Tải bản đầy đủ (.docx) (4 trang)

cơ sở hình thành tư tưởng hồ chí minh về đại đoàn kết dân tộc

Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (121.83 KB, 4 trang )

CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ
CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN
TỘC
MỞ ĐẦU
“ Đoàn kết, đoàn kết, đại đoàn kết
Thành công, thành công, đại thành công”
Trải qua bốn nghìn năm dựng nước và giữ nước Dân tộc ta đã đi qua rất nhiều khó khăn
và thử thách, chiến thắng nhiều kẻ thù hung bạo để xây dựng được đất nước hưng thịnh như
ngày hôm nay. Để có được những thắng lợi này một trong những yếu tố không thể thiếu là sức
mạnh đoàn kết của dân tộc ta mà Bác Hồ đã là người dẫn đường, soi sáng cho lý tưởng này “Bất
kỳ đàn ông, đàn bà, bất kỳ người già, người trẻ, không phân biệt đảng phái, tôn giáo, dân tộc. Hễ
là người Việt Nam thì phải đứng lên”. Có thể nói trong những cống hiến to lớn của Hồ Chí Minh đối
với cách mạng Việt Nam, tư tưởng đại đoàn kết dân tộc và việc xây dựng khối đại đoàn kết dân
tộc của Người là một cống hiến đặc sắc, có giá trị lý luận và thực tiễn quan trọng; đại đoàn kết
dân tộc là một nội dung xuyên suốt trong tư tưởng cũng như trong hoạt động của Hồ Chí Minh .
Chính vì thế để tìm hiểu sâu về vấn đề này em xin chọn đề tài số 11: “ Phân tích những cơ sở
hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc và tư tưởng đại đoàn kết dân
tộc là đại đoàn kết toàn dân của Người”.

NỘI DUNG

I.

NHỮNG CƠ SỞ HÌNH THÀNH TƯ TƯỞNG HỒ CHÍ MINH VỀ ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC
Tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc được hình thành trên những cơ sở tư tưởng – lý luận rất phong phú.
Có thể khái quát những cơ sở quan trọng sau đây:
1.

Những giá trị truyền thống dân tộc
Trong suốt chiều dài lịch sử dựng nước và giữ nước, dân tộc Việt Nam đã phải đối mặt với bao nhiêu thử thách đầy
khắc nghiệt của thiên tai, dịch bệnh; những cuộc đấu tranh trường kỳ chống lại kẻ thù xâm lược, có biết bao xương máu


của con Người Việt Nam đã đổ xuống...Chính những thử thách và khó khăn đó đã hun đúc nên những giá trị truyền thống
dân tộc đầy thiêng liêng và lớn lao.
Những giá trị truyền thống dân tộc bao gồm chủ nghĩa yêu nước, tinh thần nhân nghĩa và tinh thần đoàn kết; ý chí đấu
tranh anh dũng bất khuất cho độc lập, tự do, ý thức tự lực, tự cường; tinh thần tương thân, tương ái, vị tha, lạc quan, yêu


đời của con người và dân tộc được hình thành, hun đúc trong những điều kiện chính trị, môi trường tự nhiên, nền kinh tế,
cấu trúc xã hội (làng – xã – nước) đặc trưng của người Việt Nam qua hàng nghìn năm lịch sử tạo thành sức mạnh to lớn để
dân tộc ta chiến đấu và chiến thắng mọi thiên tai, dịch bệnh. Do vây, những giá trị truyền thống dân tộc được hun đúc qua
hàng nghìn năm lịch sử đã tạo nên sức mạnh đại đoàn kết dân tộc.
Những giá trị truyền thống dân tộc đó đã trở thành một tình cảm tự nhiên, một triết lý nhân sinh, một phép ứng xử và
tư duy lý luận, tư duy chính trị của người Việt Nam xuyên suốt chiều dài lich sử dân tộc cho đến ngày nay như: Nhiễu
điều phủ lấy giá gương, Người trong một nước phải thương nhau cùng; Tình làng, nghĩa nước;
Nước mất nhà tan... Triết lý nhân sinh trong đạo làm người của con người luôn lấy nhân nghĩa làm gốc, lấy khoan
dung, hòa mục để ứng xử trong quan hệ với mọi người và luôn trọng trí thức, hiền tài trong quá trình xây dựng và bảo vệ
Tổ quốc.
Bên cạnh đó, những giá trị truyền thống dân tộc đã được các anh hùng ở mọi thời kỳ đúc kết kinh nghiệm và nâng lên
thành các phương pháp đánh giặc giữ nước và phép trị nước như: “rên dưới đồng lòng, cả nước chung sức”;
“khoan thư sức dân làm kế sâu rễ bền gốc giữ nước”; “chở thuyền cũng là dân, lật thuyến cũng là
dân”...
Sớm tiếp thu được những giá trị truyền thống tốt đẹp của dân tộc, Bác đã nhận thức được sức mạnh dân tộc, những
quan điểm nhân sinh và phương pháp đánh giặc của ông cha ta và kết hợp với những giá trị thời đại để chuyển thành hệ
thống quan điểm sức mạnh của mình để áp dụng vào cách mạng nước ta “ Từ xưa đến nay, mỗi khi tổ quốc bị
xâm lăng, thì tinh thần ấy lại sôi nổi, nó kết thành một làn sóng vô cùng mạnh mẽ, to lớn, nó lướt
qua mọi sự nguy hiểm, khó khăn, nó nhấn chìm tất cả lũ bán nước và lũ cướp nước”.
2.

Quá trình tổng kết thực tiễn các phong trào yêu nước, cách mạng Việt Nam và cách
mạng thế giới
Hồ Chí Minh thấy rõ nguyên nhân thất bại của các phong trào cứu nước ở Việt Nam cuối thế kỷ XIX, đầu thế kỷ XX

đó là sự khủng hoảng, bế tắc về đường lối, về gia cấp lãnh đạo; chưa quy tụ, tập hợp được lực lượng của cả dân tộc vào
cuộc đấu tranh của đất nước...chính những điều đó đã dẫn tới sự non kém, rời rạc về tổ chức, thiếu đoàn kết lực lượng. Bài
học rút ra là cần phải có Đảng chân chính lãnh đạo vạch ra đường lối cách mạng đúng đắn, quy tụ được cả nước, xây dựng
được khối đoàn kết dân tộc. Chính vì đi tìm giải pháp cho kết quả đặt ra Bác Hồ đã ra đi tìm đường cứu nước với lý
tưởng “Tôi muốn đi ra ngoài, xem nước Pháp và các nước khác. Sau khi xem họ làm như thế nào,
tôi sẽ trở về giúp đồng bào chúng ta.
Không chỉ có vậy Hồ Chí Minh còn nghiên cứu thực tiễn và kinh nghiệm của các cuộc cách mạng trên thế giới.
Nghiên cứu cách mạng Pháp và cánh mạng Mỹ, Người cho rằng đây là những cuộc cách mạng “chưa đến nơi” do tính
chất không triệt để của nó: cách mạng sau khi thành công, nhân dân vẫn bị áp bức, bóc lột, nghèo nàn; cuộc đấu tranh của
các dân tộc thuộc địa đang tiềm ẩn một sức mạnh to lớn, nhưng chưa có sự lãnh đạo đúng đắn, chưa biết đoàn kết và chưa
có tổ chức. Đến khi tiếp cận và nghiên cứu Cách mạng Tháng Mười Nga, Hồ Chí Minh thấy được đây là một Cách mạng


triệt để, là cuộc cách mạng “ đến nơi” vì “cách mạng rồi thì quyền giao cho dân chúng số nhiều, chớ để
trong tay một bọn ít người. Thế mới khỏi hy sinh nhiều lần, thế dân chúng mới được hạnh
phúc”.Và từ cuộc cách mạng này Người đã tổng hợp, rút kinh nghiệm và để lại nhiều bài học sâu sắc như về việc huy
động, tập hợp lực lượng quần chúng công nông đông đảo trong việc dành và giữ chính quyền cách mạng, xây dựng chế độ
xã hội và xã hội mới xã hội chủ nghĩa. Ngoài tìm hiểu các nước phương Tây Bác Hồ cũng nghiên cứu các cuộc cách
mạng phương Đông như Trung Quốc, Ấn Độ,..để học hỏi và thực hiện cách mạng ở nước ta.
3.

Một số quan điểm của chủ nghĩa Mác- Lênin
Cơ sở lý luận quan trọng nhất đối với quá trình hình thành tư tưởng Hồ Chí Minh về đại đoàn kết dân tộc là những quan
điểm cơ bản của chủ nghĩa Mác – Lênin:
Cách mạng là sự nghiệp của quần chúng nhân dân;
Nhân dân là người sáng tạo ra lịch sử;
Giai cấp vô sản lãnh đạo cách mạng phải trở thành giai cấp dân tộc;
Liên minh công nông là cơ sở để xây dựng lực lượng cách mạng;
Đoàn kết dân tộc phải gắn liền với đoàn kết quốc tế theo tinh thần “Vô


sản tất cả các nước và các dân tộc bị áp

bức đoàn kết lại”...
Chủ nghĩa Mác – Lênin là ánh sáng soi đường cho Hồ Chí Minh trên con đường cách mạng giải phóng dân tộc và xây
dựng xã hội chủ nghĩa. Và cũng nhờ những quan điểm trên mà Bác Hồ đã có sơ sở khoa học để thu hái những hiểu biết
của các tư tưởng đi trước để lại và chuyển hóa chúng thành hệ thống tư tưởng của mình về đại đoàn kết dân tộc.
II.

TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC LÀ ĐẠI ĐOÀN KẾT TOÀN DÂN
Tư tưởng đại đoàn kết dân tộc là đại đoàn kết toàn dân thể hiện ở một số điểm như sau:
Quan điểm về “dân” trong tư tưởng Hồ Chí Minh rất rộng. Dân là đồng bào, là anh em một nhà; “Dân” là toàn dân,
toàn dân tộc Việt Nam, bao gồm dân tộc đa số, thiểu số; “Dân” vừa được hiểu là mỗi cá nhân, vừa là toàn thể đồng bào.
Như vậy, “Dân” là người chủ của đất nước, là chủ thể đại đoàn kết, là lực lượng quyết định mọi thắng lợi của cánh mạng.
Trong “Dân”, Hồ Chí Minh đã chỉ ra giai cấp công nhân, nông dân là lực lượng đông đảo nhất, bị áp bức nặng nề nhất, có
tinh thần cách mạng triệt để nhất...Như vậy, “Dân” được hiểu là chủ thể của đại đoàn kết dân tộc trong tư tưởng Hồ Chí
Minh.
Từ nhận thức về dân, Hồ Chí Minh quan niệm đại đoàn kết dân tộc có nghĩa là phải huy động và tập hợp được mọi
người dân vào khối đại đoàn kết nhằm thực hiện thành công sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc. Muốn làm được điều
đó phải kế thừa truyền thống yêu nước, nhân nghĩa, đoàn kết của dân tộc, phải có tấm lòng khoan dung độ lượng với con
người và xóa bỏ mọi định kiến, cách biệt... Người nhiều lần nêu rõ: “Ta đoàn kết để đấu tranh cho thống nhất
và độc lập của Tổ quốc; ta còn phải đoàn kết để xây dựng nước nhà. Ai có tài, có đức, có sức, có
lòng phụng sự Tổ quốc và phụng sự nhân dân thì ta đoàn kết với họ”. Với tinh thần đoàn kết rộng rãi,


người đã dùng khái niệm đại đoàn kết dân tộc để định hướng cho việc xây dựng khối đại đoàn kết toàn dân trong suốt tiến
trình cách mạng, bao gồm mọi giai cấp, dân tộc, tôn giáo...
Những điểm chung để quy tụ mọi người vào khối đại đoàn kết dân tộc là nền độc lập, thống nhất của tổ quốc, là cuộc
sống tự do, ấm no, hạnh phúc của nhân dân và nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc, cũng đồng thời là nền tảng của khối
đại đoàn kết toàn dân là liên minh công, nông và lao động trí óc...
Muốn thực hiện đoàn kết toàn dân phải chú trọng một số nguyên tắc nhất định:

·

Phải hiểu dân, tin dân, dựa vào dân.

·

Phải khai thác được những yếu tố tương đồng, hạn chế những điểm khác biệt trong các mối
quan hệ phức tạp: cá nhân - tập thể; gia đình - xã hội; bộ phận – toàn cục; giai cấp – dân tộc.

·

Phải xác định rõ vai trò, vị trí của các giai tầng xã hội, bởi dân không phải là một khối đồng
nhất. Nền tảng của khối đại đoàn kết dân tộc là đại đa số nhân dân: là công nhân, nông dân và
các tầng lớp nhân dân lao động khác, trong đó có nòng cốt là liên minh công - nông.

III.

VẬN DỤNG TƯ TƯỞNG ĐẠI ĐOÀN KẾT DÂN TỘC CỦA HỒ CHÍ MINH VÀO XÂY DỰNG ĐẤT
NƯỚC VIỆT NAM HIỆN NAY
1.

Thuận lợi và khó khăn của Việt Nam khi hội nhập thế giới trong giai đoạn hiện nay
Thế giới của chúng ta đang từng ngày, từng giờ thay đổi một cách nhanh chóng và khó lường. Trong giai đoạn
phát triễn như hiện nay, những thời cơ và thách thức đan xen và tồn tại song hành cùng nhau buộc các quốc gia trên thế
giới cần có cái nhìn toàn diện, thông minh và sáng tạo nhằm phát huy được thời cơ và trách được những khó khăn để đưa
đất nước đi lên. Các quốc gia trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng đang từng ngày phải đối mặt với những thách
thức đó. Trong giai đoạn hội nhập hiện nay Việt Nam có những thuận lợi và khó khăn như:
Về mặt thuận lợi: Trải qua hàng nghìn năm đấu tranh giữ nước đến nay ta đã xây dựng được đất nước ngày càng
giàu mạnh, văn minh; người dân được sống trong no đủ, trẻ em được cắp sách đến trường ngày một nhiều hơn; đã bước
đầu xây dựng được cơ sở vật chất cho xã hội chủ nghĩa; xây dựng được nền văn hóa đậm đà bản sắc dân tộc; nước ta từ

một nước nghèo vươn lên nước thoát nghèo và trở thành nước có thu nhập khá; tham gia vào nhiều tổ chức trên thế giới và
nhận được sự giúp đỡ của bạn bè trên thế giới; có sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản; vị trí và vai trò của Việt Nam trên
trường quốc tế được nâng cao...
Về mặt khó khăn: Đất nước ta đi lên xã hội chủ nghĩa từ một nước lạc hậu, xuất phát thấp
nên cơ sở vật chất còn yếu kém; trình độ của người dân còn chưa cao nhất là những dân tộc thiểu
số ít người; bất đồng ngôn ngữ so với các nước trên thế giới; hiện tượng chảy máu chất xám đã và
đang diễn ra ngày một nhiều....

2.

Vận dụng tư tưởng đại đoàn kết của Hồ Chí Minh vào xây dựn



×