giang. Sau này, Sông Đào đóng vai trò quan trọng trong kinh tế và giao thông
của huyện Phú Bình cung cấp nước tưới ruộng cho huyện Phú Bình và 3
huyện của Bắc Giang (Hiệp Hòa, Tân Yên, Việt Yên). Đoạn chảy qua địa bàn
huyện dài 33km từ xã Đồng Liên qua xã Đào Xá, Bảo Lý, Xuân Phương, thị
trấn Hương Sơn, vùng giáp ranh xã Lương Phú và Tân Hòa, xã Tân Đức
xuống huyện Tân Yên (Bắc Giang).
Với địa hình tương đối bằng phẳng, nguồn nước tưới têu dồi dào cùng
với khí hậu miền núi, trung du, độ ẩm cao, Phú Bình có những điều kiện
thuận lợi phát triển sản xuất nông nghiệp hơn các huyện trên địa bàn tỉnh
Thái Nguyên.
11


Phú Bình là huyện kinh tế thuần nông. Nhân dân huyện Phú Bình sống
chủ yếu bằng nghề nông trồng lúa nước. Từ xưa đến nay, Phú Bình vẫn được
coi là vựa lúa, kho người, kho của ở Thái Nguyên. Bên cạnh sản xuất nông
nghiệp, Phú Bình cũng có nhiều nghề thủ công. Đáng chú ý là nghề làm gốm
ở Lang Tạ, nghề đan lát đồ mây, tre đều có rải rác ở các thôn xã.
Dân cư huyện Phú Bình do nhiều bộ phận hợp thành: Phần lớn là dân
bản địa định cư từ lâu đời; một bộ phận dân tự do mà bọn điền chủ người
Pháp và người Việt mộ vào làm thuê cho chúng ở các đồn điền; một bộ phận
khác là đồng bào ở các tỉnh miền xuôi lên tản cư sau ngày Toàn quốc kháng
chiến rồi ở lại định cư lâu dài; một bộ phận là đồng bào các địa phương tự
do di cư đến địa bàn huyện sinh cơ, lập nghiệp. Dân số của huyện Phú

Bình trong thời Pháp thuộc theo số liệu thống kê vào những năm 1939 1940 có khoảng
19.120 người. Trên địa bàn huyện có 14 thành phần dân tộc anh em cùng
chung sống; phần lớn là người Kinh, còn lại là các dân tộc khác bao gồm:
Tày, Nùng, Hoa, Trại, Sán Dìu, Tày, Thái, Khơ Me, Mường, Mông, Dao, Sán
Chay… [35, tr.11]. Mặc dù các dân tộc ở Phú Bình có những đặc điểm riêng
về ngôn ngữ, trình độ sản xuất, nét văn hóa…song đều có “Tập tục cần kiệm,
không xa hoa” [20, tr.154] có những nét tương đồng, hòa nhập trong một thể
thống nhất chung sống trên cùng một lãnh thổ.
Dưới thời Pháp thuộc nhân dân các dân tộc huyện Phú Bình sống trong
cảnh lầm than, khổ cực. Cùng với việc thiết lập bộ máy cai trị, thực dân Pháp
tăng cường việc vơ vét, cướp bóc nhân dân. Thuế đinh (còn gọi là thuế
thân) là thứ thuế bất công có từ thời phong kiến nay được bọn thực dân tiếp
tục duy trì và tăng mức đóng ngày càng cao để đánh vào đầu người đàn ông
từ 18 tuổi trở lên. Năm 1930, mỗi suất đinh phải nộp 2,5 đồng, tương đương
với một tạ thóc; năm 1939 tăng lên 3,79 đồng, gấp hơn 7 lần so với thời gian
12


đầu Pháp mới xâm lược nước ta. Thuế điền là loại thuế đánh vào ruộng đất
canh tác của

13


người nông dân. Năm 1932, mỗi mẫu ruộng đất ở Phú Bình phải nộp
1,87 đồng đến năm 1935, tăng lên 2,7 đồng [34, tr.15,16]. Ngoài ra,
hằng năm người nông dân Phú Bình còn phải đóng các thứ thuế bất công
khác: Thuế nuôi trâu bò, thuế chợ, thuế môn bài…Với chế độ thuế khóa này,
mỗi năm thực dân Pháp đã thu về một nguồn lợi lớn trong đó: thuế thân là
24.000 đồng, thuế điền là 19.000 đồng, các loại thuế khác hơn 4.000 đồng.

Trong khi đó, giá gạo thời kì này là 6 hào một gánh (khoảng 40 kg) [35, tr.17].
Ngoài thuế khóa và phu phen tạp dịch, nhân dân trong huyện còn bị
địa chủ người Pháp và người Việt cướp đoạt ruộng đất để lập đồn điền. Ngay
từ năm 1887, tức là ba năm sau ngày Pháp đánh chiếm Thái Nguyên, dù
chưa thiết lập được bộ máy thống trị từ tỉnh xuống các làng, xã nhưng tên
thực dân Boadam đã dựa vào họng súng, lưỡi lê cướp không của nông dân
Phú Bình
300 ha để lập đồn điền. Từ năm 1887 đến năm 1912, thực dân Pháp đã
chiếm hữu trên 50% diện tích đất canh tác của nông dân Phú Bình. Từ năm
1919 trở
đi, việc cướp đất lập đồn điền của thực dân Pháp diễn ra ở Phú Bình quyết
liệt và tàn bạo khiến cho hàng ngàn nông dân trong huyện rơi vào cảnh tay
trắng. Trong số hàng chục đồn điền ấy, điển hình là đồn điền Hàn Lân
chiếm 300 ha, đồn điền Sec Nay chiếm 222 ha, riêng đồn điền của hai anh
em Ghiôm đã chiếm đoạt 720 ha đất canh tác ở hai huyện Phú Bình và Phổ
Yên. Hình thức và thủ đoạn bóc lột của bọn điền chủ rất đa dạng, vừa tnh vi,
vừa trắng trợn. Hình thức bóc lột chủ yếu và phổ biến nhất là phát canh thu
tô, cho vay nặng lãi. Thông thường, mức tô từ 50% đến 70% sản lượng, bất
kể tốt hay xấu, được mùa hay mất mùa. Có chủ đồn điền còn tính chắc ăn
bằng cách ép buộc tá điền muốn lĩnh canh phải vay nợ để nộp tô trước (ứng
tô, vay thì phải chịu lãi suất cao). Ngoài tô chính còn các khoản tô phụ như lễ
14


lạt, biếu xén trong các ngày giỗ, tết…Ngoài ra, chúng còn bóc lột người nông
dân bằng cách mướn nhân công làm thuê với giá rẻ mạt nhất là lúc tháng
ba ngày tám, có khi một

15



×