Tải bản đầy đủ (.doc) (24 trang)

Một số biện pháp phòng tránh nạn thương tích của trẻ mầm non trường mầm non

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (174.54 KB, 24 trang )

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ
Bác Hồ đã từng nói: “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai” muốn nhắc
nhở chúng ta rằng: tương lai của đất nước phụ thuộc vào thế hệ trẻ, đất nước
có phồn vinh hay không là phụ thuộc vào thế hệ trẻ có được chăm sóc giáo
dục tốt hay không.
Trẻ em từ 0-5 tuổi là giai đoạn phát triển nhanh, mạnh mẽ về thể lực và
trí lực cũng như toàn bộ cơ thể. Đó là giai đoạn khám phá, trải nghiệm, hình
thành những kỹ năng cần thiết cho cả cuộc đời. Vì vậy trẻ rất hiếu động và
luôn có sự mày mò tìm hiểu trong cuộc sống hằng ngày, mặt khác bản thân trẻ
hoàn toàn chưa có kinh nghiệm trong việc tự phòng tránh tai nạn thương tích
có thể xảy đến với chính mình. Vấn đề phòng chống tai nạn thương tích cho
trẻ đang là vấn đề búc xúc của nhà trường, gia đình và cả cộng đồng. Nghị
quyết TW2 khóa VIII đã chỉ rõ nhiệm vụ trước mắt và lâu dài cho GDMN là
công tác đảm bảo an toàn cho trẻ, nâng cao chất lượng chăm sóc nuôi dạy trẻ
đặc biệt chú trọng công tác phòng tránh tai nạn thương tích cho trẻ mầm non.
Hiện nay Bộ Giáo dục và Đào tạo vẫn luôn đặt nhiệm vụ đảm bảo an
toàn cho trẻ lên hàng đầu trong công tác chăm sóc, giáo dục trẻ tại cơ sở, tuy
nhiên hằng năm số vụ tai nạn thương tích đối với trẻ vẫn còn xảy ra thường
xuyên. Từ những tai nạn nhẹ đến tai nạn nặng hơn như: ngã, trầy xước da đến
trật khớp, gãy tay đến hóc sặc, ngộ độc thức ăn nước uống, bỏng, chó cắm,
rắn cắn, ngã cầu thang, bỏng nước sôi,... vẫn còn gặp trong các cơ sở GDMN,
có khi gây tử vong. Những tai nạn đáng tiếc đó một phần do giáo viên lưu ý
chưa đúng mức đến công tác phòng tránh chủ động cho trẻ, một phần do công
tác chăm lo đến môi trường sống an toàn của trẻ ở một số nơi còn chưa được
cộng đồng và xã hội quan tâm đúng mức.
Nhận thấy những tác hại của vấn đề này đến sức khỏe của con người mà
đặc biệt là ở giai đoạn trẻ mầm non – giai đoạn sức khỏe nền tảng của cả cuộc
đời, nhận thấy tính cấp thiết của việc phòng tránh các tai nạn thương tích đối


với trẻ nên tôi đã lựa chọn nghiên cứu đề tài “Một số biện pháp phòng tránh


nạn thương tích của trẻ mầm non trường Mầm non".
Ở vai trò là một giáo viên mầm non, hơn nữa lại đang đứng ở lớp nhà
trẻ, độ tuổi mà nguy cơ tai nạn thương tích rất lớn thì việc đưa ra các giải
pháp nhằm giảm thiểu tối đa những mối nguy hại thường nhật đang đe dọa trẻ
có ý nghĩa rất thiết thực đối với tôi. Thông qua việc nghiên cứu, bản thân tôi
sẽ hiểu rõ hơn về nguyên nhân và từ đó trang bị cho mình những kiến thức
hữu ích nhất về cách thức phòng tránh tai nạn thương tích nhằm đảm bảo an
toàn tuyệt đối cho trẻ.

PHẦN II: NỘI DUNG
1. THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ TRONG TRƯỜNG
MẦM NON.

1.1 Thực trạng tai nạn thương tích tại Việt Nam.
Tai nạn thương tích là một trong những nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong ở trẻ dưới 18 tuổi. Bình quân 1 ngày tại Việt Nam có gần 20 trẻ tử vong
do tai nạn thương tích. Hơn nữa số đó là tử vong do đuối nước, ngoài ra nhiều
trẻ tử vong hoặc thương tích nặng do tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng,
súc vật cắn và thương tích do vật sắc nhọn. Mặc dù những tai nạn thương tích
này có thể phòng tránh dễ dàng nhưng chúng vẫn tiếp tục gây nguy hại cho trẻ
em Việt Nam và gây ra những nỗi đau không thể hết đối với các gia đình và
cộng đồng.
Theo kết quả điều tra năm 2001 của hệ thống nghiên cứu y tế công
cộng: Việt Nam dưới sự điều phối của Trường Đại học Y tế công cộng trên
một qui mô lớn hơn về tình hình chấn thương bao gồm cả chấn thương và tử
vong do chấn thương tại 8 vùng sinh thái cho thấy: chấn thương đã trở thành
nguyên nhân hàng đầu gây tử vong ở trẻ em Việt Nam. Tử vong do chấn
thương ở trẻ em Việt Nam chiếm gần 75 %; trong khi đó, tử vong do bệnh
truyền nhiễm chỉ chiếm 12% và do bệnh mạn tính chỉ chiếm 15%. Tỷ suất tử



vong do chấn thương ở trẻ em là 82,3/100.000 trẻ. Điều này có nghĩa là cứ
1000 trẻ thì có gần 1 trẻ bị chết do chấn thương trong năm. nói một cách khác
có gần 27.000 trẻ đã chết vì chấn thương trong năm 2001, hay khoảng 74 trẻ
chết mỗi ngày.
Đối với chấn thương không gây tử vong, chấn thương hiện cũng là
nguyên nhân hàng đầu chiếm tới 57% số trường hợp bệnh; tiếp theo là các
bệnh truyền nhiễm chiếm 23%. Trong năm 2001, tỷ suất chấn thương không
gây tử vong ở trẻ em là 4.818/100.000 trẻ.
Chỉ riêng trong năm 2007 đã có 7.894 trẻ em và người chưa thành niên
từ 0 – 19 tuổi bị tử vong do tai nạn thương tích. Nguyên nhân gây tử vong
hàng đầu là đuối nước, tai nạn giao thông, ngộ độc, ngã, bỏng và động vật
cắn. Các nguyên nhân tai nạn thương tích không gây tử vong chủ yếu bao
gồm: Ngã, tai nạn giao thông, động vật cắn, tai nạn thương tích do vật sắc
nhọn và bỏng.
Ở Việt Nam, các chương trình truyền thông, giáo dục sức khoẻ cộng
đồng đã được tập trung, đây là một chiến lược quan trọng ở một đất nước mà
nhận thức về nguy cơ và gánh nặng tai nạn thương tích trẻ em vẫn còn nhiều
hạn chế. Tuy nhiên, nhiều chương trình về thay đổi môi trường, thiết kế để
xây dựng ngôi nhà, trường học và cộng đồng an toàn hơn cho trẻ em, mới chỉ
được triển khai ở một số tỉnh thành; và các quy định liên quan đến tai nạn
thương tích trẻ em vẫn còn thiếu hoặc chưa được thực thi một cách triệt để.
Bà Nguyễn Thị Kim Ngân, Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH (2007-2011) cho
biết, tình hình tai nạn thương tích trẻ em đến nay vẫn chưa giảm. Trong đó tai
nạn giao thông và đuối nước là nguyên nhân chính gây tử vong ở lứa tuổi sơ
sinh cho đến vị thành niên, vượt xa những nguyên nhân khác. Đây thực sự là
một vấn đề bức xúc của xã hội, ảnh hưởng nghiêm trọng tới sự sống còn và
phát triển của trẻ em. Báo cáo Tổng hợp về phòng chống tai nạn thương tích
trẻ em ở Việt Nam sẽ hỗ trợ một cách hữu hiệu cho các nhà quản lý, các bộ,
ngành, đoàn thể và các tổ chức quốc tế có bức tranh tổng thể về những can



thiệp của Việt Nam đối với hoạt động phòng chống tai nạn thương tích trẻ em
trong giai đoạn vừa qua và xác định các ưu tiên cho giai đoạn tới.
Theo Phó đại diện Quỹ Nhi đồng liên hợp quốc tại Việt Nam Jean
Dupraz, Việt Nam cần xây dựng một kế hoạch hành động toàn diện về phòng
chống tai nạn thương tích bao gồm những thay đổi về lập pháp, hành pháp và
môi trường để trợ giúp cho các chiến dịch giáo dục và nâng cao nhận thức
hiện tại; tăng cường công tác điều phối liên ngành về phòng chống tai nạn
thương tích trẻ em ở tất cả các cấp; củng cố kiến thức và cơ sở thực tiễn để
giải quyết vấn đề tai nạn thương tích trẻ em một cách hiệu quả và hoàn thiện
việc tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe, đặc biệt là sơ cấp cứu và các dịch vụ
cứu chữa ban đầu.
Ngày nay các tai nạn thương tích chính là nguyên nhân hàng đầu gây tử
vong đối với trẻ trên 1 tuổi. Nếu không phòng chống “Dịch bệnh dấu mặt” là
các tai nạn thương tích này sẽ đe dọa không chỉ đến sự phát triển, mà cả chính
sự sống còn của trẻ em Việt Nam. Chỉ bằng cách giảm mạnh tử vong có liên
quan đến tai nạn thương tích có thể phòng tránh được, Việt Nam mới có thể tự
tin đạt được mục tiêu phát triển thiên niên kỷ giảm 2/3 số tử vong trẻ em năm
2015.
1.2 Tai nạn thương tích của trẻ ở các cơ sở trường mầm non
Trẻ dưới 3 tuổi, cơ thể trẻ phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ tập bò, tập đi
lại, tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, nhưng trẻ chưa có kinh nghiệm, chưa
biết tự bảo vệ mình, vì vậy trẻ thường bị các TNTT như bị dị vật đường thở
do sặc bột, sặc thức ăn; bị dị vật lỗ mũi, lỗ tai do tự nhét hạt đỗ hoặc các đồ
chơi có kích thước nhỏ; hoặc trẻ bị bỏng nước sôi, ngã xuống nước, điện giật,
ngã gãy xương, chảy máu…
Trẻ lớn hơn 3 tuổi: Trẻ hiếu động, nghịch ngợm hơn, hay chạy chơi tự
do nên thường gặp các TNTT sau: Ngã, vật sắc nhọn đâm phải, bỏng, đuối
nước, điện giật, đánh nhau, tai nạn giao thông, ngộ độc...



1.2.1 Tình hình TNTT trẻ em ở cơ sở trường mầm non
Trong các cơ sở giáo dục trẻ ở nước ta hiện nay cũng thường xảy ra
TNTT trẻ em, đặc biệt là ở các nhóm trẻ gia đình, các trường mầm non tư
thục. Do cơ sở vật chất không đảm bảo yêu cầu, số lượng trẻ quá đông, trong
khi đó, trẻ em lại rất hiếu động, tò mò, chưa có kinh nghiệm nên rất dễ xảy ra
các tai nạn như: ngã, chấn thương chảy máu, hóc sặc, bỏng… Mặt khác, một
số giáo viên mầm non chưa được tập huấn để xử lí những tình huống cấp
bách, chưa có kinh nghiệm, kĩ năng xử lí cấp cứu trẻ còn yếu dẫn đến việc
chưa đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ, công tác phòng chống thương tích và
tai nạn cho trẻ còn chưa tốt. Đặc biệt, các nhóm trẻ tự phát, tuy không có giấy
phép nhưng cũng tham gia giữ trẻ, có những người trông trẻ mà chưa qua một
lớp đào tạo nào về mầm non, nên không nắm bắt được đặc điểm tâm sinh lí
của trẻ, không biết cách chăm sóc, giáo dục trẻ phù hợp, kết quả là vẫn còn
những trường hợp xảy ra tai nạn, dẫn đến thương tích, thậm chí gây tử vong
cho trẻ. Để ngăn chặn và phòng chống TNTT – đảm bảo an toàn cho trẻ, Bộ
Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã ban hành Thông tư số 13/2010/TTBGDĐT, ngày 15 - 4- 2010 của Bộ trưởng Bộ GD&ĐT quy định về xây dựng
trường học an toàn, phòng chống tai nạn, thương tích trong cơ sở GDMN.
1.2 .2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến TNTT ở trẻ trong trường mầm non
Thiếu sự giám sát, chăm nom của cô giáo: Các giáo viên mầm non, bảo
mẫu không giám sát trẻ chặt chẽ, vì vậy, trẻ có thể tiếp xúc với các yếu tố
nguy cơ gây TNTT một cách dễ dàng, như: ngã, điện giật, bỏng.
Giáo viên mầm non không được hướng dẫn cách sơ cứu cho trẻ và
không có kĩ năng xử trí các TNTT thường gặp, điều này dẫn đến việc trẻ có
thể bị tử vong do ngạt nước, dị vật đường thở do không được cấp cứu kịp thời
và đúng cách.
Cơ sở vật chất không đảm bảo: Trường, lớp, đồ dùng đồ chơi ở trẻ em
không đảm bảo an toàn, gây ra các tai nạn như: trẻ bị đồ dùng đè lên người, té
ngã, rớt xuống hố ga…



Người chăm sóc trẻ: Bạo hành, cố tình gây thương tích cho trẻ
Bị tử vong do ngạt nước: Các trường mầm non có cơ sở vật chất không
đảm bảo, không có tường rào che chắn là mối nguy hiểm đối với trẻ. Ngay cả
những dụng cụ chứa nước trong trường như lu, vại, xô… không có nắp đậy,
không được treo lên cao khi không sử dụng cũng gây nguy hiểm cho trẻ.
Chỉmột vài giây lơi lỏng của người lớn là trẻ em có thể rơi xuống ao, hồ,
sông, suối, giếng nước hoặc bị té cắm đầu vào xô nước…, có thể bị ngạt hoặc
chết đuối chỉ sau 2 phút.
Trẻ bị bạo hành: Hiện nay, bạo hành trẻ em tại các trường mầm non đang
được báo động, đặc biệt là ở những trường tư thục, các nhóm trẻ gia đình
hoặc các cơ sở giữ trẻ tự phát. Các bảo mẫu, GVMN thường bạo hành trẻ
trong các giờ ăn, ép trẻ ăn nhanh, ăn nhiều để nhanh tăng cân, dọa nạt và đánh
mắng trẻ, những hành vi này đã để lại những hậu quả nghiêm trọng về thể
chất lẫn tinh thần cho trẻ, gây bức xúc trong dư luận xã hội.
Bị hóc dị vật đường thở: Hóc dị vật là tai nạn tương đối phổ biến đối với
trẻ em lứa tuổi 1- 3, do trẻ thường dùng miệng để “khám phá” bất cứ vật gì có
trong tay. Dị vật hay gặp nhất là hạt ngô, hạt lạc, hòn bi, hoặc đồng xu, viên
kẹo... Mãi chơi, trẻ quên mất vật đang ngậm và nuốt luôn vào miệng, gây hóc
nghẹn, nếu không cấp cứu kịp thời sẽ gây tử vong. Trẻ nhỏ thường rất hiếu
động, hay tìm tòi khám phá mà không hề ý thức được những sự nguy hiểm
đang rình rập. Giáo viên mầm non hoặc bảo mẫu đã bất cẩn để xảy ra những
tai nạn thật thương tâm.
Tai nạn do đồ chơi: Ngoài trường hợp hóc, nuốt phải dị vật, trẻ thường
bị tai nạn khi sử dụng các loại xe đồ chơi, hoặc trẻ chơi các đồ chơi có nguồn
gốc không rõ ràng, vật liệu sản xuất đồ chơi chứa nhiều chất độc hại có thể
gây ung thư, ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe trẻ em.



1.2. 3 Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ tại trường Mầm non.
Để điều tra vấn đề này, tôi sử dụng hệ thống câu hỏi và điều tra trên
giáo viên của trường MN Thực hành:
Theo cô việc chăm sóc và bảo vệ an toàn cho trẻ có tầm quan trọng
như thế nào?
Có những ý kiến sau:
A. Rất cần thiết
B. Cần thiết
C. Không cần thiết
Cô đồng ý với ý kiến nào, xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 1: Thực trạng nhận thức của giáo viên về sự cần thiết của việc chăm sóc và bảo vệ an
toàn cho trẻ

Tổng số phiếu

Ý kiến
A
B
C
31
31 (100%)
0 (0%)
0
Qua bảng kết quả trên, tôi thấy 100% giáo viên có nhận thức đúng đắn

về tầm quan trọng của việc chăm sóc và bảo vệ an toàn cho trẻ. 100% giáo
viên đều cho rằng việc chăm sóc và bảo vệ an toàn cho trẻ là rất cần thiết.
Nhận thức được điều đó nên nhiệm vụ chăm sóc và bảo vệ trẻ luôn thực hiên

nghiêm túc.
1.2.4 Thực trạng nhận thức giáo viên về tình hình tai nạn thương tích ở
trẻ.
Để điều tra vấn đề này tôi sử dụng hệ thống các câu hỏi
1. Theo chị hiểu thì thương tích là gì?
............................................................................................................................
............................................................................................................................
............................................................................................................................
....


Qua điều tra cho thấy hầu hết giáo viên đều hiểu tương đối về thương tích.
2. Ở lớp mình tình trạng tai nạn thương tích có thường xuyên xảy ra
ở trẻ không?
A: Thường xuyên
B: Thỉnh thoảng
C: Không có tình trạng này xảy ra
Bảng 2: Tình trạng tai nạn thương tích

Tổng số phiếu

Ý kiến
A
B
C
31
6 (19%)
26 (81%)
0
Theo kết quả điều tra cho thấy, khoảng 19% số ý kiến cho rằng tình

trạng tai nạn thương tích vẫn thường xuyên xảy ra ở trẻ và những ý kiến đó
đều là giáo viên ở độ tuổi nhà trẻ và 81% số ý kiến cho rằng thỉnh thoảng vẫn
có một số trẻ xảy ra tai nạn thương tích. Theo thực tế quan sát, tôi thấy rằng
tình trạng chấn thương của trẻ khi ở trường mầm non vẫn còn xảy ra và đa số
là trẻ ở nhóm lớp nhà trẻ. Mặc dù vấn đề an toàn cho trẻ luôn được quan tâm
chú ý và thực hiện một cách nghiêm túc nhưng do trẻ ở lứa tuổi này, cơ thể trẻ
phát triển chưa hoàn thiện. Trẻ tập bò, tập đi lại, tò mò muốn tìm hiểu xung
quanh, trẻ lại chưa có kinh nghiệm, chưa biết tự bảo vệ mình nên tình trạng
tai nạn thương tích ở trẻ vẫn không thể tránh khỏi.
3. Nguyên nhân thường gây ra thương tích của trẻ ở trường là gì?
A: Bỏng

B: Ngã

C: Ngộ độc

D: Sặc nước

E:

Nguyên nhân khác
Cô đồng ý với ý kiến nào xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau:
Bảng 3: Nguyên nhân tai nạn thương tích

Tổng số

Ý kiến
C


A
B
D
E
phiếu
31
0 (0%)
26 (93,5%)
2 (0%)
1 (0%)
2 (6,5%)
Qua điều tra cho thấy 84% nguyên nhân chủ yếu gây tai nạn thương tích
ở trường là do trẻ ngã, 16% còn lại cho rằng do các nguyên nhân ngộ độc, sặc


nước và các nguyên nhân khác (Đánh nhau,…) Qua quá trình quan sát và tìm
hiểu tôi thấy được cơ sở vật chất của trường luôn đảm bảo an toàn cho trẻ nên
không có tình trạng trẻ bị tai nạn do bỏng. Chế độ dinh dưỡng, vệ sinh của
trường được kiểm tra chặt chẽ, có hệ thống nhà bếp hiện đại thoáng mát nên ít
có tình trạng trẻ bị ngộ độc khi đến lớp, mà khi có tình trạng ngộ độc hầu hết
là do trẻ ăn thức ăn lạ ở ngoài. Tình trạng sặc nước cũng ít xảy ra ở trường do
mỗi phòng học đều có nhà vệ sinh riêng, được thiết kế hiện đại, an toàn cho
trẻ. Hầu hết tai nạn thường xuyên xảy ra nhất đó là trẻ bị ngã, do lứa tuổi
mầm non trẻ thường tò mò muốn tìm hiểu xung quanh, nhưng trẻ chưa có
kinh nghiệm, chưa biết tự bảo vệ mình ngoài ra trẻ còn rất hiếu động, nghịch
ngợm, hay chạy chơi tự do và giáo viên không thể kiểm soát kịp thời được tất
cả trẻ do số lượng giáo viên thì ít, trẻ thì quá đông, điều này cũng rất khó
khăn trong việc bảo vệ an toàn tuyệt đối cho trẻ.
4: Khi cháu bị chấn thương cô giải quyết như thế nào?
A: Tự sơ cứu tại lớp

B: Đưa cháu xuống trạm y tế của trường
C: Gọi điện báo ngay cho phu huynh và tìm cách giải quyết
D: Tùy vào mức độ chấn thương để tìm giải phát thích hợp
Cô đồng ý với ý kiến nào xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau
Bảng 4: Giải quyết khi cháu bị chấn thương

Tổng số phiếu
31

Ý kiến
A
6 (19%)

B
7 (23%)

C
4 (13%)

D
14 (45%)

Qua điều tra thấy được hầu hết giáo viên đều tìm ra cách giải quyết khi
trẻ bị chấn thương tuy nhiên chỉ có 45% giáo viên xem xét vào mức độ chấn
thương của trẻ để tìm ra cách giải quyết phù hợp tránh gây hoang mang cho
phụ huynh và hoảng sợ ở trẻ.


1.2.5 Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường về công tác

chăm sóc và bảo vệ trẻ
Để tìm hiểu thực trạng này tôi sử dụng câu hỏi sau:
Theo cô sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác
chăm sóc, giáo dục, bảo vệ an toàn cho trẻ đã tốt chưa?
A. Tốt
B. Chưa tốt
C. Không tốt
Cô đồng ý với ý kiến nào xin cô đánh dấu (X) vào đầu dòng.
Kết quả thu được như sau
Bảng 5: Sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường về công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ

Tổng số phiếu

Ý kiến
A
B
C
31
20 (64,5%)
9 (29%)
2 (6,5%)
Thông qua phiếu điều tra thu được kết quả sau: 64,5% ý kiến cho rằng

sự phối hợp giữa gia đình và nhà trường trong công tác chăm sóc, giáo dục,
bảo vệ an toàn cho trẻ tốt, 29% cho rằng vẫn chưa tốt, còn 6,5% ý kiến cho
rằng không tốt. thông qua quá trình tìm hiểu tôi thấy. Với phụ huynh, nhà
trường thường xuyên trao đổi về tình hình sức khoẻ, học tập của trẻ đồng thời
nhà trường đã tăng cường công tác tuyên truyền, phổ biến kiến thức chăm sóc
giáo dục, bảo vệ an toàn trẻ cho cha mẹ và cộng đồng. Nhà trường cũng đã
huy động sự tham gia của các bậc phụ huynh, các tổ chức, cá nhân trong việc

hỗ trợ đầu tư cơ sở vật chất tạo môi trường sống an toàn, lành mạnh cho trẻ.
Tuy vậy nhận thức của các bậc phụ huynh về vai trò của giáo dục mầm non
đối với sự phát triển của trẻ chưa đúng đắn. Ngoài ra, những kiến thức về
chăm sóc, bảo vệ, giáo dục trẻ của các bậc phụ huynh cũng còn nhiều hạn
chế; mặc dù chất lượng cuộc sống ổn định, khá giả nhưng do công việc bận
rộn nên họ chưa quan tâm, chăm sóc con mình một cách tốt nhất. Những hạn
chế này cũng đã ảnh hưởng không nhỏ đến sự an toàn của trẻ cũng như là
nguyên nhân gây ra những tai nạn thương tích đáng tiếc.


Nhìn chung mức độ thương tích của trẻ tại trường Mầm non Thực hành
là nhẹ và vừa, chưa có trẻ thương tích nặng. So với tình hình tai nạn thương
tích cả thế giới cũng như của cả nước thì trường chiếm số lượng tương đối
thấp. tuy nhiên trường cũng không được phép chủ quan cũng như lơ là.
Trường phải không ngừng nâng cao chất lượng để nhằm đảm bảo an toàn cho
trẻ một cách tốt nhất, cần phải có biện pháp cụ thể nhằm giảm tình trạng
thương tích ở trẻ một cách tối đa.
2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON.
2.1 Các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn thương tích của trẻ.
* Nguyên tắc chung:
Giáo viên phối hợp với nhà trường và phụ huynh tạo cho trẻ một môi
trường an toàn về sức khỏe, tâm lí và thân thể.
Giáo viên cần nhắc nhở và tuyên truyền cho phụ huynh thực hiện các
biện pháp an toàn cho trẻ, đề phòng những tai nạn cho trẻ có thể xảy ra tại gia
đình, khi cho trẻ đến trường hoặc đón trẻ từ trường về nhà.
Trẻ lứa tuổi nhà trẻ phải luôn luôn được chăm sóc, trông coi của người
có trách nhiệm. Cô giáo phải thường xuyên theo dõi, bao quát cháu mọi lúc
mọi nơi.
Giáo viên phải được tập huấn kiến thức và kĩ năng về phòng và xử trí

ban đầu một số tai nạn thường gặp. Hằng năm, nhà trường cần phối hợp với y
tế tập huấn, nhắc lại cho giáo viên về nội dung này.
Khi trẻ bị tai nạn phải bình tĩnh xử trí sơ cứu ban đầu tại chỗ, đồng thời
báo cho cha mẹ và y tế nơi gần nhất để cấp cứu kịp thời cho trẻ.
Giáo dục về an toàn cho trẻ: Những đồ vật gây nguy hiểm và những nơi
nguy hiểm trẻ không được đến gần.
* Đề phòng trẻ bị lạc
Cô nhận trẻ trực tiếp từ tay cha mẹ trẻ


Đếm và kiểm tra trẻ nhiều lần trong ngày, chú ý những lúc đưa trẻ ra
ngoài nhóm trẻ trong các hoạt động ngoài trời hoặc thăm quan. Đóng cửa rào,
cổng trường khi không có người ra vào.
* Đề phòng dị vật đường thở
Không cho trẻ cầm các đồ chơi quá nhỏ, tránh trường hợp trẻ cho vào
miệng mũi.
Khi cho trẻ ăn các quả có hạt cần chú ý bóc bỏ hạt.
Trẻ ăn bột, cháo, sữa cần cho trẻ ở tư thế ngồi, nếu bú mẹ cần bế cao
đầu, không cho trẻ ăn khi nằm.
Giáo dục trẻ lớn khi ăn không được vừa ăn, vừa đùa nghịch, nói chuyện.
Không ép trẻ ăn, uống khi trẻ đang khóc. Thận trọng khi cho trẻ uống
thuốc, đặc biệt là các thuốc dạng viên.
Khi xảy ra trường hợp trẻ bị dị vật đường thở, giáo viên cần bình tĩnh sơ
cứu cho trẻ, đồng thời báo cho gia đình và đưa tới y tế nơi gần nhất để cấp
cứu cho trẻ.
* Phòng tránh đuối nước
Nếu có điều kiện nên dạy trẻ tập bơi sớm
Rào ao, các hố nước, kênh mương cạnh trường ( hoặc nhóm trẻ).
Không bao giờ được để trẻ một mình ở dưới nước hoặc gần nơi nguy
hiểm.

Ở các nhà trẻ, không nên để trẻ một mình vào nơi chứa nước kể cả xô
chậu nước. Giám sát khi trẻ đi vệ sinh, khi trẻ chơi gần khu vực có chứa
nguồn nước.
Giếng nước, bể nước phải xây cao thành và các dụng cụ chứa nước như
chum, vại...cần có nắp đậy chắc chắn.
* Phòng tránh cháy, bỏng
Kiểm tra thức ăn trước khi cho trẻ ăn, uống. Tránh cho trẻ ăn thức ăn,
nước uống còn quá nóng.


Không cho trẻ đến gần nơi đun bếp ga, bếp củi, nồi canh hoặc phích
nước còn nóng.
Không để trẻ nghịch diêm, bật lửa và các chất khác gây cháy, bỏng. Để
diêm, bật lửa, nến, đèn dầu, bàn là, vật nóng xa tầm với của trẻ hoặc nơi an
toàn đối với trẻ. Giáo dục cho trẻ nhận biết đồ vật và nơi nguy hiểm để trẻ
tránh xa.
Lưu ý không để trẻ đến gần ống xả của xe máy khi vừa dừng vì rất dễ
gây bỏng. Khi bị bỏng thường bỏng sâu, dễ nhiễm trùng và để lại sẹo.
* Phòng chống tai nạn do ngộ độc
Không để bếp than tổ ong, bếp củi đang đun hoặc đang ủ gần nơi sinh
hoạt của trẻ.
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Khi nghi ngờ thức ăn bị ôi thiu
hoặc thức ăn có nhiều chất bảo quản, phụ gia ( lạp sườn, thịt nguội...) cô giáo
báo cho nhà trường hoặc phụ huynh ( nếu là thức ăn do gia đình mang tới) và
không nên cho trẻ ăn.
Thuốc chữa bệnh để trên cao, ngoài tầm với của trẻ.
Không cho trẻ chơi đồ chơi có hóa chất như chai, lọ đựng thuốc, đựng
màu gây độc hại cho trẻ.
Không được đựng thuốc trừ sâu, thuốc chuột, dầu hỏa,a xít vào chai
nước ngọt, nước khoáng, bia lon, chai dầu ăn, cốc

* Phòng tránh tai nạn do điện giật
Đặt ổ điện, bảng điện ngoài tầm với của trẻ. Nếu trẻ lớn có thể hướng
dẫn trẻ sử dụng một cách an toàn.
Loại bỏ các vật sắc nhọn bằng kim loại, mảnh thủy tinh, gốm, sắt...khỏi
nơi vui chơi của trẻ.
Giải thích cho trẻ về sự nguy hiểm của các vật nhọn khi chơi, đùa nghịch
hay sinh hoạt.
* Người lớn không nên để bé chơi một mình dù chỉ trong tích tắc


Luôn để mắt đến trẻ mọi nơi, mọi lúc. Ở tuổi mầm non trẻ hiếu động và
luôn muốn khám phá mọi đồ vật xung quanh bằng tất cả khả năng của mình:
Mắt nhìn, tay sờ và... ngậm vào miệng để nếm thử. Vì thế mà trẻ luôn mắc
phải các tai nạn về đường hô hấp do hít và nuốt phải các dị vật sắc nhọn.
2.2 Đề xuất các biện pháp cụ thể đảm bảo an toàn - phòng chống thương
tích cho trẻ trong các trường mầm non.
2.2. 1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống TNTT cho
trẻ trong các trường mầm non.
Hàng năm, các cơ sở GDMN cần xây dựng và triển khai kế hoạch hoạt
động phòng chống TNTT cho trẻ phù hợp với điều kiện từng địa phương.
Các trường mầm non và các cơ sở GDMN cần thành lập Ban chỉ đạo
phòng chống TNTT cho trẻ, chỉ đạo và triển khai các văn bản theo quy định
có nội dung liên quan tới công tác phòng, chống TNTT, xây dựng trường học
an toàn. Cán bộ quản lí cần tăng cường công tác kiểm tra, giám sát về công
tác trông coi trẻ, tình hình thực hiện đảm bảo an toàn trường lớp, đồ dùng, đồ
chơi, tuyệt đối ngăn chặn tình trạng bạo hành trẻ trong trường mầm non.
2.2. 2 Biện pháp 2: Tăng cường giáo dục truyền thông nhằm nâng cao
nhận thức của giáo viên mầm non và những người trông trẻ về xây dựng
trường học an toàn, phòng, chống TNTT.
Các cơ sở GDMN cần tăng cường các hình thức tuyên truyền giáo dục

bằng nhiều hình thức như tờ rơi, băng rôn, áp phích, khẩu hiệu; trang bị tài
liệu, sách vở có liên quan đến việc đảm bảo an toàn cho trẻ trong trường mầm
non. Tạo mọi điều kiện để tất cả mọi người đều biết được sự nguy hại của các
yếu tố tiêu cực xung quanh đang luôn rình rập trẻ để từ đó ý thức đảm bảo an
toàn cho trẻ luôn thường trực trong mỗi người.
Tuyên truyền trực tiếp qua các phương tiện truyền thông của trường, lớp
nhằm nâng cao nhận thức cán bộ, giáo viên, nhân viên về tầm quan trọng của
việc đảm bảo an toàn cho trẻ, về các biện pháp đảm bảo an toàn cho trẻ mầm
non.


Nâng cao năng lực cho các cấp lãnh đạo, cán bộ, giáo viên của ngành
giáo dục về các nội dung phòng, chống TNTT, như: mở các lớp tập huấn về kĩ
năng xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ em; tăng cường công tác kiểm tra các
kĩ năng chăm sóc, xử trí các tai nạn thường gặp ở trẻ em. Hàng năm, các
trường mầm non nên tổ chức các hội thi tìm hiểu kiến thức, kiểm tra kĩ năng
xử lí các tình huống cấp cứu ở trẻ em.
Tổ chức lồng ghép nội dung giáo dục phòng chống TNTT, xây dựng
trường học an toàn vào các hoạt động nhà trường.
2.2. 3 Biện pháp 3: Tổ chức cải tạo trường lớp, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo
an toàn, phòng, chống TNTT tại trường mầm non.
Kiểm tra, phát hiện và khắc phục ngay cơ sở vật chất không đảm bảo an
toàn nhằm loại trừ các nguy cơ gây thương tích, tập trung ưu tiên các loại Tạp
thương tích thường gặp, do: ngã, vật sắc nhọn đâm, cắt, đuối nước, tai nạn
giao thông, bỏng, điện giật, ngộ độc; đặc biệt đối với các cơ sở GDMN tư
thục và các nhóm trẻ gia đình, phải tuân thủ các quy định về an toàn thì mới
được cấp giấy phép hoạt động.
Huy động sự tham gia của các thành viên trong cơ sở GDMN, phụ
huynh của trẻ và cộng đồng, phát hiện và báo cáo kịp thời các nguy cơ gây
TNTT để có các biện pháp phòng, chống tại cơ sở GDMN.

Có tủ thuốc và các dụng cụ sơ cấp cứu theo quy định; đảm bảo tuyệt đối
các qui định về phòng cháy chữa cháy cho trẻ trong các cơ sở GDMN.
2.2. 4 Biện pháp 4: Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt
động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT của các cơ sở GDMN
Các phòng ban chức năng cần thường xuyên đánh giá, kiểm tra các cơ
sở GDMN, chỉ cấp giấy công nhận trường học an toàn, phòng, chống TNTT
vào cuối năm học cho các cơ sở GDMN đạt tiêu chuẩn. Đây là một biện pháp
hết sức cần thiết nhằm hạn chế tối đa các trường hợp gây TNTT cho trẻ em.
2.2. 5 Biện pháp 5: Vạch ra kế hoạch hành động cụ thể:


Căn cứ vào tnh hình thực tế và nhăm áp dung các biên pháp trên có hi êu quả, bản thân tôi
đề xuất xây dựng kế hoạch hành đông cu thê cho năm hoc như sau:

Stt

Tên công việc, nội Mục đích/ kq Người thực Điều kiện thực hiện
dung

1

cần đạt

- Tổ chức dọn vệ -

hiện/ phối
hợp
được - Toàn thể - Toàn thể CB-GV-CNV

Tạo


sinh, phát quang, cải một

môi CB-GV-

tạo lại môi trường; trường

tham gia đầy đủ.

xanh- CNV; Trạm - Sưu tầm thêm một số

Phối hợp Trung tâm sạch- an toàn y tế.

loại cây xanh, hoa, cỏ…

ytế phun thuốc diệt cho trẻ

- Phối hợp từ phía Trạm y

khuẩn đầu năm

tế cung cấp hóa chất,
hướng dẫn xử lý các khu

2

vực vệ sinh…
- Tham gia các lớp - Toàn thể CB- - BGH, các - Tài liệu phục vụ cho
bồi dưỡng chuyên GV-CNV nắm tổ
môn nghiệp vụ đầu được


trưởng; công tác tập huấn.

kiến Hiệu

phó - Thời gian tổ chức.

năm; Xây dựng nội thức về công chuyên

- Tất cả CB-GV-CNV đều

dung tổ chức tập tác chăm sóc môn.

được tham gia.

huấn công tác chăm sức

khỏe,

sóc sức khỏe, Phòng Phòng

tránh

chống tai nạn thương tai nạn thương
tích cho toàn thể tích cho trẻ
CB-GV-CNV trong
3

trường.
- Kiện toàn Ban - Nhằm thực - Ban lãnh - Các tiêu chí đối với

YTTH, phân công hiện

tốt

nhiệm vụ cho từng hoạch
thành viên.

kế đạo
hành trường.

động về chăm
sóc sức khỏe
cho trẻ.

nhà thành viên Ban YTTH.
- Các văn bản liên quan.


4

- Xây dựng kế hoạch - Đề ra mục -

Cán bộ - Bám sát trọng tâm năm

năm học hoạt động tiêu nhiệm vụ YTTH,
YTTH;

kế

học mới.


hoạch năm học cho Hiệu

phó - Biên chế đầy đủ về nhân

theo dõi, chăm sóc từng bộ phận.

chuyên

sự.

sức khỏe cho trẻ.

môn.

- Văn bản hướng dẫn thực
hiện nhiệm vụ năm học
của Phòng GD&ĐT.

5

- Cải tạo môi trường -

Tạo

được - Toàn thể - Kinh phí trang bị về cơ

học tập và sinh hoạt môi trường an CB-GV-

sở vật chất, trang thiết bị


an toàn phòng tránh toàn cho trẻ CNV trong an toàn, cải tạo tu sửa
tai nạn thương tích.

hoạt động.

trường

những hạng mục bị hư
hỏng.
- Có các bảng biểu cảnh

6

báo nguy hiểm.
- Tổ chức truyền - Tuyên truyền - Ban chỉ - Nội dung tuyên truyền.
thông nâng cao nhận đến toàn thể đạo YTTH, - Thời gian tổ chức.
thức về xây dựng CB-GV-CNV,
trường học an toàn, phụ

toàn

huynh, CB-GV-

phòng chống tai nạn học sinh về CNV,
thương

tích

bằng xây


thể - Kinh phí tổ chức.
phụ

dựng huynh, học

nhiều hình thức như: trường học an sinh.
phát tờ rơi, treo băng toàn,
rôn, áp phích…
7

phòng

chống tai nạn

thương tích.
- Phối hợp tổ chức - Mọi người cho

Đoàn - Nội dung tuyên truyền.

CB-GV-CNV, có ý thức hơn thanh niên; - Hình thức tổ chức: băng

phụ huynh, học sinh khi tham gia Công an thị rôn áp phích, nói chuyện
tham gia tích cực giao

thông; trấn;

CB- chuyên đề…

tháng hành động vì thấy được tầm GV-CNV


- Kinh phí thực hiện.


trẻ em; tháng an toàn quan trọng của trong
giao thông.

việc chăm sóc trường, phụ
sức khỏe trẻ huynh, học

8

em.
sinh…
- Trực tiếp giám sát - Mọi trẻ được - Cán bộ y -Về thời gian: lên kế
việc thực hiện công vui chơi học tế

trường hoạch cụ thể cho từng

tác phòng chống tai tập an toàn.

học, các tổ ngày, từng tuần.

nạn

trưởng.

thương

tích,


- Về thực hiện nhiệm vụ:

trường học an toàn

Phân công công việc cụ

trong

thể cho từng thành viên

từng

nhóm

lớp.

9

trong Ban kiểm tra YTTH.

- Có quy định

về - Xây dụng - Lãnh đạo - Xây dựng các quy định

phát hiện, xử lý tai quy
nạn

thương


chế

để nhà trường, quy chế và được công bố

tích làm cơ sở xử toàn

thể trên bảng nội quy của Nhà

trong trường học; có lý vi phạm; CB-GV-NV trường.
phản ánh, khắc phục Giúp
các yếu tố nguy cơ người
gây tai nạn như đi xe thức
trong

khu

vực hành

mọi trong


ý trường.

chấp - Hội Cha
nghiêm mẹ học sinh

trường, đón trả trẻ túc quy định phối
không đúng giờ quy quy chế đề ra.
10


tích

trường học.

hợp

thực hiện.

định.
- Khắc phục nguy cơ - Phòng tránh thương

nhà

Ban chỉ - Cơ sở vật chất, phòng

trong các tai nạn có đạo YTTH, lớp, trang thiết bị an toàn.
thể xảy ra cho toàn
trẻ.

CB-GVCNV,

thể - CB-GV được trang bị
đầy đủ kiến thức về chăm
phụ sóc trẻ, về Phòng tránh tai

huynh, học nạn thương tích cho trẻ.


sinh.
11


- Chú trọng lồng -

Nâng

ghép tích hợp giáo nhận

- Thực hiện nghiêm túc

đảm bảo VSATTP bếp ăn.
cao - Hiệu phó - Xây dựng kế hoạch chú
thức, chuyên

trọng giáo dục kỹ năng

dục Phòng chống tai cung cấp kỹ môn, các tổ sống cho trẻ.
nạn thương tích vào năng sống cho trưởng, giáo - Giáo dục thường xuyên,
các môn học, các tiết trẻ.

viên.

học, các hoạt động

- Phối hợp:

của trẻ và lồng ghép

chuyên viên

giáo dục cho trẻ mọi


Phòng

lúc mọi nơi.

GD&ĐT

mọi lúc mọi nơi.

2.2. 6 Biện pháp 6: Lồng ghép giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.
Giáo viên chú trọng lồng ghép tích hợp giáo dục Phòng chống tai nạn
thương tích vào các môn học, các tiết học, các hoạt động của trẻ trong ngày
và được lặp đi lặp lại nhiều lần bằng nhiều biện pháp sư phạm khác nhau
nhằm hình thành cho trẻ ý thức tự bảo vệ mình trước những yếu tố tiêu cực
khách quan dễ làm phương hại đến trẻ. Để làm tốt điều này giáo viên cần phối
hợp chặt chẽ với phụ huynh để có sự thống nhất chung về những biện pháp
cần thiết giúp trẻ phòng tránh các tai nạn thương tích.
Tóm lại, đảm bảo an toàn phòng chống TNTT cho trẻ trong các cơ sở
GDMN là một việc đóng vai trò quan trọng và hết sức cấp bách trong công
tác chăm sóc – giáo dục trẻ hiện nay. Các cơ sở GDMN cần thực hiện nghiêm
túc các biện pháp nhằm đảm bảo an toàn phòng tránh TNTT cho trẻ, góp phần
nâng cao hiệu quả chăm sóc giáo dục trẻ trong các trường mầm non.
PHẦN III: KẾT LUẬN
1. Kết quả đạt được:


Sau một thời gian hiện các biện pháp trên, nhà trường đã đạt được một
số kết quả sau:
- Đảm bảo an toàn cho trẻ, có chăng thì cũng là nhẹ và vừa.

- Trẻ có được một số kỹ năng cần thiết trong việc tự phục vụ, biết tự bảo
vệ bản thân, biết tránh xa những nơi nguy hiểm…
- Nâng cao nhận thức của CB - GV-CNV về xây dựng trường học an
toàn, Phòng chống tai nạn thương tích trong nhà trường: GV nghiêm túc thực
hiện tổ chức hoạt động có giờ giấc, đảm bảo chế độ sinh hoạt trong ngày, sử
dụng đồ dùng đồ chơi đảm bảo an toàn, vệ sinh.
- Trẻ được chăm sóc một cách toàn diện cả về thể chất và tinh thần: trẻ
được đảm bảo an toàn, tạo được không khí cho bữa ăn, khuyến khích trẻ ăn
hết suất, trẻ yêu trường lớp và thích đến trường.
2. Kết luận:
Qua tìm hiểu tôi thấy vấn đề phòng tránh tai nạn thương tích, đảm bảo
tuyết đối an toàn cho trẻ là nhiệm vụ đầu tiên và đặc biệt quan trọng trong
trường mầm non thực hành nói riêng. Tất cả cán bộ giáo viên, công nhân viên
trong nhà trường luôn nêu cao ý thức đảm bảo an toàn cho trẻ. Chú trọng việc
giáo dục các hành vi tự bảo vệ cho trẻ ở mọi độ tuổi. Tuy nhiên, tình trạng tai
nạn thương tích ởtrong trường vẫn còn xảy ra, công tác Phòng chống tai nạn
thương tích của trường cần được nâng cao hơn nữa.
Căn cứ vào những tiêu chuẩn quy định về trang bị cơ sở vật chất trong
trường mầm non; Căn cứ tình hình thực tế về công tác Phòng chống tai nạn
thương tích của trường. Tôi mong rằng những biện pháp, kế hoạch tôi xây
dựng có thể phần nào làm thay đổi, nâng cao đẩy mạnh hơn nữa công tác
Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ không những trong Trường Mầm non
thực hành mà còn được nhân rộng áp dụng cho các trường mầm non trên địa
bàn.
3. Kiến nghị:


Là một giáo viên trực tiếp chăm sóc trẻ, tôi muốn trong các năm học
tiếp theo nhà trường sẽ tổ chức các thường xuyên đợt tập huấn về kỹ năng
sơ cứu ban đầu cho trẻ khi trẻ gặp tai nạn. Bởi hầu hết giáo viên đều nhận

thức được tầm quan trọng của việc sơ cứu ban đầu cho trẻ song không phải
ai cũng có kỹ năng để có thể làm tốt được.
Đối với lãnh đạo Nhà trường: Quan tâm, tạo điều kiện, chỉ đạo sát sao
hơn nữa việc thực hiện công tác chăm sóc sức khỏe nói chung và công tác
Phòng chống tai nạn thương tích nói riêng trong đơn vị; làm thế nào để tất cả
giáo viên ý thức được vai trò của mình vừa là người chăm sóc bảo vệ trẻ, vừa
là người cô, người bạn chia sẽ với trẻ những kinh nghiệm, những kỹ năng tự
bảo vệ bản thân, ý thức tránh xa những nơi nguy hiểm. Tham mưu cho lãnh
đạo kịp thời tu sửa, trang bị cơ sở vật chất.
Đối với phụ huynh cần có ý thức hơn trong việc chấp hành giờ giấc đưa
đón trẻ của Nhà trường, dừng đỗ xe đúng nơi quy định, không chạy xe vào
trong khu vực trường, phối hợp với nhà trường trong công tác chăm sóc giáo
dục trẻ.
Đối Phòng Giáo dục và Đào tạo: Cần nắm bắt và tham mưu kịp thời cho
cấp trên đầu tư xây dựng cải tạo về cơ sở vật chất của các đơn vị trường học
trên địa bàn nhằm đảm bảo an toàn cho trẻ
Đối với Sở GD& ĐT cần ưu tiên đầu tư trang thiết bị, cơ sở vật chất cho
nghành học mầm non để thực hiện công tác chăm sóc giáo dục trẻ có hiệu quả
hơn.
3.Bài học kinh nghiệm:
Sau thời gian học tập nghiên cứu, tôi thấy được môi trường giáo dục nói
chung và trường mầm non nói riêng thì phải luôn lấy công tác chăm lo cho trẻ
làm trọng, lấy sự an toàn của trẻ làm cuộc sống của mình, làm sao khi trẻ đến
trường phải đảm bảo tuyệt đối an toàn và phụ huynh có thể yên tâm khi gửi
gắm con em mình.


Bản thân tôi là một giáo viên mầm non phải luôn trau dồi học tập nghiên
cứu tìm tòi để tìm ra những giải pháp tốt nhất trong công tác chăm sóc sức
khỏe, Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ.

Thấy được công tác Phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ trong
trường mầm non là vô cùng quan trọng nó góp phần vào sự phát triển toàn
diện cho trẻ và việc xây dụng một môi trường an toàn thân thiện cho trẻ học
tập vui chơi là cần thiết và có ý nghĩa, chăm sóc sức khỏe cho trẻ là chăm sóc
những mầm xanh cho đất nước, tương lai đất nước có phồn vinh hay không
phụ thuộc vào những mầm xanh đó có được chăm sóc tốt hay không…

MỤC LỤC

PHẦN I: ĐẶT VẤN ĐỀ...................................................................................1
PHẦN II: NỘI DUNG ...................................................................................2
1. THỰC TRẠNG TAI NẠN THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ TRONG TRƯỜNG
MẦM NON.

1.1 Thực trạng tai nạn thương tích tại Việt Nam...............................................2
1. 2 Tai nạn thương tích của trẻ ở các cơ sở trường mầm non.........................4
1. 2.1 Tình hình TNTT trẻ em ở cơ sở trường mầm non............................ . ...5
1.2. 2 Một số yếu tố ảnh hưởng đến TNTT ở trẻ trong trường mầm non ......


1.2. 3 Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc chăm sóc, giáo dục và
bảo vệ trẻ tại trường Mầm non..........................................................................6
1.2.4 Thực trạng nhận thức giáo viên về tình hình tai nạn thương tích ở trẻ....7
1.2.5 Thực trạng về sự phối hợp giữa gia đình, nhà trường về công tác chăm
sóc và bảo vệ trẻ..............................................................................................10
2. ĐỀ XUẤT CÁC BIỆN PHÁP HẠN CHẾ TÌNH TRẠNG TAI NẠN
THƯƠNG TÍCH CỦA TRẺ TẠI TRƯỜNG MẦM NON.
2.1 Các nguyên tắc trong phòng chống tai nạn thương tích của trẻ................11
2.2 Đề xuất các biện pháp cụ thể đảm bảo an toàn - phòng chống thương tích
cho trẻ trong các trường mầm non.

2.2. 1 Biện pháp 1: Xây dựng kế hoạch hoạt động phòng, chống TNTT cho
trẻ trong các trường mầm non.........................................................................14
2.2. 2 Biện pháp 2: Tăng cường giáo dục truyền thông nhằm nâng cao nhận
thức của giáo viên mầm non và những người trông trẻ về xây dựng trường
học an toàn, phòng, chống TNTT..................................................................14
2.2. 3 Biện pháp 3: Tổ chức cải tạo trường lớp, cơ sở vật chất nhằm đảm bảo
an toàn, phòng, chống TNTT tại trường mầm non......................................15.
2.2. 4 Biện pháp 4: Tổ chức đánh giá quá trình triển khai và kết quả hoạt
động xây dựng trường học an toàn, phòng chống TNTT của các cơ sở
GDMN............................................................................................................15
2.2. 5 Biện pháp 5: Vạch ra kế hoạch hành động cụ thể.............................16
2.2. 6 Biện pháp 6: Lồng ghép giáo dục ý thức phòng tránh tai nạn thương
tích cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi.......................................................................19
PHẦN III: KẾT LUẬN ...............................................................................20




×