Tải bản đầy đủ (.pdf) (27 trang)

Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật việt nam hiện nay tt

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (659.84 KB, 27 trang )

VIỆN HÀN LÂM
KHOA HỌC XÃ HỘI VIỆT NAM
HỌC VIỆN KHOA HỌC XÃ HỘI

TRẦN VĂN NAM

DỊCH VỤ CHUYÊN GIAO CÔNG NGHỆ
THEO PHÁP LUẬT VIỆT NAM HIỆN NAY

Ngành : Luật Kinh tế
Mã số : 938.01.07

TÓM TẮT LUẬN ÁN TIẾN SĨ LUẬT HỌC

HÀ NỘI, 2019


Công trình được hoàn thành tại: Học viện Khoa học xã hội

Người hướng dẫn khoa học: PGS.TS. TRẦN VĂN HẢI

Phản biện 1: GS.TS. Nguyễn Thị Mơ
Phản biện 2: PGS.TS. Đoàn Đức Lương
Phản biện 3: PGS.TS. Nguyễn Thị Quế Anh

Luận án sẽ được bảo vệ trước Hội đồng chấm luận án cấp Học
viện họp tại: Học viện khoa học xã hội
Vào hồi…..giờ….., ngày………tháng……….năm………

Có thể tìm hiểu luận án tại thư viện:
Thư viện Học viện khoa học xã hội


Thư viện Quốc gia Việt Nam


MỞ ĐẦU
1. Tính cấp thiết của đề tài
Ở Việt Nam, sau 30 năm đổi mới, nền kinh tế đất nước đã phá vỡ được
sự trì trệ, phát huy năng lực lao động, sáng tạo mạnh mẽ và dồi dào của con
người Việt Nam. Nước ta đã giành được những thành tựu to lớn và rất quan
trọng làm cho thế và lực của đất nước không ngừng tăng lên. Trong thành
công đó, không thể không kể đến yếu tố đóng góp quan trọng của khoa học
và công nghệ.
Chuyển giao công nghệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ là khái
niệm đã xuất hiện trong mấy thập niên gần đây, nhưng đã nhanh chóng trở
thành vấn đề thời sự, được nhiều nhà nghiên cứu quan tâm, có ý nghĩa quan
trọng đối với sự phát triển kinh tế trên toàn cầu, đặc biệt là đối với những
nước đang tiến hành công nghiệp hoá, hiện đại hoá như nước ta. Việc
nghiên cứu, hoạch định chính sách, chiến lược để nâng cao hiệu quả trong
việc tiếp nhận và ứng dụng công nghệ tiên tiến nước ngoài vào sản xuất
trong nước cũng như việc triển khai đưa công nghệ trong nước vào thực
tiễn sản xuất ở từng ngành, từng lĩnh vực và từng khâu trong quy trình hoạt
động sản xuất được coi là khâu then chốt bảo đảm sự phát triển nhanh và
bền vững của đất nước.
Mục đích lớn nhất khi nghiên cứu đề tài “Dịch vụ chuyển giao công
nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay” là luận giải được những vấn đề lý
luận và thực tiễn cơ bản trong pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ
tại Việt Nam nhằm nhận thức được đầy đủ hơn những ưu điểm và tồn tại
của pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ từ đó đề xuất tiếp tục hoàn
thiện các quy định tương ứng trong pháp luật Việt Nam hiện hành trong
thực tiễn.
2. Mục đích và nhiệm vụ nghiên cứu

2.1. Mục đích nghiên cứu
Dựa trên phân tích các cơ sở lý luận về chuyển giao công nghệ, dịch vụ
chuyển giao công nghệ, thông qua nghiên cứu một số trường hợp cụ thể
trong áp dụng pháp luật về chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, luận án rút
ra những điểm bất cập của quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công
nghệ. Từ đó đưa ra những đề xuất để thực thi các quy định của pháp luật về
dịch vụ chuyển giao công nghệ, góp phần nâng cao hiệu quả hoạt động dịch
vụ chuyển giao công nghệ hiện nay ở nước ta.
2.2. Nhiệm vụ nghiên cứu
Để đạt được mục đích nêu trên, đề tài luận án cần thực hiện được các
nhiệm vụ cụ thể sau đây:
1


- Trên cơ sở các luận điểm khoa học phân tích sự cần thiết phải nghiên
cứu về dịch vụ chuyển giao công nghệ trong bối cảnh toàn cầu hóa và hội
nhập quốc tế hiện nay.
- Nghiên cứu so sánh hệ thống quan điểm, quan niệm khoa học trên
bình diện quốc tế cũng như của các tác giả Việt Nam, từ đó làm rõ những
vấn đề lý luận chung về dịch vụ chuyển giao công nghệ;
- Làm sáng tỏ nội dung những quy định hiện hành của pháp luật về
dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam, đồng thời phân tích những ưu
điểm và hạn chế của quy định hiện hành về dịch vụ chuyển giao công nghệ
ở Việt Nam.
- Nghiên cứu đề xuất giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dịch vụ
chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, góp phần thúc đẩy và nâng cao hiệu
quả hoạt động chuyển giao công nghệ.
3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu của luận án
Luận án tập trung nghiên cứu về dịch vụ chuyển giao công nghệ theo
quy định của pháp luật Việ Nam hiện hành.

Phạm vi nghiên cứu của luận án
Tác giả chỉ thực hiện luận án này trong phạm vi những vấn đề được
nhìn nhận từ góc độ pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ, mà không
tập trung nghiên cứu khía cạnh kinh tế thuần túy của chuyển giao công
nghệ.
Về thời gian: Luận án sử dụng số liệu nghiên cứu trong vòng 10 năm,
từ năm 2007 đến năm 2017.
Về không gian: Luận án được thực hiện trên phạm vi các tỉnh phía Bắc
Việt Nam.
4. Phương pháp nghiên cứu
Các phương pháp chung được tác giả Luận án áp dụng để nghiên cứu là:
Phương pháp nghiên cứu và lý luận về luật học thực định.
Phương pháp phân tích
Phương pháp điều tra xã hội học.
5. Câu hỏi nghiên cứu:
- Câu hỏi nghiên cứu thứ nhất: Thực trạng pháp luật về dịch
vụ chuyển giao công nghệ của Việt Nam đã và đang diễn ra như thế
nào?
- Câu hỏi nghiên cứu thứ hai: Cần định hướng và có các giải
pháp cụ thể nào để tiếp tục hoàn thiện pháp luật Việt Nam về dịch
vụ chuyển giao công nghệ nhằm đáp ứng yêu cầu xây dựng, phát
triển thị trường khoa học và công nghệ trong quá trình hội nhập
kinh tế quốc tế?
2


- Câu hỏi nghiên cứu thứ ba: Giải pháp tiếp tục hoàn thiện và
nâng cao hiệu quả pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ
trong thời gian tới?
6. Đóng góp mới về khoa học của luận án

Những vấn đề luận án tiếp tục nghiên cứu
- Nghiên cứu để làm rõ hơn nội hàm khái niệm và nội dung pháp luật
về dịch vụ chuyển giao công nghệ mới chỉ được quy định một cách khái
quát trong Luật chuyển giao công nghệ, nhưng chưa được cụ thể hóa trong
các văn bản dưới luật.
- Tiếp tục nghiên cứu đánh giá thực trạng áp dụng pháp luật, chủ yếu là
Luật chuyển giao công nghệ trong thực tiễn, phân tích những ưu điểm và
hạn chế trong thực tiến triển khai các dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt
Nam.
- Bên cạnh giải pháp về tiếp tục hoàn thiện pháp luật, luận án tập trung
đề xuất một số giải pháp nhằm góp phần thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công
nghệ ở Việt Nam trong thời gian tới.
7. Ý nghĩa khoa học và thực tiễn của luận án
Về mặt khoa học
Luận án đã góp phần hệ thống hóa và làm rõ hơn cơ sở lý luận và thực
tiễn về dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật Việt Nam hiện nay;
thông qua việc đánh giá toàn diện về pháp luật và quá trình thực thi các quy
định pháp luật liên quan đến dịch vụ chuyển giao công nghệ, Luận án chỉ ra
những thành công và hạn chế của pháp luật nước ta điều chỉnh lĩnh vực này,
đồng thời đề xuất các giải pháp tiếp tục hoàn thiện hệ thống pháp luật về
dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam.
Về mặt thực tiễn
Nội dung của luận án là cơ sở cho các cơ quan có thẩm quyền xem xét, sửa
đổi, bổ sung, hoàn thiện các văn bản luật và dưới luật về dịch vụ chuyển giao
công nghệ.
8. Kết cấu của luận án
Ngoài phần mở đầu, kết luận, danh mục tài liệu tham khảo, những
công trình nghiên cứu liên quan đến luận án đã được công bố; phân nội
dung của luận án được kết cấu gồm 4 chương như sau:
Chương 1: Tổng quan tình hình nghiên cứu và cơ sở lý thuyết nghiên

cứu
Chương 2: Những vấn đề lý luận và pháp luật về dịch vụ chuyển giao
công nghệ
Chương 3: Thực trạng pháp luật và thực hiện pháp luật về dịch vụ
chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
3


Chương 4: Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dịch vụ chuyển
giao công nghệ và thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam
Chương 1
TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI LUẬN ÁN
1.1. Tình hình nghiên cứu trong nước
1.1.1. Tình hình nghiên cứu lý luận về chuyển giao công nghệ và
dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Khái niệm chuyển giao công nghệ đã được tác giả Trần Ngọc Ca báo
cáo về “Chuyển giao công nghệ vào Việt Nam” đã nêu lên những kênh
chuyển giao công nghệ và tầm quan trọng của hoạt động chuyển giao công
nghệ, góp phần nâng cao trình độ công nghệ của nền kinh tế.
Cuốn sách “Công nghệ và chuyển giao công nghệ””, của các tác giả
Phan Xuân Dũng; TS. Trần Văn Tùng, ThS. Phạm Hữu Duệ trình bày một
cách logic và khoa học, sách đã thể hiện được những nội dung chính về
công nghệ và chuyển giao công nghệ (CGCN)
Quan niệm tương tự về chuyển giao công nghệ cũng được các tác giả
phân tích trong “Cẩm nang chuyển giao công nghệ ở các nước Châu Á –
Thái Bình Dương”[15] do Trung tâm chuyển giao công nghệ Châu Á - Thái
Bình Dương (APCTT) thực hiện công trình nghiên cứu về những cơ sở ban
đầu của việc thực hiện chuyển giao công nghệ ở các nước đang phát triển.
Tác giả Nguyễn Thị Hường [22] chia sẻ trong ấn phẩm “Hoạt động

ươm tạo doanh nghiệp trong các trường đại học Việt Nam). Tác giả đề
cập một số nội dung chủ yếu nhằm phát triển thị trường khoa học và công
nghệ bao gồm: Chương trình phát triển thị trường khoa học và công nghệ
trong các trường đại học Việt Nam nhằm thực thi và bảo vệ quyền sở hữu
trí tuệ, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các tổ chức, cá nhân tham gia
thị trường khoa học và công nghệ; tập trung phát triển đồng bộ hệ thống hạ
tầng, nguồn nhân lực và các thiết chế hệ trung gian của thị trường khoa học
và công nghệ nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động ứng dụng, chuyển giao
công nghệ; thúc đẩy quan hệ cung, cầu đối với các sản phẩm và dịch vụ
khoa học và công nghệ.
Năm 2010, Bộ Khoa học và Công nghệ tổ chức hội nghị “Thực hiện
Chiến lược phát triển khoa học và công nghệ 2001-2010, đánh giá kết
quả hoạt động khoa học và công nghệ 2006-2010 và định hướng nhiệm
vụ 2011-2015” . Báo cáo đánh giá một số tồn tại trong hoạt động khoa học
và công nghệ thời gian qua như: Nhiều nội dung, giải pháp thực thi chính
4


sách phát triển còn chậm và khó đi vào cuộc sống; nhận thức về đặc thù, sự
khác biệt giữa quá trình nghiên cứu khoa học và thương mại hóa kết quả
nghiên cứu còn chưa thấu đáo;
Định nghĩa dịch vụ chuyển giao công nghệ đã được đã được các tác giả
phân tích trong đề tài NCKH –Bộ Khoa học và công nghệ Nghiên cứu đề
xuất giải pháp thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ, đã trình bày về
06 loại dịch vụ CGCN theo quy định của pháp luật Việt Nam năm 2016,
minh họa bằng các nghiên cứu tại Hà Nội và 04 địa phương trên cả nước;
dề xuất các giải pháp để tăng cường hiệu quả các loại dịch vụ này.
1.1.2. Nhóm công trình nghiên cứu lý luận về dịch vụ chuyển
giao công nghệ
Tác giả Trần Văn Hải nghiên cứu lĩnh vực chuyển giao công nghệ, thị

trường khoa học và công nghệ tiếp cận từ pháp luật về quyền sở hữu trí tuệ:
Một số vấn đề về thực thi quyền sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ
đối với sự phát triển của doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam trong quá
trình hội nhập kinh tế quốc tế, Nhà xuất bản Thế giới, Hà Nội 2005, bài
nghiên cứu đã phân tích mối quan hệ giữa thực thi quyền sở hữu trí tuệ với
chuyển Tác giả, nghiên cứu thực trạng pháp luật về dịch vụ chuyển giao
công nghệ
Tác giả Phan Xuân Dũng [10b] tại cuốn sách “Phát triển thị trường
khoa học - công nghệ Việt Nam (2010), đã đề xuất việc ban hành Pháp
lệnh công nghệ cao; Luật chất lượng sản phẩm, góp phần tạo ra khung pháp
lý quan trọng cho sự phát triển thị trường khoa học- công nghệ Việt Nam.
Tạp chí Nghiên cứu Lập pháp số đặc biệt, Xuân 2018 “Hoàn thiện các
văn bản pháp quy về hoạt động của các tổ chức trung gian nhằm phát
triển thị trường khoa học công nghệ]. Bài viết đã nêu rõ, Luật Chuyển
giao công nghệ (Luật CGCN) đã được thay thế bởi đạo luật Chuyển giao
công nghệ số 07/2017/QH14. Do vậy cần thiết phải tiếp tục xây dựng và
ban hành, hoàn thiện các văn bản đưới luật về địa vị pháp lý cũng như hoạt
động của các tổ chức trung gian khoa học công nghệ ở Việt Nam trong thời
gian tới.
1.1.4. Tình hình nghiên cứu thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ
chuyển giao công nghệ
Trong bài viết “Thực trạng và giải pháp pháp lý thúc đẩy dịch vụ
chuyển giao công nghệ tại Việt Nam”; đăng tại Tạp chí Nhân lực Khoa học
xã hội (3/2017) tập trung nhận dạng về các loại dịch vụ chuyển giao công
nghệ theo quy định của pháp luật Việt Nam, đánh giá các thành công và hạn
chế của dịch vụ chuyển giao công nghệ sau khi Luật Chuyển giao công nghệ
2006 được ban hành; đưa ra một số đề xuất cụ thể liên quan đến sửa đổi một
5



số nội dung của Luật Chuyển giao công nghệ hiện hành.
Nhóm công trình nghiên cứu về thực tiễn thành lập các doanh
nghiệp KH-CN trong các trường đại học, viện nghiên cứu
Tác giả Bạch Tân Sinh và cộng sự [36] trong nghiên cứu bàn về khái
niệm và quá trình hình thành doanh nghiệp KH&CN.Trong đó phân tích rõ
bản chất loại hình DN KH&CN, xác định các điều kiện hình thành DN
KH&CN, nghiên cứu mô hình chuyển đổi tổ chức NC&TK sang cơ chế
doanh nghiệp.
Hoàng Văn Tuyên [38] Viện chiến lược và chính sách KH&CN cung
cấp nghiên cứu khá toàn diện về khái niệm và kinh nghiệm quốc tế về mô
hình doanh nghiệp KH&CN, các hình thức đầu tư tài chính cho loại hình
doanh nghiệp này.
Tác giả Nguyễn Quân (2006), Bộ KH&CN đề cập đến khái niệm về
doanh nghiệp KH&CN, chính sách đối với DN KH&CN, một số vấn đề cần
quan tâm khi chuyển đổi các tổ chức KH&CN công lập thành DN KH&CN.
Tác giả coi đây là “quả đấm thép„ của nền kinh tế trong thời kỳ hội nhập.
Tác giả Nguyễn Thị Minh Nga và cộng sự [23]. Viện chiến lược và
chính sách KH&CN đã bàn về các khía cạnh pháp lý của doanh nghiệp
KH&CN như các thủ tục thành lập doanh nghiệp, hình thức hoạt động, tổ
chức và quản lý, liên kết nghiên cứu, các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp
KH&CN.
Đề cập trực tiếp đến spin-off, Trần Văn Dũng [09] về Điều kiện hình
thành DN spin-off trong các trường đại học ở Việt Nam (Nghiên cứu trường
ĐH Khoa học Tự nhiên – ĐHQGH), tác giả đưa ra 3 điều kiện hình thành
được doanh nghiệp spin-off trong các trường đại học: công nghệ có bản
quyền, đội ngũ nhà khoa học có tinh thần kinh thương và có vốn đầu tư.
Khi tổng quan nhóm các công trình nghiên cứu liên quan những vấn đề
về doanh nghiệp KH-CN tại các trường học, viện nghiên cứu, tác giả Luận
án nhận thấy, những nghiên cứu trên đây phần lớn mang tính tổng luận về
doanh nghiệp spin-off. Kết quả của các nghiên cứu này cho thấy bức tranh

tổng thể của loại hình này, hình thức tổ chức và hoạt động cũng như một số
bài học cho Việt Nam. Theo tác giả, một mô hình cụ thể trong các cơ sở
giáo dục đại học và cơ chế cần thiết đảm bảo cho mô hình này hoạt động
hiệu quả vẫn chưa được nghiên cứu thấu đáo.
1.1.5. Nhóm công trình nghiên cứu giải pháp hoàn thiện pháp luật
và giải pháp thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ
Năm 2011, Bộ khoa học và công nghệ, Ủy ban Khoa học và công nghệ
và Môi trường Quốc hội thực hiện nghiên cứu về “Các chính sách và giải
pháp xây dựng, phát triển thị trường khoa học và công nghệ ở Việt Nam
6


trong nền kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa” Tuy nhiên các
nghiên cứu chưa tiếp cận một cách chỉnh thể và hệ thống các vấn đề cơ bản
về Hợp đồng chuyển giao công nghệ ở Việt Nam một cách chi tiết.
Năm 2010. Trần Văn Hải, trong bài Các yếu tố sở hữu công nghiệp
tác động đến hiệu quả kinh tế của hợp đồng chuyển giao công nghệ, đã
phân tích hiệu quả kinh tế của hợp đồng chuyển giao công nghệ có mối
quan hệ với các yếu tố của quyền sở hữu công nghiệp.
Nguyễn Vân Anh [01], Thực trạng và giải pháp phát triển hoạt động
xúc tiến chuyển giao công nghệ ở Việt Nam, đề xuất các giải pháp phát
triển hoạt động xúc tiến chuyển giao công nghệ ở Việt Nam nhằm hỗ trợ
cho quá trình đổi mới công nghệ tại các doanh nghiệp và thúc đẩy quá trình
thương mại hoá kết quả nghiên cứu tại các Viện/trường ở Việt Nam.
Chu Ngọc Anh, [03], Báo cáo giải trình tại Uỷ ban Thường vụ Quốc
hội, ngày 19/03/2018, trả lời chất vấn đối với Bộ trưởng Bộ Khoa học và
Công nghệ về nhóm vấn đề: Hiệu quả ứng dụng kết quả các đề tài nghiên
cứu khoa học trong thực tế đời sống xã hội.
1.1.6. Các nghiên cứu nước ngoài về dịch vụ chuyển giao công nghệ
và pháp luật điều chỉnh dịch vụ chuyển giao công nghệ

Chủ đề về chuyển giao công nghệ cũng đã thu hút sự quan tâm của giới
nghiên cứu nước ngoài.
Năm 1992, các tác giả Barry Bozeman và Karen Coker đã thực hiện
nghiên cứu: “Assessing the effectiveness of technology transfer from US
government R&D laboratories: the impact of market orientation”. Nghiên
cứu này cho thấy, việc quan tâm tới thị trường chuyển giao chứng chỉ công
nghệ cũng như việc hợp tác với các dịch vụ chuyển giao công nghệ đã mang
lại lợi ích rất lớn cho các phòng thí nghiệm.
Năm 2000, tác giả Barry Bozeman đã xuất bản cuốn sách: Technology
transfer and public policy: a review of research and theory”. Cuốn sách
đã xem xét, tổng hợp các công trình chung nghiên cứu về chuyển giao công
nghệ cũng như hiệu quả chuyển giao công nghệ, trên cơ sở đó đưa ra quan
điểm của tác giả về các vấn đề lý thuyết liên quan đến quy trình chuyển
giao công nghệ.
Năm 2004, các tác giả Eric G. Campbell, Joshua B. Powers, David
Blumenthal, và Brian Biles [46b] đã công bố báo cáo: “Inside the Triple
Helix: Technology Transfer And Commercialization In The Life
Sciences”. Trong báo cáo này, các tác giả đã tập trung xem xét hiện trạng
của việc chuyển giao và thương mại hóa các quy trình công nghệ cũng như
yêu cầu tiềm năng để tối ưu hóa việc trao đổi kiến thức mới trong các ngành
khoa học đời sống giữa các viện nghiên cứu và ngành công nghiệp.
7


1.1.7. Đánh giá tình hình nghiên cứu
Những nghiên cứu trên là các tư liệu tham khảo có giá trị cho tác giả
luận án khi nghiên cứu về “Dịch vụ chuyển giao công nghệ theo pháp luật
Việt Nam hiện nay”.
Những thành tựu trong nghiên cứu mà luận án kế thừa và phát triển:
Một là, có nhiều nghiên cứu trên thế giới và ở Việt Nam đã đề cập đến

khái niệm công nghệ; chuyển giao công nghệ, dịch vụ.
Hai là, có một số nghiên cứu đã đề cập đến khái niệm dịch vụ chuyển
giao công nghệ, hoặc đi sâu khảo sát tình hình cung cấp một loại dịch vụ
chuyển giao công nghệ ở Việt Nam. Tuy nhiên, phần lớn các nghiên cứu đã
tập trung vào thực trạng dịch vụ chuyển giao công nghệ sau khi Luật
Chuyển giao công nghệ 2006 được ban hành, tới năm 2017, trong khi đạo
Luật này đã có nhiều điểm không phù hợp với hoàn cảnh hiện tại khi Luật
Chuyển giao công nghệ 2017 có hiệu lực.
Các vấn đề còn bỏ ngỏ cần được tiếp tục nghiên cứu
Cho đến thời điểm hiện tại, chưa có một công trình nào nghiên cứu
một cách độc lập và tổng thể về khung pháp luật điều chỉnh về các dịch vụ
chuyển giao công nghệ ở Việt Nam từ trước và sau khi Luật Chuyển giao
Công nghệ 2017 được ban hành, tác động của nó trên thực tế. Đây là vấn đề
còn bỏ ngỏ trong khoa học pháp lý mà đề tài cần nghiên cứu giải quyết.
Chương 2
NHỮNG VẤN ĐỀ LÝ LUẬN VÀ PHÁP LUẬT
VỀ DỊCH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ
2.1. Khái niệm về dịch vụ chuyển giao công nghệ
2.1.1. Khái niệm chuyển giao công nghệ
2.1.1.1. Thuật ngữ chuyển giao công nghệ
Chuyển giao công nghệ (CGCN) là chuyển giao quyền sở hữu hoặc
quyền sử dụng một phần hoặc toàn bộ công nghệ từ bên có quyền CGCN
sang bên nhận công nghệ.
Theo UNCTAD “CGCN là việc chuyển giao kiến thức có hệ thống để
sản xuất ra sản phẩm, áp dụng một quy trình hoặc thực hiện một dịch vụ”.
Theo định nghĩa này bản chất CGCN là quá trình chuyển giao kiến thức để
sản xuất, áp dụng và thực hiện dịch vụ
CGCN là quá trình đưa công nghệ từ môi trường này sang môi trường
khác bằng các hình thức khác nhau để sản xuất ra hàng hóa, thực hiện dịch
vụ hoặc cho các mục đích khác.

2.1.2. Khái niệm dịch vụ chuyển giao công nghệ
8


Dịch vụ CGCN (Technology Transfer Services) là một thuật ngữ dùng
để chỉ các hoạt động liên quan đến môi giới CGCN, tư vấn CGCN, đánh giá
công nghệ, định giá công nghệ, giám định công nghệ và xúc tiến CGCN.
Theo khoản 12 điều 3 Luật CGCN: Dịch vụ CGCN là hoạt động hỗ trợ
quá trình tìm kiếm, giao kết và thực hiện hợp đồng CGCN.
Luật CGCN tại Điều 45 quy định về các loại hình dịch vụ chuyển giao
công nghệ:
1. Môi giới chuyển giao công nghệ.
2. Tư vấn chuyển giao công nghệ.
3. Đánh giá công nghệ.
4. Thẩm định giá công nghệ.
5. Giám định công nghệ.
6. Xúc tiến chuyển giao công nghệ.
2.1.3. Đặc điểm và phân loại dịch vụ chuyển giao công nghệ
2.1.3.1. Đặc điểm dịch vụ chuyển giao công nghệ
Theo Lưu Văn Nghiêm (2008), dịch vụ là một quá trình hoạt động bao
gồm các nhân tố không hiện hữu, giải quyết các mối quan hệ giữa người cung
cấp với khách hàng hoặc tài sản của khách hàng mà không có sự thay đổi
quyền sở hữu. Sản phẩm của dịch vụ có thể trong phạm vi hoặc vượt quá
phạm vị của sản xuất vật chất. Trên giác độ hàng hoá, dịch vụ là một hàng
hóa vô hình mang lại chuỗi giá trị thỏa mãn một nhu cầu nào đó của thị
trường.
2.1.3.2. Phân loại dịch vụ chuyển giao công nghệ
Phân loại theo quy định của pháp luật
Điều 28 Luật chuyển giao công nghệ quy định dịch vụ CGCN bao
gồm:

- Môi giới CGCN là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công
nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng CGCN.
- Tư vấn CGCN là hoạt động hỗ trợ các bên trong việc lựa chọn công
nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng CGCN.
- Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu quả
kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ.
- Định giá công nghệ là hoạt động xác định giá của công nghệ.
- Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ tiêu của
công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công nghệ được quy
định trong hợp đồng CGCN.
- Xúc tiến CGCN là hoạt động thúc đẩy, tạo và tìm kiếm cơ hội CGCN;
cung ứng dịch vụ quảng cáo, trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ,
hội chợ, triển lãm công nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.
9


Dịch vụ liên quan đến chuyển giao công nghệ trên thực tế đa dạng
phóng phú hơn nhiều so với quy định hiện hành của pháp luật, có thể kể đến
như sau:
- dịch vụ phục vụ mua bán thiết bị công nghệ
- dịch vụ thế chấp, bảo lãnh bằng công nghệ trong đó gồm các tài sản
trí tuệ
- dịch vụ mua bán, sáp nhập doanh nghiệp công nghệ; khởi sự doanh
nghiệp (start up)
- dịch vụ tư vấn đầu tư (cổ phần, chứng khoán... có liên quan đến đánh
giá, định giá tài sản là công nghệ của doanh nghiệp)
Các loại hình dịch vụ trên đều chưa được pháp điển hóa vào Luật
CGCN 2017
2.1.4. Quan điểm về dịch vụ chuyển giao công nghệ trên thế giới và Việt
Nam

Về mặt lý thuyết trong CGCN, không tồn tại quan hệ mua – bán
thông thường mà thay vào đó là “đối tác” được nhấn mạnh với ý nghĩa
sự hợp tác trên cơ sở bền vững, hình thành mối quan hệ hợp tác cùng có
trách nhiệm với công nghệ được chuyển giao giữa bên cung và bên cầu
công nghệ, mối quan hệ này cần sự trợ giúp từ tư vấn, môi giới CGCN.
Môi giới CGCN là hoạt động hỗ trợ bên có công nghệ, bên cần công
nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2.1.5. Dịch vụ và dịch vụ chuyển giao công nghệ theo quy định của
Tổ chức thương mại quốc tế (WTO)
2.1.5.1. Khái niệm dịch vụ theo quy định của Hiệp định GATS
2.1.5.2. Cách phân loại dịch vụ theo Hiệp định GATS
WTO phân loại dịch vụ dựa trên nguồn gốc ngành kinh tế. Toàn bộ
lĩnh vực dịch vụ được chia ra 12 ngành. Mỗi ngành dịch vụ lại được chia ra
các phân ngành, trong các phân ngành có liệt kê các hoạt động dịch vụ cụ
thể. Việc phân loại dịch vụ theo WTO rất thích hợp cho việc xúc tiến đàm
phán về mở cửa thị trường dịch vụ quốc tế. Bởi vì, bản chất của các đàm
phán thương mại quốc tế là loại bỏ các hạn chế đối với việc kinh doanh các
sản phẩm hàng hoá và dịch vụ chứ không phải tập trung vào các qui tắc
điều chỉnh sản xuất ra các hàng hoá và dịch vụ đó.
Hệ thống phân loại của WTO phân chia dịch vụ thành 12 ngành:
Dịch vụ CGCN có thể được xếp vào nhóm (i). Các dịch vụ kinh
doanh, cụ thể là khoản a. Các dịch vụ chuyên ngành.
2.1.5.3. Các phương thức cung cấp dịch vụ theo GATS
Các hoạt động thương mại dịch vụ trong phạm vi quốc tế được quy
định trong GATS theo những quy chuẩn pháp lý quốc tế dựa trên 4 phương
10


thức cung cấp dịch vụ theo Điều I khoản 2 Hiệp định GATS).
2.2. Nội dung của dịch vụ chuyển giao công nghệ

Điều 28 Luật chuyển giao công nghệ quy định dịch vụ CGCN bao
gồm: môi giới CGCN, tư vấn CGCN, đánh giá công nghệ, định giá công
nghệ, giám định công nghệ, xúc tiến CGCN.
- Môi giới chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ bên có
công nghệ, bên cần công nghệ trong việc tìm kiếm đối tác ký kết hợp
đồng chuyển giao công nghệ.
- Tư vấn chuyển giao công nghệ là hoạt động hỗ trợ các bên
trong việc lựa chọn công nghệ, đàm phán, ký kết và thực hiện hợp đồng
chuyển giao công nghệ.
- Xúc tiến chuyển giao công nghệ là hoạt động thúc đẩy, tạo và
tìm kiếm cơ hội chuyển giao công nghệ; cung ứng dịch vụ quảng cáo,
trưng bày, giới thiệu công nghệ; tổ chức chợ, hội chợ, triển lãm công
nghệ, trung tâm giao dịch công nghệ.
- Đánh giá công nghệ là hoạt động xác định trình độ, giá trị, hiệu
quả kinh tế và tác động kinh tế - xã hội, môi trường của công nghệ.
- Thẩm định giá công nghệ là việc cơ quan, tổ chức có chức năng
thẩm định giá xác định giá trị bằng tiền của các loại công nghệ theo quy
định của pháp luật phù hợp với giá thị trường tại một địa điểm, thời
điểm nhất định, phục vụ cho mục đích chuyển giao công nghệ theo tiêu
chuẩn thẩm định giá.
- Giám định công nghệ là hoạt động kiểm tra, xác định các chỉ
tiêu của công nghệ đã được chuyển giao so với các chỉ tiêu của công
nghệ được quy định trong hợp đồng chuyển giao công nghệ.
2.3. Các yếu tố pháp lý điều chỉnh hoạt động dịch vụ chuyển giao công
nghệ
2.3.1 Chủ thể của quan hệ pháp luật về dịch vụ chuyển giao công
nghệ
Bên giao công nghệ; Bên nhận công nghệ; Bên cung cấp dịch
vụ CGCN;
2.3.2 Đối tượng của các dịch vụ chuyển giao công nghệ

Đối tượng của các dịch vụ chuyển giao công nghệ bao gồm sáng chế,
giải pháp hữu ích, kiểu dáng công nghiệp, thiết kế bố trí mạch tích hợp bán
dẫn, phần mềm máy tính.
Ví dụ điển hình về đối tượng dịch vụ CGCN:
Sáng chế “Dùng khí đẩy nước chữa cháy thay máy bơm”
Nguồn: [Đề án Lên trời gọi mưa, 2018 trang 49] Tác giả luận án trao
đổi với ông Phan Đình Phương, chủ công nghệ, tháng 8/2018.
11


2.3.3 Nội dung của các hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ
Nội dung của các hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ là các
quyền và nghĩa vụ do các bên thỏa thuận khi các chủ thể thực hiện một, một
số loại dịch vụ CGCN, như hợp đồng tư vấn CGCN, hợp đồng xúc tiến
CGCN; hợp đồng môi giới CGCN.
Chương 3
THỰC TRẠNG PHÁP LUẬT VÀ THỰC HIỆN PHÁP LUẬT
VỀ DICH VỤ CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
3.1. Sự hình thành chế định pháp luật về dịch vụ chuyển giao công
nghệ ở Việt Nam
3.1.1 Hệ thống pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ trước
năm 2006
Trước khi Luật Chuyển giao công nghệ 2006 được ban hành, hoạt
động chuyển giao công nghệ nói chung và dịch vụ chuyển giao công
nghệ nói riêng được quy định trong Bộ luật Dân sự và các văn bản
hướng dẫn thi hành.
3.1.2 Hệ thống pháp luật về dịch vụ chuyển giao công nghệ từ 20062017
3.1.2.1. Các đạo Luật
Bộ Luật Dân sự 2005
Ngày 14/06/2005 Quốc hội đã ban hành Bộ Luật Dân sự 2005, tại Phần

thứ sáu, (Điều 736-757) có các quy định về bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ, và
chuyển giao công nghệ.
Luật Chuyển giao công nghệ 2006
Luật Khoa học và công nghệ năm 2013
Khoản 5, Điều 69 quy định: Nhà nước thành lập, khuyến khích tổ
chức, cá nhân thành lập tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ, trung tâm
xúc tiến và hỗ trợ hoạt động chuyển giao công nghệ; trung tâm, sàn giao
dịch công nghệ; chợ công nghệ - thiết bị.
Luật chuyển giao công nghệ năm 2017,
Điều 43 quy định rõ về việc phát triển tổ chức trung gian của thị
trường khoa học và công nghệ,
3.1.2.2. Các văn bản dưới luật ban hành trong giai đoạn 2006-2017
điều chỉnh hoạt động của dịch vụ CGCN
Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo quốc gia đến
năm 2025" đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt ngày 18/5/2016 Mục
tiêu đến năm 2025, Đề án hỗ trợ phát triển 2.000 dự án khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo; hỗ trợ 600 doanh nghiệp khởi nghiệp đổi mới sáng tạo; 100 doanh
12


nghiệp tham gia Đề án gọi được vốn đầu tư mạo hiểm, thực hiện mua bán và
sáp nhập, với tổng giá trị ước tính khoảng 2.000 tỷ đồng.
3.1.2.3. Các văn bản dưới luật ban hành trong giai đoạn từ 2017 đến
nay điều chỉnh hoạt động của dịch vụ CGCN
Nghị định 76/2018/NĐ-CP ngày 15 tháng 5 năm 2018 quy định chi tiết
và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Chuyển giao công nghệ 2017.
Nghị định số 38/2018/NĐ-CP ngày 11/3/2018 quy định chi tiết về đầu tư
cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo. Tại các Nghị định này
đã có các quy định về việc miễn giảm thuế thu nhập có thời hạn cho các nhà
đầu tư cho doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp sáng tạo và chính sách cấp

bù lãi suất đối với khoản vay của doanh nghiệp nhỏ và vừa khởi nghiệp
sáng tạo.
3.2 Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về dịch vụ
chuyển giao công nghệ
3.2.1 Thực trạng các quy định pháp luật hiện hành về các loại dịch
vụ chuyển giao công nghệ
Quy định về các loại hình dịch vụ chuyển giao công nghệ:
Các quy định của Luật Chuyển giao công nghệ 2017 liên quan đến
dịch vụ CGCN
Một là Luật CGCN 2017 quy định về phát triển mạnh thị trường công
nghệ; khuyến khích và thúc đẩy hoạt động ươm tạo công nghệ, ươm tạo
doanh nghiệp công nghệ; đẩy mạnh việc chuyển giao kết quả nghiên cứu
vào sản xuất, kinh doanh.
Hai là Luật CGCN 2017 quy định về nghĩa vụ của tổ chức, cá nhân
kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Điều 31.Nghĩa vụ của tổ
chức, cá nhân kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ
Ba là Luật CGCN 2017 đã quy định bổ sung về các tổ chức môi giới,
tư vấn và xúc tiến chuyên giao công nghệ
Bốn là Luật CGCN 2017 quy định về tổ chức đánh giá, định giá và
giám định công nghệ
Luật này đã bãi bỏ quy định về việc phải có Giấy chứng nhận đăng ký
kinh doanh dịch vụ chuyển giao công nghệ do không phù hợp với quy định
của pháp luật hiện hành.
3.2.2 Thực trạng các quy định hiện hành về điều kiện kinh doanh
dịch vụ chuyển giao công nghệ
Nghị định 76/2018/NĐ-CP đã quy định tại Chương IV về điều kiện
hoạt động của các tổ chức thẩm định giá, đánh giá và giám định công nghệ.
Nhận xét của tác giả Luận án: do Nghị định 76/2018/NĐ-CP còn quy
định điều kiện, thẩm quyền, trình tự cấp Giấy chứng nhận đủ điều kiện hoạt
13



động đánh giá công nghệ và giám định công nghệ, thực tế văn bản này chưa
đủ chi tiết, chưa bao quát, không khuyến khích các tổ chức trung gian cung
cấp các dịch vụ CGCN.
3.3. Thực tiễn thực hiện pháp luật về dịch vụ chuyển giao công
nghệ
3.3.1. Khái quát về các chủ thể kinh doanh dịch vụ chuyển giao công
nghệ ở nước ta hiện nay
Theo số liệu thống kê năm 2014, phân theo lĩnh vực hoạt động của
các tổ chức dịch vụ chuyển giao công nghệ, có 64,2% (tức khoảng gần
2/3) số tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao kỹ thuật và công nghệ,
sau đó là các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực khoa học xã hội và nhân văn (chiếm 16,5%), tiếp theo là công
nghệ trong lĩnh vực khoa học tự nhiên (12,3%), khoa học nông nghiệp
có 5,7% và cuối cùng là khoa học y, dược chỉ có 1,4% số tổ chức này
của cả nước.
Bảng 3.1: Thống kê tổ chức dịch vụ CGCN công lập theo các lĩnh vực
LĨNH VỰC CUNG CẤP DỊCH VỤ
TT
SỐ LƯỢNG TỶ LỆ (%)
CGCN
1
Khoa học tự nhiên
26
12,3
2
Khoa học kỹ thuật và công nghệ
136
64,2

3
Khoa học y, dược
3
1,4
4
Khoa học nông nghiệp
12
5,7
5
Khoa học xã hội
32
15,1
6
Khoa học nhân văn
3
1,4
Tổng cộng
212
100
Nguồn: Cục Thông tin KH&CN quốc gia (2015), Kết quả
điều tra tiềm lực Khoa học và Công nghệ 2014. Hà Nội.
Bên cạnh đó, mạng lưới các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao
công nghệ ngoài công lập cũng phát triển mạnh mẽ trên tất cả các loại hình
dịch vụ: tư vấn, môi giới, xúc tiến chuyển giao công nghệ cũng như đánh
giá, định giá và giám định công nghệ. Cùng với các tổ chức công lập, các tổ
chức cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ ngoài công lập ngày càng
đáp ứng các yêu cầu và thúc đẩy sự phát triển nhanh chóng của thị trường
công nghệ ở nước ta.
Về phân bố, các tổ chức dịch vụ khoa học và công nghệ tập trung
chủ yếu ở Hà Nội (27,8%) và Thành phố Hồ Chí Minh (13,2%). Trong khi

đó, khu vực Tây Nguyên, Đông Nam Bộ và Đồng bằng sông Hồng là những
vùng có ít các tổ chức cung cấp dịch vụ chuyển giao kỹ thuật và công nghệ

14


nhất. [Bộ Khoa học và Công nghệ (2016), Khoa học và Công nghệ Việt
Nam năm 2015, NXB Khoa học Kỹ thuật, Hà Nội]. [44]

Hình 3.1: Phân bố các tổ chức DỊCH vụ khoa học và công nghệ
theo vùng địa lý
Về loại hình dịch vụ cung cấp, theo kết quả khảo sát của Cục Ứng
dụng và Phát triển công nghệ (Bộ Khoa học và Công nghệ) năm 2016, đa
phần mỗi đơn vị trung gian chuyển giao công nghệ của nước ta hiện nay có
thể cung ứng nhiều dịch vụ cùng lúc cho khách hàng. Mỗi đơn vị trung gian
thường có thể cung cấp cả chức năng tư vấn, môi giới và xúc tiến chuyển
giao công nghệ; hoặc có thể cung cấp cả dịch vụ đánh giá và định giá công
nghệ. Thực tế cho thấy, nếu xét theo loại hình dịch vụ chuyển giao công
nghệ mà các đơn vị trung gian cung cấp, thì môi giới chuyển giao công
nghệ là loại hình dịch vụ có nhiều đơn vị cung cấp nhất ở nước ta hiện nay
với 78,6% số đơn vị trung gian cung cấp; tiếp đến là dịch vụ tư vấn chuyển
giao công nghệ với 75% số đơn vị trung gian có thể cung cấp; 64,3% số
đơn vị trung gian có thể cung cấp dịch vụ xúc tiến chuyển giao công nghệ.
Trong khi đó, số lượng đơn vị trung gian có thể cung cấp dịch vụ giám định
công nghệ là rất ít với chỉ 25% số đơn vị (Hình 3). [44]

15


Hình 3.2: Thực trạng các loại hình dịch vụ được cung cấp bởi các tổ

chức dịch vụ CGCN
(Nguồn: Kết quả khảo sát 2013, 2016 - Cục Ứng dụng và Phát triển công nghệ)
Về lĩnh vực cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ, các đơn vị
trung gian hiện nay chủ yếu cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ trong
lĩnh vực nông nghiệp, công nghiệp và môi trường. Số lượng các đơn vị
trung gian cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực y tế,
chăm sóc sức khỏe, giáo dục đào tạo, viễn thông, tài chính ngân hàng.. là
khá thấp. Theo số liệu khảo sát của đề tài năm 2016, có 74,7% đối tượng
khảo sát là các đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ
trong lĩnh vực nông nghiệp và môi trường; 62,0% đối tượng khảo sát cung
cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ trong lĩnh vực công nghiệp. Tỷ lệ các
đơn vị trung gian cung cấp dịch vụ CGCN trong lĩnh vực dịch vụ là rất thấp
(Hình 4).

16


Hình 3.3: Tỷ lệ cung cấp dịch vụ chuyển giao công nghệ
trong các lĩnh vực [44]
Theo thống kê tại báo cáo đề án Hình thành và phát triển tổ chức trung
gian của thị trường khoa học và công nghệ phù hợp với đặc thù của hoạt
động nghiên cứu cơ bản và nghiên cứu ứng dụng của Phan Tiến Dũng và
các cộng sự [10c] đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 2.200 tổ chức đăng
ký hoạt động KH&CN. Trong số đó có trên 1.000 là tổ chức NC&TK (với
tên gọi, cấp trực thuộc và sở hữu khác nhau). Các tổ chức NC&TK chủ yếu
thuộc hai Viện Hàn lâm khoa học (Viện Hàn lâm KH&CN Việt Nam và
Viện Hàn lâm Khoa học Xã hội Việt Nam), bộ/ngành trung ương, đại
học/trường đại học/cao đẳng/học viện, doanh nghiệp và các tổ chức phi
chính phủ. Cũng tính đến năm 2016, Việt Nam có khoảng 420 trường đại
học, cao đẳng và học viện. Ở Việt Nam, cho đến nay các trường đại học và

viện nghiên cứu vẫn là những tổ chức thực hiện chủ yếu các hoạt động
nghiên cứu và triển khai. Về phía cầu, có thể nói nhu cầu về công nghệ và
đổi mới công nghệ của các doanh nghiệp trong nước khá lớn. Tính đến hết
tháng 12/2017, theo Tổng cục thống kê, cả nước có trên 561 nghìn doanh
nghiệp đang hoạt động và nhu cầu công nghệ mới khá cao. Hiện chỉ có 10%
doanh nghiệp sử dụng công nghệ từ những năm 1970, 30% sử dụng công
nghệ từ những năm 1980 và 50% từ những năm 1990. Trong khu vực nông
nghiệp mặc dù số lượng doanh nghiệp chỉ chiếm 1% tổng số doanh nghiệp
nhưng nhu cầu về công nghệ hàng năm tăng trưởng trên 20%. Song, nhiều
17


kết quả nghiên cứu KHCN, các sản phẩm công nghệ nội sinh do các tổ chức
nghiên cứu trong nước thực hiện được nghiên cứu với chi phí đầu tư thấp
hơn rất nhiều so với nguồn công nghệ nhập ngoại nhưng doanh nghiệp
không tiếp cận được.
Nhiều kết quả nghiên cứu KHCN, các sản phẩm công nghệ nội sinh
do các tổ chức nghiên cứu trong nước thực hiện được nghiên cứu với chi
phí đầu tư thấp hơn nhiều so với nguồn công nghệ nhập ngoại nhưng doanh
nghiệp không tiếp cận được do các tổ chức, cơ quan nghiên cứu còn thiếu
và yếu các kỹ năng thương mại hóa, doanh nghiệp thiếu thông tin và thiếu
niềm tin về về công nghệ nội, sự liên kết giữa người sử dụng và người sản
xuất công nghệ yếu hoặc thậm chí không có liên kết, mối liên kết giữa
trường đại học, viện nghiên cứu với khu vực doanh nghiệp sản xuất dựa
nhiều trên các kết nối cá nhân chứ không phải là cam kết của tổ chức.
Điển hình là vụ thương mại hóa chưa thành công về công nghệ
phân loại, xử lí rác thải tự động của kỹ sư Lại Minh Chức (trang 102-104
Luận án). Điểm nổi bật của tổ hợp máy phân loại tự động thế hệ thứ 4, dùng
để phân loại rác tổng hợp đầu vào, là công nghệ phân loại tự động tiết kiệm
chi phí và năng lượng rất lớn so với các dây chuyền phân loại đã nhập khẩu

và nghiên cứu chế tạo trong nước. Kỹ sư Lại Minh Chức đã được Cục Sở
hữu trí tuệ cấp nhiều bằng độc quyền sáng chế; đã được chuyên gia WIPO
xác định giá công nghệ khoảng 12 triệu euro. Tuy nhiên, do chưa tiếp cận
được với bất kỳ một tổ chức trung gian KH&CN nào trong và ngoài nước,
nên đến năm 2018, các dự kiến góp vốn bằng công nghệ của Kỹ sư Chức
vào các dự án nhà máy rác thải tại Nam Hà, Bắc Ninh, Trà Vinh vẫn chưa
được triển khai thành công.
3.3,2. Khái quát một số thành tựu chủ yếu trong việc thực hiện pháp luật
về CGCN

18


Bảng 3.3: Hợp đồng CGCN đăng ký tại các địa phương
Loại HĐ
TT
1
2
3
4
5
6
7
8

Năm
2007
2008
2009
2010

2011
2012
2013
2014
Cộng

FDI
02
03
09
17
15
16
10
12
84

Khác
10
06
25
19
17
5
12
09
103

Tổng Hợp
đồng

CGCN
12
09
34
36
32
21
22
21
187

Quy trình
CN
10
7
34
31
26
13
02
05
137

Nội dung chuyển giao công nghệ

Trợ giúp
Đào tạo
quyết
KT
9

9
9
5
8
7
28
32
30
33
32
31
24
28
25
10
11
11
10
03
06
04
05
04
140
145
134

Sở hữu
CN
6

0
0
9
6
2
01
01
25

(Nguồn: Bộ Khoa học và Công nghệ, Báo cáo tổng kết về thi hành
Luật chuyển giao công nghệ và đánh giá thực trạng hoạt động CGCN, năm
2016, trang 21)
3.3.3. Việc thực hiện dịch vụ chuyển giao công nghệ ở Việt Nam
hiện nay nhìn từ một số vụ điển hình liên quan đến chuyển giao công
nghệ
Báo cáo tổng kết về thi hành Luật chuyển giao công nghệ và đánh giá
thực trạng hoạt động CGCN, năm 2016 ghi nhận, doanh thu của các đơn vị
thực hiện thông qua các dịch vụ chuyển giao công nghệ tăng từ 10% - 50%
tùy từng đơn vị của các lĩnh vực khác nhau. Ngoài ra, nhờ có Techmart, có
một số đơn vị đã ký kết được nhiều hợp đồng sau Techmart và doanh thu
của đơn vị tăng 100%. Tiêu biểu nhất là Viện điện tử tin học và tự động hóa
đã đạt kết quả khả quan, doanh thu của Viện đã tăng 100% sau khi tham gia
các kỳ Techmart.
Thực tế cho thấy, từ Techmart quốc gia lần đầu tiên được tổ chức tại
Hà Nội (Techmart Vietnam 2003) cho đến nay hoạt động kết nối chuyển
giao công nghệ đã có những bước khởi sắc đáng ghi nhận. Tuy nhiên, thị
trường công nghệ nước ta chủ yếu vẫn là tìm kiếm mua bán máy móc thiết
bị, chưa có nhiều các giao dịch có hàm lượng công nghệ cao như mua bán
công nghệ, bản quyền sáng chế... Dù hiện nay, ngay trong các kỳ Techmart
có rất nhiều nhu cầu về chuyển giao công nghệ thiết bị, nhưng đa số chỉ

dừng ở mức tìm hiểu và khảo sát thông tin. Bên cạnh đó, các sản phẩm
nghiên cứu khoa học và công nghệ nội sinh thường được các đơn vị đặt lên
19


bàn cân, so sánh với những đơn vị cung cấp ở nước ngoài. Nếu như không
có những thông tin cụ thể, ưu điểm vượt trội, tư vấn thiệt hơn, sản phẩm
trong nước sẽ khó có cơ hội cạnh tranh dù chất lượng đảm bảo, giá thành rẻ
hoặc tương đương và điều kiện bảo hành - bảo trì tốt hơn hẳn các thiết bị
ngoại nhập.
3.3.3.1 Dịch vụ chuyển giao công nghệ liên quan đến Vụ mua Ụ nổi
M83 của Vinalies. [Cáo trạng số 16/VKSTC-V1B của Viện Kiểm sát nhân
dân tối cao đề ngày 1/11/2013]
3.3.3.2 Dịch vụ chuyển giao công nghệ liên quan đến Vụ mua dây
chuyền sản xuất bánh mềm cao cấp của Công ty Bánh kẹo Hải Châu.
Qua các vụ việc trên, cho thấy, thị trường KH&CN tại Việt Nam còn
chậm, thiếu các tổ chức trung gian có uy tín, kinh nghiệm trong hoạt động
kết nối cung cầu; nguồn cung công nghệ của thị trường còn hạn chế. Sử
dụng dịch vụ CGCN chưa trở thành nhu cầu cấp bách của các doanh
nghiệp, do quy mô của doanh nghiệp nước ta còn nhỏ, hạn chế về năng lực
tài chính, năng lực quản lý; năng lực đổi mới công nghệ.
3.4. Những vấn đề đặt ra trong thực tiễn thực hiện pháp luật dịch
vụ chuyển giao công nghệ
3.4.1 Quy định của pháp luật hiện hành về phát triển thị trường công
nghệ chưa đầy đủ
3.4.2 Quy định của pháp luật hiện hành về thương mại hóa kết quả
nghiên cứu và phát triển công nghệ chưa rõ ràng
3.4.3 Thiếu vắng các quy định của pháp luật hiện hành về khắc phục
các rào cản đối với các hoạt động dịch vụ chuyển giao công nghệ
3.4.4 Chưa có cơ chế hiệu quả để kiểm soát việc cung cấp dịch vụ

dịch vụ chuyển giao công nghệ;
3.5 Một số bài học đặt ra cho Việt Nam nhằm thúc đẩy hoạt động
dịch vụ chuyển giao công nghệ
- Việc tạo dựng môi trường pháp lý cho hoạt động mua bán, tư vấn,
đánh giá định giá và môi giới chuyển giao công nghệ đối với sản phẩm
KHCN đòi hỏi trước hết phải cụ thể hóa quyền sở hữu đối với kết quả
KH&CN.
- Cần bổ sung và hoàn thiện các quy định về quản lý nhà nước đối
với hoạt động tư vấn đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao công nghệ.
- Mở rộng các chính sách khuyến khích phát triển hoạt động tư vấn
20


đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao công nghệ.
- Cần nghiên cứu ban hành chính sách hỗ trợ hợp lý nhằm nâng cao
năng lực của đội ngũ tư vấn đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao
công nghệ trong nước
- Cần có các chính sách thúc đẩy hình thành những mạng lưới các tổ
chức tham gia tư vấn đánh giá, định giá và môi giới chuyển giao công nghệ,
bao gồm cả liên kết trong nước và quốc tế.
Chương 4
GIẢI PHÁP TIẾP TỤC HOÀN THIỆN PHÁP LUẬT VỀ DỊCH VỤ
CHUYỂN GIAO CÔNG NGHỆ VÀ THÚC ĐẨY DỊCH VỤ CHUYỂN
GIAO CÔNG NGHỆ TẠI VIỆT NAM
4.1. Phương hướng triển khai thực hiện pháp luật về dịch vụ
chuyển giao công nghệ
4.1.1. Quan điểm của Đảng và Nhà nước về thúc đẩy chuyển giao
công nghệ và phát triển dịch vụ chuyển giao công nghệ
Tài sản trí tuệ và dịch vụ chuyển giao công nghệ được Đảng quan
tâm và đưa vào các văn kiện của Đảng. Báo cáo chính trị của Ban chấp

hành Trung ương Đảng khóa X tại Đại hội Đại biểu toàn quốc lần thứ XI
xác định mục tiêu phát triển thị trường khoa học và công nghệ gắn với bảo
hộ quyền sở hữu trí tuệ, hoàn thiện các định chế về mua bán sản phẩm khoa
học và công nghệ trên thị trường
4.1.2. Xu hướng phát triển của các dịch vụ chuyển giao công nghệ
tại Việt Nam
Cách mạng công nghiệp 4.0 hiện đã và đang tác động không nhỏ đến
việc cung cấp và phát triển dịch vụ chuyển giao công nghệ.tại Việt Nam.
Sự phát triển của internet cùng với nhiều công nghệ hiện đại được
ứng dụng đã và đang mang lại nhiều lợi ích to lớn trong mọi lĩnh vực trong
đó có dịch vụ chuyển giao công nghệ. Xây dựng tổ chức các Sàn giao dịch
công nghệ sẽ giúp các doanh nghiệp tìm kiếm được các giải pháp công nghệ
phù hợp với chi phí đầu tư hợp lý nhằm nâng cao hiệu quả của hoạt động
sản xuất kinh doanh.
Tại Việt Nam, ngày 04/5/2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ
thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng
công nghiệp lần thứ tư, theo đó các cơ quan nhà nước sẽ hỗ trợ doanh
21


nghiệp Việt Nam trong việc tiếp cận thông tin và dữ liệu, chuyển giao công
nghệ cũng như chuyển đổi sang doanh nghiệp số. Chỉ thị số 16/CT-TTg
cũng cụ thể hóa các giải pháp và nhiệm vụ với các bộ, ngành và địa
phương, nhằm tạo môi trường và điều kiện thuận lợi giúp các DN Việt Nam
tăng cường tiềm lực,tiếp cận với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.
4.1.3. Mục tiêu thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt
Nam
Mục tiêu của dịch vụ chuyển giao công nghệ tại Việt Nam là góp
phần nâng cao năng lực CGCN tại Việt Nam , đồng thời tăng cường giao
dịch đối với các tài sản trí tuệ, thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công nghệ

trong hội nhập kinh tế quốc tế của Việt Nam.
4.2. Giải pháp tiếp tục hoàn thiện pháp luật về dịch vụ
chuyển giao công nghệ
4.2.1 Tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý liên quan để đảm bảo thức
đẩy phát triển các dịch vụ chuyển giao công nghệ.
Đối với Luật Khoa học công nghệ, cần được sửa đổi theo hướng thực
hiện cơ chế giao quyền sở hữu các kết quả KH&CN có sử dụng ngân sách
nhà nước cho cơ quan chủ trì hoặc cá nhân nhà khoa học để thúc đẩy hoạt
động ứng dụng và mua bán, thương mại hóa các kết quả KH&CN;
Đối với Luật Sở hữu trí tuệ: thực hiện Nghị quyết số 72/2018/NĐ-CP
ngày 12/11/2018 của Quốc hội về việc phê chuẩn Hiệp định CPTPP, cần
được sửa đổi theo hướng đáp ứng các cam kết của Việt Nam về sở hữu trí
tuệ tại Hiệp định này. Cần cụ thể hóa và quy định 14 nghĩa vụ có cam kết
theo CPTPP cao hơn so với mức cam kết tại Luật sở hữu trí tuệ và 04 nghĩa
vụ có thời gian chuyển tiếp từ 3-5 năm.
Các đạo luật khác có liên quan như Luật giá; Luật Giao dịch bảo đảm
cần được cụ thể hóa bằng các văn bản dưới luật hướng dẫn thi hành đảm
bảo tính thực thi đối với các quyền, nghĩa vụ của các bên tham gia vào dịch
vụ chuyển giao công nghệ.
4.2.2 Xây dựng và ban hành văn bản dưới luật thay thế Thông tư số
16/2014/TT-BKHCN
Thông tư số 16/2014/TT-BKHCN ngày 13/6/2014 của Bộ trưởng Bộ
KH&CN quy định về điều kiện thành lập, hoạt động của tổ chức trung gian của
thị trường KH&CN (gọi tắt là Thông tư số 16). Tuy nhiên Thông tư 16 đã
không đi vào cuộc sống.Thực tế cần ban hành một Thông tư để thay thế Thông
22


tư 16/2014/TT-BKHCN, theo hướng thiết lập các nội dung hỗ trợ, cần nhanh
chóng đáp ứng đòi hỏi của thực tiễn, bảo đảm việc thực hiện hiệu quả các cơ

chế hỗ trợ đã quy định trong Nghị định 76/2018/NĐ-CP.
Thông tư mới cần quy định cụ thể các nội dung hỗ trợ trên cơ sở các
nội dung đã quy định trong Nghị định số 76.
Một là, cần cụ thể hóa Điểm c, khoản 2 Điều 30 Nghị định 76 về nội
dung hỗ trợ môi giới, tư vấn, xúc tiến chuyển giao công nghệ
Hai là, cần cụ thể hóa Điểm d, khoản 2 Điều 30 Nghị định 76 Đối với
nội dung hỗ trợ tổ chức, tham gia sự kiện trong nước, ngoài nước
Ba là, cần cụ thể hóa Điểm đ, khoản 2 Điều 30 Nghị định 76 về nội
dung hỗ trợ thuê chuyên gia
Sau khi ban hành Thông tư thay thế Thông tư 16, Bộ Khoa học và
Công nghệ cần tiếp tục điều chỉnh Thông tư quản lý và Thông tư tài chính
của các chương trình, đề án KH&CN có liên quan để bảo đảm tính đồng bộ,
thống nhất trong hệ thống văn bản pháp luật về thị trường KH&CN trong
đó có tổ chức trung gian của thị trường KH&CN.
4.3. Các giải pháp khác nhằm thúc đẩy dịch vụ chuyển giao công
nghệ
4.3.1 Nâng cao năng lực nghiên cứu khoa học và phát triển công
nghệ của các chủ thể trong nước để tạo ra các sản phẩm KH&CN có chất
lượng.
4.3.2 Thúc đẩy doanh nghiệp đẩy mạnh ứng dụng, thương mại hóa
kết quả KH&CN và quan tâm đầu tư cho nghiên cứu, đổi mới công nghệ
4.3.3 Phát triển các định chế trung gian của thị trường KH&CN,
tăng cường kết nối giữa viện nghiên cứu/trường đại học với doanh nghiệp
4.3.4. Đẩy mạnh công tác kiểm soát nhập khẩu công nghệ trong sản
xuất kinh doanh, dịch vụ
Thông tư số 01/2018/TT-BKHCN của Bộ Khoa học và Công nghệ :
Quy định tổ chức quản lý Đề án "Hỗ trợ hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới
sáng tạo quốc gia đến năm 2025” là một dấu hiệu đáng khả quan về việc
các văn bản dưới luật tiếp tục được ban hành nhằm đưa Luật Chuyển giao
công nghệ 2017 thực thi trong đời sồng kinh tế xã hội của đất nước.


23


×