Tải bản đầy đủ (.doc) (125 trang)

Không gian thời gian nghệ thuật trong trường ca của hữu thỉnh

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (1.08 MB, 125 trang )

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THANH THUÝ

KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

HÀ NỘI, 2016


BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG
ĐẠI HỌC SƯ PHẠM HÀ NỘI 2

NGUYỄN THỊ THANH THUÝ

KHÔNG GIAN - THỜI GIAN NGHỆ THUẬT
TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH
Chuyên ngành: Lí luận văn học
Mã số: 60 22 01 02

LUẬN VĂN THẠC SĨ
NGÔN NGỮ VÀ VĂN HÓA VIỆT NAM

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. Hà Công Tài

HÀ NỘI, 2016



LỜI CẢM ƠN
Trước hết, tôi xin cảm ơn chân thành PGS.TS Hà Công Tài - người
thầy trực tiếp hướng dẫn, tận tâm dìu dắt, chỉ bảo tạo điều kiện tốt nhất cho
tôi trong suốt quá trình thực hiện luận văn này.
Tôi xin chân thành cảm ơn các thầy cô trong tổ Lí luận văn học, các
thầy cô giáo khoa Ngữ văn, các thầy cô Phòng Sau đại học Trường Đại học
Sư phạm Hà Nội 2 đã giảng dạy, hướng dẫn, giúp đỡ tôi trong suốt quá trình
học tập, nghiên cứu.
Từ đáy lòng mình, tôi xin được cảm ơn, chia sẻ niềm vui này với gia
đình, bạn bè, đồng nghiệp - những người luôn ở bên tôi, giúp đỡ và động viên
kịp thời để tôi vững tâm nghiên cứu, hoàn thành luận văn.
Mặc dù đã có nhiều cố gắng song do khả năng của bản thân và điều
kiện nghiên cứu còn hạn chế nên luận văn không tránh khỏi những thiếu sót,
khuyết điểm. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp của quí thầy cô và
đồng nghiệp để chúng tôi rút kinh nghiệm và nâng cao hơn nữa trong quá
trình học tập và nghiên cứu.
Xin trân trọng cảm ơn !.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thúy


LỜI CAM ĐOAN
Tôi xin cam đoan bản luận văn này do tôi nghiên cứu và thực hiện dưới
sự hướng dẫn trực tiếp của PGS.TS Hà Công Tài.
Những tư liệu được sử dụng trong luận văn là trung thực được trích dẫn
và có tính kế thừa, phát triển từ các tài liệu, tạp chí, các công trình nghiên cứu
đã được công bố… với sự trân trọng.

Kết quả nghiên cứu này không hề trùng khít với bất kì công trình
nghiên cứu nào từng công bố.
Nếu sai, tôi xin hoàn toàn chịu trách nhiệm.
Hà Nội, ngày 26 tháng 11 năm 2016
Tác giả luận văn

Nguyễn Thị Thanh Thúy


MỤC LỤC
MỞ ĐẦU ....................................................................................................... 1
1. Lý do chọn đề tài ........................................................................................ 1
2. Lịch sử vấn đề ........................................................................................... 3
3. Mục đích nghiên cứu .............................................................................. 12
4. Nhiệm vụ nghiên cứu .............................................................................. 12
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu........................................................... 12
6. Phương pháp nghiên cứu......................................................................... 12
7. Đóng góp của luận văn............................................................................ 13
8. Cấu trúc của luận văn .............................................................................. 13
NỘI DUNG ................................................................................................. 14
Chương 1. KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN - THỜI GIAN TRONG TRƯỜNG
CA CỦA HỮU THỈNH ............................................................................... 14
1.1. Khái niệm không gian - thời gian nghệ thuật. ..................................... 14
1.1.1. Không gian nghệ thuật ....................................................................... 14
1.1.2. Thời gian nghệ thuật ......................................................................... 22
1.1.3 Mối quan hệ giữa không gian - thời gian............................................ 30
1.2. Trường ca của Hữu Thỉnh. ............................................................... 34
1.2.1. Cuộc đời và quan niệm sáng tạo của nhà thơ. ............................... 34
1.2.2. Những chủ đề cơ bản trong trường ca của Hữu Thỉnh ................... 37
Chương 2. KHÔNG GIAN TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH... 48

2.1. Không gian thiên nhiên ........................................................................ 48
2.2 Không gian cư trú.................................................................................. 60
2.3 Không gian chiến trận ........................................................................... 65
Chương 3 . THỜI GIAN TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH ..... 74
3.1. Thời gian tâm lý và những tương quan ................................................ 74
3.2. Thời gian lịch sử .................................................................................. 84


3.3. Thời gian đời người.............................................................................. 91
KẾT LUẬN................................................................................................ 115
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO .................................................... 117


1

MỞ ĐẦU
1. Lý do chọn đề tài
1.1 Trong số các nhà thơ trực tiếp tham gia chiến đấu và trưởng thành
giai đoạn kháng chiến chống Mỹ, Hữu Thỉnh là một nhà thơ có phong cách
riêng khá độc đáo. Những nhà thơ thuộc thế hệ trước hay cùng thời với ông
như ở Thu Bồn, Phạm Tiến Duật, Nguyễn Duy… đã được tìm hiểu một cách
có hệ thống qua một số công trình nghiên cứu trong những năm gần đây.
Trong khi đó, nghệ thuật thơ và trường ca của Hữu Thỉnh, mặc dù đã được tìm
hiểu qua một vài công trình, một số bài viết, nhưng nhìn chung vẫn chưa có
một công trình mang tính hệ thống, nghiên cứu một cánh sâu sắc, toàn diện.
Thiết nghĩ, việc tìm hiểu một nhà thơ đã từng được biết đến từ rất sớm và đã
có những đóng góp nhất định cho nền văn học dân tộc nói chung và thơ ca
hiện đại nói riêng như Hữu Thỉnh trong tình hình hiện nay là công việc cần
thiết. Việc làm này về mặt khoa học cho phép chúng ta có cái nhìn bao quát,
toàn diện hơn về thơ và trường ca của Hữu Thỉnh; nhận ra được đặc trưng

phong cách riêng và vị trí của nhà thơ trong nền văn học nước nhà
Tiếp cận không gian- thời gian nghệ thuật là hướng tiếp cận quan
trọng và hiệu quả của thi pháp học hiện đại. Bởi không gian và thời gian
nghệ thuật vừa là hình thức tồn tại của hình tượng, vừa là hình thức mang
tính quan niệm thể hiện đặc điểm tư duy nghệ thuật và khả năng chiếm lĩnh
hiện thực của văn học.
Tìm hiểu không gian - thời gian nghệ thuật trong thơ nói chung, trong
trường ca của Hữu Thỉnh nói riêng như là một phương tiện nghệ thuật
không chỉ cho thấy cấu trúc tác phẩm mà còn giúp người đọc nhận ra nguồn
cảm hứng sáng tạo, cảm thức tồn tại của con người trước cuộc đời với bao ý
nghĩa của đời sống nhân sinh. “Cái tâm của nhà thơ càng nặng nỗi đời thì


2

sự khắc khoải trước thời gian càng lớn” “...mỗi tác giả là cả một thế giới
không gian với những hình thù, đường nét, màu sắc khác nhau”.
1.2 - Hữu Thỉnh là một nhà thơ trưởng thành trong những năm cuối
của cuộc kháng chiến chống Mỹ cứu nước vĩ đại của dân tộc, và là nhà thơ
sớm khẳng định mình qua các giải thưởng văn học. Ba tập trường ca của
Hữu Thỉnh đều đạt các giải: Sức bền của đất đạt giải A cuộc thi thơ năm
1975-1976, Trường ca biển được tặng giải thưởng xuất sắc của Bộ quốc
phòng năm 1994, Đường tới thành phố đạt giải A của Hội nhà văn Việt
Nam năm 1995. Hữu Thỉnh cùng thời với Phạm Tiến Duật, Thanh Thảo,
Nguyễn Duy, Lâm Thị Mỹ Dạ... Trong hơn ba mươi năm cầm bút, Hữu
Thỉnh đã sáng tác 5 tập thơ và 3 trường ca (Sức bền của đất, Đường tới
thành phố, Trường ca biển) được viết trong vòng 20 năm (1975-1995) mà
tác giả đã nung nấu từ những năm cuối cuộc chiến tranh chống Mĩ. Hiện
thực chiến tranh, cuộc sống của người lính dội vào tâm trí tác giả đến mức
vượt ra khỏi một thời đoạn, một đề tài. Tác phẩm của Hữu Thỉnh vừa mang

những đặc điểm chung của thơ ca chống Mỹ, vừa có những nét độc đáo
riêng về cảm hứng, thi pháp.
1.3 - Khi kết thúc chiến tranh, bom đạn đã đi qua, nhà thơ từ giã màu
xanh áo lính trở về với cuộc sống thường ngày. Ngòi bút của ông tiếp tục
hướng vào cuộc hành trình trở về với Trường ca biển, với Sức bền của đất,
với Đường tới thành phố. Tất cả đều vang lên âm hưởng của một khúc ca
hào hùng, dữ dội của người lính. Họ phải chịu đựng hy sinh, mất mát, gian
khổ trong cảm giác thiệt thòi như “dòng sông hóa thạch” cặm cụi và lặng lẽ.
Hòa mình vào trong công cuộc xây dựng đất nước sau chiến tranh, nhưng
ngòi bút của Hữu Thỉnh hướng vào cuộc hành trình đi tìm những giá trị
nhân bản mà cuộc sống sau chiến tranh đã làm mờ nhạt ít nhiều.


3

Vì lí do trên, chúng tôi chọn đề tài: Không gian -thời gian trong trường
ca của Hữu Thỉnh làm đề tài nghiên cứu cho luận văn của mình.
2. Lịch sử vấn đề
Hữu Thỉnh là một trong những người có đóng góp nhiều và chiếm
một vị trí quan trọng đối với thể loại trường ca. Ở thể loại này Hữu Thỉnh
đã đạt được những thành tựu đáng ghi nhận. Trường ca của ông không
những nhiều về số lượng mà còn đạt giá trị về chất lượng. Hữu Thỉnh đã
thành công trong việc khái quát tổng hợp về một giai đoạn lịch sử, về nhiều
mặt của đời sống, về thế giới khách quan rộng lớn và chiều sâu tâm lý con
người..., vì vậy mà trường ca của Hữu Thỉnh là một dấu ấn nổi bật trong sự
nghiệp sáng tác của ông. Chính những bản trường ca này đã khẳng định tư
duy khái quát, đồng thời cũng nói lên được tầm vóc của nhà thơ không chỉ
dừng lại ở cái tôi cá nhân mà còn được thể hiện trong cái tôi chung của
cộng đồng, của cả một dân tộc.
Sáng tác của Hữu Thỉnh là một trong những đề tài nghiên cứu hấp

dẫn trên văn đàn trong hơn hai thập kỷ qua, đã có nhiều bài viết, nhiều ý
kiến, chuyên luận, luận văn viết về thơ và trường ca của Hữu Thỉnh. Nhiều
ý kiến nhận xét, đánh giá mang tầm khái quát về phong cách nghệ thuật thơ
Hữu Thỉnh.
Theo nhiều nhà nghiên cứu nhận định không gian - thời gian không chỉ
là biểu hiện quan niệm của tác giả về vũ trụ, nhân sinh mà còn được xử lý
“như một hình thức để kiến tạo nên tác phẩm cụ thể” Hệ thống lý thuyết thi
pháp học hiện đại đã chỉ ra rằng “Thời gian nghệ thuật là hình thức nội tại
của hình tượng nghệ thuật”. Bên cạnh đó, không gian nghệ thuật cũng là
cách thức con người tìm thấy sự tồn tại của mình trong thế giới. Tác phẩm
nghệ thuật luôn cho thấy những điểm nhìn và cảm thức, từ đó hé mở tư duy
nghệ thuật và phẩm tính con người tác giả.


4

Theo Pospelov, “Văn học nghệ thuật thì trái lại... chủ yếu thể hiện
các quá trình đời sống diễn ra trong thời gian, tức là hoạt động sống của
con người gắn liền với chuỗi cảm thụ, suy nghĩ, hành vi, sự kiện” - khẳng
định sự tồn tại của yếu tố thời gian trong văn chương như một hiện tượng
khách quan, một đặc trưng loại hình.
Likhachev trong Thế giới bên trong của tác phẩm văn học cho rằng
thời gian nghệ thuật là nhân tố nằm trong mạng lưới các tác phẩm văn học,
khiến quan niệm triết học về thời gain phải phục vụ cho những nhiệm vụ
nghệ thuật của nó.
Trong Những vẫn đề thi pháp Dostoievsski, M.Bakhtin khi xây dựng
mô hình lí thuyết thi pháp của ông đã xem xét thế giới của nhân vật với
không gian, thời gian mà ở đó không gian chiếm ưu thế hơn thời gian.
Yếu tố không gian - thời gian nghệ thuật trong văn chương tuy có
những điểm chung những vẫn có những nét khác biệt giữa văn xuôi và thơ

ca. Vì vậy trong nghiên cứu thi pháp học đã có sự phân biệt. Nếu trong văn
xuôi thời gian gồm hai lớp - thời gian trần thuật và thời gian được trần thuật
- thì thời gian trong thơ ca nghiêng về thời gian tâm lí không gian trong thơ
ca cũng không xác định dễ dàng như trong văn xuôi, có nhiều lớp, nhưng
đặc biệt nhấn mạnh đến kiểu “không gian con người” - chuyển dịch đổi
thay, biến hình bởi nhiều yếu tố chi phối. Theo Hoàng Trinh, “Đứng về
phía kết cấu, người ta xếp thơ vào loại phạm trù thẩm mỹ không gian - thời
gian hỗn hợp”.
Ở Việt Nam, Trần Đình Sử là một trong những người đầu tiền mở ra
hướng nghiên cứu mới cho thi pháp học. Ông đã đề cập đến yếu tố thời gian không gian nghệ thuật trong công trình Thi pháp thơ Tố Hữu (1987):
- “Khó mà hiểu được con người nếu không hiểu được không gian tồn
tại trong nó” - “Thời gian nghệ thuật trong văn học không phải là đơn giản


5

chỉ là quan điểm của tác giả về thời gian, mà là một hình tượng thời gian
sinh động, gợi cảm, là sự cảm thụ, ý thức về thời gian được dùng làm hình
thức nghệ thuật để phản ánh hiện thực, tổ chức tác phẩm” - “Sự cảm thụ
thời gian gắn liền ý thức về ý nghĩa của cuộc đời” - “... ý thức về thời gian
là ý thức về sự tồn tại của con người, phát hiện về thời gian giúp con người
ta nhận thức sâu hơn về cuộc sống” Trong cuốn Những thế giới nghệ thuật
thơ (1997) tập hợp một số nghiên cứu, tác giả Trần Đình Sử cũng đưa lại các
bài viết về không gian và thời gian nghệ thuật trong Truyện Kiều (nghiên cứu
từ những năm 1983, 1991).
Trong bài viết đọc Đường tới thành phố in trên tạp chí Văn nghệ
Quân đội số 43 năm 1997 nhà thơ Vũ Quần Phương đã phát hiện “Hữu
Thỉnh không xây dựng những tính cách hoàn chỉnh, anh chỉ dừng lại đi sâu
vào một vài tâm trạng, một vài mẫu người. Phần xúc động nhất và tạo nên
tầm khái quát của trường ca chính là những mẫu người đó...”. Thiếu Mai

cũng có những nhận xét khá tinh tế về nhiều phương diện trong bài viết
Hữu Thỉnh trên đường tới thành phố, in trên báo Văn nghệ Quân đội số 31980: “Cảm xúc dạt dào, phong phú và mạnh mẽ là chỗ mạnh của Hữu
Thỉnh... Trong lòng cuộc chống Mỹ vĩ đại của nhân dân, Hữu Thỉnh thường
nghĩ về những vấn đề lớn lao của đất nước, của thời đại anh đi. Anh khao
khát thơ mình lí giải được điều đó... Thành công chủ yếu nhất của Hữu
Thỉnh cũng chính là thể hiện vừa sâu, vừa tỉnh, vừa khái quát, vừa tỉ mỉ, chí
lí những tình cảm, suy ngẫm của người chiến sĩ trong cuộc chiến đấu chống
Mỹ, cái vững của ngòi bút Hữu Thỉnh là miêu tả trực diện những tổn thất
mà tác phẩm vẫn không chìm xuống trong không khí bi đát, trái lại vẫn thấy
được xu thế tiến lên của cuộc chiến đấu...”. Sau Sức bền của đất, Đường tới
thành phố, Trường ca Biển là bức tranh hoành tráng, tập thể về những
người lính trên đảo xa, sự cô đúc một thế giới đảo điên, khắc nghiệt và đầy


6

nghịch lý, làm nổi bật một cách lung linh và góc cạnh số phận những con
người trả giá đến cùng để giữ lấy cho cuộc sống một ý nghĩa, một diện mạo
văn hóa, một thế giới riêng biệt, một đội ngũ bền vững để chống lại sự cô
đơn và sự hòa tan. Số phận họ là hiện thân của số phận dân tộc trong những
thử thách lịch sử cuối thế kỷ mà nổi bật là thử thách về vấn đề ranh giới.
Lưu Khánh Thơ trong “Hữu Thỉnh một phong cách thơ sáng tạo” in
trên Tạp chí Văn học số 2 năm 1988, cho rằng hình tượng người lính và
hiện thực lớn lao, sôi động của cuộc kháng chiến giải phóng dân tộc là
nguồn cảm hứng chủ đạo cho sáng tác của Hữu Thỉnh. Nhà thơ cũng đã tiếp
thu được ở truyền thống thơ ca dân tộc, ở cách nói, cách ví von so sánh, ở
cách tư duy, liên tưởng độc đáo để làm nên những sáng tạo thơ ca có sức
sống lâu bền. Thơ ông trở nên đa nghĩa, hàm ẩn, mới lạ, bất ngờ trong cảm
xúc. Đường tới thành phố, Sức bền của đất được nhiều người yêu mến
chính là những chiều sâu của sự suy nghĩ và dạt dào cảm xúc. “Hữu Thỉnh

cảm nhận rõ qua cuộc sống của chính mình, của những người thân nơi quê
hương, sức mạnh đã làm nên chiến thắng. Trước những vấn đề lớn của đất
nước, Hữu Thỉnh đã góp phần phản ánh và lí giải bằng một cách nói riêng,
giản dị mà sâu lắng” và đất trong thơ Hữu Thỉnh “là biểu tượng của một cái gì
rộng lớn hơn, như nhân dân, như Tổ quốc”. Phong cảnh thiên nhiên đơn sơ
như cỏ rơm, hoa, lá được truyền vào một sự sống mới, giàu sức biểu hiện.
Bài “Thư gửi mùa đông của Hữu Thỉnh” của tác giả Trần Mạnh Hảo
in trên báo Văn nghệ Quân đội số 4/1996 đã đánh giá về những sáng tác độc
đáo của Hữu Thỉnh qua tập thơ Thư mùa đông như thơ kiệm lời, hàm súc,
hồn nhiên đan xen với những yếu tố triết lý sâu sắc. Điều đáng chú ý là bài
viết đã nhận ra được chất đồng quê, sự hồn nhiên và cả nỗi cô đơn, đau
buồn của thơ Hữu Thỉnh. Đến tập thơ Thương lượng với thời gian, thơ ông
có một bước đột phá mới bởi nó đặc biệt quan tâm tới vấn đề đời tư, thế sự,


7

những trăn trở, suy tư và trải nghiệm của một hồn thơ nặng lòng với đời.
Trần Mạnh Hảo cũng đã viết: “Hữu Thỉnh và Thanh Thảo là cái gạch nối
của nền thơ ca chống Mỹ sang thời bình. Sau 1975, cùng với Nguyễn Duy
họ đưa thơ tiến về phía trước với những bước tiến ngoạn mục, đa dạng và
phong phú”.
Năm 1999 trên Tạp chí Văn học số 12 nhà nghiên cứu Lý Hoài Thu
có bài “Thơ Hữu Thỉnh - một hướng tìm tòi và sáng tạo từ dân tộc đến hiện
đại”. Bài viết đã đưa ra những minh chứng cho ý kiến “luôn biết đào sâu,
khai thác cái hay cái đẹp, cái dân gian, dân tộc”, “cách tân” “sáng tạo cái
mới”, đó là một sự khái quát đầy đủ và sâu sắc về những nét đặc sắc, độc
đáo và những đóng góp cho nền thi ca đương đại của thơ Hữu Thỉnh. Tác
giả đã khái quát và đưa ra nhận xét về phong cách nghệ thuật thơ Hữu
Thỉnh là sự hòa quyện nhuần nhụy giữa yếu tố truyền thống và hiện đại, có

sức lôi cuốn để “tạc dựng thành một hình tượng dân tộc Việt Nam bất tử”,
giữa trữ tình và triết luận, giữa những hình ảnh gần gũi bình dị với những ý
tứ sâu xa.
Nhà phê bình Vũ Nho trong Vài cảm nhận về Thương lượng với thời
gian của Hữu Thỉnh đã chỉ ra một Hữu Thỉnh thể hiện được bản lĩnh của
một nhà thơ có tầm vóc, được nhiều bạn đọc yêu thích, ngưỡng mộ. Những
vần thơ của ông đã làm say đắm biết bao thế hệ bạn đọc bởi những cảm
nhận rất tinh tế và tài hoa. Trong ông không còn cái bồng bột mạnh mẽ, tinh
tế của buổi đầu biết yêu, nhưng tình yêu ấy lại được cảm nhận theo những
mùi vị riêng.
Bài viết “Thơ Hữu Thỉnh” của tác giả Vũ Nho Thìn in trong “Đi giữa
miền thơ” năm 2001 cũng đã nhận xét đánh giá bao quát về thơ Hữu Thỉnh
nhưng vẫn chưa đánh giá và nhận xét về trường ca Sức bền của đất (Giải A


8

về thơ của Báo Văn nghệ (1975-1976)- tác phẩm đánh dấu sự trưởng thành
của hồn thơ chiến sỹ Hữu Thỉnh.
Năm 2001 nhà phê bình Vũ Nho có bài Sức bền của một ngòi bút, in
trên Tạp chí Diễn đàn Văn nghệ Việt Nam đã cho rằng: Thơ Hữu Thỉnh đẹp
một vẻ đa dạng. Ban đầu là sự hồn nhiên, tươi tắn, tinh tế của một người
lính trẻ. Sau là những chiêm nghiệm, suy tư, trăn trở của người lính từng
trải. Rồi từ một niềm tin tuyệt đối đến chỗ có lúc phân vân, hoang mang
nhưng vẫn kiên trì “tin, sau cay đắng vẫn tin”. Bên cạnh vẻ đẹp của những
người lính trong chiến tranh là vẻ đẹp của quê hương, đất nước, vẻ đẹp bình
dị của làng quê với những cỏ hội hè, cau ấp bẹ, cây rơm gầy, cuốc kêu
ngoài bến xa, bầu trời giàn mướp…
Năm 2014 nhà nghiên cứu phê bình văn học Lí Hoài Thu lại có bài
“Cây như là sinh mệnh thứ hai của Hữu Thỉnh” đăng trên tạp chí Nghiên

cứu văn học số 12 đã khẳng định: “Trong thế giới nghệ thuật thơ Hữu
Thỉnh, hình cây bóng lá là một kiểu nhân vật trữ tình chứa đựng nhiều cung
bậc tình cảm, những vui buồn riêng tư và nỗi niềm nhân thế”
Tác giả Nguyễn Trọng Tạo trong cuốn “Văn chương cảm và luận”
in năm 1998 có bài “Hữu Thỉnh, thành phố hồn quê” cũng đã đánh giá rất
cao yếu tố truyền thống, yếu tố đồng quê Bắc Bộ trong những sáng tác của
Hữu Thỉnh. Ông cho rằng chính những yếu tố dân gian và truyền thống của
dân tộc đã làm nên phong cách và khẳng định vị thế của thơ Hữu Thỉnh trên
thi đàn đương đại.
Nhà nghiên cứu Nguyễn Đăng Điệp viết bài “Hữu Thỉnh và quá trình
đổi mới thơ” in trên Tạp chí Văn học số 9 năm 2003. Tác giả đã đi sâu vào
những quan niệm và ý thức đổi mới thơ của Hữu Thỉnh. Tác giả cho rằng
Hữu Thỉnh đã viết thơ gần gũi, bình dị và chân thực để gần với đời sống


9

thường nhật, chú trọng phản ánh đời sống với những suy tư, trăn trở, triết
luận, chính điều đó làm nên sức lôi cuốn kì diệu của thơ Hữu Thỉnh.
Ngoài những bài viết tiêu biểu trên, gần đây thơ Hữu Thỉnh đã trở
thành đề tài nghiên cứu của nhiều chuyên luận, luận văn. Chuyên luận: Thi
pháp thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Nguyên Tản do Nhà xuất bản Hà Nội xuất
bản năm
2005 đã khảo cứu khá toàn diện những sáng tác của Hữu Thỉnh nhìn từ góc độ
thi pháp. Những chặng đường thơ Hữu Thỉnh của Nguyễn Minh Phương;
Thế giới nghệ thuật thơ Hữu Thỉnh qua hai tập thơ Thư mùa đông và Thương
lượng với thời gian của Nguyễn Thị Ngọc Linh.
Trong Thi pháp thơ Hữu Thỉnh, Nguyễn Nguyên Tản trình bày những
biểu hiện của không gian nghệ thuật và thời gian nghệ thuật trong thơ Hữu
Thỉnh.

Về không gian nghệ thuật tác giả khảo sát các dạng không gian nghệ
thuật cụ thể như: không gian con đường; không gian thiên nhiên, đất nước;
không gian làng quê và một số dạng không gian khác. Thứ nhất: không gian
con đường, Nguyễn Nguyên Tản tiếp cận đối tượng của mình bằng cách
chia nhỏ nó thành hai dạng cơ bản: con đường trong thời chiến và trong thời
bình. Trong thời chiến không gian con đường trước hết là những con đường
cụ thể trên những nẻo trường xung trận của người lính. Đó có thể là con
đường đầy chông gai, gian khổ, nhưng cũng không vắng bóng niềm vui,
những âm thanh rộn rã, những màu sắc rợn ngợp hết lòng cổ vũ cho người
chiến sĩ cách mạng. Một cách cụ thể, “con đường trong trường ca Đường
tới thành phố là con đường vận động có hướng của tập thể người lính” để
“trở thành biểu tượng khái quát cho bước trưởng thành của quân đội cách
mạng. Mỗi địa danh trên con đường ấy như những cột mốc trên chặng
đường giải phóng nhân dân, gợi lên chiều sâu lịch sử”.Trong giai đoạn thời
bình, không gian con đường cũng có những biểu hiện khá rõ nét của nó.


10

“Trong Trường ca biển có con đường từ đất liền đến các đảo xa. Con đường
mà người lính trải qua từ tuổi thơ tràn đầy kỉ niệm, qua những năm tháng ở
chiến trường đánh Mỹ đến khi làm người lính đảo, mang ý nghĩa điển hình
cho một thế hệ con người”.
Còn “con đường trong Thơ mùa đông là đường đời, con đường của
nhà thơ với tư cách một cá nhân - đi tìm người, tìm tri âm tri kỉ, tìm cái đẹp
và cái thiện như mơ ước và quan niệm của mình”. Tác giả còn chỉ rõ những
điểm khác biệt cơ bản về chất của không gian con đường trong hai giai
đoạn sáng tác này “So với con đường viết trong chiến tranh, con đường
trong thơ viết vào thời bình, tính chất cụ thể ít đi, tính ước lệ tăng lên” Theo
Nguyễn Nguyên Tản, không gian thiên nhiên nổi bật nhất trong thơ Hữu

Thỉnh là không gian rừng và biển. Trong đó, việc nhân hóa không gian rừng
núi Trường Sơn là nét đặc trưng quan trọng nhất của dạng không gian này
cũng như tính ước lệ, tượng trưng là trái tim của dạng không gian biển.
Tiếp thu một số ý kiến nhận xét về không gian làng quê trong thơ Hữu
Thỉnh, Nguyễn Nguyễn Tản cũng cho rằng nét đặc trưng dễ nhận biết nhất
của không gian làng quê trong thơ Hữu Thỉnh là những yếu tố mang đậm
màu sắc của hồn quê đồng bằng trung du Bắc Bộ (từ khung cảnh thiên
nhiên đến đồ vật, cây cối). Tác giả cũng chỉ ra được mối liên đối âm thầm
nhưng vô cùng hiệu quả của dạng không gian này với các dạng không gian
khác như: chiến trường, hải đảo,… để chỉ ra những giá trị thiết thực của
chúng trong việc thể hiện tư tưởng chủ đề. Bên cạnh ba dạng không gian
chính yếu trên, người viết còn dẫn chúng ta lướt qua một sô biểu tượng
không gian khác như hình tượng cỏ, gốc sim, đất đai, ngọn lửa.
Thời gian nghệ thuật được tác giả biểu hiện trên hai phương diện:
trong thơ trữ tình sử thi và trong thơ trữ tình thế sự. Vấn đề này được giải
mã ở ba khía cạnh then chốt của nó: điểm nhìn trần thuật, thời gian đồng


11

hiện và nhịp độ trần thuật Điểm nhìn trần thuật, trên cơ sở phân tích và
chứng minh cụ thể, tác giả đã đưa ra những mô hình chung nhất của điểm
nhìn nghệ thuật trong thơ Hữu Thỉnh và chốt lại những điểm nhấn sinh
động đó bằng một nhận xét mang tính kết luận “Sự miêu tả, trần thuật trong
thơ Hữu Thỉnh có một điểm chung là bao giờ cũng bắt đầu từ một điểm
nhìn hiện tại. Anh thường chọn một mốc thời gian nào đó của hiện tại rồi từ
đó ngược dòng quá khứ hồi tưởng và liên tưởng; thời gian quá khứ được tái
hiện bao giờ cũng được quy kết về cái mốc hiện tại đó. Từ cái mốc đã cắm
anh tiếp tục triển khai “cái hiện tại tiếp diễn” cho đến đích của sự kiện”
Thời gian đồng hiện: Đồng hiện quá khứ với hiện tại đã trở thành thủ pháp

chính trong miêu tả nhân vật ở các trường ca và thơ trữ tình của Hữu
ThỉnhVà “trong sự kết hợp giữa quá khứ hiện tại và tương lai nhìn chung ở
các trường ca Hữu Thỉnh, thời gian hiện tại thường chiếm vị trí ưu tiên,
nhưng không phải là cái hiện tại đứng yên mà là hiện tại đang vận động
Tài năng của Hữu Thỉnh được khẳng định bởi một loạt các giải
thưởng thơ mà ông đoạt được. Với nhiều giải thưởng văn học có giá trị,
Hữu Thỉnh là nhà thơ có sức tìm tòi sáng tạo nghệ thuật bền bỉ. Ông luôn
có những khám phá mới, thú vị trên con đường nghệ thuật. Thơ nói chung
và trường ca nói riêng của ông có chiều sâu về nội dung, giàu chất thơ và
tính nhạc nên đã tạo sự lôi cuốn và hấp dẫn đối với bạn đọc. Qua sự sàng
lọc của thời gian, các tác phẩm của ông vẫn tìm được chỗ đứng trong lòng
độc giả và lọt vào “con mắt xanh” của những nhà nghiên cứu. Các tác giả
đã chỉ ra nét hấp dẫn kì lạ trong thơ Hữu Thỉnh được bắt nguồn từ sự kết
hợp giữa yếu tố truyền thống và yếu tố hiện đại, thể hiện rõ ý thức luôn biết
chủ động “khai thác cái hay, cái đẹp của dân gian, của dân tộc, vừa biết dồn
tâm lực, tài năng cho việc tìm kiếm sáng tạo cái mới”.


12

Tiếp nối những công trình đã có, luận văn đi vào nghiên cứu, tìm hiểu
“Không gian - thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh” để có một cái
nhìn toàn diện về quá trình sáng tạo nghệ thuật của Hữu Thỉnh. Trên cơ sở
đó người viết mong góp tiếng nói nhỏ bé của mình cùng với các bài viết,
các công trình nghiên cứu đã có để khẳng định đầy đủ, sâu sắc hơn sự
nghiệp thơ nói chung và trường ca nói riêng của Hữu Thỉnh.
3. Mục đích nghiên cứu
Phân tích cách chiếm lĩnh hiện thực qua không gian - thời gian trong
trường ca của Hữu Thỉnh, luận văn chỉ ra được đặc điểm thi pháp, cá tính
sáng tạo và phong cách độc đạo của nhà thơ. Từ đó góp phần khẳng định

những đóng góp, giá trị và vị thế của Hữu Thỉnh trong thơ ca đương đại
Việt Nam.
4. Nhiệm vụ nghiên cứu
Dựa vào cơ sở lí thuyết thi pháp học về không gian - thời gian trong
văn học để tìm tòi, phát hiện những phương diện độc đáo và vai trò của yếu
tố không gian - thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh.
5. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu
5.1. Đối tượng nghiên cứu.
Luận văn đi sâu nghiên cứu “Không gian - thời nghệ trong trường ca
của Hữu Thỉnh”.
5.2. Phạm vi nghiên cứu.
Trường ca của Hữu Thỉnh Sức bền của đất, Đường tới thành phố,
Trường ca Biển và trường ca của một số nhà thơ cùng thời: Thanh Thảo,
Nguyễn Khoa Điềm... để so sánh làm nổi bật các luận điểm trong luận văn.
6. Phương pháp nghiên cứu
Để nghiên cứu đề tài trên chúng tôi đã sử dụng một số phương pháp
nghiên cứu sau:


13

- Phương pháp tiếp cận thi pháp học: Tiếp cận theo lí thuyết thi pháp
học nhằm tìm hiểu các bình diện không gian, thời gian trong trường ca của
Hữu Thỉnh.
- Phương pháp phân tích tổng hợp
- Phương pháp so sánh: So sánh các đặc điểm về không gian, thời
gian trong trường ca của Hữu Thỉnh với không gian - thời gian trong thơ
của một số tác giả để thấy cái riêng độc đáo trong sáng tác thơ ca của Hữu
Thỉnh.
7. Đóng góp của luận văn

- Luận văn nghiên cứu Không gian - thời gian trong trường ca của
Hữu Thỉnh ở từng cấp độ, để làm cơ sở cho việc khám phá thơ và trường ca
của Hữu Thỉnh trên bình diện tổng thể, toàn diện.
- Lần đầu tiên không gian thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh
được tiếp cận một cách toàn diện, sâu sắc. Góp phần khẳng định vai trò, vị
trí của Hữu Thỉnh trong nền thơ ca hiện đại Việt Nam.
8. Cấu trúc của luận văn
Ngoài phần Mở đầu, Kết luận và Tài liệu tham khảo, luận văn gồm 3
chương:
Chương 1: Không gian- thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh
Chương 2: Không gian trong trường ca của Hữu Thỉnh
Chương 3: Thời gian trong trường ca của Hữu Thỉnh


14

NỘI DUNG
Chương 1
KHÁI NIỆM KHÔNG GIAN - THỜI GIAN
TRONG TRƯỜNG CA CỦA HỮU THỈNH
1.1. Khái niệm không gian - thời gian nghệ thuật
1.1.1. Không gian nghệ thuật
Không gian là hình thức tồn tại của vật chất trong thế giới, là phương
thức tồn tại của con người giữa cuộc đời. Từ điển thuật ngữ văn học định
nghĩa:“Trong văn học nghệ thuật, không gian nghệ thuật chính là hình thức
tồn tại của hình tượng” Nếu như thời gian nghệ thuật không tồn tại trong
thời gian vật chất thì không gian nghệ thuật cũng không phải là không gian
vật lý. “Không gian nghệ thuật là hình thức bên trong của hình tượng nghệ
thuật thể hiện tính chỉnh thể của nó. Sự miêu tả, trần thuật trong nghệ thuật
bao giờ cũng xuất phát từ một điểm nhìn, diễn ra trong một trường nhìn

nhất định, ... Không gian nghệ thuật gắn với về không gian, mang tính chủ
quan... chẳng những cho thấy cấu trú nội tại của tác phẩm văn học mà còn
cho thấy quan niệm về thế giới, chiều sâu cảm thụ của tác giả hay của một
giai đoạn văn học”
Không gian nghệ thuật là một trong những yếu tố quan trọng của
nghiên cứu thi pháp học, bên cạnh các yếu tố như quan niệm nghệ thuật về
con người, thời gian nghệ thuật, tác giả... Không gian nghệ thuật là hình
thức tồn tại của tác phẩm chứa đựng những quan niệm về thế giới, là
phương thức chiếm lĩnh thế giới của nhà văn. Nó không những cho thấy cấu
trúc nội tại của hình tượng văn học mà còn cho thấy quan niệm về thế giới,
chiều sâu cảm thụ của một tác giả hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp


15

cơ sở khách quan để khám phá tính độc đáo của tác phẩm cũng như nghiên
cứu loại hình của hiện tượng nghệ thuật.
Không gian nghệ thuật trong tác phẩm cũng là một vấn đề được bàn
tới từ lâu, tuy nhiên các quan điểm đều gặp gỡ nhau trong quan niệm cho
rằng: không gian nghệ thuật không đồng nhất với không gian hiện thực. Đó
là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con người đang sống, đang cảm thấy
vị trí, số phận của mình trong không gian đó. Không gian nghệ thuật là một
yếu tố quan trong thuộc hình thức tồn tại của thế giới nghệ thuật
Trong thi pháp học, khái niệm không gian nghệ thuật là: "một phạm
trù của hình thức nghệ thuật, là phương thức tồn tại và phát triển của thế
giới nghệ thuật. Nếu thế giới nghệ thuật là thế giới của cái nhìn và mang ý
nghĩa thì không gian nghệ thuật là trường nhìn mở ra từ một điểm nhìn,
cách nhìn" [18]. Không có hình tượng nghệ thuật nào lại không có không
gian nghệ thuật và không có một nhân vật nào lại không tồn tại trong một
nền cảnh nhất dịnh nào đó. Ngay bản thân người kể chuyện cũng nhìn nhận

sự việc trong một khoảng cạch, một góc nhìn nhất định.
Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo của người nghệ sĩ nhằm
biểu hiện con người và thể hiện quan điểm nhất định về cuộc sống. Do đó
không thể đồng nhất không gian trong tác phẩm văn học với không gian địa
lí, không gian vật lí được. Trong Thi pháp Truyện Kiều, Trần Đình Sử nhận
xét: "Không gian nghệ thuật là mô hình nghệ thuật về thế giới mà con
người đang sống, đang cảm thấy vị trí, số phận của mình trong đóvà góp
phần biểu hiện cho quan niệm ấy... Không gian nghệ thuật có thể xem là
không quyển tinh thần bao bọc cảm hứng của con người, là hiện tượng tâm
linh nội cảm chứ không phải là hiện tượng vật lí hay tâm lí". Ở các tác
phẩm không gian nghệ thuật là bối cảnh tự nhiên nhưng cũng là ý dồ sáng
tạo của người nghệ sĩ. Không gian nghệ thuật luôn chứa đựng trong lòng nó


16

cảnh huống con người và xã hội nhằm thể hiện một quan điểm nhất định về
cuộc sống. Do đó không thể quy không gian nghệ thuật về sự phản ánh giản
đơn không gian địa lí hay không gian vật lí, vật chất. Và đúng như Từ điển
thuật ngữ văn học đã nhận định: "Ngoài không gian vật thể còn có không
gian tâm tưởng"
Trong cuốn Dẫn luẫn thi pháp học, Trần Đình Sử còn cho rằng
"Không gian nghệ thuật là một hiện tượng khép kín như không gian trò
chơi". Luật chơi ở đây nằm trong quy ước chung giữa tác giả và người đọc,
do tác giả đề xuất và người đọc đồng cảm. Không gian nghệ thuật trong tác
phẩm văn học có tác dụng mô hình hóa các mối quan hệ của bức tranh thế
giới như: tôn giáo, đạo đức, xã hội, pháp luật...Không gian nghệ thuật có
thể mang tính địa điểm, tính phân giới, tính cản trở...Nó cho thấy cấu trúc
bên trong của tác phẩm văn học, các ngôn ngữ tượng trưng, quan niệm về
thế giới, chiều sâu cảm thụ hay một giai đoạn văn học. Nó cung cấp cơ sở

khách quan để khám phá tính độc đáo cũng như nghiên cứu loại hình của
các hình tượng nghệ thuật.
Thế giới không gian nghệ thuật có thể chia thành hai tiểu không gian,
giữa các tiểu không gian có đường ranh giới có thể hoặc không thể vượt qua.
Theo IU.Lotman, đó có thể là không gian điểm (địa điểm, địa danh), không
gian tuyến hoặc không gian mặt phẳng... Không gian điểm được xác định
bằng các giới hạn và tính chất chức năng của nó. Chẳng hạn như không gian
quảng trường có tính chất công đồng; không gian bãi chiến trường là không
gian chiến đấu; không gian ngôi nhà là nơi diễn ra các sinh hoạt riêng tư,
không gian tuyến, không gian mặt phẳng lại có thể vượt ra chiều rộng hoặc
chiều thẳng đứng; không gian tuyến tính có thể hướng ra chiều dài như con
đường, đường đời như trong thơ Tố Hữu hay Truyện Kiều.


17

Mỗi loại hình nghệ thuật có cách tái hiện không gian riêng. Nếu hội
họa và điêu khắc miêu tả các sự vật một cách tĩnh tại thì trong việc chiếm
lĩnh không gian nghệ thuật văn học lại có ưu thế vượt trội. Bằng phương
tiện đặc biệt là ngôn từ, văn học có khả năng chuyển dịch từ bức tranh này
sang bức tranh khác một cách nhanh chóng lạ thường, dễ dàng đưa người
đọc vào những miền không gian khác nhau.
Theo Trần Đình Sử, “Không gian nghệ thuật là sản phẩm sáng tạo
của nhà nghệ sĩ nhằm biểu hiện con người và thể hiện một quan niệm nhất
định về cuộc sống, do đó không thể quy nó về không gian địa lí hay không
gian vật lí, vật chất”. Chính vì thuộc về thế giới nghệ thuật, thế giới của
“cái nhìn và mang ý nghĩa”, cho nên không gian nghệ thuật được mở ra từ
một trường nhìn, một cách nhìn. Điểm nhìn giúp mô hình không gian trở
nên linh động và đầy đủ, đồng thời soi chiếu phản ánh không gian bên trong
con người:

Dừng chân đứng lại: trời, non, nước
Một mảnh tình riêng ta với ta
(Bà huyện Thanh Quan)
Nhưng trong các làng Mèo đỏ, những chiếc váy hoa đã đem ra phơi
trên mỏm đá xòe như con bướm sặc sỡ…Đám trẻ đợi Tết, chơi quay, cười
ầm lên sân chơi trước nhà. Ngoài đầu núi lấp ló đã có tiếng ai thổi sáo rủ
bạn đi chơi… Mị nghe tiếng sáo vọng lại tha thiết bổi hổi…Tiếng chó sủa
xa xa. Nhữngđêm tình mùa xuân đã tới. (Tô Hoài).
Trong Dẫn luận thi pháp học Trần Đình Sử chia ra không gian
điểm, không gian tuyến, không gian mặt phẳng - không gian khối (dựa vào
vị trí, giới hạn của sự vật), không gian bên trong - phi thời gian, không gian
bên ngoài - đổi thay (dựa vào biến đối của sự vật, hiện tượng). Bên cạnh đó
còn không gian hành động và phi hành động.


18

Tác giả Huỳnh Như Phương trong công trình Lý luận văn học vấn đề
và suy nghĩ lại phân biệt không gian thiên nhiên, không gian sinh hoạt, cũng
có thể là không gian mở hay không gian khép. Không gian nghệ thuật có thể
là không gian linh hoạt, đa hướng hoặc là không gian tĩnh tại, khép kín…
Qua không gian nghệ thuật tác giả bộc lộ tư duy nghệ thuật, cá tính sáng
tạo và đánh dấu trình độ chiếm lĩnh thế giới cũng như miêu tả hồn người.
Không gian nghệ thuật cũng mang tính hình tượng, tính quan niệm.
Vẫn từ một cảm quan thiên nhiên, môi trường xã hội bao bọc xung quanh
đời sống con người, mỗi tác giả sẽ tìm thấy một thế giới mang đường nét,
sắc màu riêng, mỗi trào lưu, bộ phận văn học lại có bút pháp tạo hình không
gian khác nhau. Đó là “lâu đài” của F. Kafka, là “con đường” của Lỗ Tấn.
Hay như các biểu tượng “cây đa, bến nước, sân đình” trong thơ ca dân gian
Việt Nam gợi những hẹ hò - khác với “không gian vũ trụ” trong thơ ca bác

học, nơi con người luôn cảm thấy nhỏ bé, luôn mang một nhu cầu khám phá
cái bao la, cái ở ngoài con người:
Hữu thì trực thượng cô phong đỉnh
Trường khiếu nhất thanh hàn thái hư
Nghĩa là:
Có khi đỉnh núi trèo lên thẳng
Một tiếng kêu vang lạnh cả trời
(Không Lộ thiền sư)
Phải chăng đó cũng là khát vọng hướng về nơi vô thủy vô chung của
bản thể theo quan niệm Phật học:
Vạn lý thanh giang, vạn lý thiên
Nghĩa là:
Vạn dặm sông xanh, vạn dặm trời
(Không Lộ thiền sư)


Thiên nhiên trong thơ ca trung đại là nơi di dưỡng tinh thần:
Thu ăn măng trúc, đông ăn giá
Xuân tằm hồ sen, hạ tắm ao
(Nguyễn Bỉnh Khiêm)
Với thơ ca cách mạng, Trần Đình Sử đã phát hiện “Hình tượng không
gian quan trọng nhất đóng vai trò hình tượng xuyên suốt trong thế giới thơ
Tố Hữu là con đường cách mạng”
Không gian nghệ thuật không đồng nhất với vốn tồn tại khách quan
mà nó trở thành một kí hiệu đặc biệt để diễn đạt những phạm trù ở ngoài
thời gian, hoặc để thể hiện tâm trạng của nhân vật, thậm chí hé lộ khả năng
đánh giá nhân vật về mặt đạo đức, thẩm mĩ. Chẳng hạn bầu trời Auterlitx
trong xanh, cao vời mà Anđrây (Chiến tranh và hòa bình - LevTolstoi) nhìn
thấy lúc nằm ngửa mặt, bị thương, giáp mặt tử thần đã thể hiện tầm hồn và
tư tưởng chàng. Bầu trời ấy là không gian thức tỉnh và khao khát, cái cao

cả, cái vĩnh hằng hiện ra qua “khoảng không vô tận màu xanh biếc”, như
muốn nói lên chân lý “ngoài bầu trời cao tận kia ra, tất cả đều là vô nghĩa,
đều là lừa dối”.
Không gian nghệ thuật trong thơ mang tính chất ít xác định. Trong
tiểu thuyết, “không gian được dễ dàng xác định bởi khuôn khổ của nội dung
cốt truyện và môi trường sinh sống của nhân vật”.
Theo Nguyễn Thái Hòa trong Những vấn đề thi pháp của truyện, ở
văn xuôi có các loại không gian không gian bối cảnh (là không gian rộng
lớn nhất mà câu chuyện xảy ra, bao gồm bối cảnh thiên nhiên, bối cảnh xã
hội, bối cảnh tâm trạng), không gian sự kiện, không gian tâm lý, không gian
kể chuyện, không gian đối thoại. Theo tác giả Lý Hoài Thu nhận xét ở thơ
“không gian nghệ thuật trở nên khó xác định bởi sự vận động của mạch cảm
xúc cùng sự biến hóa của hình tượng thơ đã làm nhòe đi ranh giới giữa


×