Tải bản đầy đủ (.doc) (121 trang)

Tổ chức hoạt động ngoại khóa phần điện học vật lí 11 nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh trung học phổ thông

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (2.17 MB, 121 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LƯU VĂN PHÕNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
PHẦN "ĐIỆN HỌC" - VẬT LÍ 11
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO
DỤC

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2
----------*****----------

LƯU VĂN PHÕNG

TỔ CHỨC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA
PHẦN "ĐIỆN HỌC" - VẬT LÍ 11
NHẰM PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO
CỦA HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
Chuyên ngành: Lí luận và Phương pháp dạy học bộ môn Vật lí
Mã số: 60 14 01 11

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC GIÁO
DỤC


Người hướng dẫn khoa học: PGS. TS. Nguyễn Thị Hồng Việt

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN
Tôi xin bày tỏ lòng cảm ơn sâu sắc và chân thành đến PGS.TS. Nguyễn Thị
Hồng Việt – người đã tận tình chỉ bảo, hướng dẫn, giúp đỡ, động viên, đóng góp
nhiều ý kiến quý báu trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu để tôi có thể hoàn
thành luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn Ban giám hiệu, Phòng sau đại học, Ban chủ
nhiệm khoa Vật Lí trường Đại học sư phạm Hà Nội 2, các thầy cô giáo đã tận tình
giảng dạy tôi trong suốt quá trình học tập và nghiên cứu.
Tôi xin chân thành cảm ơn BGH trường THPT Yên Lãng, Mê Linh, Hà Nội
đã giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập, nghiên cứu và tiến hành thực nghiệm sư
phạm. Xin cảm ơn toàn thể học sinh trong Câu lạc bộ Vật lý, các em học sinh lớp
11A1, 11A2 – Trường THPT Yên Lãng đã cộng tác với tôi thực nghiệm sư phạm
thành công.
Xin chân thành cảm ơn các đồng nghiệp, bạn bè, gia đình và những người
thân đã động viên, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình học tập và thực hiện luận văn này.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Lưu Văn Phòng


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan:
Luận văn sử dụng các thông tin từ nhiều nguồn khác nhau, các thông tin đã
được chọn lọc, xử lí và đưa vào luận văn đúng qui định.

Số liệu và kết quả nghiên cứu trong luận văn này là trung thực, khách quan và
không trùng lặp với đề tài nào khác, các thông tin trích dẫn trong luận văn đã được
chỉ rõ nguồn gốc.
Luận văn là kết quả nghiên cứu của cá nhân tôi dưới sự hướng dẫn, giúp đỡ
của PGS.TS. Nguyễn Thị Hồng Việt cũng như các thầy cô trong khoa Vật Lí trường
ĐHSP Hà Nội 2.
Hà Nội, tháng 10 năm 2016
Tác giả

Lưu Văn Phòng


MỤC LỤC
LỜI CẢM ƠN
LỜI CAM ĐOAN
MỤC LỤC
DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT

DANH MỤC CÁC HÌNH
DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN I. MỞ ĐẦU .......................................................................................... 1
1. Lí do chọn đề tài ...................................................................................... 1
2. M c đích nghi n cứu của đề tài ............................................................. 2
3. Nhiệm v nghi n cứu của đề tài............................................................ 3
4. Đối tư ng và phạm vi nghi n cứu của đề tài ........................................ 3
5. Phương pháp nghi n cứu của đề tài ...................................................... 3
6. Giả thuy t khoa học của đề tài............................................................... 4
7. Đ ng g p của đề tài ................................................................................. 4
8. Cấu trúc của luận văn............................................................................. 5
PHẦN II. NỘI DUNG ..................................................................................... 6

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI .............. 6
1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh ........ 6
1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực
của HS .............................................................................................. 6
1.1.2. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí .................... 8
1.1.3. Các phương pháp và hình thức dạy học vật lí tạo điều kiện
phát triển năng lực......................................................................... 10
1.2. Phát triển năng lực sáng tạo của HS trung học phổ thông ........ 11
1.2.1. Khái niệm về năng lực sáng tạo .......................................... 11
1.2.2. Các mức độ của sự phát triển NLST của HS ..................... 11


1.2.3. Những biểu hiện về NLST của HS trong HĐNK............... 12
1.2.4. Các biện pháp phát triển NLST của HS trong HĐNK ...... 13
1.3. HĐNK ở trường trung học phổ thông.......................................... 14
1.3.1. Khái niệm về HĐNK ............................................................ 14
1.3.2. Vị trí, tác dụng của HĐNK trong các hình thức tổ chức dạy
học ở trường phổ thông ................................................................. 14
1.3.3. Các đặc điểm của HĐNK..................................................... 15
1.3.4. Nội dung của HĐNK vật lí ở trường phổ thông................. 16
1.3.5. Các hình thức tổ chức HĐNK ............................................. 16
1.3.6. Tiến trình tổ chức HĐNK .................................................... 20
1.4. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn của việc tổ chức HĐNK phần "Điện
học" - Vật lí 11 tại địa bàn Huyện Mê Linh - Thành phố Hà Nội... 23
1.4.1. Mục đích điều tra ................................................................. 23
1.4.2. Phương pháp điều tra .......................................................... 23
1.4.3. Đối tượng điều tra ................................................................ 24
1.4.4. Nội dung điều tra ................................................................ 24
1.4.5. Kết quả điều tra .................................................................... 24
1.4.6. Thuận lợi và khó khăn mà GV và HS thường gặp trong quá

trình HĐNK phần " Điện học" - Vật lí 11 và phương hướng khắc
phục......................................................................................................... 26
K t luận chương 1 ................................................................................. 28
CHƯƠNG 2. THIẾT KẾ TIẾN TRÌNH HĐNK CHỦ ĐỀ “ĐIỆN HỌC
VÀ THỰC TIỄN CUỘC SỐNG” PHẦN “ĐIỆN HỌC” – VẬT LÍ 11
THEO ĐỊNH HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC NHẰM PHÁT
TRIỂN NLST CỦA HS THPT................................................................. 29
2.1. Thi t k ti n trình HĐNK theo định hướng phát triển năng lực
nhằm phát triển NLST của HS THPT ................................................ 29


2.1.1. Các giai đoạn của tiến trình HĐNK theo định hướng phát
triển năng lực nhằm phát triển NLST của HS THPT ................. 29
2.1.2. Phân tích các giai đoạn của HĐNK nhằm phát triển NLST
của HS ............................................................................................ 31
2.2. Nghiên cứu nội dung chương trình, xây dựng sơ đồ cấu trúc
logic nội dung phần “Điện học”- Vật lí 11 .......................................... 37
2.2.1. Về chuẩn kiến thức, kĩ năng [1].......................................... 37
2.2.2. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung phần “Điện học” – Vật lí 11
......................................................................................................... 40
2.3. Xây dựng ti n trình HĐNK chủ đề “Điện học và thực tiễn cuộc
sống” phần “Điện học” – Vất lí 11 ....................................................... 41
2.3.1. Bước 1: Lựa chọn chủ đề ngoại khoá và đặt tên cho HĐNK
......................................................................................................... 41
2.3.2. Bước 2: Lập kế hoạch tổ chức HĐNK ................................ 42
2.3.3. Bước 3: Tiến hành HĐNK theo kế hoạch ......................... 53
2.3.4. Bước 4: Tổ chức cho HS báo cáo kết quả, rút kinh nghiệm,
khen thưởng ................................................................................... 64
2.3.5. Công cụ đánh giá HĐNK theo hướng phát triển NLST của
HS ................................................................................................... 64

2.3.6. Các hình thức đánh giá ....................................................... 72
2.3.7. Cách tính điểm ..................................................................... 73
CHƯƠNG 3. THỰC NGHIỆM SƯ PHẠM................................................ 75
3.1. M c đích thực nghiệm ................................................................... 75
3.2. Đối tư ng thực nghiệm .................................................................. 75
3.3. Thời gian thực nghiệm................................................................... 75
3.4. Phương pháp thực nghiệm ............................................................ 75
3.5. K hoạch thực nghiệm sư phạm ................................................... 76
3.6. Đánh giá k t quả thực nghiệm sư phạm ...................................... 77


3.6.1. Xây dựng tiêu chí đánh giá ................................................. 77
3.6.2. Phân tích diễn biến tiến trình thực nghiệm sư phạm theo
tiến triển NLST............................................................................... 78
3.6.3. Đánh giá kết quả thực nghiệm sư phạm ............................ 97
K t luận chương 3 ............................................................................... 101
KẾT LUẬN CHUNG .................................................................................. 102
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 104
PHỤ LỤC


DANH MỤC CÁC KÍ HIỆU, CHỮ VIẾT TẮT
STT

Vi t tắt

Nội dung

1


ĐC

Đối chứng

2

ĐTDĐ

Điện thoại di động

3



Giai đoạn

4

GV

Giáo viên

5

HĐNK

Hoạt động ngoại khóa

6


HS

Học sinh

7

NLST

Năng lực sáng tạo

8

TN

Thực nghiệm

9

THPT

Trung học phổ thông

10

VD

Ví dụ


DANH MỤC CÁC HÌNH


Hình 1.1: Các thành tố trong dạy học phát triển năng lực............................7
Hình 1.2. Các mức độ của sự phát triển NLST ....................................................12
Hình 1.3. Tác dụng của HĐNK trong các hình thức dạy học ..............................15
Hình 1.4. Hình thức tổ chức HĐNK cơ bản ..........................................................17
Hình 1.5. Các nhóm nhỏ trong HĐNK theo nhóm ............................................... 18
Hình 1.6. Các hình thức trong HĐNK có tính quần chúng rộng rãi ...................18
Hình 1.7. Các hình thức tổ chức HĐNK dựa vào cách thức tổ chức ...................20
Biểu đồ 1.1. Biểu đồ biểu thị tần suất tổ chức HĐNK của GV .............................24
Biểu đồ 1.2. Biểu đồ biểu thị sự hứng thú của HS đối với HĐNK .......................25
Sơ đồ 2.1. Tiến trình tổ chức HĐNK theo đinh hướng phát triển năng lực nhằm
phát triển NLST của HS .........................................................................................30
Sơ đồ 2.2. Sơ đồ cấu trúc logic nội dung phần “Điện học”- Vật lí 11 ..................40
Hình 2.1. Sơ đồ cấu tạo của bộ sạc pin điện thoại ................................................50
Hình 2.2. Sơ đồ cấu tạo của thiết bị đo độ sạch của nước sinh hoạt ...................51
Hình 2.3. Sơ đồ cấu tạo bộ nguồn dùng nước thải sinh hoạt làm dung môi .......52
Hình 3.1. Một số hình ảnh dùng để hướng dẫn HS lựa chọn chủ đề HĐNK .....80
Hình 3.2. HS thảo luận về nội dung, hình thức HĐNK
...........................................81
Hình 3.3. Các nhóm đang lập kế hoạch hoạt động cụ thể
......................................84
Hình 3.4. Nước thải sinh hoạt và nước thải công nghiệp bị ô nhiễm thải ra môi
trường.86
Sơ đồ 3.1. Giải pháp của nhóm Công nghệ 24/7(chế tạo bộ sạc pin của ĐTDĐ)86
Sơ đồ 3.2 . Sơ đồ cấu tạo bộ sạc pin của ĐTDĐ ...................................................88
Sơ đồ 3.3. Sơ đồ ghép nối tiếp 3 pin và lắp ráp bộ nguồn dự phòng ....................88
cho ĐTDĐ ............................................................................................... .................88
Hình 3.5. Các nhóm HS đang hoàn thiện báo tường ............................................89
Hình 3.6. Trưởng nhóm “Công nghệ 24/7” đang giới thiệu sơ đồ cấu tạo của bộ
sạc pin ĐTDĐ ..........................................................................................................91

Hình 3.7. Sản phẩm bộ sạc pin ĐTDĐ của nhóm “Công nghệ 24/7” ..................91


Hình 3.8. Đại diện nhóm Công nghệ 24/7 đang thuyết trình vế sản phẩm bộ sạc
pin ĐTDĐ của nhóm ...............................................................................................91
Hình 3.9. Hình ảnh chụp trong khi chạy thử bộ sạc pin ĐTDĐ của nhóm Công
nghệ 24/7 .................................................................................................................92
Hình 3.10. Hình ảnh chạy thử bộ pin dự phòng cho ĐTDĐ của nhóm Công nghệ
24/7 ...........................................................................................................................92
Hình 3.11. Hình ảnh cốc nước sau khi điện phân có kết tủa màu vàng (nhiễm
sắt), màu đen (nhiễm mangan) ...............................................................................93
Hình 3.12. Bộ nguồn dùng nước thải sinh hoạt làm dung môi cấp điện .............93
làm đèn lét sáng .......................................................................................................93


12

DANH MỤC CÁC BẢNG
Bảng 2.1. Nhiệm vụ của GV và HS trong tổ chức HĐNK nhằm phát triển NLST
của HS.................................................................................................................34
Bảng 2.2. Bảng phân công nhiệm vụ các thành viên trong nhóm.....................46
Bảng 2.3. Tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động của thành viên trong nhóm
(dành cho HS) .........................................................................................................65
Bảng 2.4. Tiêu chí đánh giá quá trình hoạt động của nhóm (dành cho GV) ......66
Bảng 2.5. Tiêu chí đánh giá quá trình thuyết trình của nhóm .............................68
Bảng 2.6. Tiêu chí đánh giá báo tường (dành cho cả GV và HS) ........................69
Bảng 2.7. Tiêu chí đánh giá sản phẩm được tạo ra: bộ sạc pin điện thoại, bộ pin
dự phòng cho ĐTDĐ, thiết bị đo độ sạch của nước sinh hoạt, bộ nguồn điện dùng
nước thải sinh hoạt làm dung môi (dành cho cả GV và HS) ................................70
Bảng 2.8. Tiêu chí đánh giá bài thu hoạch cá nhân (dành cho GV) ...................71

Bảng 2.9. Các hình thức đánh giá sử dụng trong HĐNK nhằm phát triển NLST
của HS THPT ..........................................................................................................72
Bảng 3.1. Kết quả học tập môn vật lí của HS nhóm TN và nhóm ĐC .................75
Bảng 3.2. Kế hoạch thực nghiệm sư phạm ...........................................................76
Bảng 3.3. Mẫu danh sách nhóm ..............................................................................81
Bảng 3.4. Mẫu phiếu đánh giá quá trình hoạt động nhóm
......................................83
Bảng 3.5. Mẫu phiếu đánh giá các nhóm khác
........................................................83
Bảng3.6. Bảng phân công công việc của nhóm “Công nghê 24/7” .....................87
Bảng 3.7. Kết quả cuộc thi “Tri thức vật lí”
.............................................................96
Bảng 3. 8. Bảng điểm HĐNK của mỗi HS .............................................................98


13

DANH MỤC CÁC BẢNG
PHẦN I. MỞ ĐẦU
1. Lí do chọn đề tài
Hiện nay chúng ta đang đổi mới nội dung chương trình và phương pháp dạy
học ở trường phổ thông mà nội dung cốt lõi là hướng tới hoạt động học tập chủ
động với tinh thần học tập tự giác, chống lại thói quen học tập thụ động, khắc phục
lối dạy truyền thụ một chiều. Khoản 2, Điều 28 luật giáo dục đã ghi rõ: “Phương
pháp giáo dục phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo
của học sinh; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương
pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kỹ năng vận dụng kiến thức
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học
sinh” [16]. Trong tương lai, nền giáo dục phải đào tạo ra những con người có trí tuệ
phát triển, thông minh và sáng tạo. Thế nhưng, các công trình nghiên cứu về thực

trạng giáo dục trong nhà trường phổ thông hiện nay cho thấy: Hoạt động giáo dục
vẫn còn nặng tính truyền thụ kiến thức một chiều từ thầy sang trò mà chưa phát huy
tính tích cực, năng lực tư duy, năng lực giải quyết vấn đề, năng lực sáng tạo, khả
năng làm việc theo nhóm, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn của học sinh.
Nhằm giảm bớt áp lực cho học sinh trong việc học, mấy năm trở lại đây Bộ
Giáo dục & Đào tạo đã giảm tải bớt một số kiến thức trong chương trình nội khóa.
Tuy nhiên phần kiến thức giảm tải này lại có tính ứng dụng thực tiễn cao thì hoạt
động ngoại khóa lại có tác dụng bổ trợ những kiến thức giảm tải này mà không hề
gây áp lực cho học sinh, trái lại còn tạo ra sự hứng thú cho học sinh trong quá trình
tham gia.
Hoại động ngoại khóa sẽ không bắt buộc, gò bó người học vào một khuôn
khổ nhất định, mà tạo ra cho họ một không khí học tập thoải mái, phát huy được sức
mạnh tập thể, phát triển được năng lực sáng tạo. Hoạt động này còn có tác dụng
hình thành cho học sinh thói quen làm việc hợp tác cộng đồng, tương trợ lẫn nhau
trong giải quyết công việc. Từ kết quả đạt được của tập thể hình thành kiến thức, kỹ
năng cho cá nhân mỗi học sinh khi tham gia học tập.


22

Cho đến nay,đã có một số đề tài nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa
như:
- Lại Thùy Phương (2009).Vận dụng dạy học dự án vào hoạt động ngoại
khóa một số kiến thức chương " Động lực học chất điểm" - Vật lý 10 nâng cao.
Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Thành phố Hồ Chí Minh.
- Dương Hải Yến (2010). Nghiên cứu tổ chức hoạt động ngoại khóa về Cách
xác định tiêu cự của thấu kính - Vật lí 11 theo hướng tính tích cực và phát triển
năng lực sáng tạo tạo của học sinh. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà Nội.
- Phạm Thị Lan Hương (2011). Tổ chức hoạt động ngoại khóa một số kiến
thức chương "Mắt. Các dụng cụ quang" Vật lí 11 Trung học phổ thông theo hướng

phát huy tính tích cực và tự lực của học sinh, Luận văn thạc sĩ khoa học giáo dục,
ĐH sư phạm Hà Nội.
- Trần Thị Thập Ngân (2014). Tổ chức hoạt động ngoại khóa về ứng dụng kỹ
thuật chương "Cảm ứng điện từ" - Vật lí 11 nâng cao. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà
Nội 2.
- Trần Văn Thỏa (2015). Vận dụng dạy học dự án trong tổ chức hoạt động
ngoại khóa chương "Dòng điện xoay chiều" - Vật lí 12. Luận văn thạc sĩ. ĐHSP Hà
Nội 2.
Các tác giả đã tập trung nghiên cứu hoạt động ngoại khóa về Vật lí , nhưng
vẫn chưa có đề tài nào nghiên cứu hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển
năng lực phần "Điện học" - Vật lí 11 tại địa bàn ngoại thành Thành phố Hà Nội.
Với những lý do như trên, chúng tôi chọn nghiên cứu đề tài: "TỔ CHỨC
HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA PHẦN "ĐIỆN HỌC" - VẬT LÍ 11 NHẰM
PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC SÁNG TẠO CỦA HỌC SINH THPT.
2. M c đích nghi n cứu của đề tài
Xây dựng tiến trình và tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ đề “Điện học và
thực tiễn cuộc sống” phần "Điện học" - Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng
lực nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT.


3. Nhiệm v nghi n cứu của đề tài
3.1. Nghiên cứu cơ sở lí luận về:
- Dạy học theo định hướng phát triển năng lực
- Năng lực sáng tạo.
- Hoạt động ngoại khóa.
3.2. Nghiên cứu cơ sở thực tiễn về tổ chức hoạt động ngoại khóa phần "Điện
học" - Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực
sáng tạo của học sinh.
- Thực trạng tổ chức hoạt động ngoại khóa phần " Điện học" - Vật lí 11 theo
định hướng phát triển năng lực, nhằm phát triển năng lực sáng tạo tại địa bàn nghiên

cứu.
- Xử lí kết quả và tìm hiểu nguyên nhân từ kết quả điều tra. Đề xuất biện
pháp khắc phục.
3.3. Xây dựng tiến trình hoạt động ngoại khóa theo định hướng phát triển năng
lực nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT.
3.4. Xây dựng tiến trình hoạt động ngoại khóa chủ đề "Điện học và thực tiễn
cuộc sống” phần "Điện học" - Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực
nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT.
3.5. Tổ chức thực nghiệm sư phạm.
4. Đối tư ng và phạm vi nghi n cứu của đề tài
- Đối tượng nghiên cứu: Hoạt động ngoại khóa phần "Điện học"- Vật lí 11
theo định hướng phát triển năng lực.
- Phạm vi nghiên cứu:
+ Nội dung một phần "Điện học" - Vật lí 11.
+ Địa bàn nghiên cứu: Huyện Mê Linh - Ngoại thành Hà Nội.
5. Phương pháp nghi n cứu của đề tài
Để thực hiện các nhiệm vụ trên, chúng tôi sử dụng các phương pháp nghiên
cứu sau:


5.1. Phương pháp nghiên cứu lí luận
- Nghiên cứu Luật Giáo dục, các chủ trương, chính sách, định hướng đổi mới
giáo dục của Đảng, Nhà nước, của ngành Giáo dục hiện hành và trong những năm
tới.
- Nghiên cứu lí luận về hoạt động ngoại khóa, lí luận về định hướng phát
triển năng lực, năng lực sáng tạo của học sinh trong dạy học bộ môn Vật lí.
- Nghiên cứu nội dung, chương trình SGK, sách giáo viên, sách bài tập và
các tài liệu khác liên quan.
5.2. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn
Tìm hiểu việc dạy (thông qua phiếu điều tra, dự giờ, phỏng vấn, trao đổi với

giáo viên) và việc học (thông qua trao đổi với học sinh, phỏng vấn, phân tích các
sản phẩm học tập của học sinh) nhằm đánh giá sơ bộ thực trạng hoạt động ngoại
khóa kiến thức phần "Điện học" - Vật lí 11.
5.3. Thực nghiệm sư phạm
- Tiến hành thực nghiệm sư phạm tại trường THPT với tiến trình hoạt động
ngoại khóa đã soạn thảo.
- Phân tích kết quả thu được trong quá trình thực nghiệm sư phạm, đối chiếu
với mục đích nghiên cứu và rút ra kết luận của đề tài.
6. Giả thuy t khoa học của đề tài
Nếu xây dựng tiến trình và tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ đề “Điện học
và thực tiễn cuộc sống” phần “Điện học” – Vật lí 11 theo định hướng phát triển
năng lực, thì có thể phát triển năng lực sáng tạo.
7. Đ ng g p của đề tài
- Hệ thống hóa cơ sở lí luận về tổ chức hoạt động ngoại khóa theo định
hướng phát triển năng lực nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT
- Xây dựng tiến trình và tổ chức hoạt động ngoại khóa chủ đề "Điện học và
thực tiễn cuộc sống" phần “Điện học” - Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng
lực nhằm phát triển năng lực sáng tạo của học sinh THPT


- Luận văn có thể làm tài liệu tham khảo cho giáo viên phổ thông, học viên
cao học và sinh viên sư phạm
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần mở đầu, kết luận chung và tài liệu tham khảo, luận văn có cấu
trúc 3 chương:
Chương 1: Cơ sở lí luận và thực tiễn của đề tài.
Chương 2: Thiết kế tiến trình hoạt động ngoại khóa chủ đề “Điện học và thực
tiên cuộc sống” phần " Điện học" - Vật lí 11 theo định hướng phát triển năng lực
nhằm phát triển NLST của học sinh THPT .
Chương 3: Thực nghiệm sư phạm.



PHẦN II. NỘI DUNG
CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN CỦA ĐỀ TÀI
1.1. Dạy học theo định hướng phát triển năng lực của học sinh

1.1.1. Đổi mới phương pháp dạy học nhằm phát triển năng lực của HS
Theo tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục & Đào tạo do Phạm Xuân Quế và
nhóm tác giả biên soạn [6], phương pháp dạy học theo quan điểm phát triển năng
lực không chỉ chú ý tích cực hoá học sinh (HS) về hoạt động trí tuệ mà còn chú ý
rèn luyện năng lực giải quyết vấn đề gắn với những tình huống của cuộc sống và
nghề nghiệp, đồng thời gắn hoạt động trí tuệ với hoạt động thực hành, thực tiễn.
Tăng cường việc học tập trong nhóm, đổi mới quan hệ giáo viên (GV) – HS theo
hướng cộng tác có ý nghĩa quan trọng nhằm phát triển năng lực xã hội. Bên cạnh
việc học tập những tri thức và kỹ năng riêng lẻ của các môn học chuyên môn cần bổ
sung các chủ đề học tập phức hợp nhằm phát triển năng lực giải quyết các vấn đề
phức hợp.
Theo nhóm tác giả trên, những định hướng chung, tổng quát về đổi mới
phương pháp dạy học các môn học thuộc chương trình giáo dục định hướng phát
triển năng lực có thể được hiểu là:
- Phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động của người học, hình thành và
phát triển năng lực tự học.
- Có thể chọn lựa một cách linh hoạt các phương pháp chung và phương
pháp đặc thù của môn học để thực hiện sao cho đảm bảo được nguyên tắc “HS tự
mình hoàn thành nhiệm vụ nhận thức với sự tổ chức, hướng dẫn của GV”.
- Việc sử dụng phương pháp dạy học gắn chặt với các hình thức tổ chức dạy
học. Tuỳ theo mục tiêu, nội dung, đối tượng và điều kiện cụ thể mà có những hình
thức tổ chức thích hợp như học cá nhân, học nhóm; học trong lớp, học ở ngoài lớp.
- Cần sử dụng đủ và hiệu quả các thiết bị dạy học môn học tối thiểu đã qui
định. Có thể sử dụng các đồ dùng dạy học tự làm nếu cần thiết đồng thời tích cực

vận dụng công nghệ thông tin trong dạy học.


Từ đây, nhóm tác giả đã cho rằng, việc đổi mới phương pháp dạy học của
GV được thể hiện qua bốn đặc trưng cơ bản sau [6]:
- Dạy học thông qua tổ chức liên tiếp các hoạt động học tập, từ đó giúp HS tự
khám phá những điều chưa biết chứ không phải thụ động tiếp thu những tri thức
được sắp đặt sẵn.
- Chú trọng rèn luyện cho HS những tri thức phương pháp để họ biết cách
đọc sách giáo khoa và các tài liệu học tập, biết cách tự tìm lại những kiến thức đã
có, biết cách suy luận để tìm tòi và phát hiện kiến thức mới,… Cần rèn luyện cho
HS các thao tác tư duy như phân tích, tổng hợp, đặc biệt hoá, khái quát hoá, tương
tự, quy lạ về quen… để dần hình thành và phát triển tiềm năng sáng tạo của họ.
- Tăng cường phối hợp học tập cá thể với học tập hợp tác theo phương châm
“tạo điều kiện cho HS nghĩ nhiều hơn, làm nhiều hơn và thảo luận nhiều hơn”.
- Chú trọng đánh giá kết quả học tập theo mục tiêu bài học trong suốt tiến
trình dạy học thông qua hệ thống câu hỏi, bài tập (đánh giá lớp học). Chú trọng phát
triển kỹ năng tự đánh giá và đánh giá lẫn nhau của HS với nhiều hình thức như theo
lời giải/đáp án mẫu, theo hướng dẫn, hoặc tự xác định tiêu chí để có thể phê phán,
tìm được nguyên nhân và nêu cách sửa chữa các sai sót.

Mục tiêu dạy học
Dạy học
định hướng
phát triển
năng lực

Phương pháp dạy học
Nội dung dạy học
Kiểm tra đánh giá


Hình 1.1. Các thành tố trong dạy học phát triển năng lực
Họ cũng cho rằng, việc dạy học định hướng phát triển năng lực được thể hiện
trong các thành tố của quá trình dạy học như sau hình 1.1


1.1.2. Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí
Theo tài liệu tập huấn của Bộ giáo dục & Đào tạo do Phạm Xuân Quế và
nhóm tác giả [6], có nhiều quan điểm xây dựng chuẩn các năng lực chuyên biệt
trong dạy học từng môn. Chúng tôi giới thiệu 2 quan điểm xây dựng tuy là khác
nhau nhưng đem lại kết quả khá tương đồng.
1.1.2.1. Xây dựng các năng lực chuyên biệt bằng cách cụ thể hóa các
năng lực chung
Các năng lực chuyên biệt trong bộ môn Vật lí được cụ thể hóa bằng các năng
lực chung như trong bảng 1.1 dưới đây:
Bảng 1.1: Bảng năng lực chuyên biệt môn Vật lí được cụ thể hóa từ năng lực
chung
Stt

Năng lực
chung

Biểu hiện năng lực trong môn Vật lí

Nhóm năng lực làm chủ và phát triển bản thân:
- Lập được kế hoạch tự học và điều chỉnh, thực hiện kế
hoạch có hiệu quả
- Tìm kiếm thông tin về nguyên tắc cấu tạo, hoạt động
của các ứng dụng kĩ thuật
1


Năng lực tự
học

- Đánh giá được mức độ chính xác nguồn thông tin
- Đặt được câu hỏi về hiện tượng sự vật quanh ta
- Tóm tắt được nội dung vật lí trọng tâm của văn bản.
- Tóm tắt thông tin bằng sơ đồ tư duy, bản đồ khái niệm,
bảng biểu, sơ đồ khối
- Tự đặt câu hỏi và thiết kế, tiến hành được phương án
thí nghiệm để trả lời cho các câu hỏi đó.

2

Năng lực giải

- Đặc biệt quan trọng là năng lực thực nghiệm

quyết vấn đề

Đặt được những câu hỏi về hiện tượng tự nhiên: Hiện

(Đặc biệt quan

tượng… diễn ra như nào? Điều kiện diễn ra hiện tượng

trọng là NL

là gì? Các đại lượng trong hiện tượng tự nhiên có mối


giải quyết vấn

quan hệ với nhau như thế nào? Các dụng cụ có nguyên


đề bằng con

tắc cấu tạo và hoạt động như thế nào?

đường thực

- Đưa ra được cách thức tìm ra câu trả lời cho các câu

nghiệm hay

hỏi đã đặt ra.

còn gọi là NL

- Tiến hành thực hiện các cách thức tìm câu trả lời bằng

thực nghiệm)

suy luận lí thuyết hoặc khảo sát thực nghiệm.
- Khái quát hóa rút ra kết luận từ kết quả thu được
- Đánh giá độ tin cậy và kết quả thu được
- Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả
thuyết (hoặc dự đoán)

3


Năng lực sáng
tạo

- Lựa chọn được phương án thí nghiệm tối ưu
- Giải được bài tập sáng tạo
- Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách
tối ưu

4

Năng lực tự

Không có tính đặc thù

quản lí
Nhóm năng lực về quan hệ xã hội:
- Sử dụng được ngôn ngữ vật lí để mô tả hiện tượng
- Lập được bảng và mô tả bảng số liệu thực nghiệm

5

Năng lực giao
tiếp

- Vẽ được đồ thị từ bảng số liệu cho trước
- Vẽ được sơ đồ thí nghiệm
- Mô tả được sơ đồ thí nghiệm
- Đưa ra các lập luận lô gic, biện chứng


6

Năng lực hợp
tác

- Tiến hành thí nghiệm theo nhóm
- Tiến hành thí nghiệm theo các khu vực khác nhau

Nhóm năng lực công cụ (Các năng lực này sẽ được hình thành trong quá trình
hình thành các năng lực ở trên).
Năng lực sử dụng
7

công nghệ thông tin
và truyền thông

- Sử dụng một số phần mềm chuyên dụng (maple,
coachs…) để mô hình hóa quá trình vật lí
- Sử dụng phần mềm mô phỏng để mô tả đối tượng


(ICT)

vật lí.
- Sử dụng ngôn ngữ khoa học để diễn tả quy luật

Năng lực sử dụng

8


ngôn ngữ

vật lí.
- Sử dụng bảng biểu, đồ thị để diễn tả quy luật vật
lí.
- Đọc hiểu được đồ thị, bảng biểu.
- Mô hình hóa quy luật vật lí bằng các công thức

9

Năng lực tính toán

toán học.
- Sử dụng toán học để suy luận từ kiến thức đã biết
ra hệ quả hoặc ra kiến thức mới.

1.1.2.2.

Xây dựng các năng lực chuyên biệt dựa trên đặc thù môn học

Chúng tôi xin đề xuất hệ thống năng lực được phát triển theo chuẩn năng lực
chuyên biệt môn Vật lí đối với HS 15 tuổi của CHLB Đức. Môn Vật lí giúp hình
thành các năng lực sau:
-

Năng lực giải quyết vấn đề

-

Năng lực hợp tác


-

Năng lực thực nghiệm

-

Năng lực quan sát

-

Năng lực tự học

-

Năng lực sáng tạo …

1.1.3. Các phương pháp và hình thức dạy học vật lí tạo điều kiện phát triển
năng lực
Về vấn đề này, tài liệu tập huấn [6] cho rằng, trong dạy học vật lí, các
phương pháp dạy học thường được sử dụng và có vai trò quan trọng trong việc phát
triển năng lực chung và năng lực chuyên biệt vật lí. Có thể nêu ra ở đây các phương
pháp như: dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học dựa trên tìm tòi khá. Còn
các hình thức dạy học có vai trò trong việc phát triển năng lực đang được áp dụng
có thể nêu ra ở đây là: dạy học phân hóa, dạy học dự án, dạy học theo trạm, góc,


dạy học theo tình huống, dạy học ngoại khóa (Hoạt động ngoại khóa), dạy học dựa
trên tìm tòi, khám phá khoa học...
Trong khuôn khổ của đề tài này, chúng tôi chỉ chọn nghiên cứu hình thức

dạy học ngoại khóa nhằm phát triển năng lực sáng tạo của HS.
1.2. Phát triển năng lực sáng tạo của HS trung học phổ thông

1.2.1. Khái niệm về năng lực sáng tạo
Theo Nguyễn Công Khanh [15], năng lực sáng tạo (NLST) có thể hiểu là
khả năng tạo ra những giá trị về vật chất và tinh thần, tìm ra cái mới, giải pháp mới,
công cụ mới, vận dụng thành công những hiểu biết đã có vào hoàn cảnh mới.
Theo Nguyễn Mạnh Hùng [13], đối với HS phổ thông tất cả những gì mà họ
“tự nghĩ ra” khi GV chưa dạy, HS chưa đọc sách, chưa biết được, nhờ trao đổi với
bạn bè đều coi như có mang tính sáng tạo. Sáng tạo là bước nhảy vọt trong sự phát
triển năng lực nhận thức của HS.
Trên cơ sở khái niệm hai tác giả trên đưa ra kết hợp với nghiên cứu các tài
liệu khác, theo chúng tôi NLST của HS chính là những suy nghĩ, tư duy, cách giải
quyết ( cách học) một vấn đề ngắn gọn, chính xác. NLST của HS cũng có thể là
khả năng vận dụng kiến thức HS đã biết để phát hiện ra phần kiến thức chưa được
học (có trong chương trình), hoặc chế tạo được những dụng cụ, thiết bị đơn giản
ứng dụng được trong kỹ thuật, trong cuộc sống.

1.2.2. Các mức độ của sự phát triển NLST của HS
Dựa trên tài liệu của Nguyễn Mạnh Hùng [13], chúng tôi có thể sắp xếp các
mức phát triển NLST của HS theo hình 1.2 như sau:


Mức độ 3

Đề xuất vấn đề khác hẳn với cái đã biết, đã làm.

Mức độ 2

Vận dụng cái đã biết vào tình huống có một số yếu tố mới.


Mức độ 1

Vận dụng cái đã biết, đã làm vào các tình huống tương tự
Hình 1.2. Các mức độ của sự phát triển NLST

Chúng tôi lấy các mức trên đây làm một trong những cơ sở để xây dựng công
cụ đánh giá sự phát triển NLST của HS trong quá trình tổ chức HĐNK.

1.2.3. Những biểu hiện về NLST của HS trong HĐNK
Theo tài liệu tập huấn của Bộ Giáo dục & Đào tạo [6], NLST của HS trong
môn vật lí có một số biểu hiện như sau:
- Thiết kế được phương án thí nghiệm để kiểm tra giả thuyết (hoặc dự đoán).
- Lựa chọn được phương án tối ưu.
- Giải được bài tập sáng tạo.
- Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu.
Trên cơ sở những biểu hiện đã nêu ở trên, chúng tôi đề xuất những biểu hiện
về NLST của HS trong HĐNK như sau:
- Phát hiện được hướng của chủ đề HĐNK thông qua quan sát và tìm hiểu
Nêu và bảo vệ được ý kiến cá nhân về chủ đề HĐNK mình đề xuất. Tranh luận và
bảo vệ ý kiến của mình, ủng hộ hoặc phê phán ý kiến của người khác. Hiểu được
diễn đạt của người khác và có thể diễn đạt theo ý mình mà bạn khac s thấy dễ hiểu.
- Đưa ra được ý kiến khác lạ nhưng đúng hướng những vấn đề về nguyên tắc
cấu tạo, nguyên tắc hoạt động của sản phẩm.
- Thiết kế sản phẩm, lựa chọn thiết kế tối ưu.
- Lựa chọn được cách thức giải quyết vấn đề một cách tối ưu trong chế tạo
các sản phẩm mà kế hoạch HĐNK đã xây dựng.


1.2.4. Các biện pháp phát triển NLST của HS trong HĐNK

Trên cơ sở những biểu hiện về NLST, theo chúng tôi có thể đề xuất các biện
pháp phát triển NLST của HS trong HĐNK như sau:
- Cho HS quan sát, tìm hiểu tài liệu, tra cứu internet,...cuối cùng thảo luận
nhóm:
Những công việc trên nên để cho HS thực hiện khi chọn chủ đề HĐNK
(dưới sự định hướng của GV). Thông qua quan sát hình ảnh, video và các hiện
tượng vật lí, máy móc, thiết bị, tìm hiểu tài liệu, tra cứu internet,...thảo luận nhóm.
Dựa trên những kiến thức đã biết sẽ phân tích, tổng hợp, đánh giá HS có thể phát
hiện được vấn đề cần nghiên cứu. Đồng thời HS có thể đưa ra được những ý tưởng
mới, cách làm mới, chỉ ra được những khó khăn và giải pháp trong qua trình thực
hiện nhiệm vụ.
- GV đề ra những tiêu chí, yêu cầu HS cần đạt trong HĐNK:
Sau khi HS đã chọn được chủ đề HĐNK, GV cần đặt ra những yêu cầu HS
cần đạt trong quá trình thực hiện, chẳng hạn: Trong thiết kế,chế tạo sảm phẩm, thiết
bị nào đó, GV yêu cầu: Thiết bị đó cần đảm bảo về độ bền, đẹp, độ chính xác cao,
giá thành thấp, phù hợp với điều kiện thực tế và vật liệu dễ kiếm...
Thông qua các tiêu chí đặt ra GV gợi ý, trợ giúp, động viên, khích lệ HS có
thể hiểu được ý diễn đạt của GV và diễn đạt theo cách của mình, dựa trên những
kiến thức đã có HS có thể đưa ra được những suy nghĩ mới lạ và lựa chọn được
phương án tối ưu nhất đề thực hiện nhiện vụ. Có thê nói ngắn gọn lại phương pháp
này bằng câu “Cái khó làm ló cái khôn”.
- Tuy sử dụng các biện pháp trên, song GV nên định hướng để HS lựa chọn
chủ đề HĐNK có nhiều kiến thức có ứng dụng vào cuộc sống, kĩ thuật, phù hợp với
khả năng, kiến thức của HS và điều kiện hiện tại của nhà trường, địa phương mà
trong nội khóa chưa đề cập đến. Đồng thời chủ đề HĐNK cũng phải có tác dụng ôn
tập củng cố kiến thức.


×