Tải bản đầy đủ (.doc) (118 trang)

Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn của một số loại cao chiết và bước đầu định tính thành phần hóa học hoa sứ vàng (plumeria rubba f tricilor)

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (7.77 MB, 118 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO
TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HỒ CHÍ MINH

ĐỒ ÁN TỐT NGHIỆP

NGHIÊN CỨU HOẠT TÍNH KHÁNG KHUẨN CỦA MỘT
SỐ LOẠI CAO CHIẾT VÀ BƯỚC ĐẦU ĐỊNH TÍNH
THÀNH PHẦN HÓA HỌC HOA SỨ VÀNG (PLUMERIA
RUBRA F. TRICILOR)
Ngành:

Công nghệ Sinh học

Chuyên ngành: Công nghệ Sinh học

Giảng viên hướng dẫn : ThS. Phạm Minh Nhựt
Sinh viên thực hiện
MSSV: 1311100485

: Đinh Vũ Nghị
Lớp: 13DSH04

TP. Hồ Chí Minh, 2017


Đồ án tốt
nghiệp

LỜI CAM ĐOAN
Đồ án tốt nghiệp này là công trình nghiên cứu của bản thân tôi dưới sự hướng
dẫn của ThS. Phạm Minh Nhựt, giảng viên khoa Công nghệ sinh học – Thực phẩm –


Môi trường, Trường Đại học Công Nghệ Tp. Hồ Chí Minh.
Những kết quả có được trong đồ án này hoàn toàn không sao chép từ đồ án tốt
nghiệp của người khác dưới bất kỳ hình thức nào. Các số liệu trích dẫn trong đồ án tốt
nghiệp này là hoàn toàn trung thực. Tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm về đồ án của
mình.
TP. HCM, ngày 27 tháng 07 năm 2017
Sinh viên thực hiện

ĐINH VŨ NGHỊ


Đồ án tốt
nghiệp

LỜI CẢM ƠN
Để có kiến thức và bài báo cáo tốt nghiệp ngày hôm nay, em xin chân thành
cảm ơn quý Thầy Cô Bộ môn công nghệ sinh học trường HUTECH đã giảng dạy
những kiến thức cơ bản và bổ ích cho em.
Em cũng xin được gửi lời cảm ơn đặc biệt đến thầy ThS. Phạm Minh Nhựt đã
tận tình hướng dẫn, chỉ bảo em trong quá trình thực hiện đồ án tốt nghiệp này.
Bên cạnh đó, em xin gửi lời cảm ơn chân thành đến Thầy phụ trách phòng thí
nghiệm đã giúp đỡ và tạo mọi điều kiện thuận lợi giúp chúng em hoàn thành tốt quá
trình thực hành.
Em xin gửi lời cảm ơn sâu sắc đến gia đình đã chăm sóc, dạy dỗ và làm chỗ
dựa tinh thần động viên, hỗ trợ kinh tế cho em trong suốt những năm qua và trong quá
trình thực hiện đồ án này.
Em cũng xin cảm ơn đến các bạn cùng thực hiện đề tài trong phòng thí
nghiệm đã quan tâm, hỗ trợ em làm đồ án tốt nghiệp này.
Và em cũng xin cảm ơn các Thầy Cô trong Hội đồng phản biện đã dành thời
gian đọc và nhận xét đồ án này.

Lời cuối cùng em xin gửi lời chúc sức khỏe đến quý Thầy Cô.
Tp Hồ Chí Minh, 27 tháng 07 năm 2016
Sinh viên thực hiện

ĐINH VŨ NGHỊ


Đồ án tốt
nghiệp

MỤC LỤC
MỤC

LỤC

........................................................................................................................i

DANH

MỤC TỪ VIẾT TẮT.........................................................................................v DANH
MỤC

BẢNG

DANH

......................................................................................................vi
MỤC

HÌNH


............................................................................................vii

ẢNH
MỞ

ĐẦU

.........................................................................................................................1
1. Tính cấp thiết của đề tài .........................................................................................1
2. Mục tiêu nghiên cứu ...............................................................................................2
3. Nội dung nghiên cứu...............................................................................................2
CHƯƠNG
1:
QUAN..........................................................................................3

TỔNG

1.1. Đại cương về Hoa Sứ vàng ..................................................................................3
1.1.1. Nguồn gốc và tên gọi .......................................................................................3
1.1.2 Phân loại ..........................................................................................................3
1.1.3. Đặc điểm hình thái ..........................................................................................4
1.1.4. Phân bố............................................................................................................5
1.1.5. Tác dụng dược lý .............................................................................................5
1.1.6. Công dụng .......................................................................................................5
1.1.7. Thành phần hóa học và dược chất ..................................................................6
1.2. Đại cương về một số hợp chất kháng khuẩn từ thực vật .................................7
1.2.1 Khái niệm và phân loại ....................................................................................7
1.2.2. Cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất từ thực vật .........................................7
1.2.3. Một số hợp chất kháng khuẩn trong Hoa Sứ vàng ..........................................8

1.2.3.1. Alkaloid.....................................................................................................8
1.2.3.2. Flavonoid ................................................................................................10
1.2.3.3. Tinh dầu ..................................................................................................11
i


Đồ án tốt
1.2.3.4. Saponin....................................................................................................12
nghiệp
1.2.3.5. Tannin .....................................................................................................13

i


Đồ án tốt
nghiệp
1.2.4. Tình hình nghiên cứu về Hoa Sứ trên thế giới và tại Việt Nam ....................14
1.3 Giới thiệu một số nhóm vi sinh vật gây bệnh ...................................................15
1.3.1 Nhóm vi sinh vật gây bệnh tiêu chảy ..............................................................15
1.3.1.1 Nhóm vi khuẩn Escherichia coli ..............................................................15
1.3.1.2 Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Salmonella...................................................16
1.3.1.3 Nhóm vi khuẩn Vibrio spp.......................................................................17
1.4.1.4 Nhóm vi khuẩn Shigella spp. ...................................................................18
1.3.2. Nhóm vi sinh vật gây bệnh cơ hội trên da .....................................................20
1.3.2.1 Vi khuẩn Pseudomonas aeruginosa .........................................................20
1.3.2.2 Nhóm vi khuẩn Enterococcus faecalis ....................................................21
1.3.2.3 Nhóm vi khuẩn thuộc dòng Staphylococcus............................................22
CHƯƠNG 2: VẬT LIỆU VÀ PHƯƠNG PHÁP .......................................................25
2.1. Địa điểm và thời gian nghiên cứu.....................................................................25
2.1.1. Địa điểm ........................................................................................................25

2.1.2. Thời gian .......................................................................................................25
2.2. Vật liệu ................................................................................................................25
2.2.1. Vật liệu ..........................................................................................................25
2.2.2. Chủng vi sinh vật ...........................................................................................25
2.2.3. Môi trường nuôi cấy và hóa chất ..................................................................25
2.2.4. Thiết bị và dụng cụ ........................................................................................26
2.2.4.1. Thiết bị ....................................................................................................26
2.2.5.2. Dụng cụ ...................................................................................................26
2.3. Các phương pháp nghiên cứu...........................................................................27
2.3.1. Phương pháp tách chiết các hợp chất từ thực vật.........................................27
2.3.2. Phương pháp tăng sinh .................................................................................27
2.3.3. Phương pháp bảo quản và giữ giống vi sinh vật ..........................................27
2.3.3.1. Phương pháp cấy truyền vi sinh vật ........................................................27

ii


Đồ án tốt
nghiệp
2.3.3.2. Phương pháp bảo quản lạnh sâu .............................................................28
2.3.4. Phương pháp xác định mật độ tế bào............................................................28
2.3.5. Phương pháp pha loãng mẫu ........................................................................28
2.3.6. Phương pháp xác định hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết .......................29
2.3.7. Phương pháp xác định thành phần hóa học..................................................29
2.3.9. Phương pháp xử lý số liệu .............................................................................32
2.4. Bố trí thí nghiệm ................................................................................................32
2.4.2. Thí nghiệm 2: Khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính
kháng khuẩn của cao chiết Hoa Sứ vàng. ...............................................................36
2.4.3. Thí nghiệm 3: Định tính một số thành phần hóa học của các loại cao chiết từ
Hoa Sứ vàng. ...........................................................................................................38

CHƯƠNG 3: KẾT QUẢ VÀ THẢO LUẬN ..............................................................40
3.1. Kết quả khảo sát ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hàm lượng thu hồi
cao từ Hoa Sứ vàng
...................................................................................................40
3.2. Kết quả khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của cao chiết Hoa Sứ vàng với các
loại dung môi tách chiết khác nhau trên các chủng vi khuẩn chỉ thị.....................41
3.2.1. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Escherichia coli .......................................................................................................41
3.2.2. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Listeria spp. .............................................................................................................44
3.3.3. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Salmonella spp. .......................................................................................................46
3.3.4. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Shigella spp. ............................................................................................................48
3.3.5. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
Vibrio spp. ...............................................................................................................50
3.3.6. Kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với nhóm vi khuẩn
còn lại. .....................................................................................................................53
3.3.7. Tổng hợp kết quả hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết đối với 20 vi
khuẩn gây bệnh gây bệnh ........................................................................................55
3


Đồ án tốt
nghiệp
3.3. Kết quả định tính một số thành phần hóa học cơ bản của cao chiết Hoa Sứ
vàng từ ethanol 70%.
................................................................................................59
Kết luận và kiến nghị ...................................................................................................62
1. Kết luận..................................................................................................................62

2. Kiến nghị................................................................................................................62
Tài liệu tham khảo .......................................................................................................63
Phụ lục .............................................................................................................................1

4


Đồ án tốt
nghiệp

5


Đồ án tốt
nghiệp

DANH MỤC TỪ VIẾT TẮT
TSB: Trypton Soya Broth
TSA: Trypticase Soya Agar
DMSO: Dimethyl Sulfoxide
NA: Non activity
DNA: Deoxyribonucleic acid
RNA: Ribonucleic acid

6


DANH MỤC BẢNG
Bảng 3.1. Kết quả đường kính vòng ức chế (mm) các loại cao chiết khác nhau từ Hoa
Sứ vàng đối với 20 chủng vi sinh vật chỉ thị..................................................................55

Bảng 3.2. Kết quả định tính một số thành phần hóa học của cao chiêt Hoa Sứ vàng từ
ethanol 70%....................................................................................................................59


DANH MỤC HÌNH ẢNH
Hình 1.1. Hoa Sứ vàng ..................................................................................................... 3
Hình 1.2. Cây Hoa Sứ vàng .............................................................................................4
Hình 1.3. Công thức hóa học của fulvoplumierin và plumierid ...................................... 6
Hình 1.4. Hình thái E.coli trên kính hiển vi điện tử ....................................................... 16
Hình 1.5. Hình thái Salmonella trên kính hiển vi điện tử. .............................................17
Hình 1.6. Hình thái Vibrio trên kính hiển vi điện tử ......................................................18
Hình 1.7. Hình thái Shigella trên kính hiển vi điện tử. .................................................. 19
Hình 1.8. Hình thái Pseudomonas aeruginosa trên kính hiển vi điện tử. ......................20
Hình 1.9. Hình thái Enterococcus faecalis trên kính hiển vi điện tử. ............................22
Hình 1.10. Hình thái Staphylococcus trên kính hiển vi điện tử .....................................23
Hình 2.1. Sơ đồ bố trí thí nghiệm tổng quát................................................................... 33
Hình 2.2. Quy trình tách chiết và thu cao Hoa Sứ vàng từ các loại dung môi khác nhau.
............................................................................................................................... ......... 34
Hình 2.3. Quy trình khảo sát hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết Hoa Sứ vàng
với các chủng vi khuẩn chỉ thị. ............................................................... ....................... 36
Hình 2.4. Quy trình định tính thành phần hóa học của cao chiết Hoa Sứ vàng. ............ 38
Hình 3.1. Hàm lượng thu hồi cao chiết từ Hoa Sứ vàng với các loại dung môi ............40
Hình 3.2. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết và đối chứng đối với nhóm vi
khuẩn Escherichia coli. ............................................................... ................................... 42
Hình 3.3. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết và đối chứng đối với nhóm vi
khuẩn Listeria spp. ............................................................................................... .......... 44
Hình 3.4. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết và đối chứng đối với nhóm vi
khuẩn Salmonella spp. ............................................................... .................................... 46
Hình 3.5. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết và đối chứng đối với nhóm vi
khuẩn Shigella spp. ............................................................................................... ......... 49

Hình 3.6. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết và đối chứng đối với nhóm vi
khuẩn Vibrio spp. ............................................................................................... ............ 51
Hình 3.7. Hoạt tính kháng khuẩn của các loại cao chiết và đối chứng đối với nhóm vi
khuẩn còn lại. ............................................................................................... .................. 53

vii


1


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Việt Nam là nước có hệ thực vật rất phong phú và đa dạng. Tổng số loài thực
vật đã ghi nhận ở Việt Nam khoảng 10.500 loài trong tổng số 12.000 loài theo ước
tính. Trong số đó, nguồn tài nguyên cây làm thuốc chiếm khoảng 30%. Kết quả điều tra
nguồn tài nguyên cây thuốc của Viện Dược liệu (2006) cho biết ở Việt Nam có 3.948
loài thực vật bậc cao, bậc thấp và nấm lớn được dùng làm thuốc. Trong thời gian qua,
nước ta đã có hơn 3.000 loại thuốc có nguồn gốc từ thảo dược được cấp số đăng ký,
chiếm gần 1/3 trong tổng số thuốc mới được cấp số đăng ký lưu hành hàng năm. Như
vậy nhu cầu sử dụng cây dược liệu chế xuất thuốc trong nước là rất lớn. Không những
vậy, việc sử dụng dược phẩm có nguồn gốc thiên nhiên cũng đang được các nước trên
thế giới hết sức quan tâm.
Cây thuốc được coi là di sản quý báu của dân tộc ta.Từ xa xưa, cây thuốc gắn
liền với cuộc sống của các gia đình người Việt và có giá trị lớn trong điều trị bệnh. Tuy
chỉ là những cỏ cây gần gũi, thân quen xung quanh con người nhưng chúng được sử
dụng tạo ra các bài thuốc rất hữu hiệu. Các loài thuốc thảo mộc ít gây tác dụng phụ,
độc hại cho người sử dụng và có khả năng dung nạp tốt với cơ thể sống.Hiện nay, hoạt
tính kháng khuẩn của cây thuốc ngày càng được nghiên cứu và phát triển nhiều hơn bởi
các nhà khoa học đã nhận ra các giá trị to lớn từ cây thuốc mang lại cho việc điều trị

bệnh. Trong thời đại mà việc sử dụng thuốc kháng sinh không còn hiệu quả thì thảo
dược tự nhiên là câu trả lời đáng tin cậy và dài hạn cho việc ức chế vi sinh vật có hại và
nâng cao đề kháng, hỗ trợ tốt cho quá trình điều trị bệnh. Theo một số nghiên cứu, các
loại thảo dược điển hình như Trầu Không (Piper betle L.), Sống Đời (Kalanchoe
pinnata (Lam). Pers.), Lô hội (Aloe barbadensis), Dâu Tằm (Morus acidosa Griff), Khổ
Qua (Momordica charantia L.)… đã được xác định là có hoạt tính kháng khuẩn rất
mạnh đối với nhiều loại vi khuẩn như Escherichia coli, Salmonella spp., Shigella spp.
… Chính vì thế mà ngày nay, không chỉ riêng ở Việt Nam mà cả trên thế giới, các nhà

2


khoa học không ngừng nghiên cứu và tìm hiểu sâu hơn về hoạt tính sinh học và thành
phần hóa học của các loài thực vật.Điều này giúp họ sử dụng hiệu quả hơn các nguồn
dược liệu sẵn có, đồng thời phát hiện thêm các loại thảo dược mới, quý hiếm, có khả
năng kháng được nhiều chủng vi khuẩn gây bệnh.
Plumeria là một loài thực vật khá phổ biến ở Việt Nam. Trong đó, ngoài giá trị
làm cảnh trang trí thì nó còn được sử dụng trong y học dân gian để chữa các bệnh như
viêm ruột, lỵ, khó tiêu, nhiễm khuẩn, viêm gan… Thành phần hóa học cũng như các
hoạt tính sinh học của Plumeria đã được các nhà khoa học trên thế giới quan tâm
nghiên cứu, nhiều hợp chất có hoạt tính tốt đã được công bố. Tuy nhiên, ở Việt Nam
việc nghiên cứu về cây này vẫn chưa có tài liệu nào được công bố rộng rãi.
Từ những vấn đề trên tôi quyết định chọn đề tài: “Nghiên cứu hoạt tính
kháng khuẩn của một số cao chiết và bước đầu định tính thành phần hóa học của
Hoa Sứ vàng (Plumeria rubra F. Tricilor)” để thực hiện đồ án tốt nghiệp.
2. Mục tiêu nghiên cứu
- Đánh giá ảnh hưởng của dung môi tách chiết đến hoạt tính kháng khuẩn của
cao chiết từ Hoa Sứ vàng.
- Xác định sơ bộ thành phần hóa học trong cao chiết.
3. Nội dung nghiên cứu

- Xác định hoạt tính kháng khuẩn của 4 loại cao chiết Hoa Sứ vàng từ 4 dung
môi EtOH 50%, EtOH 70%, EtOH 96% và nước.
- Xác định thành phần hóa học của cao chiết.


CHƯƠNG 1: TỔNG QUAN
1.1. Đại cương về Hoa Sứ vàng
1.1.1. Nguồn gốc và tên gọi
Xuất xứ của hoa sứ từ Trung mỹ và Caribe. Ngày nay hoa sứ được tìm thấy
nhiều ở các hải đảo Thái Bình Dương, các quốc gia Nam Á, Ɖông Nam Á, Trung và
Nam Mỹ. Hoa sứ là quốc hoa của Lào và của Nicaragua, nơi hoa sứ được gọi
là Sacuanjoche. Quốc hiệu Champa mà ta gọi là Chiêm Thành có gốc tiếng Ấn Ɖộ
(Hindi) có nghĩa là cây hoa sứ.
Tên khoa học của cây hoa sứ là Plumeria rubra thuộc họ Apocynaceae của
trúc đào. Chữ Plumeria là tên của nhà thực vật học Pháp Charles Plumier vào thế kỷ
XVII. Người Anh gọi hoa sứ là temple tree vì ở Ấn Ɖộ và Sri Lanka cây hoa sứ được
trồng quanh các đền Ấn Giáo và chùa Phật Giáo. Nó cũng được trồng trong các nghĩa
địa. Ở Sri Lanka nó được xem là sinh mộc. Hoa sứ cũng còn được gọi là frangipani do
tên của hầu tước Ý Muzio Frangipani mà ra. Người Ấn Ɖộ gọi hoa sứ là Champa;
Lào:Champa; Sri Lanka tức đảo Ceylon: Champey; Indonesia: Kampoja; Trung
Hoa: Dai Ji Hua (Ɖại Cát Hoa); Khmer: Champei krahom (hoa sứ đỏ); tiếng Tagalog
(Phi Luật Tân): Kalasusi, v.v.
1.1.2 Phân loại
Lớp: Dicotyledons
Bộ: Gentianales
Họ: Apocynaceae (Trúc Đào)
Chi: Plumeria
Loài: P.rubra
Tên khoa học: Plumeria rubra L. tricilor
Tên thường gọi: Sứ cùi, cây Đại,…

Hình 1.1. Hoa Sứ vàng


1.1.3. Đặc điểm hình thái
Cây cao khoảng 2-3m, có khi cao đến 7m. Thân tròn mập, phân cành nhiều
nhánh, dài, khẳng khiu, cong, xù xì. Vỏ cây có màu trắng xám với những sẹo lá để lại.
Cây có nhựa mủ.

Hình 1.2. Cây Hoa Sứ vàng
Lá cây Sứ thuôn dài có hình bầu dục, rộng ở giữ và hẹp ở cả 2 đầu. Lá có màu
xanh bóng, nhẵn ở mặt trên, lớp lông mịn cùng với gân chính màu trắng và các gân
viền ở mép nổi rõ ở mặt dưới lá. Lá xếp sát nhau thành vòng ở ngọn cành, khi rụng để
lại sẹo lớn ở cành.
Cây Sứ ra những cụm hoa trên cuống chung dài khoảng 30-50cm, phân nhánh
ở vòng đỉnh, có nhiều sẹo do hoa rụng. Các hoa có cánh dày, mập, khi còn nụ thì xếp
vặn, nở bung thì có màu trắng ở viền của cánh hoa, tâm màu vàng cùng nhị đính trên
ống tràng và phía sau cánh hoa có những đường sọc màu hồng. Hoa nở quanh năm và
mang mùi thơm thoang thoảng. Cây Sứ có quả mọc choãi thẳng hàng, dài từ 10 –
15cm. Quả chứa các hạt có cánh nhưng ít gặp vì Sứ Đại khó đậu trái.
Cây Sứ có tốc độ sinh trưởng nhanh. Đây là cây ưa sáng, phát triển tốt trên đất
giàu dinh dưỡng, thoát nước tốt. Cây còn có thể trồng trên đất cát, đất sỏi vì Sứ có khả
năng chịu hạn cao.


1.1.4. Phân bố
Cây được trồng nhiều tại công viên, dọc đường phố, khu đô thị, khu công
nghiệp, trồng dọc lối đi, dải phân cách, cảnh quan nhà máy, bệnh viện hay trồng sân
vườn… Những đình, chùa, lăng miếu hay nghĩa trang cũng sử dụng loại cây này rất
nhiều.
1.1.5. Tác dụng dược lý

Hoa Sứ có vị ngọt, tính bình, thơm, có tác dụng thanh nhiệt, lợi tiểu, hòa vị,
nhuận tràng, bổ phổi. Có tác dụng hạ huyết áp rất rõ, ở hoa khô có tác dụng mạnh hơn
ở hoa tươi. Vỏ cây có vị đắng, tính mát, có tác dụng thanh nhiệt, tả hạ, tiêu thủng, sát
trùng. Lá có tác dụng hành huyết, tiêu viêm. Nhựa có tác dụng tiêu viêm và làm mềm
những tổ chức rắn chai chân. (Võ Văn Chi, 2012).
1.1.6. Công dụng
Công dụng làm cảnh: Sứ có nhiều loại và màu sắc khác nhau, từ nhứng cây
nhỏ được trồng trong chậu đặt ở những vị trí nhỏ hẹp như sân thượng, ban công nhà,…
cho tới những cây lớn được trồng trong sân vườn, công viên, đình chùa,….đem lại vẻ
đẹp hương thơm từ hoa nở quanh năm và bóng mát từ tàn cây rộng.
Công dụng làm thuốc: Theo y học cổ truyền, các bộ phận sau của cây hoa sứ
có thể dùng làm thuốc như vỏ thân, vỏ rễ, hoa, nụ hoa, lá tươi và nhựa cây, nhưng sử
dụng nhiều nhất là hoa. Toàn cây có chứ một loại kháng sinh thực vật là fulvo
plumierin, có tác dụng ức chế sự tăng sinh và phát tiển của một số vi khuẩn
Mycobacterium tuberculosis. Từng bộ phận khác nhau của cây có những công dụng
khác nhau:
Hoa dùng trong các trường hợp như say nắng; viêm ruột, lỵ; khó tiêu, kém hấp
và kém dinh dưỡng ở trẻ em; nhiễm khuẩn, viêm gan; viêm phế khí quản, ho. Người ta
còn dùng hoa Sứ làm thuốc chữa bênh ưa chảy máu có kết quả tốt. Ngày dùng 10-15g
dạng thuốc sắc. Không dùng cho người suy nhược toàn thân, ỉa chảy và phụ nữ có thai.


Hoa sứ khô là nguyên liệu để làm gối rất tốt, có nhiều tác dụng trị bệnh mất ngủ, ngủ
không ngon giấc.
Vỏ dùng chữa thủy thủng, tiểu tiện ít hoặc táo bón lâu ngày, viêm chân răng.
Ngày dùng 4-8g để nhuận tràng, 8-20g để tẩy, 12-20g ngâm rượu ngậm chữa viêm
chân răng. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng vỏ trị ỉa chảy và dùng vỏ rễ để trị bệnh lậu và
loét đường sinh dục.
Nhựa cũng dùng được như vỏ, còn dùng chữa chai chân, sưng tấy, mụn nhọt
dưới dạng nhũ dịch, thường dùng bôi. Ở Ấn Độ, người ta còn dùng như chất gây sung

huyết để trị thấp khớp và còn dùng sổ.
Lá chữa bong gân, sai khớp, mụn nhọt, thường dùng giã đắp ngoài, không kể
liều lượng. Ở Papua Niu Ghinê dịch lá đùng đắp vết thương rắn cắn hoặc dùng nhựa
cây đắp vào chỗ đau.

Hình 1.3. Công thức hóa học của fulvoplumierin và plumierid
1.1.7. Thành phần hóa học và dược chất
Tinh dầu hoa có hàm lượng 0,04-0,07%; trong tinh dầu có geraniol,
citroneellal, farnesol, linalol và aldehyd, fulvoplumierin, chất nhựa quercetin, vết
kaempferol và cyanidin, diglycosid. Vỏ ngoài chứa fulvoplumierin và plumierid,
agoniadin, acid plumieric, acid cerotinic, lupeol. Lá chứa 0,83% plumierid, acid
resinic. Nhựa chứ acid plumieric.


Fulvoplumierin có tác dụng ức chế các chủng khác nhau của Mycobacterium
tuberculosis ở nồng độ 1 - 5mg/1ml. Plumierid là iridoid glycosid có tác dụng lên vi
khuẩn gram âm và gram dương.
Nghiên cứu tại Trường Dược Illinois (Chicago), ghi nhận hoạt chất loại
iridoid: fulvoplumierin trích từ Sứ có khả năng ức chế men reverse transcriptase của
siêu vi HIV-1 nơi người (Journal of Natural Products Số 54 (Jan-Feb)-1991).
1.2. Đại cương về một số hợp chất kháng khuẩn từ thực vật
1.2.1 Khái niệm và phân loại
Các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật là những hợp chất hữu cơ có nguồn gốc
thực vật, có tác dụng tiêu diệt hay kìm hãm sự phát triển của các vi khuẩn, virus. Các
hợp chất kháng khuẩn thường có tác dụng khá đặc hiệu lên các loài vi khuẩn khác nhau
ở một nồng độ thường là rất nhỏ. Những chất này có thể thuộc nhiều cấu trúc hóa học
khác nhau như alkaloid, các hợp chất quinone, flavonoid, tinh dầu v.v…
Ngày nay người ta chia các hợp chất kháng khuẩn từ thực vật ra làm 2 nhóm



sau:
Nhóm bay hơi: gồm những chất do thực vật tiết ra có khả năng khuếch tán vào
không khí và có tác dụng ức chế sự sinh trưởng, phát triển của virus, vi khuẩn.
Nhóm không bay hơi: gồm những chất ở sâu trong các tế bào thực vật, không
có khả năng khuếch tán vào không khí. Muốn sử dụng nó, phải dựa vào đặc điểm, tính
chất của từng loại kháng sinh thực vật. Thường người ta hay sử dụng chúng dưới các
dạng: Giã nát lấy nước cốt, ngâm, sắc hoặc chiết bằng các dung môi thích hợp.
1.2.2. Cơ chế kháng khuẩn của các hợp chất từ thực vật
Cơ chế chung của các hợp chất kháng khuẩn có nguồn gốc thực vật bao gồm
việc phá vỡ màng chức năng và cấu trúc tế bào, gây ra sự gián đoạn quá trình tổng hợp
cùng chức năng của DNA và RNA, gây cản trở các chuyển hóa trung gian tế bào, gây
đông tụ các thành phần tế bào chất và làm gián đoạn quá trình truyền thông tin của tế
bào. Ngoài ra quá trình hoạt động kháng khuẩn còn bao gồm cả PSMs (Plant secondary


metabolites) tác động tới màng tế bào, khuếch tán qua màng tế bào rồi tác động tương
tác với các thành phần nội bào từ đó ảnh hưởng tác động tới hoạt động tế bào
(Radulovíc và ctv, 2013).
1.2.3. Một số hợp chất kháng khuẩn trong Hoa Sứ vàng
1.2.3.1. Alkaloid
a) Khái niệm về alkaloid
Năm 1819, Wilhelm Meissner đề nghị xếp các chất có tính kiềm lấy từ thực vật
ra thành một nhóm riêng và gọi tên là alkaloid. Ông là người đầu tiên đưa ra khái niệm
về alkaloid: Alkaloid là những hợp chất hữu cơ, có chứa nitơ, có phản ứng kiềm và lấy
từ thực vật.
Theo Polonopski: Alkaloid là những hợp chất hữu cơ có chứa nitơ, đa số có
nhân dị vòng, có phản ứng kiềm, thường gặp trong thực vật và đôi khi có trong động
vật, thường có dược lực tính mạnh và cho những phản ứng hóa học với một số thuốc
thử gọi là thuốc thử chung của alkaloid.
b) Tính chất chung của alkaloid

Đặc điểm lý học:
Thể chất: Phần lớn alkaloid trong thiên nhiên công thức cấu tạo có oxy nghĩa
là trong công thức có C, H, N, O, những alkaloid này thường ở thể rắn ở nhiệt độ
thường. Ví dụ: Morphine (C17H19NO3), codein (C18H21NO3), strychnin (C21H22N2O2),
quinin (C20H24N2O2), reserpin (C33H40O9N2)… Những alkaloid thành phần cấu tạo
không có oxy thường ở thể lỏng. Ví dụ như: Coniin (C8H17N), nicotin (C10H14N2),
spartein (C15H26N2 ). Các alkaloid ở thể rắn thường kết tinh được và có điểm chảy rõ
ràng, nhưng cũng có một số alkaloid không có điểm chảy vì bị phân hủy ở nhiệt độ
trước khi chảy. Những alkaloid ở thể lỏng bay hơi được và thường vững bền, không bị
phân hủy ở nhiệt độ sôi nên cất kéo được bằng hơi nước để lấy ra khỏi dược liệu.
Mùi vị: Đa số alkaloid không có mùi, có vị đắng và một số ít có vị cay như
capsaixin, piperin…


Màu sắc: Hầu hết các alkaloid đều không màu trừ một số ít alkaloid có màu
vàng như berberin, palmatin, chelidonin,
Độ tan: Nói chung các alkaloid base không tan trong nước, dễ tan trong các
dung môi hữu cơ như methanol, ethanol, ether, chloroform, benzen.. trái lại các muối
alkaloid thì dễ tan trong nước, hầu như không tan trong các dung môi hữu cơ ít phân
cực.
Đặc điểm hóa học: Hầu như alkaloid đều có tính base yếu, song cũng có chất
có tác dụng như base mạnh có khả năng làm xanh giấy quỳ đỏ như nicotin, cũng có
chất tính base rất yếu như cafein, piperin… vài trường hợp ngoại lệ có những alkaloid
không có phản ứng kiềm như colchicin, ricinin, theobromin và cá biệt cũng có chất có
phản ứng acid yếu như arecaidin, guvacin.
Do có tính base yếu nên có thể giải phóng alkaloid ra khỏi muối của nó bằng
những kiềm trung bình và mạnh như NH4OH, MgO, cacbonat kiềm, NaOH… khi định
lượng alkaloid bằng phương pháp đo acid người ta phải căn cứ vào độ kiềm để lựa
chọn chỉ thị màu cho thích hợp.
Tác dụng với acid, alkaloid cho các muối tương ứng.

Alkaloid kết hợp với kim loại nặng (Hg, Bi, Pt…) tạo ra muối phức.
Các alkaloid cho phản ứng với một số thuốc thử gọi là thuốc thử chung của
alkaloid.
c. Vai trò của alkaloid
Alkaloid nói chung là những chất có hoạt tính sinh học, có nhiều chất rất độc.
Tác dụng của alkaloid thường khác nhau. Nhiều alkaloid có tác dụng lên hệ thần kinh
trung ương gây ức chế như morphin, codein, scopolamin, reserpin hoặc gây kích thích
như strychnin, cafein, lobelin. Nhiều chất tác dụng lên hệ thần kinh giao cảm gây kích
thích: Ephedrin, hordenin, làm liệt giao cảm, ergotamin, yohimbin hoặc kích thích phó
giao cảm: pilocarpin, eserin; có chất gây liệt phó giao cảm: hyoscyamin, atropin; có
chất phong bế hạch giao cảm: nicotin, spartein, coniin.


Trong số alkaloid có chất gây tê tại chỗ, có chất làm giãn cơ trơn, chống co
thắt. Có alkaloid làm tăng huyết áp (ephedrin, hydrastin), có chất làm hạ huyết áp trên
tim như ajmalin, quinidin và α-fagarin được dùng làm thuốc chữa loạn nhịp tim. Có
alkaloid diệt ký sinh trùng: Quinin độc đối với ký sinh trùng sốt rét; emetin và conexin
độc đối với amip dùng để chữa lỵ. Isopelletierin, arecolin dùng để trị sán.
1.2.3.2. Flavonoid
a. Khái niệm chung về flavonoid
Flavonoid là một nhóm hợp chất lớn thường gặp trong thực vật. Hơn một nửa
rau quả thường dùng có chứa flavonoid. Flavonoid cũng là thành phần hay gặp trong
dược liệu nguồn gốc thực vật. Cho đến nay có khoảng 4.000 chất đã được xác định cấu
trúc. Phần lớn các chất flavonoid có màu vàng (Flavonoid do từ flavus có nghĩa là màu
vàng). Tuy nhiên một số có màu xanh, tím đỏ, một số khác lại không có màu cũng
thuộc nhóm flavonoid. Trong thực vật cũng có một số nhóm hợp chất khác không
thuộc flavonoid nhưng lại có màu vàng như carotenoid, anthranoid, xanthon, cần chú ý
để khỏi nhầm lẫn.
b. Tính chất chung của flavonoid
Các dẫn chất flavon có màu vàng rất nhạt có khi không màu (trường hợp các

nhóm OH đã methyl hoá), flavonol vàng nhạt đến vàng, chalcon và auron vàng đậm
đến đỏ cam. Các chất thuôc nhóm isoflavon, flavanon, isoflavanon, flavanonol, leucoanthocyanidin, flavan-3-ol do không có nối đôi liên hiệp giữa vòng B với nhóm
carbonyl nên không màu.
Các dẫn chất anthocyanidin thì màu thay đổi tuỳ theo pH của môi trường. Tuy
nhiên khi các flavonoid ở trong các bộ phận của cây thì còn phụ thuộc vào hỗn hợp với
các sắc tố khác.
Độ tan không giống nhau, thường flavonoid glycoside và flavonoid sulfat là
những hợp chất phân cực nên không tan hoặc ít tan trong dung môi hữu cơ, tan được
trong nước tốt nhất là cồn nước. Các aglycon flavonoid thì tan được trong dung môi


hữu cơ, không tan trong nước. Các dẫn chất flavonoid có nhóm 7hydroxy thường dễ
tan trong dung dịch kiềm loãng.
c. Vai trò của flavonoid
Các dẫn chất flavonoid có khả năng dập tắt các gốc tự do như HO., ROO.. Các
gốc này sinh ra trong tế bào bởi nhiều nguyên nhân và khi sinh ra cạnh DNA thì sẽ gây
ra những ảnh hưởng nguy hại như gây biến dị, hủy hoại tế bào, gây ung thư, tăng
nhanh sự lão hoá.
Flavonoid cùng với acid ascorbic tham gia trong quá trình hoạt động của
enzyme oxy hoá - khử. Flavonoid được dùng trong các trường hợp rối loạn chức năng
tĩnh mạch, tĩnh mạch bị suy yếu, giãn tĩnh mạch, các bệnh trong nhãn khoa. Các dẫn
chất anthocyanosid có tác dụng tái tạo tế bào võng mạc.
Tác dụng chống độc của flavonoid thể hiện làm giảm thương tổn gan, bảo vệ
được chức năng gan. Flavonoid thể hiện tác dụng chống co thắt những tổ chức cơ nhẵn
(túi mật, ống dẫn mật, phế quản và một số tổ chức khác). Flavonoid còn có tác dụng
thông tiểu, chống loét chữa đau dạ dày, chống viêm điều trị ban đỏ, viêm da, tổn
thương da và màng nhầy trong trường hợp xạ trị, điều hòa nhịp tim.
Một số tài liệu gần đây có nói đến tác dụng chống ung thư của một số chất như
leucocyanidin, leucopelargonidin, leucodelphinidin và tác dụng kháng HIV của một số
dẫn chất thuộc nhóm flavon như chrysin, acacetin 7-O-b-Dgalactopyranosid.

1.2.3.3. Tinh dầu
a. Khái niệm về tinh dầu
Tinh dầu là một hỗn hợp của nhiều thành phần, thường có mùi thơm, không
tan trong nước, tan trong các dung môi hữu cơ, bay hơi được ở nhiệt độ thường và có
thể điều chế từ thảo mộc bằng phương pháp cất kéo hơi nước.
b. Tính chất chung của tinh dầu
Thể chất: Đa số là chất lỏng ở nhiệt độ thường, một số thành phần ở thể rắn:
Menthol, borneol, camphor, vanilin, heliotropin.


×