Tải bản đầy đủ (.doc) (155 trang)

Không gian biển đảo trong thơ hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (935.59 KB, 155 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

LƯƠNG THỊ THU THỦY

KHÔNG GIAN BIỂN ĐẢO TRONG THƠ
HỮU THỈNH
Chuyên ngành: LÍ LUẬN VĂN HỌC
Mã số: 60 22 01 20

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS Lý Hoài Thu

HÀ NỘI, 2016


LỜI CẢM ƠN!
Lời đầu tiên tôi xin bày tỏ lòng biết ơn tới các thầy, cô giáo đã tận tình
truyền đạt những tri thức qúi báu, dìu dắt giúp đỡ tôi trong quá trình học tập
và nghiên cứu.
Đặc biệt, tôi xin bày tỏ lòng biết ơn sâu sắc tới cô giáo: PGS.TS Lý
Hoài Thu đã hướng dẫn, đóng góp những ý kiến quí báu cho tôi hoàn thành
luận văn này.
Tôi cũng xin bày tỏ lòng biết ơn tới phòng Sau đại học trường Đại
học sư phạm Hà Nội 2, cùng bạn bè, đồng nghiệp, gia đình, người thân đã
động viên, giúp đỡ, tạo điều kiện thuận lợi cho tôi hoàn thành luận văn tốt
nghiệp này.
Hà Nội, ngày 25 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn



Lương Thị Thu Thủy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan công trình luận văn này là sự nỗ lực hết mình của tôi
trong quá trình nghiên cứu. Những số liệu thống kê hoàn toàn do tôi tự nghiên
cứu. Tôi xin chịu trách nhiệm về luận văn của mình.
Tác giả luận văn

Lương Thị Thu Thủy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU .......................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ...........................................................................................
1
2. Lịch sử vấn đề ............................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu..................................................................................... 5
4. Nhiệm vụ nghiên cứu ....................................................................................
5
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu................................................................. 6
6. Phương pháp nghiên cứu............................................................................... 6
7. Những đóng góp của luận văn ...................................................................... 6
CHƯƠNG 1: KHÁI LƯỢC VỀ KHÔNG GIAN VÀ HÀNH TRÌNH THƠ
HỮU THỈNH ................................................................................................... 7
1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật ...................................... 7
1.1.1. Khái niệm không gian ............................................................................. 7
1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật ......................................................... 10
1.1.3. Không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình ............................................. 13

1.2. Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh ........................................................
15
1.2.1. Thơ Hữu Thỉnh thời kì chống Mĩ.......................................................... 16
1.2.2. Thơ Hữu Thỉnh trong thời kì đổi mới ................................................... 25
CHƯƠNG 2: CÁC KIỂU KHÔNG GIAN BIỂN ĐẢO TRONG THƠ
HỮU THỈNH ................................................................................................. 33
2.1. Biển đảo- không gian thiên nhiên tươi đẹp ..............................................
34
2.2. Biển đảo- không gian sinh tồn của đời sống con người........................... 38
2.2.1. Biển đảo- không gian sinh hoạt của nhân dân ...................................... 38
2.2.2. Biển đảo- không gian sống và chiến đấu của người lính ...................... 43
2.3. Biển đảo- không gian suy tư khát vọng ................................................... 49
2.3.1. Biển đảo khát vọng của tự do và độc lập chủ quyền ............................ 49
2.3.3. Biển đảo- không gian suy tư về tình yêu .............................................. 72


CHƯƠNG 3: PHƯƠNG THỨC BIỂU HIỆN KHÔNG GIAN BIỂN ĐẢO
TRONG THƠ HỮU THỈNH........................................................................ 78
3.1. Hệ thống hình ảnh, biểu tượng................................................................. 78
3.1.1. Biểu tượng cát ....................................................................................... 79
3.1.2. Biểu tượng sóng..................................................................................... 84
3.1.3. Biểu tượng cánh buồm .......................................................................... 86
3.1.4. Biểu tượng cánh chim hải âu ................................................................ 88
3.1.5. Biểu tượng bão biển............................................................................... 90
3.2.1. So sánh .................................................................................................. 95
3.2.2. Nhân hóa ............................................................................................... 98
3.2.3. Ẩn dụ ................................................................................................... 100
3.3. Giọng điệu .............................................................................................. 103
3.3.1. Giọng ngợi ca, tự hào .......................................................................... 104
3.3.2. Giọng điệu tâm tình, suy tư, triết lí ..................................................... 106

KẾT LUẬN .................................................................................................. 113
TÀI LIỆU THAM KHẢO .......................................................................... 117


1


2

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1. Vùng biển Tổ quốc Việt Nam là một đặc ân của thiên nhiên cho
con người. Từ bao đời, biển Việt Nam cung cấp nguồn tài nguyên phong phú.
Câu thành ngữ “rừng vàng biển bạc” đã bao hàm ý nghĩa đó. Biển đảo không
những là vẻ đẹp tự nhiên mà còn chứa đựng nhiều giá trị tinh thần sâu sắc.
Là một quốc gia có dải bờ biển trải dọc theo bờ Tây Thái Bình Dương
dài hơn ba nghìn ki lô mét, tự bao đời, biển đã là môi trường sống, môi trường
giao tiếp văn hoá của người Việt. Cùng với các không gian núi rừng và châu
thổ, biển đã góp phần hợp thành định diện truyền thống, bản sắc văn hoá, cơ
sở kinh tế, tư duy... của nhiều cộng đồng cư dân Việt Nam. Trong tâm thức
của người Việt, biển đông là không gian thiêng gắn với thời lập quốc. Bao thế
hệ người Việt đã hoài niệm về cha Rồng, mẹ Tiên, về công lao sinh thành, mở
bờ cõi của bậc thuỷ tổ. Từ biển, Lạc Long Quân đã về với đất liền, hiển linh
như một nhân thần, diệt trừ yêu quái, giáo hoá dân chúng, dạy cho dân biết
cấy lúa, làm nghề thủ công.
Từ lâu, biển đã trở thành nỗi ám ảnh trong tâm thức người Việt bởi sự
ồn ào và dữ dội nhưng cũng có lúc lặng im của nó. Biển không chỉ được khai
thác về mặt kinh tế, quân sự mà còn bao hàm nhiều yếu tố văn hoá- nghệ
thuật. Không khó để tìm những tác phẩm nghệ thuật xuất sắc về biển trên các
lĩnh vực như âm nhạc, điêu khắc, hội hoạ... Đối sánh với rừng, biển là biểu

tượng của Tổ quốc, của tình yêu quê hương, đất nước, con người. Tìm hiểu về
hình tượng biển, không gian biển cũng giống như chúng ta tìm về không gian
của cha Rồng, mẹ Tiên vậy.
1.2. Ngày nay đất nước chúng ta đang đứng trước những vấn đề khó
khăn để gìn giữ biển đảo cho quê hương, bảo vệ chủ quyền cho dân tộc vì vậy
biển đảo ngày càng đi vào tâm thức, ý thức của người Việt. Nghiên cứu về


không gian biển trong văn học qua thơ Hữu Thỉnh, tác giả luận văn muốn góp
thêm một tiếng nói, một “viên đá” để xây nên tượng đài của tình yêu Tổ quốc.
Hữu Thỉnh là nhà thơ trưởng thành trong kháng chiến chống Mĩ, sáng
tác của ông khá liền mạch tiêu biểu cho quá trình vận động của thi ca cách
mạng hiện đại và đương đại Việt Nam đã gây được tiếng vang lớn trên thi
đàn. Thơ Hữu Thỉnh vừa có đặc điểm chung của thơ ca Việt Nam, lại vừa có
những nét độc đáo về nội dung và nghệ thuật biểu hiện trong đó tiêu biểu là
cách xây dựng không gian biển đảo. Ông đã tạo được một tiếng thơ mới mẻ
cho nền thơ ca những thập niên cuối thế kỉ XX, đầu thế kỉ XXI bằng một loạt
những tác phẩm thơ và trường ca có giọng điệu, phong cách riêng, tiếng nói
riêng không bị khuất lẫn vào dàn đồng ca chung của thế hệ. Xuyên suốt và
bao trùm thế giới ấy, không gian ấy là tấm lòng tha thiết gắn bó với đất nước,
với con người Việt Nam. Đến với thơ Hữu Thỉnh có nhiều con đường, nhiều
góc độ, chúng tôi chọn góc độ không gian biển đảo trong thơ Hữu Thỉnh để
nghiên cứu thơ ông.
1.3. Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của nghệ sĩ nhằm biểu
hiện con người và thể hiện một qua niệm nhất định về cuộc sống, do đó không
thể quy nó về không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất. Thơ Hữu
Thỉnh đã xây dựng được không gian biển đảo như một không gian đặc biệt,
một môi trường văn hoá, một người bạn, một người thầy đồng thời là một đối
trọng vĩ đại của người lính, một kích tấc độc đáo của thời đại để đo đạc con
người trong mọi chiều kích của văn minh. Có thể thấy, không gian biển đảo

trong thơ Hữu Thỉnh tuy chưa nhiều nhưng ta thấy chất chứa những ngẫm
nghĩ, đánh giá đáng quý về vùng biển thân yêu của Tổ quốc, chất chứa những
biến ảo về thi pháp mà tác giả muốn gửi vào đấy bằng toàn bộ dụng công khi
vắt kiệt cảm xúc của mình.


Xuất phát từ những lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Không gian biển
đảo trong thơ Hữu Thỉnh để nghiên cứu trên cơ sở tham khảo các đề tài đi
trước, từ đó có cái nhìn phổ quát hơn về không gian biển đảo trong thơ ca
Hữu Thỉnh nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung. Nghiên cứu không gian
biển đảo trong thơ Hữu Thỉnh, tác giả luận văn muốn góp một góc nhìn về
không gian biển, hình tượng biển trong bối cảnh nước ta đang sục sôi xây
dựng biển đảo, bảo vệ chủ quyền đất nước.
2. Lịch sử vấn đề
Ngay từ những ngày đầu mới cầm bút giọng thơ Hữu Thỉnh đã sớm thu
hút được sự quan tâm của bạn đọc và giới phê bình văn học. Những nghiên
cứu về thơ ông đặc biệt ở mảng thơ trữ tình, các bài viết tập trung nhiều từ
thập niên 90 trở lại đây. Trần Mạnh Hảo đã viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo
là cái gạch nối của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình. Sau 1975, cùng với
Nguyễn Duy họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục,
đa dạng và phong phú” [18,95].
Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi một loạt các giải thưởng
thơ mà ông đoạt được. Với nhiều giải thưởng văn học có giá trị, Hữu Thỉnh là
nhà thơ có sức tìm tòi sáng tạo nghệ thuật bền bỉ. Ông luôn có những khám
phá mới, thú vị trên con đường nghệ thuật. Thơ ông có chiều sâu về nội dung,
giàu chất thơ và tính nhạc nên đã tạo sự lôi cuốn và thu hút đối với bạn đọc.
Qua sự sàng lọc của thời gian, các tác phẩm của ông vẫn tìm được chỗ đứng
trong lòng độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên cứu. Các
tác giả đã chỉ ra nét hấp dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh được bắt nguồn từ sự
kết hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn

biết chủ động “khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của dân tộc, vừa biết
dồn tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới”.


Cho đến nay, số lượng các bài viết về Hữu Thỉnh khá nhiều. Mỗi bài
viết có một cách tiếp cận khác nhau về thơ Hữu Thỉnh. Một vài tác giả có đề
cập đến đặc điểm của hồn thơ, chất thơ Hữu Thỉnh, chẳng hạn: “Thơ Hữu
Thỉnh thấm đẫm phong vị dân gian”, “Hồn điệu dân gian được biến tấu,
chuyển hóa thành những giai điệu mới mẻ”[57].; “Nét riêng biệt của hồn thơ
Hữu Thỉnh phải chăng là một tâm hồn quê trong trẻo, hồn hậu”[40].
Về hình tượng, nhiều bài viết có chung nhận định: Thơ Hữu Thỉnh là
tiếng nói tri kỉ, tri âm của người lính. Vũ Nho cho rằng: “chất lính là một
trong những nét đặc biệt của thơ Hữu Thỉnh (...) Mọi thời khắc, mọi địa bàn,
mọi không gian khác nhau, nhưng ở đâu thơ của Hữu Thỉnh vẫn là lời kể, lời
tâm sự, giãi bày lời thưa của người lính về người lính”[40,77]. Lý Hoài Thu
nhận xét: “Thơ Hữu Thỉnh nồng nàn một tấm lòng tri kỉ, tri âm”[57]. Trường
Lưu cũng khẳng định: “Tài năng của Hữu Thỉnh có lẽ trước hết ở sự hòa điệu
trong tiếng nói tri âm với thân phận người lính”[ 28]. Ba tác giả trên thống
nhất cho rằng thơ Hữu Thỉnh tạo dựng được những hình tượng con người Việt
Nam, người lính, người phụ nữ bằng chính cái nhìn và tấm lòng tri âm, tri kỉ.
Ở dạng nhận định khái quát, có tác giả đã đề cập đến sự vận động của cảm
hứng chủ đạo trong thơ Hữu Thỉnh qua hai giai đoạn thơ ca trong chiến tranh
và sau chiến tranh chống Mĩ: “ Những trăn trở suy tư về Tổ quốc, về chiến
tranh, về người lính nhanh chóng liền mạch với trăn trở về hạnh phúc, khổ
đau, về thế thái nhân tình của con người nói chung chứ không phải người lính
nữa”[40,86].
Một số tác giả đã nêu nét đặc sắc của ngôn ngữ thơ Hữu Thỉnh: “chau
chuốt”, “Không quá ham chuộng lạ, ưa tao nhã, mặn mà”, “cách nói giản dị,
tự nhiên, mềm mại về âm điệu, thấm đẫm chất trữ tình”.
Như vậy các bài viết về thơ thơ Hữu Thỉnh tuy mức độ ngắn, dài khác

nhau song đều nói được cái hay, cái riêng của thơ Hữu Thỉnh. Nhìn chung


mỗi tác giả, từ góc nhìn của mình đều chỉ đề cập tới một khía cạnh về nội
dung hay nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh. Xét về góc độ thi pháp cũng đã có một
số tác giả đề cập đến một số loại hình không gian trong thơ Hữu Thỉnh: không
gian con đường, không gian biển... Tuy nhiên, có thể thấy chưa có tác phẩm
nào đi sâu vào nghiên cứu về một loại hình không gian cụ thể trong thơ ông.
Chính vì vậy, tiếp thu những bài viết trên, luận văn nghiên cứu tìm hiểu về
Không gian biển đảo trong thơ Hữu Thỉnh để có một cái nhìn sâu sắc, toàn
diện hơn về mảng đề tài này. Chúng tôi hiểu rằng, những công trình nghiên
cứu của các nhà nghiên cứu đi trước là những ý kiến gợi mở hữu ích cho tác
giả luận văn. Trên cơ sở đó, chúng tôi mong góp một tiếng nói nhỏ bé của
mình để khẳng định đầy đủ và sâu sắc hơn những đóng góp của nhà thơ
Hữu Thỉnh về đề tài biển đảo trong thơ hiện đại Việt Nam, trong dòng
chảy của thi ca dân tộc, nhất là trước những vấn đề thời sự hôm nay tình hình
biển đảo đang nóng bỏng từng giờ ở nơi “đầu sóng ngọn gió”.
3. Mục đích nghiên cứu
Vận dụng lý thuyết thi pháp học vào việc nghiên cứu Không gian
biển đảo trong thơ Hữu Thỉnh nhằm phát hiện ra những tìm tòi, đổi mới
trong sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh. Từ đó khẳng định vị trí, phong cách
thơ Hữu Thỉnh và những đóng góp của ông với nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Nghiên cứu về Không gian biển đảo trong thơ Hữu Thỉnh chúng tôi
chọn hướng nghiên cứu về những vấn đề:
Chương 1: Khái lược về không gian nghệ thuật và hành trình thơ
Hữu Thỉnh.
Chương 2: Các kiểu không gian biển đảo trong thơ Hữu Thỉnh.
Chương 3: Phương thức biểu hiện không gian biển đảo trong thơ
Hữu Thỉnh.



5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
* Đối tượng nghiên cứu: Đối tượng của luận văn là không gian biển đảo
* Phạm vi nghiên cứu: khảo sát các tập thơ của Hữu Thỉnh:
- Đường tới thành phố (Trường ca).
- Thư mùa đông (Thơ).
- Thương lượng với thời gian (Thơ).
- Trường ca biển (Trường ca).
6. Phương pháp nghiên cứu
Nghiên cứu đề tài này chúng tôi sử dụng một số phương pháp sau:
- Phương pháp tiếp cận thi pháp học.
- Phương pháp hệ thống.
- Phương pháp so sánh, đối chiếu.
- Phương pháp thống kê, phân loại.
- Phương pháp phân tích, tổng hợp.
7. Những đóng góp của luận văn
Nghiên cứu đề tài: Không gian biển đảo trong thơ Hữu Thỉnh tác giả
luận văn hi vọng sẽ đóng góp một cái nhìn về hình tượng biển đảo trong thơ
ca Hữu Thỉnh nói riêng và thơ ca Việt Nam nói chung.


CHƯƠNG 1
KHÁI LƯỢC VỀ KHÔNG GIAN VÀ HÀNH TRÌNH THƠ HỮU
THỈNH
1.1. Khái niệm không gian và không gian nghệ thuật
1.1.1. Khái niệm không gian
Ngay từ thời xa xưa, con người đã hiểu rằng bất kì khách thể vật chất
nào cũng chiếm một ví trí nhất định, ở vào một khung cảnh nhất định trong
tương quan hệ về mặt kích thước so với khách thể khác. Các hình thức tồn tại

như vậy gọi là không gian. A. Ja Gurevich, trong cuốn “Các phạm trù văn hóa
trong cổ” đã chỉ ra cách lí giải của người trung cổ về không gian: “Không
gian được quan niệm như một hình thức có khoảng trải đồng đều, hình học,
có ba chiều, có thể phân cách thành những khoảng chiếu ứng được với nhau.
Thời gian và không gian có tính chất khách quan, những chất của chúng độc
lập với chất liệu được chứa chất trong chúng”
Coi quan hệ của thế giới vật chất với không gian và thời gian như quan
hệ của một đối tượng trong môi trường cùng quá trình tồn tại, hoạt động của
nó, hoặc là như quan hệ của một điểm trong hệ tọa độ nhiều chiều, hai tác giả
“Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới”, Jean Chevalierr và Alain Gheerbrant
đã định nghĩa không gian: “Không gian, gắn không tách rời với thời gian, vừa
là nơi chứa đựng những gì có thể xảy ra – Theo ý nghĩa đó, nó tượng trưng
cho trạng thái hỗn mang của nguồn gốc – Vừa là nơi chứa đựng những gì đã
thực hiện – Khi đó nó tượng trưng cho vũ trụ, cho thế giới đã được tổ chức”,
“không gian, gắn không tách rời với thời gian, vừa là nơi chứa đựng những gì
có thể xảy ra – theo ý nghĩa đó, nó tượng trưng cho trạng thái hỗn mang của
các gốc nguồn – vừa là nơi chứa đựng những gì đã thực hiện – khi đó nó
tượng trưng cho vũ trụ, cho thế giới đã được tổ chức”, “không gian vừa là
biểu tượng chung của môi trường, ở bên ngoài hgay bên trong, mà bất kỳ một
sinh thể nào, cá thể hay tập thể, đều hoạt động trong đó (15, 486).


Theo cuốn Giản yếu Hán Việt từ điển (Đào Duy Anh biên soạn), không
gian (espace) có nghĩa là “khoảng không”,

trong đó “không”

là “trống

không”, “hư không”. Không gian là quan niệm về bốn phương, trên dưới,

ngắn dài, xa gần, trái với thời gian (letemps) chỉ ba trạng thái quá khứ, hiện
tại là vị - lai lưu chuyển với nhau vô cùng.
Theo quan niệm của người phương Tây, thế giới vật chất tồn tại trong
không gian bằng quan hệ của cái được chứa đựng với cái chứa đựng. Người
phương Đông lại nhìn nhận không gian không chỉ là môi trường, là hệ tọa độ
mà còn là năng lượng vũ trụ của con người. Trong công trình nghiên cứu về
sử thi Mahabharata, Phan Thị Thu hiền đã dẫn lời thiền sư Dogen bàn về Uji
(hữu – thời) trong “chánh pháp nhãn tàng”. Mỗi vật thể, một các riêng rẽ, toàn
thế giới...”, “.... mọi hữu trong toàn thế giới là một thời riêng trong nhất
phiến” (chuyển dẫn từ 48, 80). Phân tích rõ hơn về điều này khi tìm hiểu
không gian trong thơ Đường, Nguyễn Thị Bích Hải chỉ ra rằng “thế giới”,
cũng như “vũ trụ” đều là tổng thể của không – thời gian. Cho nên, giống như
mọi “hữu thể” khác, như mặt trời hằng tỏa sáng bằng năng lượng không gian
và thời gian của chính nó, con người cũng là một tổng thể không – thời gian.
Mỗi người là “một tiểu vũ trụ trong đại vũ trụ, một tiểu thế giới trong đại thế
giới” (41, 26).
Nguyễn Như Ý và các tác giả, trong Đại từ điển Tiếng Việt, định nghĩa
không gian là hình thức tồn tại cơ bản của vật chất, trong đó các vật thể có độ
dài, độ lớn khác nhau.
Trong lịch sử triết học, không gian (cùng với thời gian) là một phạm trù
xuất hiện sớm. Người ta đã từng tranh cãi xem không gian và thời gian có
hiện thực không hay đó là những trừu tượng đơn thuần chỉ tồn tại trong ý thức
con người. Chủ nghĩa duy tâm phủ nhận tính khách quan của không gian.
Beccơli và Hium, coi không gian chỉ là nội dung của ý thức cá nhân. Cantơ


khẳng định không gian là hình thức của mọi sự trực quan của con người chứ
không phải là thực tại khách quan. Nhà triết học duy tâm người áo Ecnơ
Makhơ quan niệm : “không gian và thời gian là những hệ thống liên kết chặt
chẽ (hay hòa hợp, wohlgerodnete) của những cảm giác” (chuyển dẫn từ

70,238). Nhà tương đối chủ nghĩa này cho rằng, không phải con người với
những cảm giác của mình tồn tại trong không gian và thời gian mà chính
không gian và thời gian tồn tại trong con người, lệ thuộc vào con người và do
con người sinh ra. Thế kỷ XVII – XVIII, các nhà duy vật siêu hình tập trung
phân tích khách thể vĩ mô vận động trong tốc độ thông thường nên đã tách rời
không gian với vật chất. Niutơn quan niệm không gian và thời gian là những
thể thực đặc biệt, không gắn bó gì với nhau và tồn tại độc lập bên cạnh vật
chất cũng như các vật thể tồn tại độc lập bên cạnh nhau vậy. Phải đợi đến chủ
nghĩa duy vật biện chứng, không gian mới có được chân giá trị của nó.
V.Lênin, trong cuốn “Chủ nghĩa duy vật và chủ nghĩa kinh nghiệm – phê
phán” đã viện dẫn lời ĂngGhen giảng giải cho Đuyrinh khi ông này khăng
khăng phủ định thực tại khách quan của không gian và thời gian: “Không gian
và thời gian là những hình thức cơ bản của mọi sự tồn tại; sự tồn tại ở ngoài
trời cũng cực kỳ vô lý như sự tồn tại ngoài không gian vậy” (chuyển dẫn từ
70,237). Chủ nghĩa duy vật biện chứng cho rằng không gian và thời gian là
hình thức tồn tại khách quan của vật chất. Không gian gắn bó chặt chẽ với
thời gian và gắn liền với vật chất, là phương thức tồn tại của vật chất. “Vũ trụ
chỉ là vật chất đang vận động, mà vật chất đang vận động chỉ có thể vận
động trong không gian và thời gian “(Lê nin, chuyển dẫn từ 118,919). Quan
điểm đúng đắn của chủ nghĩa duy vật biện chứng về không gian và thời gian
ngày càng được kiểm nghiệm bởi những thành tựu khoa học tự nhiên như
công trình nghiên cứu của nhà bác học Nga Lô-ba-sep-xki, nhà hóa học Butlê-rôp, nhà tinh thể học Phê-đơ-rôp và đặc biệt là thuyết tương đối của A.


10

Anh-xten, được coi là “Lý luận hiện đại về không gian và thời gian”
(119,920). Nhà bác học này đã xác nhận rằng, không gian và thời gian
không tự nó tồn tại, tách rời vật chất mà nằm trong mỗi quan hệ qua lại phổ
biến và không thể phân chia.

Như vậy, không gian là hình thức tồn tại cơ bản của thế giới vật chất. Do
đó, trong cuộc sống, nó là môi trường tồn tại của con người. Mỗi sự vật hiện
tượng đều được xác định trong một không gian nhất định. Không có một dạng
vật chất nào tồn tại ở bên ngoài không gian. Ngược lại nếu có một không gian
nào ở ngoài vật chất thì đó cũng chỉ là một sự trừu tượng vô nghĩa mà thôi.
1.1.2. Khái niệm không gian nghệ thuật
Trong hệ thống thi pháp, không gian nghệ thuật là một bộ phận quan
trọng. Các nhà văn nhà thơ trong sáng tác của mình luôn chú trọng xây dựng,
miêu tả hình tượng không gian. Từ đó, thể hiện cách nhìn đầy chất chủ quan
về thế giới xung quanh, cảm xúc của bản thân khi đối diện hay trải qua đời
sống trong không gian đó. Về vai trò của thi pháp không gian nghệ thuật,
trong cuốn Thi pháp thơ Đường, Nguyễn Thị Bích Hải phát biểu: “Không
gian nghệ thuật là một phương diện quan trọng của thi pháp. Nó là phương
tiện để tác giả xây dựng thế giới nghệ thuật của mình (tác phẩm). Nó cũng là
cánh cửa để qua đó người đọc hiểu hình tượng và tư tưởng được tác giả gửi
gắm vào trong tác phẩm” [3, 26].
Trần Đình Sử trong công trình Một số vấn đề thi pháp học hiện đại
[22] phát biểu khái niệm về không gian nghệ thuật như sau: “Không gian
nghệ thuật là phạm trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và
triển khai của thế giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái
nhìn và mang ý nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một
điểm nhìn, cách nhìn…Do gắn với điểm nhìn, trường nhìn, môi trường hoạt
động, không gian nghệ thuật trở thành phương tiện chiếm lĩnh đời sống, đồng


11

thời do gắn với ý nghĩa, giá trị, không gian trở thành ngôn ngữ, biểu trưng
nghệ thuật” [22, 42-43]. Tác giả cũng giải thích rõ hơn về không gian nghệ
thuật: “Là một hiện tượng nghệ thuật, không gian nghệ thuật là một hiện

tượng ngoại lệ, mang ý nghĩa cảm xúc, tâm tưởng. Không gian trong văn học
được biểu hiện bằng không gian điểm mang tính chất ước lệ, tượng trưng
(đỉnh Ôlimpơ, Tây trúc, Thiên đình, làng quê, bến sông, tha hương, ngoài
vườn…), hoặc các từ chỉ không gian vốn đã mã hóa sẵn về ý nghĩa trong đời
sống (trên cao, dưới thấp, quanh co, rộng hẹp, ngắn dài…), không gian nghệ
thuật thể hiện tập trung vào cái nhìn, điểm nhìn, điểm quan sát không gian và
thời gian” [22, 44].
Từ điển thuật ngữ văn học cũng giải thích về không gian nghệ thuật:
“Không gian nghệ thuật gắn với cảm thụ về không gian, ngoài không gian vật
thể còn có không gian tâm tưởng… Không gian nghệ thuật trong tác phẩm
văn học có tác dụng mô hình hóa các mối liên hệ của bức tranh thế giới như:
thời gian, xã hội, đạo đức, tôn ti trật tự… Không gian nghệ thuật không chỉ
cho thấy nội dung mà còn thể hiện quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ
của tác giả hay cả một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở khách quan để
khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình các hiện tượng nghệ
thuật” [4].
Giữa không gian nghệ thuật và thể loại tác phẩm có mối quan hệ khá
chặt chẽ. Không gian nghệ thuật nhiều khi phản ánh đặc trưng thể loại của
một tác phẩm văn chương. Nói cách khác, ở những loại thể khác nhau, việc
phản ánh không gian và quan niệm về không gian của tác giả cũng khác nhau.
Nếu không gian trong tác phẩm tự sự thường là không gian sinh hoạt, không
gian cuộc sống đời thường, đó là nơi phố thị, hoặc chốn làng quê có nhiều
người, nhiều nhà cửa, có công việc làm ăn sinh sống, có nhiều mối quan hệ
giữa người với người ở nhiều địa điểm…; thì không gian trong tác phẩm trữ


12

tình thường nghiêng về không gian vũ trụ, không gian tinh thần, ở đó thường
có đất trời mênh mông thoáng đãng, thiên nhiên đầy sức sống, cô đơn lặng lẽ

ít có hình bóng con người, hay đó là nơi mà nhân vật trữ tình đối diện với
chính mình, bộc lộ suy nghĩ tình cảm thái độ của mình trước cuộc sống…
Giáo trình thi pháp học- Đại học Huế đã nêu lên một số đặc điểm của
không gian nghệ thuật: “Nó (không gian trong tác phẩm nghệ thuật) không
đơn giản là không gian vật chất, không phải là một hiện tượng cơ giới máy
móc mà chủ yếu là sự tái hiện lại không gian tinh thần. Không gian nghệ thuật
bao giờ cũng gắn liền với cảm xúc và mang ý nghĩa nhân sinh. Do vậy, ngoài
ba chiều thông thường, không gian này còn có chiều thứ tư: chiều tâm tưởngkhông gian của cảm xúc, của ước vọng” [26, 30-31]. Nghiên cứu về không
gian nghệ thuật, sẽ thật thiếu sót nếu chỉ nghiên cứu về không gian hiện thực,
không gian vật lí được tác giả miêu tả trong tác phẩm mà quên đi không gian
trong thế giới tâm tưởng của con người. Thậm chí đây là lớp không gian quan
trọng nhất mà người cảm thụ văn học cần chiếm lĩnh, không gian hiện thực
chỉ là cái cớ để tác giả nêu lên quan điểm của mình: “Không gian nghệ thuật
trong thơ không chỉ gắn liền với ý thức về không gian tồn tại của con người
mà còn gắn liền với cách chiêm nghiệm, thưởng thức không gian, cách ứng
xử trong mô hình không gian” [16, 20].
Tóm lại, dù có nhiều cách định nghĩa và quan niệm về không gian,
chúng ta vẫn thấy một số điểm chung nhất định: Không gian cũng là một dạng
hình tượng văn học, tác giả xây dựng không gian theo quan niệm và ý đồ
riêng của mình, không gian đó được thể hiện lặp đi lặp lại nhiều lần tạo thành
một thói quen trong cách cảm nhận thế giới của mỗi nhà văn nhà thơ, mỗi tác
phẩm. Nghiên cứu không gian nghệ thuật có ý nghĩa rất quan trọng trong việc
giải mã nội dung tác phẩm văn học. Mục đích cuối cùng của việc nghiên cứu
không gian nghệ thuật là tìm hiểu được tư duy, quan niệm của tác giả về


13

không gian đó, từ đó mở rộng ra phạm vi toàn xã hội, toàn bộ cuộc sống. Vì
thế, ngoài việc khám phá không gian vật lí của thế giới hiện thực cần chú

trọng khám phá không gian tâm tưởng, tâm trạng của người sáng tác.
1.1.3. Không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình
Khái niệm trữ tình được xem như là sự thể hiện trực tiếp những cảm
xúc và suy tư của nhà thơ hoặc của nhân vật trữ tình trước các hiện tượng đời
sống. Khái niệm này được tạo nên từ tên một nhạc cụ thời cổ Hi Lạp là "lura"
(đàn lyr - đàn thất huyền) mà người ta dùng để đệm khi hát. (Có lẽ xuất phát
từ đó mà Heeghen đã xem thơ trữ tình là "loại thơ có nhờ đến âm nhạc để đi
sâu hơn nữa vào tâm hồn và làm cho tình cảm xúc động hơn" [47, 24].
Đặc trưng của tác phẩm trữ tình là tính chủ quan. Thơ trữ tình nắm bắt
một cách nghệ thuật thế giới bên trong của con người như là nó vốn có, đó là
các suy nghĩ, tư tưởng, tình cảm. Ngay từ thế kỉ XVIII - XIX, các nhà mỹ
học, điển hình là Hêghen, đã xem thơ trữ tình là biểu hiện của chủ thể và cảm
thụ của chủ thể. Theo ông, "nội dung của thơ trữ tình là toàn bộ cái chủ quan,
thế giới nội tâm, tâm hôn đang tư duy và đang cảm thấy, một tâm hồn chưa
chuyển sang hành động, mà vẫn giữ nguyên trong tính chất của cuộc sống bên
trong...." (Với Hêghen, khái niệm cái chủ quan thuộc về ý niệm tuyệt đối).
"Thơ ca trữ tình - Bêlinxki viết: chủ yếu là thơ ca chủ quan, nội tại là sự biểu
hiện của chính nhà thơ" (chuyển dẫn từ 115, 201). Nhà phê bình Nga gọi "tất
cả những gì gây bận tâm, làm xao xuyến, tạo niềm vui, làm sầu muộn, làm
say mê, gây đau khổ, làm yên tâm, làm lo lắng, tóm lại, tất cả những gì tạo ra
nội dung đời sống tinh thần của chủ thể, tất cả những gì hòa nhập vào người
anh ta, nảy sinh trong đó" là "tài sản" hợp pháp của trữ tình [38, 268]. V. E.
Khalizep cũng chỉ ra đối tượng chính của nhận thức nghệ thuật trong trữ tình
là "tính cách của bản thân "người mang lời nói", trước hết là thế giới nội tâm
của anh ta, tâm trạng và thái độ xúc cảm của anh ta đối với cuộc đời" [115,


14

324]. Tác phẩm văn học là sự tái hiện đời sống thông qua sự nhận thức, đánh

giá mang tính chủ quan của người nghệ sĩ, là sự thống nhất biện chứng giữa
cái chủ quan và cái khách quan. Nhưng trong thơ trữ tình, thế giới chủ quan
của con người được trình bày trực tiếp và làm thành nội dung chủ yếu.
"Không nên tìm cách xếp thơ vào một vị trí cao hơn so với kịch hay văn xuôi.
Thơ không hay hơn mà cũng chẳng sâu sắc hơn các thể loại văn chương khác.
Thơ mang đặc tính khác, nó đi xa hơn. Nhà thơ không thể giấu mình, trong
thơ anh ta phải đối diện với chính bản thân" [116, 72]. Nhà phê bình văn học
Marcel Reich - Ranicki đã nói như vậy về thơ trữ tình. Nhà thơ trữ tình phản
ánh hiện thực thông qua lăng lính chủ quan, cũng có nghĩa là phản ánh hiện
thực tâm hồn mình. Chính bởi vậy mà hệ thống hình tượng để miêu tả tâm
trạng, cảm xúc trữ tình rất tự do, tự do nhất trong văn học. Trong tương quan
ấy, hình tượng không gian trong thơ trữ tình cũng mang đặc thù riêng, khác
với không gian trong tự sự, kịch, kí v.v...
Trước hết, phải nhận thấy một điều: phương thức phản ánh thế giới của
thơ trữ tình khác với tự sự, kịch, kí v.v... (Có chăng, chúng ta có thể nhìn thấy
một vài điểm gần gũi giữa nó với tùy bút, một tiểu loại giàu chất trữ tình của
thế kỉ). Thơ trữ tình gần với hội họa và điêu khắc, đặc biệt là hội họa, trong
việc tái hiện thế giới khách quan. Những nghệ thuật này miêu tả các sự vật
một cách tĩnh tại, đặc biệt chú trọng đến các đường nét và tỉ lệ không gian của
chúng. Thơ trữ tình và hội họa cùng nắm bắt một khoảnh khắc của thiên
nhiên, tạo vật hay lòng người. Thơ trữ tình không có được lợi thế về thời gian
và dung lượng thể loại như ở tự sự. Trữ tình thật sự rất ngắn gọn và hàm súc.
Nó đóng khung một khoảnh khắc ở thời hiện tại, khi những rung động, những
cảm xúc trong tâm hồn thi sĩ tuôn trào mãnh liệt. (Cần lưu ý rằng, các khoảnh
khắc hiện tại này trong trữ tình thường được soi rọi bởi những hồi tưởng quá
khứ và dự cảm tương lai). Nhà thơ phải nắm bắt lấy khoảnh khắc ấy, không


15


để cho nó trôi qua. Mặt khác, tính ngắn gọn cũng đảm bảo cho sự thống nhất
nội tại của cảm xúc trong một bài thơ trữ tình. Co lại chiều thời gian, trữ tình
buộc phải mở rộng chiều không gian để chuyển tải tư tưởng, tình cảm. Chính
vì vậy mà mặc dù là nghệ thuật thời gian, nhưng không như các thể loại văn
học khác, thơ trữ tình, giống như hội họa, lại thiên về biểu hiện không gian.
Bản chất của thơ trữ tình là sự hiện diện của cái tôi cá nhân. “Thơ trữ
tình nào cũng dựa vào sự rung động của cái tôi cá nhân mang số phận, cá tính
riêng tư trong các tình huống trữ tình và lý do trữ tình mang nội dung tâm lý
[131,113]. Như vậy, ở trữ tình, việc nhân vật trữ tình bộc lộ những cảm xúc,
suy tư làm thành nội dung chủ yếu. Cho nên, không gian trong thơ là không
gian diễn ra hành động trữ tình, là môi trường của hành động trữ tình. Hiểu
theo tình thần đó, không gian nghệ thuật trong thơ trữ tình là mô hình nghệ
thuật về cái thế giới mà con người trữ tình đang sống trong tương quan với
vị thế và số phận của họ. Có thể nói không gian nghệ thuật là phương diện
rất quan trọng của tư duy nghệ thuật, đánh dấu trình độ chiếm lĩnh của thế
giới thơ.
Có thể phân tích không gian trong thơ theo ba chiều của không gian vật
lý mà trung tâm là con người, phát hiện không gian tâm tưởng, lí giải tính
chất động, tĩnh, thực, hư của nó, tìm hiểu quan hệ khăng khít giữ nó với thời
gian nghệ thuật. Nhưng quan trọng nhất là xem xét không gian nghệ thuật như
một quan niệm về thế giới mà con người như một phương thức chiếm lĩnh
thực tại, một hình thức thể hiện cảm xúc và khái quát tư tưởng thẩm mĩ, để từ
đó lí giải khả năng phản ánh hiện thực của một hệ thống thơ nhất định.
1.2. Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh
Hữu Thỉnh là gương mặt tiêu biểu trong số các nhà thơ trưởng thành
trong cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước, được khẳng định từ năm 1975


16


và tiếp tục tỏa sáng cho đến ngày nay. Ông đã nhận được nhiều giải thưởng
văn chương do các tổ chức có uy tín lớn trao tặng.
Đọc toàn bộ thơ Hữu Thỉnh, ta nhận thấy ông thực sự là một tài năng văn
học. Tài năng vừa có tính “tiên thiên”, vừa là kết quả của một quá trình “nhập
cuộc, dấn thân” (chữ của Hữu Thỉnh) sâu sắc vào đời sống, không ngừng mài
dũa tài năng và lao động sáng tạo. Có thể chia thơ Hữu Thỉnh thành hai mảng
lớn căn cứ vào nội dung phản ánh, của hai chặng đường thơ Hữu Thỉnh đó là
cảm hứng chủ đạo và giọng điệu trữ tình.
1.2.1. Thơ Hữu Thỉnh thời kì chống Mĩ
Mảng thơ viết về chiến tranh gồm tập thơ Tiếng hát trong rừng (bài
viết sớm nhất vào năm 1968, bài muộn nhất vào năm 1982), trường ca Sức
bền của đất (viết xong dịp tết Ất Mão 1975), trường ca Đường tới thành phố
(viết từ tháng 8/1977, hoàn thành tháng 7/1978). Cảm hứng chủ đạo là cảm
hứng về đất nước, nhân dân, về cuộc chiến đấu chống kẻ thù Mĩ ngụy. Một
đất nước, nhân dân với khát vọng tự do thống nhất, đoàn tụ và chính vì khát
vọng cao đẹp ấy mà chấp nhận bao thử thách hy sinh.
1.2.1.1. Cảm hứng về chiến tranh và người lính cách mạng
Lớn lên trong chiếc nôi của cuộc kháng chiến chống Mĩ, hiện thực ấy
đã thôi thúc nhà thơ lấy tâm hồn mình phản ánh lịch sử, nhìn vào tâm hồn
mình để viết về cuộc sống con người. Trong bối cảnh lịch sử đất nước có
chiến tranh vì vậy nhiệm vụ chủ yếu của văn học là phản ánh kháng chiến và
phục vụ kháng chiến. Đó không chỉ là đòi hỏi của thời đại mà còn là sự thôi
thúc bên trong của chính các nhà thơ. Có thể nói, một trong những cảm hứng
nổi bật nhất trong thơ Hữu Thỉnh là cảm hứng về cuộc chiến tranh và người
lính cách mạng.
Khi cuộc chiến tranh mở rộng khắp các chiến trường từ Bắc tới Nam,
từ vùng núi đến đồng bằng, cũng là lúc Hữu Thỉnh cùng nhiều nhà thơ trẻ


17


khác khoác ba lô nhập cuộc. Những vần thơ của tác giả theo dấu chân người
lính trẻ hành quân suốt chiều dài đất nước. Cuộc kháng chiến chống Mĩ là
một hiện thực hoành tráng khơi dậy ở Hữu Thỉnh những cảm hứng trực tiếp
về cuộc chiến tranh gian khổ mà hào hùng, vĩ đại và qua đó phát hiện ra chính
bản thân mình, chính bức chân dung tinh thần của thế hệ mình. Bằng con mắt
của người trực tiếp chiến đấu ngoài mặt trận, Hữu Thỉnh chú ý nhiều đến sự
kiện đời sống chiến tranh, không khí chiến tranh, cảm nhận và cách nhìn về
chiến tranh. Những sự kiện này luôn mang sức nặng biểu cảm và có giá trị
thuyết phục bởi tính chân xác của nó qua những trải nghiệm thực sự, hết mình
của người lính. Cái nhìn đối với hiện thực ấy gọi là “thi pháp xác thực”, “thi
pháp của người nhập cuộc” [51, 37].
Như vậy Hữu Thỉnh miêu tả chiến tranh với cái nhìn từ trong chiến
hào, những câu thơ bật lên từ đời sống hiện thực, từ cuộc chiến tranh vừa âm
thầm, vừa quyết liệt, vừa dữ dội, nóng bỏng. Hiện thực chiến tranh qua rung
cảm nghệ sĩ của Hữu Thỉnh đã thăng hoa thành các tác phẩm: Tiếng hát trong
rừng, Sức bền của đất, Đường tới thành phố, Trường ca biển. Trong những
tác phẩm này cảm hứng sử thi là cảm hứng chủ đạo, then chốt.
Trong những vần thơ ở tập Tiếng hát trong rừng, chiến tranh hiện lên
dẫu có gian nan nhưng vẫn thấp thoáng những giây phút bình yên: Sau trận
đánh, Tắm mưa. “Những năm đầu của chiến tranh, thơ của các nhà thơ trẻ
còn bồng bột, mang đậm cái nhìn lãng mạn”. [44,351].
Đến trường ca Đường tới thành phố, tập thơ viết về giai đoạn cuối của
cuộc kháng chiến chống Mĩ, ngày chiến thắng càng tới gần thì cảm nhận của
Hữu Thỉnh về chiến tranh càng ác liệt hơn, quyết liệt hơn bao giờ hết. Cảm
nhận của nhà thơ về chiến tranh đã bớt đi cái phần ồn ào, sôi nổi của buổi đầu
kháng chiến mà gắn nhiều với những thử thách đau thương, tổn thất, mất mát,


18


hi sinh. “Tính chất sâu lắng, tỉnh táo ngày càng đậm thay thế cho tính chất
thi vị, hồn nhiên ở những chặng đường trước”. [44,356].
Hiện thực cuộc chiến tranh chống Mĩ được ngòi bút Hữu Thỉnh phản
ánh một cách chân thực, sinh động, phong phú. Đó là một cuộc chiến đấu gian
khổ, cơ cực với con đường Trường Sơn gập ghềnh đầy thử thách:
Đến lượt chúng tôi qua dốc đá tai mèo
Mưa trơn quá chân tuồi ra khỏi dép
...Mỗi tuổi quân chịu sáu tháng mưa dòng
Đó là sự đối mặt không cân sức, kẻ thù hung bạo không chỉ áp đảo bao
vây bằng những trang thiết bị hiện đại mà còn bằng những cuộc càn quét đẫm
máu:
Giặc đổ xuống ba tiểu đoàn trâu điên
Bò theo chúng hai hàng máy ủi
Trận đánh lại bắt đầu mới nguyên
Súng lại nổ như chưa từng ác liệt
...Lại thám báo dò đường, B52 dọn bãi
Đất vụn nát trong bữa tiệc quay cuồng của thép
(Đường tới thành phố)
Giặc vẫn không ngừng đổ quân xuống chiến trường đem theo giết chóc
và hủy diệt. Hữu Thỉnh đã miêu tả chân thực những hình ảnh đau thương,
cảnh tàn phá của bom đạn Mĩ trút xuống quê hương:
Giặc đổ quân sau rừng
Uỉ và đốt
Cây thở dài trên đất
Đóng đinh vào chân tóc
Bới rừng lên...
(Đường tới thành phố)



19

Cảm nhận về chiến tranh qua ngòi bút Hữu Thỉnh mỗi lúc một hiện lên
dữ dội hơn. Cùng với sự điên cuồng, dã man tàn bạo của quân thù là những
cảnh đau lòng của người dân trong vùng địch. Nhà thơ đau đớn khi phải
chứng kiến cuộc tàn sát đẫm máu của kẻ thù đối với đồng bào:
Thêm một người bị cắm cọc bêu đầu
Thêm một người bị lôi đi mất tích
Thêm một người bị chụp ảnh lăn tay
Thêm một làng bị quăng bom hủy diệt
(Đường tới thành phố)
Và biết bao mất mát hi sinh của đồng đội thân yêu cứ hiện lên xa xót
trong những vần thơ của ông:
Đồng chí bị thương trên xe
Đồng chí hi sinh trên xe
Có nắm cơm đã cháy thành than
Đen chỉ còn một nửa
Có dấu tay in lõm vào trong
Ngón tay bè của đồng chí lái xe
Các anh ăn nửa bữa trong ngày
Phần để dành
Làm ta day dứt mãi
(Đường tới thành phố)
Chi tiết “dấu tay in lõm vào trong” cứ làm xúc động lòng người mãi
không thôi. Chi tiết hằn in sự sống, hằn in ranh giới, mỏng manh, khắc nghiệt
giữa sự sống và cái chết. Thế mới biết cuộc chiến tranh là khốc liệt đến
nhường nào.
Cuộc đụng đầu lịch sử vô cùng ác liệt nhằm chống lại tên trùm sỏ đế
quốc tàn bạo, giàu có, nhiều phương tiện chiến tranh hiện đại vào bậc nhất ấy
buộc con người Việt Nam phải đứng lên với tầm cỡ phi thường, bộc lộ và

phát huy hết mọi khả năng và sức mạnh sáng tạo, lòng kiên nhẫn, tình yêu


×