Tải bản đầy đủ (.docx) (11 trang)

Từ thuần việt Ngôn ngữ học

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (69.39 KB, 11 trang )

I, Giới thiệu chung
Lớp từ thuần Việt là cốt lõi của từ vựng tiếng Việt. Nó làm
chỗ dựa và có vai trò điều khiển, chi phối sự hoạt động của mọi
lớp từ khác.
Về mặt nguồn gốc, cơ sở hình thành của lớp từ thuần Việt là
các từ gốc Nam phương, bao gồm cả Nam Á và Tày Thái. Những
kết quả nghiên cứu gần đây cho thấy rằng nhiều bộ phận,
nhiều nhóm của lớp từ thuần Việt có những tương ứng, những
quan hệ hết sức phức tạp với nhiều ngôn ngữ hoặc nhóm ngôn
ngữ trong vùng.
Ví dụ từ tóc, mắt, mũi, tay đây là những từ chung cho hầu
hết các ngôn ngữ Nam Á. Những từ không gặp trong Mường,
cũng như trong tiếng Phong, nhưng lại gặp trong các ngôn ngữ
Môn – Khmer như từ cổ và cằm
Định nghĩa: Từ thuần Việt là những từ vốn có khi mới hình
thành tiếng Việt ở thủa ban đầu của lịch sử phát triển tiếng
Việt và những từ đã được Việt hóa cao không còn dấu ấn của
ngoại ngữ khi mượn từ vựng nước ngoài.
Có thể nêu ra đây một vài cách Việt hóa từ ngữ Ấn-Âu được việt
hóa cao như sau:
* Thêm thanh điệu cho các âm tiết, ví dụ: cà phê, vét tông, cà
rốt.
* Bỏ bớt phụ âm trong các nhóm phụ âm, ví
dụ: phanh (frein), gam (gramme), kem (crème), van(valse).
* Thay đổi một số âm cho phù hợp với hệ thống ngữ âm tiếng
Việt, ví dụ: bốc (box), ba tê (paté), búp bê (poupée), pê
đan (pédall).
* Rút gọn từ, ví
dụ: xăng (essence) ; lốp (enveloppe); săm (chambre à air)

Xác định từ thuần Việt không chỉ căn cứ vào nguồn gốc mà


còn phải căn cứ vào quá trình vận động và phát triển của Tiếng
Việt.


Tiếng Việt thuộc họ ngôn ngữ Nam Á ở Đông Nam Á được
chia thành 4 nhánh chính là nhánh Munđa, nhánh Nicôbar,
nhánh Aslian và nhánh Môn – Khmer.
I, Giới thiệu về nguồn gốc từ thuần Việt bắt đầu hình thành
ở giai đoạn Môn – Khmer (Mon – Khmer)
Ở giai đoạn này Tiếng Việt với một số nhánh ngôn ngữ khác
của Môn – Khmer đang là một khối thống nhất chung toàn bộ.
Nhiều nhà nghiên cứu cho rằng: ở giai đoạn Môn – Khmer kết
thúc vào khoảng 3000 - 4000 năm trước. Các nhánh của ngôn
ngữ Môn – Khmer có một số sự khác biệt mang tính phương ngữ
sâu sắc. Khối Môn – Khmer được phân biệt thành khối Đông
Môn – Khmer ở về phía Đông và phần còn lại của nó. Tiếng Việt
về sau này được các nhà nghiên cứu cho rằng thội khối Đông
Môn – Khmer.
Đặc điểm chính nổi bật nhất của khối Đông Môn – Khmer
này là ngôn ngữ vẫn lưu giữ những từ có từ thời tiền Nam Á
hoặc tiền Môn – Khmer hoặc chung cho cả khối Đông Môn –
Khmer. Một số từ thuần việt ngày nay xuất phát từ thời tiền
Nam Á hoặc tiền Môn – Khmer, chung cả khối Đông Môn –
Khmer là: một, hai, ba, bốn, bảy, bắn, bú, mưa, măng, trâu,
mun (“tro”), mồ hôi, ruột, muối, cháo, vv..(theo giáo sư Nguyễn
Tài Cẩn).
Về cấu trúc trong cấu tạo từ, khối ngôn ngữ Đông Môn –
Khmer có một nét riêng là “âm tiết cuối luôn luôn được nhấn
mạnh ở từ song tiết.” Âm tiết cuối là phần chính, phần ổn định
nhất của của từ.

II, Nhánh ngôn ngữ Môn – Khmer của họ Nam Á.
Đây là nhánh ngôn ngữ có quan hệ trực tiếp với tiếng Việt. Toàn
bộ nhánh ngôn ngữ này được chia thành nhiều nhóm nhỏ bao
gồm khoảng 103 ngôn ngữ thành viên. Trong nhánh đó có
nhóm Khmer chỉ có một ngôn ngữ duy nhất là tiếng Khmer sinh
sống ở vùng Campuchia và ở vùng Mam Bộ Việt Nam.Nhóm
Bahnar có tới 29 ngôn ngữ thành viên, phân bố trong một vùng
rộng lớn giữa Nam Trung Bộ Việt Nam,Nam Là và Tây Bắc
campuchia.Nhóm ngôn ngữ này được chia ra 3 tiểu nhóm nhỏ
hơn là tiểu nhóm Bahnar Nam, Bahnar Bắc và Bahnar Tây. Tiểu
nhóm Bahnar Nam và Bahnar Bắc gồm những ngôn ngữ có mặt


ở trên lãnh thổ Việt Nam. Ở Việt Nam đây là ngôn ngữ của các
cư dân K ơHo, Mnông, Xtiêng, Mạ, Chơ Ro, Ba Na, Xơ Đăng, H
rê, Gié – Triêng, Co, Brâu, thuộc Đông Nam Bộ và cao nguyên
Trung Bộ. Nhóm thứ 6 là nhóm Katu có khoảng 14 ngôn ngữ
thành viên phân bố trong đó có ở Việt Nam. Ở Việt Nam các
ngôn ngữ thuộc nhóm Katu là ngữ ngữ của những dân tộc Bru –
Vân Kiều, Cơ Tu, Tà Ôi sinh sống ở các tỉnh phần Bắc Trung Bộ
Việt Nam. Nhóm thứ 7 là nhóm Khmú có 11 ngôn ngữ thành
viên phân bố ở vùng miền núi phía Bắc Việt Nam. Nhóm 9 là
nhóm ngôn ngữ Việt – Mường. Nhóm ngôn ngữ Việt – Mường có
mặt trên cả lãnh thổ Việt Nam.
Vậy, tiếng Việt với tư cách là ngôn ngữ thành viên của nhánh
Môn – Khmer họ Nam Á có họ hàng gần với các ngôn ngữ thuộc
nhóm Việt - Mường, có họ hàng xa với các ngôn ngữ khác trong
các nhóm thuộc nhánh Môn – Khmer và có họ hàng xa hơn nữa
với các ngôn ngữ trong họ Nam Á.
III, Nhóm ngôn ngữ Việt Mường

Việc nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thực chất là nghiên cứu
nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Vì, khi muốn chứng minh một vấn
đề nào đó về từ vựng, thanh điệu... thì chúng ta phải viện dẫn
tư liệu của ngôn ngữ Việt-Mường.
Có thể coi năm 1856 là năm khởi điểm của việc nghiên cứu
vấn đề lịch sử tiếng Việt. Cho đến nay có nhiều ý kiến khác
nhau về nhóm ngôn ngữ Việt-Mường. Và ngay giữa các nhà Việt
ngữ học cũng có nhiều tranh luận.
Để nhận diện các ngôn ngữ Việt Mường giúp cho việc
nghiên cứu lịch sử tiếng Việt thì người ta dựa vào một đặc trưng
cơ bản: có / không có dạng thức song tiết trong mỗi ngôn ngữ.
Chính nhờ dạng thức song tiết mà người ta có thể chia nhóm
ngôn ngữ Việt-Mường thành hai tiểu nhóm.
b. Về dạng thức song tiết:
Dạng thức song tiết trong các ngôn ngữ Việt-Mường được
thể hiện mỗi một đơn vị có nghĩa bao giờ cũng gồm 2 âm tiết,
trong đó có một âm tiết mang nghĩa và một âm tiết hình
thức [1].


Ví dụ
- Trong tiếng Rục:
+ “giường”: ac → a: hình
hơng
thức
→ chơng:
nghĩa
achơng

xát hoá


> chõng
giường

+ (con) “gấu”: chakú
→ Tiếng Nghệ An: con kụ/gụ
+ (con) “gà”: lơka
→ Tiếng Nghệ An: con ka
c. Việc sử dụng tư liệu của các ngôn ngữ Việt Mường như đã
nói là vô cùng quan trọng đối với việc nghiên cứu lịch sử tiếng
Việt. Giữa các ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường đã liệt kê ở
trên có sự khác biệt: những ngôn ngữ nào thuộc tiểu nhóm đơn
tiết thì gần với tiếng Việt hơn, và ngược lại thì xa hơn về quan
hệ. Tuy nhiên, chúng đều có giá trị như nhau trong nghiên cứu
lịch sử tiếng Việt mà sau này chúng ta sẽ lần lượt sử dụng.
Và chúng ta có thể nói rằng, ở khu vực Đông Nam Á, tiếng
Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, nhánh MonKhmer của họ ngôn ngữ Nam Á.
Sau đây là một vài thông tin về các ngôn ngữ thành viên
của nhóm ngôn ngữ Việt-Mường.

1. Tiếng Việt

2. Tiếng Mường


- Tập trung đông nhất ở các tỉnh: Hoà Bình, Thanh Hoá và một
phần của Sơn La. Ngoài ra, người Mường còn cư trú ở Quảng
Bình, Nghệ An, Yên Bái, Hà Tây.
- Đây là một ngôn ngữ có quan hệ họ hàng gần nhất với
tiếng Việt.

3. Tiếng Cuối
- Trong tiếng Cuối, “cuối” có nghĩa là “người, ngài”.
- Địa điểm tập trung: Tân Hợp – Tân Kì – Nghệ An.
4. Tiếng Arem
- Số người sử dụng: 120 người.
- Cách đây 60 năm, những người này còn sống trong hang
đá. Hiện nay cư trú ở Tân Trạch (Bố Trạch – Quảng Bình).
5. Tiếng Chứt
- Trước đây, có quan điểm cho rằng tiếng Rục, Arem, Mã Liềng
và Sách được gọi chung trong một khối là tiếng Chứt. Nhưng
hiện nay, theo tác giả Trần Trí Dõi [2], tiếng Chứt chỉ gồm các
tiếng địa phương: Rục, Mày và Sách.
- Cư trú: Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình).
6. Tiếng Mã Liềng
- Phân bố ở hai huyện Minh Hoá và Tuyên Hoá (Quảng Bình) và
Hương Khê (Hà Tĩnh). Ngoài ra còn có ở Lào.
- Tiếng Mã Liềng rất gần với tiếng Việt ở một số khía cạnh
mà khi nghiên cứu tiếng Việt người ta sử dụng tư liệu của tiếng
Mã Liềng như một nguồn tư liệu quý.
7. Tiếng Pọng
- Phân bố chủ yếu ở hai huyện Con Cuông và Tương Dương
(Nghệ An).
- Hiện nay, những nghiên cứu về ngôn ngữ này được công
bố rất ít.


8. Tiếng Thà Vựng
Đây là ngôn ngữ duy nhất trong nhóm Việt-Mường không có
mặt ở Việt Nam. Cộng đồng người sử dụng ngôn ngữ này hiện
đang cư trú ở Lào và Thái Lan. Những thông tin về tiếng Thà

Vựng hiện chỉ được cung cấp trên cơ sở kết quả nghiên cứu của
các nhà khoa học nước ngoài. Vì vậy, những vấn đề thuộc về
lịch sử tiếng Việt sẽ còn quá nhiều nội dung phải được minh xác
thêm.
IV, Từ thuần Việt với ngôn ngữ Thái
Xét về từ vựng cơ bản, H.Maspéro chỉ ra rằng trong tiếng Việt
có rất nhiều từ tương ứng với vác ngôn ngữ Môn – Khmer. Tuy
nhiên, trong nhiều từ tương ứng đó không có một nhóm từ cơ
bản nào là tương ứng hoàn chỉnh với các ngôn ngữ Môn –
Khmer và ở từng nhóm cụ thể bao giờ cũng có thêm những từ
tương ứng với các ngôn ngữ Thái chêm vào. H.Maspéro đưa ra
ví dụ cụ thể: “Chẳng hạn nếu các từ trăng, mưa, gió, nước v.v là
gốc Môn – Khmer thì móc (sương mù), mùa là Thái; nếu rú
(rừng), sông là Môn – Khmer thì đồng, rẫy, mỏ (chỉ đầu nguồn
nước) là Thái; mắt, chân là Môn – Khmer nhưng lưng, bụng, ức,
cằm, bi (bắp chân), cổ là Thái; từ áo là Môn – Khmer thì từ nhíp
(may vá) lại là Thái; trong hai từ chỉ lúa, gạo thì từ thứ nhất là
Môn – Khmer, còn từ thứ hai là Thái. Từ chỉ chim là Môn –
Khmer nhưng tên gọi hai con vật thuộc loại chim nuôi trong nhà
là gà, vịt lại là Thái”
Trong số những từ được gọi là thuần Việt, những từ sau đây có
sự tương ứng với tiếng Mường:
-

Đuôi, khoáy, móng, mồm, sừng;
- Chớp, làng, thác, vực, xóm;
- cô gái, đàn ông, đàn bà, ông, chồng, vợ;
- cây, củ, cọc, cối, cột, cơm, chày, chum, đỉa, kèo, mả,
mâm, máng, rá, trống, vại, váy, vỏ;
Bí, cau, cỏ, chuối, gừng, hành, máy, muỗm, mớp, nấm,

nghệ;
Bướm, cáo, cầy, châu chấu, chuột, cua, gà, hươu, khỉ, kiến,
lợn, lợn lòi, lươn, nai, ngựa, sên;


-

-

-

-

-

-

-

Bắn, cay, chậm, dài, dầy, ít, khôn, khuya, lanh, lẫn, nhỏ,
nhọn, ngon, nghiêng, nóng, ướt, sắc, thẳng, thối, tốt,
trắng, tròn, xa, xanh, xấu;
Ăn, bán, bơi, cấy, chạy, chẻ, chia, chọc, chồng, chổng,
cười, đái, đánh, dào, đếm, đi, đón, gáy, gặp, gặt, gói, gỡ,
hay, khát, lau, leo, lót, mở, mua, muốn, nằm, nấu, nghỉ,
uống, úp, rèn, thầy, trôi, trốn, trương, trượt, vẻo, vá, xách.
Những từ sau đây có sự tương ứng với các ngôn ngữ Tày –
Thái
Bánh, bắt, bóc, buộc, chắt, dàn, đường, gọt, neo, méo,
ngát, ngắm, ngợi, ngọn, rẫy, vắng,..

Những từ sau đây có sự tương ứng với các ngôn ngữ Việt –
Mường và Tày – Thái:
Bão, bát, bế, cày, dao, đen, gạo, giặt, may, ngà voi, phân,
sống, than, trùm…
Những từ sau đây có sự tương ứng với nhóm Việt – Mường
và nhóm Bru ở miền tây Quảng Bình:
Bụng, bốc, bớt, củi, cồng, đêm, hòn, hột, kéo, khó, mặt
trời, mặt trăng, núi, ngáy, rắn, ruột…
Những từ sau đây có sự tương ứng với nhóm Việt – Mường
và nhóm Môn – Khơ Me ở Tây Nguyên:
Dốc, đèo, đồng bằng, khói, lỗ, mây, mù, mưa, rừng, sấm,
sét, trời;
Bàn chân, da, đầu gối, mỡ, người, óc, tim, thịt;
Bố, bọn, mày, mẹ, nó;
Bếp, búa, bụi, cày, chẻ, chổi, cuốc, dọi, dũa, gậy, hũ, mồ
hóng, nhà, rổ, ruộng.
Bịt, bóp, bõi, bú, buộc, bưng, cắn, đan, dập, đẻ, dô, đốt,
đuổi, đứng, gãy, gật, giết, giũ, hét, kêu, khoét, lắc, lăn,
lặn, lấp, lật, liếc, lo, mặc, mò, nâng, nấp, ngậm, nghỉ,
ngồi, nhá, nhắm, nhét, om, phá, quăng, ôm, rụng, rửa, tát,
tức, uốn, vây, về, vỗ, xâu, xé, xẻ, xin, xúc…
Những từ sau đây có sự tương ứng với nhóm Việt – Mường
và các ngôn ngữ Môn – Khơme:
Một, hai, ba, bốn, năm, sáu, bày, tám, chín, mười;


-

Con, cháu, mọi, người;
Đất, đá, gió, lửa, năm, ngày, nước, sao, sông;

Cằm, chân, cổ, dít, lưng, lưỡi, máu, mắt, mặt, mũi, răng,
tay, tóc, xương;
Bay, bán, cắt, chết, dẻ, kẹp, liếc, ngáp, tách, vuốt;
Ao, cá, chấy, chim, lá, muối, rễ, tràn, vôi;
Cong, già, mới, ngát.

Tài liệu tham khảo:
Giáo trình lịch sử tiếng Việt – Trần Trí Dõi
Từ vựng học tiếng Việt – Nguyễn Thiện Giáp
Từ vựng học tiếng Việt- Võ Thị Minh Hà


Tiếng Việt là một ngôn ngữ thuộc nhóm Việt-Mường, tiểu chi
Việt Chứt, nằm trong khối Việt Katu, thuộc khu vực phía đông
của ngành Mon-Khmer, họ Nam Á. Trong nhóm Việt-Mường,
ngoài tiếng Việt và tiếng Mường (Mường Sơn La, Mường Thanh
Hoá, Mường Nghệ An) còn có tiếng Nguồn cũng được coi là
ngôn ngữ bà con gần nhất với tiếng Việt. Trong tiểu chi Việt
Chứt, ngoài nhóm Việt-Mường còn có nhóm Pọng Chứt gồm các
ngôn ngữ Chứt, Pọng (bao gồm Mày, Rục, Sách, Mã Liềng,
Arem) ở vùng núi các tỉnh phía nam khu IV và các tiếng như
Ahơ (Phon Soung), Maleng (Pakadan), Thà Vựng ở Lào. Đây là
những bà con xa hơn của tiếng Việt. Proto Việt Chứt, tức cái
ngôn ngữ mẹ, chung cho cả nhóm Việt-Mường và Pọng Chứt,
không tách trực tiếp từ proto Mon-Khmer mà tách ra từ khối
proto Việt Katu. Thời gian chia tách này xảy ra cách đây trên
4000 năm, địa bàn cư trú ban đầu của cư dân nói tiếng proto
Việt Chứt là vùng kéo dài từ khu vực miền núi Hà Tĩnh, Quảng
Bình, Quảng Trị sang đến Trung Lào. Từ đó, một bộ phận cư dân
đã vượt Trường Sơn, tràn ra miền Bắc, cư trú ở các vùng cao

Nghệ–Tĩnh, Thanh Hoá, Hoà Bình, Sơn La, Vĩnh Phú(1). Nếu bộ
phận cư dân proto Việt Chứt ở lại quê hương cũ, vẫn giữ nguyên
quan hệ tiếp xúc với cư dân Katu, Bana, Khmer thì bộ phận cư
dân proto Việt Chứt di cư ra Bắc lại có những quan hệ tiếp xúc
mới với những cư dân nói ngôn ngữ thuộc họ Thái-Kađai (như tổ
tiên của người Tày, người Nùng,...). Sự tiếp xúc với Thái-Kađai
rất sâu đậm, tạo ra một sự hoà nhập về nhiều mặt trong huyết
thống, trong văn hoá vật chất cũng như tinh thần. Sự diễn biến
mạnh mẽ của tiếng Việt, tiếng Mường theo hướng từ bỏ nhiều
nét Mon-Khmer vốn có trong nguồn gốc của mình để chuyển
thành những ngôn ngữ hoàn toàn âm tiết tính như ngày nay
cũng bắt nguồn từ sự tiếp xúc với loại hình họ Thái-Kađai. Tiếp
theo đó, một bộ phận cư dân Việt-Mường phía Bắc đã rời bỏ đồi
núi, toả về đồng bằng, sinh sôi, phát triển mạnh ở vùng châu
thổ sông Hồng. Đó là tiền đề cho việc hình thành cái nối của
vùng Kinh sau này.


Sự tiếp xúc với người Hán, tiếng Hán, văn hoá Hán đã xảy ra
trước khi người Hán xâm lược, nhưng để lại dấu ấn sâu đậm vẫn
là sự tiếp xúc trực tiếp trong suốt 1000 năm Bắc thuộc. Ảnh
hưởng của tiếng Hán, nền văn hoá Hán không toả ra đồng đều
trên lãnh thổ bị chiếm đóng. Ảnh hưởng đó ở vùng phía bắc sâu
đậm hơn ở vùng phía nam, ở vùng đồng bằng sâu đậm hơn ở
vùng núi. Chính vì vậy, sự khác biệt vốn đã có giữa nhóm Pọng
Chứt và nhóm Việt Mường ngày càng rõ nét và cuối cùng đã
phân hoá thành hai nhóm ngôn ngữ các đây từ 2000 đến 2500
năm. Trong nội bộ nhóm Việt-Mường về sau lại phân hoá thành
tiếng Việt(3) ở miền châu thổ sông Hồng và tiếng Mường ở miền
thượng du Hoà Bình, Sơn La, Phú Thọ. Sự phân hoá này diễn ra

cách đây từ 1000 đến 1500 năm
Sự hình thành chữ quốc ngữ gắn liền với sự truyền giáo của các
giáo sĩ phương Tây. Chữ quốc ngữ là một thứ chữ được xây dựng
theo nguyên tắc ghi âm bằng chữ Latin. Loại chữ này được
dùng phổ biến từ rất lâu ở châu Âu. Đến thế kỉ XVII, một số giáo
sĩ phương Tây đem nguyên tắc ấy dùng vào việc ghi âm tiếng
Việt, tạo ra một thứ chữ thuận lợi hơn đối với mục đích truyền
đạo. Mấy thế kỉ tiếp theo, chữ quốc ngữ chỉ được dùng hạn chế
trong những kinh bổn đạo Thiên Chúa. Sự áp đặt chế độ thuộc
địa Pháp đưa đến việc bãi bỏ việc học, việc thi cử, việc dùng
chữ Hán; đưa đến sự thắng lợi của chữ quốc ngữ. Buổi đầu nhân
dân lạnh nhạt với chữ quốc ngữ, mặc dù một số trí trức "Tây
học" đã ra sức cổ động cho nó(4). Thái độ lạnh nhạt ấy thay đổi
từ khi hình thành các phong trào đấu tranh văn hoá có ý nghĩa
chính trị như phong trào Đông Kinh nghĩa thục ở đầu thế kỉ XX.
Những người lãnh đạo phong trào đưa việc dùng chữ quốc ngữ
lên hàng đầu trong sáu biện pháp của bản sách lược gọi là Văn
minh tân học sách (1907) và lên tiếng kêu gọi đồng bào vì
tương lai của đất nước mà nên dùng thứ chữ tiện lợi ấy. Những
tài liệu văn hoá bằng chữ quốc ngữ do phong trào này phát
hành đã được phổ biến khá rộng. Mặt khác, sự tiếp xúc với
tiếng Pháp, với nền văn hoá Pháp đã dẫn đến sự hình thành nền
báo chí Việt Nam bằng chữ quốc ngữ, nền văn xuôi Việt Nam
hiện đại, sự đổi mới trong thơ ca, những tiếp thu về từ vựng,
ngữ pháp. Cách mạng tháng Tám năm 1945 thành công đã đưa
lại “địa vị ngôn ngữ chính thức của quốc gia” cho tiếng Việt. Từ
đó, tiếng Việt đã phát triển nhanh chóng, toàn diện, có ảnh


hưởng sâu rộng đến tất cả các ngôn ngữ thiểu số ở Việt Nam.Ở

giai đoạn này, từ thuần Việt và Hán Việt, từ mượn từ các nước
Châu Âu được sử dụng đan xen với nhau.



×