Tải bản đầy đủ (.docx) (3 trang)

QUÁ TRÌNH xây DỰNG HOÀN THIỆN QUY ĐỊNH về CÁCH xác ĐỊNH và QUY CHẾ PHÁP lý các VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN VIỆT NAM

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (111.05 KB, 3 trang )

QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG HOÀN
THIỆN QUY ĐỊNH VỀ CÁCH XÁC
ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC
VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ QUYỀN
VIỆT NAM

Là một nước ven Biển Đông, Việt Nam có bờ biển dài trên 3.200 km với hàng
nghìn hòn đảo và các vùng biển rộng lớn. Kinh tế biển và các ngành liên quan đến
biển đóng góp vô cùng lớn cho nền kinh tế đất nước. Các hoạt động liên quan đến
biển có vai trò hết sức quan trọng đối với đời sống kinh tế, xã hội, quốc phòng, an
ninh của đất nước và nhân dân ta. Chính vì vậy, việc hoàn thiện khuôn khổ pháp lý
của nước ta, tạo cơ sở pháp lý để xác định các vùng biển Việt Nam và quy chế
pháp lý của các vùng biển đó là vô cùng cần thiết, nó góp phần bảo vệ chủ quyền,
quyền chủ quyền, quyền tài phán và các lợi ích của Việt Nam.
Để hình thành nên cách xác định và quy chế pháp lý các vùng biển như hiện
nay Việt Nam đã phải trải qua nhiều giai đoạn khác nhau, từng bước xây dựng và
hoàn thiện các quy định pháp lý về các vùng biển. Xuất phát từ tầm quan trọng của
biển đối với đời sống kinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh của đất nước, em xin lựa
chọn đề tài: “Phân tích quá trình xây dựng, hoàn thiện các quy định về cách xác
định và quy chế pháp lý các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam”.
I. KHÁI QUÁT VỀ LUẬT BIỂN VIỆT NAM VÀ CÁC VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ
QUYỀN CỦA VIỆT NAM
1. Khái quát về luật biển Việt Nam.


Ngày 23 tháng 6 năm 1994, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc phê
chuẩn Công ước Luật Biển năm 1982. Thực hiện Nghị quyết nêu trên của Quốc hội
và để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước, ngay từ năm 1998, việc xây dựng
Luật Biển Việt Nam đã được đưa vào Chương trình xây dựng Luật của Quốc Hội
khóa X.
Dự thảo Luật Biển Việt Nam đã được Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp


thứ 2 Quốc hội khóa XIII (tháng 12 năm 2011). Trong phiên họp ngày 21 tháng 6
năm 2012, tại kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XIII Luật Biển Việt Nam đã được thông
qua với số phiếu tán thành 495/496 phiếu, đạt tỷ lệ 99,8%.
2. Các vùng biển thuộc chủ quyền của Việt Nam.
Điều 2 Công ước Luật biển năm 1982 quy định: “Chủ quyền của quốc
gia ven biển được mở rộng ra ngoài lãnh thổ và nội thuỷ của
mình, (…) đến một vùng biển tiếp liền, gọi là lãnh hải (…).”
Như vậy, theo Công ước Luật biển năm 1982, các vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam bao gồm vùng nội thuỷ và lãnh hải.
II. QUÁ TRÌNH XÂY DỰNG, HOÀN THIỆN CÁC QUY ĐỊNH VỀ CÁCH XÁC
ĐỊNH VÀ QUY CHẾ PHÁP LÝ CÁC VÙNG VÙNG BIỂN THUỘC CHỦ
QUYỀN CỦA VIỆT NAM.
Do hoàn cảnh chiến tranh, Việt Nam chỉ thực sự có điều kiện ban hành quy
định pháp lý về biển kể từ năm 1977. Quá trình xây dựng và hoàn thiện các quy
định pháp lý về biển nói chung cũng như quy định về các vùng biển thuộc chủ
quyền của Việt Nam nói riêng được thể thiện qua các văn bản pháp lý sau:
- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam ngày
12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế và thềm lục địa
- Tuyên bố của Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về
đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam ngày 12/11/1982
- Luật biển Việt Nam năm 2012.
1. Tuyên bố ngày 12/5/1977 về lãnh hải, vùng tiếp giáp, vùng đặc quyền kinh tế
và thềm lục địa
Điều 1 của Tuyên bố này ghi nhận:
Lãnh hải của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam được xác định là
rộng 12 hải lý, ở phía ngoài đường cơ sở nối liền các điểm nhô ra nhất của bờ biển
và các điểm ngoài cùng của các đảo ven bờ của Việt Nam.
Vùng biển ở phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển là nội thủy của
nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam thực hiện chủ quyền đầy đủ và

toàn vẹn đối với lãnh hải của mình cũng như đối với vùng trời, đáy biển và lòng
đất dưới đáy biển của lãnh hải.


2. Tuyên bố ngày 12/11/1982 về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng
lãnh hải Việt Nam.
Chính phủ nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố đường cơ sở
dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam như sau:
1. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải của lục địa Việt Nam là
đường thẳng gẫy khúc nối liền các điểm có tọa độ ghi trong phụ lục đính theo
Tuyên bố này.
2. Đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam từ điểm tiếp giáp
0 của hai đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam và nước Cộng hòa nhân dân Cam-pu-chia nằm giữa biển, trên
đường thẳng nối liền quần đảo Thổ Chu và PouLo Wai, đến đảo Cồn Cỏ theo các
tọa độ ghi trong phụ lục nói trên được vạch trên các bản đồ tỷ lệ 1/100.000 của Hải
quân nhân dân Việt Nam xuất bản đến 1979.
Vùng nước phía trong đường cơ sở và giáp với bờ biển, hải đảo của Việt
Nam là nội thủy của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.
Về quy chế pháp lý các vùng biển, Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ
nghĩa Việt Nam sẽ cùng các nước liên quan, thông qua thương lượng trên cơ sở tôn
trọng độc lập, chủ quyền của nhau, phù hợp với luật pháp và tập quán quốc tế, giải
quyết các vấn đề bất đồng về các vùng biển và thềm lục địa của mỗi bên.
3. Luật biển Việt Nam 2012.
- Về đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải Việt Nam (Điều 8):
Luật biển Việt Nam quy định đường cơ sở dùng để tính chiều rộng lãnh hải
Việt Nam là đường cơ sở thẳng đã được Chính phủ công bố.
Năm 1982, Chính phủ đã ra Tuyên bố xác định đường cơ sở từ đảo Thổ Chu
đến đảo Cồn Cỏ, gồm 10 đoạn thẳng gãy khúc nối giữa các điểm nhô ra xa nhất
của các đảo ven bờ và bờ biển Việt Nam được xác định theo phương pháp “đường

cơ sở thẳng” quy định trong Công ước của Liên hợp quốc về Luật Biển năm 1982
và phù hợp với thực tiễn quốc tế.



×